Sự toàn thiện không thể đạt đến, nhưng nếu hướng theo sự toàn thiện, ta sẽ có được sự tuyệt vời. (Perfection is not attainable, but if we chase perfection we can catch excellence.)Vince Lombardi
Cuộc đời là một tiến trình học hỏi từ lúc ta sinh ra cho đến chết đi. (The whole of life, from the moment you are born to the moment you die, is a process of learning. )Jiddu Krishnamurti
Mục đích cuộc đời ta là sống hạnh phúc. (The purpose of our lives is to be happy.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Thương yêu là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Điều quan trọng không phải vị trí ta đang đứng mà là ở hướng ta đang đi.Sưu tầm
Mạng sống quý giá này có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào, nhưng điều kỳ lạ là hầu hết chúng ta đều không thường xuyên nhớ đến điều đó!Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Học vấn của một người là những gì còn lại sau khi đã quên đi những gì được học ở trường lớp. (Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.)Albert Einstein
Hãy lặng lẽ quan sát những tư tưởng và hành xử của bạn. Bạn sâu lắng hơn cái tâm thức đang suy nghĩ, bạn là sự tĩnh lặng sâu lắng hơn những ồn náo của tâm thức ấy. Bạn là tình thương và niềm vui còn chìm khuất dưới những nỗi đau. (Be the silent watcher of your thoughts and behavior. You are beneath the thinkers. You are the stillness beneath the mental noise. You are the love and joy beneath the pain.)Eckhart Tolle
Chúng ta thay đổi cuộc đời này từ việc thay đổi trái tim mình. (You change your life by changing your heart.)Max Lucado

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Năng lực chữa lành của tâm »» PHẦN 3: NHỮNG THIỀN ĐỊNH CỦA ĐẠO PHẬT - 12. CON ĐƯỜNG ĐẾN RỘNG MỞ RỖNG RANG »»

Năng lực chữa lành của tâm
»» PHẦN 3: NHỮNG THIỀN ĐỊNH CỦA ĐẠO PHẬT - 12. CON ĐƯỜNG ĐẾN RỘNG MỞ RỖNG RANG

Donate

(Lượt xem: 6.804)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Năng lực chữa lành của tâm - PHẦN 3: NHỮNG THIỀN ĐỊNH CỦA ĐẠO PHẬT - 12. CON ĐƯỜNG ĐẾN RỘNG MỞ RỖNG RANG

Font chữ:

NHỮNG THIỀN ĐỊNH CHỈ VÀ QUÁN

Những bài tập chữa bệnh trong sách này có ý nghĩa giúp chúng ta hạnh phúc và an bình hơn trong đời sống hằng ngày. Đây là một mục tiêu tuyệt hảo nhưng có lẽ còn giới hạn, vì đạo Phật tin rằng sự chữa lành rốt ráo là vượt lên hạnh phúc “của riêng mình”, để chứng ngộ trí huệ chân thật và giải thoát, siêu việt sự bám chấp vào những tư tưởng và cảm xúc. Những chương cuối cùng này phác thảo một số pháp thiền định căn bản có thể mở ra cho chúng ta sự chứng ngộ này.

Việc mô tả thiền định bao giờ cũng khó khăn, vì ngôn từ chỉ có thể diễn đạt gần đúng kinh nghiệm thực tế của một cá nhân. Hơn nữa, sự chứng ngộ có nhiều giai đoạn. Các thiền giả, ngay cả người có nhiều kinh nghiệm và tận lực, rất dễ sai lầm bám chấp vào một giai đoạn này hay giai đoạn khác. Đây là lý do vì sao vào một thời điểm nhất định nào đó, việc thận trọng tìm kiếm một vị thầy hướng dẫn là điều rất quan trọng.

Với một số người thông tuệ, bất kỳ bài tập chữa lành hay kinh nghiệm nào cũng có thể dẫn đến giác ngộ. Ở Tây Tạng, có những câu chuyện về những người sơ học thiền định về “những thực hành tiên khởi” và đã kinh nghiệm sự chứng ngộ cao nhất, trong khi những người khác thực hành những tu tập cấp cao nhất và mong muốn trí huệ có thể không có một manh mối về ý nghĩa thật sự của những giáo lý.

Những thực hành chỉ và quán (hay an định và quán chiếu), vốn rất phổ biến trong tất cả các trường phái của đạo Phật, là những phương pháp đã được chứng nghiệm qua thực tiễn, có mục tiêu rốt ráo là đạt đến sự rỗng rang và “vô ngã” – tức là giải thoát khỏi đau khổ gây ra bởi chấp ngã.

Mặc dù những thực hành này hướng đến sự chứng ngộ cao hơn, nhưng chúng có thể mang lại lợi ích cho bất kỳ ai, bất kể trạng thái tâm thức hay cấp độ tâm linh của người ấy là như thế nào.

Tất cả các pháp thiền định trong những chương cuối này cũng có thể mang đến hạnh phúc và sự chữa bệnh “thông thường”; cũng giống như những bài tập chữa bệnh “thông thường” được mô tả ở phần trước trong một số trường hợp có thể dẫn đến sự chứng ngộ.

Mặc dù chúng ta có thể tu tập tâm thức trong thiền chỉ, bằng cách đem tất cả sự chú ý tới bất kỳ hiện tượng nào, nhưng ở đây là sự chú tâm vào hơi thở. Hơi thở của chúng ta là đối tượng đơn giản của sự chú ý, không có màu sắc và hình dáng. Hơn nữa, hơi thở gắn chặt thân thiết với tâm và thân, đến độ việc hướng sự tỉnh giác của ta vào nó sẽ tự nhiên giúp ta vững chắc trong chánh niệm, và như thế mở rộng con đường đến nhất thể.

Ngoài sự tham thiền về hơi thở, nhiều trường phái Phật giáo cũng dựa vào những thực hành thiền quán mạnh mẽ. Nhưng không nghi ngờ gì, thiền định đơn giản về hơi thở chứa đựng hạt giống giác ngộ. Sự nhấn mạnh được đặt vào chánh niệm và tỉnh giác về hơi thở, đó là con đường đi đến định và tuệ.

Thiền chỉ là sự vững chắc của tâm, phương tiện đến nhất thể, sự tẩy sạch bùn nhơ thành sự rộng mở. Thiền quán là tỉnh giác và nhất thể, bản thân sự rộng mở, không có khái niệm hay phân biệt giữa “bản ngã” và đối tượng đang được kinh nghiệm.

Với những người sơ học, có thể mất nhiều tháng, thậm chí nhiều năm rèn luyện thiền chỉ trước khi thích hợp với thực hành thiền quán, thì những ranh giới giữa những pháp thiền định này có thể rất mơ hồ. Vì thế, đừng lo nghĩ quá nhiều về những định nghĩa. Chỉ đơn giản là ngồi trong một tư thế tốt và thực hành tỉnh giác về hơi thở.

Đặc biệt vào lúc đầu, tâm trí chúng ta có thể giống như một nơi chốn tả tơi và hỗn loạn, bị quấy phá bởi những âm thanh, tư tưởng hay sự kích thích nhẹ nhất. Nhìn thấy tính chất chuyển động, không ngưng nghỉ của tâm là bước đầu hướng đến sự tập trung. Bằng cách đem tâm trở lại với hơi thở của mình, dần dần nó có thể trở thành vững chắc hơn.


THIỀN CHỈ

Tu tập thiền chỉ là tập trung vào một đối tượng mà không có bất kỳ sự xao động nào. Nói cách khác là chúng ta tập trung một cách toàn tâm toàn ý, có nghĩa là ta tập trung sự tỉnh giác vào chỉ một đối tượng duy nhất, trong trường hợp này là vào hơi thở của ta. Liên tục lặp lại việc hướng sự tỉnh giác của bạn vào hơi thở một cách nhẹ nhàng mà dứt khoát.

Nhiều người sơ học được ích lợi khi chú tâm trên hơi thở tại một điểm đặc biệt như đầu mũi, hay nhân trung là chỗ có thể cảm thấy hơi thở. Tuy nhiên bạn không cần thiết xác định vị trí hơi thở theo cách này, miễn là bạn cảm thấy thoải mái và có thể tập trung sự chú ý của mình.

Một phương cách hiệu quả khác là đếm hơi thở. Đếm trong tâm bạn "một" khi hít vào, "hai" lúc thở ra... cho đến "mười", tiếp tục không gián đoạn chuỗi số này, từ một đến mười rồi lặp lại càng lâu càng tốt nếu thấy thoải mái.

Buông lỏng vùng bụng có thể giúp bạn thở bình lặng. Một số người có khuynh hướng thở cao trong vùng ngực, nhất là khi họ căng thẳng, chúng ta nên thở tự nhiên, khi hít vào bụng phình ra nhẹ nhàng, hơi thở trở nên đầy và thoải mái.

Trong lúc tập trung vào hơi thở, nếu cảm thấy khó chịu – như thể hơi thở trở nên ngắn hơn hay co thắt – hãy tập trung nhiều hơn trên hơi thở ra trong một lúc. Thở ra vào khoảng không vô tận giải phóng áp lực của sự tập trung. Nhìn chung, sự hít vào ngắn hơn sự thở ra. Sau một lúc, thời gian kéo dài của hơi thở sẽ tự nhiên trở nên dài hơn, nhưng bạn không nên cố làm cho hơi thở dài hơn.

Khi tâm bạn vững chắc và cảm thấy ít xao lãng, hãy hướng sự nhận biết đến sự vào và ra của hơi thở mà không đếm nữa. Hãy nhận biết hơi thở bạn khi nó khởi lên, trụ lại và tan biến. Sự thực hành thiền chỉ này tạo dễ dàng hơn trong việc đem một chánh niệm thư giãn đến bất cứ điều gì chúng ta làm ngoài lúc thiền định.

Ngay khi ta cảm thấy muốn tự chúc mừng vì sự thực hành thiền chỉ rất tốt đẹp thì có thể đột nhiên ta gần như rơi vào giấc ngủ. Buồn ngủ là một tác dụng phụ tự nhiên của sự yên tĩnh dễ chịu. Không nên chán nản. Nhưng phải thức tỉnh ngay! Việc hướng tâm ý mơ màng, lan man trở lại với hơi thở có thể là một cuộc đấu tranh cam go. Không quá nghiêm khắc hay hùng hổ, nhưng chúng ta phải trở về ngay với hơi thở. Và rồi ta có thể tĩnh lặng và sáng suốt.

Trong khi thiền định, có thể có những kinh nghiệm an bình và vi tế khác nhau. Bạn có thể cảm thấy ánh sáng nhẹ như một cọng lông. Toàn thân bạn có thể được tắm trong phúc lạc, sinh động với một cảm giác như một làn gió mát mềm mại, mơn trớn tiếp xúc thân bạn. Một số người thấy những hình ảnh đáng yêu trong con mắt tâm của họ như những tinh tú, mặt trời, mặt trăng, ngọc ngà, châu báu, tràng hoa... Nếu có bất cứ những gì giống như vậy xảy ra, hãy xem đó như dấu hiệu tiến bộ của sự tập trung. Sự thiền định của bạn có thể rất hoan hỷ, nhưng đừng cố bám giữ hay nắm lấy hỷ lạc. Việc cố nắm giữ, "cố định" hay nhân đôi những kinh nghiệm hỷ lạc này có thể trở thành một chướng ngại cho sự tăng trưởng tâm linh.


THIỀN QUÁN

Tu tập thiền quán là để kinh nghiệm bản tánh chân thật của bất cứ đối tượng tham thiền nào đúng thật như chúng đang hiện hữu. Qua sự tham thiền về hơi thở, chúng ta trở nên nhận biết được những vận động và bản chất vi tế của hơi thở đúng thật như nó đang hiện hữu.

Trong tỉnh giác, hãy trở thành một với hơi thở. Trong sự hợp nhất giữa tâm và hơi thở không còn có bản ngã để bám chấp. Sự thấu hiểu hoàn toàn về bản tánh thật sự của hơi thở có thể giúp chúng ta chứng ngộ bản tánh tuyệt đối của tất cả hiện tượng đều là vô ngã.

Trong thiền chỉ, chúng ta theo dõi hơi thở, vì thế buộc phải rèn luyện tập trung vào hơi thở. Trong thiền quán, chúng ta duy trì sự tỉnh giác về hơi thở mà không suy nghĩ gì về nguyên nhân hay bất cứ ý niệm nào khác, chẳng hạn như là "cảm nhận sự an bình của hơi thở."

Quán là thực hành sự sáng tỏ trong nhất thể. Ví dụ chúng ta có thể nhận biết hơi thở dài, ngắn, lúc bắt đầu, khoảng giữa, và chấm dứt hay sự tĩnh lặng của hơi thở. Hơi thở chúng ta đến, đi và thay đổi, thoát khỏi mọi vướng mắc hay bám chấp. Trong tỉnh giác không cần một cái 'tôi" để suy nghĩ và nhận xét về điều này. Chỉ đơn giản là ở trong sự tỉnh giác về nhất thể.

Có một phương thức thiền quán là bắt đầu với sự quán niệm hơi thở, và tới một điểm nào đó thì buông bỏ cả sự tập trung hay phương pháp. Đối tượng của thiền định sau đó là bất kỳ đối tượng nào khởi lên, hay hoàn toàn không có đối tượng. Chúng ta có thể nhận biết hơi thở, hoặc có thể đơn giản an trú trong khoảng không gian bắt đầu mở rộng ra giữa những tư tưởng.

Trong việc thực hành quán chiếu rỗng rang này, hãy để bất cứ gì khởi lên trong tâm đến và đi, không bám víu. Tất cả những loại tư tưởng, cảm giác, hình ảnh, cảm nhận và kinh nghiệm có thể khởi lên. Không xua đuổi chúng đi và cũng không chạy theo chúng. Chúng ta có thể cảm thấy sự xâm nhập của một "cái tôi" đang theo dõi sự thiền định. Tuy nhiên, không cần thiết phải xem điều này như một sự xâm nhập; đơn giản hãy cứ để nó khởi lên và tan biến đi. Hãy để mọi thứ diễn ra tự nhiên, tích cực hay tiêu cực, không vướng mắc. Sự tĩnh lặng giữa những tư tưởng là bản tánh rỗng rang của chúng ta. Những tư tưởng như chúng khởi lên là hoàn toàn lành mạnh, nhưng đừng bám víu đuổi theo vào chúng.

Trong khi thiền định, chúng ta có thể kinh nghiệm những làn sóng cảm giác đau khổ, nhưng khi chúng ta để cho chúng đến, không nắm bắt, bấy giờ chúng có thể trở nên an bình. Sự không hoàn hảo không phải là vấn đề khi chúng ta rỗng rang, nó tốt đẹp đúng như nó là. Với tỉnh giác của thiền quán, những cảm nhận không phải là dễ chịu hay khó chịu mà được kinh nghiệm một cách rỗng rang và như thế được siêu thoát.

Thực hành thiền quán đem lại khả năng nhìn thấy tính cách của khoảnh khắc thoáng qua, vô ngã, của sự khác nhau vô tận và những hình dạng của hiện tượng, tại điểm chúng khởi lên và tan biến đi. Một chứng ngộ như vậy vén lên bức màn của những ảo giác tâm thức và của những giả tạo thuộc cảm xúc để bày lộ khuôn mặt của bản tánh bổn nguyên của sự vật như chúng vốn là. Thèm khát khoái lạc hay ghét sợ đau khổ, đã mọc rễ trong sự chấp ngã, bấy giờ sẽ tự nhiên tan biến giống như những hình vẽ trên mặt nước.

Trong thiền định, có thể thấy thân thể không phải thanh tịnh, cũng không phải không thanh tịnh, mà chỉ như sự rộng mở bao la. Tâm không phải vĩnh cửu, cũng không phải không hiện hữu, mà chỉ là sự rỗng rang thanh tịnh. Tất cả hiện tượng không phải có ngã tính mà cũng không phải không có ngã tính, một hiện hữu thực sự, mà là rỗng rang, an bình và thoát khỏi tạo tác.

Bất cứ một thoáng thấy rỗng rang nào cũng có thể giúp chúng ta trong cuộc sống. Nếu chúng ta có một hiểu biết và kinh nghiệm nào đó về sự rỗng rang, sẽ khôn ngoan khi làm cho sự thực hành của chúng ta sâu và rộng hơn, trong thiền định và trong đời sống.

Có thể những mô tả về thiền quán và sự rỗng rang khiến cho chứng ngộ có vẻ như không thể đạt được. Suy nghĩ điều này có thể là tốt. Sau đó chúng ta có thể buông xả ý niệm sở đắc một số "kinh nghiệm" như đã mô tả theo một cách nào đó, và điều này tự thân nó có thể giúp chúng ta thiền định một cách rỗng rang.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 20 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tiếp kiến đức Đạt-lai Lạt-ma


Thắp ngọn đuốc hồng


Giải thích Kinh Địa Tạng


Gọi nắng xuân về

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.191.144.15 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...