Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn,
ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần,
ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Luận nói : Lại nói xứ thời định như chiêm bao. Nghĩa là như những người tỉnh thức, tuy không có cảnh đó, cùng nhận định là có. Nếu thời quyết định mà có phương xứ, thấy làng mạc vườn tược v.v…lại có định thời, hiện tiền có thể có được, nhưng chẳng phải nó có. Lời nói này nói rõ rằng tuy biết có quyết định thời xứ, nhưng vì không có cảnh, nó đối với kia thành nhân vô dụng. Tức nhân kia nói các cảnh không, trở thành không quyết định thời xứ. Do đạo lý này đã có quyết định ấy. Cho nên biết nói quyết định kia, chẳng phải nói hữu, mà muốn nói cảnh ấy là không, là phi hữu.
Không hợp lý. Đây tức là hoàn toàn không lỗi của tông. Lại khi thành lập, có thể có công năng, có công năng nói sở lập đã không, năng lập phi hữu. Năng biến không, nên sở biến cũng không, mới có thể đưa ra cùng người lỗi của tông. Như nơi cái cân không có trọng lượng, không phân biệt được. Đây đã cùng nhận nói không có trọng lượng nên vật để cân cũng bỏ. Nhưng không phải ở đây lật đổ kia mà thành. Thời xứ định nên có thể thành lập được. Nay cảnh là có, không tùy cái gì mà thành. Như cái tính nghe của nhĩ thức, không thể thành lập âm thanh là thường còn. Tuy cái tính là không gì không nghe, nhưng không ngăn cái không thường còn. Kia thành lập ngoại cảnh là hữu, nay muốn làm rõ rằng đó là nhân bất định. Dẫu chẳng phải ngoại sự, nhưng đối với tình cũng lại thấy cái nghĩa quyết định thời xứ.
Có thuyết cho rằng do tâm hoặc loạn, mới sinh ra cái định giải về thời xứ. Nhưng trong chiêm bao, không một thật cảnh quyết định nào có thể có được. Cho nên những gì người đời chấp nhận, làm sao đem so sánh các định sự, mà cho là lỗi ư ? Nếu như các tưởng trong chiêm bao muốn đồng với tỉnh giác, thì lẽ ra tâm chiêm bao phải là hiểu lầm. Đây tức là chỉ suy bụng ta mà nói, thật chẳng biết bản ý của người khác. Chẳng phải là người kia không chấp nhận, do đó lại đặt những sai biệt mà nạn vấn.
Để thành chính lý, điều này trước đã giải thích thông suốt rồi. Do đó những điều như thời xứ định, ngoài tâm chẳng có cảnh, không nên nạn vấn nữa. Tâm vướng thì tướng sinh, có gì không hợp lý ?
Lại như trước đã nói hoặc loạn là định giải, nhận lìa thức ra, không có định thời xứ, từng không có gì chẳng phải giả, nên khiến chọn lấy kia. Đâu có thể không nói những việc khác là vọng. Đây là đúng lý.
Nhưng nhận các sắc loại đây đều chẳng phải ngoại cảnh, cần gì phải phi xứ mới có thể đưa lỗi ra được. Như thế ở trong chiêm bao kia, thật cũng không có xứ thời quyết định, thì nói tướng trạng tại tâm lấy gì biết được ?
Như có tụng nói :
Như ban đêm nằm ngủ,
Thấy mặt trời phương Bắc.
So le mộng thời xứ,
Làm sao có định tâm ?
Đây không phải chỉ gán cho những gì đã nói trước sau, những xảo ngôn trống rỗng của bè đảng, do không chấp nhận thời xứ. Có điều là duy ở đây không nên vặn hỏi thời xứ quyết định, vì chấp nhận không tương ưng với nơi khác, như trước đã nói.
Lại có người bảo tâm trong chiêm bao có cảnh, đó là do niệm. Chuẩn theo đó mà biết đó là quyết định của xứ v.v…
Đây là do duyên kia từng khởi cảnh, cho nên trong chiêm bao thấy có nhiều cảnh. Giả như ở trong không trung thấy có nước chảy, hoặc ở nơi biển rộng thấy lửa cháy to, đó cũng là những gì xưa đã từng thấy. Nào nước, nào hư không, hoặc lửa cháy, hoặc biển, là những sự việc đã trông thấy, ở những nơi khác nhau. Trong chiêm bao khởi niệm chấp ở một chỗ là không trung , là con sông. Nếu không như vậy thì phải chấp nhận rằng người mù bẩm sinh, nhớ lại màu xanh v.v…Nếu không chấp nhận điều này, thì những hồi ức trong chiêm bao, người mù bẩm sinh phải hồi ức được màu xanh màu đỏ.
