Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Thủ Trượng Luận [手杖論] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Thủ Trượng Luận [手杖論]

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.21 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.28 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Luận Thủ Trượng

Việt dịch: Thích Như Điển

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Trong thế gian có người không trí tuệ khi biện giải, sanh ra pháp tà. Cho nên vì thương sự trầm luân kia của chúng sanh mà đoái hoài đến. Do vậy mới tạo luận nầy. Kệ rằng:
Giả như đất bằng phẳng
Có chỗ lồi lõm ra
Vì những kẻ ngu muội
Nên nói Thủ Trượng Luận
Luận rằng:
Mỗi một vị Thế Tôn xuất hiện ra nơi đời nầy rồi vào chỗ tịch diệt; nhưng có rất nhiều loài hữu tình và cũng chính những loài hữu tình ấy không có chấm dứt; giống như hư không và tánh ấy cũng vô cùng. Do đây mà Ngài Bồ Tát Thế Thân làm chỗ ghi lại. Nghĩa là nhằm cắt đứt những tai hại, nhiều vô số kể. Đây là một nghĩa. Cho nên nói là không cùng, mà lời nói thì có cùng. Đây chính là chỗ liễu nghĩa. Do vậy ở đây liền chỗ không lập mà có thể lập, không xa lìa tướng ấy. Lời nói làm chuẩn cũng không cùng. Do vậy nên nói là vô biên. Đây chính là một phần của tôn chỉ vậy. Cũng có luận giả khác làm như thuyết nầy rồi bảo rằng chưa có hề sanh ra loài hữu tình mới, giống như vị Thần của thôn kia đã nói với người kia rằng: Như ở trong rừng kia có rất nhiều loài; nếu chặt phá hết, thấy uổng phí chẳng còn gì, rồi lại sanh ra vật mới. Việc nầy thật là chẳng dứt. Do kế hoạch ấy đã định, mà nếu như có loài hữu tình khác sanh... nơi đây lược bớt. Trong đây lược nói việc ấy như thế nầy.
Do chỗ hỏi mà đáp rằng: Mệnh Dược Quân nói: Các loại hữu tình cũ, có chúng sanh mới. Như đây nói rộng. Điều nầy quyết định nên như đã rõ. Nếu khác với điều nầy, nó giống như dầu mè, tụ lại không mới, thấm nhiều làm tổn giảm. Tất sinh ra định kiến như đây có chỗ cuối cùng. Kẻ ấy như thế nếu bảo rằng chưa có loài hữu tình và bây giờ bắt đầu làm cho khởi lên chỗ mới ra. Điều nầy tức là sự thành tựu ấy cho rằng sự sanh tử nầy có cái bắt đầu vậy. Nếu mà có cái bắt đầu kia, tức liền có cái không nguyên nhơn. Mà đã nói không có nguyên nhơn thì tất cả đều từ không nguyên nhơn mà có. Đây chính là ý chính của A Già Lợi Na vậy. Kẻ kia lại nhơn đây mà đáp lại rằng:
Do có làm gốc; nên mới tạo nên tướng của nghiệp thiện và bất thiện, hai pháp ấy làm chủng tử. Thức A Dà Na (A Lại Da) cùng với Yết Thứ La. Điều nầy nghĩa là chỗ đầu tiên, mà có thể sanh khởi, liền bị lệ thuộc bởi cái nầy. Do gần với các nghiệp lành dữ tự tạo các nghiệp mà bị lưu chuyển vào. Hoặc ra khỏi Niết Bàn. Cho nên liền thuận theo duyên lành, sanh ra đạo lý. Đây chính là Tăng Tắc Ca La Bát Đệ; Tỳ Nhược Nam Bà Bạt Bát Đệ vậy. Xã Đệ tức là có nghĩa nầy. Như thế thì cái gì là chỗ mạnh để gặp, rồi có chỗ sanh mới của hữu tình. Luận giả liền thành sanh tử, có chỗ ban đầu mất đi. Có luận giả khác lại nói rằng:
Điều nầy đáp lại không đúng cách phải làm sao. Nếu có cái sanh mới thì cái kia liền có tăng thêm. Do có tăng thêm nên lại phải chờ cho giảm xuống. Điều đầu tiên ấy không có cái nhân. Nếu hỏi cái mới nầy có tình, có gặp chỗ không rõ ý nghĩa của sự sanh tử chăng? Hay do nghiệp khác làm lực duyên vào, rồi được sanh ra. Nếu mà như vậy thì những hữu tình kia phải bị thọ vào nơi lưu chuyển. Mỗi mỗi sát na đều triển chuyển tương sanh, liền thành tăng trưởng. Do đây mà có đạo lý và sanh ra luận mới kia; liền hiểu rằng có. Cái hữu tình đầu tiên. Do đó mà biết có tăng, rồi chờ sự giảm. Trong tất cả mọi lúc đều biết có cái mới sanh trong nhiều loài hữu tình. Trong số hữu tình ấy chắc chắn có tăng thêm. Rồi cứ trước mỗi một sát na lại chờ đến sự giảm đi. Nếu như điều nầy thì có thể chuyển giảm xuống ít đi. Cho đến cuối cùng thành ra chỉ một. Cho nên ở đây đầu tiên, chẳng chờ dư nghiệp, liền thành chỗ tối sơ. Đây không có nhơn nên không thể giải là không nhơn vậy. Với lời nầy chắc chắn có tăng lên. Có thể giới thiệu điều nầy. Có tăng, không hao phí, là cái nguyên nhơn của việc tăng lên. Như người keo kiệt. Rồi các loài hữu tình, có cái lý của việc giảm nầy. Kẻ kia ở mỗi mỗi tranh Phật Ôn Ba Đà, không thể tính được, có nhiều loài hữu tình, nhập vào nơi viên tịch. Lại cũng chẳng phải như thế; nên có thể tụng:
Phật, thật khó gặp vậy
Lòng tin lại khó gặp
Sanh làm người khó được
Giải thoát lại chẳng đồng.
Luận rằng: Do Phật ra đời thật là khó gặp, như trong luận nói: Ở vô số kiếp ban đầu gặp được 570 ngàn vị Phật. Lần hai là 670 ngàn Phật. Lần ba là 770 ngàn. Số thành Phật ấy thật khó đếm hết. Như thế có bài tụng rằng:
Vô số trăm hạnh khổ
Vô số căn lành sanh
Đến vô số thời gian
Dứt vô số não chướng
Dứt nhứt thiết chủng trí
Sạch trừ các chướng não
Thành vô thượng Thế Tôn
Như mở rương thấy thật.
Gặp lúc Đức Như Lai ra đời. Ngài hay diễn giải những pháp luật thanh tịnh. Kẻ sanh lòng tin, thật là khó có. Do tín tâm kia ở nơi nhàn rỗi dẫy đầy; nên kẻ kia khó được tánh ấy. Rồi sanh khởi nguyên nhơn. Đây chính là điều khác nhận được. Nghĩa là do nghiệp cảm. Đây cũng chính là nhơn duyên theo ta tùy lúc ở ngay hiện tiền. Phiền não nầy có 3 loại duyên. Một là nương theo sự ngủ nghỉ chưa dứt được. Hai là cảnh bị trói buộc ở phía trước. Ba là ở kia khởi lên việc suy nghĩ không như lý. Điều nầy chính do kẻ ngu muội đắm trước chỗ vui thú. Rồi từ đó các nghiệp mới do đây mới có thể tạo ra, lệ thuộc đắm trước. Cái nguyên nhân ấy lại cũng khó có được, hoặc cũng có lúc được mà được giải thoát. Muốn tiêu phí ít thì đáp rằng: Cái mới kia tăng lên mà lại cũng chưa thể trừ khỏi; nên thành quá đà và cái lý ấy chẳng tương ưng. Kệ tụng rằng:
Khí giới số chẳng tăng
Khi thành, có lúc giảm
Sanh tử lại chẳng đầu
Đây sẽ thành việc lớn.
Luận rằng: Nếu có sự sanh mới có thể lưu xuất đến. Do đây mà chẳng phải là công cụ của thế giới. Nếu là thế giới hữu tình thì có lý do tăng trưởng. Thế giới ngang dọc, an bài định số và có lúc giảm. Như lúc kiếp hoại, có thế giới không. Như thế nên nói: Giống nhu mưa rơi xuống chỗ đất cát không phân biệt, không sai quấy, từ không rơi xuống. Như thế ở phía Đông cũng không phân biệt, không sai quấy. Có các thế giới hoặc thành hoặc hoại. Như thế rồi chẳng có loài hữu tình nào mới sanh hay mới tăng trưởng. Có giới hạn. Tuy nhiên Bồ Tát tăng nhiều, không có hạn lượng. Lý không đồng đều, liền gặp khổ bức, thọ nhiều sự khổ não chăng ? Làm cho nghi vấn. Tân sanh luận cho rằng: Chỗ gặp chưa từng, hữu tình lại khởi, đều do nghiệp lực, thức mà sanh ra, làm cho điều nầy thành tựu hay chẳng thành tựu. Từ sự lệ thuộc đắm trước nầy mà huân tập sanh ra thức mới, rồi liền thành hình tướng. Đây là một trong nhiều sự sanh ra. Phàm nói huân tập tức có cùng tạp nhiễm và pháp thanh tịnh đồng sanh, đồng diệt. Nương vào nơi nầy rồi, tạo cho kia sanh ra. Chẳng phải hữu tình kia, trước đã có nhơn rồi, làm cho hai pháp kia có thể cùng sanh diệt. Nương vào nơi nầy rồi, tạo cho kia sanh nhơn. Rồi từ đó làm quyến thuộc dính mắc. Thức nầy cùng với 2 pháp trước kia cùng sanh cùng diệt, vì kia sanh nhơn, lại chẳng mất đi. Nếu mà đầu tiên thức đã huân tập, sự lệ thuộc vào và chấp trước ấy như trong sát na trước. Do nhơn nầy đây mà ở sát na sau liạ cũng như vậy. Nếu khác điều nầy thì các lý của pháp huân tập chẳng thể thành được. Do đó đạo lý nầy mà ta dụng công sẽ được giải thoát. Lại có nghe nhiều mà con chẳng lao nhọc thì cũng giống như cha thôi. Hoặc có lúc như con và cha lại cũng như vậy cùng với loài khác phải mất mát, thay đổi nhiều. Tất cả đều được cả. Nếu nói rằng chẳng do huân tập nhiều loại công năng mà tự khởi lên, thì cũng có thể nói cách khác là: Vì chẳng nhiễm tịnh; nên cùng sanh diệt. Nương vào đó mà tạo ra nguyên nhơn; giống như trước vậy, rồi chấp vào đó để bị lệ thuộc và đắm trước. Khi nhơn duyên hòa hợp, làm tăng thượng duyên. Vì không có gốc gác và kia lại được sanh ra. Do nghĩa nầy nên chẳng phải chẳng mất sự sanh ra và kết quả. Nếu công năng nầy cùng quả mất đi. Điều ấy giống như công năng của nghiệp lấy những sự tham trước kia làm chỗ công năng; liền nương vào quả rồi, tất cả liền mất, như nghiệp khác đã chín muồi, tự có công năng. Liền sanh quả rồi, tùy theo đó mà nổi trôi. Nếu khác điều nầy, liền thành sự sai lầm vô tận. Việc nầy lại cũng như thế. Cuối cùng thì cái gì mất đi ấy chẳng rõ nơi chủng tử giải thoát và chẳng cần khó nhọc gì cả. Những việc tham lam về công năng liền mất đi rồi và lìa xa chỗ tham lam về công năng nầy; hướng về cái quả của chính mình, liền chẳng rõ chủng tử mới được sanh ra. Do vì chủng tử mất đi. Từ đó chẳng tu tập Thánh Đạo, liền thành viên tịch. Việc nầy thuận theo như thế. Thiện Kiến Thiên nói: Tạm ra khỏi chỗ nhớ nghĩ riêng, tán dương phi pháp. Ông nói như sau:
Ta xem cả quần chúng
Tâm thân đều lờ mờ
Lìa các hoan lạc dục
Riêng chẳng cầu nhơn khổ
Thường được diệu lạc sâu
Nhọc công thấy làm gì
Liền sanh tâm tham nhiễm
Liền đến lý Niết Bàn.
Chuyển sanh trở lại, nghiệp ấy không cần đến, như trước đã nói. Có 3 loại phước nghiệp. Đó chính là: Thứ tánh, giới tánh và tu tánh. Từ nơi đây phát khởi sự siêng năng tu tập, chẳng phải là vô dụng sao ? Vì sao như thế ? Đây là do công năng của sự hòa hợp và cái quả tự khởi lên vậy. Nếu khi các phước mất đi, thì nơi Thức A Lại Gia giữ gìn huân tập sự thành thục khác. Sau đó sự huân tập nầy tùy theo đây mà tự nương vào để được sanh ra nhơn. Hòa hợp rồi sanh ở vị lai dị thục. Điều ấy chỗ dụng công lao nhọc kia là cái quả của phước chẳng phải là hư vọng. Nếu như phía trước thì chẳng cần tu nghiệp lành, mà gốc gác kia thuộc vào và lấy đây làm duyên. Dị thục công năng tự nhiên sanh khởi. Từ đây hay sanh ra pháp hiện tại. Sanh rồi liền có dị thục; thân lao khổ tu hành, giống như phía trước, chẳng dùng đến.
Lại có 2 loại nghiệp tư và tư tác thiện, bất thiện cùng với vô ký. Như những loại nầy đều thành hư cấu. Nếu nói điều nầy sau đó huân tập và ngoài ra A Đà Na Thức (A Lại Da) là chỗ tiên trong sát na. Cho đến làm duyen sanh vào vị lai nầy rồi và chính nơi ấy tự tương tục, huân tập sự tham lam nầy. Như thế liền chẳng có chỗ nhỏ nhiệm. Nếu là như vậy. Đầu tiên lại huân tập, kế đó sẽ tự huân tập và tạo cho các loại nầy cuối cùng sẽ thành quả. Nếu chẳng phải là vậy thì làm sao cùng kia làm nhơn sanh ra được ? Trí tuệ xuất thế, tuy chẳng gặp được, mà con làm cho rơi vào hiện tại trong sự tương tục. Cho nên nói giống với 2 trí vô tánh. Cả hai cùng hiểu từ đây là chỗ huân tập mà tạo ra nguyên nhơn của việc sanh. Nghe việc huân tập nầy đều được thanh tịnh. Lấy pháp giới đẳng lưu làm thể tánh vậy. Pháp giới ấy chính là pháp thân của Như Lai. Pháp của ta giải thích về hai cái vô tánh. Đó là pháp giới sở lưu quả. Pháp đây nghĩa là pháp thân. Giới đây chính là nguyên nhơn vậy. Đây chính là cảnh giới xuất thế gian của các pháp. Nghĩa là có thể giữ gìn cái tánh huân tập kia. Lại đoạn trừ phiền não sở tri hai chướng, ngoài chỗ huân tập. Tên gọi thanh tịnh. Nghe sự huân tập nầy, giống như quả ấy. Kia làm tăng thượng duyên mà được sanh khởi. Cùng với thể tánh kia; như có thuyết đã nói. Các Bồ Tát mới phát tâm; nơi nầy chính là chủng tử của sự nghe thấy, huân tập chơn chánh. Tuy nói rằng thế gian; nên biết rằng: đó chính là pháp thân, là chỗ giữ gìn. Đây cũng chính là: Thất La Phược Ca Bát Đệ Ca Phật Đà nên rõ đây tức là thân giải thoát. Cho nên nhất định phải rõ biết. Tuy thế gian nầy mà có thể thân cận gần gũi làm chủng tử cho tâm xuất thế gian vậy. Cái nghĩa của việc nói pháp tương tợ như từng phần của thức. Tuy hiện rõ; nhưng đây là không. Mà ở đây chỉ nương vào câu kéo cùng ý nghĩa để làm hiển lộ đạo lý tương tục kia thôi. Lại dùng một loại biên chép để đọc tụng; hoặc để nghe cũng giống như vậy. Ở nơi đoạn viết nầy tuy không có chi nhánh; nhưng đã giải rõ, mà đây làm sao có thể thành quả nầy được. Như ở sau đây, cũng giống như phía trước vậy. Rồi đây rơi vào trong hiện tại mà tự nhiên tương tục, lấy sự tham trước nầy làm chỗ huân tập dính mắc. Nếu là như vậy, tức từ trước sanh ra chủng tử mà được sanh khởi. Cái kia lại cũng như trước. Cái kia liền trừ trước mà có, như kệ của Tát Bà phía sau: Cuối cùng từ chủng tử ấy sanh, rồi chấp là mới sanh và trở thành không vậy. Điều nầy liền có thể tạo thành cái có ở trước.
Trời thọ nhãn thức đầu
Định từ thức kia đến
Thức tánh phải nên biết
Giống như nơi hậu thức
Giả như mất, định khởi
Tâm kia bị nhiếp lấy
Trong tông dùng lý tánh
Giống vô, bất định vậy
Các tâm, tâm khởi pháp
Cùng rõ bốn duyên sanh
Đây lập tâm ban đầu
Sao gọi là vô gián.
Tâm tâm khởi pháp, từ 4 duyên sanh. A Tỳ Đạt Ma lý giải thành sự quyết định. Nên biết rằng chỗ kia là nơi đầu tiên tâm sanh khởi. Tại sao điều nầy giống với duyên vô gián ? Hoặc chẳng phải kia, mà ở trong sự tương tục. Ở nơi tâm ấy cùng với chính tâm nầy. Vì duyên vào nên gọi là lý, ít nhiều có sự bất đồng. Liền có lý do nhất định. Những sự sanh ấy có nhiễm trước và cho rằng tự tha phiền não và làm cho kia, chỗ rõ biết ấy sanh ra tâm nhiễm, mà chẳng phải tự tha phiền não. Do nơi ba đời, cảnh ấy sanh ra lý, rồi chẳng thành tựu. Vả lại chẳng phải quá khích, chẳng phải trải qua. Lại cũng chẳng phải là vị lai. Do tưởng biết mà trải qua rồi khởi lên nguyện cầu vậy. Lại cũng chẳng phải là hiện tại. Do ý thức nầy mà tự tại khởi lên, rồi thành có, không, mù, điếc v.v... Lại làm ngũ căn, và các chốn của mệnh căn. Tất cả đều là dị thục. Cái kia liền chẳng phải dị thục; ghé qua cái tốt khác; nên nói như vậy. Ở trong 5 ấy có thục dưỡng. Cho nên nơi thấy biết của mắt và 5 căn dị thục tánh trở thành 5 chốn. Lại đây cũng là dị thục thể tánh. Lược gọi là vi lượng. Có thuyết nói đầy đủ là Na Lạc Già. Do đây mà lậu não hiện tiền trở thành sức mạnh và theo đó để tạo tác và snah ra nghiệp Nại Lạc Già. Làm cho nhiều lần tăng trưởng. Điều nầy có nghĩa là thân, ngữ, ý đều do nghiệp cong quẹo, xấu xa. Khi mệnh chung có thể vào chỗ xấu ác, rồi làm cho dị thục nầy, sắc thọ tưởng hành thức bị thiêu đốt cực mạnh. Dị thục (A Lại Da Thức = Thức hay biến) sanh rồi, tên gọi là Na Lạc Già Cụ Thọ. Ở đây lìa pháp kia ra; không riêng Na Lạc Già mà có thể được. Nói là pháp kia, tức là dị thục sanh; tức nghĩa là Tắc Kiền Đà (uẩn). Chỗ nầy nói là chẳng vô sai biệt. Nghĩa nầy tức là Giá Kỳ Thật. Điều ấy có nghĩa là bị đọa nơi các cõi phải nên biết. Ý ấy là hay nhiếp thủ biệt dị tụ vậy. Cho nên nói là dị thục sanh, dùng hữu tình gọi là thể. Chỉ có chẳng sai khác và làm rõ ra dị thục. Nghĩa là trong 5 chỗ ấy thiện, ác, vô ký, chẳng phải tánh; chẳng phải thục báo, mà kia lại cũng là thể. Tức là hiện đang tạo ra Nại Lạc Già. Tất cả thiện nghiệp hay tăng trưởng thêm. Đây lại có tên là Na Lạc Già. Ở đây làm thể tánh cho các thức. Chúng cũng không bị che khuất và cũng không nhớ rõ. Tên gọi là hữu tình. Đối với các pháp, lại cũng nói như thế. Lại bảo: Mệnh căn ấy chính là Tỳ Phan Già. Tư trạch mạng căn nhất định chỉ là dị thục nầy. Rồi luận Du Già mới thành lập và các pháp đều là dị thục thức. Lại chẳng có một pháp nào vượt khỏi dị thục tánh cả. Rồi khởi lên cái mới kia; nên có nói về hữu tình. Liền thành căn và chẳng phải là dị thục. Hữu tình mới kia, trước thọ sau thọ, cho nên có các nghiệp mà trước đó không có. Trong hiện tại thọ nghiệp. Lúc ấy lại tạo ra có. Do sự thù thắng nầy mà nhơn cũng chẳng là gì. Lại nữa khi tạo thành rồi chỗ tác nghiệp kia, làm cho kia bị quả báo lại và gọi là Kỳ Dị Thiện Đàm Kinh, rồi gồm các việc nhiễm trước của ý dục. Bất Thiện Kinh luận nầy chính là tấm lòng, là Vi A Trấp Ma vậy.
Thủ Trượng Luận
Hết quyển một

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.147.78.151 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập