Bản Việt dịch Kim Cang Đỉnh Du Già Tối Thắng Bí Mật Thành Phật Tuỳ Cầu Tức Đắc Thần Biến Gia Trì Thành Tựu Đà La Ni Nghi Quỹ [金剛頂瑜伽最勝祕密成佛隨求即得神變加持成就陀羅尼儀軌]
Trang chủ »»Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Kim Cang Đỉnh Du Già Tối Thắng Bí Mật Thành Phật Tuỳ Cầu Tức Đắc Thần Biến Gia Trì Thành Tựu Đà La Ni Nghi Quỹ [金剛頂瑜伽最勝祕密成佛隨求即得神變加持成就陀羅尼儀軌] »»
Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Kim Cang Đỉnh Du Già Tối Thắng Bí Mật Thành Phật Tuỳ Cầu Tức Đắc Thần Biến Gia Trì Thành Tựu Đà La Ni Nghi Quỹ [金剛頂瑜伽最勝祕密成佛隨求即得神變加持成就陀羅尼儀軌]
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Bấy giờ Bồ-tát Diệt Ác Thú ở trong đại tập hội của đức Phật Tỳ-lô-giá-na từ tòa đứng dậy chắp tay cung kính mà bạch Phật rằng: "Bạch Thế Tôn! Con vì chúng sanh trong nẻo ác của thế giới tạp nhiễm thuộc thời Mạt pháp ngày sau, mà nói đà-ra-ni Diệt Tội Thành Phật, tu môn Tam mật, chứng Niệm Phật Tam-muội được sanh về Tịnh độ. Dùng phương tiện nào để cứu khổ ban vui cho chúng sanh bị tội nặng? Con muốn cứu tế khổ não cho tất cả chúng sanh".
Bấy giờ đức Phật bảo Bồ-tát Diệt Ác Thú rằng: "Đối với chúng sanh không biết sám hối, không biết xấu hổ, tà kiến, buông lung thì không có Pháp cứu tế. Lúc sống thì thọ các khổ ách, khi chết lại đọa vào địa ngục Vô Gián, chẳng được nghe tên của Tam Bảo, huống chi là thấy Phật, thì làm sao mà có được thân người?”
Bồ-tát Diệt Ác Thú lại bạch đức Phật rằng: "Phương tiện của đức Như Lai không thể lường và thần thông của Như Lai cũng vô tận. Nguyện xin đức Thế Tôn nói Pháp bí mật để cứu khổ. Phật là cha mẹ của tất cả chúng sanh. Xin hãy vì chúng sanh trong cõi ngũ trược mà nói Pháp quyết định thành Phật".
Đức Phật bảo Bồ-tát Diệt Ác Thú : "Ta có Pháp bí mật, rất hiếm có trên đời, là Pháp tối thắng bậc nhất để diệt tội thành Phật: Pháp đó tên là Tùy Cầu Tức Đắc chân ngôn. Nếu có người mới nghe qua đề danh của chân ngôn này hoặc gần gũi người tụng đề danh, hoặc ở cùng một nơi với người tụng đề danh, thì người ấy được tất cả hàng Thiên ma, ác quỷ, tất cả Thiện thần vương đến thủ hộ. Giả sử người đó ăn ngũ tân, thịt cá, hoặc dâm dục với chị em hay tất cả nữ nhân hay súc sanh nữ thì các Tỳ-na-dạ-ca cũng chẳng thể gây chướng ngại, mà đều tùy thuận, ngày đêm thủ hộ, dứt trừ tai nạn, khiến được an ổn huống chi tự mình niệm tụng.
Nếu tụng đầy đủ thì tất cả tội nặng đều được tiêu diệt, được vô lượng phước đức. Khi chết quyết sanh về thế giới Cực Lạc. Tuy đã gây ra tội cực nặng cũng chẳng bị đọa vào địa ngục. Nếu giết hại cha mẹ, giết bậc A-la-hán, phá sự hòa hợp của chư Tăng, làm cho thân Phật chảy máu, thiêu đốt Kinh tượng, làm ô uế chốn Già-lam, chê bai mọi người, khinh chê các giáo, khen mình chê người, dù đã gây ra các tội như vậy, vẫn quyết định sanh về cõi Cực Lạc, tự được Thượng phẩm, hóa sanh trong hoa sen, chẳng còn sanh trong bào thai. Chỉ có điều người mau thành Phật, vì trước kia đã từng nghe chân ngôn này, còn người chậm thành Phật, vì đời đời chẳng được nghe chân ngôn này.
Nếu kẻ nam, người nữ, đồng nam, đồng nữ trì đề danh của chân ngôn này sẽ được an vui, không có các bịnh tật, sắc tướng mạnh khoẻ, viên mãn cát tường, được thành tựu tất cả chân ngôn Pháp. Nếu đem đề danh của chân ngôn này, hoặc một câu, hai câu, cho đến 10 câu cùng một biến của chân ngôn, để vào trong ngọc, vàng, bạc, lưu ly rồi đeo nơi cổ, đội trên đầu, thì người ấy tuy chưa vào đàn liền thành người đã vào tất cả đàn, thành kẻ đồng hạnh với người đã vào đàn, ngang bằng với chư Phật không khác, chẳng có ác mộng , tội nặng được tiêu diệt. Nếu kẻ có tâm ác hướng tới người ấy, thì cũng chẳng làm hại được, tất cả việc làm đều thành tựu."
Phật thuyết Phổ biến Diễm mãn Thanh tịnh Xí thạnh Tư duy Bảo Ấn tâm Vô năng thắng Tổng trì Đại Tùy cầu đà-ra-ni rằng:
Nẵng mồ tát phạ đát tha nghiệt đá nẫm (Quy mạng Tỳ-lô-giá-na Phật thân khẩu ý nghiệp biến hư không diễn thuyết Như Lai mật môn kim cang nhứt thừa thậm thâm giáo).
Nẵng mồ nẵng mạc tát phạ một đà mạo địa tát đát-phạ tỳ-dược (Quy mạng bổn giác tâm Pháp thân thường trụ diệu pháp tâm liên đài bổn lai trang nghiêm tam thân đức tam thập thất tôn trụ tâm thành phổ môn trần số chư Tam-muội viễn ly nhân quả pháp nhiên cụ vô biên đức hải bổn viên mãn hoàn ngã đảnh lễ tâm chư Phật).
Một đà đạt ma tăng chi tỳ-dược (Nam mô Diệt Ác Thú Bồ-tát pháp giới chúng sanh ly khổ đắc lạc tam đồ hữu tình bạt khổ dữ lạc chi).
Đát nhĩ dã tha (Lời quy kính nói đầu).
Úm, vĩ bổ lã nghiệt bệ (Quá khứ tứ ân thành Phật Đạo).
Vĩ bổ la vĩ ma lệ (Nhứt thiết chúng sanh diệt tội).
Nhạ dã nghiệt bệ (Nhứt thiết chúng sanh thí Như ý bảo).
Phạ nhựt ra nhập-phạ la nghiệt bệ (Nhứt thiết chúng sanh đoạn trừ phiền não).
Nga để nga ha ninh (Nhứt thiết chúng sanh sở cầu thành tựu).
Nga nga nẵng vĩ thú đạt ninh (Nhứt thiết chúng sanh từ bi phú hộ).
Úm, tát phạ bá bả vĩ thú đạt ninh (Vô Phật thế giới nhứt thiết chúng sanh từ bi phú hộ).
Úm, ngu rô noa phạ để nga nga lị ni (Nhứt thiết chúng sanh đoạn thai sinh khổ).
Nghĩ lị, nghĩ lị nghiêm ma lị nghiêm ma lị (Nhứt thiết chúng sanh thí ẩm thực).
Ngược hạ ngược hạ (Nhứt thiết chúng sanh thí y phục).
Nghiệt nga lị nghiệt nga lị (Nhứt thiết chúng sanh linh mãn chúng sanh Ba-la-mật).
Nghiêm ma lị nghiêm ma lị (Nhứt thiết chúng sanh mãn Nhẫn nhục Ba-la-mật).
Nga để nga để nga nga nĩnh nga lệ (Nhứt thiết chúng sanh mãn Tinh tấn Ba-la-mật).
Ngu rô ngu rô nĩ (Nhứt thiết chúng sanh mãn Thiền Ba-la-mật).
Tả lê, a tả lê (Nhứt thiết chúng sanh mãn Tuệ Ba-la-mật).
Mẫu tả lê nhạ duệ vĩ nhạ duệ (Nhứt thiết chúng sanh mãn Phương tiện Ba-la-mật).
Tát phạ bà dã vĩ nga đế nghiệt bà tam bà la ni (Nhứt thiết chúng sanh mãn Nguyện Ba-la-mật).
Tất lị tất lị nhĩ lị kỳ lị kỳ lị tam mãn đá ca ra-sát ni (Nhứt thiết chúng sanh mãn Lực Ba-la-mật).
Tát phạ thiết đốt-rô bát-ra mạt tha nĩnh (Nhứt thiết chúng sanh mãn Trí Ba-la-mật).
Ra khất-sái ra khất-sái (Thành tựu).
Ma ma (Cứu cánh)
Tát phạ tát đát-phạ nan tả (Nhứt thiết chúng sanh linh ly oán).
Vĩ lị vĩ lị vĩ nga đá phạ ra noa ba dã nẵng xả nĩnh (Nhứt thiết chúng sanh linh ly tham si).
Tô lị tô lị tức lị kiếm ma lê (Nhứt thiết chúng sanh tốc ly ngu si tâm).
Vĩ ma lê (Nhứt thiết chúng sanh linh ly thực nạn khổ).
Nhạ duệ nhạ dã phạ hề nhạ dạ (Nhứt thiết chúng sanh linh ly thủy nạn khổ).
Phạ để bà nga phạ để (Nhứt thiết chúng sanh linh ly hỏa nạn khổ).
Ra đát-nẵng ma củ tra ma la đà lị ni, phạ hộ vĩ vĩ đà vĩ tức đát-ra (Nhứt thiết chúng sanh linh ly binh tặc khổ).
Phệ sái rô bả đà lị bà nga phạ để ma hạ vĩ nhĩ-dã nễ vĩ (Nhứt thiết chúng sanh thân tâm an ẩn).
Ra khất-sái, ra khất-sái (Thành tựu).
Ma ma (Cứu cánh)
Tát phạ tát đát-phạ nan tả (Nhứt thiết chúng sanh quá khứ phụ mẫu linh thành Phật).
Tam mãn đá tát phạ đát-ra (Nhứt thiết chúng sanh thất thế phụ mẫu linh thành Phật).
Tát phạ bá bả vĩ thú đà nĩnh (Nhứt thiết chúng sanh phụ mẫu vĩnh đoạn sinh tử khổ).
Hộ rô hộ rô (Nhứt thiết chúng sanh phụ mẫu trường thọ).
Nặc khất-sát đát-ra (Nhứt thiết chúng sanh vô bịnh hoạn).
Ma ra đà lị ni (Nhứt thiết chúng sanh linh phát Bồ-đề tâm).
Ra khất-sái, ra khất-sái (Thành tựu).
Mãm (Quyết định)
Ma ma (Cứu cánh).
A nẵng tha tả đát-ra noa bả ra dã noa tả (Diệt sát sanh tội).
Bả lị mô tả dã minh tát phạ nhục khế tỳ-dược tán ni (Diệt thâu đạo tội).
Tán ni tán ni nĩnh phệ nga phạ để (Diệt dâm dục tội).
Tát phạ nột sắt-tra nỉnh phạ la ni thiết đốt-lỗ bạc khất-sái bát-la mạt tha nĩnh vĩ nhạ dã phạ hế nĩnh (Diệt vọng ngữ tội).
Hộ rô hộ rô (Diệt cô tửu tội).
Tổ rô tổ rô (Diệt tự thán hủy tha tội).
A dục bá la nĩnh tô ra phạ ra mạt tha nĩnh (Diệt xan tham tội).
Tát phạ nễ phạ đá bố tư đế (Diệt sân nhuế tội).
Địa lị địa lị (Diệt phỉ báng tội).
Tam mãn đá phạ lộ chỉ đế (Diệt ẩm tửu tội).
Bát-ra bệ bát-ra bệ (Diệt thực ngũ tân tội).
Tố bát-ra bà vĩ thuấn đệ (Diệt hại điểu ngư thực tội).
Tát phạ bá bả vĩ thú đà ninh (Diệt phá giới tội cụ giới).
Đạt ra đạt ra đạt ra ni, đạt ra đạt lệ (Diệt bất giáo tội).
Tô mẫu tô mẫu (Diệt tam độc tội).
Rô rô tả lê (Diệt tam lậu tội).
Tả lã dã nộ sắt-kham bố ra dã (Diệt tam giả tội)
Minh a thiêm (Diệt tam hữu tội)
Thất-lị phạ bổ đà nan nhạ dã kiếm ma lê (Diệt tứ thức trụ tội)
Khất-sử ni, khất-sử ni (Diệt tứ lưu tội)
Phạ ra nễ phạ ra năng củ thế (Diệt tứ thủ tội)
Úm bát nạp-ma vĩ thuấn đệ (Diệt tứ báo tội)
Thú đà dã thú đà dã vĩ thuấn đệ (Diệt tứ duyên tội)
Bả ra bả ra (Diệt tứ đại tội)
Tị lị tị lị (Diệt tứ phược tội)
Bộ rô bộ rô (Diệt tứ thực tội)
Mộng nga la vĩ thuấn đệ (Diệt tứ sanh tội)
Bả vĩ đát-ra mục khí (Diệt ngũ trụ địa tội)
Kiệt nghĩ ni, kiệt nghĩ ni (Diệt ngũ thọ căn tội)
Khứ ra khứ ra (Diệt ngũ cái tội)
Nhập-phạ lị đa thỉ lệ (Diệt ngũ kiên tội)
Tam mãn đa bát-ra sa lị đá (Diệt ngũ kiến tội)
Phạ bà tất đa thuấn đệ (Diệt ngũ tâm tội)
Nhập-phạ la, nhập-phạ la (Diệt vân tình căn tội)
Tát phạ nễ phạ nga noa (Diệt lục thức tội)
Tam ma ca ra-sái ni (Diệt lục tướng tội)
Tát để-dã phạ đế (Diệt lục ái tội)
Đa ra (Diệt lục hành tội)
Đá ra dã mãm (Diệt lục ái tội)
Nẵng nga vĩ lộ chỉ đế lã hộ lã hộ (Diệt lục nghi tội)
Hộ nỗ hộ nỗ (Diệt thất lậu tội)
Khất-sử ni, khất-sử ni (Diệt thất nghi tội)
Tát phạ ngật-ra hạ bạc khất-sái ni (Diệt bát đảo tội)
Thủy nghiệt lị, thủy nghiệt lị (Diệt bát khổ tội).
Tổ mẫu tổ mẫu, tố mẫu tố mẫu (Diệt bát cấu tội)
Tố vĩ tả lệ (Diệt cửu não tội)
Đa ra đa ra, nẵng nga vĩ lộ chỉ nĩnh (Diệt củu trị tội)
Đá ra dã dổ mãm (Diệt cửu duyên tội)
Bà nga phạ để (Diệt thập phiền não tội)
A sắt-tra ma ha đát rô ná bà duệ tỳ-dược (Diệt thập phược tội)
Tam mẫu nại-ra ta nga ra (Diệt thập nhứt biến sử tội)
Bát lị-diễn đảm (Diệt thập lục tri kiến tội)
Bát đá lã nga nga nẵng đát lam (Diệt thập bát giới tội)
Tát phạ đát-ra tam mãn đế nẵng (Nhị thập ngũ Ngã)
Trị xả mãn đệ nẵng phạ nhật-ra bát-ra ca ra (Lục thập cánh)
Phạ nhật-ra bá xả, mãn diên ninh nẵng (Kiến đế tư duy cửu thập bát Sử, bách bát phiền não)
Phạ nhật-ra nhập-phạ la vĩ thuấn đệ (Nhị huệ Minh tam tân lãng)
Bộ lị bộ li (Quảng tứ đẳng tâm)
Nghiệt bệ phạ để (Ngũ tứ trụ diệp)
Nghiệt bà vĩ thú đà nĩnh (Tứ ác thú diệt, đắc tứ vô úy)
Cộc khất-sử tam bố ra ni (Độ ngũ đạo)
Nhập-phạ la Nhập-phạ la (Ủng ngũ căn)
Tả ra tả ra (Tịnh ngũ nhãn)
Nhập-phạ lị nĩnh (Thành ngũ phần)
Bát-ra vạt sái đổ nễ phạ (Cụ túc lục thần thông)
Tam mãn đế nẵng (Mãn túc lục độ nghiệp)
Nễ nhĩ-dữu ná kế nẵng (Bất vi lục trần hoặc)
A mật-lật đa phạ ra-sái ni (Thường hành lục diệu hạnh)
Nễ phạ đá phạ đá ra ni (Sanh sanh thế thế tọa thất tịnh hoa)
A tị sẩn tả đổ minh tô nga đa phạ ra phạ tả nẵng (Tẩy trần bát thủy)
A mật lật đa phạ ra phạ bổ sái (Cụ cửu đoạn trí)
Ra khất-sái, ra khất-sái (Thành tựu)
Ma ma (Cứu cánh)
Tát phạ tát đát-phạ nan tả (Thành hạ địa hành)
Tát phạ đát-ra tát phạ na (Thập nhứt Không giải thường dĩ dụng tê tâm tự tại)
Tát phạ bà duệ tỳ-dược (Năng chuyển Trung nhị Hạnh luân)
Tát mạo bát nại-ra phệ tỳ-dược (Cụ túc thập bát bất cộng chi pháp)
Tát mạo bả dược nghê tỳ-dược (Viên mãn vô lượng nhứt thiết công đức)
Tát phạ nộ sắt-tra bà dã tị đát tả (Sanh sanh thế thế đoạn kiêu mạn chướng
Tát phạ ca lị ca ra ha (Kiệt ái dục thuỷ)
Vĩ nghiệt-ra hạ vĩ phạ na (Diệt sân nhuế hỏa diễm)
Nộ sa-phạ bả-nan nột ra nĩnh nhĩ đá mộng nghiệt-lý dã lô già dã bả vĩ nẵng xả nĩnh (Vĩnh bạt đoạn si tưởng)
Tát phạ dược khất-xoa ra khất-xoa bà (Liệt chư kiến la võng).
Nẵng nga nĩnh phạ ra ni (Thiện tu nhân kiên đạo)
Tát ra ni tát lệ ma la ma la ma la phạ để (Chánh hướng Bồ-đề)
Nhạ dã nhạ dã nhạ dã đổ mãm (Thành tựu tam thập thất phẩm trợ đạo pháp)
Tát phạ đát-ra tát phạ ca lam (Đắc kim cang thân)
Tất chiêu đổ minh ế mẫm ma hạ vĩ niệp (Thọ mạng vô cùng đắc).
Sa đà dã sa đà dã (Vĩnh ly oán hận vô sát hại tâm).
Tát phạ mạn noa la sa đà nĩnh (Thường mong an lạc)
Già đa dã tát phạ vĩ-cận nẵng (Văn danh thính thinh khủng bố tất trừ)
Nhạ dã nhạ dã (Sở cầu mãn túc)
Tất đệ tất đệ tố tất đệ (Ái biệt ly khổ)
Tất-địa dã tất-địa dã (Trừ tai an lạc)
Một-địa dã một-địa dã (Trừ bịnh diên mạng)
Mạo đà dã mạo đà dã bố ra dã (Trừ quan nạn)
Bố ra ni bố ra ni (Sanh sản an ẩn)
Bố ra dã minh a khổ (Trừ phục oán tặc)
Tát phạ vĩ nễ-dã vĩ nga đa một đế nhạ dụ đa lị (Ra-nhã linh kính ái)
Nhạ dạ phạ để (Chư nhơn kính ái)
Để sắt-tra để sắt-tra (Thiên nhơn kính ái)
Tam ma dã ma nộ bá ra dã (Hậu phi kính ái)
Đát tha nghiệt đa (Phụ nhơn kính ái)
Hột-lị nãi dã (Nữ nhơn kính ái)
Thuấn đệ (Bà-la-môn kính ái)
Nhĩ-dã phạ lộ ca dã đổ mãm (Tể quan kính ái)
A sắt-tra tỵ ma hạ ná lỗ noa bà duệ tỳ-dược (Đại thần kính ái)
Tát ra tát ra (Cư sĩ kính ái)
Bát-ra tát ra bát-ra tát ra (Trưởng giả, trưởng giả)
Tát phạ phạ ra noa vĩ thú đà nĩnh tam mãn đá ca ra mãn noa ra vĩ thuấn đệ (Đế Thích, Đế Thích)
Vĩ nghiệt đế, vĩ nghiệt đế (Phạm Vương, Phạm Vương)
Vĩ nga đa ma ra (Đại Tự Tại Thiên, Đại Tự Tại Thiên)
Vĩ thú đà nĩnh (Thiên Đế Tướng Quân, Thiên Đế Tướng Quân)
Khất-sử ni khất-sử ni (Đồng nam đồng nữ, đồng nam đồng nữ)
Tát phạ bá bả (Thiên Long, Thiên Long)
Vĩ thuấn đệ (Dạ-xoa, Dạ-xoa)
Ma ra vĩ nghiệt đa (Càn-đạt-bà kính ái)
Đế nhạ phạ để (A-tu-la, A-tu-la)
Phạ nhật-ra phạ để (Ca-lâu-la, Ca-lâu-la)
Đát-lại lộ chỉ-dã (Tỳ-lô-giá-na hộ niệm)
Địa sắt-xỉ đế (Tăng ích thành tựu)
Sa-phạ hạ (Tức tai thành tựu)
Tát phạ đát tha nghiệt đa một đà (A-súc Phật Kim Ca Ba-la-mật hộ niệm)
Tỳ sắc ngật đế (Tăng ích thành tựu)
Sa-bà hạ (Tức tai thành tựu giả)
(Từ đây trở xuống đều giống nhau, cho nên không chú giải. Bên trong mỗi câu có ba đoạn: Đoạn đầu là Phật danh hộ niệm, giữa là tăng ích thành tựu, cuối là tức tai thành tựu. Ví dụ như: Tát phạ đát tha nghiệt đa một đà là A-súc Phật Kim Cang Ba-la-mật hộ niệm. Tỳ sắc ngật đế là tăng ích thành tựu. Ta-bà ha là tức tai thành tựu. Sau này, cứ theo đấy đều có thể rõ biết.)
Tát phạ mạo địa tát đát-phạ tỳ sắc ngật-đế ta-bà ha Tát phạ nễ phạ đa tỳ sắc ngật-đế ta-bà ha Tát phạ đát tha nghiệt đa hật-rị nãi dã địa sắt xỉ đa hật-rị nãi duệ ta-bà ha Tát phạ đát tha nghiệt đa tam ma dã tất đệ ta-bà ha Ấn nại-lệ ấn nại-ra phạ để ấn nại-ra nhĩ-dã phạ lộ chỉ đế ta-bà ha Một-ra hám-minh ta-bà ha Một-ra hám-ma nễ-dữu sử đế ta-bà ha Vĩ sắt-noa nẵng mạc tắc ngật-lị đế ta-bà ha Ma hê thấp-phạ ra mãn nễ đa đa bộ nhĩ đá duệ ta-bà ha Phạ nhựt-ra bá ni ma lã vĩ lị-dã địa sắt-xỉ đế ta-bà ha Địa-lị đa-ra sắt tra-ra sắt tra-ra dã ta-bà ha Vĩ rô trà ca dã ta-bà ha Vĩ rô bá khất-sái dã ta-bà ha Vĩ thất-ra ma noa dã ta-bà ha Tạt đốt ra ma hạ ra nhạ ná mạc tắc hật-rị đá dã ta-bà ha Diễm ma dã ta-bà ha Diễm ma bố nhĩ đa ná mạc tắc hật-rị đá dã ta-bà ha Phạ rô noa (Thủy Thiên hộ niệm) dã (Tăng ích thành tựu) ta-bà ha (Tức tai thành tựu).
(Trên dưới đều dựa theo đây mà thấy biết vậy)
Ma rô đá dã ta-bà ha Ma hạ ma rô đá dã ta-bà ha A ngân-nẵng duệ ta-bà ha Nẵng nga vĩ lộ chỉ đá dã ta-bà ha Nễ phạ nga nễ tỳ-dược ta-bà ha Nẵng nga nga nễ tỳ-dược ta-bà ha Dược ngật-sái nga nễ tỳ-dược ta-bà ha Ra ngật-sái sa nga nễ tỳ-dược ta-bà ha Ngạn đạt phạ nga nễ tỳ-dược ta-bà ha A tô ra nga nễ tỳ-dược ta-bà ha Nga lỗ noa nga nễ tỳ-dược ta-bà ha Khẩn na ra nga nễ tỳ-dược ta-bà ha Ma hộ ra nga nga nễ tỳ-dược ta-bà ha Ma nộ sái tỳ-dược ta-bà ha A ma nộ sái tỳ-dược ta-bà ha Tát phạ nghiệt-ra hề tỳ-dược ta-bà ha Tát phạ na khất-sái đát-lễ tỳ-dược ta-bà ha Tát phạ bộ đế tỳ-dược ta-bà ha Tất-lị đế tỳ-dược ta-bà ha Tỷ xá tế tỳ-dược ta-bà ha A bả sa-ma lệ tỳ-dược ta-bà ha Cấm bạn nễ tỳ dược ta bà ha.
Úm độ rô độ rô ta-bà ha
Úm đổ rô đổ rô ta-bà ha
Úm mẫu rô mẫu rô ta-bà ha
Hạ nẵng hạ nẵng tát phạ thiết đốt-lỗ nẫm ta-bà ha Ná hạ ná hạ tát phạ nột sắt-tra bát-ra nột sắt-tra nẫm ta-bà ha Bả tả bả tả bát ra nạp sắt tra nẫm ta bà ha Bả tả bả tả tát phạ bát-ra thất dịch ca ba-ra để-dã nhĩ đát-ra nẫm duệ ma A hế đế sử noa đế sam tát phệ sam thiết lị lam nhập-phạ ra dã nột sắt-tra tức đá nẫm ta-bà ha Nhập-phạ lị đá tỳ dã ta-bà hạ Bát-ra nhập-phạ lị đá dã ta-bà ha Nĩ bả-đá nhập-phạ ra dã ta-bà ha Tam mãn đa nhập-phạ ra dã ta-bà ha Ma ni bã nại-ra dã ta-bà ha Bố ra-noa bã nại-ra dã ta-bà ha Ma hạ ca ra dã ta-bà ha Ma để-lị nga noa dã ta-bà ha Dược khất-sử ni nẫm ta-bà ha Ra khất-sái tỷ nĩnh nẫm ta-bà ha A ca xá ma để lị nẫm ta-bà ha Tam mẫu nại ra nể phược tỉ nỉnh nẫm ta bà ha Ra để-lị tả ra nẫm ta-bà ha Nhĩ phạ ta tả ra nẫm ta-bà ha Để-lị tán địa-dã tả ra nẫm ta-bà ha Phệ ra tả lã nẫm ta-bà ha A phệ lã tả ra nẫm ta-bà ha Nghiệt bà hạ lệ tỳ-dược ta-bà ha Nghiệt bà tán đá ra ni ta-bà ha Hộ rô hộ rô ta-bà ha Úm ta-bà ha Sa-phạ ta-bà ha Bộc ta-bà ha Bộ phạ ta-bà ha Úm bộ ra-bộ phạ sa-phạ ta-bà ha Tức trí tức trí ta-bà ha Vĩ trí vĩ trí ta-bà ha Đà-ra-ni ta-bà ha Đà-ra-ni đà-ra-ni ta-bà ha A ngật nĩnh ta-bà ha Đế tổ phạ bổ ta-bà ha Tức lị tức lị ta-bà ha Tất lị tất lị ta-bà ha Một địa-dã một địa-dã ta-bà ha Tất địa dã tất địa dã ta-bà ha Mạn noa la tất đệ ta-bà ha Mạn noa la mãn đệ ta-bà ha Tỷ ma mãn đà nĩnh ta-bà ha Tát phạ thiết đốt-lỗ nẫm tàm ba tàm ba ta-bà ha Sa-đảm bà dã sa-đảm bà dã ta-bà ha Thân na thân na ta-bà ha Tẫn na tẫn na ta-bà ha Bạn nhạ bạn nhạ ta-bà ha Mãn đà mãn đà ta-bà ha Mãn hạ dã mãn hạ dã ta-bà ha Ma ni vĩ thuật đệ ta-bà ha Tố lị-duệ tố lị-dã vĩ truật đệ vĩ thú đà nĩnh ta-bà ha Tán nại-lệ tô tán nại-lệ bố ra-noa tán nại-lệ ta-bà ha Khư ra hề tỳ-dược ta-bà ha Nhược khất-sát đát-lệ tỳ-dược ta-bà ha Thỉ phệ ta-bà ha Phiến để ta-bà ha. Sa-phạ sa để-dã dã minh ta-bà ha Thỉ vãm yết lị phiến để yết lị bổ sắt trí yết lị ma ra mạt đạt nĩnh ta-bà ha Thất-lị yết lị ta-bà ha Thất-lị dã mạt đạt nĩnh ta-bà ha Thất-lị dã nhập-phạ ra nĩnh ta-bà ha Nẵng mẫu tư ta-bà ha Ma rô tư ta-bà ha Phệ nga phạ để ta-bà ha.
Chân ngôn đây thật là Căn bản trí của vô số ức Hằng hà sa chư Phật. Vô lượng chư Phật từ chân ngôn này mà lưu xuất, Phật thành đạo do trì chân ngôn này, cho nên chư Phật ba đời trải qua vô số vạn ức kiếp, Tỳ-lô-giá-na Như Lai từ ở trong pháp giới trí tận vô số kiếp cầu được. Do đó gọi là Tùy Cầu Tức Đắc chân ngôn. Tất cả chư Phật không đắc chân ngôn này thì chẳng thành Phật. Ngoại đạo, Bà-la-môn được chân ngôn này sẽ mau chóng thành Phật. Tại sao thế? Xưa kia tại nước Ma-kiệt-đà, có một Bà-la-môn tên là Cu-bát, không thấy Phật, không nghe Pháp, không tu hành lục Ba-la-mật, không trụ tứ Vô lượng tâm. Ngày ngày giết heo, dê, gấu, nai, ngỗng, gà, rùa để ăn. Như vậy, đều đều mỗi ngày từ 50 cho đến 100 mạng. Trải qua 250 năm, thì vị Bà-la-môn này qua đời, liền từ bỏ nhân gian đi đến cung của vua Diêm-la. Khi ấy, vua Diêm-la bạch với Đế Thích rằng: "Tội nhân này nên đưa vào địa ngục nào? Tội nặng nhẹ như thế nào?" Đế Thích bảo: "Tội của người này không thể đo lường , chẳng tính đếm được. Trát thiện thì không có ghi một điều lành nào, còn trát ác thì nhiều không thể kể hết. Hãy mau tống giam hắn vào địa ngục A-tỳ".
Ngục tốt liền ném tội nhân vào địa ngục, tức thời địa ngục tự nhiên biến thành ao sen, chứa đầy nước tám công đức. Trong ao ấy có mọi thứ hoa sen: xanh, trắng, hồng tím với màu sắc rực rỡ. Trên từng đóa sen có tòa ngồi của mỗi tội nhân, và tội nhân này không hề có sự khổ đau. Ngay lúc ấy Ngưu đầu, Mã đầu của vua Diêm-la cùng nhau nói rằng: "Ngục này lạ thay! Tội nhân này bị bắt lầm rồi! Địa ngục biến thành tịnh độ, tội nhân chẳng khác với Phật! Chúng ta thấy nghe sự việc như vậy!".
Bấy giờ, vua Diêm-la đi đến cung Đế Thích bạch rằng: "Cu-bát này không phải là người có tội” và kể việc thần biến như trên.
Đế Thích đáp: "Lúc sống, hắn chưa từng làm một việc thiện nào cho dù nhỏ như hạt bụi. Ta không hiểu nổi việc này. Hãy đến cõi Phật bạch đức Thích-ca Văn Phật rằng Cu-bát có điều thiện gì mà thần biến như thế?".
Khi ấy, đức Phật bảo Đế Thích rằng: "Ngay thuở sinh tiền Cu-bát chẳng hề làm một việc thiện nào. Hãy đi xem hài cốt của hắn ở nhân gian ra sao?".
Đế Thích liền đến nơi chôn cất của Cu-bát thì thấy cách nơi này một dặm về phía Tây, có một suất-đổ-ba (stupa, tháp nhiều tầng). Trong cái tháp đó có để chân ngôn Căn bản này. Do cái tháp lâu đời bị mục nát nên chữ chân ngôn rơi rớt xuống mặt đất. Một chữ văn tự kia nương theo gió thổi rơi dính trên hài cốt của Cu-bát. Bấy giờ Đế Thích lại đem quy ký tám địa ngục khác, dời Cu-bát qua mỗi địa ngục như vậy, thì thấy mỗi khi dời Cu-bát đến địa ngục nào, tức thời nơi ấy liền biến thành nơi không có sự đau khổ. Lúc đó, Cu-bát và các tội nhân đều có đầy đủ 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp, một thời, ở thế giới Liên Hoa Đài Tạng thành chư Phật, Bồ-tát. Thế giới Vô Cấu ở thượng phương thành Phật hiệu là Cu-bát vậy.
Chân Ngôn có công năng diệt tội như vậy, huống chi tự mình trì tụng. Nếu có người chí tâm trì niệm, thì còn có chút tội nào sao? Cho nên, chân ngôn này có tên là Tùy Cầu Tức Đắc thành Phật Tự tại, Cầu phước đức Tự tại, Cầu thất bảo tự tại vậy.. Do vậy, chân ngôn này có bảy tên là:
1- Chân ngôn Tâm Phật tâm: Trí tâm trong tâm trí của Tỳ-lô-giá-na Như Lai.
2- Chân ngôn Nhứt thiết Phật Tâm Ấn: Ấn trí tâm thậm thâm của chư Phật.
3- Chân ngôn Hoán đảnh: hoán đảnh người trì niệm
4- Chân ngôn Hoán đảnh ấn: Ấn Bồ-đề tẩy rửa phiền não
5- Chân ngôn Kết giới: Trừ tội chướng, tịch trừ chư ma
6- Chân ngôn Phật Tâm: Tâm trí chân thật của Phật
7- Chân ngôn Tâm trung: Không pháp nào thù thắng hơn Pháp này.
Người trì niệm cũng như vậy, giống như đức Phật là Đấng tối cao đệ nhất trong các đấng Pháp vương.
Này Bồ-tát Diệt Ác Thú! Chân ngôn này hay cứu tất cả chúng sanh. Chân ngôn này hay khiến cho tất cả chúng sanh xa lìa các khổ não, hay tạo sự lợi ích lớn cho tất cả chúng sanh, làm mãn sự ước nguyện. Như đức Phật hay cứu tất cả chúng sanh bị khổ não, như kẻ bị lạnh gặp được lửa sưởi ấm, hoặc như kẻ trần truồng được quần áo mặc, như con lạc được gặp mẹ, như qua bến được thuyền đò, như người bịnh được thuốc, như nơi tăm tối được đèn sáng, như kẻ nghèo được của báu, như đuốc sáng trừ tối tăm, chân ngôn này cũng lại như thế, hay khiến cho chúng sanh xa lìa tất cả khổ, tất cả bịnh não, hay giải mở tất cả sự ràng buộc của sanh tử. Đây là thuốc hay cho người bịnh ở cõi Diêm Phù Đề. Nếu người có bịnh được nghe chân ngôn này, thì bịnh liền tiêu diệt.
Nếu có kẻ trai lành, người nữ thiện tạm nghe qua chân ngôn này, thì tất cả tội chướng đã có đều được tiêu diệt. Hoặc tuy đã phạm dâm với tất cả người nữ thì vẫn chẳng chịu khổ đau nơi thai sanh. Tại sao vậy? Vì gần gũi cúng dường người trì chân ngôn, nên kẻ nam người nữ ấy đều như trợ giúp thân Phật.
Nếu có người hay trì tụng, thì nên biết người đó tức là thân kim cang, lửa chẳng thể đốt. Nên biết Như Lai dùng lực thần thông ủng hộ người đó. Nên biết người đó là thân Như Lai, người đó là thân của Như Lai Tỳ-lô-giá-na. Nên biết người đó là Như Lai tạng, là Như Lai nhãn. Nên biết người đó mặc giáp trụ Kim cang. Nên biết người đó là thân quang minh. Nên biết người đó là thân bất hoại. Nên biết người đó hay tồi phục tất cả oán địch. Nên biết bao nhiêu tội chướng của người đó thảy đều tiêu diệt. Nên biết chân ngôn này hay trừ nỗi khổ của địa ngục.
Ta vì Phật đạo, ở vô lượng cõi, từ xưa đến nay diễn nói các Pháp chẳng thể đo lường được, mà chân ngôn này là tối thắng bậc nhất, chẳng có gì có thể so sánh được. Ở trong ba ngàn đại thiên thế giới, tuy chúng sanh giết hại vẫn chẳng bị đọa vào nẻo ác. Tất cả đều do oai lực của chân ngôn này, huống là còn phải chịu nạn khổ ở nhân gian ư? Thường khiến tuôn mưa bảy báu, không có bịnh hoạn tai nạn, tất cả sự mong cầu đều được mãn túc, thân tâm an ẩn, phước thọ vô lượng.
Này Diệt Ác Thú, Dưới đây có bảy chân ngôn nhỏ, người nào chẳng thể tụng chân ngôn Căn bản thì niệm những chân ngôn này. Nếu có người nam, kẻ nữ còn nhỏ không kham trì nổi Đại chân ngôn thì tùy theo sức mà thọ trì các chân ngôn này vậy.
1- Tâm Phật Tâm chân ngôn:
Úm tát phạ đát tha nghiệt đa một đệ (Tỳ-lô-giá-na Như Lai cửu hội thế giới)
Bát-ra phạ ra vĩ nga đa bà duệ (Tứ Trí Như Lai)
Xả ma dã bà-phạ minh (Như Lai nhất thiết trí)
Bà nga phạ để tát phạ bá bế tỳ-dược (Tứ trí nhứt thiết trí)
Sa-phạ sa để bà phạ đổ mẫu nễ mẫu nễ (Tam thập thất Tôn)
Vĩ mẫu nĩnh tả lệ (Tam thật thất tôn nhứt thiết trí)
Tả la nĩnh bà dã vĩ nga đế (Hiền kiếp thập lục tôn)
Bà dã hạ la ni (Nhứt thiết trí)
Mạo địa mạo địa (Chúng sanh độ)
Mạo đà dã mạo đà dã (Thí chúng sanh trí huệ)
Một địa lị một địa lị (Thí chúng sanh lương dược)
Tát phạ đát tha nghiệt đa (Thí chúng sanh trân bảo ẩm thực)
Hật-lị nãi gia túc sắt-sĩ ta, ta-phạ hạ (Thí chúng sanh an lạc)
2- Nhứt thiết Phật Tâm Ấn chân ngôn:
Úm, phạ nhật-la phạ để (Tam thế chư Phật)
Phạ nhật-la bát-la để sắt-xỉ đế thuật đệ Tát phạ đát tha nga đa mẫu nại-ra (Nhứt thiết trí ấn thành tựu lục Ba-la-mật)
Địa sắt-xá nẵng địa sắt-xỉ đế ma hạ mẫu đát lệ, sa-phạ hạ (Nhứt thiết chư Pháp linh nghiệm hiện tiền thành tựu).
3- Hoán đảnh chân ngôn:
Úm, mẫu nĩnh mẫu nĩnh (Nhứt thiết Như Lai giai tập hội)
Mẫu nĩnh phạ lệ (Lưu xuất trí thủy)
A tỉ sẩn tả đổ mãm (Nhứt thiết Như Lai quy kim sắc giải)
Tát phạ đát tha nghiệt tha (Trí thủy hoán đảnh)
Tát phạ vĩ nễ-dã tỉ sái tứ diệm (Tẩy bách lục thập thân phiền não sở tri chướng)
Ma hạ phạ nhật-la hạ phạ tả (Vĩnh đoạn sanh tử nhứt thiết khổ)
Mẫu nại-la mẫu nại-lị đái (Nhập ngã)
Tát phạ đa tha nga đa hật-rị nãi dạ địa sắt-xỉ đa phạ nhật-lệ sa-bà hạ (Đẳng đồng Như Lai biến pháp giới thân).
4- Hoán đảnh ấn chân ngôn:
Úm a mật-lật đa phạ lệ (Chư Phật tập hội lưu xuất trí thủy ma đảnh hộ niệm thành tựu)
Phạ ra phạ ra (Thành tựu Bồ-đề)
Bát-ra phạ ra vĩ truật đệ (Thành tựu Đẳng Chánh giác)
Hồng (Đoạn chúng sanh phiền não)
Hồng (Đoạn chúng sanh sở tri chướng)
Phát tra, phát tra, sa-bà hạ (Tự tha Niết-bàn thành tựu).
5- Kiết giới chân ngôn:
Úm a mật-lật đa vĩ lộ chỉ nĩnh (Thành hỏa diệm)
Nghiệt bà tăng ra khất-sái ni a yết sái ni (Ni trinh cập thành thiết diêm viêm cập thiết la võng)
Hồng (Tị trừ quỷ thần)
Hồng (Sát hại tất giai quỷ thần)
Phát tra phát tra (Nhứt thiết quỷ thần giai tất thành vi trần diệc bất sanh)
Sa-bà ha (Thành tựu).
6- Phật tâm chân ngôn:
Úm vĩ ma lê (Biến pháp giới Như Lai trí)
Nhạ dã phạ lệ a mật-lật đế hồng hồng hồng hồng phát tra phát tra (Tam giới chúng sanh giai hữu Phật tánh thành tựu)
Ta bà ha.
7- Tâm trung chân ngôn:
Úm bả ra bả ra tam bả ra tam bả ra (Như Lai trí tâm lợi ích chúng sanh)
Ấn nại-lị dã vĩ thú đà nĩnh hồng hồng rô rô tả sơ (Tâm Phật cập chúng sinh thị tâm vô sai biệt) Ta-bà ha.
Phật dạy Diệt Ác Thú Bồ-tát: "Chân ngôn này gọi là Tùy Cầu Tức Đắc chân ngôn, hay trừ tất cả tội nghiệp các chướng, hay phá tất cả uế ác đạo khổ. Diệt Ác Thú! Chân ngôn này được vô số ức Hằng hà sa cu-chi trăm ngàn chư Phật cùng nhau diễn nói. Người tùy hỉ thọ trì sẽ được Như Lai dùng Trí Ấn mà ấn đó, hay phá con đường uế ác của tất cả chúng sanh, hay cấp cứu nạn khổ khiến cho chúng sanh đang bị đọa trong biển sinh tử được giải thoát. Vì chúng sanh đoản mạng, bạc phước không có người cứu hộ cùng với các chúng sanh ưa tạo mọi nghiệp ác, mà diễn nói.
Lại nữa, chân ngôn này khiến cho các loại chúng sanh ở mọi nơi khổ đau như: địa ngục, nẻo ác hoặc đang lưu chuyển trong biển sanh tử, chúng sanh bạc phước, kẻ bất tín đánh mất chánh đạo… đều được giải thoát."
Bấy giờ Phật dạy Diệt Ác Thú (Bồ-tát): "Nay ta đem chân ngôn này phó chúc cho ông, dùng oai lực của chân ngôn này để cứu độ tất cả chúng sanh trong biển khổ. Này Diệt Ác Thú! Ông nên trì niệm, quán hạnh thủ hộ đừng để cho quên mất. Này Diệt Ác Thú! Nếu có người trong giây lát được nghe chân ngôn này, thì bao nhiêu nghiệp ác chướng nặng đã tạo tác gom chứa trong ngàn kiếp trở lại, đáng chịu mọi thứ sanh tử lưu chuyển nơi địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, Diêm-la vương giới, thân A-tu-la, Dạ-xoa, La-sát, quỷ thần, Bố-đan-na, A-ba-sa-ma-la, muỗi mòng, rồng, rắn, rùa, chó, trăn, rắn, tất cả loài chim, loài mãnh thú, hết thảy loài hàm linh cựa quậy cử động cho đến thân của loài trùn, kiến ... thì chẳng còn thọ nhận trở lại nữa, liền được chuyển sanh ở cùng chỗ vị Nhất Bổ Xứ của chư Phật Như Lai, chỗ đồng hội của Bồ-tát, hoặc được sanh vào nhà đại tộc Bà-la-môn, hoặc được sanh vào nhà đại Sát-đế-lợi, hoặc được sanh vào nhà đại giàu có thù thắng.
Này Diệt Ác Thú! Người này được sanh vào những nơi tôn quý như trên đều do nghe được chân ngôn này, cho nên nơi chuyển sanh đều được thanh tịnh, không còn thoái chuyển.
Này Diệt Ác Thú! Cho đến được tới nơi tối thắng Bồ-đề Đạo trường, đều do khen ngợi công đức của chân ngôn này. Vì nhân duyên ấy nên có tên là chân ngôn Tùy Cầu Tức Đắc.
Kế nói các Mật ấn
Mật tưởng ngũ Như Lai
Ban đầu lấy ấn ấn tại tim
Kế liền trên đảnh mà an trí
Rồi ấn nơi trán, giữa chặn mày
Kế hai bên ấy hai chân mày
Hữu trước, tả sau tức là xong
Ấn này kết xong, thân ta thành biến chiếu
Nơi lưỡi quán Kim cang
Trước, hiệp Kim cang chưởng
Liền thành Kim cang phược
Nhẫn Nguyện như hình vót
Tấn Lực phụ nơi lưng
Nhẫn Nguyện đứng như bát
Co ngược như hình báu
Hơi co như hoa sen
Mặt hiệp trong lòng tay
Đàn Huệ Thiền Trí hiệp
Tức thành bí mật ấn
Ngũ ấn bí mật này
Là mật (giấu) ở trong mật (rất giấu)
Là bí ở trong bí (rất kín)
Không thể truyền không A (không phải vị A-xà-lê không được truyền)
Xà-lê nếu có biết
Pháp đệ tử tùy nghi
Vậy làm đàn pháp ấy
Như Pháp Hoa nghi quỹ (đây không thể nói).
Bấy giờ, đức Phật bảo Bồ-tát Diệt Ác Thú: "Ông hãy lắng nghe! Ta sẽ vì ông mà diễn nói. Thọ trì chân ngôn này cũng vì các chúng sanh đoản mạng mà nói. Nên tắm gội, mặc y mới thanh tịnh, ngày ngày trì niệm 9 biến thì chúng sanh đoản mạng kia lại được tăng tuổi thọ, vĩnh viễn xa lìa bịnh khổ. Tất cả nghiệp chướng thảy đều tiêu trừ, giải thoát khỏi sự khổ đau của tất cả địa ngục. Các loài chim bay, thú chạy, hàm linh một lần được nghe chân ngôn này qua tai, thì khi mãn thân này, chẳng thọ nhận lại thân đó nữa.
Nếu gặp bịnh ác, nghe chân ngôn này liền được vĩnh viễn xa lìa. Tất cả các bịnh cũng được tiêu diệt. Nghiệp đáng bị đọa vào nẻo ác cũng được trừ diệt, liền được vãng sanh về Tịch tĩnh thế giới, chẳng còn thọ thân trong bào thai mà được hóa sanh trong hoa sen, tất cả nơi sanh đều là hoa sen hóa sanh. Dù sanh ra ở nơi nào, đều ghi nhớ chẳng quên, thường biết túc mạng.
Nếu có người trước kia đã gây tạo ra tất cả tội nghiệp cực nặng, mạng nương theo nghiệp ác ấy đáng bị đọa vào địa ngục, hoặc đọa vào cõi súc sanh, cõi Diêm-la vương, cõi ngạ quỷ cho đến đọa vào địa ngục đại A-tỳ, hoặc sanh vào loài thủy tộc, hoặc mang thân cầm thú dị loại… mà nghe được đề danh của chân ngôn này, cho đến một chữ qua tai một lần thì chẳng bị thọ nhận sự khổ não của các cõi đã nói như vậy. Nghiệp chướng thảy đều tiệu diệt, mau chóng sanh về cõi Phật.
Nếu có người gần gũi người trì niệm một chữ, thì kẻ ấy được Đại Niết-bàn, lại tăng thọ mạng, được sự khoái lạc thù thắng. Khi bỏ thân này, liền được vãng sanh về các cõi vi diệu tịnh độ, thường cùng chư Phật câu hội một chỗ. Tất cả Như Lai luôn vì kẻ ấy diễn nói nghĩa mầu vi diệu. Tất cả Thế tôn liền thọ ký cho kẻ ấy. Thân thể của kẻ ấy, tỏa hào quang chiếu soi tất cả cõi Phật. Nay ta chỉ lược nói công lực của chân ngôn này như vậy. Nếu có kẻ trai lành, người gái tín đối với chân ngôn niệm niệm chẳng sanh nghi. Nếu kẻ trai lành, người gái tín ấy sa lòng nghi hoặc, thì đời đời chẳng được sự linh nghiệm của chân ngôn. Đời này bị bịnh bạch lại (lác, hủi).
Ta vì lợi ích cho chúng sanh mới nói chân ngôn này. Vì chúng sanh bần cùng hạ tiện, mà để lại báu Ma-ni Như Ý này. Đây là Trí ấn thậm thâm Pháp tạng của Tỳ-lô-giá-na Như Lai. Người thường trì niệm, phải cung kính người ấy như cung kính đức Phật.
Nghi quỹ Đà-la-ni Thần biến gia trì thành tựu Kim cang đảnh Du-già tối thắng
Bí mật thành Phật tùy cầu tức đắc (Hết) Sa-môn Thích Viên Đức Việt dịch năm 1979, Nguyễn Minh Hoàng nhập vi tính theo bản quay ronéo năm 1980, chưa nhuận sắc.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.216.197.92 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.