Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó.
Kinh Pháp cú
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Quy mạng Đại Bồ-tát Đồng Chân Diệu Cát Tường:
Bát-nhã cùng thành tựu
Như Lai, trí không hai
Nghĩa tương ưng trong ấy
Tiếng kia, giáo đạo hai.
Nương dựa cùng tác dụng
Sự nghiệp đồng khởi tu
Phân biệt tướng và tội
Xưng tán như tiếp nói.
Đủ tin, dùng làm thể
Sư, của, cùng chứng nói
Lúc nói và xứ nêu
Tự lượng được thành tựu.
Người nói pháp, nên biết
Thế gian, thời, xứ, hai
Người nói, có đồng chứng
Sau đấy, được như lượng.
Hết thảy tập như vậy
Tôi nghe cùng đã nói
Nghĩa hòa hợp như thế
Ba mươi hai, tối thượng.
Phân biệt mười sáu tướng
Không, như thứ lớp kia
Trong tám ngàn tụng nêu
Rõ phương tiện khác nói.
Nay Bát Thiên Tụng nầy
Nghĩa như nêu, không giảm
Theo chỗ thích tụng lược
Nghĩa như thế, như nói.
Bồ-tát, Ta không thấy
Đây nói Tịch mặc thật
Hay nhận các sự nội
Kia nói tức là không.
Sắc cùng tự tánh sắc
Đây nêu cũng lại không
Các xứ ngoài như thế
Phần đã thọ đều dứt.
Sắc cùng tướng thân ấy
An trụ và cùng lìa
Hướng nghĩa hoặc kia thấy
Nội đó tức không thật.
Tánh của các Nội không
Tự tánh cũng lại không
Thức hiện có tướng, loại
Tức khởi bi trí ngã.
Chẳng sinh cũng chẳng diệt
Hữu tình, đây cùng minh
Hữu tình, sinh tử dục
Kia nói tức là không.
Pháp Phật không thể thấy
Pháp Bồ-tát cũng thế
Những thứ như đã nói
Không, cùng mười lực kia.
Pháp hiện có đều riêng
Đây nói tánh biến kế
Thắng nghĩa ấy không có
Các pháp nêu như vậy.
Những kiến như ngã, đoạn
Đại sĩ tạo cứu cánh
Nhưng người kia vô ngã
Phật, tất cả xứ nói.
Hết thảy pháp không sinh
Đây đã nói cũng vậy
Tuyên thuyết pháp vô ngã
Tất cả xứ nói thật.
Có tội cùng không tội
Không tăng cũng không giảm
Các hữu vi, vô vi
Các thiện hiện có, dứt.
Trong tánh không các thiện
Đấy xuất cũng vô tận
Biến kế phân biệt ấy
Gồm thâu khắp là không.
Mười thứ tâm tán loạn
Tâm tán loạn xứ khác
Ngu không được tương ưng
Trí không hai chẳng thành.
Kia dứt bỏ, hỗ tương
Là năng, sở đối trị
Ở trong giáo Bát-nhã
Viên tập ấy đã nêu.
Như có Bồ-tát có
Phân biệt vô tướng ấy
Tán loạn dứt trừ, Sư
Nói uẩn thế tục kia.
Tám ngàn tụng ở đây
Từ đầu nói thứ lớp
Tới sau cùng đều dừng
Nói phân biệt vô tướng.
Nhân nêu chẳng như vậy
Đây chỉ nói sự tướng
Trong kinh như Phạm Võng
Biết tất cả như lý.
Bồ-tát, Ta chẳng thấy
Nhưng đấy cùng rộng lớn
Thế Tôn dứt trừ ấy
Phân biệt loạn có tướng.
Nếu chẳng thấy danh kia
Cảnh giới hành cũng thế
Uẩn đó, tất cả xứ
Đều không thấy Bồ-tát.
Đây dứt trừ biến kế
Gồm thâu khắp đã nói
Nhân nơi Nhất thiết trí
Tuệ phân biệt các tướng.
Bát-nhã Ba-la-mật
Nói ba thứ nương dựa
Là biến kế, y tha
Cùng tánh viên thành thật.
Không nói câu như vậy
Hết thảy biến kế dừng
Huyễn dụ cùng thấy biên
Đây nói tánh y tha.
Có bốn thứ thanh tịnh
Nói thật tánh viên thành
Bát-nhã Ba-la-mật
Phật không nói dị biệt.
Mười phân biệt tán loạn
Đối trị, thứ lớp nêu
Ba thứ đó biết sắc
Nói hoặc tức hoặc lìa.
Như đầu nói viên thành
Y tha cùng biến kế
Phân biệt sắc vô tướng
Dứt trừ tán loạn kia.
Phật ấy cũng Bồ-đề
Không thấy người giảng nói
Đến sau cùng đấy biết
Dứt trừ tánh biến kế.
Tự tánh không sắc kia
Cùng tướng sao có được
Trong lời dị biệt ấy
Biết rõ rồi, kia dứt.
Đây chẳng không, nên không
Lời như vậy đã nói
Các phân biệt hủy báng
Tất cả nói đều dứt.
Như huyễn cũng thế, Phật
Đấy như mộng cũng vậy
Như thế, như tiếp biết
Trí nói biên quyết định.
Các đồng cùng đã tạo
Đấy nói Phật như huyễn
Huyễn dụ cùng ngôn thuyết
Đây nói tánh y tha.
Như trí các phàm phu
Tự tánh đó thanh tịnh
Nên nói Phật kia nói
Bồ-tát cũng như Phật.
Tự tánh, tự sắc phủ
Nhân vô minh kia tạo
Như huyễn dị biệt hiện
Quả như mộng, trừ bỏ.
Nói dị biệt không hai
Quả cùng định hủy báng
Các phân biệt hủy báng
Hủy báng ấy, đây nói.
Sắc, không chẳng hòa hợp
Kia cùng trái nhau, ngại
Không sắc, không không danh
Sắc tướng tự hòa hợp.
Đây phân biệt một tánh
Đối trị vô số tánh
Không, chẳng khác sắc kia
Không ấy làm sao có.
Đây, chỗ hiện không thật
Kia, vô minh đã khởi
Đây, năng biểu không thật
Nên kia nói vô minh.
Đây nói sắc như thế
Bát-nhã Ba-la-mật
Không hai, hai như vậy
Đối trị phân biệt hai.
Như lý nói tánh tịnh
Cũng vậy, không thể đắc
Tánh, vô tánh cùng trái
Vô số tánh, định thấy.
Nói sắc ấy chỉ danh
Chân thật, không tự tánh
Phân biệt tự tánh kia
Nạp nhận, tức nên dứt.
Sắc cùng tự tánh sắc
Không, như trước đã nói
Tự tánh cùng tướng kia
Phân biệt, đây dứt trừ.
Chẳng sinh cùng chẳng diệt
Các pháp quán hiện có
Phật nói nếu tan, biến
Phân biệt sai biệt kia.
Danh, ngôn cùng hư giả
Pháp ấy nếu phân biệt
Tiếng, nghĩa, hai chẳng hợp
Kia chẳng tự tánh ý.
Bát-nhã Ba-la-mật
Phật, Bồ-tát cũng thế
Đây đã nói chỉ danh
Phân biệt lìa nghĩa thật.
Tiếng, nghĩa hiện có, dứt
Đây, không sự dứt trừ
Như vậy, khác cũng biết
Nghĩa trong lời quyết định.
Đây, không sở đắc, đúng
Hết thảy danh, biết thật
Như nghĩa, tánh như thế
Không dứt trừ tiếng kia.
Tu-bồ-đề, hai lìa
Tiếng, nghĩa tiếng như vậy
Bồ-tát không có danh
Ta thấy, đây có nói.
Bát-nhã Ba-la-mật
Lời không quyết định sinh
Tìm xét chỉ bậc Trí
Nghĩa nầy, tuệ vi diệu.
Nghĩa tương tục, trừ bỏ
Nếu phân biệt nghĩa riêng
Bát-nhã Ba-la-mật
Ngôn thuyết như tiếng vang.
Gồm, lược, nghĩa như thế
Bát-nhã cùng nương dựa
Như vậy nghĩa tuần hoàn
Lại nghĩa riêng nương dựa.
Bát-nhã Ba-la-mật
Chánh gồm tám ngàn tụng
Nhóm phước đạt được ấy
Đều từ Bát-nhã sinh.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.138.37.43 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.