Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Như vậy tôi nghe. Một thời Đức Thế Tôn (Bhagavamï) ngự trong núi Thứu Phong (Grïdha-kutïa) tại thành Vương Xá (Ràja-grïha) cùng với chúng Đại Tỳ Kheo (Mahatà-bhiksïu-samïgha) kèm với nhóm Đại Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi (Mamïju’srì), Đại Chúng vây quanh
Bấy giờ Đức Phật bảo Văn Thù Sư Lợi Đồng Tử (Mamïju’srì-kumàra) rằng: “Này Phật Tử (Buddha-putra) ! Nay Ta vì các chúng sinh đối với bốn Thánh Đế (Catvàri-àrya-satya), Tâm sinh điên đảo, luôn ở Luân Hồi (Samsàra) chẳng thể miễn lìa…mà nói Pháp bốn Thánh Đế chân thật này”
Văn Thù Sư Lợi bạch Phật rằng: “Thế Tôn ! Đấng Như Lai Ứng Chính Đẳng Giác (Tathàgata-arhate-samyaksamïbuddha)! Do Nhân Duyên (Hetu-pratyaya) thế nào mà các chúng sinh chẳng thể xa lìa, ở trong Luân Hồi hư vọng như vậy, chẳng hiểu chẳng biết ?”
Đức Phật nói: “ Này Văn Thù Sư Lợi ! Ta thấy chúng sinh chịu nhận Luân Hồi hư vọng như vậy. Tại vì sao ? Này Thiện Nam Tử (Kula-putra) ! Thảy đều nhân từ Vô Thuỷ đến nay, vọng sinh tính toán kén chọn (kế chấp) phân biệt cái Ta (Àtma:Ngã) ấy.
Văn Thù Sư Lợi ! Do Nhân Duyên đấy mà chịu nhận Nghiệp Báo ngu si, Luân Hồi hư vọng này. Tại sao thế ? Vì các chúng sinh ngu si đấy chẳng nghe, chẳng biết tất cả Pháp vắng lặng tối thượng, cho nên chẳng tự suy nghĩ, cảnh giác lãnh ngộ ba Nghiệp (Trìni-karmànïi), buông thả Thân miệng ý gây tạo mọi phiền não (Kle’sa), Ngã Tham (Àtma-ràga: Tâm tham ái của sự chấp trước vào cái Ta có thật), Ngã Sân (Àtma-Dvesïa: Tâm giận dữ của sự chấp trước vào cái Ta có thật), Ngã Si (Àtma-moha: Tâm ngu muội của sự chấp trước vào cái Ta có thật) … Nay Ta ở trong Pháp Như Lai ấy, được xuất gia này, thọ nhận Giới trong sạch, tu trì Hạnh trong sạch, xa lìa Luân Hồi, được Đạo Niết Bàn (Nirvànïa-màrgha), giải thoát Khổ Luân (Duhïkha-cakra: Vòng đau khổ)
Lại tự suy nghĩ Tính của Phiền Não này tức là Pháp lành (Ku’sala-dharma:Thiện Pháp), tức là Pháp Hữu Lậu (Sàsrava-dharma), tức là Pháp Vô Lậu (Anàsrava-dharma), tức là Pháp Luân Hồi (Samsàra-dharma), tức là Thế Gian (Loka), tức là Xuất Thế Gian (Lokottara), tức là Trí (Jnõàna), tức là Pháp trừ bỏ (quyên trừ), tức là Pháp quyết định, tức là quán Trí viên mãn của Pháp; tức là quán Khổ (Duhïkha), Tập (Samudàya), Diệt (Nirodha), quyết định Đạo (Màrgha), cho đến quyết định Pháp Giới (Dharma-dhàtu).
