Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Thánh Phật Mẫu Bát Nhã Ba La Mật Đa Cửu Tụng Tinh Nghĩa Luận [聖佛母般若波羅蜜多九頌精義論] »» Bản Việt dịch quyển số 2 »»

Thánh Phật Mẫu Bát Nhã Ba La Mật Đa Cửu Tụng Tinh Nghĩa Luận [聖佛母般若波羅蜜多九頌精義論] »» Bản Việt dịch quyển số 2

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.13 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.18 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Luận Thánh Phật Mẫu Bát Nhã Ba La Mật Đa Cửu Tụng Tinh Nghĩa

Kinh này có 2 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    1 | Quyển cuối
Việt dịch: Nguyên Huệ

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Ở đây nên hỏi: Trong thắng nghĩa đế kia, thế nào là tự tánh?
Đáp: Tụng tự nêu dụ nói: Cùng dợn nắng.
+ Dợn nắng (dương diệm): Là bụi, đất, ánh nắng mặt trời, ba thứ giả hợp. Như tụ dợn nắng trước thấy sau hoại. Thế nên Tụng nói: Thấy, tức hoại vô tướng. Các cảnh giới “Có sở đắc” mỗi mỗi riêng khác, về nghĩa cũng vậy. Tuy mỗi thứ đều biểu hiện rõ, nhưng đều không có tự tánh. Vì sao? Vì các tự tánh kia trước sau không hòa hợp. Tánh không cùng như nhau, kẻ ngu chấp giữ nơi một tánh chuyển. Do đấy, ở đây đều cùng rơi vào nẻo hữu tình của thế tục.
Lại nữa, trong ấy, nếu chủ thể giữ lấy, đối tượng được giữ lấy có đối ngại, thì tánh không tức tự tánh. Làm sáng tỏ xưa nay không sinh, tâm pháp phát khởi, hiện bày cũng như hình bóng. Vì giải thích nghĩa nầy, nên:
* Tụng thứ 7 nói:
Sở thủ như ảnh tượng
Vô thỉ, từ tâm sinh
Tức tướng cùng thức ấy
Hỗ tương như hình bóng.
+ Đây nói đối tượng được giữ lấy (sở thủ) nhận biết về ảnh tượng: Nghĩa là đây cùng với kia có tương tợ. Do đó, vì sao như trông thấy hình ảnh như mặt v.v… trong gương v.v… Đấy lại là thế nào? Nghĩa là từ tâm sinh, do chỉ tâm ấy có chỗ sinh. Tâm tức hệ thuộc có tướng nơi ngoại cảnh của đối tượng được giữ lấy, tánh là không bỏ. Nghĩa ấy là chung trọn.
Lại nữa, như hình ảnh của mặt trong gương, nơi đối tượng được giữ lấy bên ngoài, tức các pháp ấy, do chủng tử của tập quán nơi tâm lãnh nhận, ở trong không hai, giữ lấy có hai tướng đối ngại. Vì từ vô thỉ đến nay, theo tâm sinh khởi như hình bóng kia. Hoặc đồng thời, khác thời, nơi đối tượng duyên xem xét, chúng đều vô tánh. Không phải chỉ tâm, pháp cũng do tướng của đối tượng duyên mà có thể dẫn sinh tâm thức của chủ thể duyên. Thế nên có tướng.
+ Phàm nói là tướng: Là nghĩa gồm thâu, tích tập. Không phải chỉ một pháp, do đối tượng được giữ lấy kia có tướng như thế, mà chủ thể giữ lấy cũng vậy.
+ Ý ở đây: Tức đối tượng được giữ lấy là không tánh, còn chủ thể giữ lấy là không thật. Tụng nói là hỗ tương.
+ Hỗ tương: Tức là nghĩa hòa hợp. Hỗ tương, hòa hợp đều như hình bóng. Như hình bóng, nên chủ thể giữ lấy, đối tượng được giữ lấy, cả hai hỗ tương, tánh không lìa nhau. Tức hai pháp ấy, ở trong chỗ “Không sở đắc” cùng theo nhau. Tâm pháp kia xuất hiện là có tướng sở đắc.
+ Ở đây, ý chung: Là tự tánh của tâm đó xưa nay sáng rõ, không có tướng của hai thứ chủ thể giữ lấy, đối tượng được giữ lấy. Vốn lìa các thứ cấu uế của vô minh như tham v.v… Thanh tịnh, trắng sạch dứt mọi chấp trước, nên Tụng sau nói: Như trăng trong nước. Vì giải thích nghĩa ấy, nên:
* Tụng thứ 8 nói:
Quán trong chủng tự tịnh
Nếu trí, trăng xuất hiện
Như trăng trong nước kia
Hiện tiền không chốn có.
+ Quán: Là nghĩa định. Định nghĩa là tướng của tâm một cảnh tánh. Ở trong định ấy có tưởng của đối tượng được quán. Tâm tự tại. Tụng nói tự: Nghĩa là chủng tử của tự tịnh, tức thanh tịnh. Thanh tịnh: Là nghĩa lìa ô trược. Tự chủng tử của tự thân ngữ tâm tạo thành, nên duyên đẳng vô gián sinh ra tưởng.
+ : Chữ Hột lý biến thành ánh sáng rực rỡ, hiện hữu khắp. Ở trong ánh sáng ấy, từ chủng tử của tâm, xuất sinh ánh sáng cam lồ, rộng lớn, tỏa chiếu rạng ngời. Ánh sáng đó lại thành vòng lửa cực lớn. Nhân nơi vòng lửa nầy hiện ra phương tiện tuệ. Lại từ đây sinh kia.
+ : Môn chữ Ha, chữ ấy phát khởi âm thanh lớn. Trong đó, xuất hiện đóa hoa sen tám cánh. Nơi xứ chữ Ha, tưởng trong ngoài bày đủ khắp mười sáu phần vị. Lại tưởng.
+: Chữ Ca, thành các tinh tú vây quanh nhiều lớp. Lại, ở nơi phương vị tương ưng, tưởng về hoa sen của Phật. Mười sáu phần kia đều thành vầng trăng.
Quán như thế rồi, lại ở trong chủng tự tịnh trên, tưởng hiện.
+: Chữ Hồng, gồm đủ ánh sáng cực thịnh, ở trong ánh sáng đó xuất hiện khối lửa lớn cháy tỏa sáng rực.
Nên quán tự thân, từ trong vầng trăng trí sinh tâm Bồ-đề. Lại từ đấy sinh vầng trăng trí kim cương. Nên biết, vầng trăng tức là trí kim cương hiện bày khắp thế gian. Ánh sáng của trí tỏa rạng nơi tất cả sắc tướng, thế nên Tụng nói: Nếu trí, trăng xuất hiện.
Trí kim cương kia thành tựu, sinh ra tuệ cùng phương tiện. Không dụ cho tướng của Niết-bàn, lại từ tuệ sinh. Trong kim cương giới, Bồ-tát Ma-ha-chỉ cùng quán tưởng. Tam-ma-bát-để vi diệu, sâu xa tối thượng, như mây dày bủa giăng, ánh sáng hiện khắp.
+ Bồ-tát ấy, thân tướng sắc xanh, tám cánh tay, ba mặt. Mặt chính giữa sắc xanh. Mặt bên phải sắc vàng. Mặt bên trái sắc trắng. Bên phải: Tay thứ nhất cầm kiến. Tay thứ hai cầm tên. Tay thứ ba cầm móc sắt. Tay thứ tư nắm giữ chày kim cương. Bên trái: Tay thứ nhất cầm bánh xe. Tay thứ hai cầm cung. Tay thứ ba cầm dây lụa. Tay thứ tư cầm chuông rung. Nhưng Bồ-tát ấy lý trí cùng hợp. Các nẻo hành tác đều thuận theo phương tiện. Các tướng trang nghiêm, đầu đội mũ của Phật A-súc, hiện rõ tướng vui tươi, khả ái. An tọa trong tư thế kiết già. Như hoa A-đa-tây thanh tịnh, có đủ trăm vòng ánh sáng tròn tối thắng. Lại như tướng của Kim cương Tát-đóa, tự tánh an vui lớn, rưới các cam lồ khắp tất cả nơi chốn. Thân Bồ-tát nầy tức thân Như Lai, từ tuệ phương tiện xuất sinh. Do đó, Tụng nói: Như trăng trong nước.
Tụng nói Nếu: Tức là nghĩa như, như trăng, nước. Đây tức là không. Từ trong pháp không đó sinh ra các pháp. Nơi chốn sinh ra ấy, tức tánh xưa nay không sinh. Thế nên dụ nói như trăng trong nước.
Như vậy, ở đây, nếu trong tự tánh của pháp giới chấp trước có tánh, nhưng thật là không tánh. Vì sao? Tụng nói: Hiện tiền không chốn có.
Do nơi tất cả pháp như thế là “Không sở đắc”, nên trong chân như có đối tượng tạo tác, chứng đắc, nhưng thật là không chủ thể. Nếu có tạo tác, có chứng đắc, đều là phương tiện để kiến lập các pháp. Cùng với hư không như nhau, là chứng nhận cho nghĩa nầy.
* Tụng thứ 9 nói:
Như trí được tương ưng
Tức tướng hư không đó
Do đó, trí nhận biết
Đều như tướng hư không.
+ Nói tương ưng: Nên biết tức là trí cùng với định, hai pháp tương ưng. Chỗ tương ưng kia tức là kim cương. Có pháp tương ưng ấy nên gọi là sự tương ưng. Do tương ưng ấy nơi trí hiện có, đối với tất cả pháp, là không có đối tượng giữ lấy, không hai tướng, trong đó do tuệ phương tiện sinh thân Như Lai, không phải như trước nói uẩn xứ giới cùng tự tánh của hý luận. Nghĩa nầy là chung trọn.
Nhưng thân Như Lai là bất động, do tự tánh của pháp giới tạo thành xưa nay không sinh. Vì sao? Là do tự tánh của Như Lai là lìa. Đây tức vô tánh dừng trụ, không thể nêu bày.
+ Vô tánh: Nghĩa là xưa nay không sinh, nên gọi là vô tánh. Vì thế, Tụng nói: Như tướng hư không.
Đây lại là thế nào? Tức là tánh lìa tất cả hý luận, nên như hư không, do hư không ấy tướng là như vậy. Nhưng tướng hư không phải nên như thế, như lý xét biết.
+ Tướng: Là nghĩa biểu thị.
Lại nữa, nên biết, ở trong tự tánh của tất cả pháp không chướng ngại, có chỗ tác dụng, nghĩa là do trí nhập nơi tướng của tâm, tâm sở thuộc ba cõi, như tướng hư không. Hiển bày vô minh của đối tượng được nhận thức tùy hiện nơi tướng hai thế gian là hữu tình thế gian và khí thế gian, với các thứ uẩn xứ giới, tự tánh của hý luận. Đây tức đối tượng được nhận biết là cảnh giới của trí. Cảnh của đối tượng được nhận biết nầy, tánh có sự tạo tác, theo chỗ có hệ thuộc mà nhận biết rõ các cảnh “biến kế” của đối tượng ấy. Do đó, ở đây gọi là đối tượng được nhận thức. Vì thế, hai thứ Nhất thiết trí, trí Nhất thiết trí, đều như hư không. Nên quán như vậy. Vì gồm thâu chung nghĩa ấy, nên Tụng nói là Đều. Đều là nghĩa trọn vẹn. Trọn vẹn nơi phần ít.
Ở đây, trừ người Thanh-văn, vui muốn chứng đắc Niết-bàn hữu dư y. Người kia tuy chứng đắc lý nhân vô ngã, nghĩa là nơi sự của uẩn giữ lấy cho là có. Kẻ khác chứng đắc tướng giải thoát của Niết-bàn vô dư y, nay ở đây đã gồm thâu. Như Đức Phật đã nói, tất cả loại, hết thảy tất cả hữu đều không. Trong ấy, lại trừ không của một phần ngoại đạo đã nói. Do nghĩa đó, ở đây nên biết thế gian lại không có một pháp nhỏ nào có thể có, tất cả như tướng của hư không kia.
Gọi là như tướng hư không: Nên biết tức là tự tánh của hư không chân thật như thế. Chín Tụng nầy, như đã nói xong, lại vì hiển thị quả chủng trí của các Bồ-tát, nên dùng Tụng nêu chung:
Như lý tư duy tánh thật ấy
Hết thảy tánh kia không chốn dựa
Tâm thắng nguyện Bồ-đề hiện có
Đại trí trang nghiêm nên đạt được.
HẾT - QUYỂN 2

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 2 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Các bài tiểu luận về Phật giáo của Trần Trọng Kim


Chớ quên mình là nước


Người chết đi về đâu


Tư tưởng xã hội trong Kinh điển Phật giáo Nguyên thủy

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.137.176.238 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập