Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
+ Nói 4 thứ thanh tịnh, là:
1. Tự tánh thanh tịnh.
2. Lìa cấu thanh tịnh.
3. Đối tượng duyên thanh tịnh.
4. Bình đẳng thanh tịnh.
1. Tự tánh thanh tịnh: Tức là trí không hai không sai biệt. Hành tướng như thế nào? Tự tánh: Nghĩa là bản tánh không hư giả, tức tánh của chân ngã. Ở trong tự tánh có tướng như thế. Như ngọc báu ma ni, ánh hiện hòa hợp. Như Đức Phật đã nói: Tất cả chúng sinh tức Như Lai tạng. Hết thảy pháp kia cùng với Thiện Thệ là như nhau, không có tự tánh. Nêu bày như thế tức là tự tánh thanh tịnh.
2. Lìa cấu thanh tịnh. Lìa cấu: Là lìa các thứ cấu nhiễm. Nghĩa của thanh tịnh như trước đã giải thích. Hành tướng như thế nào? Nghĩa là chốn hành nhằm đối trị các hữu, sức quán xét theo đời, tương ưng với trí không hai. Ở đây, chỗ tạo tác xong là sự nơi ý lạc tăng thượng của Đức Thế Tôn hiện có, tức pháp giới, chân như, thật tế ấy. Nêu bày như vậy tức là lìa cầu thanh tịnh.
3. Đối tượng duyên thanh tịnh. Đối tượng duyên: Tức là nghĩa v.v… của Bát-nhã Ba-la-mật-đa hiện có khắp hết thảy nơi tác dụng của tất cả cảnh giới được duyên. Lại, tánh đã đạt được hoặc tánh do tạo thành ấy, cũng là đối tượng duyên. Ở trong đối tượng duyên đó mà được thanh tịnh. Nghĩa của thanh tịnh như đã giải thích ở trước. Được nêu bày như thế, tức là đối tượng duyên thanh tịnh.
4. Bình đẳng thanh tịnh. Nghĩa bằng nhau, không sai khác, tức là bình đẳng. Tánh bình đẳng của ánh sáng đại pháp thuộc pháp giới thanh tịnh vi diệu kia, nên gọi là bình đẳng. Ở trong chốn bình đẳng ấy mà đạt được thanh tịnh. Nghĩa của thanh tịnh như trước đã giải thích. Nói rõ như vậy tức là bình đẳng thanh tịnh.
Như thế là đã nói tổng quát về bốn thứ thanh tịnh, tức tự tánh viên thành. Vậy nên nói các hành tướng đã có của Bát-nhã Ba-la-mật-đa nầy, nên nghĩa như thế, về sự hòa hợp tạo tác như thế v.v… rồi, lìa pháp hư giả. Do đấy Tụng nói: Bát-nhã Ba-la-mật. Đây là thế nào? Nghĩa là, các thứ lời, nghĩa đã được thuyết giảng của Bát-nhã Ba-la-mật-đa hiện có. Tự tánh tức là Đức Phật, Thế Tôn, tất cả như thế nên biết đều dựa nơi ba thứ tướng để nói, không phải là lìa tự tánh như y tha v.v… mà có riêng nghĩa được tạo thành. Ở đây, chỗ nêu bày, hành tướng như thế nào? Nghĩa là, như nói về huyễn dụ cùng thấy biên rồi, tức là nói về tánh của y tha khởi kia, nhưng không dị biệt. Nếu nói về tánh của y tha khởi, tức là huyễn dụ cùng thấy biên. Vì sao? Vì pháp không lại có. Như vậy nơi xứ khác cũng thế, nên biết.
Lại nữa, ở đây nếu nói về hành tướng hiện có của môn Chỉ, tức là nói về tánh của biến kế ấy, nhưng không dị biệt. Nếu nói về tánh của biến kế, tức là đã nói về môn Chỉ. Vì sao? Vì pháp ấy là không. Ở trong tánh của viên thành thật, làm sao có môn được nêu bày đó? Do trong pháp kia không có tánh. Như thế, tùy theo phần vị đã sinh, tức phần vị đã được nói như vậy, nhưng cũng không thật. Thế nên Tụng nêu:
Mười phân biệt tán loạn
Đối trị như tiếp, nói
Ba thứ ấy biết rồi
Nói hoặc tức hoặc lìa.
+ Tụng nói: Mười phân biệt tán loạn, Đối trị như tiếp, nói: Nghĩa là, mười thứ phân biệt tán loạn hiện có, nay ở đây theo thứ lớp nói về việc đối trị chúng, tức đối trị về mâu thuẫn cùng chủ thể đối trị, đối tượng được đối trị.
+ Nói là ba thứ: Nghĩa là tánh của biến kế, y tha, viên thành thật. Ba thứ như vậy, theo như thứ lớp nhận biết rồi, nghĩa là nhận biết rõ về những thứ đã nói.
+ Nói hoặc tức hoặc lìa: Nghĩa là trong giáo pháp của Bát-nhã Ba-la-mật-đa, có tức có lìa. Ở đây, ý chung là nếu nhận biết rõ như thế rồi, thì các sự tướng hiện có của biến kế, y tha kia, hoặc tức hoặc lìa. Mỗi mỗi tướng ấy, như chỗ đã nói, được hiển bày, khai thị.
Hỏi: Ở đây vì sao nói biến kế v.v… hoặc tức hoặc lìa? Do vậy Tụng nêu:
Như trước nói viên thành
Y tha cùng biến kế
Phân biệt sắc, vô tướng
Dứt trừ tán loạn kia.
+ Nói: Như trước nói viên thành v.v… Như: Là chỉ cho pháp. Nghĩa là, trong giáo pháp của Bát Thiên Tụng Bát-nhã như thế, đầu tiên là ngôn ngữ. Như kinh ấy nói: Nầy Tu-bồ-đề! Tùy theo chỗ ưa thích của Tôn giả, nên thuyết giảng về Bát-nhã Ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát, phải nên phát khởi như các Bồ-tát Ma-ha-tát xuất sinh từ Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nói như thế tức là ngôn ngữ đầu tiên. Ngôn ngữ ấy là dựa nơi ba tánh viên thành, y tha, biến kế mà nói. Như đã nói về tướng, tức là tánh viên thành cùng tự sắc tướng chẳng phải không. Nếu ở trong tự sắc tướng như thế, khởi phân biệt tán loạn về vô tướng nơi sắc, Đức Thế Tôn đối với điều ấy thảy đều dứt trừ.
Hỏi: Lại như nghĩa ấy, làm thế nào để nhận biết rõ?
Đáp: Như trong ngôn ngữ hiện có ấy, nay ở đây sẽ lược nêu bày về nghĩa. Như kinh ấy nói: Như các Đại Bồ-tát xuất sinh từ Bát-nhã Ba-la-mật-đa v.v… Xuất: Tức nghĩa xuất ly, lại là nghĩa xuất sinh, hoặc là nghĩa đạt được đạo vô thượng. Nói tóm lại, hoặc là cảnh giới của vô số nghĩa. Ở đây, nói như thế, là do từ đấy xuất sinh tất cả nghĩa. Trong đó lại có thể sinh ra các sự như xưng tán v.v… Nghĩa là các thứ xưng tán hiện có của Phật, Bồ-tát. Tướng xưng tán đó, như trước đã nói.
Lại, như kinh viết: Nầy Tu-bồ-đề! Tôn giả theo chỗ ưa thích thuyết giảng về Bát-nhã Ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát, phải nên phát khởi sự việc của các cảnh giới.
+ Gọi là ưa thích thuyết giảng: Nghĩa là tuệ vui thích nêu giảng cùng đạt được ánh sáng của sự vui thích giảng nói ấy nên gọi là ưa thích giảng nêu. Ở đây, một đoạn văn kinh như thế v.v…, tức đã nói về sự tướng nơi tánh của y tha khởi. Hoặc như kinh ấy, toàn đoạn văn kinh, từ Tu-bồ-đề, cho đến: Xuất sinh v.v…, trong đó, nếu có nói về nghĩa thật kia, tức là dựa nơi tánh của biến kế mà nói. Lại, như kinh viết: Như các Đại Bồ-tát xuất sinh từ Bát-nhã Ba-la-mật-đa v.v…: Một đoạn văn kinh nầy tức đã nói về sự tướng nơi tánh của viên thành thật. Ý chung ở đây là do nhân ấy, nên dựa vào ba thứ nghĩa để tuyên thuyết về Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Thế nên, điều giảng nói có tức có lìa. Lại như Tụng nêu:
Kia Phật cũng Bồ-đề
Không thấy người thuyết giảng
Đến sau cùng, đây biết
Dứt trừ tánh biến kế.
+ Nói: Kia, tức là nhân kia. Đây là thế nào? Nghĩa là các kẻ ngu tối, ở trong giáo pháp của Bát-nhã Ba-la-mật-đa, chấp trước về câu nghĩa cho là thật, chủ thể nhận biết, đối tượng được nhận biết dấy khởi các biến kế, nên ở đây cần dứt trừ.
Hỏi: Pháp nào có thể dứt trừ?
Đáp: Pháp Chỉ, nên biết.
Hỏi: Người nào là người thuyết giảng? Tụng tự đáp, nói:
Kia Phật cũng Bồ-đề
Không thấy người thuyết giảng.
Ở đây là thế nào? Tức như chỗ nên an lập câu nghĩa, người có thể nhận biết rõ, tức là Đức Phật.
+ Bồ-đề: Là trí lìa hai chướng phiền não và sở tri. Vân vân là tức cùng gồm thâu cả Bồ-tát, Thanh-văn.
+ Gọi là người thuyết giảng: Tức là Đức Phật v.v… Nghĩa là, nếu có người ở trong tự tánh của uẩn v.v… “biến kế” điên đảo, Đức Phật vì họ nêu giảng để dứt trừ pháp đó. Ở đây, như vậy tức có người thuyết giảng, Tụng nói: Không thấy, như lý nên biết.
+ Hỏi: Về những gì đã được nói ấy, đâu là phần hạn?
Tụng tự đáp, nói: Đến sau cùng. Nghĩa là, trong giáo pháp của Bát-nhã Ba-la-mật-đa nầy, từ đầu đến cuối, đều trọn vẹn, đó là phần hạn.
+ Tụng nói: Dứt trừ tánh biến kế. Nghĩa là ở đây đã nói về nghĩa không thấy Phật cùng Bồ-đề, đều là nhằm dứt trừ sự phân biệt về hữu tướng nơi tánh của biến kế.
Hỏi: Vì sao trong ấy chỉ dứt trừ tánh của biến kế? Không dứt trừ viên thành? Tụng tự nêu chung:
Tự tánh không sắc kia
Cùng tướng, sao có được
Trong lời dị biệt ấy
Biết rõ rồi, kia dứt.
+ Nói tự tánh v.v…: Tự tánh là nghĩa bản tánh. Không sắc kia: Tức tự tánh của sắc là không. Nếu trí ấy cùng thấy có sắc, tức có chỗ chấp giữ. Như vậy, tất cả suy xét về sắc có thật, chúng đều là đối ngại, ở trong cùng tướng mà có tướng tăng thêm, trở lại thành phân biệt. Chỗ phân biệt, tướng ấy như thế nào? Do đấy Tụng nói: Cùng tướng, sao có được.
+ Cùng tướng: Tức là hai cùng tướng. Nghĩa là tự tánh của sắc, ở trong thắng nghĩa đế, không có phần vị của đối tượng được giữ lấy. Ví như người cứu xét, đối chiếu, nghĩa ấy nên biết. Thế nên chỉ dứt trừ biến kế, không dứt trừ viên thành. Vì sao? Vì trong thắng nghĩa đế, tánh không có. Tụng nói:
Trong lời dị biệt ấy
Biết rõ rồi, kia dứt.
+ Ấy: Là nghĩa nhân.
+ Nhận biết rõ: Là nghĩa hiểu rõ. Nghĩa là do ở trong lời dị biệt kia, khéo nhận biết rõ rồi, liền có thể xa lìa.
+ Nói: Kia dứt: Dứt nghĩa là dứt trừ, tức dứt trừ các biến kế hiện có kia. Ở đây, như thế v.v… nên biết, đều là nhằm dứt trừ sự phân biệt tán loạn về “Cùng tướng”, sau sẽ dứt trừ sự phân biệt tán loạn về hủy báng.
Như Tụng nêu:
Đây chẳng không, nên không
Lời như thế, đã nói
Các phân biệt hủy báng
Hết thảy nói, đều dứt.
+ Nói: Đây chẳng không, nên không v.v…: Nghĩa là Đức Phật Thế Tôn, ở trong Bản mẫu của Bát-nhã Ba-la-mật-đa, đã tuyên thuyết: Chẳng không nên không.
+ Gọi là: Lời như thế, đã nói: Nghĩa là đã nêu bày lời như vậy, đó là chẳng không nên không, là tánh không lìa.
+ Nói: Các phân biệt hủy báng: Là nếu có người, ở trong chẳng không nên không ấy, chấp giữ tự tánh không, tức là phân biệt, hủy báng, nay đều dứt trừ.
+ Hết thảy nói, đều dứt. Hết thảy: Là tất cả xứ, tất cả chủng loại. Nói: Tức là ngôn thuyết. Nghĩa là Đức Phật, Thế Tôn, không chỉ ở đây dứt trừ phân biệt của biến kế, mà ở nơi tất cả xứ có ngôn thuyết chấp không, thảy đều dứt bỏ hết.
Lại nữa, Tụng nêu:
Như huyễn cũng vậy, Phật
Kia như mộng cũng thế
Như vậy như tiếp, biết
Trí, ngữ biên quyết định.
+ Nói: Như huyễn cũng vậy, Phật, Kia như mộng cũng thế. Nên biết, nêu bày như thế cũng là nhằm dứt trừ sự phân biệt hủy báng.
+ Như huyễn: Là dùng huyễn dụ cho pháp, nên gọi là như huyễn. Thế nào là như huyễn? Nghĩa là tức Đức Phật. Cũng vậy: Là nghĩa nối tiếp nói.
+ Như mộng cũng thế: Tức Đức Phật kia cũng lại như mộng. Ở đây, nếu có nói về ngôn thuyết của Phật, nên biết đều là nói về trí không hai. Nhưng tự tánh của nó, so với hàng phàm phu là như nhau, tương tục có, chỉ vì vô minh huyễn che phủ, nên nơi tự tướng của các kẻ ngu tối đã bị ẩn mất, không hiện.
+ Tụng nói:
Như vậy như tiếp, biết
Trí, ngữ biên quyết định.
Nghĩa là, những điều đã nói như vậy, theo như thứ lớp, như lýmà nhận biết. Biết nghĩa là nhận biết rõ.
Hỏi: Người nào có thể nhận biết? Tụng đáp: Trí. Trí tức là bậc trí.
Hỏi: Những gì là ngữ biên quyết định?
Đáp: Đó là tất cả pháp như huyễn.
Hỏi: Ở đây, dứt trừ phân biệt hủy báng, nhận biết như thế rồi, về sau vì sao lại có chỗ mở bày, chỉ rõ? Thế nên, Tụng nêu:
Các đồng cùng chỗ tạo
Đây nói Phật như huyễn
Huyễn dụ cùng, ngôn cùng
Đây nói tánh y tha.
+ Nói: Các đồng cùng chỗ tạo, Đây nói Phật như huyễn. Đồng chỗ tạo: Là đồng với huyễn kia. Ý ở đây là nếu trong trí không hai của tất cả xứ không sinh, thì các đồng kia cùng với chỗ tạo tác nêu bày không tương ưng. Vì sao? Vì do các huyễn cùng đều có tánh. Ở đây, Phật cũng có tánh như thế. Do vậy, Tụng nói: Nói Phật như huyễn.
+ Tụng nêu:
Huyễn dụ cùng, ngôn cùng
Đây nói tánh y tha.
Trên nói cùng (Huyễn dụ cùng): Là cùng gồm thâu mộng v.v… Lại nói cùng (Ngôn cùng): Tức là nghĩa nhân đấy. Nói: Là ngôn thuyết. Nếu nói huyễn dụ cùng ngôn thuyết, tức là nói về tánh y tha khởi kia. Tánh y tha nầy Đức Phật đã nêu bày. Y tha là nương dựa hệ thuộc vào cái khác (tha), nên gọi là y tha. Y tha nầy tức là tự thể của vô minh, ở đây cùng với phần vị có chỗ nương dựa. Tức nói về như huyễn ấy, Phật cũng vậy. Do đó, nên biết, chẳng phải hết thảy chủng loại, tất cả đều vô tánh, mà do tự tánh thanh tịnh, nên cùng huyễn dụ kia, Phật v.v… đã nói, tất cả đều như thế. Những nêu bày như vậy, nếu có người phân biệt hủy báng, thì kẻ ấy không phải là tất cả chúng sinh của Như Lai tạng, chẳng phải là trí không hai. Vì sao? Vì ở trong tất cả Hữu đã phân biệt hủy báng. Do như thế, nên đối với nghĩa được tạo thành đều không thành, cũng không hòa hợp.
Hỏi: Nếu trong thắng nghĩa đế, trí không hai tức là Như Lai. Vì sao ở đây nói là trí của phàm phu?
Nhằm phá trừ nghi ấy, nên Tụng nêu:
Nếu trí các phàm phu
Tự tánh ấy thanh tịnh
Nên nói Phật kia nói
Bồ-tát cũng như Phật.
+ Nói: Nếu trí các phàm phu, Tự tánh ấy thanh tịnh: Tức các phàm phu, bản tánh là thanh tịnh. Thể tức là trí của tự tánh thanh tịnh.
+ Nên nói Phật kia nói: Nghĩa là trí không hai như thật của Phật kia nói. Đây nêu bày về trí của phàm phu cũng lại như nhau.
Hỏi: Nếu do trong chỗ hành tướng nên nói như thế, thì điều ấy lại như thế nào? Tụng tự đáp, nói: Bồ-tát cũng như Phật.
Do trí không hai đã sinh khởi nghĩa như thế. Do đó, Bồ-tát cũng tức như Phật. Do nhân nầy, nên Phật cùng Bồ-tát nói không có dị biệt.
Hỏi: Hoặc phàm phu hoặc chư Phật, ở trong trí như thật có sự sinh khởi, vì sao trước nói là không sở đắc? Tụng tự làm thông tỏ, nói:
Tự tánh, tự sắc phủ
Nhân vô minh kia tạo
Như huyễn hiện dị biệt
Quả như mộng, trừ bỏ.
+ Nói: Tự tánh, tự sắc phủ, Nhân vô minh kia tạo: Nghĩa là tự thức của các phàm phu hòa hợp, vì tự tánh không hai. Do vô minh kia làm nhân, đã tạo khởi ngã, ngã sở. Ngã nghĩa là tự tánh, ngã sở là tự sắc. Do tự sắc che phủ, khiến chỗ hiển bày có dị biệt, nên khởi hai tướng, tướng ấy không hai, cũng không có thật. Đây lại là thế nào? Tụng nói: Như huyễn. Ở trong không tự tánh như huyễn ấy, giữ lấy tánh vật thật. Nhưng đối tượng được giữ lấy kia, cùng với trí không hai là có đối ngại.
Hỏi: Nếu tự tánh của trí không hai nầy cùng với tự tánh nơi trí của phàm phu nói là bình đẳng, thì do đâu trong thức của phàm phu không xuất hiện?
Đáp: Do tánh điên đảo của chủ thể giữ lấy, đối tượng được giữ lấy đã che giấu. Nhưng trong thức của Như Lai, nơi tất cả thời, do tánh thanh tịnh nên luôn xuất hiện.
Hỏi: Nếu trong tánh thanh tịnh của các phàm phu mà không có quả chân thật xuất hiện, tức tất cả thời đều bị vô minh phủ kín. Sự việc ấy lại là thế nào? Do đó, văn tụng đã phá bỏ nghi vấn ấy, nói: Quả như mộng, trừ bỏ. Trừ bỏ: Tức là nghĩa không chấp giữ. Trong đây, ý nói: Trong trí của tự tánh thanh tịnh hiện có, không phải là không có tánh của quả. Chỉ vì bị vô minh che phủ nên ẩn mất. Như các tuệ văn, tư, tu hòa hợp tạo tác, quả đạt được ấy nhưng nghĩa không thật. Ở đây cũng thế. Như trong mộng, nghĩa của quả nhận biết không thật. Vô tướng có thể biểu hiện, tuy hòa hợp tạo tác, tợ như có sở đắc, đắc rồi từ bỏ. Đây nói quyết định đó là lý đúng.
Lại nữa, Tụng nêu:
Nói không hai, dị biệt
Quả cùng định hủy báng
Hủy báng các phân biệt
Kia hủy báng, đây nói.
+ Nói không hai, dị biệt v.v…: Nghĩa là các kẻ ngu tối, ở trong trí không hai, đã hiện khởi kiến chấp điên đảo dị biệt, chấp trước nơi tướng của hai thứ cảnh giới.
+ Tụng nói: Quả cùng định hủy báng. Quả cùng: Nghĩa là ở trong quả cùng cảnh giới nơi tướng chân như, quyết định hủy báng, nay ở đây là dứt trừ.
+ Hủy báng các phân biệt: Nghĩa là hủy báng, nên khởi các phân biệt. Nhưng các thứ phân biệt hủy báng ấy, nay đều dứt trừ. Tụng nêu: Đây nói: Là dứt trừ. Nay ở đây nói: Chẳng không nên không, là nhằm khiến trừ bỏ lời nói hư giả kia. Nên nhận biết ở đây sắc tức là không.
Lại nữa, trong ấy, một tánh phân biệt có chỗ khởi hiện. Điều ấy lại là thế nào? Nghĩa là trong Bản mẫu của Bát-nhã Ba-la-mật-đa đã nói: Nếu sắc không tức chẳng phải sắc, tức đã nói về sự hòa hợp được tạo như thế. Nhằm khiến trừ bỏ sự phân biệt về một tánh, nên nói nghĩa quyết định. Do đó, Tụng nêu:
Sắc, không chẳng hòa hợp
Kia hỗ tương trái, ngại
Vô sắc, vô không, gọi
Sắc tướng tự hòa hợp.
+ Nói: Sắc, không chẳng hòa hợp: Nghĩa là sắc và không chẳng hòa hợp. Không hòa hợp: Là nghĩa không tương ưng.
+ Hỏi: Do đâu không hòa hợp? Tụng tự đáp, nói: Kia hỗ tương trái, ngại. Nghĩa là hai thứ sắc, không cùng hại nhau nên mâu thuẫn. Hành tướng ở đây như thế nào? Tụng nói: Vô sắc, vô không, gọi. Nghĩa là nếu không sắc tức không không, do không tự tánh. Ví như hoa sen của hư không, nghĩa ấy nên biết.
+ Tụng nói: Gọi, tức là nghĩa chứng nhận. Chứng nhận ở đây nói không tự tánh.
+ Sắc tướng tự hòa hợp: Nghĩa là tướng của các sắc xanh vàng đỏ trắng, chúng tự hòa hợp. Ý chung ở đây là chúng có tự tánh cùng không tự tánh, nên biết hai thứ quyết định là trái nhau.
Lại nữa, Tụng nêu:
Đây phân biệt một tánh
Đối trị vô số tánh
Không chẳng khác sắc kia
Không kia sao có được.
+ Nói: Đây phân biệt một tánh v.v…: Đây là nghĩa nhân đấy. Do nhân ấy, tức biểu thị sự đối trị là dứt trừ sự phân biệt một tánh. Do đó, trong giáo pháp của Bát-nhã Ba-la-mật nầy đã nói: Nếu sắc không tức phi sắc. Ở đây, như thế là nhằm dứt trừ phân biệt về một tánh. Thế nên, Tụng nói:
Không chẳng khác sắc kia
Không kia sao có được.
Như ở trên tụng nêu: Đối trị vô số tánh: Nghĩa là, trong việc dứt trừ vô số tánh, tức có chỗ phân biệt. Vì vậy, trong Bản mẫu của Bát-nhã Ba-la-mật-đa ấy đã nói như vậy. Đó là không chẳng khác sắc. Ở đây, vì sao đã nói như vậy? Là do không ngăn ngại sắc.
Hỏi: Dứt trừ pháp gì?
Đáp: Dứt trừ sự phân biệt về vô số tánh.
Đây lại nhân nơi gì? Đó là không kia chẳng khác với tướng của sắc uẩn, sắc sao có được. Thế nên đây nói sắc tức là không. Lìa không, chẳng có một chút sắc nào có thể đạt được, do không chỗ có. Như vậy, những thứ đã nói đều là nhằm dứt trừ sự phân biệt tán loạn về vô số tánh.
Hỏi: Đây lại nhân nơi gì để lìa không không sắc? Do đấy, Tụng nêu:
Đây chỗ hiện không thật
Kia vô minh đã khởi
Đây năng biểu không thật
Kia nói là vô minh.
+ Nói: Đây chỗ hiện không thật v.v…: Không thật: Nghĩa là không có thật. Ở đây đã xuất hiện nhưng bị đối ngại.
+ Tụng nói: Kia vô minh đã khởi: Nghĩa là sắc hiện có, tự tánh của sắc ấy đã có chấp trước, nên vô minh dấy khởi.
Chấp trước: Là nghĩa ngăn che.
Nếu ở trong chỗ chẳng thật đã hiện như thế, chấp trước có tánh, đó là ngăn che. Thế nên ở đây, ý tăng thượng, nói: Không chẳng khác sắc.
Hỏi: Các phàm phu hiện có trí của tự tánh thanh tịnh, vì sao trong kia nói vô minh dấy khởi? Do vậy, văn của tụng đã phá bỏ nghi vấn ấy, nói:
Đây năng biểu không thật
Kia nói là vô minh.
+ Không thật: Tức là câu nghĩa không thật. Biểu: Là biểu hiện rõ. Năng: Là năng lực. Vì không thật nên không phải là chỗ có thể biểu thị. Ý chung ở đây là nói về vô minh, nên không phải là thắng nghĩa đế.
Lại nữa, Tụng nêu:
Đây nói sắc như vậy
Bát-nhã Ba-la-mật
Không hai, hai như thế
Hai phân biệt, đối trị.
+ Nói: Đây nói sắc như vậy, Bát-nhã Ba-la-mật: Nghĩa là Bát-nhã Ba-la-mật-đa nầy đã nói về nghĩa của sắc, tức trí của tự tánh thanh tịnh có thể diệt trừ tánh che phủ của chủ thể giữ lấy cùng đối tượng được giữ lấy. Nên trong Bát-nhã đã nói, tức là tuệ lực.
Hỏi: Nếu vô minh cùng phân biệt khởi hiện, thì dùng gì để đối trị? Tụng tự đáp, nói:
Không hai, hai như thế
Hai phân biệt, đối trị.
Ý ở đây là nếu hai thứ kia như thế, có chỗ hiện bày, tức do trong tướng của thắng nghĩa, trí của tự tánh thanh tịnh không hai, có thể làm đối trị. Tức đối trị hai tướng phân biệt về hữu tánh, vô tánh. Lại do ba tuệ văn, tư, tu hòa hợp đối trị.
Như vậy, đối trị hai tướng ấy rồi, ở đây, nghĩa như thế tức là đối trị như lý chân thật. Như trong chốn đồng vắng mênh mông, trông thấy dợn nắng, vọng sinh tưởng về nước uống. Nghĩa ấy nên biết. Nơi đây, Đức Như Lai, như thế là đã nhận biết rõ về chân thật tối thượng, nên ở trong Bản mẫu của Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nêu giảng như thật.
Lại nữa, nên biết, trong Bát-nhã Ba-la-mật-đa nầy, đã nói về mười thứ phân biệt tán loạn, đều dùng trí không phân biệt để đối trị.
Hỏi: Nếu như thế, thì vì sao nơi phần thâu giữ chung, chỉ nói đối trị hai thứ, há không phải là lỗi?
Đáp: Đây cũng không lỗi. Tức là, ở trong hai thứ như thế mà có thể gồm thâu ẩn giấu, cũng có thể dứt trừ các thứ phân biệt khác. Thế nên ở đây, ý là gồm thâu chung hai thứ.
Hỏi: Nếu hai thứ ấy đã có thể gồm thâu ẩn giấu phân biệt khác, thì do đâu Đức Thế Tôn lại nói về nhiều thứ phân biệt tán loạn?
Đáp: Ý ở đây là nói, chỉ vì tâm ý của chúng sinh có sai biệt. Nên nghĩa tự hòa hợp, lại dứt trừ luận ấy. HẾT - QUYỂN 3
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.57.5 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.