Lại nữa, suy nghĩ tất cả Hành (Samïskàra) là hư giả, tất cả Hành là khổ não, tất cả Hành tức là không có hình tướng (Animitta: vô tướng). Nếu Ta được điều này, liền hay xa lìa tất cả hư giả, được tuỳ ý sinh. Nếu quán Ngã Kiến (Àtma-drïsïtïi: cái thấy hư vọng của sự chấp trước vào cái Ta có thật) chẳng lìa Đạo Đế (Màrgha¬satya) liền được Pháp ấy, chỗ làm tuỳ ý. Lại đối với Pháp ấy, nghĩ nhớ không có nghi ngờ; đối với tất cả Pháp, Tâm không có sai khác. Hay biết như vậy liền được xa lìa sự chẳng tin, huỷ báng, khen ngợi… Được điều này thì giải thoát tất cả Ngã Khổ (Àtma-duhïkha: Tâm khổ đau của sự chấp trước vào cái Ta có thật). Ngay lúc đó, cái Ta không có chút phần nào, mà khó có người làm được. Nếo A La Hán (Arhat) hay biết điều này thì vị ấy lúc lâm chung thời tự thấy chỗ được sinh ra, vứt bỏ Bản Tâm được Phật Bồ Đề, tuỳ theo ý vui thích, tự tại mà vãng sinh, liền được đến ở cõi Vô Vi (Asamïkrïta-dhàtu), cho nên vị ấy được Khổ Trí (Duhïkha-jnõàna), Pháp Trí (Dharma-jnõàna) này. Hoặc biết rõ cái Ta gom tập tất cả Pháp, sinh Tâm chẳng tin, nghi ngờ, chê bai, mọi loại sợ hãi. Nếu chẳng tin Pháp này, dứt hết sự gom tập này cho nên vị ấy tác suy nghĩ đấy, quyết định Diệt Đế (Nirodha-satya)
Vị ấy lại suy nghĩ : “Pháp này nên làm như vậy được Diệt Đế, cho nên Pháp đấy nếu làm điều này, quyết định diệt làm, là quyết định Ý ấy, Tâm sinh nghi ngờ, sau khi chết bị rơi vào trong Địa Ngục. Làm sao gọi là suy nghĩ như thật sinh tất cả Pháp?”
Khi ấy Văn Thù Sư Lợi Đồng Tử bạch Phật rằng: “Thế Tôn ! Làm sao thấy Tâm của bốn Thánh Đế ?”
Đức Phật bảo Văn Thù Sư Lợi: “Nếu thấy tất cả Pháp tức chẳng sinh, liền thấy Khổ Đế (Duhïkha-satya). Nếu thấy sinh ra tất cả Pháp tiêu trừ, tức là Tập Đế (Samudàya-satya). Nếu thấy tất cả tướng vắng lặng của Niết Bàn tối thượng, tức là Diệt Đế (Nirodha-satya). Nếu thấy rốt ráo Tính của tất cả Pháp, tức là Đạo Đế (Màrgha-satya).
Này Văn Thù Sư Lợi ! Nếu vị ấy thấy bốn Thánh Đế này chẳng phải là thật, chẳng phải là hư, là Pháp lành (Ku’sala-dharma), là Pháp chẳng lành (Aku’sala¬dharma), là Hữu Lậu (Sàsvara), là Vô Lậu (Àsrava), là Thế Gian (Loka), là Xuất Thế Gian (Lokottara), là Trí Hữu Vi (Samïskrïta-jnõàna), là Trí Vô Vi (Asamïskrïta¬jnõàna), là Pháp không có hiện tượng quái dị (vô biến dị), là Pháp quán Khổ Tập Liễu Biệt Trí, tức quyết định Diệt Đế, cho đến quyết định Pháp Giới Đạo Đế, chẳng thể biến đổi. Vì sao tất cả chúng sinh ngu mê đắm trước Dục Lạc, ở trong Pháp Thật Tướng này mà sinh nghi ngờ ? Các chúng sinh ấy đối với Pháp Tịch Diệt chẳng suy nghĩ kỹ lưỡng cho đến Tự Tính vắng lặng của tất cả Pháp chẳng được hiện ra trước mặt, chẳng biết Pháp này chẳng phải là giữ lấy, chẳng phải là buông bỏ, chẳng phải là lìa lấy bỏ. Ngay tại Tham Giới (Ràga-dhàtu:cõi tham ái) ấy hiển hiện Niết Bàn. Sân Giới (Dvesïa-dhàtu: cõi giận dữ), Si Giới (Moha-dhàtu: cõi ngu si) cho đến Luân Hồi Giới (Samsàra-dhàtu:cõi luân hồi) đều hay hiện Niết Bàn Tịch Tĩnh Giới (cõi Niết Bàn vắng lặng) ấy
Nếu đối với tất cả Pháp, hay hiện Tự Tính bình đẳng như vậy, sẽ được tự tại không ngại trong tất cả Pháp. Vì sao chẳng biết Pháp chân thật ấy ? Nếu đối với Pháp chẳng sinh chẳng diệt, Tâm đồng với hư không, tức Phật bình đẳng chẳng thể đắc, Pháp bình đẳng chẳng thể đắc, Tăng bình đẳng chẳng thể đắc, cho đến Niết Bàn vắng lặng bình đẳng cũng chẳng thể đắc. Như vậy đối với Pháp chưa từng có, chẳng sinh nghi ngờ liền được lìa nghi, chẳng sinh chẳng xuất ra, đến tất cả cõi Niết Bàn vắng lặng tối thắng.
Văn Thù Sư Lợi ! Tất cả Pháp của Chân Đế (Paramàrtha) như vậy chẳng thể thấy, thế nên Tu Bồ Đề (Subhùti) bèn chẳng đi đến lễ bàn chân của Như Lai. Như Tu Bồ Đề còn được Vô Ngã (Anàtman) huống chi là Như Lai. Làm sao để thấy ? Đừng tiến hành sự hiểu biết đấy.
Này Văn Thù Sư Lợi ! Trong tất cả Pháp chẳng sinh như vậy mà có chỗ thấy, tức chẳng phải là thấy bốn Thánh Đế”
_ Bấy giờ Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử (Mamïju’srì-dharma-ràja-putra) bạch Phật rằng: “Thế Tôn ! Làm sao thấy bốn Niệm Xứ (Catvàri-smïrty¬upasthànàni) ?”
Đức Phật bảo Văn Thù Sư Lợi: “Tu Bồ Đề ấy trực tiếp được quán thân chẳng sạch, thấy Thân Niệm Xứ (Kàya-smïrty-upasthàna). Quán cảm giác (Thọ) là khổ, thấy Thọ Niệm Xứ (Vedana-smïrty-upasthàna). Quán Tâm không có thường (vô thường) thấy Tâm Niệm Xứ (Citta-smïrty-upasthàna). Quán Pháp không có cái Ta (vô ngã) thấy Pháp Niệm Xứ (Dharma-smïrty-upasthàna)”
Văn Thù Sư Lợi lại bạch Phật rằng: “Thế Tôn ! Thật Tướng như vậy, làm sao mà nói ? Lại làm thế nào để thấy bốn Niệm Xứ chân thật ?”
Đức Phật bảo Văn Thù Sư Lợi: “Ngưng ngay ! Chân Thật Đế này mà Như Lai đã nói, rất khó hiểu khó biết”
Văn Thù Sư Lợi nói: Nguyện xin hãy nói ! Rộng diễn phân biệt bốn Niệm Xứ chân thật ấy”
Đức Phật nói: “Này Văn Thù Sư Lợi ! Nếu ông thấy Thân (Kàya) ngang bằng hư không, liền thấy Thân Niệm Xứ trong thân này.
Lại Văn Thù Sư Lợi ! Nếu ở trong cảm giác (Vedana: Thọ): bên trong, bên ngồi, khoảng trung gian…có chỗ đắc được, liền thấy Thọ Niệm Xứ
Lại Văn Thù Sư Lợi ! Nếu thấy Tâm Trí này có vuông, tròn, lớn, nhỏ…liền thấy Tâm Niệm Xứ trong Tâm này
Lại Văn Thù Sư Lợi ! Nếu đối với Thiện, Bất Thiện, Hữu Lậu, Vô Lậu cho đến Phiền Não…trong Pháp thuộc Thế Gian với Xuất Thế Gian có chỗ đắc được, tức chẳng phải là nhìn thấy Pháp Niệm Xứ trong Pháp này
Này Văn Thù Sư Lợi ! Bốn Niệm Xứ chân thật này, nên hiểu biết như vậy”
_ Văn Thù Sư Lợi bạch với Đức Thế Tôn rằng: “Làm sao thấy bốn Chính
Cần (Catvàri-prahànïàni) ?”
Đức Phật bảo Văn Thù Sư Lợi: “Nếu quán mười hai Duyên Sinh (Dvàda’sàṅga-pratìtya-samutpàda: mười hai Nhân Duyên) rốt ráo trống rỗng vắng lặng (không tịch) cho đến không có Tính. Tất cả Pháp, điều ấy chẳng thể đắc được, nên khởi Tâm tinh tiến, xứng Pháp diệt trừ tất cả Nghiệp được sinh ra từ sự chẳng lành (Aku’sala:bất thiện). Vì Pháp chẳng lành (Aku’sala-dharma:bất thiện Pháp) chưa sinh, khiến cho chẳng khởi. Pháp lành (Ku’sala-dharma:Thiện Pháp) chưa sinh, khởi Tâm tinh tiến khiến cho sinh ra. Pháp lành đã sinh, khiến cho được trụ lâu, chẳng bỏ mất. Nên khởi Tâm viên mãn tinh tiến, như tất cả Pháp lìa sự nắm lấy, lìa sự buông xả, chẳng phải là lìa sự lấy bỏ. Nếu được ghi nhớ chân chính như vậy thì người ấy chẳng lại khởi Tâm, liền được Tam Ma Địa Hạnh (Samàdhi¬caryà) này
Người ấy suy nghĩ như thế nào để được Thần Túc ? Làm thế nào trụ tất cả Pháp bình đẳng ?
Này Văn Thù Sư Lợi ! Cần phải thấy bốn Chính Cần như vậy”
_ Văn Thù Sư Lợi lại bạch rằng: “Thế Tôn ! Làm sao thấy năm Căn (Panõcendriyànïi)?”
Đức Phật nói: “Văn Thù Sư Lợi ! Nếu thấy rốt ráo tất cả Pháp chẳng sinh, liền hiểu Tín Căn (‘Sraddhendriya). Tại sao thế ? Này Văn Thù Sư Lợi ! Điều này rốt ráo chẳng sinh Tín Căn, ở trong tất cả Pháp, Tâm chẳng thể đắc được cho nên vốn lìa tên gọi này.
Lại Văn Thù Sư Lợi ! Nếu đối với tất cả Pháp, do lìa nghĩ nhớ cho nên không có hướng mong cầu, chẳng trụ phương sở. Đấy là Tinh Tiến Căn (Vìryendriya)
Này Văn Thù Sư Lợi ! Nếu đối với tất cả Pháp, do lìa hiện tiền, hiểu thấu tỏ cho nên xa lìa sự sai khác mà Tâm chẳng khởi. Đấy là Niệm Căn (Smrïtìndriya)
Lại Văn Thù Sư Lợi ! Nếu đối với các Pháp, hay lìa sinh diệt, Năng Giác () Sở Giác (), Tính (Prakrïti), Tính trống rỗng (‘Sùnyatà: Không Tính), chẳng phải là Tính trống rỗng. Đấy là Định Căn (Samàdhìndriya)
Văn Thù Sư Lợi ! Nếu Tính quen với sự có (Bhava:Hữu), quen với sự không có (Abhava: vô), trong tất cả Pháp chẳng thể đắc được. Đấy là Tuệ Căn (Prajnõendriya)
Này Văn Thù Sư Lợi ! Nên hiểu như vậy mà biết thấu tỏ năm Căn”
_ Văn Thù Sư Lợi nói: “Thế Tôn ! Làm thế nào thấy năm Lực (Panõca¬balàni)?”
Đức Phật nói: “Văn Thù Sư Lợi ! Nếu hay thấy điều này lìa Tính, lìa Tướng, tất cả Tâm Pháp rộng lớn. Đấy là Tín Lực (‘Sraddhà-bala)
Văn Thù Sư Lợi ! Nếu đối với Bồ Đề (Bodhi) tiến cầu Công Đức (Guna), hay lìa lấy bỏ, chẳng phải là lìa lấy bỏ. Đấy là Tiến Lực (Vìrya-bala)
Văn Thù Sư Lợi ! Nếu đối với tất cả Pháp, lìa các nhớ nghĩ, không có tính toán chấp dính. Đấy là Niệm Lực (Smrïti-bala)
Văn Thù Sư Lợi ! Nếu đến tất cả Pháp không có Tướng. Đấy là Định Lực (Samàdhi-bala)
Văn Thù Sư Lợi ! Nếu hay xa lìa tất cả chỗ thấy, cho đến Niết Bàn (Nirvànïa). Đấy là Tuệ Lực (Prajnõa-bala)
Này Văn Thù Sư Lợi ! Nên hiểu như vậy mà biết thấu tỏ năm Lực”
_ Văn Thù Sư Lợi nói: “Thế Tôn ! Làm thế nào thấy bảy Giác Phần (Sapta-bodhyaṅgàni)?”
Đức Phật nói: “Văn Thù Sư Lợi ! Nếu thấy tất cả Pháp không có Tự Tính, chẳng nghĩ nhớ. Đấy là Niệm Giác Phần (Smrïti-sambodhyaṅga)
Văn Thù Sư Lợi ! Nếu đối với tất cả Pháp, Tâm chẳng thể đo lường, nói Thiện (Ku’sala), Bất Thiện (Aku’sala) với được Thọ Ký (Vyàkaranïa). Đấy là Trạch Pháp Giác Phần (Dharma-pravicaya-sambodhyaṅga).
Văn Thù Sư Lợi ! Nếu đối với tất cả Pháp, hay lìa lấy bỏ, chẳng phải là lìa lấy bỏ. Lại đối với các Pháp, buông xả, lìa sự lo nghĩ. Đấy là Tinh Tiến Giác Phần (Vìrya-sambodhyaṅga)
Văn Thù Sư Lợi ! Nếu đối với tất cả Pháp, chẳng sinh yêu dính, hiểu tất cả Pháp tức không có sinh. Đấy là Hỷ Giác Phần (Prìti-sambodhyaṅga)
Văn Thù Sư Lợi ! Nếu đối với tất cả Pháp, Tâm sinh tin vui, hiểu tất cả Pháp chẳng thể đắc được. Đấy là Khinh An Giác Phần (Pra’srabahi-sambodhyaṅga).
Văn Thù Sư Lợi ! Nếu đối với tất cả Pháp, Tâm không có trạo cử (Auddhatya:Tâm lay động chẳng an). Đấy là Định Giác Phần (Samàdhi¬sambodhyaṅga).
Văn Thù Sư Lợi ! Nếu đối với tất cả Pháp, không có trụ, không có dính, chẳng thể hiểu biết, nơi tất cả Pháp chẳng sinh tham dính. Nếu được sự buông xả này, đấy là Xả Giác Phần (Upeksïa-sambodhyaṅga)
Này Văn Thù Sư Lợi ! Bảy Bồ Đề Phần nên hiểu như vậy mà hay biết thấu tỏ”
_ Văn Thù Sư Lợi nói: “Thế Tôn ! Làm sao thấy tám Chính Đạo (Asïtïàṅgika Màrga)?”
Đức Phật bảo Văn Thù Sư Lợi: “Nếu chẳng thấy Chính, cho đến chẳng thấy tất cả Pháp không có Tính, Pháp không có hai Tướng, Tâm không có trở ngại. Đấy là Chính Kiến (Samyag-Drïsïtïi)
Văn Thù Sư Lợi ! Nếu thấy tất cả Pháp lìa các sự trở ngại, chẳng phải là lìa sự trở ngại, Tâm không có chỗ dính. Đấy là Chính Tư Duy (Samyak-Samïkalpa)
Văn Thù Sư Lợi ! Nếu thấy tất cả Pháp không có bờ mé xứng với không có bờ mé, bình đẳng khéo nói. Đấy là Chính Ngữ (Samyag-vàc)
Văn Thù Sư Lợi ! Nếu thấy tất cả Pháp không có lay động tạo làm, lìa Tâm thương mến, vốn chẳng sinh. Đấy là Chính Nghiệp (Samyak-Karmànta)
Văn Thù Sư Lợi ! Nếu đối với tất cả Pháp, không có vui, không có giận, các Pháp chẳng sinh. Đấy là Chính Mệnh (Samyag-Àjìva) Văn Thù Sư Lợi ! Nếu đối với tất cả Pháp, không có khởi diệt, không có lực dụng. Đấy là Chính Tinh Tiến (Samyag-vyàyàma) Văn Thù Sư Lợi ! Nếu đối với tất cả Pháp, niệm niệm chẳng sinh, không có biết hiểu, lìa các suy nghĩ. Đấy là Chính Niệm (Samyag-smrïti) Văn Thù Sư Lợi ! Đối với tất cả Pháp, Tự Tính, chẳng phải Tính mà hay xa lìa, không có chỗ dính. Đấy là Chính Định (Samyak-samàdhi) Này Văn Thù Sư Lợi ! Tám Chính Đạo này, nên hiểu như vậy, liền hay biết thấu tỏ”
_ Văn Thù Sư Lợi ! Nếu có thấy Tâm của bốn Thánh Đế như vậy, liền được thấy nơi bốn Niệm Xứ, bốn Chính Cần, bốn Thần Túc, năm Căn, năm Lực, bảy Bồ Đề Phần, tám Thánh Đạo Phần, Tâm chân thật…cho nên là cầu bờ kia, đến Địa Thật Tế, được an vui lớn, đều buông bỏ gánh nặng, xa bụi lìa dơ, quán Thân không có Tướng, cho đến Vô Sinh Nhẫn (Anutpattika-ksïànti).
