Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
"Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi."
Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận.
Kinh Pháp cú
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Đại Quảng Trí A Đồ Lê nói rằng: Nếu người có Thượng Căn Thượng Trí chẳng vui Pháp của Ngoại Đạo, Nhị Thừa; có độ lượng lớn, mạnh mẽ sắc bén không có nghi hoặc, thích ứng tu Phật Thừa thì nên phát Tâm như vầy: “Nay con chí cầu A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề (Anuttāra-samyaksambuddhi: Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác) chẳng cầu Quả khác”. Do Tâm thề quyết định cho nên cung Ma bị chấn động, chư Phật mười phương thảy đều chứng biết. Thường sinh ra ở cõi Trời Người, thọ thắng khối lạc, nhớ giữ chẳng quên. Nếu nguyện thành thân của các Bồ Tát trong Du Già (Yoga), cũng gọi là Phát Tâm Bồ Đề (Bodhi-citta). Tại sao ? Vì các Tôn này đều đồng với thân của Đại Tỳ Lô Giá Na Phật (Mahā-vairocana)
Như người tham Danh Quan, phát tâm cầu Danh Quan thì nên tu sửa theo hạnh của Danh Quan. Nếu người tham tài bảo, phát tâm cầu tài bảo thì làm kinh doanh hành theo tài vật.
Phàm người cầu Thiện và ác, trước tiên đều nêu bật tâm ấy rồi sau mới thành chí ấy. Vì thế người cầu Bồ Đề (Bodhi), phát Tâm Bồ Đề (Bodhi-citta), tu Hạnh Bồ Đề (Bodhi-cārya) đã phát tâm như vậy xong, cần phải biết Hành Tướng của Tâm Bồ Đề. Hành Tướng ấy có ba Môn phân biệt, chư Phật Bồ Tát xưa kia ở tại Nhân Địa, phát Tâm đó dùng Thắng Nghĩa (Paramartha-satya), Hạnh Nguyện (Pranidhana), TamMa Địa (Samādhi) làm Giới cho đến thành Phật, không có lúc tạm quên. Chỉ trong Pháp Chân Ngôn mới có Tức Thân Thành Phật . Chính vì thế cho nên nói Tam Ma Địa (Samādhi) ở trong các Giáo bị thiếu mà chẳng nói. Một là Hạnh Nguyện, hai là Thắng Nghĩa, ba là Tam Ma Địa
1_ Hạnh Nguyện (Pranidhana) ấy là người tu tập thường nghĩ nhớ Tâm như vầy “Ta sẽ làm điều lợi ích an vui cho Giới hữu tình không dư sót, quán Hàm Thức ở mười phương giống như thân của mình”. Nói điều lợi ích, ấy là khuyến phát tất cả hữu tình thảy khiến cho an trụ ở Vô Thượng Bồ Đề, cuối cùng chẳng dùng Pháp của Nhị Thừa để khiến được Độ.
Người hành Chân Ngôn biết tất cả hữu tình đều dung chứa Tính Như Lai Tạng, đều có thể an trụ Vô Thượng Bồ Đề cho nên chẳng dùng Pháp của Nhị Thừa để khiến được Độ.
Kinh Hoa Nghiêm ghi rằng: “Không có một chúng sinh nào mà chẳng có đủ Trí Tuệ của Như Lai, chỉ vì vọng tưởng điên đảo chấp trước mà chẳng chứng đắc. Nếu lìa vọng tưởng thì Nhất Thiết Trí, Tự Nhiên Trí thảy được hiện tiền”
Nói điều an vui, ấy là Hành Nhân tức biết tất cả chúng sinh rốt ráo thành Phật cho nên không dám khinh mạn. Lại ở trong Đại Bi Môn rất đáng cứu giúp chúng sinh, đều cung cấp đủ mọi mong cầu, cho đến chẳng tiếc thân mệnh an toàn khiến cho vui thích. Đã được gần gũi , tín nhiệm lời Thầy, nhân sự tương thân ấy cũng có thể dạy Đạo. Chúng sinh ngu muội chẳng thể gượng ép cứu giúp thì người hành Chân Ngôn dùng phương tiện dẫn tiến.
2_ Thắng Nghĩa (Paramartha-satya): Quán tất cả Pháp không có Tự Tính. Thế nào là không có Tự Tính ? Vì Phàm Phu chấp trước vào danh tiếng, lợi dưỡng, vật dụng của cuộc sống chuyên để an thân, phóng túng hành ba Độc năm Dục. Người hành Chân Ngôn thường chán ghét vứt bỏ.
Lại các hàng Ngoại Đạo luyến tiếc thân mệnh, hoặc dùng thuốc men hỗ trợ đễ được sống lâu trong cung Tiên, hoặc lại sinh lên cõi Trời dùng làm cứu cánh.Người hành Chân Ngôn nên quán nhóm ấy: Nếu nghiệp lực chấm dứt, chưa lìa khỏi ba cõi thì phiền não vẫn còn, tại họa đời trước chưa hết, niểm ác xoay chuyển khởi dậy nên sau này bị trầm luân trong biển khổ, khó thể ra khỏi. Nên biết Pháp của Ngoại Đạo cũng đồng với huyễn ảo, giấc mơ, Dương Diệm (cảnh tượng giả hiện dưới ánh nắng của mặt trời).
Lại người của Nhị Thừa. Thanh Văn chấp vào Pháp bốn Đế , Duyên Giác chấp vào mười hai Nhân Duyên, biết bốn Đại năm Ấm (Ngũ Uẩn) rốt ráo bị mài diệt nên khởi sâu tâm chán lìa, phá chấp của chúng sinh, siêng tu Bản Pháp ắt chứng Quả ấy, đến Đại Niết Bàn dùng làm cứu cánh. Người hành Chân Ngôn nên quán người của Nhị Thừa, tuy phá Nhân Chấp do có Pháp Chấp nên chỉ làm sạch (tĩnh) ý thức mà chẳng biết việc khác. Lại thành tựu Quả Vị dùng thân tro (Hôi Thân) Trí diệt (Diệt Trí) đến Niết Bàn ấy như đại hư không trong suốt (trạm nhiên) thường vắng lặng, có Định Tính nên khó thể phát, đón đợi kiếp hạn đã đủ thì mới lại phát sinh. Người chẳng có Định Tính (bất định tính) không luận kiếp hạn, gặp duyên liền hồi tâm hướng về điều lớn, theo Hóa Thành khởi để tự vượt qua ba ci. Vì xưa kia tin Phật cho nên mong chư Phật Bồ Tát dùng phương tiện thỏa đáng phát Đại Tâm , bèn từ mười Tín ban đầu (Sơ Thập Tín), bên dưới vượt qua các Địa Vị, trải qua ba vô số kiếp nạn, hành Khổ Hạnh rồi mới được thành Phật. Đã biết Thanh Văn, Duyên Giác có Trí Tuệ hẹp kém (hiệp liệt), cũng chẳng thể vui.
Lại có chúng sinh phát Tâm Đại Thừa, hành Bồ Tát Hạnh, nơi các Pháp Môn không có gì không tu, lại trải qua a tăng kỳ kiếp tu sáu Độ, vạn Hạnh thảy đều đầy đủ rồi mới chứng Phật Quả, lâu xa mà thành. Người ấy do tu tập Pháp rời rạc nên có thứ tự.
Nay người hành Chân Ngôn quán như trước xong. Lại phát lợi ích an vui cho tất cả tâm chúng sinh của giới chúng sinh không dư sót, dùng Đại Bi quyết định vượt hẳng chảnh giới của Ngoại Đạo, Nhị Thừa. Lại tu Pháp thắng thượng của Du Già, hay từ Phàm nhập vào địa vị của Phật, cũng vượt hơn cảnh giới của Thập Địa Bồ Tát, lại biết sâu tất cả Pháp không có Tự Tính. Thế nào là không có Tự Tính ? Trước đã chỉ bày. Ôi ! Pháp của lối mê (Mê Đồ) từ vọng tưởng sinh, cho đến triển chuyển thành vô lượng vô biên phiền não, luân hồi trong sáu nẻo. Nếu giác ngộ xong thì vọng tưởng ngưng trừ, mọi loại Pháp diệt cho nên không có Tự Tính (Vô Tự Tính).
Lại nữa, chư Phật Từ Bi theo Chân khởi dụng cứu nhiếp chúng sinh, ứng bệnh cho thuốc, bày các Pháp Môn tùy theo Phiền não ấy mà đối trị bến mê, gặp thuyền đến nơi bờ kia. Pháp cũng nên buông bỏ vì không có Tự Tính.
Như Kinh Đại Tỳ Lô Giá Na Thành Phật ghi rằng: “Các Pháp không có Tướng, ấy là tướng của Hư Không”.
Tác Quán đó xong, gọi là Thắng Nghĩa Bồ Đề Tâm . Nên biết tất cả Pháp trống rỗng (‘Sùnya :Không) dùng ngộ Pháp vốn không có sinh, tâm thể tự như, chẳng thấy thân tâm, trụ nơi vắng lặng bình đẳng, Trí cứu cánh chân thật khiến không lui mất.
Vọng Tâm nếu khởi, biết mà đừng theo. Nếu Vọng ngưng thời nguồn tâm (Tâm Nguyên) rỗng lặng (Không Tịch), đầy đủ vạn đức, diệu dụng không cùng. Vì thế chư Phật mười phương dùng Thắng Nghĩa Hành Nguyện làm Giới chỉ là có đủ Tâm này, hay chuyển bánh xe Pháp, đều lợi cho Ta Người.
Như Kinh Hoa Nghiêm ghi là:
Bi Quang Tuệ làm chủ
Phương tiện cùng tương ứng
Tín Giải tâm thanh tịnh
Như Lai vô lượng lực
Trí Vô Ngại hiện tiền
Tự ngộ, không nơi khác
Đầy đủ đồng Như Lai
Phát tâm tối thắng này
Phật Tử mới phát sinh
Tâm Diệu Bảo như vậy
Aét vượt qua Phàm Phu
Vào Hành Xứ của Phật
Sinh tại nhà Như Lai
Chủng Tộc không tỳ vết
Cùng Phật chung bình đẳng
Quyết thành Vô Thượng Giác
Vừa sinh tâm như vậy
Liền được vào Sơ Địa Tâm vui chẳng thể động
Ví như Đại Sơn Vương Lại theo Kinh Hoa Nghiêm ghi là: “Từ Sơ Địa cho đến Thập Địa, ở trong mỗi một địa đều dùng Đại Bi làm chủ “
Như Vô Lương Thọ Quán Kinh ghi là: “Tâm Phật là Đại Từ Bi”
Lại Kinh Niết Bàn ghi là: “Nam Mô Thuần Đà, thân tuy là thân người mà tâm đồng với tâm Phật”
Lại nói rằng:
_Lân Mẫn Thế Gian Đại Y Vương
Thân với Trí Tuệ đều vắng lặng
Trong Pháp Vô Ngã có Chân Ngã
Vì thế kính lễ Vô Thượng Tôn
_Phát tâm xong rồi, hai không khác
Hai Tâm như vậy, tâm trước khó
Mình chưa được độ, trước độ người
Vì thế Ta lễ Sơ Phát Tâm (Tâm mới phát)
_Phát Tâm xong làm Thầy người Trời (Nhân Thiên Sư)
Hơn hẳn Thanh Văn với Duyên Giác
Phát tâm như vậy vượt ba cõi
Ví thế được tên Tối Vô Thượng
Như Kinh Đại Tỳ Lô Giá Na ghi rằng:”Bồ Đề làm Nhân, Đại Bi làm gốc rễ, Phương Tiện làm cứu cánh”
3_ Tam Ma Địa (Samādhi): Người hành Chân Ngôn quán như vậy xong, làm sao có thể chứng Vô Thượng Bồ Đề ? Nên biết Pháp Nhĩ nên trụ Tâm Đại Bồ Đề của Phổ Hiền (Samanta-bhadra), tất cả chúng sinh vốn có Tát Đỏa (Satva) vì bị Tham, Sân, Si, Phiền não trói buộc cho nên chư Phật Đại Bi dùng Trí khéo léo nói Du Già Bí Mật thâm sâu này khiến người tu hành ở trong nội tâm quán vành trăng màu trắng. Do tác Quán này soi thấy Bản Tâm trong suốt thanh tịnh giống như ánh trăng đầy tràn khắp hư không, không có chỗ phân biệt, cũng gọi là Giác Liễu (Hiểu biết r), cũng gọi là Tịnh Pháp Giới, cũng gọi là Thật Tướng Bát Nhã Ba La Mật Hải hay chứa mọi loại vô lượng Trân Bảo Tam Ma Địa, giống như trăng đầy trắng tinh rõ ràng. Vì sao ? Vì tất cả hữu tình đều có chứa Tâm của Phổ Hiền. Ta thấy tâm của mình có hình như vành trăng. Vì sao dùng vành trăng làm ví dụ ? Vì Trăng đầy có thể sáng tròn (Viên Minh) ắt cùng tướng loại với Tâm Bồ Đề.
Phàm mặt trăng có 16 phần ví dụ cho 16 vị Đại Bồ Tát từ Kim Cương Tát Đỏa (Vajra-satva) đến Kim Cương Quyền (Vajra-samdhi) trong Du Già.
Ở trong 37 Tôn , vị trí Phật ở năm phương đều biểu thị cho một Trí. A Súc Phật (Aksobhya: Bất Động Phật) là nhân thành Đại Viên Kính Trí (Adar’sa Jnāna), cũng gọi là Kim Cương Trí (Vajra-jnāna). Bảo Sinh Phật (Ratna-sambhava) ở phương Nam, do thành Bình Đẳng Tính Trí (Samanta Jnāna), cũng gọi là Quán Đỉnh Trí (Abhiseka-jnāna). A Di Đà Phật (Amitābha: Vô Lượng Quang Phật) ở phương Tây, do thành Diệu Quán Sát Trí (Pratyaveksana Jnāna), cũng gọi là Chuyển Pháp Luân Trí (Dharma-cakra-pravartana-jnāna). Bất Không Thành Tựu Phật (Amogha-siddhi) ở phương Bắc, do thành Thành Sở Tác Trí (Krtya Musthāna Jnāna), cũng gọi là Yết Ma Trí (Karma-jnāna). Tỳ Lô Giá Na Phật (Vairocana) ở phương chính giữa, do thành Pháp Giới Trí (Dharma-dhàtu parakrti Jnàna:Pháp Giới Thể Tính Trí) làm gốc
Bốn Phật Trí (Buddha-jnāna) bên trên sinh ra bốn vị Ba La Mật Bồ Tát (Pāramitā-bodhisatva). Bốn vị Bồ Tát tức là Kim (Vajra), Bảo (Ratna), Pháp (Dharma), Nghiệp (Karma) là mẹ sinh thành dưỡng dục của tất cả các Hiền Thánh trong ba đời, ở Ấn ấy thành.Trong Pháp Giới Thể Tính xuất ra bốn vị Phật.
Bốn Như Lai ở bốn phương, đều nhiếp bốn vị Bồ Tát
A Súc Phật ở phương Đông nhiếp bốn vị Bồ Tát: Kim Cương Tát Đỏa (Vajra-satva), Kim Cương Vương (Vajra-Rāja), Kim Cương Ái (Vajra-Rāga), Kim Cương Thiện Tai (Vajra-Sādhu) làm bốn Bồ Tát
Bảo Sinh Phật ở phương Nam nhiếp bốn vị Bồ Tát: Kim Cương Bảo (Vajra-Ratna), Kim Cương Quang (Vajra-Teja), Kim Cương Tràng (Vajra-Ketu), Kim Cương Tiếu (Vajra-Hāsa) làm bốn Bồ Tát
A Di Đà Phật ở phương Tây nhiếp bốn vị Bồ Tát: Kim Cương Pháp (Vajra-Dharma), Kim Cương Lợi (Vajra-Tìksna), Kim Cương Nhân (Vajra-Hetu), Kim Cương Ngữ (Vajra-bhàsa) làm bốn Bồ Tát
Bất Không Thành Tựu Phật ở phương Bắc nhiếp bốn vị Bồ Tát: Kim Cương Nghiệp (Vajra-Karma), Kim Cương Hộ (Vajra-Rāksa), Kim Cương Nha (Vajra-Damstra hay Vajra-Yaksa), Kim Cương Quyền (Vajra-Samdhi)
Chư Phật ở bốn phương đều có bốn vị Bồ Tát nên là 16 vị Đại Bồ Tát.
Ở trong 37 Tôn, trừ 5 vị Phật, 4 vị Ba La Mật với 4 Nhiếp,8 Cúng Dường thời chỉ lấy 16 vị Đại Bồ Tát làm chỗ nhiếp (Sở Nhiếp) của chư Phật ở bốn phương
Lại trong Kinh Ma Ha Bát Nhã từ Nội Không đến Vô Tính Tự Tính Không cũng có 16 nghĩa. Tất cả Hữu Tình ở trong Tâm Chất có một phần Tính Tịnh, mọi Hành đều sẵn đủ. Thể ấy rất vi diệu, trong suốt rõ ràng cho đến luân hồi trong sáu nẻo cũng chẳng hề biến đổi như một trong 16 phần của mặt trăng.
Phàm mặt trăng, tướng sáng (Minh Tướng) của một phần ấy, nếu đang hợp với bờ mé của Tinh Tú, chỉ vì ánh sáng của mặt trời (nhật quang) đoạt lấy Tính sáng (Minh Tính) ấy cho nên chẳng hiện. Sau đó khởi trăng non (nguyệt sơ), ngày ngày lớn dần cho đến ngày 15 thì tròn đầy không ngại. Vì thế Pháp Quán Hạnh bắt đầu dùng chữ A phát khởi rõ ràng trong tâm mình (bản tâm) liền dần dần khiến cho trắng tinh rõ ràng, chứng Vô Sinh Trí (Adyanutpada-jnàna)
Chữ A có nghĩa là :”Tất cả Pháp vốn chẳng sinh”
Dựa theo Tỳ Lô Giá Na Kinh Sớ Thích thì chữ A có đủ năm nghĩa.
1_ Chữ A là Tâm Bồ Đề
2_ Chữ A (Ā) là Hạnh Bồ Đề
3_ Chữ Ám (AM) nghĩa là Chứng Bồ Đề
4_ Chữ Ác (AH) nghĩa là Bát Niết Bàn (Pari-nirvana)
5_ Chữ Ác (ĀH) nghĩa là đầy đủ Trí phương tiện Lại đem chữ A phối giải với bốn chữ Khai Thị Ngộ Nhập trong Kinh Pháp
Hoa.
Chữ Khai, mở (khai) Tri Kiến của Phật kèm với mở (khai) Bồ Đề Niết Bàn như chữ A ban đầu , nghĩa là Tâm Bồ Đề
Chữ Thị, bày (Thị) Tri Kiến của Phật như chữ A thứ hai (Ā), nghĩa là Hạnh Bồ Đề
Chữ Ngộ, gặp (ngộ) Tri Kiến của Phật như chữ Ám thứ ba (AM), nghĩa là Chứng Bồ Đề
Chữ Nhập, vào (nhập) Tri Kiến của Phật như chữ Ác thứ tư (AH), nghĩa là Bát Niết Bàn
Gom chung mà nói: thành tựu đầy đủ như chữ Ác thứ năm (ĀH), nghĩa là viên mãn Trí phương tiện khéo léo.
Liền khen chữ A, nghĩa là Tâm Bồ Đề. Tụng là:
Sen trắng tám cánh, cửa một khuỷu
Hiện rõ chữ A màu sáng trắng
Thiền Trí (2 ngón cái) đều vào Kim Cương Phộc
Triệu vào Như Lai Tịch Tĩnh Trí (Trí vắng lặng của Như Lai )
Người lĩnh hội được chữ A, chân thật quyết định quán thì nên quán cái Thức trong sạch sáng tròn (Viên Minh Tịnh Thức). Nếu vừa nhìn thấy ắt gọi là thấy Chân Thắng Nghĩa Đế . Nếu thường nhìn thấy ắt nhập vào Sơ Địa của Bồ Tát. Nếu chuyển dần dần tăng trưởng ắt mở rộng vòng khắp Pháp Giới ngang bằng hư không. Cuốn lại, mở ra đều tự tại sẽ đủ Nhất Thiết Trí (Sarva-jnāna)
Phàm người tu tập Du Già Quán Hạnh , nên tu đủ ba Mật Hạnh , chứng ngộ nghĩa năm tướng thành thân.
Nói ba Mật. Một là Thân Mật (Kāya-guhya) như kết Khế Ấn triệu thỉnh Thánh Chúng.Hai là Khẩu Mật (Vāg-guhya) như mật tụng văn cú của Chân Ngôn mỗi mỗi đều rõ ràng, không có sai lầm. Ba là Ý Mật (Mano-guhya) như trụ Du Già, tương ứng với vành trăng tròn trắng sạch để quán Tâm Bồ Đề.
Tiếp nói rõ năm tướng thành thân. Một là Tâm Thông Đạt, hai là Tâm Bồ Đề, ba là Tâm Kim Cương, bốn là Thân Kim Cương, năm là Chứng Vô Thượng Bồ Đề được thân bền chắc của Kim Cương. Như thế chuẩn bị đủ năm Tướng này thì mới thành thân của Bản Tôn.
Ánh sáng tròn (viên minh) ấy tức là thân Phổ Hiền, cũng là Tâm Phổ Hiền đồng với chư Phật ở mười phương, cũng là ba đời tu hành chứng có trước sau với đạt ngộ vậy. Không có quá khứ, vị lai, hiện tại.
Tâm người phàm như hoa sen khép kín, tâm của Phật như trăng đầy. Nếu thành Quán này, mười phương quốc thổ, hoặc tịnh hoặc uế, hàm thức trong sáu nẻo, Hạnh Vị của ba Thừa, với sự thành hoại của quốc thổ trong ba đời, Nghiệp sai biệt của chúng sinh, Nhân Địa Hành Tướng của Bồ Tát, chư Phật ba đời … đểu ở trong đấy hiện chứng thân Bản Tôn, đầy đủ tất cả Hạnh Nguyện của Phổ Hiền. Cho nên Kinh Đại Tỳ Lô Giá Na ghi rằng: “Tâm chân thật như vậy nên Phật đã tuyên nói ”.
Hỏi: Trước có nói, người của Nhị Thừa có Pháp Chấp cho nên chẳng được thành Phật, Nay lại khiến tu Bồ Đề Tâm Tam Ma Địa thời sai biệt thế nào ?
Đáp: Người của Nhị Thừa có Pháp Chấp cho nên chứng Lý rất lâu , đắm chìm trong Không, trì trệ trong Tịch (trầm không trệ tịch), xong hạn kiếp số mới phát Tâm lớn. Lại nương vào trong Thiện Môn rời rạc , trải qua vô số kiếp mới có thể chán lìa. Chính vì thế cho nên chẳng thể Y chỉ (y theo đó mà tu hành).
Nay người hành Chân Ngôn đã phá hai Chấp Nhân, Pháp . Tuy có thể chính kiến Trí chân thật , hoặc vì vô thủy ngăn cách chưa thể chứng Nhất Thiết Trí Trí của Như Lai. Muốn cầu Diệu Đạo, tu trì thứ tự, từ Phàm vào địa vị của Phật, tức Tam Ma Địa này, hay đạt Tự Tính của chư Phật, ngộ Pháp Thân của chư Phật, chứng Pháp Giới Thể Tính Trí, thành Tự Tính Thân (Svabhāva-kāya), Thọ Dụng Thân (Sambhoga-kāya), Biến Hóa Thân (Nirmāna-kāya), Đẳng Lưu Thân (Nisyanda_kāya) của Đại Tỳ Lô Giá Na Phật. Thân Đẳng Lưu vì Hành Nhân chưa chứng cho nên điều chỉnh thích hợp để tu.
Kinh Đại Tỳ Lô Giá Na ghi là: “Tất Địa từ Tâm sinh”
Như Kinh Kim Cương Đỉnh Du Già nói: “Nhất Thiết Nghĩa Bồ Tát mới ngồi tòa Kim Cương, chứng lấy Đạo vô thượng, liền mong chư Phật trao cho Tâm Địa này, rồi mới có thể chứng Quả”
Phàm người ngày nay, nếu có tâm quyết định, như Giáo tu hành, chẳng rời khỏi chỗ ngồi, được Tam Ma Địa hiện tiền, ứng đấy thành tựu thân của Bản Tôn.
Kinh Đại Tỳ Lô Giá Na ghi là: Pháp thứ tự cúng dường ghi là: “Nếu không có thế lực rộng tăng ích, trụ Pháp chỉ quán Tâm Bồ Đề. Đức Phật nói trong việc này có đủ vạn Hạnh, bước dần đến Pháp thuần tịnh trong trắng”
Tâm Bồ Đề này hay dung chứa tất cả Pháp Công Đức của chư Phật. Nếu tu chứng thì hiện ra ắt làm tất cả Đạo Sư. Nếu quy về gốc tức là quốc thổ Mật Nghiêm , chẳng rời chỗ ngồi, hay thành tất cả việc.
Khen Tâm Bồ Đề là:
Nếu người cầu Phật Tuệ
Thông đạt Tâm Bồ Đề
Thân cha mẹ đã sinh
Mau chứng Đại Giác Vị LUẬN PHÁT TÂM VÔ THƯỢNG CHÍNH ĐẲNG CHÍNH GIÁC
TRONG KIM CƯƠNG ĐỈNH DU GIÀ
_MỘT QUYỂN (Hết)_
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.117.167 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.