Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Phật Thuyết Lập Thế A Tì Đàm Luận [佛說立世阿毘曇論] »» Bản Việt dịch quyển số 7 »»

Phật Thuyết Lập Thế A Tì Đàm Luận [佛說立世阿毘曇論] »» Bản Việt dịch quyển số 7


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.54 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.67 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Phật nói Luận A Tỳ Đàm về Sự Thế Giới Thành Lập

Kính mong quý độc giả xem kinh cùng góp sức hoàn thiện bằng cách gửi email về admin@rongmotamhon.net
để báo cho chúng tôi biết những chỗ còn có lỗi.

Kinh này có 10 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Việt dịch: Thích Như Điển

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

PHẨM THỨ HAI MƯƠI MỐT: THỌ SINH

Tạo mười nghiệp ác nặng nhất thì sinh vào địa ngục A-Tì lớn. Nếu tiếp theo, tạo ác nhẹ hơn thời sinh vào địa ngục khác nhẹ hơn. Nếu lại nhẹ hơn thì tiếp theo, sinh vào tám địa ngục nhẹ của Diêm-La. Nếu lại nhẹ hơn, thì tiếp theo sinh vào đường ngạ quỷ.

Nếu tạo mười nghiệp đường thiện nhẹ nhất thì sinh vào nhà hạ phẩm nơi Diêm-Phù-Đề, hoặc sinh vào nhà đồ tể khác, hoặc sinh vào nhà xướng ca, hoặc sinh vào nhà thợ thủ công, hoặc sinh vào nhà nô dịch.

Nếu tạo hơn tiếp theo ắt sinh vào nhà trưởng giả. Lại hơn tiếp theo nữa thì sinh vào nhà Bà-la-môn. Lại hơn đây nữa thời sinh vào nhà Sát-lợi. Lại hơn nữa thời sinh vào Tây Cù-Da-Ni. Lại tiếp theo hơn nữa thời sinh vào Đông Phất-Bà-Đề. Lại hơn nữa thời sinh vào Bắc Uất-Đan-Việt. Lại hơn nữa thời sinh vào Tứ Thiên Vương thiên. Lại hơn nữa, thời sinh vào Đao-Lợi thiên. Lại hơn nữa thời sinh Dạ-Ma thiên. Lại hơn nữa thời sinh Đâu-Suất-Đà thiên. Lại hơn nữa thời sinh Hóa Lạc thiên. Nếu tạo mười thiện nghiệp hơn hết thời sinh Tha Hóa Tự tại thiên.

Nếu người phàm mà tu tập bốn loại thiền định- mỗi loại có ba phẩm là hạ, trung và thượng, thì người này nhân hạ phẩm nghiệp tương ưng Sơ thiền sẽ sinh Phạm Tiên Hành thiên. Nhân nghiệp này được thiên đạo này, được thọ mạng trời, được ở cõi trời, được làm đồng loại trời. Đã sinh rồi, ở đó thọ quả báo của nghiệp có hai loại: Một là vui không có bức bách, hai là thọ vui. Nghiệp này đã chín được sử dụng không sót.

Nghiệp nhân trung phẩm tương ưng Sơ thiền sẽ sinh ở Phạm Thiên Chúng. Nghiệp nhân thượng phẩm cũng sinh cõi trời này. Nhân nghiệp này đã được thiên đạo, được thọ mạng của trời, được ở cõi trời, được làm đồng loại trời. Đã sinh ở đó thọ quả báo của nghiệp có hai loại lạc: Một là lạc không có bức bách, hai là thọ lạc. Nghiệp đã chín được dùng không sót.

Nghiệp nhân hạ phẩm tương ưng Nhị thiền, nhân nghiệp này được sinh cõi trời Thiểu Quang. Nghiệp nhân trung phẩm tương ưng Nhị thiền sẽ sinh cõi trời Vô lượng Quang. Nghiệp nhân thượng phẩm tương ưng Nhị thiền thì sinh cõi trời Thắng Biến Quang. Nhân nghiệp này nên được thiên đạo, được thọ mạng trời, được ở cõi trời, được làm đồng loại trời. Đã sinh ở đó, thọ quả báo của nghiệp có hai loại lạc: Một là lạc không bức não, hai là thọ lạc. Nghiệp này đã chín được dùng không sót.

Nghiệp nhân hạ phẩm tương ưng Tam thiền thì sinh cõi trời Thiểu Tịnh. Nghiệp nhân trung phẩm tương ưng Tam thiền thì sinh cõi trời Vô lượng Tịnh. Nghiệp nhân thượng phẩm tương ưng Tam thiền thì sinh cõi trời Biến Tịnh. Nhân nghiệp này được thiên đạo này, được thọ mạng trời, được ở cõi trời, được làm đồng loại trời. Đã sinh rồi, ở đó thọ quả báo của nghiệp có hai loại lạc: Một là lạc không có bức não, hai là thọ lạc. Nghiệp này đã chín được dùng không sót.

Nghiệp nhân hạ phẩm tương ưng Tứ thiền thì sinh cõi trời Vô Vân. Nghiệp nhân trung phẩm tương ưng Tứ thiền thì sinh cõi trời Thọ Phúc. Nghiệp nhân thượng phẩm tương ưng Tứ thiền thì sinh cõi trời Quảng Quả. Nhân nghiệp này nên được thiên đạo này, được thọ mạng trời, được ở cõi trời, được làm đồng loại trời. Đã sinh rồi, ở đó thọ quả báo của nghiệp, có hai loại lạc: Một là lạc không có bức não, hai là thọ lạc. Nghiệp này đã chín, được dùng không sót.

Nghiệp nhân thượng phẩm tương ưng Tam thiền sinh cõi trời Biến Tịnh; Nghiệp nhân trung phẩm tương ưng Tam thiền sinh cõi trời Vô lượng tịnh; Nghiệp nhân hạ phẩm tương ưng Tam thiền sinh cõi trời Thiểu Tịnh. Nhân nghiệp này nên được thiên đạo này, được thọ mạng trời, được ở cõi trời, được làm đồng loại trời. Đã đến ở đó, thọ quả báo của nghiệp có hai loại lạc: Một là lạc không có bức não, hai là thọ lạc. Nghiệp này đã chín, được dùng không sót.

Nghiệp nhân thượng phẩm tương ưng Nhị thiền sinh cõi trời Thắng Biến Quang; Nghiệp nhân trung phẩm tương ưng Nhị thiền sinh cõi trời Vô Lượng Quang; Nghiệp nhân hạ phẩm tương ưng Nhị thiền sinh cõi trời Thiểu Quang. Nhân nghiệp này nên được thiên đạo này, được thọ mạng trời này, được ở cõi trời, được làm đồng loại trời. Đã sinh ở đó, thọ quả báo của nghiệp, có hai loại lạc: Một là lạc không có bức não, hai là thọ lạc. Nghiệp này chín rồi, được dùng không sót.