A La Hán (Arhant), Sa Môn (‘Sramanïa), Bà La Môn (Brahman), đến bờ kia trong sạch gọi là Đa Văn (Bahu-‘srùta), là Chân Phật Tử (con chân thật của Phật), là Năng Nhân Tử (con của bậc Năng Nhân), hay chống chọi Oan Gia (‘Satrù), vứt bỏ Phiền Não (Kle’sa), được đại kiên cố, không có già, không có sợ, không có nghi ngờ, cũng không có hý luận, không có kia không có đây…gọi vị Tỳ Khưu này là cây phướng của Thánh Pháp (Àrya-dharma-ketu)
Văn Thù Sư Lợi ! Nếu được Pháp Nhẫn (Dharma-ksïànti) như vậy, được Thiện Lợi to lớn, xứng đáng được tất cả Thế Gian (Laukika), Trời (Deva), Người (Manusïya), A Tu La (Asura)…cúng dường
Văn Thù Sư Lợi ! Chính vì thế cho nên tất cả cõi nước không có Không Quá (đối đãi thiếu sót, thờ ơ), đều thọ nhận thức ăn uống trong sạch, cúng dường là lìa Luân Hồi (Samïsàra), được bờ Niết Bàn, thoát các Khổ Luân (vòng xoay đau khổ), cho đến tất cả Chính Biến Tri Chính Đẳng Bồ Đề (Samyaksamïbuddhi). Khởi Tâm Pháp này , đều được điều mong cầu”
Bấy giờ, khi Đức Thế Tôn nói Pháp đó thời ba vạn hai ngàn vị Thiên Tử (Deva-putra) đều được Pháp này. Các Thiên Chúng ấy đối với Đức Như Lai Thế Tôn Ứng Chính Đẳng Giác cùng với Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Ma Ha Tát, rải tán hoa Mạn Đà La (Màndàra), hoa Ma Ha Mạn Đà La (Màha-Màndàra) dùng để cúng dường, nói lời như vầy: “Nhóm ấy ở trong Pháp Phật của Như Lai sẽ được xuất gia, thọ nhận Giới trong sạch. Nếu nói Pháp này, một lòng nghe nhận sẽ được Đạo Bồ Đề (Bodhi-màrgha)”
Lại có tám ngàn một trăm chúng Tỳ Khưu, Tâm được Lậu Tận Vô Sinh Giải Thoát.
Lại có bốn vạn hai ngàn vị Bồ Tát được Vô Sinh Pháp Nhẫn (Anutpattika¬dharma-ksïànti)
Lúc đó ba ngàn Đại Thiên Thế Giới, tất cả cung điện của Ma Vương (Màra¬ràja), núi, rừng, đồng ruộng, Đại Địa…chấn động theo sáu cách. Ở trong hư không tuôn mưa mọi loại hoa của cõi Trời, khen rằng: “Lành thay ! Lành thay ! Khéo nói Pháp này, thật là hiếm có !”. Phát ra âm thanh đó, mười phương đều nghe khắp.
Đức Phật nói Kinh xong thời Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử với Đại Bồ Tát, các chúng Tỳ Khưu, tất cả Thế Gian, chư Thiên, người dân, A Tu La, Kiền Đạt Bà (Gandharva)…nghe điều Đức Phật đã nói, mỗi mỗi đều vui vẻ, lễ Phật rồi lui ra. PHẬT NÓI KINH VĂN THÙ SƯ LỢI HỎI PHÁP _Hết_
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.191.68.61 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.