Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi.
Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt,
luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại;
giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to!
(Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Luận về chân nguyên khuôn mẫu sáng làu, phẳng lặng như tờ bị cách ngăn do nơm rọ. Diệu giác huyền viễn uyên nguyên vượt ngoài ngôn ngữ. Dù chân tục cả hai lẫn lộn, không - hữu đều quên; nhị đế hằng còn: một vị luôn hiển hiện: lương hảo, chân không chưa từng không hữu, tức lấy Hữu bàn Không. Giả Hữu thoạt đầu chẳng không tức lấy Không bàn Hữu. Hữu không Hữu nên chẳng phải Hữu, không Hữu không nên chẳng phải Không. Không của chẳng Không là Không mà chẳng đoạn; Hữu của chẳng Hữu là Hữu mà chẳng thường. Bốn chấp ấy mất nhưng trăm cái Phi đây tồn tại, Bát Nhã uyên áo há chẳng do đấy ư? Nếu tỉ mỉ trình bày đầy đủ bằng lời lẽ cũng phải hơn 20 vạn bài tụng; còn như tóm tắt điểm quan trọng lý ẩn trong 14 dòng. Thế mới rõ chân giáo chợt có rộng hẹp nhưng tùy duyên, tôn chỉ ngoài ngôn từ, viên thông mà đầy đủ.
Tâm kinh Bát Nhã thật quả như đuốc sáng soi chiếu tối tăm, là con thuyền lướt sóng cứu khổ nạn, là phao nổi ưu tiên dẫn đưa người đắm đuối. Song Bát Nhã lấy oai thần làm Thể, Ba La Mật Đa lấy đạt đến giải thoát làm Dụng, Tâm rõ ràng cần có chỗ qui về, Kinh xâu kết (xuyên suốt) lời dạy. Từ pháp nêu dụ rõ ràng lấy đó làm đề mục nên Phật thuyết kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa. Đem giảng giải kinh Bát Nhã, phân thành 5 mục: 1) Phấn khởi dạy 2) Bao nhiếp sự hàm dung 3) Tôn chỉ ý thú 4) Thích đề kinh 5) Giảng rộng văn kinh.
1. Phấn khởi dạy: theo Đại Trí Độ Luận rằng, như núi chúa Tu Di, không phải không do nhân duyên, không phải thiếu duyên mà núi chấn động; điểm hứng thú Phật giảng kinh Bát Nhã cũng như thế, phải có đầy đủ nhiều nhân duyên như: a. muốn phá trừ những tà kiến ngoại đạo, b. muốn phá chấp của Nhị thừa khiến nhập pháp Đại thừa, c. Làm cho hàng sơ phát tâm Bồ Tát không chấp pháp Không, d. Làm cho ngộ nhị đế (chân tục) phát tâm hiểu đúng trung đạo, e. Hiển bày đức cao vời của Phật khiến người sanh tịnh tín, f. Muốn làm cho người phát tâm Đại Bồ Đề g. Khiến tu hạnh rộng sâu của Bồ Tát. h. Làm cho dứt mọi trọng chướng. i. Khiến đạt quả Bồ Đề Niết Bàn. k. lưu lại đời sau làm lợi ích chúng sanh. Lược nêu gồm trong 10 ý như trên Phật phấn khởi giảng dạy kinh này.
2. Bao nhiếp sự hàm dung: có nghĩa là hàm chứa ba tạng khế kinh, trong hai tạng gồm có Bồ Tát tạng, trong đó quyền – thật bao hàm Thật giáo.
3. Tôn chỉ ý thú: lời biểu thị là tông; chỗ của tông qui hướng là thú. Song trước nêu chung, sau nêu riêng, chung lấy ba môn Bát Nhã làm tôn: thật tướng có nghĩa là quán rõ chân tánh; quán chiếu: hay quán trí mầu nhiệm, văn tự có nghĩa là soi rõ lời dạy tối thượng, không ngoài ba môn này nên lấy đó làm tôn chỉ. Nghĩa riêng cũng có ba: 1) giáo nghĩa đối một: lấy văn tự dạy làm tôn, hai nghĩa khác là thú 2) Cảnh trí đối một: lấy cảnh chân không là tôn, quán rõ trí là thú 3) Nhân quả đối một: lấy nhân hành Bồ Đề là tôn, Bồ Đề quả đức là thú.
4. Giải thích đề kinh: Bát Nhã Ba La Mật Đa tâm kinh cũng có ba điểm: 1) trước hết giáo nghĩa phân thành 2: có nghĩa tâm bát nhã là nghĩa được đề cập, một chữ kinh là nghĩa năng dẫn tức là làm hiển tỏ kinh Bát Nhã theo nghĩa lập danh. 2) Y theo nghĩa được đề cập nêu pháp ví dụ có hai ý: nghĩa là Bát Nhã… là pháp được đề cập; một chữ Tâm là nêu ví dụ dẫn chứng, tức nội bát nhã bao hàm diệu nghĩa quan yếu, huống tâm người là chủ vốn nằm trong hệ thống chặt chẽ. 3) Y theo pháp thể – dụng phân thành hai: lấy Bát Nhã làm thể. Bát Nhã dịch là trí tuệ tức là ngộ thần kỳ, huyền nhiệm chứng diệu chân nguyên, Ba La Mật đa là dụng. Ba La Mật Đa dịch là đáo bỉ ngạn – đến bờ kia – nghĩa là do chỗ diệu huệ này, mà vượt qua hết sanh tử đến bờ chân không (giải thoát); giản dị huệ chẳng đến bờ giải thoát nên lấy làm danh. Có nghĩa rằng thể cũng là dụng, dụ cho pháp, dạy về giáo nghĩa nên lập danh ấy.
5. Giảng giải văn kinh: - Quán Tự Tại Bồ Tát (Kinh Bát Nhã) cũng gọi là Tâm Kinh. Kinh không có lời tựa và phần lưu thông. Toàn kinh chia thành 2 đoạn: trước hiển rõ Bát Nhã và sau là nói chú, nêu rõ trí tuệ bí mật. Dựa vào đâu bàn điểm này thành 2 ý ? Nghĩa là làm sáng tỏ trong lời thuyết minh, khiến khởi huệ hiểu rõ mà diệt phiền não chướng; lấy lời chú bí mật nói, khiến đọc tụng sanh phước nên diệt được tội chướng. Vì diệt hai chướng mà thành nhị nghiêm (phước – trí). Ở đây chia thành hai, y cứ theo văn trên cũng còn phân làm hai: a) trước lược nêu đại cương có hai tiết: từ Xá Lợi Tử, sắc chẳng khác không trở đi: nêu thật nghĩa trình bày rộng để làm sáng tỏ. Vì nghĩa không thuần túy nên trước nêu lược; không phải lược mà đủ nên kế đến, phải giải thích rộng. Hơn thế, trước căn cứ thực hành (nói lược), sau theo đó giải rộng để cho rõ nghĩa. Căn cứ hành nói lược có 4 ý: 1) người năng quán 2) hạnh đáng hành 3) Cảnh quán hành 4) nêu rõ lợi ích năng quán. Vã đề cập về :
1. Người năng quán tức Quán Tự Tại Bồ Tát là người năng quán, có nghĩa là với lý sự cảnh không thiếu; quán thông tự tại nên gọi như thế. Hơn thế nữa, quán cơ duyên đến cứu cánh tự tại không sót nên lấy đó làm danh hiệu. Trước y cứ trí và sau y cứ bi; Bồ có nghĩa là Bồ Đề, Tàu dịch nghĩa là giác, Tát có nghĩa là Tát đỏa, dịch là hữu tình chúng sanh. Vì nhân vật này lấy trí trên cầu giải thoát, dưới lấy bi cứu độ chúng sanh tùy cảnh mà đạt danh hiệu vậy.
2. Hạnh thực hành: lúc thực hành sâu xa Bát nhã ba la mật đa: nghĩa là bát nhã diệu hạnh có hai loại: a) cạn tức là nhơn không bát nhã b) sâu là pháp không bát nhã. Ở đây hiểu đơn giản cạn khác sâu nên gọi là hành thâm bát nhã; thời có nghĩa là vị Bồ Tát có khi cũng giống Nhị thừa quán vào Nhơn không. Kinh Pháp Hoa ghi rằng nên lấy thân Thanh Văn để được độ liền hiện thân Thanh Văn v.v… Đây không phải thời như thế nên nói lúc thực hành sâu xa vậy.
3. Cảnh quán hành: có nghĩa đạt thấu thấy năm uẩn tự tánh đều không tức nhị không (nhơn-pháp) lý sâu nhờ huệ thấy được.
4. Lợi ích năng quán: nghĩa là chứng chân không khổ não hết từø đó nên dứt khỏi hai loại sanh tử phần đoạn và biến dịch; chứng quả Bồ Đề Niết Bàn an lạc rốt ráo nên nói rằng vượt qua mọi khổ ách. Trở lên lược không nêu hết.
- Xá Lợi Tử, sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, sắc tức là không, không tức là sắc, thọ, tưởng, hành, thức cũng đều như thế. Từ đây trở đi về phần thật nghĩa nói rộng, trong đó có 5 điểm: 1) dứt trừ ngoại nghi 2) hiển thể pháp 3) làm rõ chỗ lìa 4) luận chỗ sở đắc 5) tán thán điểm thù thắng. Đoạn 1) dứt trừ nghi có 4 cách giải thích: a) dứt bỏ nghi Tiểu thừa b) giải bao hàm cả nghi của Bồ Tát c) liền hiện rõ đúng nghĩa d) thành tựu quán hạnh. a) Đoạn đầu nói Xá Lợi Tử là nêu người nghi. Xá Lợi là tên một loài chim, Tàu dịch là chim Thu Lộ. Do mẹ Ngài thông minh lanh lợi như mắt loài chim kia, nhân đó đặt tên Ngài là con của người; liên hệ mẹ là hiệu nên gọi là Thu Tử. Thế là mẹ nhân loài chim, con liên hệ hiệu mẹ thông tuệ đệ nhất đáng làm thượng thủ (đứng đầu) nên làm đối tượng giải thích sự nghi ngờ. Xá Lợi Tử nghi rằng: con là Tiểu Thừa còn trong vị hữu dư (chưa giải thoát) thấy uẩn không nhơn và cũng gọi là pháp không, cùng với không đây khác nhau thế nào? Với nghi vấn này Phật giải thích rằng: con thấy uẩn nghĩ không nhơn là uẩn khác không. Ở đây nêu rõ các uẩn tự tánh vốn không, nhưng không như con thấy, nên nói sắc chẳng khác không v.v…
_ Lại nghi rằng: con nơi Tiểu Thừa vào vị Vô Dư thân trí đều diệt cũng không vô sắc cùng với đây khác nhau thế nào?
- Phật giải đáp: con thấy tức là sắc chẳng phải không, diệt sắc mới thành không ở đây không phải vậy. Sắc tức là không, chẳng phải sắc diệt không nên không giống như kia. Vì nhị thừa nghi chẳng ra ngoài hai chấp đây nên phải giải thích. b) giải thích nghi hàm luôn Bồ Tát, theo như Bảo Tánh luận rằng, không loạn ý Bồ Tát có 3 loại nghi: 1) nghi không khác sắc, chấp sắc ngoài không. Ơû đây nêu rõ sắc chẳng khác không để trừ nghi kia 2) nghi không diệt sắc, chấp đoạn diệt không. Nay nêu rõ sắc tức là không, chẳng phải sắc diệt không để dứt nghi kia. 3) Nghi không là vật, chấp không là có. Ở đây nêu rõ không tức là sắc, không thể lấy không chấp không để dứt nghi kia. Nghi đã dứt nên chân không hiển bày vậy. c) Liền hiển rõ đúng nghĩa: chỉ vì sắc là không, do tướng vọng sắc có 3 nghĩa: 1. tướng trái nghĩa như cho rằng: trong không không sắc v.v… lấy không làm hại sắc. Lấy đấy làm chuẩn rằng trong sắc không có không, vì sắc trái không. Như cho rằng hằng còn ắt hẳn hằng mất. b) nghĩa chẳng tương quan nhau, nghĩa là cho sắc là huyễn sắc ắt chẳng ngại không; lấy không là chân không hẳn không ngăn ngại huyễn sắc. Nếu ngăn ngại sắc là đoạn không, không phải chân không, nếu ngăn không tức là thật sắc, không phải huyễn sắc. c) nghĩa hợp tác nhau có nghĩa nếu huyễn sắc này chỉ thể chẳng phải không là không thành huyễn sắc. Bởi do sắc là không mới có được sắc. Kinh Đại Phẩm ghi rằng, nếu các pháp chẳng phải không tức là không nhơn không quả. Trung Luận luận rằng do nghĩa Có – Không nên các pháp mới thành cho chí chân không cũng vậy. Lấy các điểm nêu trên làm chuẩn phải biết như vậy. Vì thế chân không thông với Hữu có bốn nghĩa: 1) Quên ta còn người: vì không tức là sắc nên sắc hiện ẩn không 2) Mất người còn ta: do sắc là không nên mất sắc hiển không 3) Tự tha đều tồn tại: vì ẩn hiển không hai là chân không, có nghĩa là sắc chẳng khác không là huyễn sắc – sắc tồn tại, không chẳng khác sắc là chơn không hiển không, vì luôn không ngại nhau nên cả hai đều tồn tại. 4) Tự tha đều mất: vì nêu lên thể tướng tức là chiếm hết cả hai quên mất hẳn hai bên. Sắc tráo nơi không cũng có bốn nghĩa: 1. Tha hiện tự diệt 2. Tự hiển tha diệt 3. Tự – Tha tồn tại 4. Cả hai đều dứt hết. Trở lên lấy đó làm chuẩn nên suy nghĩ. Thế thì sắc huyễn còn mất không ngại chân không tự tại ẩn hiển, hiệp chung lại thành một vị viên mãn không nương gá, đó là pháp tánh vậy. d) Thành tựu quán hành hiểu theo ba ý: 1) Quán sắc tức là không để dứt hành, quán không tức là sắc để quán hành. không – sắc bất nhị (không hai), một niệm hiển bày chỉ quán đầy đủ mới là cứu cánh. 2) Thấy sắc là không tức thành đại trí, nhưng không trụ nơi sanh tử, thấy không là sắc thành đạ bi, nhưng không trụ Niết Bàn. Vì sắc – không cảnh bất nhị, bi – trí nghĩa không hơn hành chỗ vô trụ xứ 3) Trí Giả (Khải) đại sư dựa kinh Anh Lạc lập thành một niệm ba quán nói:
1. Từ giả nhập không quán có nghĩa sắc là không
2. Từ không nhập giả quán có nghĩa không là sắc
3. Không – giả quán bình đẳng có nghĩa sắc – không không khác nhau.
2. Hiển lộ pháp thể: Xá Lợi Tử, các pháp không tướng trong đó gồm có 2 điểm: trước chung sau riêng. Trước nói rằng các pháp không tướng có nghĩa các uẩn chẳng phải một nên gọi là các pháp. Làm sáng tỏ trạng thái không đây nên nói là không tướng. Trung Biên luận rằng, không hai Hữu đấy không phải hai không tướng. Nói không hai tức là không năng chấp sở chấp. Như nói, có cái không này là có năng chấp – sở chấp, không hai bất nhị gọi là không tướng.
- Không sanh-không diệt, không dơ-không sạch, không tăng-không giảm hai cái riêng hiển trong hữu thành ba đối với sáu pháp không, nhưng có ba lối giải thích: a) y phẩm vị b) y pháp giải thích c) y quán hành. a) y phẩm vị như: 1. Không sanh không diệt, còn vị phàm nơi địa tiền, nghĩa là hạng người phàm phu chết đây sanh kia trôi lăn nhiều kiếp, là vị sanh diệt, đạt chân không lìa vị này nên nói không sanh không diệt 2. Không dơ – không sạch: ở phẩm vị Bồ Tát đang giữa đường có nghĩa là chư Bồ Tát còn chướng nhiễm, mà đã tu tịnh hạnh gọi là cấu tịnh vị, đạt chân không lìa vị này nên nói là không dơ – không sạch 3. Không tăng, không giảm: trên đường tu tập sau khi đạt Phật quả, sanh tử mê lầm xưa chưa dứt nhưng nay đã hết là diệt vậy. Qua tiến trình tu luyện vạn đức phát sanh trước chưa tròn đầy mà nay được trọn vẹn là tăng; đạt chân không này nên nói rằng không tăng – không giảm. Hơn nữa, luận về Phật tánh chia ba loại: 1. Ở địa tiền gọi là tự tánh trụ Phật tánh 2. Giữa đường tu gọi là dẫn xuất Phật tánh 3. Sau khi đạt quả gọi là đắc quả Phật tánh. Phật tánh duy nhứt chỉ một mà phân thành ba. Ở đây ví chân không cũng không khác, nhưng y vào vị mà phân khác. Lại pháp giới không có sai biệt như luận dẫn rằng, trước gọi là nhiễm vị, kế đến là nhiễm tịnh vị và sau là thuần tịnh vị đều giống đây. b. y pháp giải thích, nghĩa là chân không đây tuy là sắc, nhưng sắc do duyên phát khởi, chứ chân không không sanh sắc, do duyên khởi động, chân không chẳng diệt. Lại theo dòng không nhiễm, ra khỏi chướng ngăn không tịnh, ngoài ra chướng hết chẳng giảm, đức dày chẳng tăng. Những sanh diệt đây là pháp hữu vi mà dịch là hiển tuớng chân không nên gọi là không tướng. c. y quán hành có nghĩa đối với ba tánh thành lập ba vô tánh để quán.
1. Với tánh giả lập (biến kế sở chấp tánh) tạo vô tướng quán, nghĩa là tánh kia tức không nên không sanh diệt 2. Với tánh tùy thuộc (y tha khởi tánh) tạo nên quán vô sanh, nghĩa là tùy thuộc nhiễm tịnh do duyên không tánh 3. Với tánh tuyệt đối (viên thành thật tánh) tạo nên quán vô tánh, nghĩa là hai tánh trước chẳng có nhưng không mất, quán chiếu soi tỏ nhưng không tăng. Lại nơi trói buộc ra khỏi ngăn chướng tánh không tăng giảm. Hơn thế, lầm pháp không sanh diệt, duyên khởi chẳng nhiễm tịnh, chân không không tăng giảm. Lấy ba vô tánh này làm hiển lộ tướng chân không kia.
3. Nêu rõ chỗ lìa: vì thế trong không không có sắc, không thọ, tưởng, hành, thức, không nhãn, nhỉ, tỷ, thiệt, thân, ý (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) không sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp (sáu trần); không nhãn giới cho đến không ý thức giới (sáu thức). Nhưng chỗ lìa chân không phải qua nhiều môn mà đại lược có bốn môn như: 1) pháp tướng khai hiệp môn 2) Duyên khởi nghịch thuận môn 3) nhiễm tịnh nhân quả môn 4) cảnh trí năng sở môn.
1) Pháp tướng khai hiệp môn: Trước hết, vì thế trong không là trước đó đã nói tới không sanh không diệt v.v… trong chân không không có sắc v.v… trong chân không cũng không cả năm uẩn, đây y theo tương vi môn (pháp trái nhau) nên gọi là Không.
Lý chân thảy đều không mất sắc, vì tự tánh Không không đợi hoại nên bên dưới lấy làm chuẩn phải biết. Đây nói về năm uẩn hợp với sắc làm một, tâm mở là bốn, hai không nhãn giới… không không cả 12 xứ. 12 xứ hợp với tâm là một nửa, nghĩa là ý xứ toàn diện và pháp xứ một phần, mở sắc là mười rưỡi, nghĩa là năm căn, 5 cảnh là 10 xứ và pháp xứ một phần ba, không nhãn giới v.v… là không cả 18 giới. Trong 18 giới cả sắc tâm đều mở, như uẩn ở trên cần phải biết mà trong đó đầy đủ ba mục như luận đã nói đến.
2) Duyên khởi nghịch thuận môn: không vô minh là thuận quán vô minh lưu chuyển. Vì tánh vô minh không nên gọi là không vô minh, cũng như không không hết vô minh là quán nghịch vô minh hoàn diệt. Vì chân không nên không thể hết, đây nêu lên chi đầu trong nghi vấn 10 chi phải lấy môn này làm chuẩn nên nói cho chí sau cùng một chi, nghĩa là lão tử cũng lưu chuyển hoàn diệt và cũng đều là Không vậy.
3) Nhiễm tịnh nhân quả môn: không khổ, tập, diệt, đạo… khổ và tập là nhân quả thế gian, có nghĩa khổ là kết quả sinh tử nêu lên trước làm cho sanh khuất mất, tập là nhân của sanh chính là nghiệp phiền não, yểm khổ, đoạn tập là nêu quả trước nhân sau. Diệt và Đạo là nhân quả xuất thế gian. Diệt là quả Niết Bàn đưa lên trước làm vui thú, Đạo là nhân của vắng lặng có nghĩa là tám chánh đạo. Sau khi tu tập tám chánh đạo thấy hết thảy đều không Vô - Hữu vậy.
4) Cảnh trí năng sở môn: không trí cũng không đắc, không phải chỉ trong không trung là không có gì trước đó. Biết cái không kia cũng không thể được nên nói là không trí tức biết lý không cũng không thể được vậy. Câu hỏi trên cho rằng không tức là sắc làm rõ sắc không mất. Hỏi tại sao đoạn này lại nói: tất cả đều không; đâu chẳng phải cái không này diệt sắc chứ?
- Đáp: trước tuy không còn bị ngăn ngại nhưng chưa hẳn thường chẳng mất. Nay tất cả đều mất chưa hẳn thường chẳng lập. Đại Phẩm kinh ghi rằng, mọi pháp không sở hữu, như thế Hữu đây là Không, y cứ vào đây mà biết là không sở hữu. Trên y cứ Hữu như thế lại hướng theo chiều thuận, còn ở đây theo chiều nghịch, một pháp hai nghĩa tùy cách nói không trái nhau.
4. Nói rõ sở đắc có hai: vì vô sở đắc cho nên… 1) lặp lại ở trước tiếp nối sau 2) luận đúng sự sở đắc . 1) Cho rằng vì vô sở đắc cho nên phải lặp lại trước tiếp theo sau. Vì ấy là nguyên do, cho nên là nhân, do trước vô sở đắc là nhân khiến sau có sở đắc vậy. Kinh Đại Phẩm ghi rằng, vô sở đắc nhưng mà đắc. 2) Luận chỗ sở đắc có 2: trước tiên Bồ Tát đạt đến Niết Bàn là dứt quả, và sau chư Phật đạt Bồ Đề là kết quả.
1. Trong phần đầu còn chia 2: trước nêu nhơn y pháp và sau dứt đoạn chướng đạt quả. a) Nhơn y pháp như nói rằng Bồ Đề Tát Đỏa (giác hữu tình – giác ngộ chúng sanh) là nêu người, ý nghĩa như đã giải thích trên. Nương Bát Nhã Ba La Mật Đa cho nên, tức là y theo pháp Bát Nhã hành trì cho nên để tiếp phần sau. b) Đoạn chướng đạt quả: tâm không quái ngại. Đoạn chướng có 3: a) thực hành thành tựu b) đoạn chướng c) đạt quả. a) Thực hành thành tựu như cho rằng tâm không quái ngại là sự tu hành thành tựu có nghĩa là mê lầm không làm tâm lay chuyển, cảnh không làm trí chao đảo. b) đoạn chứớng: không ngăn ngại cho nên không bị khủng bố, xa lìa mọi điên đảo, mộng tưởng như cho rằng không quái ngại cho nên lặp lại trước để tiếp sau; không bị khủng bố có nghĩa là bên ngoài không bị ma oán quấy nhiễu (phá phách) tức là xấu ác không xâm hại, xa lìa hết điên đảo, mộng tưởng có nghĩa bên trong không bị mê lầm (hoặc chướng) làm điên đảo tức là nhân ác tiêu sạch.
c) Đạt quả tức đạt đến quả vị Niết Bàn. Niết Bàn dịch là viên tịch tức vắng lặng, có nghĩa là đức đủ đầy hoàn bị gọi là viên, chướng hoặc đoạn sạch hết là tịch. Nói một cách giản dị Tiểu Thừa phương tiện lập hóa thành (để nghỉ ngơi – chưa phải là bảo sở) nay một lần đạt được là chắc chắn nên gọi là cứu cánh (rốt ráo). Bởi vì, trí hay đạt được chắc chắn nên gọi là cứu cánh (rốt ráo). Hơn nữa, trí hay đạt tới rốt ráo điểm biên tế của Niết Bàn nên nói là cứu cánh vậy.
2. Đạt quả Bồ Đề: ba đời chư Phật y theo Bát Nhã Ba La Mật Đa cho nên, trong câu này có 2 ý: a) nêu người y pháp b) chứng đắc quả. a) Người y pháp có nghĩa là ba đời chư Phật đều không khác lộ trình tu tập và cũng chỉ một môn này cho nên y Bát Nhã Ba La Mật Đa mà hành trì vậy. b) chứng đắc quả: đạt vô thượng chánh đẳng chánh giác. A Nậu Đa La dịch là vô thượng, tam miệu dịch là chánh, tam kế dịch là Đẳng, Bồ Đề dịch là giác, tức là vô thượng chánh đẳng chánh giác. Giác có 2 nghĩa: a. Chánh giác tức là như lý trí, quán rõ chân đế. b. Đẳng giác tức là như lượng trí, quán rõ tục đế đều chí cực vô biên nên gọi là vô thượng, trở lên đã đạt rốt ráo nên biết ca ngợi công năng của thần chú.
5. Bát nhã ba la mật đa là chú đại thần, là chú đại minh, là chú vô thượng, là chú vô đẳng đẳng, trong câu này có 2 ý: tán thán riêng và tán thán chung.
Tán thán riêng như nói: vì thế nên biết lặp lại trước để tiếp sau. Do chư Phật, Bồ Tát y Bát Nhã mà chứng quả Bồ Đề Niết Bàn nên biết, Bát Nhã là đại thần chú v.v… tán thán chỗ siêu tuyệt của chú cũng là để ca ngợi bốn đức (thường – lạc – ngã – tịnh), song có ba cách giải thích: A. y cứ nơi pháp: 1) dứt sạch các chướng không hư dối gọi là thần chú. 2) trí soi rõ không mê mờ gọi là minh chú. 3) không tạo thêm lỗi lầm gọi là vô thượng chú 4) độc nhứt không chi sánh bằng gọi là chú vô đẳng đẳng. B) Chú phỏng theo 4 công năng như sau: 1. năng phá trừ phiền não 2. năng phá vô minh 3. khiến nhân hạnh viên mãn 4. làm cho quả đức viên thành. C). y cứ quả vị giải thích: 1) hơn phàm phu 2) vượt Tiểu Thừa 3) nhân siêu việt 4) quả xứng đáng, có nghĩa là vị hỗ tương đồng không chi sánh ví cho nên nói vô đẳng đẳng.
Thập Địa luận rằng, vô đẳng có nghĩa là Phật ví chúng sanh với Ngài chẳng thể so sánh kịp. Lặp lại chữ “đẳng” là so chúng sanh với pháp thân Phật, cớ gì lại nói không sánh ví chứ?
- Tán thán chung Bát Nhã: Phật hiện đẳng chánh giác nên có khả năng trừ sạch mọi sự khổ chân thật không hư. Khổ gồm có 3 khổ, tám khổ và hết thảy mọi sự khổ. Ngoài ra có phần đoạn, biến dịch sanh tử cũng còn gọi là tất cả khổ vậy. Trừ dứt khổ chắc chắn nên nói là chân thật không hư. Trở lên hai điểm rộng hẹp hay chung riêng bất đồng mà mục đích là hiển lộ cứu cánh bát nhã cho nên Phật thuyết chú Bát Nhã Ba La Mật Đa, liền nói chú rằng… Từ đây trở xuống là đoạn 2 nêu rõ sức bí yếu Bát nhã, có 2 ý: a) Lặp lại trước để tiếp sau b) thuyết lời thần chú a) Lặp lại những điểm trước để tiếp theo sau, như trên nói là đại thần chú, chưa rõ lời chú ấy ra sao nên giờ đây mới thuyết câu chú. b. Thuyết lời thần chú: yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha… vượt thoát, vượt thoát, mau mau vượt thoát, nhanh lên vượt thoát, vượt qua bờ giác sá ha ! Trong câu chú này có hai nghĩa: a) không thể giải thích được, vì là lời mật ngữ của chư Phật, không thể nào người phàm phu hiểu được, chỉ nên trì tụng dứt trừ nghiệp chướng để gia tăng phước nên cũng chẳng cần miễn cưỡng giải thích b) Nếu muốn gượng giải thích sẽ như sau: yết đế dịch là đi qua hay độ, tức nói đến công năng trí tuệ sâu sắc. Lập lại hai lần yết đế có nghĩa là tự độ và độ người, ba la yết đế, ba la dịch là bỉ ngạn tức là đạt đến nơi chốn, ba la tăng yết đế, tăng nghĩa là chung hay cũng gọi là phước (vướng) và có nghĩa là tự tha vượt qua vướng buộc cùng đến bờ kia. Nói Bồ Đề tới bờ kia là đâu, có nghĩa là nơi đại giác vậy. Nói Tát bà ha dịch là nhanh chóng làm cho chỗ làm trước sớm thành tựu vậy. Sau đây tạm dịch bài tuyệt bút cảm hoài kinh Bát Nhã:
Bát Nhã vô tận
Ưùc kiếp khó gần
Tán thán tùy phần
Lãnh hội chân tông
Pháp sư Pháp Tạng lược giải tâm kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa ở chùa Thanh Thiền tại kinh đô Trường An năm thứ hai, kinh dịch lúc thanh thản, cùng với bộ lễ kiêm hiệu Trưởng Ty là Vinh Dương – Trịnh Công Uõng Châu, lòng trung hiếu, tánh giản dị, như lá ngọc cành vàng hương phưởng phất. Chín lần in khắc trọng gởi ba vua, lời tựa của Dực Nghĩa Triều pháp thành tâm. Mới đầu từ tóc xanh rồi dần ngày càng đầu bạc (tóc bạc) trì tụng Tâm Kinh này đến cả 100,000 lần, tâm dõi theo nghĩa mầu, miệng tụng thần văn. Lại ba lần cần cầu khiến đem kinh ra lược giải điểm cốt yếu cũng khó dò chỗ cao thâm lắm thay !
Tựa tán thán Tâm Kinh Bát Nhã
Trương Thuyết tuyển chọn
Vạn pháp khởi do tâm, tâm là chính của con người. Ba thừa qui về một. 1) Tôn của pháp, biết tâm vô sở đắc là thật đắc, thấy một cái không chẳng thông là huyền thông. Như Lai nói năm uẩn đều không, con người vốn không. Như Lai nói các pháp không tướng, pháp cũng không vậy. Biết pháp soi sáng không thấy không bèn bỏ pháp. 2) Thấy biết lại chẳng là không sao? Vì thế, Định và Huệ đều trong pháp không. Vào được môn này là vào cửa sáng, đi con đường này là siêu lộ. Há không phải người thực hành sâu Bát Nhã mà có thể thân chứng được pháp này sao? Bí thư thiếu lam phò mã đô úy Vinh Dương, Trịnh Vạn Câu là kẻ sĩ uyên thâm, tài học thông bác dịch thành Thánh điển, như rượu rót rưới tay Hàn khắc tâm kinh. Bọn nhà giàu của cây Thánh thiện mong kết quả ở tương lai. Phật do không nương tướng mà thuyết pháp vốn chẳng sanh, do vô sở đắc mà truyền lại ngày nay bất diệt, đạo còn lại nơi văn tự. Ý còn, trời mất, nước thoái, thuyết hưng nghe để gia tâm.
Tán dương Phật sự bản khắc đề danh.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.119.118.237 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.