Nghiệp nhân thượng phẩm tương ưng Sơ thiền, sinh cõi trời Phạm Chúng; Nghiệp nhân trung phẩm tương ưng Sơ thiền, cũng sinh cõi trời này. Nhân nghiệp này được thiên đạo, được thọ mạng trời, được ở cõi trời, được thiên đồng loại. Đã sinh ở đó, thọ quả báo của nghiệp, có hai loại lạc: Một là lạc không có bức não, hai là thọ lạc. Nghiệp này đã chín, được dùng không sót.

Nghiệp nhân hạ phẩm tương ưng Sơ thiền, sinh cõi trời Phạm Tiên Hành. Nhân nghiệp này nên được thiên đạo này, được thọ mạng trời, được ở cõi trời, được làm đồng loại trời. Đã sinh ở đó, thọ quả báo của nghiệp, có hai loại lạc: Một là lạc không bức não, hai là thọ lạc. Nghiệp này đã chín, được dùng không sót.

Các người phàm tùy nghiệp khác nên thọ sinh chỗ khác. Nếu người phàm tu tập bốn tâm vô lượng- mỗi loại có ba phẩm: Hạ, trung và thượng.

Từ vô lượng: Tu tập như thế, số hành như thế, như bốn loại thiền định.

Hỉ Vô Lượng: Tu tập như thế, số hành như thế, như Sơ thiền, như Nhị thiền.

Bi Vô Lượng: Tu tập như thế, số hành như thế, như đệ Tứ thiền.

Xả Vô Lượng: Tu tập như thế, số hành như thế, như đệ Tam thiền và đệ Tứ thiền.

Người phàm này tu tập Bất Tịnh quán, mỗi loại có ba phẩm là: Hạ, trung và thượng. Không chán ghét và đối nghịch, hành Bất Tịnh Quán, tu tập như thế, số hành như thế, như bốn thiền định. Có chán ghét và đối nghịch, hành Bất Tịnh quán, tu tập như thế, số hành như thế, như đệ Tứ thiền.

Người phàm này tu tập A-na-ba-na niệm, mỗi loại có ba phẩm: Hạ, trung, thượng. Tu tập như thế, số hành như thế, như ba loại thiền định trước.

Người phàm này tu tập năm Hữu Tưởng, mỗi loại có ba phẩm: Hạ, trung và thượng. Những gì là năm? Một là Bất Tịnh Tưởng, hai là Quá Thất Tưởng, ba là Tử Đọa Tưởng, bốn là Yếm Thực Tưởng, năm là Nhất Thiết Thế Gian Vô An Tưởng.

Vô tắng vi bất tịnh tưởng, tu tập như vậy, số hành như vậy, như bốn loại thiền định.

Hữu tắng vi bất tịnh tưởng và bốn loại sau, tu tập như vậy, số hành như vậy, như đệ Tứ thiền.

Người phàm này tu tập tám loại biến nhập, mỗi loại có ba phẩm: Hạ, trung, thượng. Những gì là tám? Một là Nội hữu sắc tưởng quán ngoại sắc thiểu, cái thiểu này hoặc vi diệu hoặc thô, ta biến tưởng này được biết, được thấy; hữu tưởng như vậy. Hai là Nội hữu sắc tưởng quán ngoại sắc vô lượng, hoặc vi diệu hoặc thô, ta biến tưởng này có thể biết, có thể thấy; làm cái tưởng như vậy. Ba là Nội vô sắc tưởng quán ngoại sắc thiểu; như trước. Bốn là Nội vô sắc tưởng quán ngoại sắc vô lượng; cũng như trước. Năm, sáu, bảy và tám đều nơi Nội vô sắc tưởng quán tứ sắc là xanh, vàng, đỏ, trắng; ta biến tưởng này có thể biết, có thể thấy; làm cái tưởng như vậy.

Trong tám tưởng này, tưởng thứ nhất và hai, tu tập như vậy, số hành như vậy, như bốn thiền định. Sáu tưởng sau, tu tập như vậy, số hành như vậy, như đệ Tứ thiền.

Người phàm này tu tập Thập nhất thiết nhập, mỗi loại có ba phẩm: Hạ, trung và thượng. Tám nhất thiết nhập trước, tu tập như vậy, số hành như vậy, như đệ Tứ thiền. Hai loại nhất thiết nhập sau, tu tập như vậy, số hành như vậy, như tự địa nầy. Không nhất thiết nhập, như Không vô biên nhập, thức nhất thiết nhập, như thức nhất thiết nhập.

Người phàm này tu tập Tứ Vô Sắc tam-ma bạt-đề, mỗi loại có ba phẩm: Hạ, trung, thượng.

Người này do nghiệp hạ phẩm tương ưng Không, sinh cõi trời Không vô biên nhập; Do nghiệp trung phẩm tương ưng Không Vô Biên Nhập, cũng sinh cõi trời này. Do nghiệp thượng phẩm tương ưng Không Vô Biên Nhập, cũng sinh cõi trời này.

Nhân nghiệp này nên được thiên đạo này, được thọ mạng trời này, được thiên trụ, được thiên đồng loại. Sinh ở đó rồi, thọ quả báo của nghiệp, có lạc không bức não và thọ lạc. Nghiệp này đã chín, được dùng không sót.

Nghiệp nhân hạ phẩm tương ưng Thức Vô Biên Nhập, sinh cõi trời Thức Vô Biên Nhập. Do nghiệp nhân trung phẩm tương ưng Thức Vô Biên Nhập, cũng sinh cõi trời này. Nhân nghiệp thượng phẩm tương ưng Thức Vô Biên Nhập, cũng sinh cõi trời này. Nhân nghiệp này nên được thiên đạo, được thọ mạng trời, được thiên trụ, được thiên đồng loại. Sinh ở đó rồi, thọ quả báo của nghiệp, chỉ có lạc không bức não, không có thọ lạc. Nghiệp này đã chín, được dùng không sót.

Nghiệp nhân hạ phẩm tương ưng Vô Sở Hữu Nhập, sinh cõi trời Vô Sở Hữu Nhập. Nghiệp nhân trung phẩm tương ưng Vô Sở Hữu Nhập cũng sinh cõi trời này. Nghiệp nhân thượng phẩm tương ưng Vô Sở Hữu Nhập cũng sinh cõi này. Nhân vì nghiệp này, nên được thiên đạo, được thọ mạng trời, được thiên trụ, được thiên đồng loại. Sinh ở đó rồi, thọ quả báo của nghiệp, chỉ có lạc không bức não, không có thọ lạc. Nghiệp này chín rồi, được dùng không sót.

Nghiệp nhân hạ phẩm tương ưng Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Nhập, sinh cõi trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Nhập. Nghiệp nhân trung phẩm tương ưng Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Nhập cũng sinh cõi này. Nghiệp nhân thượng phẩm tương ưng Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Nhập cũng sinh cõi này. Nhân nghiệp này, nên được thiên đạo, được thọ mạng trời, được thiên trụ, được thiên đồng loại. Sinh ở đó rồi, thọ quả báo của nghiệp, chỉ có lạc không bức não, không có thọ lạc. Nghiệp này chín rồi, được dùng không sót.

Do nghiệp trung phẩm tương ưng Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Nhập, do tương nghiệp, sinh cõi trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Nhập. Nhân nghiệp này, nên được thiên đạo, được thọ mạng trời, được thiên trụ, được thiên đồng loại. Sinh ở đó rồi, thọ quả báo của nghiệp, chỉ có lạc không bức não, không có thọ lạc. Nghiệp này chín rồi, được dùng không sót.

Do nghiệp hạ phẩm tương ưng Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Nhập, nghiệp tương ưng, sinh cõi trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Nhập. Nhân vì nghiệp này, nên được thiên đạo, được thọ mạng trời, được thiên trụ, được thiên đồng loại. Sinh ở đó rồi, thọ quả báo của nghiệp, chỉ có lạc không bức não, không có thọ lạc. Nghiệp này chín rồi, được dùng không sót.

Do nghiệp hạ phẩm tương ưng Vô Sở Hữu Nhập, nghiệp tương ưng, sinh cõi trời Vô Sở Hữu Nhập. Do nghiệp này nên được thiên đạo, được thọ mạng trời, được thiên trụ, được thiên đồng loại. Sinh ở đó rồi, thọ quả báo của nghiệp, chỉ có lạc không bức não, không có thọ lạc. Nghiệp này chín rồi, được dùng không sót.

Nghiệp nhân trung phẩm tương ưng Vô Sở Hữu Xứ Nhập, cũng sinh cõi trời này. Nhân nghiệp này nên được thiên đạo, được thọ mạng trời, được thiên trụ, được thiên đồng loại. Sinh ở đó rồi, thọ quả báo của nghiệp, chỉ có lạc không bức não, không có thọ lạc. Nghiệp này chín rồi, được dùng không sót.

Nghiệp nhân hạ phẩm tương ưng Vô Sở Hữu Xứ Nhập, nghiệp tương ưng, cũng sinh cõi này. Nhân vì nghiệp này nên được thiên đạo, được thọ mạng trời, được thiên trụ, được thiên đồng loại. Sinh ở đó rồi, thọ quả báo của nghiệp, chỉ có lạc không bức não, không có thọ lạc. Nghiệp này chín rồi, được dùng không sót.

Do nghiệp nhân thượng phẩm tương ưng Thức Vô Biên Xứ Nhập, nghiệp tương ưng, sinh cõi trời Thức Vô Biên Xứ Nhập. Nhân vì nghiệp này, nên được thiên đạo, được thọ mạng trời, được thiên trụ, được thiên đồng loại. Sinh ở đó rồi, thọ quả báo của nghiệp, chỉ có lạc không bức não, không có thọ lạc. Nghiệp này chín rồi, được dùng không dư.

Do nghiệp trung phẩm tương ưng Thức Vô Biên Nhập, nghiệp tương ưng, cũng sinh cõi trời này. Nhân vì nghiệp này, nên được thiên đạo, được thọ mạng trời, được thiên trụ, được thiên đồng loại. Sinh ở đó rồi, thọ quả báo của nghiệp, chỉ có lạc không bức não, không có thọ lạc. Nghiệp này chín rồi, được dùng không dư.

Do nghiệp nhân hạ phẩm tương ưng Thức Vô Biên Nhập, nghiệp tương ưng, cũng sinh cõi trời này. Nhân vì nghiệp này nên được thiên đạo, được thọ mạng trời, được thiên trụ, được thiên đồng loại. Sinh ở đó rồi, thọ quả báo của nghiệp, chỉ có lạc không bức não, không có thọ lạc. Nghiệp này chín rồi, được dùng không dư.

Do nghiệp thượng phẩm tương ưng Không Vô Biên Nhập, nghiệp tương ưng, sinh cõi trời Không Vô Biên Nhập. Nhân vì nghiệp này, nên được thiên đạo, được thọ mạng trời, được thiên trụ, được thiên đồng loại. Sinh ở đó rồi, thọ quả báo của nghiệp, chỉ có lạc không bức não, không có thọ lạc. Nghiệp này chín rồi, được dùng không dư.

Do nghiệp trung phẩm tương ưng Không Vô Biên Nhập, nghiệp tương ưng, sinh cõi trời Không Vô Biên Nhập. Nhân vì nghiệp này nên được đạo trời, được thọ mạng trời, được thiên trụ, được thiên đồng loại. Sinh ở đó rồi, thọ quả báo của nghiệp, chỉ có lạc không bức não, không có thọ lạc. Nghiệp này chín rồi, được dùng không dư.

Do nghiệp nhân hạ phẩm tương ưng Không Vô Biên Nhập, nghiệp tương ưng, cũng sinh cõi trời ấy. Nhân vì nghiệp này, được thiên đạo, được thọ mạng trời, được thiên trụ, được thiên đồng loại. Sinh ở đó rồi, thọ quả báo của nghiệp, chỉ có lạc không bức não, không có thọ lạc. Nghiệp này chín rồi, được dùng không dư.

Người phàm này, tùy theo nghiệp báo sau mà thọ sinh nơi khác.

Người phàm này tu tập Sơ thiền định, đã sinh, đã được. Từ đây, tất cả lại trở lại thối thất. Người này trụ trong hạ phẩm Sơ thiền. Người này do nghiệp hạ phẩm tương ưng Sơ thiền, sinh cõi trời Phạm Tiên Hành. Sinh ở đó rồi, thọ nghiệp báo của hạ phẩm Sơ thiền, được lạc không có bức não và thọ lạc.

Trung phẩm, thượng phẩm của Sơ thiền và Nhị thiền, quả báo của nghiệp, sinh ở trong đây, được thọ lạc không có bức não và thọ lạc.

Đệ Tam thiền và đệ Tứ thiền cũng sinh trong đây, thọ quả báo của nghiệp, chỉ có lạc không bức não, không có thọ lạc. Nghiệp này chín rồi, được dùng không sót. Tùy nghiệp hậu báo mà thọ sinh nơi khác.

Trung phẩm, thượng phẩm Sơ thiền còn lại cũng như vậy.

Người phàm này tu tập bốn thiền định, đã sinh, đã được. Từ đây, tất cả lại trở lại thối thất, người này trụ trong hạ phẩm của Nhị thiền. Người này do nghiệp của hạ phẩm tương ưng Nhị thiền, sinh cõi trời Thiểu Quang. Sinh ở đó rồi, thọ báo của nghiệp hạ phẩm Nhị thiền, được lạc không bức não và thọ lạc.

Thọ báo của nghiệp trung phẩm, thượng phẩm Nhị thiền và Sơ thiền, sinh ở trong đây, được lạc không bức não và thọ lạc.

Đệ Tam thiền và đệ Tứ thiền sinh trong đây, thọ quả báo, chỉ có lạc không bức bách, không có thọ lạc. Nghiệp này chín rồi, được dùng không dư. Tùy nghiệp báo sau mà thọ sinh nơi khác. Trung phẩm và thượng phẩm Nhị thiền còn lại cũng như vậy.

Người phàm này tu tập bốn thiền, đã sinh, đã được. Từ tất cả này, lại trở lại thối thất, người này trụ trong hạ phẩm Tam thiền. Do nghiệp hạ phẩm tương ưng Tam thiền, sinh cõi trời Thiểu Tịnh. Sinh ở đó rồi, thọ báo của nghiệp hạ phẩm Tam thiền, được lạc không bức não và thọ lạc.

Thọ nghiệp báo của trung phẩm và thượng phẩm Tam thiền, sinh trong đây, được lạc không bức não và thọ lạc.

Thọ báo của nghiệp Sơ thiền, đệ Nhị thiền và đệ Tứ thiền, thọ lạc không bức não, không có thọ lạc. Nghiệp này chín rồi, được dùng không dư. Tùy nghiệp hậu báo mà thọ sinh nơi khác.

Trung phẩm và thượng phẩm Tam thiền còn lại cũng như vậy.

Người phàm này tu tập tứ thiền, đã sinh, đã được. Từ tất cả này lại trở lại thối thất, người này trụ trong hạ phẩm Tứ thiền. Do nghiệp của hạ phẩm tương ưng Tứ thiền, sinh cõi trời Vô Vân . Sinh ở đó rồi, thọ nghiệp báo của hạ phẩm Tứ thiền, được lạc không bức bách, không có thọ lạc.

Nghiệp báo của trung phẩm, thượng phẩm của đệ Tứ thiền và Tam thiền còn lại sinh ở trong đây, được lạc không bức bách, không có thọ lạc. Nghiệp này chín rồi, được dùng không dư. Người phàm này tùy nghiệp hậu báo mà thọ sinh nơi khác. Trung phẩm, hạ phẩm của Tứ thiền còn lại cũng như vậy.

Người phàm này tu tập bốn thiền và bốn định vô sắc, đã sinh, đã được; từ tất cả này lại trở lại thối thất, người này trụ hạ phẩm của Không Vô Biên Nhập. Do nghiệp tương ưng của hạ phẩm Không Vô Biên Nhập, sinh cõi trời Không Vô Biên Nhập. Sinh ở đó rồi, thọ quả báo của hạ phẩm Không Vô Biên Nhập, được lạc không bức não, không có thọ lạc.

Quả báo của trung phẩm, thượng phẩm Không Vô Biên Nhập và ba Vô Sắc định trên, sinh ở trong đây, được thọ lạc không có bức bách, không có thọ lạc thọ. Nghiệp này đã chín, được dùng không dư. Người phàm này tùy nghiệp hậu báo mà thọ sinh nơi khác.

Trung phẩm, thượng phẩm của Không Vô Biên Nhập cũng như vậy.

Người phàm này tu tập bốn thiền và bốn định Vô Sắc, đã sinh, đã được; từ tất cả này lại trở lại thối thất, người phàm này trụ hạ phẩm Thức Vô Biên Nhập. Do nghiệp tương ưng của hạ phẩm Thức Vô Biên Nhập, sinh cõi trời Thức Vô Biên Nhập. Sinh ở đó rồi, thọ nghiệp báo của hạ phẩm Thức Vô Biên Nhập, được lạc không bức bách, không có thọ lạc thọ.

Trung phẩm, hạ phẩm của Thức Vô Biên Nhập và loại đầu và cuối của Tam Vô Sắc, sinh ở trong đây, được lạc không có bức bách, không có thọ lạc. Nghiệp này chín rồi, được dùng không dư. Người phàm này tùy theo nghiệp hậu báo mà thọ sinh nơi khác.

Trung phẩm và thượng phẩm của Thức Vô Biên Nhập cũng như vậy.

Người phàm này tu tập bốn thiền và bốn Không định, đã sinh, đã được; từ tất cả này lại trở lại thối thất, người này trụ hạ phẩm Vô Sở Hữu Vô Biên Nhập. Do nghiệp tương ưng của hạ phẩm Vô Sở Hữu Vô Biên Nhập, sinh cõi trời Vô Sở Hữu Vô Biên Nhập. Sinh ở đó rồi, thọ nghiệp báo của hạ phẩm Vô Sở Hữu Vô Biên Nhập, được lạc không bức bách, không có thọ lạc.

Nghiệp báo của trung phẩm, hạ phẩm của Vô Sở Hữu Vô Biên Nhập và loại trước và sau của ba Vô Sắc, sinh ở trong đó, được lạc không có bức bách, không có thọ lạc. Nghiệp này chín rồi, được dùng không sót. Người phàm này tùy nghiệp hậu báo mà thọ sinh nơi khác.

Trung phẩm và thượng phẩm còn lại cũng như vậy.

Người phàm này tu tập bốn thiền và bốn định Vô Sắc đã sinh, đã được; từ tất cả này lại trở lại thối thất, người này trụ hạ phẩm Phi tưởng phi phi tưởng vô biên nhập. Do nghiệp tương ưng của hạ phẩm Phi tưởng phi phi tưởng vô biên nhập, sinh cõi trời Phi tưởng phi phi tưởng vô biên nhập. Sinh ở đó rồi, thọ nghiệp báo của hạ phẩm Phi tưởng phi phi tưởng vô biên nhập, được lạc không có bức bách, không có thọ lạc.

Thọ nghiệp báo của trung phẩm, thượng phẩm của Phi tưởng phi phi tưởng vô biên nhập và ba loại Vô Sắc trước, sinh ở trong đó, được lạc không có bức bách, không có thọ lạc. Nghiệp này chín rồi, được dùng không sót. Người phàm này tùy nghiệp báo sau mà thọ sinh nơi khác. Trung phẩm và thượng phẩm cũng lại như vậy.

Thánh đệ tử của Phật Thế Tôn tu tập bốn thiền- mỗi loại có ba phẩm: Hạ, trung, và thượng. Người này do nghiệp hạ phẩm tương ưng Sơ thiền, sinh cõi trời Phạm Tiên Hành. Nhân vì nghiệp này, được thiên đạo kia, được thọ mạng trời, được thiên trụ, được thiên đồng loại. Đã sinh ở đó, thọ quả báo của nghiệp, có hai loại lạc: Một là Lạc không có bức bách, hai là Thọ lạc. Nghiệp này chín rồi, được dùng không sót.

Nghiệp tương ưng nhân trung phẩm Sơ thiền sinh cõi trời Phạm Chúng, nghiệp nhân thượng phẩm cũng sinh cõi trời này. Nhân nghiệp này mà được thiên đạo, được thọ mạng trời, được thiên trụ, được thiên đồng loại. Đã sinh ở đó, thọ quả báo của nghiệp, có hai loại lạc: Một là Lạc không bức bách, hai là Thọ lạc. Nghiệp này chín rồi, được dùng không sót.

Nhân nghiệp hạ phẩm tương ưng Nhị thiền, nhân nghiệp này nên sinh cõi trời Thiểu Quang. Nhân nghiệp trung phẩm tương ưng Nhị thiền, sinh cõi trời Vô lượng Quang. Nhân nghiệp thượng phẩm tương ưng Nhị thiền, sinh cõi trời Thắng Biến Quang. Nhân vì nghiệp này nên được thiên đạo, được thọ mạng trời, được thiên trụ, được thiên đồng loại. Đã sinh đó rồi, thọ quả báo nghiệp, có hai loại lạc: Một là Lạc không có bức bách, hai là Thọ lạc. Nghiệp này chín rồi, được dùng không sót.

Nhân nghiệp tương ưng hạ phẩm Tam thiền, sinh cõi trời Thiểu Tịnh. Nhân nghiệp tương ưng trung phẩm Tam thiền, sinh cõi trời Vô Lượng Tịnh. Nhân nghiệp thượng phẩm tương ưng Tam thiền, sinh cõi trời Biến Tịnh. Nhân vì nghiệp này, được thiên đạo, được thọ mạng trời, được thiên trụ, được thiên đồng loại. Đã sinh ở đó, thọ quả báo của nghiệp, có hai loại lạc: Một là Lạc không bức bách, hai là Thọ lạc. Nghiệp này chín rồi, được dùng không dư.

Nhân nghiệp hạ phẩm tương ưng Tứ thiền, sinh cõi trời Vô Vân. Nhân nghiệp trung phẩm tương ưng Tứ thiền, sinh cõi trời Thọ Phúc. Nhân nghiệp thượng phẩm tương ưng Tứ thiền, sinh cõi trời Quảng Quả. Nhân nghiệp này nên được thiên đạo này, được thọ mạng trời, được thiên trụ, được thiên đồng loại. Đã sinh ở đó, thọ quả báo của nghiệp, có Lạc không bức não, lại Thọ lạc. Sinh ở đó rồi, do nghiệp tối thượng phẩm tương ưng Tứ thiền, cung kính cần tu không trái, thường tu hành huân tu Tạp giác phần. Do nghiệp này nên sinh cõi trời Thiện Hiện. Hơn gấp mười lần nghiệp này thời sinh cõi trời Thiện Kiến. Tiếp theo gấp mười lần hơn thời sinh cõi trời Bất Phiền. Tiếp theo lại gấp mười lần hơn thời sinh cõi trời Bất Thiêu. Tiếp theo gấp mười lần hơn, thời sinh cõi trời A-Ca-Nê-Tra. Nhân vì nghiệp này, nên được thiên đạo, được thọ mạng trời, được thiên trụ, được thiên đồng loại. Sinh ở đó rồi thọ quả báo của nghiệp, có Lạc không bức não, lại có Thọ lạc. Nghiệp này chín rồi, được dùng không sót. Dẫn đến nghiệp của thượng giới, trong đó dùng hết tức là trong đó bát Niết-bàn.

Đệ tử của Phật Thế Tôn tu tập Tứ Vô lượng định, mỗi loại có ba phẩm: Hạ, trung và thượng.

Từ Vô lượng, tu tập như vậy, số hành như vậy, như bốn thiền định.

Hỉ Vô Lượng, tu tập như vậy, số hành như vậy, như Sơ thiền, như Nhị thiền.

Bi Vô lượng, tu tập như vậy, số hành như vậy, như đệ Tứ thiền.

Xả Vô Lượng, tu tập như vậy, số hành như vậy, như đệ Tam và đệ Tứ thiền.

Thánh đệ tử của Phật tu tập Bất Tịnh Tưởng- mỗi loại có ba phẩm: Hạ, trung, thượng.

Vô tắng vi hành bất tịnh quán, tu tập như vậy, số hành như vậy, như bốn loại thiền định.

Hữu tắng vi hành bất tịnh quán, tu tập như vậy, số hành như vậy, như đệ Tứ thiền.

Thánh đệ tử của Phật tu tập A-na-ba-na niệm, mỗi loại có ba phẩm: Hạ, trung và thượng. Tu tập như vậy, số hành như vậy, như ba loại thiền định trước.

Thánh đệ tử của Phật tu tập Thập tưởng, mỗi loại có ba phẩm: Hạ, trung và thượng. Những gì là mười? Một là Vô thường tưởng, hai là Vô ngã tưởng, ba là Diệt trừ tưởng, bốn là Ly dục tưởng, năm là Tịch diệt tưởng, sáu là Bất tịnh tưởng, bảy là Quá thất tưởng, tám là Tử đọa tưởng, chín là Yếm thực tưởng, mười là Nhất thiết thế gian vô an tưởng.

Năm loại tưởng trước và Vô tắng vi bất tịnh tưởng, tu tập như vậy, số hành như vậy, như bốn loại thiền định.

Bốn loại tưởng sau và hữu tắng vi hành bất tịnh tưởng, tu tập như vậy, số hành như vậy, như đệ Tứ thiền.

Thánh đệ tử Phật tu Bát biến nhập- mỗi loại có ba phẩm: Hạ, trung và thượng. Những gì là tám? Một là Nội hữu sắc tưởng quán ngoại sắc thiểu; cái “thiểu” này hoặc vi diệu hoặc thô, ta biến tưởng này được biết, được thấy, hữu tưởng như vậy.

Hai là Nội hữu sắc tưởng quán ngoại sắc vô lượng, hoặc vi diệu hoặc thô, ta khắp cả tưởng này có thể biết, có thể thấy.

Ba là Nội vô sắc tưởng quán ngoại sắc thiểu, thô và vi tế như trước.

Bốn là Nội vô sắc tưởng quán ngoại sắc vô lượng loại, cũng như trước.

Năm, sáu, bảy, tám đều nơi Nội vô sắc tưởng quán ngoại tứ sắc, là xanh, vàng, đỏ, trắng. Ta khắp tưởng này có thể biết, có thể thấy, làm cái tưởng như vậy. Trong tám tưởng này, tưởng thứ nhất và tưởng thứ hai, tu tập như vậy, số hành như vậy, như bốn loại thiền định. Sáu loại tưởng sau, tu tập như vậy, số hành như vậy, như đệ Tứ thiền.

Thánh đệ tử của Phật tu tập Bát giải thoát, mỗi loại có ba phẩm: Hạ, trung và thượng.

Thứ nhất, Nội hữu sắc tưởng quán ngoại sắc giải thoát.

Thứ hai, Nội vô sắc tưởng quán ngoại sắc giải thoát.

Thứ ba, Tịnh giải thoát.

Thứ tư, Không vô biên nhập giải thoát.

Thứ năm, Thức vô biên nhập giải thoát.

Thứ sáu, Vô sở hữu vô biên nhập giải thoát.

Thứ bảy, Phi tưởng phi phi tưởng vô biên nhập giải thoát.

Thứ tám, Tưởng thọ diệt giải thoát.

Giải thoát thứ nhất, tu tập như vậy, số hành như vậy, như bốn loại thiền định.

Giải thoát thứ hai, tu tập như vậy, số hành như vậy, như đệ Tứ thiền.

Giải thoát thứ ba, nếu Nội hữu sắc tưởng quán ngoại sắc, tu tập như vậy, số hành như vậy, như bốn loại thiền. Nếu Nội vô sắc tưởng quán ngoại sắc, tu tập như vậy, số hành như vậy, như đệ Tứ thiền.

Bốn Vô sắc giải thoát sau mỗi loại như tự địa.

Giải thoát diệt thọ tưởng thứ tám, chỉ do trụ nên quá Phi tưởng phi phi tưởng, không do lìa dục nên quá. Cho nên địa nầy cùng với phi phi tưởng.

Thánh đệ tử Phật tu tập Thập nhất thiết nhập, mỗi loại có ba phẩm: Hạ, trung và thượng.

Tám Nhất thiết nhập đầu, tu tập như vậy, số hành như vậy, như đệ Tứ thiền.

Hai nhất thiệt nhập sau, mỗi loại như tự địa.

Thánh đệ tử Phật tu tập Tứ vô sắc tam-ma-bạt-đề, mỗi loại có ba phẩm: Hạ, trung và thượng. Người này do nghiệp tương ưng của hạ phẩm Không vô biên nhập, sinh cõi trời Không Vô Biên Nhập. Do nghiệp tương ưng của trung phẩm Không vô biên nhập, cũng sinh ở đó. Do nghiệp tương ưng của thượng phẩm Không vô biên nhập, cũng sinh cõi trời này. Nhân vì nghiệp này nên được thiên đạo, được thọ mạng trời, được thiên trụ, được thiên đồng loại. Sinh ở đó rồi, thọ quả báo của nghiệp, có Lạc không bức bách, không có Thọ lạc. Nghiệp này chín rồi, được dùng không sót.

Do tương ưng nghiệp của hạ phẩm Thức vô biên nhập, sinh cõi trời Thức Vô Biên Nhập. Do tương ưng nghiệp của trung phẩm Thức Vô biên nhập, cũng sinh cõi trời này. Do nghiệp này nên được thiên đạo, được thọ mạng trời, được thiên trụ, được thiên đồng loại. Sinh ở đó rồi, thọ quả báo của nghiệp, chỉ có Lạc không bức bách, không có Thọ lạc. Nghiệp này chín rồi, được dùng không sót.

Nghiệp tương ưng của hạ phẩm Vô sở hữu nhập, sinh cõi trời Vô Sở Hữu Nhập. Nghiệp nhân tương ưng của trung phẩm Vô sở hữu nhập cũng sinh cõi trời này. Nhân nghiệp tương ưng của thượng phẩm Vô sở hữu nhập cũng sinh cõi trời này. Nhân nghiệp này, được thiên đạo, được thọ mạng trời, được thiên trụ, được thiên đồng loại. Sinh ở đó rồi, thọ quả báo của nghiệp, chỉ có Lạc không bức bách, không có Thọ lạc. Nghiệp này chín rồi, được dùng không dư.

Nghiệp tương ưng của hạ phẩm Phi tưởng phi phi tưởng nhập, sinh cõi trời Phi Tưởng phi Phi Tưởng Nhập. Nhân nghiệp tương ưng của trung phẩm Phi tưởng phi phi tưởng cũng sinh cõi trời này. Nhân nghiệp tương ưng thượng phẩm Phi tưởng phi phi tưởng nhập cũng sinh cõi trời này. Nhân nghiệp này nên được thiên đạo, được thọ mạng trời, được thiên trụ, được thiên đồng loại. Sinh ở đó rồi, thọ quả báo của nghiệp, chỉ có Lạc không bức bách, không có Thọ lạc. Nghiệp này chín rồi, được dùng không dư, là bát Niết-bàn.

Thánh đệ tử Phật tu tập bốn thiền định, đã sinh, đã được. Từ tất cả này lại trở lại thối thất, người này trụ trong hạ phẩm Sơ thiền. Người này do nghiệp tương ưng của hạ phẩm Sơ thiền, sinh cõi trời Phạm Tiên Hành. Sinh ở đó rồi, thọ quả báo nghiệp của hạ phẩm Sơ thiền, được Lạc không bức bách và Thọ lạc.

Quả báo của trung phẩm, thượng phẩm Sơ thiền và Nhị thiền, sinh ở trong đây, được thọ Lạc không bức bách và Thọ lạc.

Đệ Tam và đệ Tứ thiền cũng sinh trong đây, được thọ thọ quả báo, thọ Lạc không bức bách, không có Thọ lạc. Nghiệp này chín rồi, được dùng không dư. Thánh đệ tử của Phật nhập Niết-bàn trong đó. Trung phẩm Sơ thiền còn lại cũng như vậy.

Thánh đệ tử Phật tu tập tứ thiền, đã sinh, đã được. Từ tất cả này lại trở lại thối thất, người này trụ trong hạ phẩm Nhị thiền. Do nghiệp tương ưng của hạ phẩm Nhị thiền, sinh cõi trời Thiểu Quang. Sinh ở đó rồi, thọ quả báo của hạ phẩm Nhị thiền, được Lạc không bức não và Thọ lạc.

Nghiệp báo của trung phẩm, thượng phẩm đế Nhị thiền và Sơ thiền, sinh ở trong đây, được thọ Lạc không bức não và Thọ lạc.

Đệ Tam và đệ Tứ thiền cũng sinh trong đây, thọ quả báo, thọ Lạc không bức não , không có Thọ lạc. Nghiệp này chí rồi, được dùng không sót. Thánh đệ tử của Phật ở trong đó bát Niết-bàn. Trung phẩm và thượng phẩm của Nhị thiền cũng như vậy.

Thánh đệ tử của Phật tu tập Tứ thiền, đã sinh, đã đắc; từ tất cả này lại trở lại thối thất, người này trụ hạ phẩm Tam thiền. Do nghiệp tương ưng của hạ phẩm Tam thiền, sinh cõi trời Thiểu Tịnh. Sinh ở đó rồi, thọ quả báo của hạ phẩm Tam thiền, thọ Lạc không bức não và Thọ lạc.

Nghiệp báo của trung phẩm, thượng phẩm Tam thiền sinh trong đây, được thọ lạc không bức não và thọ lạc thọ.

Nghiệp báo của Sơ thiền, Nhị thiền và Tứ thiền có Lạc không bức não, không có Thọ lạc. Nghiệp này chín rồi, được dùng không dư. Thánh đệ tử của Phật trong đây bát Niết-bàn. Trung phẩm và hạ phẩm Tam thiền cũng như vậy.

Thánh đệ tử của Phật tu tập bốn thiền định, đã sinh, đã đắc; từ tất cả này lại trở lại thối thất, người này trụ trong hạ phẩm Tứ thiền. Nghiệp tương của hạ phẩm Tứ thiền sinh cõi trời Vô Vân. Sinh ở đó rồi, thọ nghiệp báo của hạ phẩm Tứ thiền, được Lạc không bức não, không có Thọ lạc. Nghiệp báo của trung phẩm, thượng phẩm Tứ thiền và Tam thiền còn lại, sinh ở trong đây, được thọ Lạc không bức não, không có Thọ lạc. Nghiệp này chín rồi, được dùng không dư. Thánh đệ tử của Phật trong đây bát Niết-bàn. Trung phẩm và thượng phẩm Tứ thiền còn lại cũng như vậy.

Thánh đệ tử của Phật tu tập bốn Thiền và bốn Vô sắc định, đã sinh, đã đắc; từ tất cả này lại trở lại thối thất, người này trụ hạ phẩm Không vô biên nhập. Do nghiệp tương ưng của hạ phẩm Không vô biên nhập, sinh cõi trời Không vô Biên Nhập. Ở đó sinh rồi, thọ quả báo của hạ phẩm Không vô biên nhập, được Lạc không bức não, không có thọ Thọ lạc. Quả báo trung phẩm, thượng phẩm của Không vô biên nhập và thượng phẩm của định Vô sắc sinh ở trong đây, thọ Lạc không bức não, không có Thọ lạc. Nghiệp này chín rồi, được dùng không dư. Thánh đệ tử của Phật trong đó bát Niết-bàn. Trung phẩm và thượng phẩm của Không vô biên nhập còn lại cũng như vậy.

Thánh đệ tử của Phật tu tập bốn thiền và bốn Vô sắc, đã sinh, đã đắc; từ tất cả này lại trở lại thối thất, người này trụ hạ phẩm Thức vô biên nhập. Do nghiệp tương ưng của hạ phẩm Thức vô biên nhập, sinh cõi trời Thức Vô Biên Nhập. Sinh ở đó rồi, thọ nghiệp báo của hạ phẩm Thức vô biên nhập, được Lạc không bức não, không có Thọ lạc.

Nghiệp báo của trung phẩm, thượng phẩm Thức vô biên nhập và tối cùng ba vô sắc, sinh trong đây, được Lạc không bức não, không có Thọ lạc. Nghiệp này chín rồi, được dùng không sót. Thánh đệ tử của Phật trong đây bát Niết-bàn.

Trung phẩm, thượng phẩm của Thức vô biên nhập còn lại cũng như vậy.

Thánh đệ tử của Phật tu tập bốn Thiền và bốn Vô sắc, đã sinh, đã đắc; từ tất cả này lại trở lại thối thất, người này trụ hạ phẩm Vô sở hữu vô biên nhập. Do nghiệp tương ưng của hạ phẩm Vô sở hữu vô biên nhập, sinh cõi trời Vô Sở Hữu Vô Biên Nhập. Sinh ở đó rồi, thọ quả báo của hạ phẩm Vô sở hữu vô biên nhập, được Lạc không bức não, không có Thọ lạc.

Nghiệp báo của trung phẩm, thượng phẩm của Vô sở hữu vô biên nhập và trước sau ba Vô sắc sinh trong đây, được Lạc không bức não, không có Thọ lạc. Nghiệp này chín rồi, được dùng không sót. Thánh đệ tử của Phật trong đây bát Niết-bàn. Trung và thượng phẩm của Vô sở hữu vô biên nhập cũng lại như vậy.

Thánh đệ tử của Phật tu tập bốn Thiền và bốn Vô sắc, đã sinh, đã đắc; từ tất cả này lại trở lại thối thất, người này trụ Phi tưởng phi phi tưởng vô biên nhập. Do nghiệp tương ưng của hạ phẩm Phi tưởng phi phi tưởng vô biên nhập, sinh cõi trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Vô Biên Nhập. Ở đó sinh rồi, thọ nghiệp báo của hạ phẩm Phi tưởng phi phi tưởng vô biên nhập, được Lạc không bức não, không có Thọ lạc.

Nghiệp báo của trung phẩm, thượng phẩm Phi tưởng phi phi tưởng vô biên nhập và ba Vô sắc trước, sinh trong đây, được Lạc không bức não, không có Thọ lạc. Nghiệp này chín rồi, được dùng không sót. Thánh đệ tử của Phật trong đây bát Niết-bàn.

Trung phẩm và thượng phẩm còn lại của Phi tưởng phi phi tưởng vô biên nhập cũng như vậy.

Bậc thượng lưu sinh A-na-hàm, có ba loại: Một là, trước hết sinh cõi trời Phạm Tiên Hành, lần lượt như vậy sinh cho đến cõi trời Quảng quả, trong đó sinh rồi, được bát Niết-bàn. Hai là, đầu tiên sinh vào cõi trời Quảng Quả, lần lượt như thế sinh cho đến A-Ca-Nê-Tra, sinh ở đó rồi, được bát Niết-bàn. Thứ ba, đầu tiên sinh cõi trời Không Vô Biên Nhập, lần lượt như thế sinh cho đến cõi trời Phi tưởng Phi Phi Tưởng , trong đó sinh rồi, được bát Niết-bàn.

Lại nữa, bậc thượng lưu sinh làm A-na-hàm có hai loại: Một là, tại cõi Sắc, hai là tại cõi Vô sắc. Nếu tại cõi Sắc bát Niết-bàn thì từ Phạm Tiên Hành, lần lượt như thế sinh cho đến cõi trời A-ca-nê-tra, sinh ở đó rồi, được bát Niết-bàn. Tại cõi Vô sắc thì trước hết sinh cõi trời Không Vô Biên Nhập, lần lượt như vậy sinh cho đến cõi trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng, sinh trong đó rồi, được bát Niết-bàn.

Lại nữa, có một loại thượng lưu sinh A-na-hàm. Từ cõi trời Phạm Tiên Hành lần lượt sinh cho đến Phi tưởng Phi Phi tưởng, sinh ở đó rồi, được bát Niết-bàn.

Nghĩa này Phật Thế Tôn nói. Tôi nghe như vậy.

PHẨM THỨ HAI MƯƠI HAI: THỌ LƯỢNG

Phật Thế Tôn nói: Trong cõi người hai vạn tuổi là một ngày một đêm của địa ngục A-tì-chỉ. Do ngày và đêm này, ba mươi ngày làm một tháng, mười hai tháng là một năm. Do năm này, nhiều năm, nhiều trăm năm, nhiều ngàn năm, nhiều trăm nghìn năm. Trong địa ngục này, thọ quả báo nghiệp thành thục, trong đó thọ sinh lâu dài nhất là một kiếp.

Trong cõi người sáu nghìn năm là một ngày một đêm ở địa ngục Diêm-La. Do ngày và đêm, ba mươi ngày là một tháng, mười hai tháng là một năm. Do năm, nhiều năm, nhiều trăm năm, nhiều ngàn năm, nhiều trăm ngàn năm. ở trong ngục này thọ quả báo thành thục.

Có đường súc sinh, chúng sinh có một ngày một đêm, qua sáu, bảy lần sinh và chết.

Lại có các súc sinh thọ mạng một kiếp. Trong cõi người một tháng là một ngày đêm của đường ngạ quỷ.

Lại, trong cõi người một tháng là một ngày đêm trong cõi thần quỷ. Do ngày đêm này, ba mươi ngày là một tháng, mười hai tháng là một năm. Do năm này, năm trăm năm là thọ mạng. Năm trăm tuổi tương đương cõi người mười lăm ngàn năm.

Người Diêm-Phù-Đề hoặc mười tuổi hoặc a-tăng-kỳ tuổi, thọ mạng trung gian tăng dần hoặc giảm dần; dài nhất là tám vạn tuổi, ngắn nhất là mười tuổi.

Tây Cù-Da-Ni hai trăm năm mươi năm là thọ mạng.

Người Đông Phất-Bà-Đề thọ năm trăm tuổi.

Người Bắc Uất-Đan Việt thọ một ngàn năm.

Trong cõi người năm nghìn năm là một ngày một đêm ở cõi trời Tứ Thiên Vương. Do ngày và đêm này, ba mươi ngày là một tháng, mười hai tháng là một năm. Do năm này, năm trăm năm trời là thọ mạng, sẽ là chín trăm vạn năm trong cõi người.

Trong cõi người một nghìn năm là một ngày đêm trời Đao-Lợi. Do ngày đêm này, ba mươi ngày là một tháng, mười hai tháng là một năm. Do năm này, thọ mạng nghìn năm, sẽ là ba nghìn sáu trăm vạn năm trong cõi người.

Trong cõi người hai trăm năm là một ngày đêm ở trời Dạ-Ma. Do ngày đêm này, ba mươi ngày là một tháng, mười hai tháng là một năm. Do năm này, thọ mạng hai nghìn năm, tương đương cõi người mười bốn nghìn vạn, lại thêm bốn trăm vạn năm.

Trong cõi người bốn trăm năm là một ngày đêm ở cõi trời Đâu-Suất-Đà. Do ngày đêm này, ba mươi ngày là một tháng, mười hai tháng là một năm. Do năm này, số thọ mạng là bốn nghìn năm, tương đương cõi người năm nghìn bảy trăm sáu mươi ức năm.

Trong cõi người tám trăm năm là một ngày đêm ở cõi trời Hóa Lạc. Do ngày đêm này, ba mươi ngày là một tháng, mười hai tháng là một năm. Do năm này, số thọ mạng là tám nghìn năm, tương đương cõi người là hai vạn ba nghìn bốn mươi ức năm.

Trong cõi người một nghìn sáu trăm năm là một ngày đêm ở cõi trời Tha Hóa Tự Tại. Do ngày đêm này, ba mươi ngày là một tháng, mười hai tháng là một năm. Do năm này, số thọ mạng là một vạn sáu nghìn năm, tương đương cõi người là chín vạn hai nghìn một trăm sáu mươi ức năm.

Dưới đỉnh núi Do-Càn-Đà, thọ mạng của A-tu-la như cõi Tứ Thiên Vương.

Dưới đỉnh núi Tu-Di, thọ mạng của A-tu-la như của trời Đao-Lợi.

Một Tiểu kiếp gọi là một kiếp. Hai mươi Tiểu kiếp cũng gọi là một kiếp. Bốn mươi Tiểu kiếp cũng gọi là một kiếp. Sáu mươi Tiểu kiếp cũng gọi là một kiếp. Tám mươi tiểu kiếp gọi là một Đại kiếp.

Tại sao một gọi là một Tiểu kiếp? Lúc ấy Tì-khưu Đề-Bà-Đạt-Đa ở trong địa ngục thọ nghiệp báo nhiệt. Phật Thế Tôn nói trụ thọ một kiếp. Một kiếp như thế gọi là một kiếp.

Tại sao hai mươi kiếp cũng gọi là một kiếp? Như cõi trời Phạm Tiên Hành, hai mươi tiểu kiếp là thọ mạng. Các Phạm Thiên này, Phật nói trụ thọ một kiếp. Như vậy, hai mươi kiếp cũng gọi là một kiếp.

Tại sao bốn mươi tiểu kiếp gọi là một kiếp? Như Phạm Chúng thiên thọ mạng bốn mươi tiểu kiếp, Phật nói trụ thọ một kiếp. Như vậy, bốn mươi kiếp cũng gọi là một kiếp.

Tại sao sáu mươi tiểu kiếp gọi là một kiếp? Như Đại Phạm thiên thọ lượng sáu mươi tiểu kiếp, Phật nói trụ thọ một kiếp. Như vậy, sáu mươi kiếp cũng gọi là một kiếp.

Tại sao tám mươi tiểu kiếp gọi là một kiếp? Như Thiểu Quang thiên thọ lượng một trăm hai mươi tiểu kiếp, Phật nói thọ lượng một kiếp rưỡi. Như vậy, tám mươi tiểu kiếp cũng là một kiếp.

Vô lượng Quang thiên thọ lượng một trăm bốn mươi tiểu kiếp. Thắng Phúc Quang thiên thọ lượng một trăm sáu mươi tiểu kiếp, là hai đại kiếp.

Thiểu Tịnh Thiên thọ lượng hai đại kiếp rưỡi.

Cõi trời Vô Lượng Tịnh ba đại kiếp rưỡi là thọ lượng.

Cõi trời Biến Tịnh thọ lượng bốn đại kiếp rưỡi.

Cõi trời Vô Vân thọ lượng ba trăm đại kiếp.

Cõi trời Thọ Phúc thọ lượng bốn trăm đại kiếp.

Cõi trời Quảng Quả thọ lượng năm trăm đại kiếp.

Cõi trời Vô Tưởng thọ lượng một nghìn đại kiếp.

Cõi trời Thiện Kiến thọ lượng một nghìn năm trăm đại kiếp.

Cõi trời Thiện Hiện thọ lượng hai nghìn đại kiếp.

Cõi trời Bất Phiền thọ lượng bốn nghìn đại kiếp.

Cõi trời Bất Thiêu thọ lượng tám nghìn đại kiếp.

Cõi trời A-Ca-Nê-Tra thọ lượng một vạn sáu nghìn đại kiếp.

Cõi trời Không Vô Biên Nhập hạ phẩm thọ lượng một vạn bảy nghìn năm trăm đại kiếp. Trung phẩm của Không Vô Biên Nhập là một vạn tám nghìn năm trăm đại kiếp. Thượng phẩm của Không Vô Biên Nhập là hai nghìn đại kiếp.

Cõi trời Thức Vô Biên Nhập hạ phẩm thọ lượng ba vạn đại kiếp. Trung phẩm của Thức Vô Biên Nhập thọ lượng ba vạn năm nghìn đại kiếp. Thượng phẩm của Thức Vô Biên Nhập thọ lượng bốn vạn đại kiếp.

Hạ phẩm của cõi trời Vô Sở Hữu Vô Biên Nhập thọ lượng năm vạn đại kiếp.

Trung phẩm của cõi trời Vô Sở Hữu Vô Biên Nhập thọ lượng năm vạn năm nghìn đại kiếp.

Thượng phẩm của cõi trời Vô Sở Hữu vô Biên Nhập thọ lượng sáu vạn đại kiếp.

Hạ phẩm cõi trời Phi Tưởng thọ lượng bảy vạn đại kiếp.

Trung phẩm cõi trời Phi tưởng thọ lượng bảy vạn năm nghìn đại kiếp.

Thượng phẩm cõi trời Phi Tưởng thọ lượng tám vạn đại kiếp.

Nghĩa này Phật Thế Tôn nói. Tôi nghe như vậy.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 10 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Truyện cổ Phật giáo


Chớ quên mình là nước


Gọi nắng xuân về


Kinh Duy-ma-cật (Hán-Việt)

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.17.46 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập