Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Phẩm thứ nhất: Nhập Đại Thừa Luận
Nay muốn vào sâu ý nghĩa của Đại Thừa nên
Hỏi rằng:
- Vì sao nói là ý nghĩa Nhập Đại Thừa?
Đáp rằng:
- Ta vì chúng sanh muốn rõ nhân duyên của sự Khổ. Cho nên các ông nên biết rằng: "Nếu có người gần gũi ác tri thức; Vì việc ác mà lầm tưởng biên chấp vào Pháp, rồi hay chấp trước vào tà kiến, điên đảo tư duy, chẳng hiểu rõ thật nghĩa, chẳng thuận theo trí của Phật, phỉ báng những lời nói của Thánh Nhân. Kẻ phỉ báng lời nói của Thánh Nhân đó, tức làm băng hoại Chánh Pháp. Kẻ làm cho Chánh Pháp băng hoại, thì sẽ bị tội báo lớn như đức Thế Tôn thường dạy: "Tội phỉ báng rất nặng như ngũ nghịch, rơi vào trong ác đạo tối tăm, luôn luôn thọ khổ báo, như bài kệ sau đây:
Phỉ báng Pháp Đại Thừa
Nhứt định đọa ác xứ
Người ấy nhận Nghiệp Báo
Bậc Trí nói như vậy.
Đọa vào trong Địa Ngục
Lửa dữ thiêu thân ấy
Đốt cháy thật đau đớn
Bởi Nghiệp Báo sanh ra.
Lửa thiêu, Cày Sắt lớn
Cho đủ năm trăm lần
Cày lên trên lưỡi ấy
Thân đau đớn vô cùng
Như ra khỏi địa ngục
Lại nhận Ác báo khác
Các căn thường thô xấu
Chẳng thể nghe Pháp Âm
Nếu có kẻ được nghe
Sanh ra bị phỉ báng
Do nhân duyên phỉ báng
Phải đọa vào địa ngục
Chúng sanh khi nghe Pháp mà phỉ báng và nói như vậy, ở nơi Đại Thừa liền sanh tâm nghi. Như Tôn Giả Đề Bà nói kệ như sau:
Người ấy phước mỏng
Chẳng sanh nơi Nghi
Kẻ hay sanh Nghi
Tất phá hết thảy
Nếu có kẻ nghi nên nghe Pháp, nghe rồi giải thích, liền được khai ngộ. Được khai ngộ rồi, liền sanh tín tâm. Sanh tín tâm rồi, liền sanh hỷ lạc. Sanh hỷ lạc rồi, như thế tuần tự, hay nghe suy nghĩ cho đến đầy đủ được nhứt thiết chủng trí. Do nhân hủy báng Đại Thừa nên bị đọa vào ác đạo. Lại cũng do từ Đại Thừa mà khởi lên các Thiện nghiệp. Như người từ đất mà trở lại. Nương nơi đất mà trổi dậy. Lại nữa do người có trí, liền đến Bồ Đề. Nếu có chúng sanh cùng được như thế. Nếu lìa chúng sanh, tức chẳng đến được con đường Bồ Đề. Từ thế giới của chúng sanh mà sanh ra tất cả chư Phật và giác ngộ như Tôn Giả Long Thọ nói kệ sau đây:
Chẳng từ hư không có
Lại chẳng từ đất sanh
Thường ở nơi phiền não
Bồ Đề - chứng đắc thành
Hỏi rằng:
- Ông nói muốn vào Pháp Đại Thừa, phải có công đức như thế nào để có tên là Đại Thừa?
Đáp:
- Nơi Bồ Tát Tạng có tên là Đại Thừa
Hỏi rằng:
- Phật chẳng nói tam thừa, cũng chẳng nói Đại Thừa mà?
Đáp rằng:
- Như thế đó. Ở trong Đại Thừa lại nói Tam Thừa, tức có tên là Tam Tạng. Như trong tạng kinh Bồ Tát, Phật bảo Vua A Xà Thế:
- Con cái trong tộc gồm có ba loại. Thế nào gọi là ba? Đó là:
? Thanh Văn tạng,
? Bích Chi Phật tạng và
? Bồ Tát tạng
Tộc tánh tử (Kula putra Thiện nam tử) không có Thanh Văn thừa nên có tên là ba tạng. Lại cũng chẳng có Bích Chi Phật thừa nên có tên là ba tạng. Chỉ có các Bồ Tát mới học phép Đại Thừa, có tên là Tam Tạng. Vì sao vậy?
- Phàm kẻ thuyết pháp, phải đầy đủ tam thừa; nên có tên là Tam Tạng. Khi Bồ Tát thuyết pháp hay đầy đủ ba thừa. Cho nên ta gọi tên là Tam Tạng.
- Thiện nam tử có ba loại học nhơn:
Thanh Văn học, Bích Chi Phật học, Bồ Tát học.
Kẻ học Thanh Văn thừa chẳng học Bích Chi Phật thừa vì sao vậy?
- Vì không thể hiểu được.
Kẻ học Bích Chi Phật thừa chẳng học Bồ Tát thừa. Vì sao vậy?
- Vì không thể hiểu được
Này Thiện Nam Tử. Chỉ có chư Bồ Tát tuy học Thanh Văn Bích Chi Phật thừa, nhưng không chứng vào con đường của Thanh Văn, Bích Chi Phật. Học Bồ Tát thừa thâm nhập vào trí huệ của Bồ Tát mà thực hành Pháp ấy, thường hoan hỷ tùy thuận. Cho nên có nghĩa là như vậy. Bồ Tát thừa có tên là Tam Tạng. Không có nghĩa là Thanh Văn, Bích Chi Phật thừa. Ở nơi kinh điển đa phân biệt rõ ràng. Cho nên ta nay nói đại lược như thế, để ngươi biết ý nghĩa của Tam Tạng. Ngươi nay nên biết: Tăng Nhứt A Hàm, Trung A Hàm, Trường A Hàm, Tạp A Hàm cho đến trăm ngàn bài kệ, đó gọi là một tạng. Tỳ Ni A Tỳ Đàm hai trăm ngàn bài kệ đây có tên là tạng thứ hai. Tu học tất cả có tên là tạng thứ ba. Nếu nói như vậy, chẳng có tên là Tam Tạng. Vì sao vậy? Vì các kinh khác không phải là Phật nói. Như ngoài điều ấy ra, A Hàm, Tỳ Ni, A Tỳ Đàm v.v... lại cũng là Tam Tạng. Tạp Tạng. Xá Đầu La kinh, Thai Kinh, Trần Vương Bổn sanh, Bích Chi Phật nhân duyên, như thế có tám vạn, bốn ngàn Pháp tạng. Tôn giả A Nan là người thọ nhận từ Phật. Như thế tất cả đều không ra ngoài lời dạy của Phật.
Nếu như nằm ngoài điều đó, cũng phải biết rằng tất cả đều là Phật nói. Cho nên nói rằng: Tất cả đều là tạng. Điều nầy có nghĩa trăm ngàn tạng. Ta nói với ngươi là Tam Tạng. Tiếng nầy nó cũng tự hoại thôi. Lại cũng chẳng có Ngài A Nan đã thọ nhận và gìn giữ.
Sau khi Phật thành đạo 20 năm, ở trong chúng Tăng mà tự thuyết:
- Nay ta đã lớn tuổi, nên có kẻ giúp đỡ. Nếu có kẻ vì ta mà làm thị giả, khi tự nói lời ấy rồi, thì trong chúng có sự hòa hợp, liền sai ngài A Nan làm thị giả Phật. A Nan liền nói với những vị đồng Phạm Hạnh rằng:
- Như Lai có tám vạn bốn ngàn pháp môn, ta nay có thể thọ trì. Chỉ trước đây 20 năm, có hai Tỳ Kheo có thể thọ trì không thể hiểu hết về nghĩa nầy nên A Nan phải thọ trì, không có tên là Đa Văn cho nên khi Phật nói mà A Nan thật không thể thâu nhận, như trong Trung A Hàm nói: Tiếng của Thích Đề Hoàn Nhân và lời của Uất Đa La Tôn Giả.
Ta được tha tâm trí, xem tất cả chúng sanh trong cõi Diêm Phù Đề chẳng ai có thể thọ trì Pháp Phật, duy trừ Tôn Giả A Nan. Tất cả đều không thể. Do nhân duyên nầy mà phải biết rằng A Nan cũng chẳng thể thọ trì tất cả Pháp Phật. Các đệ tử Thanh Văn cho đến A Nan cũng chẳng phải là Pháp Khí, để thâu nhận trong các kinh Đại Thừa, khi diễn rộng ra như Thủ Lăng Nghiêm Kinh, Phật đã vì Tịnh Nguyệt Tạng thiên tử mà nói. A Nan tuy có trì nhưng hiểu lời không hết. Và những kẻ không thọ trì được thì có rất nhiều. Ta nay biết Pháp trong trăm ngàn vạn ức phần chẳng nói một phần. A Nan, nơi pháp của ta trăm ngàn vạn ức phần chẳng giữ được một phần.
Nầy Thiện Nam Tử! Ta ở trong một ngày một đem, có mười phương thế giới Phạm Thích, Tứ Thiên Vương, Thiên Long, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, cùng các Bồ Tát. Tất cả đều vân tập đến. Vì nói trí tuệ của Tu Đa La (Kinh). Kệ tụng chương cú và chúng sanh thực hành các phép Ba La Mật cho đến nói Thanh Văn, Bích Chi Phật thừa, xa lánh Sanh Tử, tán thán Niết Bàn, đầy đủ các Ba La Mật, cho đến vì các Thiên Tử, rộng nói các pháp trong một ngày một đêm. Giả sử như đầy vi trần ở cõi Diêm Phù Đề mà Đa Văn Trí Huệ đều như ngài A Nan, ở nơi một ngày một đêm, thì trong trăm ngàn ức phần đó lại chẳng thể trì giữ một phần. Lại cho đến đầy đủ mười phương vi trần thế giới cũng đều như A Nan, lại cũng chẳng thể thọ trì hết thảy giống như vậy được. Trong tất cả những kinh điển đều nói:
A Nan không thể là kẻ Pháp Khí thu nhận tất cả. Ở nghĩa nầy phải biết rằng A Nan không thể thọ trì các Pháp của Phật.
Hỏi rằng:
- Như Lai Thế Tôn chẳng nói A Nan là Đa Văn Đệ Nhất sao?
Đáp rằng:
- Phật ở nơi chúng Thanh Văn giả nói A Nan là đệ nhất không phải là Bồ Tát. Lại nữa, các ông cũng biết rằng A Nan chẳng nghe giữ được hết tất cả huống hồ ý nghĩa của Đại Thừa đầy đủ thâm sâu. Với ý nầy có nghĩa là Thanh Văn thừa tức Đại Thừa nhưng việc nầy không phải vậy. Vì sao thế? Vì nhân quả khác nhau. Nếu là cái nhân của Thanh Văn thừa cùng cái nhân của Đại Thừa mà chẳng khác nhau, thì cái quả lại cũng chẳng khác. Nếu quả hiện tại khác, thì phải biết rằng cái nhân cũng khác. Vì sao vậy? Vì kẻ học Thanh Văn tức đoạn kết chướng thường hay quán vô thường từ pháp khác mà nghe. Còn Bồ Tát thì đoạn vi tế vô minh, các tập nhiễm, cho đến dùng không để quán tất cả các pháp chẳng từ nghe nơi khác mà được tự nhiên trí, vô sư trí. Cho nên có nghĩa là như vậy. Phải hiểu rằng chẳng phải là thế thì Thanh Văn thừa đồng nghĩa với Đại Thừa.
Hỏi rằng:
- Phật chẳng nói giải thoát không có sai khác sao?
Đáp rằng:
- Khi Thanh Văn giải thoát là lúc mà có thể làm cho Tu Di sơn tất cả đều hướng về Đạo Tràng đều phải cúi thân, ánh sáng chiếu rọi khắp mười phương thế giới, tám mươi do tuần, tất cả chúng Ma đều phải đến. Còn Bồ Tát giải thoát thì như trên đã nói, là như vậy. Đó là ý nghĩa ngoài kinh Phật tuy nói giải thoát tướng nhưng không khác. Lớn nhỏ thật ra đều có tính cách đặc thù. Giống như ở trong răng của con trùng và trong hạt cải là đều chẳng có. Tuy có tên là không nhưng trong mười phương thế giới sự không đó chẳng phải được một. Không tuy chẳng khác nhưng lớn nhỏ thì có sai biệt. Lớn nhỏ tuy có sai biệt lại như ánh lửa mà đem so sánh với ánh sáng của mặt trời và mặt trăng. Cũng giống như đem con muỗi mà so sánh với chim Đại Bàng. Cũng giống như Tỳ Kheo Bà Lưu Chi. Phật nói kệ Bổn Hành:
Tất cả những ánh sáng
Giống như ánh điện chớp
Sao trăng chiếu sai biệt
Mặt trời sáng thứ nhất
Bay chạy của loài thú
Muỗi kiến cùng loài ong
Sao sánh với chim bay
Chẳng như chim Đại Bàng.
Cho nên tuy có tướng giống ít nhiều, lớn nhỏ đều có tính cách đặc thù, phải biết do nhân duyên mà có sai khác, quả đó há giống sao? Lời nói của ngươi bảo rằng giải thoát không sai biệt, thì hãy quan sát thật tế: Sự giải thoát không giống nhau. Sự giải thoát của Thanh Văn, có nghĩa là giải thoát tận cùng của ái dục, chứ chẳng phải giải thoát tất cả. Chỉ vì kẻ độn căn, thiểu trí chúng sanh mà giả phân biệt ra để nói. Còn Đại Thừa giải thoát, thì phải dứt bỏ tất cả những phiền não tập nhiễm. Tất cả các việc đều phải tận diệt vì lợi căn của Bồ Tát mà nói rộng phân biệt ra, như Ta đang nói với ngươi đây. Thanh Văn giải thoát tức Đại Thừa giải thoát. Như Lai tức chẳng phải Nhứt thiết chủng trí mà vượt qua như vậy. Như có lần Như Lai bệnh nhẹ bảo Tôn giả Mục Kiền Liên đến nhà ông Kỳ Bà để hốt thuốc. Nhưng ông Kỳ Bà đã chết trước đó bảy ngày đã sanh lên cõi trời Đao Lợi. Mục Kiền Liên liền đến nơi cõi kia. Lúc ấy Kỳ Bà mời vào nơi hậu viên, và hỏi rằng:
- Như Lai bị bệnh phải dùng thuốc gì?
Đáp rằng
- Hãy dùng sữa Đề Hồ.
Thân của Như Lai giống như Kim Cang, các việc ác đã tận diệt há có bệnh sao mà phải hỏi Kỳ Bà?
Như Tỳ Kheo Bà Câu La chín mươi kiếp trước đã dùng một quả dược phẩm để cho một người phạm hạnh, mà ở chín mươi kiếp giữa thân thường chẳng bệnh và đến thân sau cùng ở tuổi tám mươi, đầu tiên chẳng có bệnh nhẹ. Chỉ dùng một trái xoài nhỏ để bố thí đó là nhân duyên nên thường chẳng bị bệnh. Huống nữa là Như Lai trong muôn ức bách thiên vạn A Tăng Kỳ Kiếp đã đầy đủ bố thí và những công đức cũng không thiếu cho đến sát hại tay chân đầu não máu thịt mà bố thí cho những người bệnh, với nhân duyên nầy há bị bệnh sao?
Như trong kinh thường nói: Như Lai hiện ra bậc không phải Nhứt Thiết Trí. Như Lai cũng vào thành khất thực rồi trở về với bình bát trống không vì độ cho Đề Bà Đạt Đa xuất gia. Như trong kinh cây Khô đã nói rằng có nhóm chứa lửa lớn. Lúc ấy trong các Tỳ Kheo, có kẻ sanh thối tâm, vì muốn độ cho Mã Sư Mãn Túc. Nhiều người đa mắng Bà La Môn Đoạt Lại Xà Tác Giá và Ni Kiền Tử Tôn Đa Lợi v.v... trong 90 ngày phải ăn đồ ăn lúa ngựa. Ngài Mục Kiền Liên, Ngài Xá Lợi Phất đi sang chỗ khác. Cho đến những việc như thế tất cả đều có ý nghĩa là vì Nghiệp lực còn lại. Điều nầy không phải là điều tự nhiên, Vì sao vậy? Vì Như Lai đã tận diệt tất cả các việc ác và đã đầy đủ tất cả vô lượng công đức. Nếu có Nghiệp ác còn lại thì phải vượt qua tất cả. Ngươi chẳng nghe trong kinh nói:
- Như Lai đã vĩnh viễn đoạn trừ tất cả phiền não kiết tập ư? Như Ma Đà Già đã lìa tất cả và nói kệ tán thán rằng:
Tất cả kết tập hết
Duy chỉ vì cứu thế
Tất cả trí đều có
Công đức tất viên mãn
Có ba loại kết tập. Đó là Nghiệp tập, Phiền não tập và Uy nghi tập. Trong ba loại tập nầy, Như Lai đều vĩnh viễn xa lìa. Đây là nhân duyên mà nếu còn dư nghiệp thì phải vượt qua. Nay ngươi phải hiểu rằng đó là vì phương tiện vậy. Điều nầy lại cũng chẳng phải là chuyện không nguyên do. Vì sao thế? Như ý truớc đã nói với ngươi, thân Phật có thật cho nên chẳng nói là phương tiện lại cũng chẳng phải là ứng hóa thân. Ngươi đã nghe nói về phương tiện nơi kinh nào, hoặc ứng hóa. Ngươi cũng đã nghe nói trong kinh tuy chẳng nói nơi thân sau cùng, chẳng nói phân biệt pháp thân với ứng hóa phương tiện thân có chỗ khác nhau mà ta đã nói trong kinh Thập Trụ. Pháp thân có phân biệt chẳng giống với phương tiện ứng hóa thân. Cho nên trong kinh Đại Thừa nói:
- Phật là Nhứt Thiết Trí chẳng có gì để vượt qua nữa. Nay ngươi ở nơi Tiểu Thừa mà nói Nhứt Thiết Trí thì liền mất ý nghĩa của Đại Thừa. Có nghĩa rằng Thanh Văn Thừa tức là Đại Thừa, việc nầy không thể như thế được. Đại Thừa cùng Thanh Văn thừa đều có sự sai biệt rất lớn. Ngươi phải biết rằng trong Thanh Văn thừa hiển thị Đại Thừa. Việc nầy cũng chẳng phải là không có lý do. Vì sao vậy? - Vì lý và tướng khác nhau vậy. Thanh Văn thừa là từ pháp đó mà nghe, là thừa của đại tiên là chủng loại của Tam Bảo, chưa đoạn diệt hết. Như Tỳ Lưu Ly bảo mất đi chẳng ra khỏi thủy tinh thể của nó sai biệt. Cho nên phải biết rằng Đại Thừa là thậm thâm vi diệu, tâm này quảng đại mà Bồ Tát Ma Ha Tát lần lượt tu học. Đầu tiên từ sơ địa sau đó đến thập địa đầy đủ tất cả công đức trí nghiệp. Cho nên Phật nói tên là Đại Thừa.
Nếu từ Thanh Văn Thừa đến Đại Thừa, thì có cái lý của Bồ Tát tu học Thập Địa, đầy đủ tất cả các Ba La Mật. Cho nên hay sinh Tam Thừa Thiện Pháp. Như kinh Thập Địa, Bồ Tát Kim Cang Tạng nói với Bồ Tát Giải Thoát Nguyệt rằng:
- Nầy Phật Tử! Giống nhu chương cú và chữ viết làm đầu. Tất cả các chữ viết phát xuất từ chữ gốc. Cũng như thế ấy Phật Tử, tất cả Phật Pháp cũng đều như vậy. Địa này bắt đầu lại cũng từ địa nầy mà được cứu cánh thành Tự nhiên Trí cho nên Đại Thừa có tên là thậm thâm. Ra khỏi tất cả công đức của Thanh Văn. Chẳng phải Tiểu Thừa có thể ra khỏi Đại Thừa được.
Phật nói: Thập Địa giống như vàng bạc đầy đủ không thất thoát. Sao gọi là chẳng thọ?
- Như Lai dùng năng lực từ bi để nhổ sạch gốc rễ vô minh. Nói Thanh Văn Thừa mà ông tín thọ, liền tự biên chấp thọ rồi làm theo phép của Tiểu Thừa, không tin Đại Thừa là một chánh giáo bình đẳng. Bởi vì lẽ ấy cho nên phải biết Phật nói Đại Thừa là Tối thắng vi diệu.
Hỏi rằng:
- Thế Tôn xưa kia có nói. Khi ta diệt độ ở trong đời vị lai có nhiều chúng sanh khởi lên những việc tranh luận. Điều nầy Phật nói rằng không phải Phật nói. Cho nên Như Lai đã dùng Pháp Ấn mà ấn ký cho. Nếu nghĩa nào thích hợp với kinh điển, tùy thuận với Tỳ Ni, không sai pháp tướng, thì đó là Phật thuyết phải không?
Đáp rằng:
- Phật chẳng nói thế. Thanh Văn Thừa chẳng phải là ta nói, lại đến Bồ Tát cũng lại như vậy. Phật nói chẳng sai khác. Tất cả đều là một, vì Pháp mà ấn chứng cho. Nay ngươi nói rằng vì nghĩa của Tu Đa La (Kinh Điển) mà văn tự có sao? Nếu mà văn tự ở nơi đó, thì thật ra chẳng có chỗ. Vì sao vậy? Mười hai bộ kinh. Tất cả văn kệ chương cú đều khác biệt. Cho nên phải biết rằng chẳng có văn tự nào trong đó cả. Nếu mà có nghĩa trong đó thì lý chẳng tương đồng. Nghĩa ấy, nếu thuận tu theo nghĩa của kinh điển và pháp tướng tương ưng thì nghĩa nầy sẽ hiển hiện. Cho nên có tên là thuận theo Tu Đa La. Nếu hiển thị theo pháp Thanh Văn thì có tên là Thanh Văn Thừa, tùy thuận vào nghĩa của Tu Đa La. Nếu hiển thị Pháp của Bích Chi Phật, thì có tên là Bích Chi Phật Thừa, tùy thuận vào Tu Đa La. Nếu hiển thị Pháp của Bồ Tát, thì có tên là Bồ Tát Thừa tùy thuận với Tu Đa La. Nếu ta hiển thị Thập Địa Công Đức làm sáng tỏ việc làm của Bồ Tát thì có tên là Chơn Thuyết tùy thuận vào Đại Thừa.
Nếu tâm ngươi biến nhập vào Tiểu Thừa Tam Tạng hoặc Đại Thừa Tam Tạng ta nói là vào, cho nên Tam Tạng đó tức là Đại Thừa. Vì sao vậy?
Trong 12 bộ kinh. Phật nói lược về Tỳ Ni nên gọi là Đại Thừa như trong A Hàm nói. Thế nào là Tỳ Kheo? Là người biết Pháp có thể giải được 12 bộ kinh từ Tu Đa La cho đến Ưu Bà Đề Xá. Phật lược bớt Tỳ Ni đó là Đại Thừa. Vì sao vậy?
Phật lược nói Kinh và Luật vì các chúng sanh mà nói pháp tu để đối trị với các pháp nên có tên gọi là Tỳ Phật Lược (Phương Quảng Kinh). Lại cũng có tên là Đa Thừa. Tên gọi khác của Tỳ Phật Lược (Phương Quảng Kinh). Lại cũng có tên là Đa Trang Nghiêm Cụ Túc là tên khác của Tỳ Phật Lược (Phương Quảng Kinh). Lại hay ra khỏi vô lượng quả báo lớn. Tên là Tỳ Phật Lược (Phương Quảng Kinh) không thể xưng đếm số lượng mà biết được. Trừ đoạn tất cả các tà kiến có tên là Tỳ Phật Lược (Phương Quảng Kinh). Nếu như ngươi hiểu trong Pháp Thanh Văn của Ta, mà nói rộng những kệ tụng chương cú của Tu Đa La cũng có tên là Tỳ Phật Lược (Phương Quảng Kinh) chẳng trụ nơi nào cả. Vì sao vậy? Vì ngươi y theo thuyết A Hàm làm Tỳ Phật Lược (Phương Quảng Kinh). Đó là ngôn ngữ, mà là ngôn ngữ thì khó có thể tin được. Nếu trong kinh A Hàm, tất nhiên thuộc ý nghĩa nầy. Ở nơi chương cú nào vì Thanh Văn mà nói thì gọi là Tỳ Phật Lược (Phương Quảng Kinh). Nếu chẳng có định văn, thì phải biết rằng Tỳ Phật Lược (Phương Quảng Kinh). Hiển Pháp Đại Thừa thì không thể nói Thanh Văn Tiểu Thừa.
Ngươi nghe nơi một bộ kinh Thanh Văn nói, chẳng đủ trăm ngàn kệ tán văn cú huống nữa đến ức vạn nói rộng ra. Đức Như Lai Thế Tôn dạy cho các Thanh Văn chỉ bày về chỗ vô thường, làm cho ra khỏi nơi sanh tử, phải biết đây là gốc của sự khổ, xa cầu Niết Bàn, từ đầu là vậy. Cho đến phụng hành câu cú ý nghĩa thâm diệu. Tức nghĩa chẳng phải sâu sắc rộng rãi. Đại Thừa kinh nói: Bồ Tát vì công việc sâu xa rộng rãi nầy như kinh Thí Dụ, kinh Hiền Kiếp Tam Muội, kinh Giải Thoát, kinh Hoa Thủ v.v... Tất cả là Đại Thừa, đều có tên là Tỳ Phật Lược (Phương Quảng Kinh).
Như trong kinh Kết Giải Thoát, Thiện Tài Đồng Tử đến gặp các Thiện Tri Thức, đến chỗ của Ngài Tỳ Kheo Hải Tràng trong 12 năm, nhập vào Tam Muội Đại Hải, bạch với Ngài Hải Tràng rằng:
- Từ trong tam muội nầy rộng rãi vô biên. Trong Pháp môn to lớn nầy có tam muội chăng?
Nói lời ấy rồi liền từ nơi Đại Hải Tam Muội thấy Liên Hoa lớn, Phật từ đó hiện ra, liền lấy tay mặt xoa lên đầu, Ngài Hải Tràng tán thán rằng:
- Lành thay, lành thay Thiện Nam Tử! Sẵn đây có Pháp Môn Phổ Nhãn, Ngươi nên thọ trì.
Hải Tràng liền thọ câu cú của Pháp Môn Phổ Nhãn, rồi rộng nói ra, bảo Thiện Tài Đồng Tử rằng:
- Thiện Nam Tử! Ta chỉ trong một sát na mà có thể thọ trì Pháp Môn Phổ Nhãn. Dùng hết trong đại hải mà mài mực, giấy viết nhiều như núi Tu Di. Lấy hết cây cỏ trong thiên hạ để làm bút và Chúng sanh trên bờ cũng như dưới nước trong ba ngàn thế giới đều là thầy, mà trong khoảng sát na có thể nắm giữ Pháp Môn. Trong trăm ngàn phần đó, giống như chẳng thể biết hết một phần, huống lại một ngày một đêm cho đến mười hai năm, mà có thể thọ thậm thâm vô lượng vô biên những phần yếu nghĩa lớn. Thiện Tài Đồng Tử từ nơi một Thiện Tri Thức đã từng nghe Pháp Môn nầy rồi, có thể qua được vô lượng vô biên ức thiên số. Huống lại tra hỏi vi trần thế giới của chư Phật và Thiện Tri Thức chỗ nắm giữ giáo pháp. Do nhân duyên nầy nên đầy đủ Đại Thừa tên là Tỳ Phật Lược (Phương Quảng Kinh). Vô lượng Vô biên chẳng phải là Thanh Văn vậy. Nghĩa nầy thật sâu xa cho nên tất cả Thanh Văn phải tu Pháp hành, tức sẽ vào con đường Đại Thừa, là con đường tốt nhất. Đó có tên là Tùy thuận theo nghĩa của Tu Đa La.
Nay sẽ nói về Tùy thuận của Tỳ Ni. Tam Thừa Thánh Đạo đều giống nhau ở việc đoạn trừ tham dục, sân nhuế, ngu si. Có tên là Tỳ Ni. Tu Đa La nghĩa là phân biệt Nhân Quả. A Tỳ Đàm phân biệt pháp tướng. Lại cũng có nghĩa đoạn trừ phiền não. Đại Thừa cũng nói là Đoạn trừ tham dục, sân nhuế, ngu si, phiền não và tất cả các pháp ác.
Phật dạy Thanh Văn thanh tịnh ba nghiệp rồi có tên là Tỳ Ni, vì Bồ Tát nói ba nghiệp thanh tịnh rồi cho đến thành Phật cùng với chúng sanh đầy đủ tất cả Thi Ba La Mật, (Giới) Bồ Tát hay trì giữ giới tự tánh, phát bồ đề tâm, chứng được quả chơn thật. Cho nên phải biết đây là Đại Thừa, tùy thuận Tỳ Ni chẳng xa rời Pháp Tướng.
Tam Thừa kinh nói chẳng khác 12 nhân duyên. Đại Thừa lại cũng chẳng khác 12 nhân duyên là kẻ hay quan sát. Cho nên phải biết Đại Thừa tức là Tam Thừa Ấn. Nếu chẳng hay quan sát thì chẳng phải Đại Thừa, lại cũng chẳng đầy đủ Tam Thừa. Nếu kẻ nào hủy báng Đại Thừa, có tội rất lớn, nay ta nói cho ngươi biết đó là lời của Ma nói, chứ không phải Phật nói. Ở trong tất cả các kinh, thật ra chẳng có lời nầy. Nếu mà dùng miệng để nói, vì kẻ Đại Thừa kia tức là Ma nói. Cuối cùng chẳng có thể tin. Ý của ngươi, nếu là của Phật nói thì dụ như trong thân của Sư Tử có con trùng sinh ra, tức liền ăn thịt của Sư Tử. Ba thừa cũng đều giống như thế chẳng xúc phạm Đại Thừa. Cho nên phải biết đó là Đại Thừa. Chẳng phải của Ma vậy, đó là điều Phật nói.
Hỏi rằng:
- Cái nào không phải là của Ma nói? Tôi là Ma sao?
Đáp rằng:
- Ta và các ngươi đều chẳng phải Ma.
Hỏi rằng:
- Nếu ta và các ngươi chẳng phải Ma, kẻ nói lời Ma nói là ai? Tức là che trùm.
Đáp rằng:
- Pháp Đại Thừa của ta thuận với chúng sanh và nơi Pháp Tuớng ấy có nhiều Ma sự. Cho nên Như Lai ở nơi Đại Thừa nói lời hàng Ma, mà nơi Tiểu Thừa Pháp tuy hay tự độ, Ma chẳng nhiễu hại, thì phải tu như thế nào?
Như Đức Như Lai ngày xưa đã nói trong kinh Pháp Hoa và kinh Bát Nhã rằng, vào thời vị lai có nhiều chúng sanh hay khởi tâm ghen ghét phỉ báng, đọa vào cõi ác. Những tụng đọc của ngươi thuộc bộ kinh nào mà nói rằng Đại Thừa là do Ma nói? Trong bộ kinh đó chẳng tin Đại Thừa mà nói là Ma, chính từ Ma nói. Điều nầy chẳng thể tin được. Ý của ngươi nếu ở trong Pháp Thanh Văn lại có đoạn trừ ấy thì việc kia liền dứt sạch từ lâu. Khó có thể có chứng cớ. Điều nầy lại cũng chẳng phải thế. Vì sao vậy? Vì chẳng có nơi vậy. Nếu giả sử việc nầy do thần lực của Phật, thì có thể giữ gìn được Pháp nầy. Trải qua nhiều kiếp chẳng bị trôi nổi. Cho nên phải biết rằng lời của ngươi là lâu dài. Lại dùng đến ngôn ngữ, giả làm lời Ma nói hay trừ các cảm chướng, chẳng sai Chánh Pháp. Tuy gọi rằng Ma nói nhưng là Chánh Pháp. Cùng với lời của Phật không sai khác. Vì sao vậy? Như Phật nói rằng y pháp bất y nhơn, cho nên ta nay nói là từ lý luận chánh đáng, chẳng nắm giữ danh tự, mà nơi chúng ta cầu, hay diệt các chướng ngại về tri kiến, các chướng ngại về phiền não. Nghĩa là Thế Tôn nếu thật là Ma, thì cuối cùng chẳng thể nói Pháp cho Bồ Tát. Vì sao vậy?
Ma chẳng thể biết Bồ Tát từ thiền định mà sanh tu duy rồi tu huệ, rồi xa lìa các việc ác và các pháp bất thiện cho nên gọi là Đại Thừa.
Tuy Phật có thể nói từ sơ địa cho đến thập địa như thế lần lượt: Tứ thiền, Tứ vô lượng tâm, Tứ vô sắc định, Diệt Thọ Tưởng Định, Bồ Đề Tâm, Các Ba La Mật... Tùy nghi phương tiện thành thục nhiếp hóa chúng sanh. Thập Thiện Giới, nghe hiểu trí tuệ chẳng phóng dật, lìa thế gian tám pháp, bát thánh đạo, chuyển pháp luân, kiên trì đầu đã đầy đủ công đức, khổ không vô thường vô ngã tịch diệt, thập nhị nhơn duyên, vào ra các thiền định, ba cửa giải thoát, các Đa La Ni, ba mươi bảy phẩm trợ đạo pháp, các cửa thần thông, thật đế tứ biện, thiền trí nhị luân... tất cả đều tự trang nghiêm và tất nhiên hòa hợp để du hí trong các pháp, mà ở nơi Sanh Tử Niết Bàn, chẳng quay lưng với Sanh Tử, chẳng hướng đến Niết Bàn (Bất Bối Sanh Tử diệc Bất Hướng Niết Bàn) Tâm thường xa rời việc ác, chánh quán các địa, rồi xa rời các địa, chẳng rơi vào Thanh Văn, Bích Chi Phật địa cùng nuớc của chư Phật. Tùy thuận nơi pháp nhẫn mà chứng vô sanh pháp nhẫn. Nơi bất thối chuyển địa thọ chánh vị địa. Lực vô úy cùng pháp bất cộng, tướng tốt của pháp thân, vì chúng sanh mà ở noi sanh tử thuận chuyển theo quyết định của việc chuyển đổi, mà tùy thuận hoặc không chuyển hoặc quyết định chẳng chuyển. Như thế nhân quả lần lượt các pháp, bất cộng pháp, phi giác pháp, mà Ma chẳng thể nói được, cũng chẳng phải là cảnh giới của Ma. Ma có bốn loại:
- Ấm Ma: Ta trọn chẳng nói Phật chẳng có thân ngũ ấm. Nếu nói như vậy, thật là Ma nói. Như lời nói nầy, Bồ Tát Di Lặc cũng từng ngăn như thế. Lại Tôn Giả Tân Đầu Lô, Tôn Giả La Hầu La, tất cả 16 vị Đại Thanh Văn chia ra đi khắp nơi, mà trong kinh cũng nói có 99 ức Đại A La Hán đều ở trước Phật để lãnh giữ nhiệm vụ Hộ Pháp và trụ ở những thế giới ấy. Phía đông có Phất Bà Đề Chữ, Mạch Chữ, Phiêu Chữ, Sư Tử Chữ, Diêm Phù Chữ, Đại Diêm Phù Chữ. Nơi Phạt Đề Lê Già, Kế Tân cho đến hồ lớn A Nậu, tất cả các bậc Hiền Thánh đều trụ ở đó để giữ gìn Phật Pháp. Nếu mà nói, Đại Thừa là Ma Thuyết, tức là đại hoạn của Phật Pháp. Các bậc Hiền Thánh đều nên xa rời. Cho nên phải biết, đó là Ma nói. Tất cả đều là vọng ngữ. Nói chuyện không có. Còn Đại Bồ Tát và các Hiền Thánh luôn luôn hộ trì Đại Thừa. Đây là hạt giống của Tam Bảo Đại Thừa không làm cho mất đi.
Hỏi rằng:
- Như ông đã nói nếu Đại Thừa là hạt giống của Tam Bảo, thì tất nhiên phải ủng hộ Bồ Tát Thanh Văn, nhưng tại sao bây giờ lại phỉ báng Đại Thừa mà không dừng nghỉ? Làm cho mọi người chẳng đọa vào địa ngục, chẳng vào cõi ác, chẳng hủy hoại Phật pháp.
Đáp rằng:
- Nghiệp Báo quyết định không thể trừ dứt. Nghiệp lại có hai loại. Một là Quyết Định tăng trưởng, Hai là Quyết định thọ báo, mà không phải các Bồ Tát Thanh Văn Hiền Thánh có thể trừ diệt được. Khi tạo tác ác nghiệp, tất nhiên phải thọ báo, chẳng thể cứu vớt. Như Tỳ Kheo Cù Già Ly (Kokàlika, đệ tử của Đề Bà Đạt Đa) phỉ báng kinh điển Đại Thừa nói là Ma nói, phải biết người nầy ắt nhiên phải đọa địa ngục không thể cứu được.
Hỏi rằng:
- Ông nói rằng phỉ báng Đại Thừa có thể phải vào ác đạo. Lại như lời nói của Nai tôi chưa tin đuợc.
Đáp rằng:
- Ông nói Phật nói Đại Thừa là lời của Ma, tức thị phỉ báng tam thế chư Phật lại làm cho tất cả chúng sanh đều giận dữ. Lời nói thật là quanh co, thọ ác khẩu và vào nơi tội báo chẳng thiện. Như Phật nói bài kệ rằng:
Người sanh nơi thế gian
Búa ở ngay nơi miệng
Tự làm hại thân mình
Tất cả do ác nghiệp
Ông phỉ báng Đại Thừa như lời nói của Nai chẳng phải là ta nói. Nay ta muốn làm cho ngươi chẳng khởi lên sự phỉ báng là vì sự lợi ích vậy. Cho nên nói rằng: Giống như người đang bịnh chẳng thể ăn gì được. Lương Y khám bịnh cấm không được nghe vì thương tưởng ông nói lời vọng ngữ. Gọi là Đại Thừa nhưng thật là Ma nói. Quá khứ chư Phật đã nói pháp Đại Thừa. Chư Phật trong tương lai sẽ thuyết Pháp Đại Thừa. Hiện tại chư Phật đang nói pháp Đại Thừa nên có tên là đoạn trừ phỉ báng Đại Thừa. Bồ Tát vì đoạn trừ phỉ báng Đại Thừa cho nên diễn thuyết nói phẩm Sơ Nhập Đại Thừa Luận.
Hỏi rằng:
- Ông nói làm cho kia không phỉ báng Đại Thừa, thì nay làm sao mà vào Đại Thừa?
Đáp rằng:
- Bồ Tát đầu tiên sẽ đầy đủ các chủng tánh, tùy thuận việc làm lành, giải thích rộng rãi, trong tâm quảng đại, biên giới quảng đại, chủng tánh quảng đại, tánh liền đầy đủ, tâm nầy như hòa, xa dần phiền não, ít tham sân si, ham tu việc thiện, tinh cần tụng đọc, những chúng sanh như thế lục căn đầy đủ hay phát đại nguyện, muốn cầu Phật đạo, chủng tánh tướng mạo như Phật đã nói. Còn kẻ hạ căn hạ tánh, thì ý hạ liệt khởi, sở nguyện không cao. Còn kẻ trung căn trung tánh phát tâm vừa vừa, sở nguyện cũng vừa. Còn kẻ thượng căn thượng tánh, phát tâm cao thượng, sở nguyện cao thượng, cho nên chư Phật tùy theo căn tánh nầy mà dùng từ tâm phân biệt để dạy dỗ.
Hỏi rằng:
- Thượng căn chúng sanh vì nói Bồ Tát thâm diệu pháp tạng, thì phải biết căn tánh, phải thực hành sâu xa Bồ Tát Hạnh, nói Bồ Tát tạng. Kẻ làm Bồ Tát tạng thì đương ở nơi nào?
Đáp rằng:
- Có mười loại như thế để đến giải thoát địa. Có thể nghe Bồ Tát Tạng chứng được 10 loại pháp hành, lìa khỏi 10 sự giải thoát, liền được vào nơi Bồ Tát Hạnh. Thế nào là 10?
- Một là tu Bồ Tát Giải Thoát Hạnh, dầu ít dầu nhiều đều phải tu tập
- Hai là các pháp sở hữu của Bồ Tát dầu ít dầu nhiều đều phải viết lách
- Ba là Bồ Tát Tạng Pháp dầu ít dầu nhiều cũng đều cúng dường
- Bốn là Pháp của Bồ Tát dầu ít dầu nhiều cũng đều tuyên đọc
- Năm là Pháp của Bồ Tát dầu ít dầu nhiều cũng phải nghe lãnh
- Sáu là Pháp của Bồ Tát dầu ít dầu nhiều cũng đều thọ trì
- Bảy là Pháp của Bồ Tát dầu ít dầu nhiều cũng đều tụng đọc dần dần thông hiểu
- Tám là Pháp của Bồ Tát dầu ít dầu nhiều cũng vì kẻ khác mà phân biệt diễn nói
- Chín là Pháp của Bồ Tát dầu ít dầu nhiều cũng đều suy nghĩ giải rõ nghĩa lý
- Mười là Pháp của Bồ Tát dầu ít dầu nhiều riêng ở tu duy, tu tập thêm sáng. Đây có tên là Bồ Tát thật hạnh.
Phần thứ tám là Bồ Tát Văn Huệ, Phần thứ chín tức Bồ Tát Tu Huệ, Phần thứ mười tức Bồ Tát Tu Huệ.
Hỏi rằng:
- Khi Bồ Tát được Văn, Tư, Tu rồi thì vào nơi hành nào?
Đáp rằng:
- Khi được vào các địa rồi thì vào cửa giải thoát, như thế lần lượt văn, tư, tu sẽ phát sanh. Thấy được pháp giới, chứng được các địa, tu tam giải thoát môn.
Hỏi rằng:
- Thế nào gọi là tam giải thoát môn?
Đáp rằng:
- Hành không vô tướng, vô nguyện.
Hỏi rằng:
- Thế nào là không?
Đáp rằng:
- Quán Ngã, Nhơn, Chúng sanh chẳng có tự thể. Tánh tướng thường vắng lặng.
Hỏi rằng:
- Thế nào là giải liễu?
Đáp rằng:
- Phải vào trong 12 nhân duyên
Hỏi rằng:
- Có phải không, giải thoát khác với pháp 12 nhân duyên chăng?
Đáp rằng:
- Không cùng với 12 nhân duyên chẳng có tướng khác.
Không tức là 12 nhân duyên và 12 nhân duyên tức là không. Vì sao vậy? Vì nhân duyên do sự giả hợp mà khởi lên chẳng phải do tự thể của nó, như Tôn Giả Long Thọ có bài kệ rằng:
Mười hai nhân duyên, Không
Ta nay muốn giải thoát
Giả danh, Nhân Duyên Pháp
Đây chính là Trung Đạo
Tất cả các pháp đều là không tịch. Vì sao vậy? Vì tất cả thuộc về nhân duyên không có tự tánh.
Hỏi rằng:
- Nếu tất cả pháp do nhân duyên sanh, thì tại sao nói là không có thể tánh?
Đáp rằng:
- Nói là nhân duyên bởi vì theo thế đế mà nói. Đệ nhất nghĩa đế tức là vô thể tánh, lại cũng chẳng sanh, nghĩa là không có sự sanh, lại cũng chẳng diệt. Nghĩa là vô sanh vô diệt, tức chơn như tịch diệt. Chơn như tịch diệt tức là tất cả các pháp đều tịch diệt. Cho nên ta nói tất cả các pháp chẳng có thể tánh là vậy. Như trong kinh Lão Mẫu, Đức Thế Tôn đã nói:
Giống như con người và cái dùi trống. Do các duyên hòa hợp ta nghe được âm thanh. Với âm thanh nầy chẳng phải ở ba đời, cũng chẳng phải ở trong ngoài, cũng như ở giữa mà tánh của nó là không tịch, chẳng sanh chẳng diệt. Giống như bây giờ ta biết các pháp thể tánh đều như vậy. Cho nên trong kinh Lão Mẫu Phật tự nói là không. Nghĩa là Bồ Tát từ trong vô lượng kiếp tu tập phước đức, thiền định, trí huệ, tức sẽ nhập vào tam giải thoát pháp môn, hay quán sanh diệt tất cả đều không tịch. Giống như ngọn lửa huyễn hóa và thành Càn Thát Bà tất cả đều do mộng hóa thành như Phật đã nói.
Khi biết mười hai duyên
Chúng sanh đều là Không
Trong khoảng sát na được
Lửa huyễn thành Thát Bà
Cứ lần lượt như thế vào cửa Không Giải Thoát, tâm nầy nhất định an lạc, được lợi ích ý nghĩa.
Hỏi rằng:
- Ngoại đạo chấp trước vào ngã kiến, làm sao có thể đoạn được?
Đáp rằng:
- Nếu ngoại đạo đối với sắc bên trong và bên ngoài, tất cả đều sanh nhiễm trước, chấp vào ngã và ngã sở, thì thuận theo dòng sanh tử lưu chuyển. Kẻ chấp ngã, thì ngã ấy có thể thí cho việc ăn uống tài vật. Như thế nhiều loại khác nhau nương vào nơi ngã kiến và chúng sanh kiến. Còn kẻ bị ngã và ngã sở nghĩa là do cái ngã tạo tác, thì cái ngã đó thuộc về vật chất cứ như thế mà nương tựa vào ngã sở (thuộc về ta). Rồi do việc làm mà hình thành. Hoặc một hoặc khác, hoặc khác một, hoặc chẳng một chẳng khác. Do thủ trước biên chấp. Từ lời nói mà sanh giận hờn hoặc cảm nhận ở trong đời cho đến thân nầy cũng nằm nơi nghĩa đó. Lưu chuyển nơi sanh tử, chẳng hiểu được nhân duyên của các pháp thuộc về tánh không.
Hỏi rằng:
- Nếu các ngoại đạo chẳng hiểu về nhân duyên mà khởi lên bốn sự chấp trước thì làm sao người ta có thể vượt qua được.
Đáp rằng:
- Ngài Tăng Khư nói: Khi mình tính Một, thì công việc và người thực hành là một, việc cùng làm và người cùng làm là một, phân chia và sự phân chia cũng là một. Như thế tất cả đều gọi là Một. Nhưng mà Ngài Ưu Lâu Khứ tính khác. Ni Kiền Đa tính khác một. Đề Tử tính chẳng phải một, chẳng khác một.
Tất cả ngoại đạo cho đến Ma Tha La tính khác. Tất cả chẳng xa rời bốn loại tính.
Hỏi rằng:
- Tăng Khư (Số Luận) bảo rằng công việc và kẻ làm là một thì phải vượt qua như thế nào?
Đáp rằng:
- Ngôn ngữ là hai nhưng mà chẳng gọi là Một. Cái việc làm là nhân, kẻ làm là quả. Việc nầy chẳng giống nhau. Vì sao nói một. Nếu thật mà khác một thì thật là điên đảo. Vì sao vậy? Vì kẻ làm tức là làm công việc đó. Công việc làm tức là kẻ làm. Trước sau có khác, thì hỏi làm sao một được.
Hỏi rằng:
- Dùng trước sau là một, như khi mọc răng thì tuy có trước sau, nhưng nó luôn luôn tương tục nên gọi là một?
Đáp rằng:
- Việc nầy cũng có thể qua được. Nếu mà làm việc đó ở trước và kẻ làm nằm ở sau, thì sự sanh sau đó là khác. Vì sao gọi là một? Dụ như có một cái bánh, không thể chia đều được. Giống như sừng trâu không thể giống với nguyên nhân sanh ra được, cho nên công việc và kẻ làm công việc cũng giống như thế. Lại nữa công việc làm và kẻ làm công việc chẳng được là một. Tiếng và nghĩa khác nhau. Nhân duyên và thời gian khác nhau. Ngôn ngữ và thể tánh khác nhau. Nếu là như vậy, tức có thể vượt qua được. Nếu là một thì không có hai tên mà tiếng nghĩa thể tướng trước sau đều khác. Chẳng được là một, nếu mà việc làm, kẻ làm là một. Như chấp vào bột (Nê Đoàn) Đào Sư. Như sợi chỉ gai, sữa đề hồ là những vật có thể có được, nhưng mà cũng không được. Ở đây phải biết rằng chẳng phải Một, như tâm của ta cũng chẳng được là Một. Nếu là Một, tức tâm vô thường, cái ngã cũng vô thường. Cho nên công việc làm và kẻ làm là hai việc giống nhau. Việc tính toán và kẻ tính toán, việc phân chia và kẻ phân chia tức đồng bị phá hủy. Có một cái bánh cũng bị phá luôn. Như sắc tướng cùng một cái bánh, cho đến sợi vải trắng, lá xanh dài ngắn tròn đủ. Như thế những vật được làm đều có thể qua được.
Hỏi rằng:
- Tỳ Xá Khư thì đếm khác. Làm thế nào để qua được?
Đáp rằng:
- Nếu công việc làm và kẻ làm khác nhau, thì cũng có thể vượt qua được.
Hỏi rằng:
- Làm sao vượt qua được? Mong nói rõ cho.
Đáp rằng:
- Nếu bánh và bột khác nhau, thì khi làm bánh có thể lấy sợi gai. Để làm cái bánh không thể lấy sợi gai, cho nên biết rằng không khác. Lại biết rằng bột (Nê Đoàn) là do vi trần mà thành. Cái bánh thì do bột (Nê Đoàn) mà thành. Nếu cái bánh khác nê đoàn, thì cái bánh chẳng có thể còn bột (Nê Đoàn) thì thành bánh vậy. Chẳng thể sai khác. Bột (Nê Đoàn) là vi trần của kẻ làm. Cái bánh là việc làm. Nếu mà công việc và kẻ làm khác nhau, thì bột, vi trần, bánh đều có tên khác. Cũng chẳng phải là hai. Cho nên việc làm và kẻ làm cũng chẳng phải khác. Cái nhân là sợi to, sự thành tựu là sợi vải. Nhân là cây cỏ, thành tựu là cái ghế ngồi, tất cả cũng đều giống như vậy. Lại nữa nếu một cái bánh là khác thì tất cả các bánh đều hoại tại sao vậy? Nếu có một mà chẳng phải cái bánh, thì lìa cái đó là bánh. Nếu có một là bánh, thì có nhiều cái bánh mà một thì chẳng có. Có cũng lại là chẳng có, thì tức là chẳng có bánh là do nghĩa đây vậy. Ông tính khác đi, tức là hoại tất cả các pháp.
Hỏi rằng:
- Nếu nói như vậy, chẳng hoại tất cả pháp thì tại sao có một nương vào cái bánh để thành lập. Như vậy có một cái bánh được tạo thành?
Đáp rằng:
- Nếu có một và bánh hợp lại, thì một đó là bánh. Nếu bánh cùng với một hợp lại thì cái bánh kia cũng có tên là một. Đó là do một hợp lại. Chẳng phải khác. Lại nữa có một là khác dụ như sợi chỉ trắng, điều nầy có thể qua đuợc. Vì sao vậy? Vì màu trắng không phải là chỉ, sợi chỉ cũng chẳng phải là màu trắng. Màu trắng và chỉ khác nhau. Ngoài vật kia ra cũng đều như vậy. Như khi đốt sợi chỉ đi thì màu trắng chẳng phải bị thiêu. Nếu sợi chỉ bị thiêu, màu trắng cũng bị thiêu tức chẳng khác. Ông nên biết rằng vật thì khác, mà tướng thì khác. Việc nầy không phải tự nhiên như ông đã nói trước, mà sáu việc đều khác nhau phải nên vượt qua.
Hỏi rằng:
- Ni Kiền Đa trước đây nói một là khác thì làm sao có thể vượt qua được?
Đáp rằng:
- Ông nương vào một là khác, hoặc nói công việc làm là người làm. Hoặc nói công việc làm là khác với người làm. Điều nầy lại có thể vượt qua.
Hỏi rằng:
- Vượt qua như thế nào?
Đáp rằng:
- Nếu công việc làm là kẻ làm thì sự việc ấy tức chẳng thành tựu. Nếu công việc làm và kẻ làm khác nhau, thì việc ấy lại cũng chẳng thành. Vì sao vậy? Vì nhân quả đều sai khác. Như vậy thế nào là một. Do các duyên tạo thành quả vậy. Chẳng thể khác. Tướng làm và kẻ có tướng làm đều như vậy cả.
Hỏi rằng:
- Như cái bánh các tướng phá, mà cái thể chẳng bị phá. Cho nên cái thể thì không phá vậy. Lại là khác. Khi thấy cái thể của nó là hiện tại mà cái tướng là phá. Khi phá cái bánh ra thì căn bản trở thành không. Chẳng có gì khác.
Đáp rằng:
- Nếu nó là một, thì cũng giống như Tăng Khư (Số Luận) phá. Nếu nói khác thì cũng đồng như Tỳ Xá Sư phá. Như lá xanh, chỉ trắng lại cũng đều bị phá.
Hỏi rằng:
- Nếu đệ tử tính chẳng một chẳng khác thì làm sao có thể vượt qua được?
Đáp rằng:
- Ba người tính phía trước, mỗi vị đều có sở chấp. Ông thì nói chẳng một tức có nghĩa là khác, còn nói chẳng khác, tức có nghĩa là Một. Vậy thì cái gì là sở chấp mà nói chẳng một chẳng khác. Nếu chẳng có sở chấp tức là nói lời dối trá, tức hoại pháp tướng.
Hỏi rằng:
- Ông nói về Đại Thừa, thì không có sở chấp mà ông lại hoại tất cả pháp tướng?
Đáp rằng:
- Cái sở chấp của tôi là hiện thấy thế gian. Đây là pháp nhân duyên. Còn ông nói tức là điên đảo chẳng thuận với tướng pháp.
Hỏi rằng:
- Thế nào là tướng Pháp mà nói là ngã hoại pháp tướng?
Đáp rằng:
- Nghĩa là vô thể tướng tức là thể tướng.
Hỏi rằng:
- Thế nào là vô thể tướng và thể tướng?
Đáp rằng:
- Không có tên thì gọi là vô thể tướng
Hỏi rằng:
- Thế nào gọi là Không Tên? Có cái Không hay là Vô Vi Không?
Đáp rằng:
- Ngã chẳng có cái nghĩa là Không, lại cũng chẳng không có cái nghĩa là không, mà phải lìa cái có không mới gọi là Không.
Như Tôn Giả Long Thọ nói bài kệ rằng:
Chấp có gọi là thường
Chấp không gọi là đoạn
Nếu lìa hết Có, Không
Mới là Chân Thật Không
Lại nữa trong Trung Luận, Ngài Long Thọ nói kệ rằng:
Chấp Hữu vào thể tướng
Chấp Vô đắm thể không
Chẳng chấp vào Có Không
Tức là Chân Thật Quán.
Cho nên lìa có không thì gọi là Không, nghĩa là lìa đoạn và thường vậy. Có tên là Trung Đạo. Nếu hay giác ngộ Pháp tướng như vậy, có tên là Phật. Cho nên mười hai nhân duyên nghĩa là Không.
Hỏi rằng:
- Mười hai nhân duyên phải chứng như thế nào để biết nó là không?
Đáp rằng:
- Cũng giống như cái bánh, bột (Nê Đoàn), và sợi chỉ cho đến Đào Sư và các nhân duyên hợp thành. Sau đó thành bánh. Nếu không có bột (Nê Đoàn) thành không có bánh. Lại chẳng lìa bột thì có bánh, nên giả danh của nó gọi là bánh, đó thuộc về cái nhân duyên, chẳng có thể tướng, chẳng có thể tướng nên không có sanh. Không có sanh, nên thể tướng là tịch diệt và nhân duyên thành tựu. Cho nên gọi là vô thể. Nếu các pháp định trước có tự thể thì chẳng phải là nhân duyên, tức chẳng có nơi chốn, không có tự tướng. Nghĩa là không có cái bánh. Bánh không có thì tất cả các pháp cũng đều không. Như Tôn Giả Đề Bà có kệ rằng:
Một Pháp nếu có thể
Các Pháp cũng như thế
Tất cả Pháp đều Không
Nhân duyên hết thảy Không
Chân thật quán một Pháp
Các Pháp chẳng hai tướng
Hiểu thật không ấy rồi
Tức thấy tất cả không.
Hỏi rằng:
- Nhân duyên sanh Pháp tức là thể tướng?
Đáp rằng:
- Việc ấy chẳng phải như vậy. Vì sao thế? Nếu có thể tướng, nếu không thể tướng, chẳng phải ngươi ở đó thì ai là người nói. Nhân duyên làm thể tướng. Nhân duyên từ đó mà sanh. Thế nào là thể mà nói là thể tướng. Từ tự tánh mà khởi chẳng thuộc nhân duyên. Nếu thuộc nhân duyên tức vô tự tánh. Dụ như giả mượn cái không làm có, cho nên nhân duyên do sự giả hợp mà thành, chẳng có tự thể như Tôn Giả Long Thọ nói bài kệ rằng:
Các Pháp do duyên sanh
Tức là không tự tánh
Nếu chẳng có tự tánh
Làm sao có thể tướng?
Hỏi rằng:
- Thể tướng của các pháp do sự thấy biết hiện tại của thế gian sao gọi là Không?
Đáp rằng:
- Việc ấy chẳng phải như vậy. Phàm do ngu muội vọng tưởng mà thấy. Việc nầy chẳng có gì để tin. Các pháp đều sanh diệt, tất cả đều là không. Sanh diệt lưu chuyển. Không bao giờ dừng nghỉ luôn luôn tiếp tục mà sự thấy biết hư vọng đó cho là thật. Giống như đốm lửa, niệm niệm sanh diệt mà kẻ phàm phu ngu nhân nghĩ rằng có một đốm lửa di chuyển thật nhanh. Ảnh kia huyễn hoặc như Phật đã nói Huyễn là huyễn tất cả đều chẳng có. Nhưng kẻ thấy sai thì cho là thật mà kẻ thấy thật đó cũng như ngạ quỷ chẳng thấy nước là lửa, cát đá là huyết mà những chúng sanh thiện ác tùy theo Nghiệp mà thấy được. Nếu tâm thanh tịnh, chúng sanh có lợi căn liền thấy việc ấy là không. Dạ Xoa, Ngạ Quỷ thấy nước ở xa gần đều nghĩ là lửa liền sanh nghi hoặc. Nếu vật là thật có thì chẳng có hai cái thấy, mà do hai cái thấy ấy tức biết là không thật, đó là việc thấy hư vọng. Cho nên biết rằng tất cả các pháp đều không thể tướng. Và không thể tướng nên tất cả là không sanh diệt.
Hỏi rằng:
- Nếu tất cả các pháp đều chẳng sanh, chẳng diệt. Thế nào có đến, có đi, có đoạn, có thường?
Đáp rằng:
- Thấy chủng tử liền biết đến đi lại đuợc Pháp Không, tức lìa thường đoạn. Như nhơn là chủng tử thì có hạt nhân cành lá hoa quả tiếp theo mà thấy hạt nhân sanh, thì chủng tử diệt cho nên chẳng đoạn. Cho đến khi quả sanh thì hoa diệt. Lại vô thường trôi qua như Tôn Giả Đề Bà nói kệ rằng:
Chư Pháp luôn tương tục,
Tức chẳng phải đoạn diệt.
Nhân diệt thì quả sanh
Chẳng có tên là Thường
Cho nên thấy Nhân Duyên Không, tức lìa thuờng đoạn.
Hỏi rằng:
- Không hiểu Nhân Duyên Hành, thì làm sao lìa được Thường Đoạn?
Đáp rằng:
- Vì nhân là vô minh, nên có thiện ác hành cho đến nhân sanh ra lão tử. Kẻ phàm phu chẳng hiểu nhân duyên tương tục mà vọng cho đó là chân thật. Nhưng thể của vô minh chính là không, thì hành, thể của Hành cũng là không, cho đến Sanh, thể của Sanh cũng là không, lão tử, thể của lão tử cũng là không. Nơi thế gian đều là giả danh vì có sự tương tục chẳng có sự đoạn diệt. Niệm niệm chẳng dừng nghỉ, nên không có cái thường, mà phàm phu chúng sanh, chết ở đây sanh ở chỗ kia, luôn luôn liên tục như thế. Như Phật đã nói ở đệ nhất nghĩa. Chẳng có chúng sanh chết đây sanh kia, thì thế đế là giả danh mà thức là chủng tử. Hành nghiệp là đất đai để nuôi sống ngã mạn. Vô minh là bụi phấn, nước ái thấm qua rồi tinh cha huyết mẹ các duyên hòa hợp sanh ra hình tướng cho nên có sắc mà không có tự thể. Giống như chân giường cũng là giả tướng khi dùng. Đầu tiên có tên là Ca La La. Tên thứ hai là An Phù Đà, Tên thứ ba là Nhục Đoạn. Tên thứ tư là Kiên Thạch. Tên thứ năm là Bảo Khai Trướng. Tên thứ sáu là Xúc. Sanh ra các Pháp lần lượt như thế. Tướng giả mà có. Không có tên là đoạn. Bồ Tát hay giải là pháp nhân duyên tức biết đó là Không. Nhân duyên là không nên tất cả các pháp đều không. Hiểu các pháp là không nên chẳng có đoạn chẳng có thường như trong kinh Xuất Thai, Phật nói kệ rằng:
Theo giả đặt tên
Mà được các Pháp
Tên kia chẳng Pháp
Đó là Chân Thật
Cho nên chẳng dùng lời nói có Pháp, hoặc tùy theo tên gọi mà có các Pháp. Pháp tức là nhiều thể. Dụ như không Pháp thì không một không nhiều.
Hỏi rằng:
- Nếu tất cả Pháp đều không thể, thì lời nói của ông có qua cái có, cái thấy trong hiện tại không?
Đáp rằng:
- Nếu Pháp mà thật có, thì lời nói không thể vượt qua được cho nên gọi là Pháp tức là chẳng có. Vì sao dùng lời nói để vượt qua. Cho nên các Pháp lúc ban đầu sau rốt cũng đều như vậy. Nếu các Pháp nhất định có thể tướng, thì sau khi Niết Bàn tức phải đoạn diệt, mà trước đó không cũng là không. Sau đó nói không tức là tà kiến, hủy hoại Chánh Pháp, lại chẳng giải thoát như Tôn Giả Đề Bà nói kệ như sau:
Chẳng Không mà thấy Không
Ta chứng được Niết Bàn
Tà kiến chẳng Niết Bàn
Như Lai đã nói vậy.
Các pháp vốn là Không, hay thấy là Không, giống như quá khứ Phật đã thấy tướng Không ấy. Bây giờ cũng lại như vậy. Cho nên ta nói pháp nhân duyên là Không chẳng thể khác được. Từ đó mà lập nghĩa đế thứ nhất. Sau đó phân biệt ra thế đế. Ta và chúng sanh như công việc làm và kẻ làm, cho đến khác một tức chẳng thể mất như Tôn Giả Long Thọ có nói kệ rằng:
Chẳng nói phân biệt đế
Chẳng được nơi thật đế
Nếu chẳng được thật đế
Tức chẳng chứng Niết Bàn
Lại có kệ rằng:
Chư Phật nói các Pháp
Thường nương vào hai đế
Phân biệt nơi thế đế
Và cùng đệ nhất nghĩa
Nếu không thể phân biệt
Chơn tục hai Thánh đế
Như vậy tức chẳng biết
Phật pháp nghĩa sâu dày
Cho nên Pháp của nhân duyên là Không. Có tên là Chơn Như, Pháp Tánh chân thật. Đó có tâm là tu tập ý nghĩa đệ nhất của Thiền Định, thấy nhân duyên đều không. Tứ có nghĩa là không giải thoát môn. Nếu thấy là Không, tức chẳng thấy các Pháp tướng, cho nên có tên là Vô Tướng Giải Thoát Môn, thấy không có tướng vậy. Chẳng có chỗ nguyện cầu, cho nên có tên là Vô Nguyện Giải Thoát Môn, an trụ nhu thế nơi giải thoát môn. Chủng tử của thức nằm nơi tam giới, tức chẳng thể là mầm mống sinh ra danh sắc. Thức không có chấp trước, diệt ba đường khổ. Ba đường ấy diệt rồi thì liền chứng tịch diệt Niết Bàn. Như Tôn Giả Đề Bà đã nói kệ rằng:
Thức là nghĩa chủng tử
Du hành ở sáu nơi
Nếu thấy các trần không
Có mầm tức đoạn diệt.
Hỏi rằng: Bồ Tát biết là Không, nên ra khỏi sanh tử. Vậy thì hơn cả nơi Thanh Văn sao?
Đáp rằng: Bồ Tát làm lợi ích cho thế gian và xuất thế gian, độ người như lửa đất, chỉ có xuất thế gian là có thể trụ nơi thế gian để giáo hóa chúng sanh. Thanh Văn không phải vậy, sợ hãi nơi sanh tử, cầu mau được diệt độ, ra khỏi con đường của thế gian, thấy thế giới. Thấy pháp giới rồi, liền đến bờ mé của Niết Bàn. Bồ Tát không như thế. Vì sao vậy? Vì Bồ Tát thấy chúng sanh khổ, khởi lòng thương lớn, vì muốn độ cho kia được ở yên nơi cảnh trang nghiêm. Nơi A Tăng Kỳ Kiếp, tu hành xuất thế gian chỉ trong một niệm. Xem xét tất cả pháp giới. Khi quán xét pháp giới rồi, duyên vào với chúng sanh mà không giữ quả chứng đắc, liền làm cho tất cả được độ thoát, như Phật đã nói nơi kinh A Nhục Đại Trì. Giống như hai người muốn lên nơi đỉnh núi. Một người thì có sức lực, đầy đủ phương tiện thiện xảo, Khi dùng phương tiện rồi liền được lên đỉnh núi. Còn người kia ít có sức lực, lại chẳng có phương tiện, tức liền thoái lui, chẳng thể lên núi được. Bồ Tát ở nơi pháp Vô Vi, chẳng chứng quả, chẳng chấp trước cũng giống như người thiện xảo, được lên trên đỉnh núi, chứng được vô vi. Như có ít phương tiện thì chẳng thể bắt đầu được. Cũng giống như Trưởng Giả chỉ có một người con bị đói khát nơi nước kia, trải qua hơn 10 năm. Sau đó Trưởng Giả ở nơi thành lớn, nhà nầy rất giàu, chứa nhiều của quý, dần đến phải dùng sức lực để làm thuê, rồi trở về lại nước cũ.
Bồ Tát có vô lượng vô biên A Tăng Kỳ công đức để đến lửa đất kia, hướng đến Niết Bàn, vì thương chúng sanh lại nhập vào nơi sanh tử trong A Tăng Kỳ kiếp, chịu khổ dài lâu. Bồ Tát Ma Ha Tát vượt khỏi cái khổ lớn ấy để cầu vô thượng quả bất khả tư nghì, ra khỏi tất cả Thanh Văn, Bích Chi Phật, đầy đủ tất cả công đức trí huệ. Cho nên vượt qua đám lửa nơi đất kia. Thế nào là Bồ Tát vượt qua cái khổ lớn kia? Cũng giống như có một người lên thuyền vào biển lớn gặp gió lớn sóng như núi, gặp nhiều chướng nạn khó khăn, tâm đang lo rầu khốn khổ sanh ra sợ hãi. Lúc ấy thuyền trưởng giả mang đến một cánh buồm hay giúp cho kẻ kém phước đức kia, qua khỏi được nơi hiểm nạn để gặp được trân bảo. Bồ Tát Ma Ha Tát ở nơi biển sanh tử cũng giống như thế. Vì kẻ ác tri thức không tin nơi khó khăn, chỉ hướng đến con đường ác. Trong đệ nhất A Tăng Kỳ Kiếp, tu giữ hạnh lành (tịnh địa hành) cầu được giải thoát thanh tịnh. Đệ Nhị A Tăng Kỳ Kiếp tu tịnh Thiền Định hành. Đệ tam A Tăng Kỳ Kiếp tu tịnh trí huệ hành, trừ được chướng ngại của lửa đất. Cho nên Bồ Tát có tên là qua khỏi sự khổ, đầy đủ nơi thập địa, chứng vô ngại chẳng chướng hại. Tất cả các hạnh đều đầy đủ, chứng được A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Cho nên nơi lửa trí huệ kia được chứng thành Phật quả. Nhập Đại Thừa Luận
(quyển thượng hết)
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.16.71 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.