Tất cả những gì hồi ức nhớ lại đều là những gì đã từng tiếp nhận. Vì vậy cho nên những người mù bẩm sinh này, không thể nào tưởng tượng được màu xanh. Điều đó đã thành đạo lý. Hoặc trong chiêm bao thấy mình bị chém đầu, đó cũng là hợp các nghĩ nhớ những việc khác, mà có công năng tác dụng như vậy, như trước đã nói. Hoặc thấy tự thân bị người cắt xẻ, thì quán tiền thân mà tự rõ, tức đã từng thụ, nay còn nhớ lại. Điều này cũng không sai trái.
Như vậy lẽ nào không phải như nghĩ nhớ những việc trước từng trải qua, nên trong chiêm bao mới thấy những điều quái lạ.
Chẳng phải cùng một việc đã thấy lúc xưa, chẳng phải vì bất định, cho nên chẳng phải chỉ một mực chuyện gì đã từng trải qua mới nghĩ nhớ ư ? Tức như đã từng học gì đó nhiều năm, sau nghĩ nhớ lại, hoặc đảo lộn thứ tự, hoặc thêm lời thêm ý, hoặc có quên chỗ học.
Nếu nghĩ nhớ vậy tức thành phi hữu. Cảnh của nghĩ nhớ thành không. Chẳng phải như thật vật, có sự tướng riêng biệt. Đối với quyết định, sự thật là tâm tưởng lập ra. Như ở nơi đầu con ngựa chưa từng bao giờ thấy có sừng. Nhưng trong lúc hồi ức, thấy có cảnh đó như đã từng lãnh thụ. Trong lúc nghĩ nhớ , sinh ra các thấy biết khác lạ, không duyên ngoại cảnh. Nhưng trong chiêm bao khởi tưởng điên đảo, sinh các nghĩ nhớ như hư không, con sông. Đây cũng như vậy. Dẫu cho có cái thấy không điên đảo, nơi chiêm bao kia, trong thức tương tục mà sinh cái chấp kia, thì các tướng trông thấy vẫn không phải ngoài thức. Cho nên phải biết rằng các nghĩ nhớ trong chiêm bao là có cảnh thật, là không thành đạo lý.
Nhưng các sự việc thấy trong chiêm bao, như thấy núi sông ở trước mắt v.v…nhưng không phải lúc thức nghĩ nhớ mà có thể trông thấy được rõ ràng như vậy. Đã không có tướng khác là do ý gì vậy ?
Giống như trong chiêm bao, tâm bị ngủ mê loạn tâm sinh nghĩ nhớ, cảnh thấy rõ ràng trước mắt, nhưng không phải là sau khi chiêm bao thức dậy, tâm bình thường mà thấy được như vậy. Do đó những cảnh hiển hiện rõ ràng trong chiêm bao, kia và đây quyết chắc giống như cảnh thấy rõ ràng lúc thức. Suy từ đó những vật tâm thấy trong chiêm bao chẳng liên quan đến hồi ức nghĩ nhớ. Trước khi chiêm bao đã từng thấy có vật. Sau đó trong chiêm bao nhớ chuyện trước. Nhưng cái nhớ trong chiêm bao này, như người thức kia, tuy tướng trạng của cảnh nghĩ nhớ, tựa như có cách ngăn, xứ thời xa cách, không thể thấy sắc được rõ ràng v.v…
Lại như có chỗ nói những người mù bẩm sinh, trong chiêm bao không thấy gì cả. Tuy có lời lẽ khéo léo, nhưng lý không thành.
Đây cũng tùy tự chủng công năng của người ấy mà đưa đến thành tựu. Rồi trong chiêm bao trong tâm thấy màu xanh v.v…nhưng đây là màu xanh mà họ chưa từng có ý niệm. Những loại người này, tuy nói chiêm bao thấy màu xanh v.v…là nói như vậy, nhưng không do khởi phát từ đâu. Lại nữa những cảnh thấy trong chiêm bao phần nhiều là những sự việc chưa từng trải qua trong đời hiện tại. Vì vậy mà tâm chiêm bao chẳng liên quan ý niệm hồi ức. Nếu cho ức niệm ấy duyên cảnh quá khứ, tức là thành lập cảnh ức niệm là không. Vì quá khứ, vị lai không phải hiện tại, cho nên cũng như phi hữu. Căn cứ sự thật cho nên trong này ý nói năng duyên cảnh lúc thức tuy là phi hữu, nhưng có thể quyết định thời xứ. Cho nên chấp nhận cảnh là trước rồi mới thấy.
Chưa có thể đối với ta làm chuyện không lợi, lại còn nói những gì. Do chiêm bao chướng tâm, có lực dụng, cho nên tạm thời sinh khởi. Thể của thức thanh tịnh hiện tiền không ngại. Như định là sức của Tam-ma-địa, vì thanh tịnh quang minh quán vô ngại. Như ở trong một nhà nhỏ mà chiêm bao thấy một bầy voi và thấy các vật to lớn khác. Lại chiêm bao thấy mình thác sinh ở một cảnh giới khác v.v…
Nhưng không thể nói những thân thể nơi kia, thân không chấp thụ đó là thân ta, như thân thụ dụng lúc chẳng phải chiêm bao.
Nhưng chẳng phải bỏ thân của cảnh giới này mà chấp thân ở các cõi khác mà có được lý như vậy. Lại chẳng phải lúc này có việc sinh tử, liền thành lỗi thấy có thây chết.
Lại nữa nếu nhận có sự sinh tử đó, nhưng có sự sai trái đối với sự sinh hai lần. Sau đó thức dậy, thân thể cũ chẳng chút hao tổn nào.
Lại trong lúc nằm, người kế bên chẳng thấy thân có gì khác lạ. Nhưng sự chậm nhanh trong lúc thụ sinh này có khác nhau. Do đó nên biết duy chỉ là công năng huân tập kia của thức. Hiện thời xem thấy các thứ tướng mạo rõ ràng tại tâm, đó là hợp lý.
Lại nữa nếu nằm ở nơi đồng rộng núi đá bãi cỏ mênh mông xem cảnh sắc to lớn như thế này cũng là chẳng phải sắc, vì không chất ngại, cũng như thụ v.v…
Lại đây đã chấp nhận thì nơi đất, nước v.v…thể của sắc, tính phải có chất ngại. Nếu không chấp nhận thì mất tính đối ngại, lại chẳng phải vô biểu, có lỗi bất định, do đây và kia cùng một đạo lý.
Tâm trong chiêm bao này có gì kỳ lạ. Làm đại công nghiệp không mượn ngoại hình. Nếu có thể tinh xảo làm cho tráng lệ, hoặc thấy tường cao chín nhận, mái rui mười trượng, ngọc bích hoa hồng, hoắc hương, phỉ vu rực rỡ, dẫu thợ giỏi cũng khó điêu khắc nên hình. Kia cũng khó như đây vậy.
Kia không có lỗi này. Không mượn ngoại sắc công sức mà khởi, cho nên chỉ do chủng tử thuần thục, nhờ thức làm duyên, liền khi ấy ý thức hiện khởi. Lại chưa hề thấy có kinh luận nói trong chiêm bao kia sinh cảnh sắc khác. Vì vậy biết chắc khó dùng xảo thuyết đối với tông của mình. Bởi lấy chỗ sơ hở làm phương tiện, cuối cùng cũng không thể khiến trong chiêm bao khởi cảnh sắc nào khác.. Cho nên xứ thời định như chiêm bao, lý đó đã được thành lập.
Thân bất định như quỷ nghĩa là, thật là nước sông trong trẻo, không có cảnh gì khác, nhưng các ngạ quỷ đều thấy đó là một dòng chảy đầy máu mủ, mà không phải chỉ một quỷ thấy như vậy. Nhưng ở đây thật không có tí máu mủ nào, làm gì có đầy sông trôi chảy ?
Tuy không có cảnh thật quyết định thuộc một, lý cũng không thành. Phải biết đây, cái tâm quán sắc v.v…tuy không ngoại cảnh, không tính quyết định, đối với thân là phi hữu, thì không có cảnh ngăn chận, như vậy tức kia thành lập nhân có cảnh, là có lỗi bất định.
Ở nơi không có cảnh, cũng có nhiều thân, cùng xem bất định, làm sao có chuyện không thật máu mủ mà các ngạ quỷ chẳng thấy khác ?
Do đồng một nghiệp, nên tất cả đều thấy dòng chảy là máu mủ. Nghiệp xan lẫn thành thục nên đồng thấy cái khổ này. Do xưa cùng một nghiệp đều huân tập nơi tự thể, nên lúc ấy dị thục đều hiện tiền. Chúng hữu tình kia đồng thấy như vậy, mà thật sự ngoại cảnh chẳng chút thêm bớt. Chuẩn theo đạo lý đó thì cùng một sự tạo tác, khi huân tập thành thục, thì tướng phần từ thức sinh, mà không có sắc v.v…hay một tướng nào khác. Cho nên biết chắc không do ngoại cảnh thức mới sinh được.
Lẽ nào chẳng phải nhận đây đồng một cõi sinh, nhưng chẳng phải quyết định hữu tình kia là đồng nghiệp. Do hiện thấy có người giàu nghèo sang hèn khác nhau, mà thấy những cảnh sắc ấy có sai biệt. Đồng một dị loại kia, thấy thành ra chẳng phải, cho nên biết rằng loại này và kia không đồng. Kia cũng chẳng do sức ngoại cảnh, sinh các cảnh như sắc v.v…, nhưng các ngạ quỷ tuy đồng một cõi, thấy cũng khác nhau. Do nghiệp khác nhau, nên tướng trông thấy cũng vậy. Chúng hoặc thấy là khối sắt nóng chảy khổng lồ đang trôi, hoặc có khi thấy như phân nhơ ô uế đầy ắp đang trôi chảy. Cho nên tuy đồng một cõi người, mà người phúc mỏng thì khi đai vàng hiện, thấy là xích sắt nóng khó lại gần được, hoặc thấy là rắn phun lửa độc. Cho nên biết chắc là tuy đồng ở trong cõi người, cũng thấy không giống nhau. Nếu những loại như vậy, có tính thấy không khác biệt nhau, là do chúng có nghiệp đồng loại. Nhưng do nghiệp đồng phần, sinh vào cõi đồng phần, mà lại có biệt nghiệp nên có thấy khác nhau. Hai công năng này tùy sức của mỗi thứ, khiến cho những người kia có chỗ thấy giống hoặc khác nhau. Cũng có thể dùng nghĩa này giải đáp các câu nói khác.
Có thuyết nói các hữu tình ở các cõi khác như quỷ, bàng sinh v.v…vì do tính dị thục của các tác nghiệp sai biệt, nên chẳng một nơi, có cái thấy không sai biệt. Cái nghiệp đồng xem, lại có cái không khác, tức các hữu tình trong tương tục có sự dị biệt ấy. Vì nghiệp chủng đi theo, nên mặc kia tùy duyên đều được sinh khởi.
Lại có những người khác nói các ngạ quỷ v.v… khi cùng thấy một việc, chẳng phải là không có ngoại cảnh. Bởi do cõi này là nơi sinh của các hữu tình có chung nghiệp tăng thượng. Phải mượn nước sông trong sạch hiện hữu, mới thấy nơi đây là dòng chảy máu mủ v.v…Do phúc mỏng, xan tham cấu uế, cho nên mới thấy cái thứ chẳng mấy yêu thích này. Nếu chúng không thấy là nước, tức các hữu tình này đồng sức tăng thượng, cùng cảm được một quả chung. Vì lý còn thiếu sót. Biết rằng loại này có thật cảnh ấy, máu mủ v.v…thức phải nhờ vào việc này nên mới có. Như nơi thân tương tục tà chấp điên đảo, chấp là ta rõ, không có sự việc nào khác cùng thấy máu mủ. Vì vậy cho nên bất định là thuộc một thân sinh. Đây là do không hiểu rõ sở duyên, cho nên có thấy như thế, phải đợi khi tâm tâm sở hiểu rõ tướng của tiền cảnh, mới nói là sở duyên.
Nhưng không phải ngạ quỷ thấy nước chảy kia, làm sao không thấy được làm sở duyên ?
Nếu dùng biệt tướng, tức nơi chỗ nước thấy là máu mủ, thì nơi đâu có được sự phán định thấy đó là nước thật. Nhưng nơi tướng của nước chẳng có quan sát được tí nào, chỉ thấy tướng đó mà làm cảnh giới.
Có thuyết nói rằng là do tướng trạng tương tự của thức, gọi đó là cảnh. Cái thức của máu mủ vì không có tướng kia nên mới biết không duyên nước v.v…làm cảnh, cũng như chiêm bao tỉnh dậy, chẳng phải là nhân thành tính sở duyên.
Có lỗi sai lầm lớn. Trước đã nói rõ, nhưng ngoại cảnh này đối với tâm sở duyên từng không thêm được gì, nếu chỉ là nhân cũng là sai lầm lớn, vì trước đã nói rồi.
Lại như có nói do nghiệp cộng tướng chiêu cảm cho nên ắt phải thấy.
Đây cũng chẳng phải vậy. Chưa sinh thiên nhãn và viễn phương, không thể quán được. Sinh Vô sắc cũng phải thấy được. Nếu nói chẳng phải nghiệp lực kia sinh, thì chuyển đến các đời sinh khác, cũng không thấy được. Nếu nói sau mới có, thì ta cũng đồng như vậy, nhưng như cõi Vô sắc khi, sinh các đời chẳng phải là vô ích. Nhưng đối với ngạ quỷ, lý cũng đồng như vậy. Lại nữa duyên tà kiến do ta sinh ra, tức như đạo lý trước đã dẫn, không duyên các sự hữu vi như sắc v.v…, không duyên tướng kia, cho nên như biết vô vi. Vì vậy chắc biết, tự không hiểu rõ thì không thể khiến người khác có thể hiểu rõ. Nhưng các văn luận hết sức rõ ràng. Như có tụng nói :
Dẫu có nước sông quỷ chẳng thấy,
Mà thấy thành ra hình dạng khác.
Mới biết đó là do nghiệp trước,
Nghiệp chướng làm cho mắt chẳng tinh.
Cảnh tuy phi hữu, do nghiệp lỗi lầm khiến cái thể của mắt thấy hiện hữu mà không thể thấy như chính nó, nên vật trông thấy thành hình dạng khác. Do đó biết rằng thật không có máu mủ, mà có vọng kiến.
Lại có những người khác nói rằng các ngạ quỷ do nghiệp lực khiến mắt thấy các tướng như vậy.
Tuy cùng một thời gian, mà những loại có phúc thì không trông thấy. Đây quán sát đúng là cảnh đáng chán ghét. Do đây nên biết các ngạ quỷ tâm duyên thật cảnh đó.
Nay nên hỏi kia là do nhãn căn tạo các vọng kiến này. Tuy không tiền cảnh , chẳng phải việc đáng ưa thích, vì tiền cảnh thật có những việc này.
Nhãn thức dựa nơi đây sinh liễu biệt ư ?
Ban đầu là phi lý, chấp nhận cảnh chẳng đáng ưa thích, cho nên thành không có vọng tâm. Nếu nói cái thấy đây là do tưởng sai biệt, thật không trái với tiền cảnh là không. Đó là điều chấp nhận. Còn cái chấp thứ hai, là làm sao cảnh kia có thể hiện ra hình dạng này ? Nếu nói do ác nghiệp sinh thì làm sao một nơi có đông nhiều đồng loại ở chung được ?
Không chấp nhận vật có chướng ngại thì có thể cùng ở một nơi được. Như đá và gạch có thể ở cùng một nơi. Cho nên biết rằng máu mủ và nước thể khác nhau, mới có thể thấy đồng một chỗ, đó là đúng lý, vì chất ngại tính. Cũng như lạc v.v…thành phi ngại tính.
Nếu nói máu mủ v.v… là chất ngại tính thì không thể thấy một chỗ như đá. Do đó cho nên biết rằng thấy một chỗ, là trái với lý. Nếu nói vật nhóm hợp lại có nhiều khoảng hở, ở chỗ trống đó có nhiều ánh sáng vào, nếu tương tự nhau thì không thể thấy khác biệt, giống như nước và sữa hòa hợp nhau vậy. Lại như đá kim cương rất cứng, cho vào lửa thì khác nhau. Lại nữa định là nhãn dược của nghiệp lực, từ đó phát nhãn căn, quyết định có thể quán các việc tiền cảnh xa gần thô tế. Bất luận là vừa ý hay không vừa ý, tùy lực dụng đều có thể thấy tất cả.
Thật có thuyết như vậy nhưng đây không thể lập thuyết như thế. Nơi chỗ trống hở kia lại nhập vào. Tuy ở một nơi, trừ có thể nghĩ là nước chẳng phải ưa thích máu mủ. Đây là chấp nhận có ngoại cảnh thật sự. Những gì mọi người trông xem, từng không duyên ngại và xem nước phải thấy các hình dạng khác. Quỷ cũng giống như vậy, cùng xem nước. Như nấu dầu thơm, mọi người đều nghe mùi. Nếu nói tuy kia không có nhân duyên khác, chỉ do nghiệp, không thể ở nơi cảnh, nước, máu mủ đều thấy. Đây hẳn là tạm trái với sự chấp nhận chung, phi lý ưa thích máu mủ. Nhưng do tự thức, một loại đồng nghiệp, khi tự chủng thuần thục, tùy duyên hiện tiền, khởi các tướng mạo. Sao không tin diệu lý này ư ? Lại nữa có những hộ vệ, hình dung đáng khiếp sợ, hươi đao bén, cầm dây quyến sách, xua đuổi không cho đến gần. Giả sử lúc ấy gặp chống cự, cũng không thể phân bua. Các loại chúng sinh này do ác nghiệp kia làm thắng duyên, cho nên tuy trước không mà thoạt nhiên thành có. Đây tức liền thành, phò trợ duy thức, cộng lập chân tông. Do đạo lý này các tướng do thức biến hiện cố nhiên không trái. Như vậy nên biết rằng bất định là thuộc thân, tuy không ngoại cảnh, mà thành tựu nơi thức.
Như chiêm bao có tổn tác dụng, tuy không ngoại cảnh, lý cũng được thành. Do trong chiêm bao nam nữ giao hợp, các căn của mình tiếp xúc nhau, tuy không có cảnh tiếp xúc bên ngoài, nhưng có tác dụng, làm xuất bất tịnh. Đây chỉ là tự thức tướng, hội hợp làm động tác kia.
Việc này như thế, thì các việc khác cũng vậy, như chiêm bao thấy các việc ác độc, đao binh, sương mù, mưa đá làm tổn hại, tuy không ngoại cảnh, chỉ y nơi thức kia mà có ác độc đao binh v.v…sao không có tác dụng như vậy ?
Đã chấp nhận là sự thành, mặc dầu không có ngoại cảnh, sao còn cho là lỗi của tông ? Nếu kia nhất định cho rằng không thể thành tác dụng, thì đây cũng ở nơi cách lìa nhau, cho thấy các tiếp xúc sai khác, trên thức phần, hiện các tướng trạng như đây, vậy là tự tông của mình có lỗi bất định. Nhưng chỉ ở nơi thức, mà việc xuất bất tịnh xảy ra.
Lại có thuyết cho rằng nghĩ nhớ như đây, các loài hữu sinh trong tất cả thời không thấy có. Nhưng chỗ đây nói không thể thành nhân, có lỗi bất định. Giác tình đối với sự việc cũng thành tác dụng. Do thức chuyển, là nhân của sự tiết xuất.
Lại nữa định kia là nhân, không thành tác dụng, là chỉ căn cứ thức tổng tướng.
Nói không thể thành sai biệt của thức, điều này mới thấy thì không đồng dụ. Do đây nói thức có thể làm tác dụng. Thức tăng thượng kia cũng có thể sinh. Nếu là cái chấp thứ hai, thì thức kia có thể làm sở hữu tác dụng, lại cùng với nhân không thể thành sự, có lỗi bất định.
Nếu vậy thì nơi nào có được định như đây, sự đồng không có cảnh ? Hoặc khi có duyên, có thể làm sự dụng, chứ không phải tất cả sao ?
Vì công năng khác nhau. Do các duyên mà công năng khác nhau. Tùy theo công năng mà làm tác dụng. Lại nữa các sư cùng với ông chấp ngoại cảnh, lý tương tự thì cảnh đồng có, tại sao không tất cả mọi sự, tất cả mọi lúc đều thành ? Vì vậy phải chấp nhận. Đối với các sự việc riêng biệt, khi có công năng tác dụng, thì có các tướng khác. Đây tức đồng kiến giải của các nhà Duy thức.
Lại có những người khác nói rằng thật ra lý không phải do tiếp xúc người nữ có thể sinh bất tịnh.
Lúc thức cũng vậy. Nhưng do sự ái nhiễm quá nặng hiện ra, nên xảy ra tướng tiết xuất. Vì trong chiêm bao có sức sai biệt đẳng vô gián duyên, mới dẫn khởi sự tác ý phi lý, lấy đó làm nhân mới thấy tiết xuất. Nếu như trong chiêm bao, tuy không thật cảnh, mà có thể xuất bất tịnh, bị độc, ăn uống, chạm xúc nữ hình v.v..thân thể nóng lạnh, các căn sung sức, sinh tưởng nam nữ v.v…thì trong chiêm bao đó, phải thành ra có sự. Cho nên biết chắc sự tiết xuất trong chiêm bao là không cảnh mà có dụng.
Khi thức tuy có dụng mà không cảnh, chẳng phải hợp lý.
Tuy không có cảnh đó, nhưng công dụng của thức thành. Nếu khi thức, dẫu chẳng có cảnh, mà chấp nhận chỉ có tác dụng của thức mà thành, thì lẽ nào chẳng phải rất phù hợp Duy thức đó sao ? Các luận sư chủ trương không có cảnh, sao lại không thích ?
Nếu nói đó là có ý riêng, thì mọi sự có tiếp xúc đều phải nhờ có ngoại sự mới thành tác dụng, và như vậy cái lý chỉ có thức, là không thành. Như gỗ chiên đàn, mài làm bột nhão thoa vào thân thể, có thể trừ nóng sốt được mát mẻ, nhưng sự tiết xuất này chỉ y thức sinh, điều này đối với lý chưa thỏa đáng. Y vào cảnh tiếp xúc v.v…mà có tác dụng, vì chưa được chấp nhận, nên do không chấp nhận có sự tiếp xúc ngoại cảnh, mà muốn khiến kia y vào sự tiếp xúc đây, mà tác dụng khởi, cho nên do đây, không nên cùng kia, làm thành lỗi phi hữu.
Bởi các nhà chủ trương chỉ có thức, là sự vật có tác dụng, các sai biệt đều từ thức xứ sinh. Ở đây có câu hỏi như sau. Đã không ngoại cảnh, làm sao lìa thức lại có thể có tác dụng thành sự được ?
Nếu đã hỏi thì xin thí dụ như thế này. Như trong chiêm bao thấy có việc tổn hại. Đây là chỉ có thức có thể có tác dụng. Như trước đã nói rõ, nếu ông chiêm bao thấy ăn phải thứ độc, thì thân ông sẽ thành bệnh, vì đây cũng là chỉ có thức có tác dụng, cũng như đối với cảnh có định thuộc. Câu trả lời sau có thể dứt trừ nghi trước. Hoặc lại có khi thấy độc v.v…, tuy không thật cảnh mà có tác dụng. Như do thấy bị rắn cắn, nhưng vì nghi có độc khiến ngất xỉu, toát mồ hôi, rồi hôn mê. Chuyện rắn cắn cũng như chuyện trong chiêm bao, nhờ sức tăng thượng của thần chú, khiến được no nê, khí lực sung túc cường tráng. Ông có nghe chuyện người cầu con, trốn trong giường, mơ thấy cùng người giao hợp mà rồi có con không ?
Làm sao biết được ở trong chiêm bao kia bị độc bị thương v.v.. là phi hữu ?
Vì sau khi thức dậy không thấy.
Nay chuyện bàn luận này trở lại giống như những chuyện kia. Trong lúc đang thức cho là thật sự, thấy thuốc độc v.v…chấp là sai lầm. Vì chân trí lúc thức không thấy. Đồng với trong chiêm bao kia thể chẳng phải thật, nhưng trong chiêm bao nhận là thật sắc, kia cũng như đây, chẳng phải việc đáng ưa thích, độc v.v…quả dụng bèn thành thật hữu. Nếu nói không, là chỉ có cái tướng của độc, còn cái dụng của độc v.v… thì không.
Đây nói trạng thái của độc lại thành sai trái. Chấp nhận cái tướng của độc thành ra vô ích.
Vì trên thức kia, cái thể của thuốc độc là không. Cho nên biết chắc là thật không có ngoại cảnh, chỉ do tâm khi thức, sinh ra tác dụng kia. Giống như khi chiêm bao tỉnh dậy cũng như vậy. Đây thật đúng là khế hợp đạo lý.
Trên đây là tùy theo sự việc mà nói, đem chuyện chiêm bao và quỷ làm thí dụ, như bốn câu hỏi kia đều đã thí dụ xong. Nay lại đem thí dụ Nại-lạc-ca trả lời các câu hỏi. Việc đó hoàn thành tốt. Do các cực ác hữu tình, cực ác ngục tốt v.v…có định, xứ, thời, bất định đều thấy, đều không lìa thức, mà có hình thù khác biệt. Và chó, quạ v.v…gây các cảnh khổ cho tội nhân, có thể lấy thí dụ này trả lời các câu hỏi như trên, nên suy nghĩ.
Lại nữa, lý thật không có ngục tốt cực ác, như đã nói, có định, bất định nhân đâu mà sinh. Nhưng cũng ở nơi kia, khởi tâm tác dụng sinh ra nhân này, đúng thời có tác dụng được sinh. Tức chỗ trông thấy chúng có nhiều khác nhau, mượn lấy công năng và do tâm tương tục, tùy chuyển nghiệp lực sai biệt, mà làm chính nhân, lại nhờ các thuận duyên như thủ v.v…tương trợ cho nên tùy sự mà khởi kiến v.v… chuyển thành các quả dị thục, thảy đều hiển hiện. Do đó tuy không có ngục tốt, nhưng trong chúng, phải nhờ sức tăng thượng của nghiệp tự tạo ác tương tự, cùng nhau trong đó thấy xứ định v.v…rồi lại ở nơi chúng, sinh tâm tác dụng. Những thứ này tức là nơi sắc của chúng, chẳng phải ngoại cảnh thật có, rõ ràng là do thức sinh. Thành lập như vậy là để làm rõ nghĩa này. Nhưng do không đợi cảnh lìa thức là năng biến, nên ra lỗi trái nhau. Nếu xúc các cảnh v.v…là sắc tự tính, vậy tức là lập. Nếu nói chỉ là thật sự định chấp là lập đã thành. Do đưa ra lỗi của kia làm phương tiện, nên biết tức là làm rõ tướng thành lập của tông mình. Trong đây lập nhân tùy thuận, dùng thức chiêm bao v.v…làm thí dụ cho nên ngay lời chấp này cho thấy rõ như nghĩa này quyết định xứ thời có sự thể. Đương tình hiển hiện các tướng mạo, nên như trong chiêm bao biến khắp tâm. Sau khi chiêm bao tỉnh dậy rồi, khi thấy các sắc, thật cũng chẳng duyên.
Cái sắc chẳng phải thức, vị tất cần phải hiện sắc v.v… các cảnh.
Nhưng do đồng nghiệp dị thục chiêu cảm, khi cùng thụ dụng, đối với tự tương tục bất định thuộc một, mà sinh khởi vậy. Cũng như bọn ngạ quỷ đói khát, có đồng một nghiệp ác, thấy sông máu mủ v.v…, hoặc ở nơi cực ác đều thấy các ngục tốt hung dữ.
Đây nên thành lập cả hai, như cảnh hiện thấy có tác dụng ấy mà hiển hiện, cho nên ở trong chiêm bao chỉ có tướng của thức thấy cùng người nữ giao hợp, thấy các ngục tốt hành hình, đều có thể nói đến. Lẽ nào chẳng phải cần các ngục tốt cực ác mới thành phi hữu, mới đem làm việc năng lập. Đây đã không thành, bèn thành không có. Đồng lỗi của dụ là không, như vậy liền thành lỗi.
Do các vật này cũng đem làm hữu tình. Cũng như không nói lìa chấp thụ, là vì chẳng phải thụ sự. Nhưng đây cũng chẳng phải là việc chấp thụ. Cũng như gạch đá cây gỗ, cũng như hang kiến, do vì những thứ ấy không phải hữu tình.
Vì có ý gì mà không chấp nhận ngục tốt và chó quạ v.v…là hữu tình ? Nhưng chúng đồng thấy hình dáng và cử động như hữu tình, cũng không nhờ sức ngoại duyên như bao nhiêu tát-đỏa khác ? Nếu vậy đây là các nhân bất thành ?
Câu hỏi này phi lý. Các Na-lạc-ca có các động tác không cần nhờ ngoại duyên. Na-lạc-ca kia tội ác nghiệp trước tự nó dao động. Như bóng cây lay động, tướng chúng sinh cũng vậy.
Lại do chúng nhất định không phải là hữu tình, vì trong ngũ thú không gồm có chúng, cũng như gỗ đá. Do đây biết rằng chúng nhất định không đồng loại với ác chúng sinh, như bao nhiêu ác chúng sinh sinh ở nơi đây, đồng chịu các khổ nơi đây. Chúng không chịu các khổ nơi đây, không đồng chịu khổ chung với các hữu tình cõi này. Như trời Trì Man v.v…chẳng phải Na-lạc-ca mà cùng chịu khổ với các ác chúng sinh. Do nghiệp chung của chúng mà cùng sinh nơi xứ này.
Nếu khác đây thì sinh còn khó được huống chi là bị hại ư ?
Tuy có lý này, các ngục tốt v.v…không chịu các khổ ở đó, không phải là cộng thành.
Đây chưa phải chính thuyết. Chúng sinh vào đấy mà không đồng thụ khổ, bị hại là do không có kẻ có thể hại được chúng, nên trở lại bị chúng hại. Nhưng chúng cùng chịu khổ nóng đốt như nhau. Nếu vậy thì chúng cũng não hại nhau, cho nên phải chấp nhận rằng có lúc chúng chịu khổ.
Đây cũng phi lý, do khi lần lượt hại nhau, đây là Na-lạc-ca, đây là Ba-la sẽ mất hành vị, vì có thể hại nhau, có thể có tác dụng làm duyên do.
Nói là ngục tốt, một ngục tốt đã vậy, các ngục tốt khác cũng thế. Tức cả hai đều là tính ngục tốt. Tức không lìa thể tính Na-lạc-ca, như vậy thành ra sai trái. Do đó không phải tính ngục tốt, như trời thứ Ba mươi ba. Ý muốn làm rõ ý nói Na-lạc-ca chẳng phải là người bị hại.
Nếu chấp nhận có sự hại lẫn nhau thì khi gây hại nhau nếu cho mình lực lượng hình thù khỏe mạnh thì sẽ khinh khi đối phương chứ không sợ. Giả sử thấy kia thân hình to lớn, nhưng nghĩ mình can đãm dũng khí thì sẽ thắng. Biết mình như vậy thì đâu còn sợ, lẽ đâu như Na-lạc-ca trông thấy ngục tốt v.v… Huống chi hình dáng, lực lượng, khí lực không khác, khi trông thấy kia, khiến sinh khiếp sợ.
Lại nữa đều là ngục tốt thì hình thù lực lượng như nhau, sức mạnh cũng đồng không có kẻ mạnh kẻ yếu. Lẽ ra phải có hình lượng dũng kiện khác nhau nên trông thấy mới sinh khiếp sợ. Như vậy khi Na-lạc-ca thụ khổ hình, thấy các ngục tốt kia đến mới sinh sợ hãi. Lửa lo âu trong lòng phát ra, đốt cháy toàn thân, liên tục chịu khổ hình, ác nghiệp chúng sinh chịu khổ như vậy. Cho dẫu người trí sáng thông minh cũng không thể biết hết các sự việc kia. Các giai vị này lý ắt khác nhau, mà ở thế gian cũng thấy việc ấy. Kẻ có ác ý, ôm tâm độc hại muốn hại người, khiến sinh khiếp sợ. Tuy ở nơi đáng khiếp sợ cùng cực, lúc bị câu tỏa rất ngặt, nhưng sự kinh khiếp, nỗi sợ hãi không như nhau. Nhưng bọn chúng ngục tốt thì lòng cứng rắn, còn loại Na-lạc-ca thì chịu thụ hình hãi sợ. Cho nên bọn Na-lạc-ca này không phải kẻ có khả năng làm hại. Bọn ngục tốt như kẻ đồ tễ trói thú vào cột, chúng là nguyên nhân gây sự sợ hãi, không phải kẻ chịu khổ hình. Luận Thành Duy Thức Bảo Sinh Quyển II
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 13.58.232.94 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.