Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Cung Kính Hành Lễ
Phẩm Thứ 17. Phần thứ 2
Ai sau khi Phật diệt độ rồi
Thường hay tu sửa Tháp Phật vui
Khoảng trăm , ngàn, na do tha kiếp
Nguy nguy thân tướng mãi xinh tươi
Tối thượng tuyệt vời chiên đàn hương
Hợp cùng cung điện ngựa xe thường
Được phước báo nhưng không chấp trước
Bởi nhờ tu sửa Tháp miếu đường
Chánh Pháp một khi đã diệt rồi
Diêm Phù bỗng chốc biến xa xôi
Thiên cung an trụ thường vui vẻ
Bởi nhờ tu bổ Tháp miếu vui
Năm dục, cấu nhiễm quyết xả buông
Giới đức trang nghiêm mãi an thường
Nương duyên phạm hạnh, không tạo ác
Bởi nhờ tháp Phật nguyện xông hương
Mãn kiếp Ta Bà hẳn sanh Thiên
Giàu vui khoái lạc thật vô biên
Hóa duyên hóa độ chư Thiên ấy
Bởi nhờ đến Tháp cúng kết duyên
Diện mạo đoan trang, vẻ xinh lành
Nói năng khéo độ cả chúng sanh
Ai ai được gặp đều kính ái
Bởi nhờ cúng Phật đóa hương thanh
Xa lìa đường khổ rộng thênh thang
Thường gặp Như Lai sống an nhàn
Tịnh nghiệp siêng tu thường chuyển hóa
Bởi nhờ Tháp Phật thắp nén nhang
Ai từng trong khoảng một sát na
Siêng năng quét dọn Tháp miếu ngà
Quả báo cảm chiêu nhiều vô lượng
Xa rời tám nạn, lúc sanh ra
Trí tuệ trang nghiêm rất rỡ ràng
Năm dục thế gian chẳng luống màng
Luân hồi xa lánh xa xa lánh
Bởi lau Tháp Phật sạch gọn gàng
Giới hạnh viên dung chẳng hoại suy
Diệu Pháp khi nghe, sanh ngưỡng quy
Quyết không chuyển đổi tâm Phật ấy
Nhờ dọn Tháp miếu được quang huy
Ở trong đới ác cũng không sao
Hủy báng buông lung chẳng khi nào!
Phước huệ trang nghiêm thường tích trữ
Tâm tịnh Tháp Phật bởi dọn lau
Mùi vị, đồ ăn mãi dồi dào
Y phục trang nghiêm đẹp biết bao
Các căn tịnh uế đều biết rõ
Bởi nhờ Tháp Phật thường xuyên lau
Một khi gặp Tháp tâm thanh nhàn
Thay hoa cúng Phật được nghiêm trang
Nhờ nương học lực Đại Tôn Sư
Ngũ dục lìa xa mãi mãi an
Trong thế giới nầy, thọ mạng lâu
Những thú vui kia chẳng cần cầu
Vương giả thường sanh tâm kính nể
Nhờ chọn hoa tốt cúng Tháp mầu
Giới phẩm Bồ Tát trọn viên dung
Hiểm nguy dù mấy cũng như không
Tâm thường rõ biết si mê ấy
Nhờ duyên đến Tháp cúng hoa hồng
Đoạn trừ phiền não các chướng duyên
Bịnh khổ bao nhiêu, chẳng não phiền
Dù ở nơi nào, tâm vẫn tịnh
Từng đến Tháp Phật cúng hồng liên
Trong cõi người ta, thí đứng đầu
Cùng với chúng sanh cúng thật nhiều
Thanh tịnh trang nghiêm thân phước huệ
Nhờ cúng hoa tươi kính Tháp yêu
Hoa đẹp thường đem cúng Phật đài
Tràng phan bảo cái khắp muôn nơi
Trang nghiêm Tháp Phật, siêng năng ấy
Được phước vô biên, thật tuyệt vời
Ai từng thấy Tháp Phật trang nghiêm
Lễ bái, hân hoan ý ngưỡng chiêm
Thường hay xưng tán hồng danh Phật
Khiến cho người thấy phước tăng thêm
Chư Thiên, Long Thần, ma Hầu La
Tăng trưởng tín tâm khắp mọi nhà
Như hoa tươi đẹp một khi nở
Thường xuyên tuyên thuyết pháp như là
Do thường tuyên thuyết Pháp Như Lai
Phật trí chưa từng khuyết giảm sai
Khiến cho chúng sanh lìa ác đạo
Trời, người tăng trưởng phước huệ vui
Đầy đủ phước huệ thật nghiêm trang
Quyến thuộc vô biên rộng khinh an
Tùy tâm mãn nguyện được thanh tịnh
Ta nói người nầy vui thế gian
Nhu hòa, tịch tĩnh thật tinh anh
Giáo hóa đường tu cho chúng sanh
Dẫu giàu đi nữa, không tham đắm
Nhờ thuờng lễ Tháp cả lòng thành
Bố thí, hòa vui luôn thực hành
Bình đẳng, lợi hành, nhiếp chúng sanh
Dù ai hủy báng không sân hận
Bởi thường lễ Phật cả lòng thành
Hoặc sanh lên trời làm Đế Thích
Hoặc làm hoàng đế trong thế gian
Dù trời Tự Tại cũng từ tâm
Bởi nhờ lễ Phật thật nghiêm trang
Dù ở cõi dục, không đắm nhiễm
Dù đời giàu có dồi dào ấy
Cũng chẳng rơi vào ba ác đạo
Bởi nhờ lễ Tháp tâm vui thấy
Buông lời ý nghĩa theo lời ra
Không khác kinh điển vốn như là
Thường được sanh vào dòng quý phái
Bởi nhờ lễ Tháp tâm thật thà
Dù ở nơi nào tâm tịnh thanh
Cúng Phật hoa thơm với lòng thành
Thọ hưởng phước báo được làm vua
Ở yên như trước được lợi sanh
Đối với năm dục biết rõ ràng
Bức bách bao nhiêu cũng được an
Tâm tánh tịch nhiên không sợ hãi
Thân tướng đoan nghiêm vạn lạc quan
Như Kinh Đại Bi (Mahakaruna Pundarika Sutra) chép rằng : “Nầy A Nan, nếu có chúng sanh ở trong hiện tại hay cúng dường ta, hoặc sau khi ta diệt độ, cúng dường Xá Lợi như hột cải, lại hay vì ta mà tạo lập hình tượng, cùng tháp miếu.
Nầy A Nan! Chớ cản trở ý muốn nầy, giả sử có người hay phát khởi một lòng tịnh tín nương vào sự nhớ nghĩ Chư Phật mang một cánh hoa để rải trên hư không dùng để cúng dường, người này sẽ được Chuyển Luân Thánh Vương, Đế Thích, Tiên Chủ, Đại Phạm Thiên Vương, tức liền ra khỏi nghiệp của đời trước, cùng kiếp sanh tử vị lai lưu chuyển mà chẳng biết.
Nầy A Nan! Cũng nên biết việc nầy , giả sử có người trong mộng, hay mang một cành hoa tung vào trong hư không để cúng dường, ta nói người nầy có căn lành , sẽ được phước báo, chẳng biết là bao nhiêu.”
Lại nữa Kinh Bà Gia La Long Vương Sở Vấn (Vrhat Sagara Nagaraja Paripreccha) chép:”Nếu Bồ Tát gần gũi Chư Phật tức có thể được tám loại Pháp tăng thượng. Thế nào là tám:
Một là giáo hóa chúng sanh, thấy tướng tốt của Phật.
Hai là phụng sự cúng dường Như Lai.
Ba là ở nơi chúng hội tán thán công đức thù thắng của Chư Phật.
Bốn tạo lập hình tượng tưởng niệm Như Lai.
Năm là khuyến hóa chúng sanh thường chẳng lìa Chư Phật.
Sáu là tùy theo nơi thường hay nghe danh Phật
Bảy là thường nguyện vãng sanh về quốc độ của Chư Phật
Tám là chí chẳng yếu hèn, vui cầu trí Phật
Đây là tám loại pháp tăng thượng”.
Luận rằng:
Làm sao để tăng trưởng lợi ích thù thắng? Đối với Phật khởi lòng phụng sự, được Bồ Đề. Như Kinh Hoa Nghiêm có kệ rằng:
Vô lượng vô biên kiếp
Khó được nghe danh Phật
Huống gì được gần gũi
Nghi ngờ đều đoạn mất
Như ánh sáng trong đời
Chiếu soi khắp mọi Pháp
Phước đức trong ba đời
Khiến người người đều tịnh
Bậc xuất thế Như Lai
Vì đời, trao phước lớn
Dẫn dắt các chúng sanh
Khiến phước được tích thành
Ai biết cúng dường Phật
Lìa hết các hãi sợ
Mọi khổ tiêu diệt sạch
Trí tuệ sớm đạt thành
Thấy được đấng Lưỡng Túc
Phát tâm đại Bồ Đề
Thường được gặp Chư Phật
Tăng trưởng lực trí tuệ”
Kinh cũng lại chép:
“Đấng Như Lai Đại Từ
Thị hiện vào trong đời
Vì độ các chúng sanh
Chuyển Pháp mầu an lành
Trong vô số kiếp trước
Vì chúng sanh, cần khổ
Thế gian như thế nào
Đền ân đức Thầy Tổ
Vô lượng vô số kiếp
Vào trong các đường ác
Quyết chẳng bỏ Như Lai
Mà cầu được giải thoát
Không vì trong cõi ác
Một khi nghe danh Phật
Mà không sanh cõi lành
Bởi chẳng nghe danh Phật
Vì sao nguyện ở lâu
Ở lâu trong đường ác
Vì muốn thấy Như Lai
Tăng trưởng lực trí tuệ
Ai muốn thấy Chư Phật
Để trừ các khổ hoạn
Gặp Như Lai thường an
Cảnh giới bậc Đại Trí
Ai thấy được Chư Phật
Lìa xa mọi chướng nạn
Bao nhiêu phước tăng trưởng
Thành tựu Bồ Đề giác.”
Luận rằng:
Dầu thấy hình tượng được phước báo rộng lớn, huống nữa là gần gũi sắc tướng của Như Lai tin thọ lời giáo huấn, lại được phước rất nhiều. Như Kinh Tín Lực Nhập Ấn nói: “Nầy Văn Thù Sư Lợi, nếu có Thiện nam tử, Thiện nữ nhơn ở nơi các thế giới vi trần số, đối với Bích Chi Phật, mỗi ngày mang hàng trăm vị thức ăn uống ngon lạ và y phục trải qua hằng hà sa số kiếp để cúng dường.
Nầy Văn Thù Sư Lợi! Nếu lại có người dần dần chiêm nghiệm phụng trì trước một bức tượng Phật họa vẽ và các kinh điển, phước nầy hơn kia vô lượng a tăng kỳ; huống gì chắp tay mang một cành hoa, hoặc một nén hương, bột hương, đèn nến cúng dường phước nầy hơn vô số lượng phước trước”.
Luận rằng:
Ở đây làm sáng tỏ phương tiện công đức tăng trưởng . Như Kinh Bồ Tát Tạng (Buđhisattva Pitaka) chép rằng: “Nếu ai tu sửa Tháp cũ của Phật, được bốn loại thanh tịnh đại nguyện:
Một là tối thượng sắc tướng, chẳng có gì sánh bằng
Hai là thọ trì kinh điển tinh tấn chẳng giải đãi
Ba là sanh ra nơi nào cũng được gặp Như Lai
Bốn là khi sanh ra thân hình đầy đủ các tướng tốt”.
Kinh cũng chép:”Nếu ai hay đối với Tháp của Như Lai, dùng các hoa quý và hương bột cung kính cúng dường, được tám loại chẳng giảm:
Một là sắc tướng chẳng giảm
Hai là thọ dụng chẳng giảm
Ba là quyến thuộc chẳng giảm
Bốn là giới phẩm chẳng giảm
Năm là định lực chẳng giảm
Sáu là đa văn chẳng giảm
Bảy là trí huệ chẳng giảm
Tám là thắng nguyện chẳng giảm”.
Lại Kinh Bảo Tích chép rằng: “Giả sử chúng sanh đầy ba cõi, mỗi mỗi đều tạo tác, Tháp miếu Như Lai; cao rộng như núi Tu Di, trong hằng hà sa kiếp, mỗi nơi đều dùng đồ tốt đẹp để cúng dường. Nếu Bồ Tát chẳng xả tất cả tâm trí; mang một cành hoa phụng cúng Tháp ấy, sẽ được phước báo thù thắng nhất”.
Kinh cũng chép:”Giả sử trong ba ngàn đại thiên thế giới có các chúng sanh, mỗi mỗi chúng sanh đều được Chuyển Luân Thánh Vương an trụ nơi Pháp Đại Thừa, mỗi mỗi Chuyển Luân Vương là những ánh đèn chiếu sáng nơi đại hải, sánh như núi Duy Lô, làm chỗ soi sáng . Mỗi mỗi như thế mà cúng dường Tháp Phật.
Nếu Bồ Tát xuất gia hay dùng ít dầu, rồi tẩm dầu thơm để đốt, mang đến cúng dường Tháp miếu của Như Lai được công đức hơn công đức đốt sáng ở trước, trăm phần nhỏ nhất chẳng bằng một.
Lại nữa ở nơi Chuyển Luân Thánh Vương hay ở trước Phật và chúng Tỳ Kheo dùng các nhạc cụ để bố thí. Nếu Bồ Tát xuất gia thường hành khất thực; hoặc ở chỗ kia, được tùy theo sự thấy rồi chia phần ra để ăn, được công đức rộng lớn so với trước rất nhiều.
Lại nữa Chuyển Luân Thánh Vương ấy, tích chứa y phục cà sa như núi Tu Di, có thể đối với hiện tiền Phật và Tỳ Kheo chúng, mang đến để bố thí. Còn Bồ Tát xuất gia ở nơi ba y làm đồ sở hữu, tùy theo đó mà phụng thí, hiện tiền Chư Phật an trụ nơi Đại Thừa, các Tỳ Kheo Tăng và các Đức Như Lai, ở đây được phước gấp đôi phước ở trước.
Lại nữa Chuyển Luân Thánh Vương ấy mỗi mỗi đầy đủ nơi Diêm Phù Đề nầy, dùng những hoa để cúng dường Tháp miếu Phật. Còn Bồ Tát xuất gia có thể chỉ cầm một cành hoa để cúng thí nơi Tháp của Như Lai, sự cúng dường nầy hơn sự cúng dường trước, trong trăm phần chẳng bằng một”.
Luận rằng:
Đây nói rõ về hành tướng . Như Phẩm Thứ Đệ Siêu Việt (Anupurvasamudgata Parivarta) chép rằng:”Bồ Tát xuất gia như đã rõ biết rồi, lại hay ở trước Như Lai mà cúng dường, được bốn công đức hiền thiện:
Một là thường được tối thượng cung kính cúng dường
Hai là chỗ thấy được tùy thuận nương theo để học tập
Ba là luôn kiên cố tâm đại Bồ Đề
Bốn là tăng trưởng thiện căn, hiện được thấy ba mươi hai tướng đại trượng phu”.
Lại Kinh Hải Ý Bồ Tát Sở Vấn (Sagaramati Pariprccha) chép rằng:”Lại nữa nầy Hải Ý ! Có ba loại Pháp tên là cúng dường thừa sự Như Lai . Thế nào là ba?
Một là phát Bồ Đề tâm chẳng thối chuyển
Hai là đối với Chánh Pháp có thể giữ gìn
Ba là đối với chúng sanh phát khởi đại bi”.
Lại Kinh Bảo Vân chép: “Nầy Thiện nam tử! Bồ Tát thành tựu mười pháp, đối với thai tạng cấu uế chẳng nhiễm. Thế nào là mười?
Một là tâm tịnh tín tạo hình tượng của Như Lai
Hai là tu bổ Tháp miếu cũ của Chư Phật
Ba là dùng hương thơm và những hương bột để đốt
Bốn là giữ những hương bằng nước tắm Chư Như Lai
Năm là đối với Tháp Phật quét dọn lau chùi sạch bụi đất
Sáu là gần gũi phụng sự cha mẹ
Bảy là gần gũi cúng dường Hòa Thượng , A Xà Lê
Tám là thường hay cung cấp kẻ đồng phạm hạnh
Chín là hay làm huệ thí chẳng cầu báo đáp
Mười là căn lành nầy làm cho các loài hữu tình chẳng nhiễm nơi thai tạng cấu uế khi sanh ra.
Nầy Thiện nam tử! Nếu đầy đủ mười Pháp như thế, tức có thể phát khởi thâm tâm tùy hỉ”.
Như Kinh Bát Nhã chép: “Nếu Bồ Tát Ma Ha Tát an trụ nơi Đại Thừa, đầu tiên phải nên phát tâm tùy hỉ, những Bồ Tát nầy việc hay làm lại làm; tức là đối với Đại Thừa bất thối chuyển.
Phật bảo: Kiều Thi Ca! Giả sử có người hay sánh với ba ngàn đại thiên thế giới có thể biết được số lượng, những Bồ Tát khi phát tâm tùy hỉ sẽ được công đức chẳng thể tính đếm. Lúc ấy Thiên Chủ Đế Thích bạch Phật rằng:
-Bạch Đức Thế Tôn! Nếu chư Bồ Tát từ sơ phát tâm cho đến thành được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, mà ở trong ấy tùy chỗ tạo tác vô lượng tùy hỉ căn lành; nhưng chư Bồ Tát ấy chẳng nghe, chẳng biết, lại chẳng nhiếp thủ, nên biết họ vì bị ma ám!
Phật bảo:
-Nầy Kiều Thi Ca! Nếu Thiện nam tử, Thiện nữ nhơn muốn mau chứng được Như Lai Chánh Đẳng Chánh Giác, nên phát tâm Đại Thừa tùy hỉ, đối với Thanh Văn, Bích Chi Phật thừa, không nên tham đắm, lại cũng chẳng xả ly, mà hay cùng với họ phát tâm tùy hỷ, nên biết người nầy sanh nơi nào cũng thường được mười điều lành, được nhiều sự cúng dường cung kính, tôn trọng tán thán. Đối với sắc, thanh, hương, vị, xúc, chẳng phải chẳng có ý, vĩnh viễn xa lìa ác đạo; được sanh lên cõi trời. Vì sao thế?
Vì người nầy , chỗ tạo tác được lợi ích làm cho các chúng sanh đều được khoái lạc, mà thiện căn có thể làm cho những người trong vô lượng a tăng kỳ, phát tâm tùy hỷ, sẽ chứng được Bồ Đề.”
Kinh chép rằng: “Nầy Tu Bồ Đề! Giả sử trong hằng hà sa số ba ngàn đại thiên thế giới, tất cả chúng sanh, đều phát A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề Tâm mà mỗi mỗi hằng hà sa kiếp đó tu bốn loại thiền định, an trụ tịch tĩnh, lìa những tư tưởng động loạn.
Đại Bồ Tát tu tập Bát Nhã Ba La Mật Đa ấy có thể dùng phương tiện thiện xảo để nhiếp giữ quá khứ, vị lai, hiện tại Chư Phật, chỗ tu định huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến. Đối với Duyên Giác thừa và Thanh Văn thừa , có giới, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến; như thế nhiều loại căn lành tập hợp xưng tán, cao tột, tối cực tối thắng, tối sâu rộng, vì vô lượng không thể so sánh tâm; tất cả đều tùy hỷ. Lại như tùy hỷ căn lành nầy hồi hướng đến vô thượng chánh đẳng Bồ Đề.
Nầy Tu Bồ Đề! Điều nầy sẽ được phước đức hơn trước. Đấy là Bồ Tát tu công đức định, mà chẳng thể so sánh được, trong trăm phần chẳng bằng một”.
Luận rằng:
Điều nầy đem hồi hướng việc làm cứu cánh khuyến thỉnh công đức.
Như Kinh Tối Thượng Vấn (Ugra Pariprccha) chép: “Nếy hay giữ gìn Chánh Pháp; là đối với vô số lượng Chư Phật sát độ, hộ trì gìn giữ mạng mạch của Phật Pháp vậy”.
Niệm Tam Bảo
(Ratnatrayanusmrtirnamastadasah
Paricchedah)
Phẩm Thứ 18. Phần 1
Luận rằng:
Làm sáng Hạnh Phổ Hiền, dần dần được tăng phước. Ở đây chẳng nói riêng biệt nguyên nhân, mà có thể theo nghĩa rộng do niềm tin thường hay tu tập. Như Kinh Bí Mật Đại Thừa chép rằng:”Phật bảo: Nầy Đại Vương! Ngài biết rằng có bốn loại Pháp, có thể như thế mà thực hành, tức là an trụ nơi chí hướng Đại Thừa, con đường rõ ràng với những Pháp lành, chẳng hoại diệt. Thế nào là bốn?
Nầy Đại Vương! Một là niềm tin có thể hướng đến con đường cao cả. Thế nào là tin mà có thể tin được? Có thể tùy thuận các Thánh Chủng, chỗ chẳng nên làm thì không làm.
Hai là tôn trọng có thể hướng đến con đường cao cả, mà tôn trọng vậy. Đối với các bậc Thánh, nói Diệu Pháp nghe hiểu rõ ràng.
Ba là chẳng kiêu mạn, có thể hướng đến con đường cao cả, mà không kiêu mạn vậy. Nghĩa là có thể ở nơi Thánh Chúng, cung kính, tín thọ đảnh lễ.
Bốn là tinh tấn, có thể hướng đến con đường cao cả, gọi là tinh tấn vậy. Nếu thân không khổ, tâm tất được nhẹ nhàng, chỗ thực hành những pháp lành đều được thành tựu biện tài”.
Luận rằng:
Ở đây nói về lòng tin, thường nên tu tập như thế. Giải thêm rõ ràng về niềm tin của năm căn. Như Kinh Vô Tận Ý nói rằng: Thế nào là năm căn? Đó là : Tín căn, Tấn căn, Niệm căn, Định căn và Huệ căn. Thế nào là Tín căn? Nghĩa là nơi bốn Pháp sâu nhẫn an vui.
Một là đối với sinh tử; trong đời làm việc Chánh hạnh, tin nghiệp báo, do tạo nghiệp mà nghiệp ấy có định sẵn. Cho đến khi mạng chung rồi chẳng tạo tội.
Hai là tin vui nơi Bồ Tát thực hành Chánh hạnh; chẳng cầu dư thừa chẳng tùy theo sự thấy.
Ba là nơi thắng nghĩa, rõ biết vô ngã, chúng sanh, thọ giả. Chúng sanh đều là không, vô tướng, vô nguyện . Các Pháp thâm sâu có thể tin hiểu.
Bốn là đối với Phật công đức lực, chẳng sợ hãi, khởi niềm tin quyết định, đoạn trừ tất cả các lưới nghi. Đấy có tin là Tín căn.
Thế nào là Tấn căn? Đối với Pháp Tín căn mà tu Pháp nhiếp thọ; siêng năng dõng mãnh chẳng gián đoạn, gọi là Tấn căn.
Thế nào là Niệm căn? Đối với Pháp Tín căn, tu pháp nầy, cuối cùng chẳng quên mất, gọi là Niệm căn.
Thế nào gọi là Định căn? Đối với Pháp Niệm căn, nhiếp thọ pháp này một lòng chẳng đoạn, gọi là Định căn.
Thế nào là Huệ căn? Đối với Pháp Định căn, nhiếp thọ pháp nầy, tự nơi ấy quán chiếu chẳng từ chỗ khác mà giải bày, gọi là Huệ căn. Đây là năm căn tương tục mà khởi, tức có thể đầy đủ tất cả Phật Pháp”.
Luận rằng:
Lại nữa đối với Pháp tín lực, thường nên tu tập. Như Kinh Bảo Kế chép: “Nầy Thiện nam tử! Năng lực của Bồ Tát thực hành hạnh thanh tịnh như thế nào? Đó là không bị các căn làm khiếp nhược; không bị các ác ma làm loạn động; không bị thối chuyển tâm đối với các thừa Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát; không bị các phiền não phá hoại; mà hoàn toàn an trụ vào Đại Thừa. Ngoài ra, sở nguyện được viên mãn, tâm thường thanh tịnh dõng mãnh, mật hộ cho thân căn cũng thường thanh tịnh”.
Luận rằng:
Năng lực của các căn: Tín căn, Tấn căn v.v...làm cho họ thường tu tập. Những gì tu tập hạnh từ bi, làm cho công đức tăng trưởng. Như Kinh Nguyệt Đăng có kệ rằng:
“Dầu cho trong vô lượng cõi Phật
Đem hết bao nhiêu đồ cúng dường
Phụng cúng hết thảy Chư Như Lai
Không bằng chỉ có chút lòng lành.” Đại Thừa Tập Bồ Tát Học Luận
Hết quyển thứ 22
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.141.47.139 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.