Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Quán Tự Tại Bồ Tát Đại Bi Trí ấn Chu Biến Pháp Giới Lợi Ích Chúng Sanh Huân Chơn Như Pháp [觀自在菩薩大悲智印周遍法界利益眾生薰真如法] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Quán Tự Tại Bồ Tát Đại Bi Trí ấn Chu Biến Pháp Giới Lợi Ích Chúng Sanh Huân Chơn Như Pháp [觀自在菩薩大悲智印周遍法界利益眾生薰真如法]

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Pháp Bồ Tát Quán Tự Tại Đại Bi Trí ấn Chu Biến Pháp Giới Lợi Ích Chúng Sanh Huân Chơn Như

Việt dịch: Huyền Thanh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Ta nương vào Thánh Chỉ của Đức Tỳ Lô Giá Na mà nói về Pháp Ma Ha Chỉ nhương năng ( Mahà Jnõàna_Đại Trí ) Mâu Đát La (Mudra_ Ấn ) của Quán Tự Tại. Nếu người tu Du Già muốn sinh về Thế Giới Cực Lạc ở phươngTây để làm lợi ích cho chúng sinh thì nên theo Bậc A Xà Lê Gia có Trí Nhiệt ( ? Sức nóng của Trí Tuệ) thọ nhận nghi pháp Liên Hoa Kim Cương, rộng bày cúng dường, tác pháp niệm tụng. Ở trong Đàn Trường đặt lò hương, lò hương đó đều nhiếp tướng vòng khắp Pháp Giới của Quán Tự Tại.
Dùng cái gì làm Tướng ? Tức Hương Ấn ấy nên làm chữ Hột-Lị ((HRÌHÏ_猭) biểu thị cho Lý “ Trí Nghiệp chẳng thể đắc “ nhiếp 4 loại nghĩa Ha ( HA - 成) Ra (RA -先) I ( I_ 珂) ác ( AHÏ_ 珆) hợp thành một chữ là Phạn Văn Hột-lị (HRÌHÏ_猭) vậy
Chữ HA (成) là các Pháp NHÂN chẳng thể đắc
Chữ LA (先) là thanh tịnh không có cấu nhiễm
Chữ I (珂 ) là Tự Tại chẳng thể đắc
Chữ ÁC (珆) là vốn chẳng sinh chắng diệt
Vốn chẳng sinh chẳng diệt, tự tại chẳng thể đắc, thanh tịnh không có nhiễm cấu, các Pháp NHÂN chẳng thể đắc. Đây là nghĩa nghịch. Thuận Nghịch tương ứng hiển văn của Hương Ấn. Nay Ta vẽ đồ hình này để biểu thị.


( Đầu, chư Phật Nhân bất khả đắc, thanh tịnh vô nhiễm cấu, tự tại bất khả đắc, tự tại bất khả đắc, bản bất sinh bất diệt, bản bất sinh bất diệt, tự tại bất khả đắc, thanh tịnh vô nhiễm cấu, tự tại bất khả đắc, thanh tịnh vô nhiễm cấu, thanh tịnh vô nhiễm cấu, chư Phật bất khả đắc, cuối).
Diệu Hương Ấn này tên là Đại Bi Bạt Khổ. Tại sao thế ? Vì y theo thứ tự mà thiêu đốt để hiển Lý CHÂN THẬT. Nếu lúc thiêu đốt hết thì biểu thị hoặc Thuận hoặc Nghịch cũng quy về Pháp KHÔNG . Cho nên chỗ quan sát là : Từ một chữ HỘT-LỊ (猭_HRÌHÏ)sinh ra 5 chữ ÁN PHỘC NHẬT LA ĐẠT MA (湡向忝叻廕 _OMÏ VAJRA DHARMA) Trong mỗi một chữ sinh ra vô lượng Tự Môn. Mỗi một Tự Môn hóa làm tất cả thân Phật, Bồ Tát. Mỗi một Hóa Thân vòng khắp Pháp Giới làm lợi ích cho chúng sinh. Chính vì thế cho nên Hành Giả được vô lượng phước, viên mãn Tất Địa, nương vào sự gia bị của chư Phật cho nên đời này Hành giả được sự an ổn không có các chướng ngại như Hoa Sen màu nhiệm, người nhìn thấy đều yêu thích, chuyển Thân này xong liền được sinh trong Hoa Sen Thượng Phẩm của cõi Cực Lạc và có lợi căn, Trí Tuệ, Phương Tiện. Đời này gặp Phật được Đà La Ni Danh (Tên gọi Tổng Trì) chẳng nhiễm cõi đời. Nơi sinh ra, thân tỏa mùi thơm vi diệu tràn khắp mười phương quốc thổ, chúng sinh được xông ướp đều chứng BẤT THỐI. Công Đức như vậy chẳng thể nói hết được.
Bên trên cái lọng của lò hương ấy có thể khắc chữ PHỘC NHẬT LA ĐẠT MA (向忝叻廕) Ở đầu thêm chữ ÁN (湡 ) dùng làm 5 chữ (có thể xoay theo chiều thuận ) chính giữa cái lọng ấy nên dựng đứng hình TAM MUỘI GIA . Trên chày NHẤT CỔ để hoa sen 8 cánh hé nở, 5 chữ trên bao quanh Tam Muội Gia này . Tam Muội Gia là Hình của Bản Thệ. Nếu thấy hình này mà làm lễ, chuyên niệm liền chứng LIÊN HOA TÍNH , vì thế người sing ở cõi Cực Lạc chẳng bị nhiễm cõi đời. Giả sử có qua lại Thế Gian để tế độ chúng sinh thì cũng như Hoa Sen chẳng bị nhiễm các thứ dơ bẩn, hết thảy đều do lực của BẢN THỆ NGUYỆN trong đời quá khứ mà chứng Quả Giới này vậy.Chính vì thế cho nên Hành Giả lập hình Tam Muội Gia nàynên chuyên niệm và tác tưởng là :”Khói hương của chữ HRÌHÏ (猭) ấy tạo thành hình Tam Muội Gia này. Hình này liền làm hình thể của Bản Tôn biểu thị cho Bản Thệ của NHÂN THỜI, cũng liền làm hình sắc của QUẢ THỜI là nghiã của Tam Muội Gia. Lúc đốt hương thì kết BẢN TÔN KHẾ , tụng Bản Chân Ngôn Ấn đó liền được thành tựu “
Đồ hình của cái lọng ấy như hình này ;


Được vào Luân này cho đến Vô Thượng Bồ Đề, nếu muốn chẳng gián đoạn thì thường tụng Chân Ngôn
Có điều, người chưa lìa được Tâm phan duyên (bám dính Nhân Duyên) nghi ngại, giải đãi thì chỉ y theo Diệu Ấn này, nên thiêu đốt hương của nhóm : Chiên Đàn, Diệu Liên ...Như vậy mỗi ngày làm Pháp THIÊU HƯƠNG liền thành, hằng thường tụng trì Kim Cương Pháp Minh ( Bài Minh Chú của Kim Cương Pháp Tại sao thế ? Vì nghiã của chữ Chân Ngôn như trên đều ở Hương Ấn này có thể hiển thị
CĂN BẢN ẤN là : 2 tay kết Kim Cương Phộc, hợp 2 đầu ngón trỏ như cánh sen, kèm cứng 2 ngón cái liền thành. Chân Ngôn là :
湡 向忝叻廕 猭
OMÏ VAJRA DHARMA HRÌHÏ
Nếu người trì Chân Ngôn một chữ này thì hay trừ tất cả tai họa bệnh tật, sau khi mệnh chung sẽ được sinh vào Thương Phẩm của cõi Cực Lạc. Ngồi ra các sự mong cầu về Đại nguyện Thế Gian và Xuất Thế Gian thì tùy trì ắt được thành huống chi y theo Giáo Pháp này mà tu hành thì chẳng bao lâu sẽ viên mãn tất cả Tất Địa
QUÁN TỰ TẠI DIỆU HƯƠNG ẤN
( Một Quyển _ Hết )

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Thắp ngọn đuốc hồng


Sống và chết theo quan niệm Phật giáo


Dưới cội Bồ-đề


Kinh nghiệm tu tập trong đời thường

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.191.87.157 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập