Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Kim Cang Bát Nhã Kinh Tán Thuật [金剛般若經贊述] »» Bản Việt dịch quyển số 1 »»

Kim Cang Bát Nhã Kinh Tán Thuật [金剛般若經贊述] »» Bản Việt dịch quyển số 1

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Tán Thuật Kinh Kim Cang Bát Nhã

Kinh này có 2 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    1 | 2 |
Việt dịch: Thích Bảo Lạc

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Tựa
Kinh Bát Nhã gồm 600 quyển, lấy Kim Cang làm tinh yếu, vì chỗ sâu mầu huyền áo; cách Thánh do mê cũng chẳng phải là lời không đúng đâu.
Vì trước kia Ngài Vô Trước được phú pháp kệ nơi Bồ Tát Di Lặc; Thế Thân ngộ đạo nhờ hiền huynh là hai bậc luận sư xuất chúng. Ví như mặt trời mặt trăng vằng vặc soi sáng chỗ tối tăm, và giáo pháp dần truyền sang Đông độ cũng từđó. Việc phiên dịch, chú giải có nhiều loại khác nhau. Truyền thuyết ghi rằng, vị Tam Tạng pháp sư là hậu thân của Thường Đế Bồ Tát, tin chắc vào chỗ người chấp, dốc chí lao tâm quên thân vì pháp vận dụng suốt thông, Ngài dịch các Kinh gởi trọn nơi pháp này. Lấy niên đại Trình Gia Thụy để ghi lại, cũng như tụng đúng có thể thấy rõ nhờ bản Kinh rất đáng chú ý này. Theo như ý luận chủ thuật riêng 3 ý quan trọng gọi là huyền ký, tán thuật hay Hội Thích mà dựa theo đó giải thích trực tiếp Kinh văn. Riêng tán thuật là vậy, song nhà nghiên cứu biết sách này mà như cơ hồ lơ là không liếc mắt nhìn thử hỏi làm sao nghiên tầm nghĩa lý?
Tại Việt Tiền, Nghệ Công hay than việc này nên muốn khắc bản gỗ lưu hành ở đời mà sưu tầm khắp nơi tìm được 5 cuốn và nhờđó tham cứu bổ túc cho việc hiệu đính. Tôi tự nghĩở Chùa Hưng Phước có sách giá trị, nên vào mùa hạ năm Quí Dậu việc tìm cầu của tôi đã đến, tôi dốc chí rút một quyển xem thử, vì muốn học lai lịch truyền thừa, Nghệ Công lấy làm thích ý cầm đi mất, đến cuối thu mang trở lại bảo sách đã luận giải xong và nhờ tôi đề tựa. Tôi rất sợ lời thô qua mắt Thánh không sao tránh khỏi có tội, khó thể thoái thoát, và cố từ chối không dám viết. Vào mùa hạ năm Ất Hợi khắc bản xong, ông lại mang sách tới nhờ viết vài lời để chứng minh việc đính chính vô tư, tôi cảm tấm lòng tha thiết của Nghệ Công vì muốn hoằng truyền giáo pháp, bèn quên chỗ quê hèn mà lược thuật nguyên do để che lấp lời trách cứ vậy.
Văn Hóa năm thứ 12, ngày 5 tháng hạ năm Ất Hợi
tại thư phòng Chùa Hưng Phước
Tăng Đô Huấn -Ảnh cẩn ghi.
Lời Tựa khắc bản Thuật Tán
Kinh Kim Cang Bát Nhã

Ta đã gặp chúng sanh từ vô thủy kiếp, nổi trôi trong biển sanh tử, thoạt chìm thoạt nổi chưa có kỳ ra khỏi. Bậc đại thánh Thế Tôn thương xót nên thuyết đại pháp trong ấy diễn bày để phá chấp Hữu. Kinh Ma Ha Bát Nhã Phật nói 4 nơi gồm 16 hội mà Kinh Kim Cang Bát Nhã này là hội thứ 9, thật là tinh yếu của bến giác, là cửa nẽo an toàn nhập đạo. Do vậy, Trung Hoa, Nhật Bản các hàng Đại Đức đều chú giải Kinh này, như các Ngài Tăng Triệu, Tịnh Ảnh v.v… và chưa kể có trên 10 nhà chú giải. Bản triều khắc bản gỗ lưu lại đời cũng tạm gọi là đủ nhiều vậy. Duy chỉ pháp sư Khuy Cơ Chùa Từ Ân vào đời nhà Đường có chú giải 2 quyển. Sách lục khu vực miền Đông gọi là Tán Thuật, từ lúc được truyền sang Tàu đến nay, bởi vì trải qua hơn 1000 năm mà chưa khắc bản lưu hành trong đời cho các học giả tham cứu đâu không khuyết điểm lắm sao? Tôi cùng các bạn học xã Chu Sơn Tử pháp hiệu Thuận Nghệ thiên tư thông bác, chí học cao xa, có năm tới học trường này. Biết rõ Kinh này hiện chưa lưu hành ở đời nên tham cứu sách hay miệt mài hiệu đính qua nhiều năm tháng, càng gia công đọc cùng giao phó những con dao khoằm (dao khắc chữ) đem để trên gỗ khiến tôi làm lời tựa. Tôi dù kém thông tuệ, đâu lại chẳng vui thấy Kinh lưu hành sâu rộng khắp quốc nội hải ngoại hay sao? Vã Kinh Kim Cang Bát Nhã đã có Trí Giả Đại Sư, giáo tổ tông Thiên Thai chú giải một quyển; Chí Tướng Đại Sư, giáo tổ tông Hoa Nghiêm, chú giải thành 2 quyển; Cát Tạng pháp sư, giáo tổ Tam Luận tông, chú giải 4 quyển. Và nay Kinh đang bàn ở đây là của pháp sư Khuy Cơ, giáo tổ tông Pháp Tướng soạn, là 4 nhà Đại Thừa chú giải, được như thế thật là đầy đủ vậy. Thiết nghĩ: các vị trong học xã của tôi dựa Kinh này nghiên cứu chú giải thì nhứt thừa, tam thừa giáo nghĩa, pháp môn 2 tông tánh tướng tự nhiên mà được, vì thế tôi rất thâm cảm giúp đỡ. Chu Sơn Tử nêu việc này cũng như ý riêng, do không thẹn tài hèn tôi chấp bút đề nhân duyên khắc bản, để luận điểm trọng yếu của Kinh.
Văn Hóa năm thứ 10 vào tiết trọng đông tháng nhuần năm Quí Dậu, viện Hương Nguyệt tại Việt Châu.
Thích Thâm Lệ ghi nơi học liêu ở Kinh Triệu.
Phàm hiệu đính có 6 qui tắc như:
1. Sách này tôi tham khảo trong 6 cuốn mà 3 trong sốđó là sách cổ Nam Đô của Chùa Hưng Phước là sách cổ qua nhiều thế hệ. Lại là sách quan trọng dùng làm y cứ nên nay lấy đây làm chính để tham chiếu các bản kinh khác. Trừ phi 2 quyển giống nhau thì đều để nguyên. Ngoài ra, tuy có chỗ nào nghi nhưng các sách khác đều giống nhau thì hẳn theo nguyên văn không dám ức đoán. Vã về phương diện chú thích quả thật là sách hay.
2. Bản Kinh tân dịch chưa nhuần nhuyễn được văn bóng bẩy nên sách chú giải này dựa bản dịch của Ngài La Thập để giải thích. Vì so bản dịch đó là bản lưu truyền rộng đầu tiên. Song sách Ngài La Thập vẫn còn một vài khuyết điểm, nên lấy các cuốn khác để bổ túc. Nay nói chung cuốn sách đúng nhưng chú giải theo trên qui định.
1. Bản chú giải này lặp lại Kinh Văn, mỗi đoạn chỉ nêu lên đầu cuối mà lượt bỏđoạn giữa. Nay y theo Tạng bản lưu hành bổ túc toàn văn để tiện việc tham khảo.
2. Cuốn Kinh được nhiều nhà khắc bản lưu hành có nhiều bổn. Nay lấy trực tiếp trong Đại Tạng trích ra bản này đáp ứng lời chú giải có lặp lại cốt ý xem chỗ đồng chỗ dị với Đại Tạng. Lại tham cứu các bản đời Tống, đời Minh, bản Cao Ly (Đại Hàn)…đều có ghi rõ trên phần cước chú. Như trong chú thích có dẫn 2 luận văn có chỗ không giống 3 cuốn trước, đó không phải phần giải thích chính nên không cần thêm cước chú; người xem phải tự tìm biết đó.
3. Tôi đã đọc qua 6 cuốn đều lượt lời Vua khuyên mà không sách nào chẳng đầy đủ. Nay thỉnh cầu các điển tọa luật học kiểm duyệt lại, tham cứu bổ chính họp bàn hẳn giao cho một Ban đọc để tiện cho việc tham khảo, bèn nhận ra sách cổ sáng giá y cứ, nên là điểm chính.
4. Phàm trên bản khắc in gỗ hẳn mượn tay người viết mà thỉnh thoảng không sao tránh khỏi sai lỗi, nay tôi không thể nhặt ra được những lỗi đó, tin bản viết hoàn hảo do nhờ con dao khoằm (dao khắc chạm chữ), tuy không đẹp về mỹ thuật, cũng không đến đổi lầm người.
Văn Hóa năm thứ 10 tháng 10 năm Quí Dậu.
Quyển Thượng
Ở đây thử nêu 3 điểm rõ ràng để nhận xét: nhân rõ ràng, niên đại rõ ràng và văn giải thích sáng gọn.
1.Nhân rõ ràng còn chia ra hai: nguyên nhân nói Kinh chính là KHÔNG – HỮU 2 nhân, bèn có A Tăng Già sau Phật Niết Bàn 900 năm, trên cầu đức Từ Tôn khai môn trung đạo (1) mà thuyết. Các Kinh Du Già, Thập Thất Địa Luận, Trung Biên Phân Biệt Luận… đều do Ngài Di Lặc thuyết như các chương có nêu rõ. Bàn rõ nhân: luận Nhiếp Đại Thừa ghi có 2 loại tạng: tạng Thanh Văn và tạng Bồ Tát trong đó có 3 điểm đáng xem xét kỹ như luận A Tỳ Đạt Ma, như Hoa Nghiêm, Bát Nhã v.v... gọi là Bồ Tát tạng có chỉ dẫn rõ ràng. Các Kinh Giải Thâm Mật, A Tỳ Đạt Ma gọi là tạng A Tỳ Đạt Ma. Các Kinh Tỳ Nại Da, Cù Sa v.v… là tạng thứ ba. Song các Kinh trên chỉ dựa Kinh tiếng Phạn mỗi bản có nhiều bài tụng. Do việc chôn dấu nên thất lạc hàm quyển thành ít, hoặc tại Trung Quốc, người phiên dịch lượt bớt, do vậy dần dần chỉ còn phỏng chừng, như Kinh A Tỳ Đạt Ma có phẩm Nhiếp Đại Thừa. Phật lực gia trì Bồ Tát, nên nói sau Phật diệt độ 900 năm, có Bồ Tát Vô Trước toát yếu các Kinh rút lấy yếu nghĩa làm 2 vạn 7 ngàn bài tụng là Đối Pháp luận. Về sau lần lượt có các Ngài như Phù Đà Tăng Ha, Trung Hoa dịch là Giác Sư Tử tạo 6 vạn 3 ngàn bài tụng; cùng với vị thầy trước tạo 2 cuốn lưu hành riêng. Sau có Bồ Tát An Huệ trộn lẫn làm thành một bộ cho nên gọi là Tạp Tập luận, là một trong 10 Chi Kinh Du Già, có nghĩa là Duy Thức Tam
Thập Tụng cũng là một chi. Như Ngài Ca Chiên Diên 300 năm sau tạo Phát Trí luận mà về sau này còn có Lục Túc Trí luận v.v..
2. Niên đại rõ ràng: trong đó gồm có 2: a/ Kinh rõ ràng b/ luận rõ ràng. Kinh: chính là Bát Nhã từ xưa nay có 5 nhà phiên dịch xuất xứ đầy đủ như Huyền Ký. Song Tam Tạng pháp sư Cưu Ma La Thập đầu tiên từ Tây Vực đến vào năm Trinh Quán thứ 19, ban đầu Ngài dịch luận Kinh này, đối với giáo pháp là trước tiên. Đến năm Trinh Quán thứ 23 Tam Tạng theo xa giá tới Cung Ngọc Hoa, đầu tiên Vua không đồng tình tán dương công đức. Năm nhà dịch Kinh luận liền hỏi nguyên nhân sâu kín khiến được tán dương rộng, Vua bèn làm lời tựa Kinh Bát Nhã gọi là tựa Tam Tạng Thánh Giáo. Lúc đó Thái Tử cũng viết lời tựa Hiển dương luận; Vua nghe theo bản tân dịch Kinh luận và đều tán dương chỗ thâm áo, song gặp một việc bất lợi là không chế tác (in) ra nhiều để phổ biến rộng rãi. Lúc bấy giờ Vua hỏi Tam Tạng rằng: “nên dùng cách gì hay khéo để có thể sửa đổi được tình trạng không?”
-Tam Tạng đáp: Có thể chấp bút để biên chép Kinh Bát Nhã.
Vua bèn nghe theo. Tam Tạng liền ra sức dịch ngày đêm tới canh 5 vận dụng 3 tuệ phiên dịch hoàn tất. Vua lấy đọc xong bèn sai sở ty chép thành 10,000 cuốn, chẳng lặp lại câu lời mà một mạch thông suốt, về sau muốn dịch lại không có cách thâu nhặt các bản đã tung ra trước đó. Nên thấy rõ nhiều đời sách tiếng Phạn đều giao cho TamTạng, đọc các sách tiếng Phạn xứ Qui Tư, tức sách Ngài La Thập dịch giống như sách Ngài Chân Đế dịch ở Côn Lôn. Song Kinh văn phần nhiều khác tùy theo văn nhưng biết rõ chân ngụy đề tên không giống nhau. Chỉ có bản Tam Tạng gọi là Năng Đoạn Kim Cang theo bản dịch đầu tiên. Sách luận của Ngài Vô Trước cũng gọi là Năng Đoạn, ý nào rõ ràng dễ hiểu? Ý Ngài Tam Tạng nói Kim Cang có 3 nghĩa:
1. Nghĩa bị phá: sách luận Ngài Vô Trước cho rằng, hành chánh kiến, hành tà kiến và giải: chánh tà tuy khác mà chung cục việc làm như nhau. Cho nên hành động rơi trong hai lối nhìn, ví như kim cương tuy một song năng-sở có khác. Tuy gọi là kim cương cũng có loại phá đó, như sừng con bạch dương có thể làm vỡ chất kim cương.
2. Nghĩa hay bẻ gãy: Ngài Vô Trước nói rằng: một, vi tế là nhân của trí; hai, bền chặt không gì có thể phá được. Lời giải luận rằng: hai môn huệ: văn và trí có thể chiết phục nhiễm phiền não nên dần dần phát tu huệ nên gọi là hay bẻ gãy và còn gọi là trí nhân. Bền chặt tức là tu huệ, là định tâm hay phá được các chướng nên gọi là bền chặt, hoặc trong tu huệ có hai món hữu lậu, vô lậu riêng để phân chỗ vi tế và bền chặt, hoặc căn cứ trong vô lậu có chiết phục đạo đoạn và hoặc đạo (đường mê) hai phần cùng hành. Song phiền não chướng chung cả lý sự 2 pháp quán kềm chế để trên phấn khởi dưới nếp phục. Sở tri chướng chỉ do lý quán chiết phục như ta biết. Vã lại, chừng như không giải thoát cũng không phân vi tế, bền chặt; đạt đến Phật quả con đường giải thoát gọi là đoạn, nhưng không phải đoạn
dụng và đoạn thể vì không sởđoạn chẳng gọi là đoạn thể; đã đoạn chẳng phải là chánh đoạn nên không gọi là năng đoạn.
Nghĩa rộng hẹp: Ngài Vô Trước luận rằng: như vẽ họa hình kim cương hai đầu rộng mà lưng hẹp. Lời giải rằng: Phật quả ở Địa tiền dụ cho rộng, thập địa dụ hẹp, do nơi mỗi địa lấy một hạnh tu làm đầu. Hoặc 7 địa về trước gọi là rộng đều tùy theo nghĩa định mức. Nên biết rằng nay nếu bị phá gọi là kim cương. Kim cương Bát Nhã hay phá vỡ vật nên gọi là kim cương; kim cương cũng tức là Bát Nhã vậy. Nhưng Kinh cho rằng Ban Thích, Nhã là huệ trong nhân nói tát phiệt nhã, Trung Hoa dịch là nhứt thiết trí, là trí trong quả. Nói Ban Thích, Thận nhược là huệ dứt hẳn mê hoặc, là tiêu biểu ởđây nên gọi là năng đoạn vậy. Luận rằng, song nay vào đời Đường có 3 cuốn lưu hành ở đời: 1. Sách do Ngài Thế Thân phiên dịch gồm 2 hoặc 3 quyển 2. Sách Ngài Vô Trước tạo một quyển hoặc hai quyển 3. Ngài Kim Cang Tiên tạo, có nghĩa là người đất Ngô Trung Hoa, không phải chân Thánh giáo, sách gồm 11 quyển hoặc 13 quyển.
Nếu học cái Hữu để chẳng KHÔNG là tâm vọng tưởng hơi nhiều; chỉ học KHÔNG nhưng chẳng HỮU là thật trí nhân KHÔNG mà chẳng sanh khởi. Diệt vọng tưởng đối với không môn mà khởi chân tâm nơi hữu phủ. Có-không như kiếng 2 mặt nên thuyết giáo có 2 loại: 1. Tùy căn cơ bốn chân lý, hai không những pháp v.v… 2. Hiển rõ lý như thuyết vô tướng, thật tướng v.v... Phật dùng chỉ một âm thuyết pháp.
Kinh Hoa Nghiêm ghi rằng, Như Lai chỉ dùng một âm diễn xuất vô số kinh điển như biển cả. Kinh Pháp Hoa nêu chỗ thu nhiếp vào nhứt thừa rõ ràng, Kinh Thắng Man luận chung chỗ xuất nhập và thu nhiếp. Nhưng Kinh Pháp Hoa ghi rằng, nếu người tu 5 ba la mật, không bằng người thọ trì và nghe hiểu Kinh Pháp Hoa. Y theo Bồ Đề, Niết Bàn gọi chung là nhứt thừa nên xe trâu dụ cho Bồ Đề. Kinh ghi rằng, Ta vì các ngươi (con) tạo nên xe này cho nên phải hợp tâm niệm của mỗi người mà cho họ. Kinh Thắng Man ghi rằng: tu sáu ba la mật không bằng tay cầm cuốn Kinh, đó là y cứ Chân Như làm thừa vậy. Như các Kinh hiển bày đầy đủ các tướng. “ Như thị ngã văn, nhứt thời Phật tại Xá Vệ quốc, Kỳ Thọ Cấp Cô Độc viên”.
3. Phê bình (giải thích) bản văn: Kinh này trước sau có 3 phần: a/ phần đầu: trước hết nêu rõ nguyên do b/ phần giữa: từ… lúc bấy giờ Ngài Tu Bồ Đề liền từ chỗ ngồi đứng dậy. Phần thỉnh vấn Đức Phật; Phật nói rộng đáp c/ phần sau: Phật thuyết Kinh xong: tu tập hoan hỷ trong tỏ ngộ.
Phần a/ có 2 điểm: nêu nguyên do chung, và nguyên cớ hay lý do riêng. Trong phần nguyên do chung có 5 điểm: 1/ văn thành tựu (người nghe Kinh): Tôi nghe như vầy (Ngài A Nan nghe Phật thuyết Kinh) là khiến sanh niềm tin làm rõ việc nghe 2/ thời thành tựu: người nói Kinh, thính chúng nghe Kinh cùng nhóm một lúc không phân chung riêng nói là nhứt thời (một thuở, một thời) 3/ chủ thành tựu: chủ giáo hóa nói pháp đáng tôn chỉ Đức Phật 4/ Xứ thành tựu: nơi thuyết giáo hẳn phải hơn các nơi khác để nói diệu pháp, nên nói rằng vườn Ông Cấp Cô Độc, rừng cây KỳĐà, nước Xá Vệ 5/ chúng thành tựu: giáo hóa những người hợp căn cơ, tức là 1250 người như số chúng hiện diện mà trong số cũng có chúng Bồ Tát như Phật nói, cũng đủ 8 bộ chúng như phần lưu thông nêu sau. Nay nói lược chỉ nêu chúng Thanh Văn nên xem nơi toàn Kinh hẳn rõ.
Nói xứ tức là Phiệt Tô, Hiển Khinh, Hồ Độ, cựu dịch Ngũ Thiên Trúc là không đúng. Nay giải thích là Hiển Độ, Trung Hoa dịch là Nguyệt Thị. Trong 5 nước này phần nhiều có bậc hiền triết, như trăng sáng trừ tối hay làm mất sức nóng nên lấy đó dùng làm tên vậy. Cựu dịch là Nguyệt Chi cũng đều không đúng; nơi nước Xá Vệ cũng là ngoa. Nên phải nói Phất La Phiệt Tất Để Bố La, Trung Hoa dịch là Phong Đức, thành gọi là Phong Đa Văn, Phong Dục Cảnh, Phong giải thoát v.v..Chủ của thành này là Bát Thích Ma Na, hầu cận vị Vua là Thắng Quân, có nghĩa tên kinh đô của Trung Ấn Độ. Tên nước là Kiều Tát La thuộc phía Nam sông Hằng, nên Kiều Tát La được chọn tiêu biểu tên thành. Thành phía nam Kiều Tát La không có tên riêng, tức là lấy tên nước làm tên vậy. Kỳ Thọ còn gọi là ThệĐa, rừng cây của Thái Tử ThệĐa, Trung Hoa dịch là Chiến Thắng. Vườn Cấp Cô Độc hay còn gọi là Tu Đạt Đa, ông mua lại cơ sở này của Thái Tử. Nay hợp chung hai tên tiêu biểu ấy để gọi tên hai người. Có nói rõ nơi phần duyên khởi của các bản chú giải.
“Dữ đại tỳ kheo chúng, thiên nhị bách ngũ thập nhơn câu”. Giải: Phật cùng với đại chúng gọi là “dữ”, rõ ràng việc giáo hóa theo căn cơ. Thuộc xứ thành tựu thứ năm. Ngài Long Thọ giải thích 6 nghĩa như sau: 1. Cùng nơi thành Phong Đức 2. Đồng lúc: đồng ởđây là kẻ nói, người nghe thảy cùng một lúc 3. Cùng tâm cùng nhận một pháp vị 4. Đồng kiến cùng chứng một lý giải thoát 5. Đồng giới hợp cùng với các vị biệt giải thoát giới 6. Đồng giải thoát 3 thừa và cùng ngồi tòa giải thoát; có đủ các nghĩa như thế gọi chung là đồng.
Đại có 5 nghĩa: 1. lớn, nhiều như đại nhơn, đại chúng có tri thức 2. Thứ bậc quan trọng: đều trụ thánh quả không phải là phàm phu 3. Công đức đại: dứt sạch các phiền não, chứng trí đoạn 4. Tu hành đại: cầu đạt tuệ giác tri đạo giải thoát 5. Đồ chúng đông như 1250 người.
Ngài Long Thọ giải thích: như có 7 thứ báu, vàng là tối đại nhẫn đến không một vật tốt nào trong sắc tạp là quan trọng cả. Như thế đối với Tam Bảo thời Phật là tối đại, cho chí thời kỳ mạt pháp về sau tăng phá giới là tối đại. Kinh ghi rằng: hoa Chiêm Bác Ca tuy héo tàn vẫn hơn các thứ hoa tươi khác, các tỳ kheo ác hạnh phá giới vẫn hơn chúng ngoại đạo trì giới. Ởđây nói đại là đối bậc hữu học vậy.
Tỳ kheo có 3 nghĩa: 1. Bố ma: có tâm dũng mãnh xuất gia làm cho 4 loại ma (2) khiếp sợ 2. Khất sĩ: lấy việc xin ăn tự sống để giúp mình và người 3. Tịnh mạng: xa hẳn việc tà (3) 3 nghiệp chân chánh. Năm việc tà là: 1.Vì lợi dưỡng nên hiện tướng lạ, như ngồi chỗ người qua lại niệm chuỗi v.v... 2. Tự khoe khoang đức mình 3. Coi tướng lành dữ tốt xấu 4. Thị uy lớn lối ra oai 5. Vì lợi dưỡng nên tuyên bố có chứng đắc này nọ để làm lung lạc người.
Chúng tức 4 chúng trì giới, giữ oai nghi chưa từng khuyết, phá ác, tu đạo, đoạn diệt phiền não, đạt quả nên tăng già gọi là chúng; chứng lý, sự 2 pháp đầy đủ. 1250 người, Phật khi mới thành đạo, trong lần thuyết pháp đầu tiên độ 5 người là những người bạn đồng tu lúc trước. Lần thứ 2 độ cho các ông như Da Xá gồm 50 người, lần thứ 3 độ cho Xá Lợi Phất 100 người, lần thứ 4 độ Mục Kiền Liên v.v... 100 người, lần thứ 5 độ các ông Ưu Lầu Tần Loa Ca Diếp gồm có 500 người, lần thứ 6 độ các ông Già Da Ca Diếp 295 người, lần thứ 7 Phật độ các ông như Na Đề Ca Diếp có 200 người. Như vậy, tổng số có 1250 người, là nêu số chúng thường tùy tùng theo Phật; và sau này còn có chúng tỳ kheo ni mà ởđây nói lược. Nhưng Kinh A Hàm chỉ vì người phát tâm cầu Thanh Văn thừa, Bát Nhã KHÔNG vì người phát tâm cầu Đại Thừa mà Phật thuyết, cho nên sau nói rằng vì người cầu Đại Thừa và tối thượng thừa mà thuyết.
Các Kinh Niết Bàn, Pháp Hoa, Giải Thâm Mật... nói chung là vì người phát tâm cầu các thừa mà thuyết, có nghĩa là thuyết hữu vi, vô vi gọi đó là Hữu. Ngã và ngã sở nói là Không. Nay kiêm cả chúng Thanh Văn là vì để làm cho họ phát tâm cầu Đại thừa; trong khi Bồ Tát đã phát tâm nên ởđây lược không nêu lên vậy. Trở lên nêu rõ nguyên do chung xong.
“Nhỉ thời Thế Tôn, thực thời trước y trì bát, nhập Xá Vệ đại thành khất thực, ư kỳ thành trung, thứ đệ khất dĩ, hoàn chí bổn xứ, phạn thực ngật, thâu y bát, tẩy túc dĩ, phu tòa nhi tọa”.
Giảng: Đây là phần 2 nêu lý do riêng, trong đoạn này có 10 tiết: 1) Hóa chủ là Đức Thế Tôn 2). Bàn lúc hóa duyên có nghĩa là giờ thọ thực 3) Sửa soạn mặc y phục 4) Tay cầm bình bát 5) Đi chân trần và vào đại thành Xá Vệ 6) Cần được thức ăn nên đi khất thực 7) Đi khất thực xong về lại bổn xứ 8) Rửa chân có nghĩa là thọ trai xong 9) Cất y bát và rửa chân 10) Trải tòa ngồi là an trụ thế thiền định.
Nói Thế Tôn có nghĩa là đầy đủ 6 đức phá trừ ác ma. Sáu đức, như Phật Địa luận rằng: 1) Đức tự tại: hoàn toàn không bị phiền não trói buộc 2) Nghĩa xí thạnh: dùng lửa tam muội tôi luyện trí hỏa 3) Đoan nghiêm: đầy đủ các tướng tốt trang nghiêm 4) Xứng danh: tất cả công đức viên mãn thù thắng không việc gì chẳng biết 5) Kiết tường: được thế gian thân cận cúng dường mọi người hoan hỷ tán thán 6) Tôn trọng: đầy đủ mọi công đức thường dùng phương tiện làm lợi ích an lạc cho mọi loài chúng sanh không chán nhàm.
Nói lúc thọ thực có nghĩa là thời thọ trai, từđây trở xuống mỗi chỗ đều nói rõ. Kinh Vô Cấu Xưng (Duy Ma Cật) ghi rằng, Phật dạy A Nan rằng chư Phật đều có oai nghi tấn chỉ để làm Phật sự; cớ gì ởđây lại là thời thọ thực? Đây làm rõ việc thọ thực xong Phật thuyết Kinh là phần chính. Phật nói lý Đại thừa vô tướng lìa 2 chấp CÓ¬KHÔNG nên khi ăn xong là thuyết Kinh, là thời điểm sai biệt. Điều này chứng tỏ rằng muốn thuyết pháp vô tướng, trước phải quán lý vô tướng. Như muốn thuyết Kinh Vô Lượng Nghĩa, trước đó phải nhập định Vô Lượng Nghĩa Xứ để quán lý của Vô Lượng Nghĩa Xứ. Phật lấy huệ làm mạng, vô tướng làm thức ăn, muốn nói nghĩa vô tướng, trước dùng huệ quán diệu lý của vô tướng, sau mới nói pháp nên nói là giờ thọ thực vậy.
Đắp y: pháp y có 3 loại: Tăng Già Lê, Uất Đa La Tăng, An Đà Hội. Tăng Già Lê mặc để vào cung thành, thôn làng. Y Uất Đa La mặc trong chúng, lúc thuyết pháp. Y An Đà Hội tức y mặc thường để làm việc. Nay muốn vào trong thành là phải mặc y loại trước, theo đúng cách cũng có 3 loại: 1. Tinh tấn hay còn gọi là giáp khải (áo giáp) có nghĩa hay sách tấn hợp thời thuyết pháp để ích người lợi vật, chẳng ngại lạnh nóng do vậy mà mặc y này 2. Y nhu hòa nhẫn nhục, do nhẫn nhục nên địch nổi oán hại ở ngoài vào mà không bị xâm tổn, như mặc y nóng lạnh chẳng xúc chạm được thân 3. Áo ngoài tàm quí, do tôn trọng bậc hiền thiện, chống lại bạo ác, xấu hổ là thân tướng nên mặc y đó. Ởđây biểu hiện Phật sách tấn cần nói pháp vô tướng vi diệu nên phải đắp y vậy.
Bình bát nghĩa là ứng lượng khí – đồ đong lường đúng – có 2 nghĩa: 1. Hợp với lượng mình dùng 2. Hợp lượng đồ vật người cúng. Không lớn không nhỏ nên gọi là ứng lượng. Điều đó chứng tỏ Phật không phân biệt nội chứng với lý như bình bát nhận thức ăn; tâm khởi nơi trí nên lại gọi là trì (cầm).
Vào đại thành Xá Vệ là chứng tỏ muốn vào đại thành chánh pháp và ăn món ăn vô tướng; hay nói chánh pháp giống như thành vậy. Kinh Vô Cấu Xưng ghi rằng, Khư hô là hộ pháp thành, Bồ Tát như người giữ thành; hoặc chánh pháp như người trong thành, Bồ Tát như thành tức Bình gọi là hộ pháp thành, hoặc nhập đại thành pháp giới, uống vị vô tướng, đây là biểu hiện nên nói nhập đại thành Xá Vệ.
Khất thực đúng biểu hiện trí vô phân biệt trong chứng lý vô tướng. Thứ lớp đi khất thực có nghĩa là đi từ con hẻm này tới con hẻm khác, từ nhà này sang nhà kia, vì hiển lộ nơi mỗi một pháp đều đạt đến lý vô tướng. Trở về lại chỗ cũ là biểu tỏ Phật sắp thuyết pháp vô tướng; trở lại nên khởi hậu đắc trí vì người khác mà quảng diễn pháp âm. Rửa chân chứng tỏ ra ngoài dính đất bụi nên cần phải rửa chân cho sạch bụi đất. Nội tâm có nhiễm nên nghe pháp không thâm nhập.
Trải tòa ngồi, vì muốn nói pháp tối thắng nên Đức Thế Tôn tự trải tòa ngồi, như ta thấy bậc đáng tôn không nhờ người khác trải tọa cụ ngồi. Ngài Vô Trước luận rằng, chứng tỏ chỉ người vắng lặng đối pháp năng giác hay thuyết, nên đây là cách Thế Tôn an tọa thân đoan chánh thiền định, là chứng tỏ trong đã giác ngộ chân lý, ngoài hay thuyết pháp vô tướng. Kinh năng đoạn Kim Cang ghi rằng: ngồi xoay lưng mặt quán, lưng là nghĩa xa, mặt là hướng tới việc quán, có nghĩa là dùng trí quán lý như kiếng soi mặt vậy. Như nói lưng mà lưng chỉ cho sanh tử, mặt là Niết Bàn, lưng xả bỏ phiền não, mặt đạt chân lý, lưng lìa có-không, mặt ở Trung đạo, đó là những ý nghĩa nên biết. Cũng có thể nói rằng đối diện niệm là nghĩa gần gũi quen thuộc, có nghĩa là dùng trí đạt lý như đối diện người thân thuộc vậy.
“Thời trưởng lão Tu Bồ Đề tại đại chúng trung tức tùng tòa khởi, thiên đản hữu kiên, hữu tất trước địa, hiệp chưởng cung kính, nhi bạch Phật ngôn”.
Lúc bấy giờ trưởng lão Tu Bồ Đề ở giữa đại chúng liền đứng dậy rời khỏi chỗ ngồi, trịch áo hở vai bên hữu, chấp tay cung kính, quỳ gối sát đất bạch Phật rằng…
Giảng: Đoạn văn quan trọng thứ hai này là phần thỉnh vấn Đức Thế Tôn, phần chính dựa theo Ngài Thế Thân chia văn làm 2: từđây tới…quả báo không thể nghĩ bàn: là thuyết vòng đầu; và từ: bấy giờ Ngài Tu Bồ Đề… cho đến làm thế nào an trụ trởđi tới chỗ nên quán sát như thế, là thuyết vòng hai. Có nghĩa là vòng đầu nêu 3 nghi vấn với người chưa phát tâm làm sao phát tâm; thậm chí người đã tu hành làm thế nào đoạn dứt chướng. Vòng 2 thuyết như Bồ Tát đối với tự thân nên khởi 3 thứ tâm mà tu hành, rằng ta hay phát tâm đến… rằng ta có thể dứt trừ chướng, là dứt tâm tăng thượng mạn nhưđã nói. Như vậy, vòng đầu Phật thuyết pháp để giáo hóa người chưa phát tâm làm cho phát tâm, vòng sau với người đã phát tâm nói ta có thể phát tâm nên vì đó mà thuyết pháp, hoặc người tu đoạn chướng vòng 2 giải thích riêng.
Cựu giải thích rằng vòng đầu là sanh tức thiện, vòng sau là đoạn dứt chướng, chướng tức là sở tri chướng, nên sau đây luận rằng, đối nội tâm tu hành mà còn cho ta là Bồ Tát là còn bị chướng không trụ đạo được. Vì Bồ Tát không trụ đạo không phân biệt nội chướng để đạt đến chân lý mới chứng đạt, nên không tâm khởi cho rằng ta đạt được. Ngoài ra, hiểu đúng trước sau hai căn lợi – độn nên Phật thuyết hai vòng. Vòng đầu có 2 ý: bắt đầu từ … nên hàng phục tâm như thế … cho đến như lời dạy mà an trụ, là phần chánh. Có thể dùng thân tướng thấy Như Lai không? Tiếp theo là phần đoạn nghi, có nghĩa tu là năng đoạn, Bát Nhã là sởđoạn và đó là 2 chướng. Trong đoạn trên có 4 ý: 1. Ngài Thiện Hiện chí thành cầu thưa hỏi 2. Phật ca ngợi câu hỏi và hứa khả trình bày 3. Kính thọ việc nghe hy hữu 4. Theo câu hỏi giải đáp. Hay cũng có thể nói đoạn văn trên có 3 phần: 1. cung kính Phật 2. hết lòng tán thán 3. trình bày lời thưa thỉnh. Đây là đoạn văn mở đầu.
Song Bồ Tát Vô Trước thiết lập 7 loại nghĩa cú lấy Bát Nhã Ba La Mật thành lập, có nghĩa là chủng tánh không lìa. Đây là 3 câu đầu của 7 nghĩa cú phê phán Kinh này chung có 3 đoạn; sau 4 đoạn rõ ràng trong đó có nghĩa của sở hữu không thể tách riêng luận được. Ba đoạn văn đó như sau:
1. Ngài Thiện Hiện tán thán là chủng tánh không 2. Ngài Thiện Hiện thưa thỉnh là phát khởi hành tướng, tức là hỏi sự tu hành 3. Phật hứa trả lời cho tới chỗ: nên quán sát như thế gọi là hành chỗ trụ xứ, có nghĩa nương lời Phật dạy để tu hành, đây là một phần trong việc áp dụng phương pháp tu tập 4. Đối trị: không có văn riêng trong hành chỗ trụ xứ có năng sở để đối trị. Luận nêu rằng, hành tương ưng như thế là tướng hành các trụ xứ thời có 2 loại đối trị, phải biết đó là tà hạnh và chánh hạnh cùng nhận thấy. Trong đây có từ “thấy” có nghĩa là phân biệt vậy. Trong phần trụ xứ đầu nếu nói Bồ Tát nên sanh tâm như vậy đến chỗ có chúng sanh v.v… Đây là đối trị tà hạnh. Sanh tâm như thế là Bồ Tát tà hạnh. Nếu lại nói: như Bồ Tát có tưởng chúng sanh, đây là đối trị cùng thấy chánh hạnh. Bồ Tát phân biệt chấp như thế cũng phải đoạn dứt, có nghĩa là phải độ chúng sanh. Trong trụ xứ thứ hai như nói nên hành bố thí là đối trị tà hạnh, chẳng phải không bố thí là Bồ Tát tà hạnh. Nếu lại cho rằng trụ trong việc bố thí là đối trị cùng thấy chánh hạnh. Bồ Tát phân biệt chấp như thế cũng phải đoạn dứt, như cho rằng nên hành bố thí. Y cứđoạn này có 2 phần là năng đối trị và sở đối trị nhưđã giải thích. 5. Không mất: tức là không mất chánh đạo, đây là ngăn bớt tăng giảm chấp, có nghĩa là trong hành chỗ trụ xứ chấp có nhơn-pháp nên nói là tăng chấp; bác không có pháp chân như nên nói là giảm chấp. Nếu người chấp như thế liền mất chánh đạo. Nay ngăn bớt hai chấp nên nói không mất. Luận giải rằng trong nếu cho rằng Như Lai thuyết phước đức tánh là phi phước đức tánh để ngăn bên chấp lợi ích, vì không phân biệt tánh phước đức ấy. Nếu lại cho rằng Như Lai thuyết tức là phước đức Như Lai có để ngăn bên tổn hại. Vì chấp tuy không như ngôn từ có tự tánh nhưng có việc thuyết. Do Phật thuyết phước đức (tụ) chí như gọi Phật pháp ấy là phi Phật pháp. Như vậy trở lên đã giải thích điểm không mất vậy. 6. Địa (vị) ởđây có 3 loại: 1) Tín hành địa, tức vị phàm phu mới từ sơ cơ đến gồm hết thảy pháp 2) Tịnh tâm địa: thập trụ bắt đầu từ “ví như thân người to lớn” 3) Phật địa: từ chỗ: nếu Bồ Tát nghĩ như vầy: ta phải trang nghiêm Phật độ cho đến hết Kinh. 7. Lập danh: giải danh từ năng đoạn cần phải biết. Song miền Nam giải thích Kim Cang Tiên phân ra ởđây luận chung là 12 phần; chỉ vì miền Bắc dân tình phóng khoáng tự tạo con đường để đi nên không dựa theo đó.
Nói trưởng lão: như người Tây phương tôn trọng người già cả là trưởng lão. Nếu người trẻ nhưng có đức nên được tôn là Đại Đức không giống ởđây, giống như Tu Bồ Đề (trưởng lão) là không đúng. Nên nói rằng Tô Bồ Để (Tu Bồ Đề) Trung Hoa gọi là Thiện Hiện, là một trong số đệ tử của Đức Thế Tôn đạt giải KHÔNG đệ nhứt. Có nghĩa ông sanh ra đời gặp Phật, hay khéo hay hiểu rõ nghĩa KHÔNG ngay trước mắt, hay lúc ông vừa sanh thời trong nhà trống không. Thầy xem tướng đoán tướng đặt tên ông là Thiện Hiện; Hiện là xuất hiện vậy. Lúc ông sanh trong nhà mọi vật đều trống rỗng biểu hiện khi lớn lên khéo hiểu về nghĩa KHÔNG nên gọi là Thiện Hiện. Tân dịch năng đoạn gọi là Cụ Thọ Thiện Hiện (thọ mạng), mạng có 2 loại: 1. Huệ mạng xuất thế 2. Thân mạng thế gian, có nghĩa giữ sắc tâm liên tục. Nếu chỉ nêu riêng huệ mạng thì không bao hàm thế gian; còn nói riêng thân mạng thời không chung xuất thế; hiển lộ đủ cả hai mới gọi là Cụ Thọ. Cho nên Thiện Hiện có hai: 1. Đạt huệ mạng xuất thế 2. Được thọ mạng thế gian nên cũng gọi là trưởng lão vậy.
Từ chỗ ngồi đứng dậy là tiêu biểu xả bỏ cái phi thật của Nhị thừa hướng tới cứu cánh của Nhất thừa. Trịch áo bày vai mặt biểu lộ sự cung kính. Ngài lấy bên mặt làm điềm lành vì biểu tỏ trí tuệ có thể cùng chúng tạo nên niềm an lành. Gối mặt quì sát đất biểu lộ hàng phục lỗi lầm sanh tử, vì từ vô thỉ cho tới nay dùng tay chân phải tạo bao tội lỗi, vì tiêu biểu pháp này hay hàng phục khổ sanh tử. Chắp tay chứng tỏ có sự chú ý lắng nghe, tâm-pháp hợp nhất, cung kính là biểu cách phép tôn trọng vậy. Ngài Vô Trước luận 6 nhân duyên Ngài Tu Bồ Đề thưa hỏi như: 1. Đoạn nghi, vì chúng sanh từ vô thỉ tới nay bị vô minh nơi tâm, phiền não che lấp sanh nghi hoặc như đối pháp tứ đế, hay Tam Bảo v.v… mà sanh nghi không phát lòng tin. Như lúc hỏi có những điểm nghi ngờ gì đều được đoạn dứt 2. Vì khởi lòng tin hiểu nên phải hỏi. Dù nếu có tin đối với pháp nhưng không biết lấy gì mà phát lòng tin nên phải hỏi, làm khởi tuệ giác (bát nhã) tin hiểu 3. Vì thâm nhập sâu xa có nghĩa là tuy trí tuệ sanh niệm tin hiểu, nhưng với ý nghĩa sâu xa chưa thể thấu đạt được nên phải hỏi để hiểu sâu sắc hơn 4. Vì không thoái chuyển nên hỏi; tuy pháp thậm thâm đã được hiểu rõ, song gặp những chuyện nhỏ nhặt như tranh cải, biếng lười v.v.. mà đôi khi cũng thối tâm. Một khi nêu hỏi là mãi mãi không còn thoái tâm nữa. 5. Khởi niềm vui nên hỏi, vì chúng sanh mịt mù trong sanh tử luôn ôm trọn bao nhiêu mối lo khổ. Một khi nêu hỏi là những nổi khổấy dứt trừ nên sanh tâm hoan hỷ 6. Vì chánh pháp lâu dài nên hỏi, có nghĩa là nếu Phật không thuyết Bát Nhã như thế, hoặc giả chánh pháp chóng hoại diệt không có người duy trì, một khi nêu hỏi là mong làm sao cho chánh pháp tồn tại lâu dài.
“Hy hữu Thế Tôn, Như Lai thiện hộ niệm chư Bồ Tát, thiện phú chúc chư Bồ Tát”
Giảng: Theo Ngài Thế Thân phân tích, vòng đầu có 2 ý: 1/ phần thưa thỉnh chính 2/ Từ: có thể dùng thân tướng… phá sự hồ nghi. Trong phần (1) có 4 ý: a. cung kính tán thán b. Phật hứa khảđáp c. kính thọ việc nghe hy hữu d. theo câu hỏi mà đáp. Trong ý đầu còn phân làm 4: a. nơi chốn rõ rệt, nghĩa là giữa đại chúng đông người b. tỏ lộ lòng cung kính c. tán thán d. nêu lên hỏi. Trở lên 2 ý đã xong.
Đây là điểm 3 tán thán: nói hy hữu thay Đức Thế Tôn, vì trong kiếp trụ phải qua thời kỳ kiếp giảm mới có Phật ra đời. Như trong Hiền kiếp (4) có 1000 Đức Phật thì 4 Đức Phật đã ra đời. Chỉ trong kiếp trụ này thì 5 kiếp đầu tiên không có Phật xuất thế; kiếp thứ 6 con người sống thọ 4 vạn tuổi, lúc đó Đức Phật Câu Lưu Tôn ra đời. Kiếp thứ 7 con người sống 3 vạn tuổi, lúc đó Đức Phật Câu Na Hàm Mâu Ni ra đời. Kiếp thứ 8 con người thọ 2 vạn tuổi, lúc đó Đức Phật Ca Diếp ra đời. Kiếp thứ 9 con người thọ 100 tuổi, lúc đó Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời. Kiếp thứ 10 con người thọ 8 vạn tuổi, kiếp giảm đầu tiên lúc đó Đức Phật Di Lặc xuất thế, đến kiếp thứ 50 và kiếp 990 có 4 Đức Phật cùng ra đời trong một kiếp. Sau đó trong kiếp trụ Đức Phật Lâu Chí xuất thế trong một kiếp. Từđây trởđi trải qua 12 đại kiếp trong kiếp Tinh Tú mới có Đức Phật Nhật Quang đệ nhứt ra đời. Từđó trải qua 300 kiếp mới có chư Phật xuất thế.
Kinh Pháp Hoa ghi rằng chư Phật xuất hiện nơi đời thật là lâu xa mới có nên rất là khó gặp. Khéo hộ niệm như Ngài Thế Thân nói là thêm thân đồng hành có 2 nghĩa: 1. gia trì thân 2. thêm người đồng phạm hạnh.
Như có vị Bồ Tát đã từng phát tâm gặp chư Phật, căn cơ đã thuần thục Phật bèn hộ niệm cho, đó là gia trì thân, khiến được tự lợi tăng trưởng thiện pháp. Gia trì người đồng phạm hạnh có nghĩa là Bồ Tát có người cùng giữ giới khiến được thọ giáo pháp để gia tăng việc lợi tha.
Khéo phó chúc, có nghĩa là Bồ Tát căn chưa thuần thục làm cho được thuần thục, tuy đã phát tâm mà căn cơ chưa thuần thục. Nói thuần thục có 2 loại: 1. chưa từng có công đức 2. tuy đã có công đức mà lại thoái tâm. Đem 2 hạng người này trao cho Bồ Tát thuần thục để được chỉ dẫn; đối với người chưa đạt mà đã thoái tâm khiến cho đạt. Đối với người đã đạt được nhưng thoái tâm làm cho họ thêm tinh tấn tu tập nên gọi là phó chúc. Ngoài ra, người đạt bất thoái làm cho không bỏ Đại Thừa, trước đem người căn chưa thuần thục giao phó cho người căn đã thuần thục, ở đây Đức Thế Tôn đem pháp giao cho người căn chưa thuần thục làm cho không rời bỏ Đại Thừa. Đối với Đại Thừa muốn làm họ thắng tấn hơn gọi là phó chúc. Luận nghĩa phó chúc có 2 ý: 1. Trong số Bồ Tát đã đạt mà thối tâm hay chưa đạt nhưng lui sụt chỉ làm sao để họ không bỏ Đại Thừa, ngỏ hầu thắng tấn lên gọi là phó chúc. Nhưng Ngài Vô Trước giải thích ý cùng với ởđây có phần hơn. Ý Ngài nói rằng: Phật lúc mới thành đạo có chư Bồ Tát trong quá khứđã từng tu tập thiện căn, căn đã thuần thục, Phật vì họ nói hành chỗ trụ xứ, nói Thánh đạo để tự đối trị và phân biệt là sở đối trị. Cũng nói đoạn trừ 2 chấp tăng giảm làm cho không mất chánh đạo. Phàm phu tu tập hạnh Bồ Tát và Phật địa, cũng tức là thiết lập danh bát nhã; như thế là khéo hộ niệm.
Lại khéo phó chúc: như Bồ Tát căn chưa thuần thục và chưa phát tâm tu hành nên Phật trước giờ Niết Bàn đã phó chúc, đã nhiếp thọ các vị, khiến chư Bồ Tát lấy 5 nghĩa này mà thuyết làm cho Phật pháp được tồn tại. Đã nhiếp thọ có nghĩa là Bồ Tát căn đã thuần thục vậy.
Song từ Hộ Niệm có 6 ý như: 1/ thời: có nghĩa Phật luôn vì hiện tại và tương lai là 2 thời kỳ để hộ niệm. Ở hiện tại là lúc làm cho được an lạc, tức không cho làm ác để bị chuốt lấy quả báo ở vị lai nên được lợi ích. Không như từ mẫu làm cho con thơ hiện tại được vui, trái lại khiến tạo ác. 2/ sai biệt, tức là khéo biết căn cơ chúng sanh khác nhau (sai biệt) để thuyết pháp, tức khéo hộ niệm 3/ cao đại: đem Bát Nhã làm lợi lạc hữu tình không còn gì cao hơn 4/ kiên cố: tất cả mọi vật ở thế gian đều bị tan vỡ, chỉ có Bát Nhã là rốt ráo bền chắc 5/ cùng khắp: có cùng khắp nên bao hàm lợi ích đối với tự và tha, nên không giống Nhị Thừa chỉ tự lợi 6/ tướng khác có nghĩa là trong địa tín hành vị tu tập của phàm phu có nhiều sai biệt. Tùy theo sự sai biệt đó để phân biệt pháp khác vì họ mà thuyết.
Khéo phó chúc cũng có 6 nghĩa: 1/ nhập xứ: nơi quay trở về gọi là nhập xứ; xứ cũng gọi là an xứ. Có nghĩa là Phật phó chúc cho người căn chưa thuần thục rằng sau khi Ta nhập Niết Bàn hãy trở về với các Bồ Tát và chư Phật, nên lấy chư thiện hữu làm nơi quay về 2/ pháp đạt như vậy, người căn đã thuần thục đối pháp đạt được nên vì đó mà nhiếp hóa làm lợi ích như người mẹ đối với con thơ vậy 3/ chuyển giáo: làm cho pháp Bát Nhã thâm huyền phải truyền giảng rộng, khiến cho ngọn đèn chánh pháp lưu truyền bất diệt 4/ không mất: tức là nhập xứ vì đã có nơi quay về nên không mất chánh đạo tức chánh pháp 5/ lòng thương: pháp Như do có lòng thương làm cho pháp lợi tha 6/ tôn trọng: tức chuyển dạy, do tôn trọng Bát Nhã nên có thể lần lượt truyền giáo vậy.
“Thế Tôn, thiện nam tử, thiện nữ nhơn, phát A Nậu Đa La tam miệu tam bồ đề tâm, vân hà ưng trụ, vân hà hàng phục kỳ tâm?”.
Bạch Đức Thế Tôn, nếu người thiện nam, tín nữ phát tâm vô thượng bồ đề, làm sao trụ tâm và làm thế nào hàng phục tâm?
Giảng: Phần thứ ba: thưa thỉnh Phật việc hàng phục tâm.
Thiện nam tử gọi là Ô ba sách ca: nếu không thọ giới biệt giải thoát, không thường thân cận giúp đỡ không gọi là thiện được. Phát tức là sanh hay khởi vậy. A Nậu Đa La: Trung Hoa dịch là vô thượng; tam là chánh; miệu là đẳng; tam trở lại là chánh, bồ đề là giác. Nên gọi chung lại là Vô thượng chánh đẳng chánh giác (vô thượng bồ đề), có nghĩa trước là tên tổng quát, sau lược nói ngoại đạo tà giác. Kế tiếp lược nêu Nhị Thừa giác một bên, kế tiếp Bồ Tát giác khiếm khuyết để nêu lên giác viên mãn, và như thế gọi là vô thượng chánh đẳng chánh giác; có nghĩa thể giác này tức là pháp thân. Như Kinh Thắng Man ghi rằng: Như Lai tức là pháp thân, pháp thân tức cõi Niết Bàn. Nói phát có nghĩa là hướng tới bát nhã nên gọi là phát.
Làm sao trụ tâm? Hỏi trụ tâm nào mà phát và đối với nơi đâu an trụ phát tâm? Thế thì làm thế nào tu hành? Đã phát tâm rồi nên tu hành ra sao? Làm thế nào hàng phục tâm? Như tu hành đã biết phiền não làm sao đoạn trừ? Làm sao an trụ, tức là nghĩ xa về tâm chúng sanh. Làm thế nào tu hành có nghĩa cầu tâm Bồ Đề. Làm sao hàng phục tức là lìa khỏi tâm hữu vi. Ngoài ra, đoạn tất cả mọi điều ác tức là biết làm sao hàng phục tâm. Tu hết thảy việc thiện là làm thế nào tu hành rồi. Độ tất cả mọi loài chúng sanh tức là làm sao trụđó. Lại, ba tụ giới là nhiếp luật nghi giới, nhiếp thiện pháp giới, nhiêu ích hữu tình giới cũng đã bao hàm như trên và cũng dựa theo ý Ngài Thế Thân giải thích. Theo Ngài Vô Trước không cùng quan điểm như thế. Ngài cho rằng phải trụ có nghĩa là dục nguyện nên dục tức mong cầu đúng, cũng tức là cầu Phật. Nguyện là sở cầu nên tạo cho tâm tư duy là phát nguyện đoạn dứt hết mọi việc ác. Nên tu hành phải tương ứng (hợp) với tam ma bát đế. Tam ma bát đế là không phân biệt, tam ma đề (Samadhi) có nghĩa là đối trị phân biệt mà khởi vô phân biệt đưa tới vô phân biệt trí. Ý nói rằng do có phân biệt nên mới sanh thị phi, do thị phi nên khởi phiền não, phiền não khởi nên tạo ác nghiệp, tạo ác nghiệp nên lưu chuyển trong sanh tử. Nay vì đoạn dứt nên khởi hạnh vô phân biệt; còn phân biệt tức bị sở tri chướng. Phải hàng phục có nghĩa bẻ gãy chiết phục làm tan rả. Lúc chiết phục tan rả nếu tâm tam ma bát đế chế phục làm cho trụ lại. Ý nói rằng nếu chiết phục tâm phân biệt khiến không còn tán loạn nữa gọi là hàng phục. Khởi vô phân biệt tam ma bát đế nên gọi là tu hành.
Hỏi: Vì sao không nói: nếu thiện nam tử v.v.. đối với Tam thừa làm sao an trụ mà chỉ riêng nói Đại Thừa?
Đáp: Như Kinh Thắng Man nói là mang vác bốn vật nặng tức là hữu tánh, vô tánh đều hàm dung lợi ích. Cho nên trả lời luận thích rằng bất khả đắc (không thể được), vì Ngài Thiện Hiện là Thanh Văn. Nếu hỏi trụ Đại Thừa hành là không thể được; còn nếu hỏi trụ Nhị Thừa hành đâu phải là việc khó, nên Thế Tôn chẳng tán thán lành thay. Lại vì ba loại Bồ Đề khác nhau phải khéo hỏi nên chỉ hỏi hành Bồ Tát thừa.
“Phật ngôn: thiện tai, thiện tai, Tu Bồ Đề! Như nhữ sở thuyết, Như Lai thiện hộ niệm chư Bồ Tát, thiện phó chúc chư Bồ Tát. Nhữ kim đế thính đương vị nhữ thuyết. Thiện nam tử, thiện nữ nhơn, phát A Nậu Đa La tam miệu tam Bồ Đề tâm, ưng như thị trụ, như thị hàng phục kỳ tâm”.
Phật dạy: lành thay, lành thay này Tu Bồ Đề, như chỗ Thầy nói đó, Như Lai khéo hộ niệm chư Bồ Tát, khéo phó chúc chư Bồ Tát. Nay hãy lắng nghe Như Lai đương vì Thầy mà thuyết. Này thiện nam tử, thiện nữ nhơn, phát tâm vô thượng Bồ Đề nên trụ tâm như thế, hàng phục tâm như thế!
Giảng: Đây là điểm thứ hai Phật tán thán, hứa khả trình bày trong đó có 3: 1/ tán thán 2/ ghi nhận 3/ hứa nêu rõ. Tán thán như nói: lành thay, có nghĩa là nếu Ngài Thiện Hiện chưa đủ hợp lý thì Phật chỉ hứa khả chứ chưa hẳn tán thán lần nữa. Vì câu hỏi rất sâu sắc nên Phật lặp lại 2 lần lành thay. Ấn có nghĩa ấn chứng cho lời nói, hứa khả trình bày tức là định nói, đế là xét nét khiến người nghe nhận kỹ nên nói hãy lắng nghe kỹ. Trong Kinh nói thính tức chăm chú lắng nghe, nhưđói cần ăn khát cần uống, để hết tâm vào lời giảng một cách phấn khởi. Tâm nghe pháp vui mừng như thế, người thuyết mới hứng thú trình bày.
Kính thưa Đức Thế Tôn, con mong muốn nghe (duy nhiên Thế Tôn, nguyện nhạo dục văn).
Giảng: Đây là điểm 3: Kính vâng việc nghe hy hữu. Duy là từ tôn kính, nhiên là hiển nhiên, việc như thế.
“Phật cáo Tu Bồ Đề, chư Bồ Tát Ma Ha Tát ưng như thị hàng phục kỳ tâm, sở hữu nhứt thiết chúng sanh chi loại, nhược noãn sanh, nhược thai sanh, nhược thấp sanh, nhược hóa sanh, nhược hữu sắc, nhược vô sắc, nhược hữu tưởng, nhược vô tưởng, nhược phi hữu tưởng, phi vô tưởng.”
Phật dạy Ngài Tu Bồ Đề, chư đại Bồ Tát nên hàng phục tâm như thế, như có các loài chúng sanh, hoặc đẻ trứng, hoặc sanh bằng bào thai, hoặc sanh nơi ẩm thấp, hoặc biến hóa sanh, loài hữu sắc, vô sắc, có tưởng, không tưởng, hoặc phi hữu tưởng, phi vô tưởng.
Giảng: Đây là điểm 4: theo câu hỏi đáp riêng.
Trước trả lời làm thế nào trụ tâm và sau đáp làm sao tu hành. Sau: Tu Bồ Đề, Bồ Tát nên hàng phục tâm như thế là đáp hàng phục tâm. Dựa đoạn văn trên có 4 ý: 1. tâm quảng đại 2. tâm đệ nhứt 3. thường tâm 4. tâm không điên đảo. Trên đây dựa theo lối phân chia của Ngài Thế Thân. Theo Ngài Vô Trước căn cứđiểm 3 tu hành chỗ trụ xứ có 18 nên khác. Phỏng theo Địa mà nói có 3 nghĩa 16 vị đầu là địa tiền, hai vị Tư lương và Gia hạnh là phàm phu. Tu hành tức là tín hành địa, vị thứ 17 chứng đạo là Thập địa, Bồ Tát hạnh là tịnh tâm địa. Vị thứ 18 trên cầu Phật đạo tức Phật địa, có nghĩa ta trang nghiêm Phật độ trởđi… đoạn văn nếu phỏng theo trụ xứ nói có 6: 1) nhiếp trụ xứ 2) ba la mật tịnh trụ xứ. Trong 2 trụ xứđây tức là 2 trụ xứ đầu trong 18 trụ xứ. 3) dục trụ xứ tức là 2 trong 18, có nghĩa là muốn được sắc thân, pháp thân. 4) ly chướng ngại trụ xứ tức là ngoài trụ xứ 12. 5) tịnh tâm trụ xứ tức là Đăng Đạo thứ 17. 6) cứu cánh trụ xứ mà hai sau không rời 6 trước, cho nên chung tất cả trụ xứ nên chỉ nơi trụ xứ; nói có 6 loại có nghĩa rằng như trong 2 trụ xứ đầu đã có 2 trụ xứ quảng đại và thậm thâm. Như luận trình bày đầy đủ rõ ràng ngoài ra các trụ xứ khác vẫn vậy. Y cứ nơi 6 trụ xứ, 4 trụ xứ đều là tín hành địa, trong đó 2 vị Tư lương và Gia hạnh đầu. Song ý Ngài Vô Trước không đồng với lập luận của Ngài Thế Thân. 18 vị sai biệt mỗi vị đều có trả lời 3 câu hỏi trước. Luận: Kinh ghi Bồ Tát nên sanh tâm như thế mà trụ, rõ ràng Bồ Tát nên trụ trong dục nguyện như thế. Nếu Bồ Tát tướng do chúng sanh chuyển tức chẳng phải Bồ Tát, chứng tỏ phải tu hành nội lực thời tương ứng (hợp) với tam ma bát đế. Nếu Bồ Tát khởi tướng chúng sanh, tướng ngã -nhơn, tướng thọ mạng thì không gọi là Bồ Tát, rõ ràng nên hàng phục tâm như thế trong lúc tán tâm mà thu nhiếp được18 trụ xứ sai biệt của Ngài Thế Thân, nên 2 khác biệt đầu đã hợp chung trả lời 3 nghi vấn; không giống với Ngài Vô Trước mỗi mỗi đều trả lời 3 nghi vấn nên kiểm xem lại hẳn rõ. Ởđây trả lời làm sao trụ có nghĩa là làm thế nào an trụ để mà phát tâm, tức là các nhà tu hành muốn chứng Bồ Đề làm nhiều lợi ích, trước hết cần phải phát tâm đại Bồ Đề rồi mới khởi chánh hạnh. Kinh thuyết rằng như tre chẻ đốt đầu hẳn những đốt khác cũng vỡ tung hết; kiến đạo đầu tiên trừ dứt chướng, ngoài ra những chướng khác đều chóng trừ dứt. Như phát tâm Bồ Đề thời tất cả các công đức phải được viên thành nên mới phát tâm. Kinh ghi thí như đại hải đầu tiên một giọt nước hay vì các báu vật mà làm chỗ nương tựa, lúc đầu phát tâm cũng như thế. Năm Thừa thiện pháp đều nhân đây mà phát sanh. Ngoài ra, như thế giới lúc ban đầu rồi dần khởi phát tức là cưu mang chúng sanh; tâm này cũng vậy, hay vì 5 thú (đường) mà làm chỗ y chỉ cưu mang vô số chủng loại. Lại như hư không luôn hàm nghĩa bao dung; đại Bồ Đề tâm cũng như thế, cùng khắp không hữu vi không lìa như hư không. Bồ đề phải cầu chứng đạt nên khắp hư không, chúng sanh nghĩ sâu, nên sơ phát tâm tuy thấp kém, nhưng nhứt niệm phước tích tụ nói còn không thể hết, huống gì trải qua nhiều kiếp phát tâm tu hành được công đức lợi lạc. Nhân gì phát tâm? 1) Thấy nghe, thần lực, công đức v.v.. của Phật 2) Nghe thuyết giáo pháp Bồ Tát 3) Thấy nghe Phật pháp sắp diệt. Niệm nghĩ tới pháp vững trụ mà bị diệt nên rất là khổ. 4) Đời mạt pháp phần nhiều chúng sanh si mê không biết hổ thẹn, keo kiệt, ganh tỵ, ưu tư, sầu khổ, ác hạnh, phóng túng, giải đãi, không tin. Cho nên đời ác phần nhiều hay sanh những phiền não xấu ác như thế, là lúc ta phát tâm học tất cả, ta khởi niệm giác ngộ, do đấy liền phát đại Bồ đề tâm. Khi chuẩn bị muốn phát tâm trước hết phải đủ 10 đức và khởi 3 diệu quán, 10 thắng đức đó là: 1) Thân cận thiện hữu; có nghĩa là tình đồng đạo tuy xa nhưng gần. Nếu không cùng hiệp lực tuy gần cũng không thành là thiện hữu được. Kinh Niết Bàn ghi rằng: thiện tri thức như pháp mà thuyết, như thuyết mà hành. Tự mình không sát sanh cũng khuyên người khác không sát sanh, nhẫn đến mình không tà kiến cũng giúp người không tà kiến v.v.. đó gọi là như thuyết tu hành (nói làm đi đôi nhau). Ngoài ra, thiện tri thức cũng như trăng non giữa tháng (rằm) dần dần tròn đầy vậy 2) Cúng dường chư Phật: nên thực hành 10 loại cúng dường, cho dù Phật hiện tiền hay không hiện tiền 3) Tu tập 3 thiện căn, phàm làm việc gì đều nên chú tâm vào việc thiện 4) Chí cầu pháp thù thắng như thích làm thiện hơn, thích nghe pháp hơn v.v... 5) Tâm luôn nhu hòa: tánh không hung ác như ngựa thuần thục 6) Gặp khổ hay nhẫn, có nghĩa là vì Bồ Đề (tánh giác) không sợ nóng lạnh, khó khổ v.v... 7) Từ bi thuần hậu: cứu giúp trừ khổ cho mọi loài 8) Thâm tâm bình đẳng: oán-thân không hai, tốt-xấu ngang nhau 9) Tin ưa Đại Thừa 10) Cầu Phật trí tuệ. Kinh Pháp Hoa nêu 5 đức như trên. Ngoài ra, người Phật tử tâm thanh tịnh nhu mì cũng lợi lạc vô lượng chư Phật, đó là chỗ hành sâu diệu đạo vậy.
Còn 3 diệu quán đó là: 1) Chán bỏ hữu vi có nghĩa quán sanh tử, ác thú không rãnh rỗi, vì bao nổi khổ bức bách. Trong thân có 5 uẩn, 4 đại hay sanh ác nghiệp, 9 lỗ bài tiết thường tiết mùi hôi hám bất tịnh, 36 vật chứa tích tụ; vô lượng phiền não nung nấu thân tâm, như bọt như bóng niệm niệm biến diệt. Si mê che lấp tạo nghiệp luân hồi trong 6 thú, suy tư xét nét thâm tâm xả bỏ 2) Cầu Bồ Đề: quán thân Phật tướng tốt, công đức trang nghiêm, pháp thân vốn tịnh đầy đủ giới hạnh. Phật lực vô úy, có vô lượng pháp thù thắng đạt thánh diệu trí thương tưởng chúng sanh. Phật dẫn dắt khai lối cho hạng ngu mê khiến theo đường ngay nẽo chánh. Các loài chúng sanh gặp Phật đều dứt phiền não kiến, nhờ công đức tu tập nên nói là ngưỡng cầu 3) Niệm nghĩ chúng sanh tức là quán sát chúng sanh si ái làm mê hoặc phải chịu vô vàn thống khổ. Không tin nhân quả tạo nhân ác, chán bỏ chánh đạo tin theo tà đạo, trôi theo 4 dòng, ngụp lặn trong hoặc lậu phiền não. Tuy sợ các khổ hoàn lại vẫn tạo nghiệp ác nên luôn lo buồn khổ não. Yêu nhau phải biệt ly: khổ, thấy vậy vẫn yêu, oán ghét gặp nhau là khổ, biết khổ càng thêm oán. Vì dục khởi nghiệp sanh khổ, không chán, mong muốn phạm giới. Ôm lo, buông túng tạo nghiệp vô gián; đồi bại không hổ, hủy báng Đại Thừa. Si chấp sanh kiêu mạn, dù có trí thông minh cũng đoạn mất căn lành. Tự dối cống cao thường không biết hối cải. Sanh vào nơi không rãnh rỗi, Phật pháp không tu, dù nghe cũng không hành trì. Tập theo nghiệp tà đắc thế diệu quả cho là chứng Niết Bàn; thọ các vui thú rốt cuộc rồi hoàn sanh nơi ác thú. Thấy những người như thế thâm tâm thật là đáng thương xót! Kế tiếp phải phát tâm, phát nguyện như thế này: nguyện con quyết định phải chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề hay làm việc nghĩa, lợi ích cho tất cả chúng sanh, hay tùy hỷ vui theo hiệu chư Phật. Như Đức Thích Ca lúc đầu phát tâm hướng nguyện, như Câu Xá luận ghi rằng trong ba vô số kiếp ngược xuôi Ngài gặp Phật Thắng Quán, Nhiên Đăng, Bảo Kế là Phật Thích Ca Mâu Ni đầu tiên.
Bồ Tát Vô Trước nhân đấy nói rằng: thanh tịnh lực tăng thượng, tâm kiên cố thắng tấn gọi là Bồ Tát, trước tiên tu trải qua 3 đại kiếp, bắt đầu khởi tín (tin), tinh tấn, niệm, định, huệ căn để bẻ dẹp chướng nhiễm. Kế phát đại nguyện luôn gặp thiện hữu để tạo thắng duyên. Dù gặp bạn xấu tìm cách phá ngăn quyết trọn không bỏ đại Bồ đề tâm. Có tu các thiện pháp cố vận dụng làm cho tăng trưởng. Lấy tâm bất thoái mà sách tấn phát tâm, đó là việc tu tập ban đầu. Y như trên đây mà phát tâm là hướng nhập vô thượng Bồ Đề, nhập Đại Thừa cùng chư Bồ Tát. Trong biển sanh tử tìm đủ cách thoát khỏi, dũng mãnh cương quyết chóng lên bờ giác. Nay một lời này gọi là tâm quảng đại khắp 10 phương vô số thế giới, vô biên vô tận chúng sanh. Chúng sanh vô số như thế, con từ vô thỉ tới nay trong đó khởi tạo 10 nghiệp ác, nay phát tâm đối với những chúng sanh này đều quyết cứu vớt tế độ nên gọi là đại tâm, và đều muốn độ họ thoát khỏi khổ. Ngài Vô Trước luận rằng: loài có tưởng, vô tưởng, cảnh giới riêng cho nên quán 3 môn này là quán cảnh giới. Có tưởng là có 7 tình thức (mừng, giận, buồn, vui, yêu, ghét, muốn), vô tưởng có 5 cõi (Vô tưởng thiên, Vô phiền thiên, Vô nhiệt thiên, Không thiên, Vô sở hữu xứ thiên), phi tưởng, phi vô tưởng trừ 2 tưởng trước (trong 5 tưởng). Đây dựa theo hữu tông giải thích. Đại Thừa giải thích rằng thức xứ gọi là có tưởng, vô sở hữu xứ là vô tưởng. Không thiếu, sở hữu thứ ba của phi tưởng nhưng không phải tiền thức xứ, nên phi phi tưởng không phải không thiếu sở hữu trước. Ngoài ra, các cõi khác như luận có trình bày rõ. Lại nữa, luận hỏi rằng bốn loài chúng sanh như noãn sanh v.v... làm thế nào nhập vô dư Niết Bàn?
-Đáp: Có 3 nhân duyên có nghĩa sanh chỗ nạn xứ phải đợi thời như ý luận chủđáp rằng, những chúng sanh sanh chỗ nạn xứ phải đợi ra khỏi nạn xứ thời liền khiến nhập vô dư không trở ngại.
“Ngã giai linh nhập vô dư Niết Bàn nhi diệt độ chi” Như Lai đều làm cho nhập vô dư Niết Bàn mà diệt độ đó.
Giảng: Đây là tâm đệ nhất. Niết Bàn có 4: 1) Tự tánh thanh tịnh có nghĩa ở nơi ràng buộc gọi là Như Lai tạng 2) Hữu dư y là nhân sanh tửđã dứt 3) Vô dư y là quả sanh tử đã hết 4) Vô trụ xứ: có nghĩa là đạt đại bi, bát nhã hai hạnh; hoặc thêm một nữa là phương tiện tịnh, Niết Bàn là năm. Vì Bồ Tát tạo ý này làm vô số chúng sanh đều vui thích muốn đạt vô dư Niết Bàn nên gọi là tâm đệ nhất vậy.
Ngài Vô Trước luận rằng: cớ gì không nói thẳng Niết Bàn chứ? Nếu như thế rất tiện cho Đức Thế Tôn nói phương tiện cõi sơ thiền mà Niết Bàn lại không riêng, có nghĩa Niết Bàn sơ thiền là còn ở thế gian, chỉ có ly dục mới là quả Bồ Đề, nên ởđây nói lìa sự ràng buộc. Tại sao không nói cõi hữu dư Niết Bàn, vì đó là chung quả. Vô dư Niết Bàn hoặc khổđã hết chỗ hiển lộ nên không chung quả. Vã lại không phải cùng một hướng, vì không cùng hướng nên khổ nhưđã dứt sạch.
Hỏi: Tại sao không nói vô trụ Niết Bàn?
Đáp: Vì hiển bày Tam Thừa cộng chung phải diệt độ như thế.
“Vô lượng vô số vô biên chúng sanh, thật vô chúng sanh đắc diệt độ giả”.
Có vô lượng vô số chúng sanh kỳ thật là không có chúng sanh được diệt độ.
Giảng: Đây là hiển rõ thường tâm, vì Bồ Tát nhiếp độ kẻ khác như chính mình: độ tha tức là ngoài mình không có ai khác nên luôn thường độ.
“Hà dĩ cố, Tu Bồ Đề, nhược Bồ Tát hữu ngã tướng, nhơn tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng tức phi Bồ Tát”
Tại sao vậy, này Tu Bồ Đề, nếu Bồ Tát có tướng ngã, tướng nhơn, tướng chúng sanh, tướng thọ mạng là không phải Bồ Tát.
Giảng: Đây là điểm 4: tâm không điên đảo. Như ta khởi 4 tướng chấp ấy là còn bị ngăn chướng phân biệt chưa trừ dứt, vọng tưởng trong đêm dài, là còn điên đảo. Bốn tướng chấp không còn gọi là tâm không điên đảo, như uống thuốc vốn trừ dứt bịnh, không lý gì trái lại càng làm bịnh tăng thêm. Ngài Thế Thân nói, ta quán chung 5 uẩn 3 đời chấp sai khác, chấp ngã quá khứ liên tục đến hiện tại không dứt (rời) nên gọi là tướng chúng sanh. Thấy mạng căn hiện tại không dừng trụ là thân mạng. Thấy mạng căn đoạn dứt quá khứ sau khi chết sanh vào 6 đường là tướng thọ sanh.
Song Đức Phật dạy: Thọ mạng ấy mà ởđây gọi là tướng nhơn, còn Ngài Vô Trước luận hơi khác đôi chút.
“Phục thứ Tu Bồ Đề, Bồ Tát ư pháp ưng vô sở trụ hành ư bố thí, sở vị bất trụ sắc bố thí, bất trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp bố thí”.
Lại nữa này Tu Bồ Đề, Bồ Tát đối với pháp nên không có chỗ trụ mà thực hành bố thí, có nghĩa là không trụ hình sắc bố thí, không trụ âm thanh, mùi hương, vị lạ, tiếp xúc (chạm, tiếp cận), pháp v.v... bố thí.
Giảng: đây là dựa theo Ngài Thế Thân đáp câu hỏi 2. Song bố thí tiêu biểu có 2 nghĩa: 1) Theo người tại gia tu tập 3 phước, xuất gia bố thí 6 ba la mật là trước tiên 2) Thể rộng bao hàm 6 độ. Ba phước người tại gia tu tập là thí, giới, tu hay bố thí, trì giới, tu tiến. Ba phước đây ở đời này hoặc đời sau được nhiều người yêu quí, bậc hiền lương, người quân tử đều ca ngợi nên gọi là phước nghiệp. Không phải như phước đã hiểu xưa nay. Trước tiên hành bố thí có nghĩa là chúng sanh từ vô thỉ đến nay bị sanh tử trói buộc đều do tham, nay tạo bố thí khiến đối với người chưa có tài của làm cho không sanh tâm tham đắm; đối với kẻđã có tài sắc không khởi tâm keo kiệt tức là ban cho. Giới có nghĩa răn dạy giữ gìn 5 giới, 8 giới v.v... Tu tức là tu tập những thiện pháp như thiền định v.v… Người xuất gia tu hành sáu độ ba la mật, chẳng hạn như trước hết tu bố thí độ, từ cạn tới sâu, từ thô đến tế, từ dễ đến khó nên Kinh nói là y cứ chỗ hơn, có nghĩa là chỗ nương tối thắng (an toàn hơn) của chư Thánh. Mỗi ba la mật theo một nghĩa không trái nhau.
2) Thể rộng bao hàm 6 độ: Ngài Thế Thân gọi là đàn độ bao nhiếp 6 độ mà trong số 1, 2 và 3 là tu hành trụ, và Ngài Vô Trước cũng vậy. Ngoài ra, đàn độ có 3 nghĩa: 1) Của cải riêng mình (tư sanh) có hai loại: nội tài và ngoại tài. 2) Vô úy giúp người làm cho họ lìa khổ được vui, không còn sợ sệt nữa. 3) Pháp thí: tùy căn bịnh mà thuyết pháp nên trong của cải bao hàm nghĩa đàn độ. Vô úy (không sợ) bao nhiếp 2 phần: nhẫn và giới. Đã tạo ác hay chưa tạo làm cho không sanh tâm sợ sệt, nên pháp thí bao hàm cả tấn, định và huệ. Hợp thời thuyết pháp không mỏi mệt nên quán sát biết căn cơ của thính chúng mà chọn pháp thích hợp; Vô Tánh luận cũng nói như thế. Trong việc bố thí đầy đủ 6 ba la mật rồi; tài thí, vô úy thí, pháp thí đã bao hàm chung hết thảy. Trong 3 loại thí mỗi loại đều có chung 6 độ, do vì nghĩa này nên chỉ nói đàn thí. Không trụ nơi sự mà hành bố thí có nghĩa là không chấp tự thân. Vì lúc thực hành bố thí hoàn toàn không mong cho mình mà chỉ vì Bồ Đề. Nên vô sở trụ tức là không mong đền ân đáp nghĩa; không trụ sắc v.v.. là không vướng mắc bởi quả tăng thượng bên ngoài như tiền tài, tôi tớ… mà làm việc bố thí. Luận giải rằng, tự thân và báo ân, không bận buộc vào 2 phần này. Giữ của không bố thí phòng đỡ mong đền đáp. Trong đây 2 câu đầu nêu rõ, 2 câu sau giải thích ý trên. Câu 1 có 2 ý: không chấp tự thân và không mong đền đáp quả báo, như luận nêu rõ.
Tu Bồ Đề, Bồ Tát ưng như thị bố thí, bất trụư tướng”.
Này Tu Bồ Đề, Bồ Tát nên bố thí như vậy, bố thí không trụ tướng.
Giảng: Đây là trả lời câu hỏi 3. Trong câu trên có 2 phần: trả lời câu hỏi nêu lên và giải thích nghi vấn, đây là phần nêu hỏi: nên làm sao không trụ tướng suy tưởng? Tưởng do phân biệt tâm-tướng bị chấp vào cảnh. Nói không trụ là trừ tâm phân biệt bên trong và ngoài không chấp tướng vậy. Vì không thấy người thọ thí và vật bố thí nên của thí thanh sạch. Nếu thấy không mà không thí tức là không chấp, như chỉ bố thí nhưng không thấy không liền có bịnh (chấp). Cần nhất phải thấy không nên làm việc thí mới cao quí với trung đạo trở thành ba la mật. Duy thức nói rằng: cần yếu 7 độ nhiếp thọ chỗ tối thắng mới có thể tạo thành ba la mật. Vì ý an trụ cùng nương dựa an ổn thực hiện hồi hướng đều được thanh tịnh, do đó 7 độ liền thành. Ở đây nói vô tướng tức là phương tiện khéo hay nhất. Kế giải thích nghi có 4: a/ đặt câu hỏi b/ nêu thí dụ c/ hợp lại d/ khuyên. Trở lên dựa ý Ngài Thế Thân. Theo Ngài Vô Trước, từ việc không trụ trởđi nêu rõ 18 trụ xứ trong đó ba la mật thứ hai tương ứng với 6 loại trụ xứ mà thứ hai là tịnh tâm trụ xứ. Trong câu này chia thành 2: từ đầu cho đến chẳng đối với trước đúng là tịnh tâm trụ xứ. Tiếp theo, không trụ nơi tướng trở xuống đối với đây không thọ khiến kham chịu nên chỉ rõ không trụ mà hành bố thí. Lại, luận dẫn rằng: từđây trởđi có 5 loại trụ xứ, tùy chỗứng hợp mà giải thích cần phải biết, có nghĩa từ trụ xứ thứ 2 trởđi. Năm loại trụ xứđó là: 1) Dựa theo nghĩa: y có nghĩa là nơi nương tựa tức lấy chỗ đối trị làm nơi y cứ 2) Bàn tướng: tướng tức là hình tướng (tướng trạng) 3) Nhiếp gìn: dựa nơi sở đắc quả Bồ Đề gọi là nhiếp giữ 4) An lập: có nghĩa an lập nơi lý chân như 5) Hiển thị: hiển bày ứng hợp với tam ma bát đế và chiết phục tâm lúc tán loạn. Nhưng căn cứ vào điểm chính rõ ràng này nơi tịnh tâm trụ xứ, tức không trụ nơi sự là dựa nghĩa đối trị trụ có năng đối trị chẳng trụ. Hành bố thí là nói về hình tướng mà cũng là nhiếp gìn, mong muốn đời sau đạt quả Bồ Đề. Không trụ hành bố thí là pháp an lập thứ tư có nghĩa là không kẹt tự thể 3 việc tức là nghĩa an lập thứ nhất. Lấy an lập thứ nhất làm vô trụ nên Kinh Vô Cấu Xưng ghi vô trụ tức là vô bổn. Vì lúc hành thí an lập tâm trụ nơi vô trụ, nên gọi là vô trụ hành bố thí. Không trụ tưởng tướng, đây là hiển bày, có nghĩa là tương ưng với tam ma bát đề và nhiếp tán tâm đối với hai thời gian này là không trụ tưởng tướng, nên luận phê bình như thế. Luận giải thích 6 ba la mật có 2 loại quả: quả vị lai và quả hiện tại đã bàn đầy đủ. Nói rằng không trụ sự là không chấp quả vị lai của bố thí. Nên vô sở trụ chính là không chấp quả vị lai của 5 độ còn lại. Nếu cầu quả hiện tại mà hành bố thí nên gọi là trụ sắc, thanh, hương v.v.. thực hiện việc thí. Nếu cầu Niết Bàn hiện tại mà hành bố thí gọi là trụ chấp pháp hành bố thí. Đức Từ Phụ dạy rằng: Ởđây nên không chỗ trụ ngoài một chữ pháp. Đáng lý phải nói: hành pháp vô sở trụ đối với việc bố thí nên các độ khác cần xét để quyết định.
“Hà dĩ cố, nhược Bồ Tát bất trụ tướng bố thí kỳ phước đức bất tư lượng”.
Tại vì sao, nếu Bồ Tát không trụ tướng bố thí được phước đức không thể tính lường.
Giảng: Theo Ngài Thế Thân, đáp câu hỏi 3 trên chính là đáp vấn đề trụ tướng xong. Từđây trở xuống giải thích hồ nghi có 4: a/ nói pháp b/ nói dụ c/ hợp d/ khuyên tin. Nói pháp nghĩa là nghi vấn 3 tướng thể KHÔNG thực hành bố thí làm sao có thể thành phước đức? Phật giải đáp điểm nghi này và trả lời: nếu không trụ tướng bố thí thì phước đức tối đa. Tại sao vậy? Phật trả lời Tu Bồ Đề rằng Như Lai vì đó dạy khiến không trụ tướng bố thí nên nói tướng bố thí là thuận thế gian có thể phá vỡ để hủy mong cầu đạt quả, thế gian không tồn tại lâu dài do phải suy nghĩ tính lường. Vô tướng bố thí là thuận xuất thế gian không thể phá vỡ để đạt quả Bồ Đề xuất thế bền chắc lâu dài, nên tình cảm không thể xét đoán, toán số không thểđo lường được. Ngoài tướng ngã có phân giới hạn, bị câu thúc; vô tướng bố thí không có hạn giới, rộng thoáng vô cùng không bị câu thúc, vì thế nên được phước vô lượng, không thể dùng tình suy tính, toán sốđo lường được nhiều ít.
“Tu Bồ Đề, ư ý vân hà, Đông phương hư không khả tư lượng phủ? Phất dã Thế Tôn. Tu Bồ Đề, Nam, Tây, Bắc phương, tứ duy thượng hạ hư không khả tư lượng phủ? Phất dã Thế Tôn”.
Này Tu Bồ Đề, ý Thầy nghĩ sao, có thểđo lường hư không phương Đông không? Không thể, bạch Đức Thế Tôn? Này Tu Bồ Đề, có thểđo lường hư không phương Nam, phương Tây, phương Bắc, 4 phương chéo góc, phương trên và phương dưới được không? Không thể, bạch Đức Thế Tôn.
Giảng: Đây là điểm 2 nêu thí dụ, trong đó trước hết nêu hư không phương Đông, kế đến chỉ hư không 9 phương còn lại, trong mỗi phương đều bị Phật hỏi như câu trước, Ngài Tu Bồ Đề theo ý Phật trả lời. Ý nói như sơn hà đại địa, trăng sao v.v.. hết thảy mọi sự vật đều có giới hạn lớn nhỏ, nếu bố thí chấp có hình tướng. Chỉ có hư không vô ngại không phân lớn nhỏ để thí dụ bố thí vô tướng. Có Kinh cho rằng chỉ hư không mới có thể dụ cho pháp thân. Vì mười phương hư không đều vô giới hạn, không thể tính lường, cũng giống như vô tướng bố thí phước không thểđo lường hết được. Nhưng ý Ngài Thế Thân đối với vật có nhiều loại không đồng, có nghĩa là hoặc nam hoặc nữ, tốt hay xấu, hoặc đây hay kia v.v… đều do hành bố thí có tướng nên có chỗ sai biệt giới hạn nhiều ít. Như tâm hợp với lý vô tướng không sai biệt thực hành bố thí thì phước vô tận, tương lai thành Phật phước đức cùng khắp không có đây kia, không còn sai biệt tự tha nữa. Lý vô sai biệt là lý KHÔNG vô ngã có cùng khắp như hư không vậy.
“Tu Bồ Đề, Bồ Tát vô trụ tướng bố thí phước đức diệc phục như thị, bất khả tư lượng.”
Này Tu Bồ Đề, Bồ Tát không trụ tướng bố thí phước đức cũng như thế, cũng không thể suy lường được.
Giảng: Đây là điểm ( c ) hợp; tức là kết thúc lại (hợp lại).
“Tu Bồ Đề, Bồ Tát đản ưng như thị giáo trụ.
Này Tu Bồ Đề, Bồ Tát chỉ nên như lời dạy mà an trụ.
Giảng: Đây là điểm ( d ) khuyên tin: có nghĩa là khuyên nên như lời Phật dạy mà hành vô tướng bố thí phước đức vô biên, chẳng bao lâu hẳn kết thành quả rộng lớn. Ý nói rằng các người tuy chưa hiểu mà chỉ nên làm như lời Phật dạy, rồi sau khi chứng đắc mới tự hiểu thông suốt vậy. Trở lên dựa ý Ngài Thế Thân giải thích. Theo như Ngài Vô Trước chỉ dựa một đoạn này đủ chứng minh được chỗ trụ thanh tịnh. Trước nêu rõ tịnh trụ xứ, tiếp theo là không trụ tướng, sau là khiến cho nhẫn được, nên Phật chỉ rõ không trụ tướng mà hành bố thí thời phước đức vô cùng tận. Vì thế hoặc có Bồ Tát nghe nói vô tướng bố thí mà sanh tâm không kham nhẫn được trong sự tu tập nên có lời này. Vốn việc bố thí tự bản chất hơn hẳn so với phước đức chỉ là kết quả; đã bố thí vô tướng làm gì có đắc? Vì chỉ do tham bố thí chấp tướng mà bản chất là mong cầu được phước đức. Đối với bố thí vô tướng không mong đạt niềm vui, nên có câu tục ngữ: “nhỏ không học, lớn không làm được gì cả”. Có kẻ không bố thí cứ nghĩ cùng tới già cũng không theo kịp lời Phật dạy, chết vô danh, do vì có Bồ Tát tham được phước đức. Đức Thế Tôn vì họ khiến kham nhẫn nên lấy hư không làm thí dụ. Cũng như hư không có 3 nhân duyên: 1) Có cùng khắp mọi chỗ, có nghĩa rằng nơi trụ hay chẳng trụ tướng đều sanh phước đức. Giải lời này như hư không có khắp mọi không gian, nơi hữu sắc, vô sắc đều cùng khắp, không như sắc không cùng khắp cũng không lâu dài. Thực hành bố thí vô tướng cũng như hư không, cho đến khi thành Phật phước trải rộng vô biên, tròn đầy, trường cữu không hết vậy. Với trụ hay không trụ tướng, phước đều sanh nên khi thực hành bố thí vô tướng, gần thì đạt được quả báo làm vua, xa có thể chứng Bồ đề pháp thân. Quả báo làm đế vương đã đầy đủ phước đức rồi. Bồ đề pháp thân là không trụ phước, nếu hành bố thí chấp tướng còn chưa được làm vua huống gì đạt Phật Bồ Đề! 2) Rộng dung cao đại thù thắng, ví như hư không vừa rộng vừa cao lại cũng thù thắng (hơn hẳn); gió không làm lay động được, nước không làm chìm được, lửa không thể đốt cháy được, vật khác không thể làm hư hoại được. Chỉ vì hư không cao rộng thù thắng nên thực hành bố thí vô tướng cũng như thế. 3) Vô tận rốt ráo không cùng, nên nói như hư không luôn luôn trường tồn mãi tới vô cùng tận. Bố thí vô tướng cũng như thế, vô cùng, vô tận, không bao giờ khô cạn vậy.
“Tu Bồ Đề, ư ý vân hà, khả dĩ thân tướng kiến Như Lai phủ?”
Này Tu Bồ Đề, ý Thầy nghĩ sao, có thể dùng thân tướng thấy Như Lai không?
Giảng: Dựa theo Ngài Thế Thân trở lên nêu rõ phần chánh tôn xong, từđây trở xuống phá trừ những nghi vấn, bàn trong đó có 13 phần, ởđây qui định 12 đoạn, có nghĩa là thuyết vòng đầu từđây trở xuống lặp lại so sánh 4 lần như: thứ nhất đem thất bảo (7 thứ báu) bố thí trong 3 nghìn cõi đại thiên không bằng thọ trì 4 câu kệ Kinh Kim Cang. Thứ nhì như một hạt cát của sông Hằng, mỗi hạt trong số lại là một phần của sông Hằng. Số cát của những sông Hằng như thế là một thế giới, đối với trong số các thế giới ấy mà đem 7 thứ báu bố thí cùng khắp cũng không bằng thọ trì 4 câu kệ Kinh này. Hai cách so sánh đây là thuộc tài thí. Thứ ba đem thân mạng như cát của sông Hằng bố thí, không bằng thọ trì 4 câu kệ Kinh Kim Cang. Thứ tư, một ngày 3 thời, mỗi thời đều đem bố thí thân mạng như cát của sông Hằng, cũng không bằng nghe Kinh này rồi phát tâm tin không trái nghịch. Đây là so sánh 2 môn pháp thí. Do đem nội thân hành pháp cúng dường, hoặc dùng 2 thứ ngoại tài so sánh, hoặc đem 2 món nội tài so sánh. Trong 4 cách so sánh, thứ hai và thứ ba hợp làm một nên tổng quát chia làm 3 đoạn, trong mỗi đoạn đều có 4 ý, đó là 3 ý trước phá trừ nghi và thứ tư là so sánh, nay hợp lại thành 12 đoạn vậy. Dựa vào phần so sánh thứ nhất trong đó phân thành 4 tiết: a/ Có thể dùng tướng thấy được Như Lai không b/ Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật, vã có chúng sanh nghe được như thế c/ Như Lai đạt được vô thượng chánh đẳng chánh giác chăng d/ So sánh.
Dựa theo 4 tiết đó, 3 tiết đầu là phá trừ nghi và một tiết sau để so sánh không phá nghi. Ba phần trên, trước tiên đối nhân vô tướng lấy làm nghi vấn, tiếp theo đối với vô tướng sanh hồ nghi về nhân quả, và sau hết đối với quả vô tướng dùng làm nghi vấn. Y cứ vào đó, trước hết Đức Thế Tôn vấn câu hỏi, tiếp theo Ngài Thiện Hiện thuận theo trả lời, sau hết Như Lai thừa nhận (hứa khả). Phần trước nghi rằng, nếu không trụ tướng hành bố thí thì cái nhân của việc làm ấy đã là vô tướng làm sao được quả hữu tướng chứ? Vì thấy Phật hóa thành 3 thân nên sanh nghi vấn. Ba tướng có nghĩa là Phật chưa thành đạo về trước gọi là sanh tướng, sau khi Phật thành đạo thuyết pháp, độ người gọi là tướng trụ (dị tướng), lúc Phật nhập Niết Bàn là tướng diệt. Tướng trụ hay dị hiệp chung như thường giải thích, tức Phật hiện thân tùy căn cơ mà tiếp độ chúng sanh là lấy biểu hiện 3 thân tướng. Chúng sanh thấy đó cho là quả đạt được của hữu tướng, nên cùng với nhân vô tướng không hợp. Nay vì giải thích điểm nghi vấn này nên nói không thể dùng tướng thấy Như Lai. Vì pháp thân vô tướng là Như Lai nên phải lìa 3 tướng trên tức là pháp thân Như Lai vậy.
“Phất dã Thế Tôn, bất khả dĩ thân tướng đắc kiến Như Lai. Hà dĩ cố, Như Lai sở thuyết thân tướng tức phi thân tướng.”
Không thể, bạch Đức Thế Tôn, không thể dùng thân tướng thấy được Như Lai. Tại sao? Vì như Phật đã nói thân tướng tức là phi thân tướng.
Giảng: Ngài Thiện Hiện thuận theo trả lời. Trong câu trả lời trước nhắm ngay vấn đề sau giải thích, chỉ vì Ngài thông tuệ tinh sáng, tiêu biểu chỉ có Phật gia hộ thông mẫn đắc ý theo tâm Phật nên nói không thể. Như nói thân tướng tức chẳng phải thân tướng đó, có nghĩa là đề cập tới thân tướng của 3 tướng, tức chẳng phải là vô tướng của pháp thân. Nói về thân có nghĩa 3 tướng thân tức thân hữu tướng; phi thân tướng không phải là thân vô tướng, vì vô tướng là tướng.
“Phật cáo Tu Bồ Đề, phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng, nhược kiến chư tướng, phi tướng tức kiến Như Lai”.
Phật bảo Tu Bồ Đề, phàm hể có tướng đều là hư vọng. Như thấy các tướng là phi tướng tức là Như Lai.
Giảng: Đây là lần thứ ba Phật lặp lại lời hứa khả. Phàm hể có tướng đều là hư vọng, vì hư vọng có 3: 1) Pháp thân chân như không sanh diệt nên chân thật; ngoài ra các pháp khác đều hư vọng nhưđã nói. 2) Các pháp vô lậu đều là chân thật; những pháp hữu lậu đều hư vọng. Trung Biên phân biệt luận rằng ba cõi, tâm và tâm sở đều hư vọng. 3) Tánh y tha, viên thành thật là chân thật; tánh biến kế sở chấp là hư vọng. Đoạn sau cho rằng ngã tướng tức là phi tướng, cho chí nói xa lìa hết thảy tướng tức là chư Phật. Ở đây nói hư vọng tức là hữu vi, hữu lậu đều gọi là hư vọng. Nếu thấy các tướng có nghĩa là 3 tướng; phi tướng tức là pháp thân vô tướng. Trở lên y theo Ngài Thế Thân giải thích, từđây trở xuống theo như Ngài Vô Trước luận giải.
Chỉ đoạn văn này tức là trong 18 trụ xứ, trụ xứ thứ ba là muốn đạt sắc thân trụ xứ. Trong 6 trụ xứ mà trụ xứ thứ ba là dục trụ xứ; dục trụ xứ có 2: muốn được sắc thân và pháp thân. Trong phần sắc thân có 3 tiết như trên đã phân tích. Nói muốn được sắc thân có nghĩa là có Bồ Tát đã phát tâm rồi, kế tiếp tu hành thấy 3 thân tướng hảo đầy đủ của Phật bèn mong muốn đạt được, cho nên Phật nói 3 thân đó không phải là Như Lai, và từ khước câu hỏi Ngài Tu Bồ Đề, Phật chỉ rõ nghĩa này, nói nhiếp, trì, an, lập, hiển 5 nghĩa như luận đã nêu, như nói tướng tức chẳng phải tướng là nhiếp trì vậy.
“Tu Bồ Đề bạch Phật ngôn Thế Tôn: phả hữu chúng sanh đắc văn như thị ngôn thuyết chương cú sanh thật tín phủ?”
Tu Bồ Đề bạch Phật rằng, bạch Đức Thế Tôn: vả có chúng sanh nào nghe thuyết chương cú (câu văn) như thế sanh thật tin không?
Giảng: Theo Ngài Thế Thân, dựa so sánh trước hết để phá trừ nghi vấn, và kế trở lên đã nói tu nhân vô tướng nên được quả vô tướng, ý nghĩa rất sâu sắc không giống như hữu tướng. Sau khi Đức Phật diệt độ, cũng như hồi Phật còn tại thế những chúng sanh không phát tâm tin Như Lai là nói không thuyết chăng? Giá như khuyên sanh niệm tin nhưng đời sau người ác làm sao tin? Để phá trừ nghi vấn này nên Phật trả lời: đời vị lai, nếu Bồ Tát có đủ 3 đức như đã từng tích chứa căn lành nên sanh thật tín, cũng như chẳng nói KHÔNG thuyết. Bài kệ nói chẳng không là đối với thật hữu, vì hữu hay sanh thật tín nên Phật chẳng phải không thuyết. Ba đức đó là giới – định – huệ học. Lại, cũng có thể nói: 1) tu tập đủ 3 học, 2) gặp được thiện hữu có nghĩa gặp chư Phật, 3) lìa chấp KHÔNG –HỮU, là chứng ngộ hai lý vô ngã (nhơn – pháp). Ởđây theo như câu Kinh văn trước hỏi và sau đáp có chương cú đầy đủ để giáo hóa. Sanh thật tưởng tức trí hay phát khởi hợp nhân quả vô tướng. Nếu chúng sanh ác đối với nghĩa vô tướng không thuận hợp; đối với hữu tướng trái lại sanh tâm thuận, nên Ngài Thiện Hiện mới nêu lên nghi vấn này.
Ý Ngài Vô Trước nêu lên 3 điểm khác nhau đã nói xong. Đây là trụ xứ thứ tư: muốn đạt pháp thân, trong 6 trụ xứ mà thứ ba dục trụ xứ có 2 nhưđã nói muốn đạt pháp thân. Trong đó có 2 ý: muốn được nói về pháp thân và muốn chứng đắc pháp thân. Nói về pháp thân có nghĩa là hay giáo hóa đầy đủ; chứng đắc pháp thân là lý được nêu rõ ràng. Ý rằng trên tu cầu chứng sắc thân, Phật nói hữu tướng pháp thân hư vọng không thật, nhân đó bèn mong cầu pháp thân vô tướng. Muốn đạt được vô tướng trước phải khởi 4 hạnh thân cận như gần gũi thiện tri thức, theo đuổi mong muốn được nghe, suy nghĩ tu tập nên trước muốn được nói về pháp thân.
“Phật cáo Tu Bồ Đề, mạc tác thị thuyết. Như Lai diệt hậu hậu ngũ bách tuế, hữu trì giới, tu phước giả, ư thử chương cú năng sanh tín tâm, dĩ thử vi thật.”
Phật bảo Ngài Tu Bồ Đề, chớ nói như thế. Sau khi Như Lai diệt độ 500 năm sau, có người giữ giới, tu phước, đối với chương câu Kinh này hay sanh lòng tin, lấy đó cho là thật.
Giảng: Câu trả lời thứ hai này cả hai Ngài Vô Trước, Thế Thân đều phân thành 3 đoạn. Riêng Ngài Thế Thân phân như sau: trước tu hành, kế: nên biết người này và sau là gặp thiện hữu. Như Lai hẳn biết trở đi … nêu rõ phước đức. Đạt được lý nhị không là không còn chấp KHÔNG – HỮU nữa. Ngài Vô Trước phân rõ 3 đoạn: trước chỉ rõ tu hành, kế biểu hiện nhân tích tập, sau hiển tỏ kết hợp thiện hữu. Hai cách phân tích tuy có khác nhưng đều nhằm trả lời nghi vấn của Ngài Tu Bồ Đề. Chớ nói như thế là lời Phật bảo Ngài Thiện Hiện; ngươi chớ nói không sanh thật tướng, hay có sanh thật tướng. Nếu dựa theo Ngài Vô Trước để giải thích thì Ngài Tu Bồ Đề hỏi Phật rằng: vả có chúng sanh có thể nghe được ngôn thuyết pháp thân không? Phật đáp: có thể được. Sau 500 năm có nghĩa sau khi Đức Phật Thích Ca nhập diệt thời chánh pháp 500 năm, tượng pháp 1000 năm, mạt pháp 10,000 năm; những tỳ kheo, tỳ kheo ni chưa được độ vào thời chánh pháp về trước thì được trong 1000 năm tượng pháp. Nhưng pháp có 3 cấp là giáo – hạnh – chứng. Trong đó thời chánh pháp có 3 loại, thời tượng pháp người không chứng đắc bèn không được quả. Cho nên chỉ có giáo hạnh tương tợở thời chánh pháp gọi là tượng vậy. Vào thời mạt pháp chỉ có giáo pháp nhưng không người tu chứng. Giả như có người giữ giới tu hành mà phần nhiều vì danh, vì lợi dưỡng. Nay nói sau tức là 500 năm sau thời chánh pháp diệt, cho nên Kinh Năng Đoạn ghi là thời chánh hạnh diệt. Ngoài ra, Kinh Nguyệt Tạng thuyết, Phật diệt độ sau 500 năm thứ nhất: giải thoát kiên cố, kiên cố nên người tu hành phần nhiều đều được giải thóat khỏi sanh tử. Sau 500 năm thứ nhì: thiền định kiên cố nên người tu đa phần đắc thiền mà không đạt Thánh. 500 năm thứ ba: đa văn kiên cố, do đó người tu thông bác Kinh luận đa trí, 500 năm thứ tư: phước đức kiên cố nên lo tu tạo chùa tháp, Kinh tượng tạo phước. 500 năm thứ năm: đấu tranh kiên cố. Nay nói 500 năm sau có nghĩa ở vào thời kỳ thứ 5 đều có giữ giới, tu phước. Vì sau 500 năm có đầy đủ giới – định – huệ, đối với nhân quả vô tướng trong Kinh dạy hay sanh tín tâm thanh tịnh, khởi trí tùy thuận vì là thật tướng.
“Đương tri thị nhơn, bất ư nhứt Phật, nhị Phật, tam Phật, tứ Phật, ngũ Phật nhi chủng thiện căn, dĩư vô lượng thiên vạn Phật sở chủng chư thiện căn, văn thị chương cú, nãi chí nhứt niệm sanh tịnh tín giả”.
Phải biết rằng người này không phải gieo trồng thiện căn nơi một vị Phật, hai vị Phật, ba, bốn, năm vị Phật mà đã gieo thiện căn nơi vô lượng nghìn vạn Phật, nghe chương câu Kinh như thế nhẫn đến nhất niệm tin thanh tịnh.
Giảng: Đoạn Kinh này hai Ngài Vô Trước, Thế Thân đều theo đúng nghĩa như trên phân tích phê bình. Nói nếu có người nào nơi Kinh này mà sanh nhứt niệm tin là đã từng cúng dường vô lượng chư Phật, huống gì còn khởi nhiều niệm tin. Nhẫn đến thọ trì, xem nghe v.v... người đó từng tích chứa thiện căn lại càng nhiều hơn nữa. Như sanh thật tưởng đã hay lại nhiều tại sao thế? Vì tuy đối với đời này nhứt niệm tin huân tập nơi thân đời sau thành thục có thể phá trừ được vô biên phiền não đại sanh tử.
“ Tu Bồ Đề, Như Lai tất tri tất kiến thị chư chúng sanh đắc như thị vô lượng phước đức.”
Này Tu Bồ Đề, Như Lai ắt biết, ắt thấy những chúng sanh này đạt được vô lượng phước đức như thế.
Giảng: Đoạn này nêu rõ lý nhị không lìa hai bên KHÔNG – HỮU. Ngài Vô Trước nói rằng, phần sau kết nạp thiện hữu: trước nêu lên rõ sau giải thích. Ngài Thế Thân cho rằng Như Lai ắt biết giản dị là nhục nhãn thấy và dùng trí biết; ắt thấy do trí tỉ lượng để thấy hiện lượng. Vì chúng sanh đạt hai pháp vô ngã do giữ giới v.v... nên được phước đức, Phật hẳn dùng hiện lượng Phật trí biết. Như trong Kinh thuyết rằng Bồ Tát sanh phước đức như phần khởi đầu đã nêu. Dùng phước đức có nghĩa là tích chứa phước lâu dài, nay đây chỉ nói tổng quát nên nói được vô lượng phước đức như thế. Ngài Vô Trước giải thích rằng tất biết, là biết danh thân như bốn uẩn là danh; tất kiến là thấy sắc thân có nghĩa là đối với hết thảy mọi động tác đi đứng thi vi tạo tác đều biết trong tâm. Thấy là nương theo tức là chỉ rõ bao nhiếp (hàm chung) thiện hữu. Sanh vô lượng phước tức sanh như lúc phước khởi; thủ tức lúc phước mất thì gìn giữ chủng tử (hạt nhân).
“Hà dĩ cố, thị chư chúng sanh vô phục ngã tướng, nhơn tướng; chúng sanh tướng, thọ giả tướng”.
Tại sao thế? Do những chúng sanh này không tướng ngã, tướng nhơn, tướng chúng sanh, tướng thọ mạng.
Giảng: Đoạn này giải thích vô ngã, tiếp theo giải rõ 4 pháp vô tướng. Ý nói rằng, sau 500 năm thời kỳ có Bồ Tát hiểu rõ thân sanh ra, hoại diệt không có gốc, không có ngã. Lại cũng hiểu oán-thân chẳng cùng loại vốn do tâm đều không thật. Đã nghe nhơn-pháp lý của nhị không, lại tích phước, giữ giới v.v… Do vậy Như Lai dùng Phật trí thấy với nhãn kiến, nói chung năm uẩn ba đời sai biệt, mỗi ấm đều là ngã. Vọng chấp như thế nên gọi chấp ngã; thấy thân liên tục không gián đoạn như ngã từ quá khứ cho đến hiện tại là tướng chúng sanh. Thấy một báo thân hiện tại thân căn không gián đoạn cho là mạng; mạng căn sau khi đoạn dứt tới đời vị lai lại sanh trong 6 đường là thọ mạng; nay con người tạm có thọ mạng.
Ngài Vô Trước giải thích hơi khác đôi chút, như chấp ngã tự thể tương tục gọi là ngã, chấp cái thuộc về ngã là chúng sanh tưởng. Đây là 2 chấp ngã và ngã sở, như ngã cho chí thọ mạng chấp là thân mạng; lần lượt đến các cõi (loài) khác chấp thủ là nhơn tưởng. Nên hiểu rằng, Ngài Vô Trước nói thọ, còn ởđây nói nhơn vậy. Trở lên là 4 vọng tình chấp có Hữu nói chung là KHÔNG nên nói rằng không tướng ngã vậy.
“Vô pháp tướng diệc vô phi pháp tướng”
Không pháp tướng cũng không chẳng pháp tướng.
Giảng: Phần này nêu rõ pháp tướng trong đó có 4 tướng và kế nêu thí dụ chiếc bè. Trong 4 tướng có 2 ý: a/ KHÔNG – HỮU tướng b/ y ngôn lìa ngôn tướng. Trong (a) có 2: nêu chung và giải thích riêng. Ởđây văn lượt bớt muốn đầy đủ nên tham khảo thêm nơi các kinh sách khác. Trước chỉ rõ 4 pháp tướng, sau giải thích riêng, trong giải thích có 2: 1/ pháp tướng hữu tức là chấp ngã-nhơn; pháp tướng phi hữu cũng chấp ngã-nhơn như giải thích ở trên là không chấp tướng KHÔNG-HỮU. Tiếp theo nói rằng, chẳng nên chấp pháp, chẳng nên chấp phi pháp là dựa theo giải thích trước: y ngôn lìa ngôn tướng. Nay nêu phần này chỉ tiêu biểu tướng KHÔNG-HỮU và lượt không nêu y ngôn lìa ngôn tướng, nơi phần giải thích đã có đầy đủ. Vô pháp tướng như phàm phu vọng chấp chấp ngã-pháp là có nên gọi là pháp tướng. Đã hiểu KHÔNG là biết thể của các pháp không thật nên nói là không pháp tướng.
Không chấp pháp tướng thật hữu, cũng không chẳng phải pháp tướng. Nếu người ngu vọng tình bác tánh viên thành là KHÔNG gọi là phi pháp tướng. Không chỗ chấp là không tưởng nên hai lý vô ngã là thật hữu. Trong đây phải hiểu rằng vô tướng cũng phi vô tướng. Nói vô tướng ấy cũng chính là lý vô ngã không thể dùng ngôn từ nói là Có, là Không. Hàng sơ địa Bồ Tát chợt cho là khả thuyết gọi là Tướng, bậc Thánh hiểu rõ đó bất khả thuyết cho rằng vô tướng cũng chẳng vô tướng là đối vô ngôn dựa theo ngôn tướng mà nói. Như người ngu nghe qua bất khả thuyết liền cho hữu ngôn đều là Không, kẻ trí hiểu biết nên dựa ngôn từ mà nói, song không bám chấp nên nói cũng không phải vô tưởng.
Hà dĩ cố, thị chư chúng sanh nhược tâm thủ tướng tắc vị trước ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả.
Tại sao thế? Vì như những chúng sanh này nếu tâm có chấp tướng thì bị chấp ngã, nhơn, chúng sanh, thọ mạng.
Giảng: Trên giải thích không chấp tướng CÓ-KHÔNG, trong đó có 2: nêu chung và giải thích riêng.
“Nhược thủ pháp tướng, tức trước ngã nhơn, chúng sanh, thọ giả. Hà dĩ cố, nhược thủ phi pháp tướng tức trước ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả.”
Nếu như chấp pháp tướng tức là chấp tướng ngã, nhơn, chúng sanh, thọ mạng. Tại vì sao? Vì nếu chấp phi pháp tướng cũng tức là chấp ngã, nhơn, chúng sanh, thọ mạng.
Giảng: Đây phần giải thích riêng: nếu như chấp ngã – pháp là có tức cũng chấp ngã-nhơn. Chấp viên thành thật là KHÔNG, cũng chấp ngã - nhơn mà Thủ có nghĩa là chấp. Hai không nhị chấp là hợp Trung đạo, cho nên nói rằng không pháp tướng cũng không phi pháp tướng mà lìa hai chấp. Có câu kệ rằng: “ Hết thảy không, vật không; hai ngã nhơn – pháp đồng”. Thật hữu là lý của hai pháp vô ngã, thể nó chẳng phải không, bất khả thuyết, không thể dùng ngôn thuyết là có là không được. Pháp tánh lìa lời nói nên dựa lời nói mà thuyết cho dễ hiểu vậy. Lại cho rằng nếu chấp pháp tướng thời là chấp ngã, nhơn v.v… Nghĩa này thế nào? Chỉ có vô minh sai sử không hiện khởi phiền não thô, nên như không chấp ngã vậy. Giải rằng, chỉ có vô minh sai sử có nghĩa là vô minh trú địa tức là phân biệt pháp chấp. Không hiện khởi phiền não thô có nghĩa là không dấy khởi phiền não chướng mà chỉ có chủng tử theo sát vậy. Ý nói rằng do pháp chấp hiện khởi nên phiền não chướng theo đó dấy khởi. Ngài Vô Trước cũng luận rằng, song đối với ngã tưởng tùy miên (theo ngủ) không gián đoạn, thời là có chấp ngã. Vì thế Kinh ghi là nếu chúng sanh chấp pháp tướng là chấp ngã v.v… Ý Ngài Thế Thân cũng giống nhau. Do pháp chấp, chấp pháp tướng nên ngã v.v… liền khởi sanh.
“Thị cố bất ưng thủ pháp, bất ưng thủ phi pháp”.
Vì thế không nên chấp pháp, không nên chấp phi pháp.
Giảng: Y ngôn lìa ngôn tướng: không nên chấp pháp tức là không nên nghe theo tiếng chấp pháp, không theo lời mà chấp; không nên chấp phi pháp mà theo đệ nhứt nghĩa đúng chánh thuyết. Chấp như thế có nghĩa là hẳn nhân lời nói mà ngộ chân lý.
“Thị cố Như Lai thường thuyết, nhử đẳng tỳ kheo tri ngã thuyết pháp như phiệt dụ giả. Pháp thượng ưng xả, hà huống phi pháp.”
Vì thế Phật thường nói: tỳ kheo các con biết Như Lai thuyết pháp dụ như chiếc bè. Pháp còn nên xả (bỏ) huống gì là phi pháp.
Giảng: Đoạn này nêu thí dụ chiếc bè: như muốn chứng chân ắt có ngôn thuyết và chứng quả tức là không mượn ngôn từ. Ví dụ như chiếc bè đến bờ rồi là không cần dùng nữa. Trở lên dựa theo Ngài Thế Thân giải thích. Còn theo Ngài Vô Trước luận rằng, chấp này biểu hiện thật tướng đối trị với 5 thứ tà chấp như: 1/ ngọai đạo 2/ nội phàm phu và Thanh Văn 3/ Bồ Tát tăng thượng mạn 4/ các pháp thiền định thế gian 5/ vô tưởng định.
Thứ nhất: ngã tướng chuyển, thứ nhì: pháp tướng chuyển, thứ ba: vô pháp tướng chuyển. Đây là do chấp pháp HỮU, chấp có pháp cũng như chấp KHÔNG pháp. Thứ tư: hữu tưởng chuyển như chấp hữu tưởng định, thứ năm: vô tưởng chuyển tức chấp vô tưởng định. Đó là Bồ Tát đối với pháp chấp đều không chuyển. Nói sanh thật tưởng là y theo nghĩa hiển bày để đối trị không thật tưởng. Nói trong câu hay chương Kinh này là nói tướng làm hiển lộ ngôn thuyết pháp thân, tức nói sanh thật tướng đương là. Nói đương sanh là muốn nhiếp trì chư Bồ Tát. Lại không ngã tưởng chuyển v.v... là an lập đệ nhứt nghĩa; hiển bày không nên chấp pháp, phi pháp.
“Tu Bồ Đề ư ý vân hà, Như Lai đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề da? Như Lai hữu sở thuyết pháp da?”
Này Tu Bồ Đề, ý Thầy nghĩ sao? Như lai có chứng đắc vô thượng chánh đẳng chánh giác chăng? Như Lai có thuyết pháp chăng?
Giảng: Đây là điểm dứt nghi thứ ba theo ngài Thế Thân. Như trên hồ nghi cho rằng nhân vô tưởng trở lại được quả vô tưởng. Cớ sao Đức Phật Thích Ca thành Phật nơi Bồ Đề đạo tràng, có thuyết pháp độ sanh, nhập Niết Bàn nơi hai cây sala song thọ? Ngài Chân Đế dẫn chứng bài kệ như sau:
Bảy năm làm anh nhi
Tám năm làm đồng tử
Bốn năm học ngũ minh
Mười năm hưởng dục lạc
Hăm chín tuổi xuất gia
35 tuổi thành đạo
45 năm thuyết pháp
Độ khắp hết quần sanh.
Những móc điểm thời gian này là quả hữu tướng. Phật há không tu nhân vô tướng sao? Vì phá điểm hồ nghi này nên mới có đoạn văn trên, trong đó trước Phật hỏi, sau Ngài Thiện Hiện trả lời. Song Phật có 3 thân: 1/ Pháp thân đã lìa vọng chứng chân 2/ Báo thân: hàm đủ diệu trí của chân 3/ Hóa thân: ứng vật quyền biến. Pháp thân là chân diệu Bồ Tát cũng không đo lường được, Báo thân thật trí, Nhị thừa đều không biết được, Hóa thân: ứng vật hiện hình tùy phương cách nhiếp hóa. Có đủ các tính chất như thế mới là thật chứng Bồ Đề, chân thật thuyết pháp, mới là hữu tưởng.
Nay phá điểm nghi vấn này nên theo pháp thân chân như để hỏi Ngài Thiện Hiện.
“Tu Bồ Đề ngôn, như ngã giải Phật sở thuyết nghĩa, vô hữu định pháp danh A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, diệc vô hữu định pháp Như Lai khả thuyết”.
Tu Bồ Đề trả lời: như chỗ con hiểu nghĩa Phật nói: không có định pháp gọi là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, cũng không có pháp nhất định Như Lai thuyết.
Giảng: Ngài Tu Bồ Đề trả lời, trong đó có 2: trước trả lời Phật, sau giải thích. Ý ngài Thiện Hiện nói rằng, y cứ thế đế thời hai thân báo-hóa có thể đắc Bồ Đề, có thể thuyết pháp. Nếu theo đệ nhứt nghĩa đế thì pháp thân chân như trong tự thanh tịnh vốn không đắc Bồ Đề, cũng không có thuyết pháp. Không có định pháp như pháp thân vô tướng là không có định pháp đạt Bồ Đề, cũng như không pháp để có thể thuyết. Duy vô định có thể đắc, có thể thuyết nên không chướng hai thân của thế tục đế cũng có bất định đắc, bất định thuyết.
“Hà dĩ cố, Như Lai sở thuyết pháp giai bất khả thủ, bất khả thuyết, phi pháp, phi phi pháp”.
Tại sao vậy? Vì pháp Như Lai thuyết đều không thể chấp, không thể thuyết, chẳng pháp, chẳng phải phi pháp.
Giảng: Đây nói về pháp chẳng phải phi pháp. Nói tại sao không có định pháp có thể thuyết, bên trong đã bất khả thuyết, bên ngoài cũng không thể chấp. Nếu đối bên ngoài có thể chấp thì bên trong cũng có thể thuyết; đã không chấp nên rõ ràng là không thể thuyết. Không thể thuyết, chẳng pháp chẳng phải phi pháp. Như người ngu chấp nhơn, pháp là Có cho đó là pháp nên bác tánh viên thành thật là không gọi là không pháp. Thánh nhân đạt nhơn pháp KHÔNG gọi là phi pháp; hiểu rõ viên thành thật là CÓ nên nói chẳng phải phi pháp. Pháp thân vắng lặng không thể nói phi pháp; cũng không thể nói chẳng phải phi pháp. Luận giải thích rằng ứng hóa chẳng phải chân Phật, cũng chẳng thuyết pháp. Thuyết pháp bất nhị, không thuyết lìa ngôn tướng. Ứng hóa chẳng phải chân Phật là chân thuyết, tức nêu rõ cũng là giả Phật, giả thuyết. Trong đã vô nhị đế đối với Thánh cũng không chấp bất nhị, do chấp pháp và phi pháp. Chân lý ly ngôn không tướng thuyết. Cớ sao trong phần giải thích chỉ nói thuyết mà không nói chứng? Luận chủ trả lời, như không chứng tức là không thể thuyết cho nên quan trọng trước chứng rồi mới có thể thuyết vậy.
“Sở dĩ giả hà, nhứt thiết hiền thánh giai dĩ vô vi pháp nhi hữu sai biệt”.
Vì sao thế? Vì hết thảy hiền thánh đều do pháp vô vi mà có sai biệt.
Giảng: Đoạn này lại giải thích thêm phần trước. Nói Thánh hiền đều do trí vô phân biệt khế hợp ngộ chân lý mới có thể dứt mê lầm mà thành có sự khác biệt, nên Thánh nhân thuyết pháp vô vi. Pháp Thánh nhân chứng đắc không nói như thế huống gì là chấp như thế, tại sao? Vì pháp ấy xa lìa tướng ngôn thuyết không thể thuyết. Trở lên theo ý Ngài Thế Thân giải thích. Ý Ngài Vô Trước: đoạn này là phần thứ tư: muốn đạt được pháp thân mà trở lên đã nói rõ đạt được ngôn thuyết pháp thân. Đây là ý thứ hai muốn chứng đắc pháp thân, cũng phân 2: 1/ Trí tướng cho chí đạt trụ xứ pháp thân, vì thế vô phân biệt hay khế hợp được pháp thân chân như tức lấy tướng trí làm trụ xứ. 2/ Phước tướng đến lúc đạt được trụ xứ pháp thân. Vì trước hết muốn đạt sắc thân Phật, sắc thân hư vọng nên cầu mong đạt pháp thân. Muốn cầu pháp thân trước hết phải tu các trí (hạnh) chân thật, tức là pháp thân Bồ Đề nên gọi là trí tướng. Do mong đạt trí tướng pháp thân nên Phật đem pháp thân chân như làm nghi vấn như việc ở ngoài mà có báo-hóa (thân) có thể đắc Bồ Đề. Tùy căn cơ chúng sanh có thể thuyết pháp ở trong pháp thân vô tướng vốn không trí có thể đắc thân Bồ Đề, cũng như không pháp có thể thuyết, nên lấy đó làm nghi vấn. Ngài Thiện Hiện trả lời ý giống nhau. Song hiểu theo ý Phật dựa lý chân như cả hai đều KHÔNG. Vì bên trong lý chân như bất khả thuyết, chẳng pháp, chẳng phải phi pháp tức là không thuyết, không chấp vậy. Đối bên ngoài người nghe dựa vào lý chân như không thể chấp nên không nghe, không đắc. Đây là nói, nghe đều dựa nơi chân như. Ý Ngài Thế Thân cho rằng chứng chân như nên không nói pháp, phi pháp. Người nghe lìa vọng chấp nên không chấp pháp hay phi pháp. Nói pháp ấy do chấp nhơn-pháp là CÓ nên đối với phi pháp bèn bác viên thành thật là không. Y theo 5 nghĩa đoạn trên luận giải xong.
“Tu Bồ Đề, ư ý vân hà, nhược nhơn mãn tam thiên đại thiên thế giới thất bảo dĩ dụng bố thí, thị nhơn sở đắc phước đức ninh vi đa phủ?”
Này Tu Bồ Đề, ý Thầy nghĩ sao? Như có người đem bảy báu bố thí khắp ba nghìn cõi đại thiên, người ấy đạt được phước đức có nhiều không?
Giảng: Theo Ngài Thế Thân trong phần so sánh trên có 3 đoạn giải thích nghi và từđây trở xuống là so sánh. Ngoài ra, cũng có ý cho rằng trong chân lý đã vô thuyết không chấp, vô Bồ Tát mà có đắc là hành phước vô tướng, đâu chẳng không bố thí chứ? Đức Thế Tôn hiệp ý này nêu hỏi Ngài Thiện Hiện. Trong câu trước Phật hỏi, sau Ngài Thiện Hiện trả lời và sau cùng Như Lai tóm kết phần đầu.
“Tu Bồ Đề ngôn, thậm đa Thế Tôn. Hà dĩ cố, thị phước đức tức phi phước đức tánh, thị cố Như Lai thuyết phước đức đa”.
Ngài Tu Bồ Đề bạch: rất nhiều bạch Đức Thế Tôn. Tại sao? Vì phước đức tức phi tánh phước đức, vì thế Như Lai nói phước đức nhiều.
Giảng: Nghi vấn về phước đức. Cho là phước đức nhưng nêu phước đức tài thí tức phi tánh phước đức, vì phi là cảm được tánh phước đức xuất thế. Nói rằng cần nghe hiểu mà phát trí vô phân biệt mới đạt quả xuất thế vô tướng, vì thế Như Lai nói phước đức nhiều. Do vậy nên Phật nói tài thí có thể cảm được nhiều phước đức thế gian.
“Phật ngôn, nhược phục hữu nhơn, ư thử Kinh trung thọ trì nãi chí tứ cú kệ đẳng vị tha nhơn thuyết kỳ phước thắng bỉ”.
Phật dạy: nếu lại có người đối với Kinh này mà thọ trì nhẫn đến bốn câu kệ v.v... vì người khác mà diễn thuyết, thì phước hơn người bố thí kia.
Giảng: Phật vì điểm so sánh mà giải thích nguyên do. Nhẫn đến 4 câu kệ như trở xuống đến… thọ trì 4 câu kệ. Như lãnh nhận do tâm gọi là thọ, ghi nhớ làm cho không quên gọi là trì. Bốn câu kệ như nêu rõ ý nghĩa sau đây. Một câu mà ý nghĩa đầy đủ trọn vẹn như nói tâm rộng lớn, tâm đệ nhất, thường tâm, tâm không điên đảo, 4 tâm này mỗi tâm là một câu. Lại như không trụở sự mà hành bố thí là một câu. Cứ như thế làm chuẩn cần nên biết. Tôn của Kinh này như nói vô phân biệt để phá phân biệt làm tôn. Như cho rằng sắc, âm thanh, mùi vị, tiếp cận (đụng chạm) v.v.. là tích tập, dù có nhiều câu nhưng nghĩa không đầy đủ cũng không thành là câu được. Như nói không sanh cũng không diệt, không thường cũng không đoạn v.v…cũng không thành nghĩa câu. Nói do thọ trì vì người mà thuyết Kinh nên hay sanh trí tuệ, chứng quả vô tướng. Phước này chẳng không và chỉ 2 loại này hay đạt đến Bồ Đề vậy.
“Hà dĩ cố, Tu Bồ Đề nhứt thiết chư Phật, cập chư Phật A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề pháp giai tùng thử Kinh xuất.”
Tại sao thế, này Tu Bồ Đề, hết thảy chư Phật và pháp vô thượng chánh đẳng Bồ Đề của chư Phật đều từ Kinh này mà ra.
Giảng: Lợi ích của Kinh này. Như nhân do việc nghe hiểu Kinh nên y theo lời dạy mà suy tư, tu tập đạt tới trí vô phân biệt, khế hợp chân lý, trí tuệ viên mãn. Từđó sanh lý trước che lấp vọng nên nói từ Kinh mà ra. Nay ởđây nói chung nên chỉ nói xuất vậy. Nói hết thảy chư Phật chỉ 2 thân Phật báo thân, hóa thân đều từ Kinh này mà ra; và chư Phật Bồ Đề là các pháp thân Phật từ Kinh này mà có. Luận chủ nói rằng, đối thật gọi là liễu nhơn như đối với sở đắc liễu nhơn thật tướng vô vi.
“Tu Bồ Đề sở vị Phật pháp giả tức phi Phật pháp”.
Này Tu Bồ Đề như gọi Phật pháp ấy tức là phi Phật pháp.
Giảng: Giải thích ý nói thọ trì Kinh được phước hơn. Như dùng trí vô phân biệt chứng ngộ chân lý; lý trí đầy đủ gọi là Phật pháp. Điều này chỉ mười phương chư Phật cùng đạt được nên gọi là Phật pháp. Còn người khác không được nên là phi Phật pháp. Vã lại, pháp đệ nhất chỉ có Phật hiểu, người khác không hiểu nên gọi là chẳng phải Phật pháp. Pháp đệ nhứt này tức là việc thọ trì và vì người mà thuyết giảng Kinh này làm nhân, nên nói hai phước đức đây hơn hẳn vậy. Trở lên bên trên là ý Ngài Thế Thân. Theo Ngài Vô Trước nói muốn chứng đạt được pháp thân có 2 phần: trở lên là trí tướng pháp thân; còn ởđây nêu rõ đạt được phước tướng cho chí đạt trụ xứ pháp thân. Vì ngoài ra có nghi vấn rằng như trên nói lý chân như không có trí tướng pháp thân có thể đắc, cũng không có pháp để thuyết, thế thì muốn thọ trì Kinh này là muốn được phước? Cho nên Như Lai vì đó mà so sánh. Vì đối với Như Lai ngôn thuyết pháp thân, như có người thọ trì hay sanh phước tướng cho chí được pháp thân, cho nên nếu thọ trì một trong 4 câu kệ lại sanh phước rất nhiều. Y 5 nghĩa đã luận giải tường tận.
“Tu Bồ Đề, ư ý vân hà, Tu Đà Hoàn năng tác thị niệm: ngã đắc Tu Đà Hoàn quả phủ?”
Này Tu Bồ Đề, ý Thầy nghĩ sao? Tu Đà Hoàn hay suy nghĩ như thế này: Ta đắc quả Tu Đà Hoàn không?
Giảng: Theo ngài Thế Thân có 2 lối so sánh hợp cả hai lại thành một câu, trong đó có 2 ý: trước nêu chỗ nghi và sau so sánh. Nghi có 3 điểm: 1/ dựa Nhị thừa sanh hồ nghi, vì trên đã nói tất cả Thánh nhân dùng pháp Vô Vi mà đắc danh. Trong pháp Vô Vi không thuyết, không chấp, tại sao quả Dự lưu cho rằng ta có thể chứng quả? Lại cũng nói là ta đắc, ta chứng chứ? 2/ Nếu nói không thuyết, không chấp tại sao Như Lai trước kia nghe pháp nơi Phật Nhiên Đăng nên từ thất địa vào bát địa? Đó là có thuyết có chấp rồi. 3/ Nếu nói không thuyết không chấp, tại sao Bồ Tát chấp trang nghiêm cõi tịnh độ chứ? Ba điểm nghi này đã nói ở trên là hết thảy Thánh nhân do pháp vô vi mà có sai biệt nên sanh nghi ngờ. Không nhưđoạn so sánh trước chỗ sanh nghi đều đối với không trụ tướng tưởng mà sanh. Dựa theo đây phá trừ điểm nghi đầu, trong mỗi câu đều có Phật hỏi và Ngài Thiện Hiện trả lời gồm 4 điểm. Đây là câu hỏi thứ nhất: lưu (dòng) có 2 thứ: dòng sanh tử và dòng đạo xuất thế. Nếu vọng sanh tử là ngược dòng, như hướng xuất thế là dự lưu.
“Tu Bồ Đề ngôn phất dã Thế Tôn. Hà dĩ cố? Tu Đà Hoàn danh vi nhập lưu nhi vô sở nhập, bất nhập sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, thị danh Tu Đà Hoàn.”
Tu Bồ Đề nói: Không, bạch Đức Thế Tôn. Tại sao thế? Vì Tu Đà Hoàn gọi là nhập lưu mà không có chỗ nhập, không nhập sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp,đó gọi là Tu Đà Hoàn.
Giảng: Đây là câu trả lời của Ngài Thiện Hiện. Ý trả lời rằng, nếu trong chánh quán khi chứng lý mà không hướng nhập không tạo sự hiểu hướng nhập thì đó chỉ lập danh xưng gọi là dự lưu thôi. Lại nếu nhập sắc, thanh, hương v.v… là có sự phân biệt. Khi chứng ngộ chân lý chỉ một hợp lý mà không nhập sắc, thanh, v.v…các pháp cho nên gọi là dự lưu; ngoài ra đều y cứ theo pháp quán mà giải đáp. Như khi quán không tạo việc hay đắc hay chứng, nên nói không trái với ở trên. Bên trên là giải thích của Ngài Thế Thân, và Ngài Vô Trước nêu 4 điểm khác nhau xong.
Đây là phần 5: tu đạo thắng không kiêu mạn. Nhưđiểm thứ tư trong 8 loại trụ xứ là lìa chướng ngại trụ xứ có phân ra 12, phần đầu là lìa chướng mạn. Nói chư Thánh nhân cho rằng ta hay đắc quả, ta là dự lưu v.v.. nên nói là mạn (kiêu mạn). Nay trả lời nếu ngay trong lúc quán mà không kiêu cho rằng ta được. Song ba quả trước khởi từ quán hướng tới; quả thứ tư phiền não đã sạch không còn khởi sở tri chướng.
“Tu Bồ Đề, ư ý vân hà? TưĐà Hàm năng tác thị niệm, ngã đắc TưĐà Hàm quả phủ? Tu Bồ Đề ngôn phất dã Thế Tôn. Hà dĩ cố? TưĐà Hàm danh nhất vãng lai nhi thật vô vãng lai thị danh TưĐà Hàm. Tu Bồ Đề, ư ý vân hà? A Na Hàm năng tác thị niệm: ngã đắc A Na Hàm quả phủ? Tu Bồ Đề ngôn: phất dã Thế Tôn. Hà dĩ cố? A Na Hàm danh vi bất lai nhi thật vô bất lai, thị cố danh A Na Hàm. Tu Bồ Đề, ư ý vân hà A La Hán năng tác thị niệm: ngã đắc A La Hán đạo phủ? Tu Bồ Đề ngôn: phất dã Thế Tôn. Hà dĩ cố? Thật vô hữu pháp danh A La Hán Thế Tôn. Nhược A La Hán tác thị niệm: ngã đắc A La Hán đạo, tức vị trước ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả”.
Này Tu Bồ Đề, ý Thầy nghĩ thế nào? TưĐà Hàm hay nghĩ thế này: ta có đắc quả TưĐà Hàm không? Tu Bồ Đề thưa: không, bạch Đức Thế Tôn. Vì sao? TưĐà Hàm gọi còn một lần qua lại mà thật là không qua lại, đó gọi là Tư Đà Hàm. Tu Bồ Đề, ý Thầy nghĩ sao? A Na Hàm hay nghĩ thế này: Ta có đắc quả A Na Hàm không? Tu Bồ Đề thưa: không, bạch Đức Thế Tôn. Vì sao? A Na Hàm là không trở lại mà kỳ thật là không chẳng trở lại. Vì thế gọi là A Na Hàm. Này Tu Bồ Đề, ý Thầy nghĩ thế nào? A La Hán hay niệm nghĩ: Ta đạt đạo A La Hán không? Tu Bồ Đề thưa: không, bạch Đức Thế Tôn. Vì sao? Vì thật không có pháp gọi là A La Hán, bạch Thế Tôn. Nếu A La Hán khởi niệm: ta đắc quả A La Hán tức là còn chấp ngã, nhơn, chúng sanh, thọ mạng.
Giảng: Đây là 3 quả sau nên theo tiêu chuẩn trước giải chung. Song trong 3 quả này đều hợp Hữu tức là chấp ngã, nhơn, chúng sanh v.v.. mà nhà dịch thuật lượt không đưa vào. Dựa theo quả thứ tư: trước Phật hỏi, sau Ngài Thiện Hiện trả lời. Trong câu trả lời quả A La Hán, Ngài Thiện Hiện dẫn Kinh chứng minh làm cho người khác tin tưởng.
“Thế Tôn, Phật thuyết ngã đắc vô tránh tam muội nhơn trung tối vi đệ nhứt, thị đệ nhứt ly dục A La Hán. Ngã bất tác thị niệm: ngã thị ly dục A La Hán, Thế Tôn. Ngã nhược tác thị niệm: ngã đắc A La Hán đạo, Thế Tôn tắc bất thuyết Tu Bồ Đề thị nhạo A Lan na hạnh giả, dĩ Tu Bồ Đề thật vô sở hành nhi danh Tu Bồ Đề, thị nhạo A Lan na hạnh.”
Bạch Thế Tôn, Phật nói con được vô tranh tam muội (5) trong số những người là đệ nhứt, đệ nhứt ly dục A La Hán. Con không khởi niệm: con là ly dục A La Hán, bạch Thế Tôn. Nếu con suy nghĩ: con đạt quả A La Hán thời Đức Thế Tôn không nói Tu Bồ Đề là người ưa hạnh tịch tịnh, vì Tu Bồ Đề thật không chỗ hành nên gọi là Tu Bồ Đề, đó là hạnh vắng lặng (A lan na).
Giảng: Đoạn này nêu hạnh tịch tịnh. Nói ta là đệ nhứt ly dục, nếu có thể lìa phiền não chướng và sở tri chướng.
Cho đó là giải thoát nên không giống huệ giải thoát mà chỉ lìa phiền não chướng. Y cứ phần đã dẫn chứng có 3: a/ Phật và danh hơn b/ Rõ ràng chẳng suy nghĩ c/ Giải thích nghĩa trên. Nếu khởi niệm: Ta đắc A La Hán v.v… là có tướng ngã, nhơn v.v… hoàn lại có phiền não nên không thể đạt thiền định vô tranh được. Đức Thế Tôn không nói con tu hạnh vô tranh. Vì có tranh nên Thế Tôn nói liền biết con không cũng chẳng nghĩ được hạnh vô tranh.
“Phật cáo Tu Bồ Đề, ư ý vân hà? Như Lai tích tại Nhiên Đăng Phật sở, ư pháp hữu sở đắc phủ?”
Phật bảo: này Tu Bồ Đề, ý Thầy nghĩ thế nào? Như Lai trước kia nơi Phật Nhiên Đăng, đối với pháp có chỗ đắc không?
Giảng: Theo Ngài Thế Thân giải thích điểm này để phá trừ nghi vấn. Nói Phật Nhiên Đăng hay Phật Định Quang. Vì Phật Thích Ca thuở xưa lúc còn là Bồ Tát tu sắp mãn thất địa, đương khi đó có vị tiên nhơn nghe Phật Định Quang sắp vào trong thành, ông liền mua hoa từ một người nữđem rải cúng Phật để biểu lộ lòng tôn kính sâu xa, và trải tóc lót bùn cho Phật đi qua. Lúc bấy giờ Phật vì đó mà thuyết pháp, Bồ Tát nhập bát địa. Trong 3 a tăng kỳ kiếp sơđó, người nữ bán hoa nghe nói cúng dường Phật bèn không lấy tiền mà cùng thề nguyền nhau, nhân đó trải qua nhiều kiếp thường làm vợ chồng, tạo duyên thiện tri thức cho nhau. Ngoài ra, có nghi vấn rằng, ở trên nói Thánh nhân do pháp vô vi có sai biệt nên không thuyết, không chấp, tại sao Phật Thích Ca nơi Phật Nhiên Đăng được thọ ký hay Phật Định Quang lại vì đó thuyết chứng? Vì để phá điểm hồ nghi này nên nêu lên hỏi. Nói có sở đắc có nghĩa là tâm phân biệt vọng chấp pháp. Không sở đắc như khi trí chứng chân không tâm phân biệt pháp sở đắc. Chỉ nói tâm không phân biệt ấy có sở đắc là vô sở đắc, chứ không ngăn trí bên trong chứng chân cũng là sở đắc. Ý nói rằng Phật lúc nghe pháp nơi Phật Định Quang không phân biệt chấp có pháp sở đắc. Chỉ nội trí chứng chân như đối với chấp thủ đều không có sở đắc, chứng trí bất khả thuyết không thể chấp nên cũng không thuyết, không chấp. Nay hỏi rằng Phật nơi Phật Nhiên Đăng lúc được trí chứng nơi pháp có sở đắc không?
“Thế Tôn, Như Lai tại Nhiên Đăng Phật sở, ư pháp thật vô sở đắc. “
Bạch Đức Thế Tôn, Như Lai nơi Phật Nhiên Đăng đối với pháp thật không sở đắc (chỗ chứng đắc, chỗ đạt được.)
Giảng: Đây là câu trả lời Phật về pháp sở đắc hay không sở đắc. Luận chủ luận rằng, không chấp là lý thật trí, nói không chấp là tâm không phân biệt chấp thủ. Lý thật trí như dùng trí ngộ thật lý, phân biệt chấp thủ đều không sở đắc. Ngài Thế Thân giải thích ý này xong. Ngài Vô Trước nhận xét: điểm 5 đây là chẳng lìa Phật lúc ra đời nên lìa chướng trụ xứ thứ 12, đây là phần lìa cấu chướng thứ hai. Vì nếu hành vô sở đắc gọi là đa văn, còn nếu có sở đắc là thiểu văn. Song Đức Phật nơi Phật Định Quang không phân biệt chấp thủ có sở đắc, nên lìa thiểu văn chướng.
“Tu Bồ Đề ư ý vân hà, Bồ Tát trang nghiêm Phật độ phủ?”
Này Tu Bồ Đề, ý Thầy nghĩ sao? Bồ Tát có trang nghiêm Phật độ không?
Giảng: Theo Ngài Thế Thân, điểm này phá nghi vấn 3 như nghi rằng, trong pháp vô vi đã không thể chấp, không thể thuyết, tại sao Bồ Tát chấp trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật? Lại hỏi: thọ báo gì Phật chấp tự cho là pháp vương? Lại cũng hỏi rằng ngoài thế gian ai lại chấp là đấng pháp vương chứ? Trong câu hỏi nêu 2 phần: trước hết phá nghi cho rằng Bồ Tát chấp trang nghiêm tịnh độ, kế phá trừ nghi Phật chấp, tự cho là pháp vương. Trong đó cho thấy rõ Phật hỏi, Ngài Thiện Hiện trả lời và lời Thế Tôn khuyến thị. Bồ Tát chấp trang nghiêm Phật quốc độ, như từ sơ địa trở lên, Bồ Tát sanh nơi báo tịnh độ, tùy phần lượng ở mỗi địa mà thấy Phật không đồng. Tự thân có khác dù đã ở trong tịnh độ, là chấp có trang nghiêm cõi Phật tịnh độ. Tại sao trước nói Thánh nhân do pháp vô vi mà có sai biệt không thuyết, không chấp? Nay phá điểm nghi này, như chư Bồ Tát vì trí vô phân biệt trong chứng chân như trang nghiêm, nên ngoài hình tướng được bảy báu trang nghiêm. Đối với trong lúc chứng chân trang nghiêm là không thuyết, không chấp. Như đối với bên ngoài về thân tướng mà cho rằng ta trang nghiêm cõi Phật đây là còn chấp. Bồ Tát còn ở nơi cảnh sắc đã chứng vô tướng trang nghiêm sao nói chấp tịnh độ? Có bài kệ rằng:
Trí học Duy thức thông Trí tu vị tu tập Là trí vô phân biệt. Duy thức gọi đó là trí tương ứng với tịnh thức. Thông có nghĩa là đạt chân lý tức là thật trang nghiêm. Nhiếp Đại Thừa luận giải thích trong 18 tịnh độ viên mãn rằng, nơi khởi tập thiện căn xuất thếđây là nhân Tịnh độ vậy. Vì quan trọng phải phát Bồ Đề tâm, tu tập nhân lành xuất thế tích chứa trãi qua thời gian là nhân có thể chứng ngộ. Ngoài ra, rộng dung, tự tại tịnh thức là tướng, vì lấy tịnh thức làm thể tịnh độ. Tâm tịnh tức Phật độ tịnh vậy. Lại nói rằng, đại niệm huệ hạnh lấy làm du lộ, đại dừng ở diệu quán nhưng là chỗ chuyên chở. Pháp vị sâu rộng hỷ lạc là chỗ duy trì. Không, vô tướng, nguyện là chỗ nhập môn để Bồ Tát trang nghiêm cõi Phật vậy.
Phật hỏi Ngài Thiện Hiện rằng, đối với hình tướng bề ngoài Bồ Tát có trang nghiêm Phật độ không? Và đây là câu trả lời:
“Phất dã, Thế Tôn. Hà dĩ cố, trang nghiêm Phật độ giả tức phi trang nghiêm, thị danh trang nghiêm.”
Không, bạch Đức Thế Tôn. Tại sao? Vì trang nghiêm cõi Phật ấy tức phi trang nghiêm, đó gọi là trang nghiêm.
Giảng: Việc trang nghiêm Phật độ (cõi Phật tịnh độ). Vì chư Bồ Tát cần yếu bên trong phải chứng trang nghiêm, rồi bên ngoài mới được bảy báu; không như quán ao nước ở Tây phương mà gọi là trang nghiêm được. Hình tướng trang nghiêm tức là ở trong cảnh cõi sắc nên nói trang nghiêm cõi Phật, có nghĩa là trang nghiêm ở trong vậy. Chẳng phải hay phi trang nghiêm là không phải trang nghiêm hình tướng bên ngoài, ấy gọi là trang nghiêm, là vô tướng, không chấp, chân thật trang nghiêm.
“Thị cố Tu Bồ Đề, chư Bồ Tát ma ha tát, ưng như thị sanh thanh tịnh tâm, bất ưng trụ sắc sanh tâm, bất ưng trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm, ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm.”
Vì thế Tu Bồ Đề, chư đại Bồ Tát nên sanh tâm thanh tịnh như thế, không nên trụ sắc sanh tâm, không nên trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm, nên vô sở trụ mà sanh tâm.
Giảng: Đây là phần Đức Phật khuyến thị (khuyên nhắc bảo). Nên sanh tâm thanh tịnh như thế, có nghĩa là nên tu tập cho được tịnh trí, tịnh thức, cho tâm thanh tịnh. Không nên trụ sắc sanh tâm là không đối ngoài hình tướng mà khởi tâm trang nghiêm. Nên vô sở trụ mà sanh tâm, vì quan trọng dùng trí ngộ vô trụ, vô trụ tức là không nhân vậy. Ngài Vô Trước giải thích trong 18 trụ xứ sai biệt, đây là trụ xứ thứ 7 muốn thanh tịnh cõi Phật. Lìa chướng trong trụ xứ 12 đây là trụ xứ thứ ba lìa bỏ tâm ít phan duyên (6) niệm nghĩ việc tu tập. Nói ít phan duyên có nghĩa là tạo hình thức trang nghiêm tịnh độ như cầu cõi Tây phương quán mặt trời, ao nước v.v..
“Tu Bồ Đề, thí như hữu nhơn thân như Tu Di Sơn Vương, ư ý vân hà, thị thân vi đại phủ?”
Này Tu Bồ Đề, ví như có người thân lớn như núi Chúa Tu Di, ý Thầy nghĩ thế nào? Thân như thế có lớn không?
Giảng: Ởđây trả lời nghi vấn: chấp Phật là thân pháp vương. Có người nghi rằng, trước nói Thánh nhơn do pháp vô vi mà có sai biệt: không thuyết, không chấp, tại sao báo thân tự thọ dụng pháp lạc lại chấp là thân pháp vương, vì thân vô hạn biến cùng khắp pháp giới nên tất cả thế gian lại chấp đó cho là thân pháp vương. Vì để trừ dứt nghi vấn này nên có bài kệ rằng:
Như núi Chúa không chấp
Cho mình cụm Tu Di
Có các núi chung quanh
Mà nó vẫn vô tâm
Không tự nhận sơn vương.
Chúng sanh có tâm phân biệt tự cho kia là núi Chúa, báo Phật cũng thế, đã không có tâm phân biệt nên không nói ta là thân pháp vương. Chúng sanh có tâm phân biệt nên khởi niệm phân biệt rằng kia là pháp vương. Phật không có tâm phân biệt nên không chấp là thân pháp vương.
“Tu Bồ Đề ngôn: thậm đại Thế Tôn. Hà dĩ cố, Phật thuyết phi thân thị danh đại thân”.
Tu Bồ Đề thưa: rất lớn, bạch Đức Thế Tôn. Tại sao? Vì Phật nói chẳng phải thân ấy gọi là thân lớn.
Giảng: Phật nói chẳng phải thân có nghĩa là không phải có thân phân biệt; ấy gọi là thân lớn tức thân vô phân biệt.
Ngài Vô Trước giải rằng, đây là trụ địa thứ 8 thành thục chúng sanh, lại là ly chướng trụ xứ, thuộc hàng thứ tư lìa xả chúng sanh chướng . Ởđây cho rằng, Như Lai tuy biết không chấp hình tướng gọi là lìa ít phan duyên. Song báo thân Phật to lớn vô cùng. La Hầu A Tu La vương như núi Tu Di mà đại chúng còn không thấy tự thể huống gì chúng sanh nhỏ kém nơi cõi dục. Thế là Như Lai bỏ rơi chúng sanh không độ là ý này đây nên mới có đoạn văn trên.
“Tu Bồ Đề, như Hằng hà trung sở hữu sa số, như thị sa đẳng hằng hà. Ư ý vân hà? Thị chư Hằng hà sa ninh vi đa phủ?”
Này Tu Bồ Đề, như số cát trong sông Hằng, và cát của nhiều sông Hằng. Ý Thầy nghĩ sao? Số cát của nhiều sông Hằng có nhiều không?
Giảng: Dựa theo Ngài Thế Thân căn cứđoạn văn lớn trong phần so sánh thứ hai, trở lên phá nghi xong. Từđây trở xuống so sánh cũng có 2 phần: trước đem tài thí so sánh, sau đem thí thân mạng so sánh. Tài thí cũng có 2: so sánh đúng và theo đó thuyết… là Kinh trở xuống, giải thích nguyên do (lý do), trong đó có 3 ý: Đức Thế Tôn mượn thí dụ để hỏi, kếđó Ngài Thiện Hiện thuận ý Phật trả lời và sau cùng Như Lai nêu so sánh. Ao A Nậu Đạt phát nguồn từ 4 dòng sông lớn, vì thế biến tướng sông Hằng làm thí dụ. Kinh A Hàm ghi Hằng có 4 nghĩa: 1/ có nhiều cát 2/ thế gian cho đó là phước, như sắp được tịnh đối với sông kia cầu phước 3/ trải qua lâu đời không đổi tên 4/ Phật thường thuyết pháp ở gần sông đó. Như trong sông Hằng có nhiều cát, có nghĩa lấy số cát của sông Hằng rộng sâu dài 40 dặm đã là nhiều, và như thế cát của nhiều sông Hằng có nghĩa đem cát của một sông Hằng, so với cát của nhiều sông Hằng. Lấy vô số cát trong nhiều sông Hằng như thế mà mỗi một hạt cát làm một cõi Phật. Lấy sốđây dùng để bố thí khắp 3 nghìn đại thiên thế giới, cũng không bằng thọ trì nhẫn đến 4 câu kệ của Kinh này. Tại sao? Vì đây là ít phần công đức thọ trì và làm nhân Bồ Đề; hết thảy ngoại duyên đều không thể làm hư hại. Tài thí là nhân sanh tử dễ bị vương tặc phá họai, cướp đoạt…
“Tu Bồ Đề ngôn: thậm đa Thế Tôn, đản chư hằng hà thượng đa vô số, hà huống kỳ sa”…
Tu Bồ Đề thưa: thật là nhiều, bạch Đức Thế Tôn, chỉ những sông Hằng còn nhiều vô số, huống gì là cát của các con sông ấy?...
Giảng: câu trả lời của Ngài Thiện Hiện.
“Tu Bồ Đề, ngã kim thật ngôn cáo nhữ: nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhơn dĩ thất bảo mãn nhỉ sở Hằng hà sa số tam thiên đại thiên thế giới dĩ dụng bố thí đắc phước đa phủ? Tu Bồ Đề ngôn: thậm đa Thế Tôn. Phật cáo Tu Bồ Đề, nhược thiện nam tử, thiện nữ nhơn ư thử Kinh trung, nãi chí thọ trì tứ cú kệ đẳng vị tha nhơn thuyết nhi thử phước đức, thắng tiền phước đức”.
Này Tu Bồ Đề, nay Như Lai lấy lời thật hỏi Thầy: nếu có thiện nam, tín nữđem thất bảo như cát sông Hằng bố thí khắp 3 nghìn đại thiên thế giới được phước có nhiều chăng? Tu Bồ Đề thưa: rất nhiều bạch Đức Thế Tôn. Phật bảo Tu Bồ Đề: nếu thiện nam, tín nữ đối với Kinh này cho chí thọ trì 4 câu kệ vì người giảng thuyết thời phước đức đây hơn phước đức người bố thí trước.
Giảng: Dùng cát sông Hằng so sánh có 3 ý: Phật hỏi, Tu BồĐề trả lời và sau cùng Phật so sánh phước hơn kém.
“Phục thứ Tu Bồ Đề, tùy thuyết thị Kinh nãi chí tứ cú kệ đẳng, đương tri thử xứ nhứt thiết thế gian, thiên nhơn, A Tu La giai ưng cúng dường như Phật tháp miếu, hà huống hữu nhơn tận năng thọ trì, độc tụng. Tu Bồ Đề đương tri thị nhơn thành tựu tối thượng đệ nhứt hy hữu chi pháp. Nhược thị Kinh điển sở tại chi xứ tức vi hữu Phật, nhược tôn trọng đệ tử”.
Lại này Tu Bồ Đề, tùy theo thuyết Kinh này nhẫn đến 4 câu kệ v.v… nên biết nơi ấy được hết thảy thế gian trời, người, A Tu La đều nên cúng dường xem như Chùa tháp Phật, huống gì có người hết lòng đọc tụng, thọ trì. Này Tu Bồ Đề, nên biết người này thành tựu pháp tối thượng hy hữu đệ nhứt. Như Kinh này có tại nơi nào tức là có Phật hay các đệ tửđáng kính của Phật nơi đó.
Giảng: Đoạn này giải thích lý do trong đó có 3 lần: lại nữa. Tại sao đem nhiều của bố thí lại không như thọ trì một ít Kinh? Để giải thích ý này nên có 3 lần lại nữa như: 1/ Kinh có ở nơi nào nơi đó hơn; nơi người nào người đó đáng tôn 2/ Nên gọi Kinh này tên là gì, có thể trừ 2 chướng nên hơn 3/ Ba nghìn đại thiên thế giới trở xuống nêu rõ bố thí của cải là nhân nhiễm, pháp thí là nhân tịnh nên hơn.
Nói Kinh này có nơi đâu nơi đó hơn, có nơi người nào người đó đáng tôn kính. Như tháp miếu thờ Phật là pháp thân Phật ở khắp mười phương, như thân xá lợi chỉ là một thể của hóa Phật. Kinh Bát Nhã này là hết thảy pháp thân chân thật của chư Phật. Ngài Vô Trước giải thích một đoạn này tức là trong 18 trụ xứ sai biệt, trụ xứ thứ 9 xa lìa tùy thuận tán loạn ngoại luận, cho nên thứ tư: lìa chướng trụ xứ trong 12, thứ năm lìa lạc tán loạn ngoại luận. Vì khiến nương tựa Bát Nhã tu học, không cho đọc sách tịch ngoại đạo. Trong đoạn văn này có 2 ý: dùng 4 thứ nhân duyên chỉ rõ pháp Bát Nhã hơn hẳn, và phải gọi Kinh này tên là gì để đối trị, nếu thuyết là chấp nghĩa. Dựa theo 4 nhân duyên trên phân thành 4 tiết: 1/ Gìn giữ phước đức như Kinh ghi được phước nhiều 2/ Trời, người …cúng dường tùy theo Kinh có ở nơi nào… 3/Khó hành như Kinh ghi là thành tựu pháp hy hữu tối thượng 4/ Nghĩ tưởng Như Lai như Kinh nói thời là thấy Phật.
“Nhỉ thời Tu Bồ Đề bạch Phật ngôn: Thế Tôn, đương hà danh thử Kinh, ngã đẳng vân hà phụng trì”
Lúc bấy giờ Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật, bạch Đức Thế Tôn, phải gọi Kinh này tên là gì, và chúng con nên phụng trì bằng cách nào?
Giảng: Theo như Ngài Thế Thân: do các phiền não như núi nhưđá mới có Kim cương để phá, hoặc phiền não như Kim cang, Bát nhã hay đoạn trừ, hoặc như vẽ họa hình Kim cương. Ngài Vô Trước giải rộng, do có nhiều công năng nên thọ trì Bát nhã được công đức hơn tài thí.
“Phật cáo Tu Bồ Đề, thị Kinh danh vi Kim Cang Bát Nhã ba la mật, dĩ thị danh tự, nhữ đương phụng trì”.
Phật bảo Tu Bồ Đề, Kinh này gọi là Kim Cang Bát Nhã ba la mật, đó là danh tự, ngươi nên phụng trì.
Giảng: Khuyên thọ trì Kinh.
“Sở dĩ giả hà, Tu Bồ Đề: Phật thuyết bát nhã ba la mật tức phi Bát nhã ba la mật’.
Tại sao thế? Này Tu Bồ Đề: Phật thuyết Bát Nhã ba la mật tức chẳng phải Bát Nhã ba la mật.
Giảng: Chư Phật đồng thuyết, cùng thán tán Bát Nhã. Phật thuyết Bát Nhã ba la mật là pháp mà 10 phương chư Phật đồng thuyết. Tuy vô phân biệt nhưng nói cũng có nhân cớ, mà bàn như thuyết; chỉ không phân biệt chấp cho là pháp vương chẳng phải không nhân cớ mà có tự thể; Bát Nhã ba la mật không phải chỉ có độc một vị Phật trình bày. Ý nói rằng, do Bát Nhã là mẹ chư Phật hay sanh ra chư Phật cho nên chư Phật cùng tán thán. Nếu có người thọ trì nhẫn đến 4 câu kệ hơn nhiều so với việc cúng dường.
“Tu Bồ Đề ư ý vân hà? Như Lai hữu sở thuyết pháp phủ? Tu Bồ Đề bạch Phật ngôn, Thế Tôn, Như Lai vô sở thuyết.”
Này Tu Bồ Đề, ý Thầy nghĩ sao? Như Lai có thuyết pháp chăng? Tu Bồ Đề bạch Phật, bạch Đức Thế Tôn, Như Lai không có thuyết pháp.
Giảng: Nêu rõ pháp Bát Nhã không riêng Phật Thích Ca thuyết. Trong ý câu hỏi: vả có một pháp riêng Như Lai thuyết không? Ngài Thiện Hiện trả lời là không.
“Tu Bồ Đề, ư ý vân hà tam thiên đại thiên thế giới sở hữu vi trần thị vi đa phủ?”
Này Tu Bồ Đề, ý Thầy nghĩ sao, cõi ba ngàn đại thiên thế giới chỗ có vi trần có nhiều không?
Giảng: Đây lại giải thích nguyên do trong đó trước hết nói lý do thọ trì Kinh phước nhiều, và kế tiếp giải thích hồ nghi. Trong câu giải thích hồ nghi có 2: trước hỏi, sau trả lời. Như chỉ thế giới làm thành hạt bụi trong đó có 2 thí dụ: 1/ Thí dụ hơn như nhân thọ trì Kinh ít mà được nhiều công đức. Thế giới như nắm một ít tán nhỏ thành vi trần dụ cho nhiều phước. 2/ Thí dụ kém: nếu dùng tài thí mà gây nhiều phiền não. Như do người thọ thí nhân đây mà sanh đủ loại tranh chấp. Nói thế giới để chỉ tài thí đem tán nhỏ làm thành vi trần, dụ sanh nhiều phiền não. Thế giới đã là nhân tố của vi trần, thì tài thí cũng tạo nhân nhiễm ô. Thọ trì Kinh tuy ít nhưng sanh phước rất nhiều, tài thí tuy nhiều cũng chỉ làm tăng thêm phiền não. Nên nói rằng tuy bố thí nhiều của cải cũng không bằng thọ trì một bài kệ 4 câu, cho nên vin ý đó nêu hỏi.
“Tu Bồ Đề ngôn: thậm đa Thế Tôn. Tu Bồ Đề, chư vi trần Như Lai thuyết phi vi trần thị danh vi trần. Như Lai thuyết thế giới phi thế giới, thị danh thế giới.”
Tu Bồ Đề thưa: rất nhiều bạch Đức Thế Tôn. Này Tu Bồ Đề, vi trần Như Lai nói phi vi trần ấy là vi trần. Như Lai nói thế giới phi thế giới ấy gọi là thế giới.
Giảng: Nhiều nhưng không phải là thật. Là vi trần như đem thế giới tán nhỏ ra làm thành bụi trần. Nói phi vi trần là chẳng phải như chấp cho thế giới có thật, nên chỉ gá mượn vi trần là ví dụ cho tham v.v… Chứ không phải nói NHƯ mà có vi trần. Lại giải thích chỉ mượn vi trần để dụ cho tham v.v… chứ không phải vi trần là thể của tham. Ấy gọi là vi trần, vì là nương mượn vi trần làm ví dụ vậy. Nói thế giới có nghĩa lấy thế giới làm thí dụ việc bố thí của cải. Phi thế giới là nhân của tham v.v… Tài thí là nhân của tham, chỉ mượn thế giới làm thí dụ.
“Tu Bồ Đề ư ý vân hà, khả dĩ tam thập nhị tướng kiến Như Lai phủ? Phất dã, Thế Tôn, bất khả dĩ tam thập nhị tướng đắc kiến Như Lai. Hà dĩ cố? Như Lai thuyết tam thập nhị tướng tức thị phi tướng, thị danh tam thập nhị tướng”.
Này Tu Bồ Đề, ý Thầy nghĩ sao? Có thể dùng 32 tướng thấy Như Lai không? Không thể, bạch Đức Thế Tôn, không thể dùng 32 tướng thấy được Như Lai. Vì sao thế? Như Lai thuyết 32 tướng tức là phi tướng ấy gọi là 32 tướng.
Giảng: Uyển chuyển giải thích nghi vấn, như trên nói thọ trì Kinh sanh phước rất nhiều tức nói phước đức có hình tướng nên ởđây phá hình tướng đó. Nói pháp thân là Như Lai, không phải như 32 tướng là hóa thân, trong đó trước hỏi, sau trả lời. Nói 32 tướng là nói về hóa thân, tướng tức là phi tướng, không phải tướng pháp thân. Ấy là 32 tướng đó là 32 tướng hóa thân vậy. Trở lên dựa theo ý Ngài Thế Thân. Còn theo Ngài Vô Trước như Kinh nói cõi đại thiên trở xuống, đoạn này trong 18 trụ xứ sai biệt thứ 10 là sắc thân và thân chúng sanh ràng buộc trong đó quán để dứt tương ưng hành tức là lìa chướng trụ xứ. Trong trụ xứ thứ 6 là lìa đối với hình tướng ảnh tượng tự tại nơi không thiện xảo. Cho nên ý này cho rằng chúng sanh đối với sắc thân và danh thân trong ràng buộc không cách khéo tạo nên một hiệp tướng. Nay dùng phương tiện phá một hiệp tướng nên có đoạn văn như trên. Song trong phá trừ có 2: phá sắc thân và phá danh thân. Sắc thân có 2: 1/ Tế gọi là vi trần, như Kinh nêu: chỗ có vi trần là nhiều không? 2/ Phá sắc thân thô, như nói các vi trần Như Lai nói phi vi trần. Phá danh thân, như nói: thế giới phi thế giới là lấy danh vô hình đoạn trừ. Không thể có tướng thô-tế nên lấy thế giới làm thí dụ, như trong Kinh nói có thể lấy 32 tướng v.v… Trụ xứ thứ 11 là cúng dường hầu cận Như Lai. Ngoài ra, thứ bảy lìa bỏ chẳng đủ phước báu tư lương. Ý nói rằng, nếu muốn cúng dường Phật cầu phước báu tư lương không nên dùng tướng thấy pháp thân đệ nhứt nghĩa.
“Tu Bồ Đề, nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhơn dĩ hằng hà sa đẳng thân mạng bố thí. Nhược phục hữu nhơn ư thử Kinh trung nãi chí thọ trì tứ cú kệ đẳng vị tha nhơn thuyết kỳ phước thậm đa.”
Này Tu Bồ Đề, nếu có thiện nam, tín nữđem vô số thân mạng như cát sông Hằng bố thí. Nếu lại có người đối với Kinh này nhẫn đến thọ trì 4 câu kệ v.v... vì người khác mà diễn thuyết ngưới ấy được phước rất nhiều.
Giảng: Theo như Ngài Thế Thân, trở lên dùng của cải so sánh, từđây trở xuống dùng thân mạng so sánh. Trong đây trước so sánh, sau giải thích lý do phước đức nhiều. Ngài Vô Trước giải rằng, trong 12 trụ xứ, đây là phần xa lìa lợi dưỡng và thiếu nhiệt thành nên đối tinh tấn hoặc lui sụt hoặc không phát tâm. Ngoài ra trong ly chướng ngại trụ xứ, phần 8 đây là xa lìa giải đãi, lợi dưỡng, đắm vui v.v… Giải rằng, đây nói nếu có chúng sanh ham mùi đắm vị, giải đãi hoặc đắm vị, lợi dưỡng không phát tâm tinh tấn, hoặc đã từng tạo công đức nhưng lại lui sụt vì khiến cho xa lìa những trể lười này nên đem thân mạng so sánh, ý là muốn làm cho tinh tấn hơn lên.
“Nhỉ thời Tu Bồ Đề văn thuyết thị Kinh thâm giải nghĩa thú, thế lệ bi khấp nhi bạch Phật ngôn: hy hữu Thế Tôn. Phật thuyết như thị thậm thâm Kinh điển, ngã tùng tích lai sở đắc huệ nhãn, vị tằng đắc văn như thị chi Kinh.”
Lúc bấy giờ Ngài Tu Bồ Đề nghe thuyết Kinh nghĩa thú thâm diệu buồn khóc sướt mướt mà bạch Phật rằng: hiếm thay Đức Thế Tôn! Phật thuyết Kinh thậm thâm (sâu mầu) như thế, từ xưa con đã được huệ nhãn mà chưa từng được nghe Kinh như thế.
Giảng: Sau đây Ngài Thế Thân giải thích lý do trong đó có 4 ý; 1/ buồn cho thân khổ, được nghe pháp nên rơi lệ 2/ Thế Tôn nếu lại…trở xuống nêu rõ trong đây sanh tín thì sanh thật tướng 3/ Thế Tôn là thật tướng dứt nghi trừ bịnh chấp 4/ Thế Tôn … nay con được nghe: phát tinh tấn tâm. Vì Tu Bồ Đề nghe Phật thuyết nên xả thân nhẫn khổ. Lại nghe Kinh này nghĩa sâu mầu chứng đạt Bồ Đề nên mừng vui tán dương mà buồn khóc. Ngài Vô Trước giải thích rằng: từđây trở xuống có 3 điểm: a/ Thương cảm xả thân nghe pháp nên vương buồn, cũng giống Ngài Thế Thân b/ Nếu lại có người… phát tâm tinh tấn nghĩa NHƯ c/ Con nay được nghe trở xuống: làm cho các vị Bồ Tát giải đãi hưởng được pháp vị sanh tâm hổ thẹn.
“Thế Tôn, nhược phục hữu nhơn đắc văn thị Kinh tín tâm thanh tịnh tắc sanh thật tướng, đương tri thị nhơn thành tựu đệ nhứt hy hữu công đức.”
Bạch Thế Tôn, nếu lại có người nghe được Kinh này phát lòng tin thanh tịnh thì sanh thật tướng, nên biết người này thành tựu công đức hy hữu.
Giảng: Người nghe Kinh này sanh tín tâm, đời sau nhất định đạt trí vô phân biệt, trừ dứt vọng phân biệt, ngộ pháp nhị không gọi là sanh thật tướng. Do vậy, dù có xả nhiều thân mạng cũng không bằng thọ trì Kinh. Vì việc xả thân đó luôn xoay vần trong sanh tử không cầu tuệ hạnh, nên không hướng đến Bồ Đề vậy.
“Thế Tôn, thị thật tướng giả tắc thị phi tướng, thị cố Như Lai thuyết danh thật tướng”.
Bạch Thế Tôn, thật tướng ấy là phi tướng, vì thế Như Lai nói là thật tướng.
Giảng: Dứt nghi trừ bịnh. Là thật tướng, có nghĩa vô tướng là tướng; là phi tướng có nghĩa không phải tướng hư vọng phân biệt chỗ chấp tướng sai biệt. Gọi là thật tướng tức là tướng không hư vọng nên là thật tướng. Như có người nghe nói thật tướng tức là tướng sở chấp hư vọng phân biệt. Nay nói không phải vậy nên có đoạn văn này.
“Thế Tôn, ngã kim đắc văn như thị Kinh điển tín giải thọ trì bất túc vi nan. Nhược đương lai thế hậu ngũ bách tuế kỳ hữu chúng sanh đắc văn thị Kinh tín giải thọ trì, thị nhơn tắc vi đệ nhứt hy hữu.”
Bạch Thế Tôn, nay con được nghe Kinh điển như vầy tin hiểu thọ trì không đủ lấy làm khó. Như trong tương lai, 500 năm sau có chúng sanh nào nghe được Kinh này mà tin hiểu thọ trì thời người đó mới là hy hữu hiếm hoi.
Giảng: Tín tâm tinh tấn, đây là điểm 3 như Ngài Vô Trước nói khiến Bồ Tát giải đãi sanh tâm hổ thẹn. Như nói trong đời ác còn có những chúng sanh hay sanh được thật tướng huống gì ngay trong đời hiện tại Bồ Tát nghe thuyết Kinh Bát Nhã mà không chịu tu. Như người ác tin hiểu đó là việc hy hữu; Bồ Tát thọ trì đâu đáng tán thán nên mới có đoạn văn này. Căn cứ theo văn có 2 phần: trước Ngài Thiện Hiện hỏi, sau Phật đáp.
“Hà dĩ cố, thử nhơn vô ngã tướng, nhơn tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng.”
Tại sao thế? Vì người này không có tướng ngã, tướng nhơn, tướng chúng sanh, tướng thọ mạng.
Giảng: Ngài Thế Thân giải thích: trước nêu rõ sở chấp không, sau nêu rõ năng chấp không. Đây chỉ nói pháp không. Ngài Vô Trước cho rằng, trước nhơn không, sau pháp không, phải lìa cả hai chấp này.
“Sở dĩ giả hà, ngã tướng tức thị phi tướng, nhơn tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng tức thị phi tướng.”
Nguyên nhân vì sao? Vì ngã tướng tức là phi tướng, tướng nhơn, tướng chúng sanh, tướng thọ mạng tức là phi tướng.
Giảng: Nói về pháp không.
“Hà dĩ cố, ly nhứt thiết chư tướng tắc danh chư Phật”.
Tại sao thế? Vì lìa hết thảy các tướng thời gọi là chư Phật.
Giảng: Lìa hết tướng. Như nếu có phân biệt tức có dấy nghiệp sanh tử, đã dứt tướng phân biệt thời vọng tưởng sanh tử đều không tức là chư Phật. Ý nói rằng, giả sử bỏ nhiều thân mạng mà không ngộ nhân của lý, như tạm nghe Kinh liền lìa tướng phước. Vì nhân thọ trì nghe hiểu nên phải chứng lý nhị vô ngã (nhân-pháp vô ngã), đã là cái nhân hơn nên phần nhiều xả phước của thân.
Hết quyển thượng


Chú Thích
1. Trung đạo: con đường giữa là con đường không kẹt bên Hữu hay bên Vô. Vì chấp một bên nên dễ rơi vào tà kiến, bị đọa lạc trong luân hồi sanh tử, như cho rằng con người sau khi chết vẫn trở lại làm người, hoặc cho người chết rồi mất hẳn không có đầu thai. Để phá trừ hai lối chấp thiên lệch nguy hiểm đó nên Phật đưa ra thuyết trung đạo dẫn dắt chúng sanh về với chánh đạo.
2. Tứ ma: tức bốn loại ma hay nói cho rõ là bốn thứ ác ma. Bọn ma này kết nạp bè đảng hòng làm lung lạc tâm người tu hành thiện pháp, nên gọi là ác ma. Bốn loại ma đó là: a/ Ma phiền não như tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến … luôn luôn làm cho tâm tư dấy động bất an, sợ sệt, buồn phiền, chán chường, cộc cằn, hung dữ, gây hấn, mắng nhiếc, giận tức, bất động… b/ Ma ngũấm là sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Như ham mê sắc dục làm hỏng cả cuộc đời, thích ăn ngon, mặc đẹp, ưa hưởng thụ … có những ý nghĩ cao xa hoang tưởng ngoài tầm với bắt, hay hành động ngang dọc chọc trời khuấy nước hoặc cái nhìn cục bộ thiếu đắn đo cân nhắc c/ Ma chết gọi là tử ma. Ở đời ai hầu như cũng sợ loại ma này, nhưng nếu ta vững tâm tin tưởng “ma cũng chính là ta”, chắc chắn chúng ta hết sợ ma ngay d/ Ma thần tiên hay thiên ma. Loại ma này có nhiều lối giải thích không giống nhau. Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm gọi là Ma Đăng Già, còn trong các Kinh khác gọi là Ma Ba Tuần, tức là ma vương để chỉ kẻ ác, kẻưa giết hại, dụ dẫn người ham mê vào đường tội lỗi.
3. Năm việc tà: a/ giả dạng tu hành để cầu người cung kính, cúng dường b/ tự khoe khoang tài đức hầu lung lạc tâm người để thủ lợi c/ xem tướng, coi quẻ… nói điều lành dữ, tốt xấu với người cả tin để tìm cách lợi dụng d/ thị uy, bắt nạt ra oai lớn lối: là cách mách qué của bọn tham quyền cố vị, đối với những người thấp cổ bé miệng e/ tuyên bố chứng đắc quả: đây là một lối lừa bịp trắng trợn mà trong đời vẫn có kẻ mắc mưu không có cách thoát khỏi.
4. Hiền kiếp: kiếp hiện tại của chúng sanh trong cõi đời này. Gọi hiền kiếp bởi lẽ, trong kiếp này có những bậc Thánh Hiền xuất hiện như có 1000 Đức Phật ra đời. Cho đến nay đã có 4 vị Phật ra đời là Câu Lưu Tôn Phật, Câu Na Hàm Mâu Ni Phật, Phật Ca Diếp và Phật Thích Ca Mâu Ni. Phật Thích Ca là vị thứ tư của Hiền kiếp, Phật Di Lặc sẽ là vị thứ năm. Tiếp theo sẽ có 995 vị Phật nữa xuất hiện. Hiền kiếp kéo dài 236 triệu năm (xem thêm các Kinh Hiền kiếp, hiện tại Hiền kiếp thiên Phật…)
5. Vô tránh tam muội: phép tu thiền định mà trong đó mọi mâu thuẩn, tranh cải, xung đột không còn nữa; hành giả thật sự đạt được tâm trạng hài hòa an tịnh. Đây cũng là pháp tu mà Ngài Tu Bồ Đề chứng đắc và được Đức Phật Thích Ca khen ngợi.
6. Tâm phan duyên: tâm luôn luôn bị dao động do ngoại cảnh chi phối như sắc, âm thanh, mùi thơm, vị lạ, trơn, láng, mịn, nhám v.v... rồi sinh tưởng tượng thèm muốn. Do tham muốn mà tạo ra các nghiệp bằng ý nghĩ, lời nói và hành động để chiếm hữu và gây ra nhiều tội ác.

« Kinh này có tổng cộng 2 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.223.239.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập