Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Khi ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Khi bạn dấn thân hoàn thiện các nhu cầu của tha nhân, các nhu cầu của bạn cũng được hoàn thiện như một hệ quả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nhiệm vụ của con người chúng ta là phải tự giải thoát chính mình bằng cách mở rộng tình thương đến với muôn loài cũng như toàn bộ thiên nhiên tươi đẹp. (Our task must be to free ourselves by widening our circle of compassion to embrace all living creatures and the whole of nature and its beauty.)Albert Einstein
Bạn có biết là những người thành đạt hơn bạn vẫn đang cố gắng nhiều hơn cả bạn?Sưu tầm
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng đừng làm họ tổn thương. (Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Càng giúp người khác thì mình càng có nhiều hơn; càng cho người khác thì mình càng được nhiều hơn.Lão tử (Đạo đức kinh)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Pháp hành Định và Tuệ »» 2. Thiền tĩnh lặng: Định »»

Pháp hành Định và Tuệ
»» 2. Thiền tĩnh lặng: Định

Donate

(Lượt xem: 4.075)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Pháp hành Định và Tuệ - 2. Thiền tĩnh lặng: Định

Font chữ:

Chuẩn bị cho sự thực hành định.

Có vài điều kiện thích hợp cho sự hành thiền, nếu chúng có mặt, Định sẽ phát sanh. Nếu không sẽ không đạt Định.

Khi giáo pháp này được dạy tại Tây Tạng trong thế kỷ thứ VII (bảy), sự thấu hiểu và thực hành này rất thuận lợi, sau này vua Langdarma tàn phá giáo pháp này vào thế kỷ thứ X (mười). Sau sự hủy diệt chỉ còn lại một vài phương pháp nhưng sự thực hành không đúng. Kết quả là dân Tây Tạng không rõ giáo pháp nào đúng. Vì thế họ thỉnh cầu Ngài Atisa sang Tây Tạng năm 1042 vì Ngài được tin tưởng là vị có khả năng nhất vào thời đó để dạy đúng phương pháp thực hành thiền quán. Ngài cũng là người được tiên đoán sẽ qua Tây Tạng đem lại nhiều lợi ích cho dân chúng.

Khi đến Tây Tạng, ngài Atisa dạy phương pháp thiền quán về định và tuệ. Sự giảng dạy này có thể tìm thấy trong quyển "Lamp of The Path to Enlightenment" (Ánh Sáng Đạo Lộ Đưa Tới Giác Ngộ). Trong văn bản này Ngài dạy để thực tập định, người hành trì cần phải có điều kiện thuận lợi. Ngay như nếu bạn chuyên cần và thực tập nhiều năm, mà nếu không có điều kiện thuận lợi, thì bạn sẽ không đạt được chân định. Vì thế Ngài cũng cho biết nếu tất cả điều kiện thuận lợi có mặt và bạn chuyên tâm chú mục vào đề mục tích cực, bạn sẽ đạt định và có thể phát sanh năng lực phi thường.

Trong chương thứ nhì của quyển "Stages of Meditation" (Giai Tầng Thiền Quán), Ngài Liên Hoa Giới nói người hành trì nên ở nơi thuận tiện. Một nơi có thể có những thứ cần dùng. Về tâm thức, bạn không nên có nhiều sự mong cầu như "tôi cần vật này để hành trì, hay tôi cần hai, ba thứ để thực tập v.v..”... nhiều mong cầu chỉ tạo thêm chướng ngại. Nên thiểu dục, ít muốn, biết đủ. Bạn cũng nên từ bỏ các hành vi buôn bán và bạn cũng nên có kỷ luật tốt. Nếu được một nơi như thế thì rất tốt. Bạn cũng nên tránh sự móng tâm chuyển ý cũng như các ý tưởng và khái niệm. Đây là bảy điều kiện cần thiết để phát sanh định.

Trong kinh “Ornament of The Mahayana” Bồ-tát Di Lặc nói chúng ta cần thực hành một nơi dễ có những thứ như thực phẩm và y phục v.v... Nơi này cũng không có sự nguy hiểm hay trộm cắp. Một nơi không quá nóng quá lạnh hay ẩm thấp không tốt cho sức khỏe. Chúng ta cũng cần bạn đồng tu tốt cùng có quan điểm, tư cách giống chúng ta. Nếu họ có quan điểm và cuộc sống khác, họ sẽ ngăn chúng ta đạt được tâm an định. Nơi thực tập cũng cần tránh bớt các loại sinh hoạt của nhiều người. Đây là điều kiện bên ngoài. Kinh cũng cho biết điều kiện trong của tâm như ít sự mong muốn, từ bỏ dấn thân vào nhiều hoạt động. Sau cùng, Kinh giải thích điểm giữa tâm thức và thế giới bên ngoài, là hành vi đạo đức của chúng ta. Chúng ta cần giữ giới luật như năm giới, Bồ-tát giới. Điểm chánh là nếu phạm giới, tâm chúng ta sẽ không an trú vào trạng thái tĩnh lặng tự nhiên. Nói về giới Bồ Tát, nếu chúng ta tức giận, ganh ghét, thù hằn v.v... thì tâm sẽ không an trú yên bình. Thay vào đó, chúng ta khởi tâm thương yêu và lòng từ bi đối với tất cả chúng sanh. Nếu như điều kiện trong và ngoài này dẫn đến sự lợi lạc cho người, thì điều kiện thuận lợi cho định sẽ thành tựu.

PHÂN LOẠI VỀ ĐỊNH

Có bốn loại thiền định. Thứ nhất là định Dục giới. Bạn làm cho tâm thật thư giãn nó sẽ trở nên hoàn toàn vững và thật an. Kế là định của Sắc giới. Tâm được vững trong định, có kinh nghiệm thật sâu về hỷ và lạc. Thứ ba là định Vô Sắc giới, trong định vạn pháp đều tan biến. Thứ tư là định Vô Tưởng, trong quá khứ loại này ít được thực hành. Các vị A la hán bên Nam tông thường thực hành và đạt tâm ngưng động, các thức dừng lại.

Nói rõ hơn, có chín giai tầng Định.

Thứ nhất, Dục giới có định nhất tâm, có nghĩa là người hành trì, tâm thức của họ không hoàn toàn vững nhưng họ có một vài năng lực định để họ không bị lôi cuốn theo pháp bên ngoài.

Kế, cõi Sắc giới, có bốn tầng định thành tựu. Thứ nhất là định nghiên cứu và phân tách. Thứ nhì là định hỷ và lạc. Thứ ba là định thở ra và hít vào. Thứ tư là định không bị tám lỗi. Hai lỗi thứ nhất là: 1) khổ của thân vật lý nơi Dục giới, 2) khổ tâm nơi

Dục giới. Sáu lỗi còn lại là lỗi của ba tầng định của Sắc giới, phân tách, nghiên cứu, hỷ, lạc, hít vào, và thở ra. Khỏi sự thở ra hít vào có nghĩa là trong trạng thái này, người hành trì hoàn toàn an trú không có bất cứ hơi thở nào. Đây là bốn giai tầng định trong Sắc giới.

Có bốn trạng thái thiền quán thuộc về Vô Sắc giới, là trạng thái giống như không, nhưng không phải không của Trung quán (Madhyamaka). Nó chỉ là khoảng trống không, trong đó không có gì để nhận thức và chuyên chú. Có bốn giai tầng định trong Vô Sắc giới. Định không Vô Biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng, phi phi tưởng xứ. Có tất cả là chín bậc định. Một ở Dục giới, bốn cõi Sắc và bốn cõi Vô Sắc.

THẾ NGỐI

Có hai cách ngồi: Bảy khía cạnh ngồi của Tỳ Lô giá Na và năm khía cạnh thiền (thông thường). Đoạn này tôi sẽ giảng về bảy khía cạnh của Phật Tỳ Lô giá Na. Tỳ Lô giá Na có nghĩa là "chiếu sáng, rõ ràng minh bạch". Là thế ngồi giúp hành giả có tâm vững và rõ. Nếu tâm trở nên xao động là do phong đại vi tế trong thân. Phong đại thô là hơi thở ra vào. Phong đại vi tế liên hệ tới sự di chuyển của thân và ý tưởng. Thân và tâm liên hệ lẫn nhau, nếu phong đại vi tế này yên một chỗ trong thân, thì tâm yên tĩnh. Hành giả muốn cho phong đại vi tế yên một chỗ thì phải do đường kinh mạch trong thân (nadi) hơi thở di chuyển qua đường kinh mạch này. Nếu đường kinh mạch thẳng và vững, thì phong đại cũng vững và tâm sẽ vững trụ. Muốn cho đường kinh mạch thẳng và vững thì hành giả phải có một thế ngồi đúng khi hành thiền.

Có nhiều loại phong đại (vayus). Phong đại đất giữ thân vững và chắc. Phong đại lửa giữ thân ấm, phong đại nước giữ thân không khô. Phong đại gió di chuyển toàn thân giúp thân cử động, còn phong đại thứ năm giúp thực phẩm vào bao tử, phân chia dinh dưỡng, tiêu hóa phân và nước tiểu.

Thế ngồi thứ nhất: Giữ xương sống thật thẳng để đường sinh lực chánh được thẳng (prana) phong đại này vào được kinh mạch chánh. Sanh lực này khiến cho thân vững và chắc. Nó cũng được gọi là phong đại đất vì nó là gốc khiến cho thân bền vững lâu dài. Nếu thế ngồi nghiêng trong khi thiền, thì đường kinh mạch này sẽ nghiêng và đường sinh lực đi vào sẽ bị nghẽn. Vì thế hành giả phải ngồi cho ngay thì phong đại đất sẽ vào thẳng, kết quả sẽ vững và bền.

Phong đại nước khiến cho thân tươi mát, khi chảy vào kinh mạch chánh tự nhiên sẽ vững. Để cho phong đại nước chảy vào đường kinh mạch chánh, hành giả để hai tay theo thế ngồi thiền: Hai khuỷu tay hơi đưa ra ngoài. Phong đại lửa sẽ tự động đi lên trong khi phong đại nước và đất tự động đi xuống. Để cho phong đại lửa đi vào đường kinh mạch chánh, hành giả hạ cằm xuống một chút, sẽ ngăn phong đại lửa phóng lên.

Muốn đưa phong đại gió vào kinh mạch chánh, hành giả không được nháy mắt. Phong đại gió liên hệ tới cử động của thân, vì đôi mắt luôn nhảy sẽ khiến cho tâm động. Vì thế nên giữ mắt không động, chú tâm vào khoảng trống trước đầu mũi, hành động này sẽ khiến cho tâm yên và để phong đại gió đi vào đường kinh mạch chánh. Môi nên để tự nhiên, đầu lưỡi trụ trên nơi vọng (vòm miệng). Thế ngồi kiết già (thế hoa sen) sẽ ổn định phong đại thứ năm.

Năm thế ngồi đầu liên hệ tới năm

phong đại. Phong đại nước có hai khía cạnh, mắt và môi. Phong đại nước cũng có hai khía cạnh. Hai tay khi ngồi thiền và khuỷu tay đưa ra ngoài. Có nhiều cách chỉ dạy là trước khi ngồi nên thở ra ba lần để xả bớt khí tiêu cực. Thở ra hơi mạnh hơn bình thường, và nghĩ đang xả bỏ hết tội nghiệp, và thở vào một cách thư giãn. Lần đầu thở ra hơi mạnh hơn bình thường, lần hai mạnh hơn chút, lần ba mạnh hơn lần hai. Sau đó trở lại bình thường thư giãn.

Hai tay nên bằng nhau, tay mặt đặt trên lòng bàn tay trái, hay để trên đầu gối, nếu thấy dễ chịu hơn.

Tôn giả Jamgon Kongtrul nói có tám khía cạnh ngồi thiền.

Thứ nhất, hai chân tréo theo lối kim cang tọa hay bán già. Nên thư giãn, không nên dùng quá sức. Tập từ từ. Ngồi thư giãn.

Thứ nhì, hai mắt nhìn xuống, không nên nhắm khít, không dùng sức, hoàn toàn thư giãn và đừng nghĩ đến nó.

Thứ ba, thân hình phải thật thẳng. Vì thân và tâm liên hệ lẫn nhau, nếu thân thẳng, các đường kinh mạch mới thẳng, luồng sinh lực vi tế mới tuôn vào dễ dàng khiến cho tâm trụ và yên. Nếu thân cong, đường kinh mạch sẽ bị nghẽn và tâm sẽ ảnh hưởng lây vì vài đường kinh mạch sẽ không có sinh khí đi vào trong khi các kinh mạch khác sinh khí chảy vào mạnh hơn sẽ khiến cho nhiều vọng tưởng khởi sanh.

Thứ tư, hai vai phải ngang bằng để thân thẳng đứng, không nghiêng phải hoặc trái.

Thứ năm, tầm nhìn hướng xuống theo đường thẳng đầu sóng mũi, bề dài khoảng bốn lóng tay.

Thứ sáu, để khoảng hở giữa môi và răng tránh phát ra tiếng nghiến.

Thứ bảy, lưỡi nên để trên vòm miệng trên để tránh nuốt nước bọt.

Sau cùng, thở tự nhiên, không nên dùng sức. Tám khía cạnh này khá quan trọng vì mỗi khía cạnh có mục đích riêng để cho hành giả có kết quả thành công như ý.

BỐN ĐỀ MỤC THIỀN

Có hai cách giải thích để giữ tâm khi thiền quán. Thứ nhất, mô tả tổng quát, thứ nhì, theo trình độ đặc biệt.

Theo mô tả tổng quát, đức Phật dạy có bốn đề mục thiền. Thứ nhất, đề mục phủ trùm chung, vì nó chỉ chung cho vạn pháp. Đề mục này có thể chú tâm vào không cần phân tách, tâm đơn giản an trụ, hay không phân tách, với tâm nhìn vào bản thể vạn pháp.

Thứ nhì, đề mục làm cho cử động an bình. Lối thiền này tịnh hóa các lỗi. Những tiêu cực từ đâu có? Trong giáo lý, cuộc sống này của ta được tạo từ duyên kiếp trước. Đời sống kiếp trước do duyên nghiệp kiếp trước nữa, cứ thế tiếp tục. Trong kiếp sống này chúng ta cảm nhận sự đau thể xác, sự khổ tinh thần hay trái lại. Những kinh nghiệm này do ba nghiệp chúng ta tạo từ kiếp trước, kết thành nghiệp. Dù vậy, không phải mọi việc đều do nghiệp. Vài người có lòng ham muốn cực độ hay thù giận sâu nặng có thể là do sức mạnh tiềm ẩn trong kiếp trước mà không phải kết quả của nghiệp. Con người có thể có thói quen mong cầu hay giận hờn, cảm giác này có thể trở nên mạnh, trong cuộc sống tương lai sẽ mạnh thêm. Nếu cuộc sống này chúng ta áp dụng cách đối trị thì lỗi này sẽ giảm dần. Nếu chúng ta quen lối không can dự vào các giác quan, thì không sao. Dù sao, tâm bình thường có thói quen liên hệ tới các giác quan, tốt hơn hết cho những người mới bắt đầu ngồi thiền, hành thiền nơi yên tĩnh riêng biệt.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 7 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




An Sĩ toàn thư - Khuyên người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ


Chắp tay lạy người


Nguyên lý duyên khởi


Đường Không Biên Giới

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 13.58.211.135 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...