Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác.
Kinh Đại Bát Niết-bàn
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Như kinh Hoa Nghiêm nói rằng: ĐạiTỳ Lô Giá Na giải thoát kiết tường ở trong thế giới Phổ Biến Trí Diễm Công Đức Tràng Vương Như Lai kiến lập vô lượng hữu tình, trụở Thanh Văn địa. Vô lượng hữu tình thành thục Duyên Giác bồ đề. Vô lượng hữu tình thành thục Tấn Tật biện tài xuất sanh bồ đề. Vô lượng hữu tình thành thục vô cấu tinh tấn tràng xuất sanh bồ đề. Vô lượng hữu tình thành thục pháp hiện tài xuất sanh bồ đề. Vô lượng hữu tình thành thục căn thanh tịnh biện tài xuất sanh bồ đề. Vô lượng hữu tình thành thục thập lực các hạnh viên mãn xuất sanh bồ đề. Vô lượng hữu tình an trụ pháp thành hiện tiền cảnh giới nhứt thừa xuất sanh bồ đề. Vô lượng hữu tình ở nơitất cả chỗ tùy hiện đủ loại thần thông nhứt thừa lý pháp xuất sanh bồ đề. Vô lượng hữu tình kiến lập các hạnh, phổ nhiếp vô lượng phương tiện xuất sanh bồ đề. Vô lượng hữu tình an trụ Tam Ma Địa phần vị lý pháp xuất sanh bồ đề. Vô lượng hữu tình an trụ tất cả chỗ duyên vớicảnh giới thanh tịnh đạo tràng lý pháp xuất sanh bồ đề. Vô lượng hữu tình phát Bồ Tát bồ đề tâm. Vô lượng hữu tình trụ nơiBồ Tát đạo. Vô lượng hữu tình an trụ thanh tịnh BaLa Mật Đa đạo. Vô lượng hữu tình trụở sơ địaBồ Tát cho đến trụở thập địa Bồ Tát.
Ởđây nên biết: Bồ Tát thường hay nhiếp thọ tấtcả chánh pháp. Thế nào là nhiếp thọ chánh pháp? Như kinh Tín Lực Nhập Ấn Pháp Môn nói rằng: Phậtbảo -Nầy Diệu Cát Tường! Chánh pháp nhiếp thọ tức là Bồ Tát nhiếp thọ. Bồ Tát nhiếp thọ cho nên chánh pháp nhiếp thọ. Chánh pháp nhiếp thọ cho nên tất cả hữu tình nhiếp thọ. Tấtcả hữu tình nhiếp thọ nên Phật chủng chẳng đoạn chỗ làm thành tựu.
Lạinữanếu muốn làm cho Phật chủng chẳng mất, muốn phá tất cả nghiệp phiền não của chúng hữu tình, muốn đóng cửatất cả cửa vào đường ác, muốn thọ vô lượng vô số Chuyển Luân Thánh Vương thượng diệu khoái lạc, cho đến Phạm Vương Đế Thích, hộ thế v.v... về những niềm vui, muốn đoạn trừ tất cả ác ma tổn hại. Cho đến muốn thành quả vị ANậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề tất phải nhiếp thọ chánh pháp.
Ởđây nên hỏi -Sơ phát tâm Bồ Tát có ít căn lành thì làm sao có thể nhiếp thọ chánh pháp được?
Như kinh Bồ Tát Tạng nói: Bồ Tát có đầy đủ 4 loại pháp. Kia tức chẳng giảm bồ đề, chẳng sanh sẽ làm chuyển luân Thánh Vương. Như nguyện lực nầy tức được tất cả căn lành, tùy chuyển được như đạilực kiên cố thân Na La Diên. Kia được chuyển luân Thánh Vương rồi liền tu 4 phạmhạnh, sanh ở nơi phạm thế vì chủ cõi Phạm Thiên. Thế nào là bốn ?
Một là Bồ Tát hoặc thấy tháp miếu của Như Lai bị hoại liền phát tâm dũng mãnh mà tu bổ lại. Cho đến một giọt bùn dùng để cúng hiến.
Hai là ở nơibốnvệ đường hoặc bờ thành của chợ mà kiến lập tháp miếu cao đẹp của Như Lai; hoặc tượng nơimả miếu, hoặc tùy lập tướng phan, hoặc dùng hình tượng cây tre, hoặc để hình tượng Như Lai, hoặc riêng biệt để hình tướng khác của Như Lai, cho đến tướng chuyển pháp luân hoặc tướng rời thành xuất gia; hoặc tướng ngồidướigốc cây Bồ Đề thành chánh giác. Hoặc tướng hiện đại thần thông hàng ma; hoặc tướng thị hiện nhập Đại Niết Bàn. Hoặc tướng giáng trần từ cõi trời Đao Lợi.
Ba là hoặc thấy ở nơi chúng đệ tử Thanh Văn mà có sự ly gián, liền làm hòa hợp.
Bốn là ở nơisự dạy bảocủa Như Lai, khi thấy chánh pháp muốn giảm diệt thì cho đến một hay bốn câu kệ tinh tấn hộ trì làm cho kia lưu thông, làm cho chẳng bị mất đi. Lại ở nơi chánh pháp hoặc vị Pháp sư thuyết pháp tất cả đều nhiếp thọ. Cho đến tổn khí thân mệnh có mất cũng chẳng bỏ pháp.
Kinh Bảo Vân nói rằng: Phật dạy -Nầy Thiện Nam Tử! Bồ Tát đầy đủ 10 loại pháp tức là hay nhiếp thọ chánh pháp. Thế nào là 10 ?
Một là ở đờivị lai sau 500 năm chánh pháp bị giảm thì trong lờidạycủa Như Lai khởi lên việc tạp loạn mà trong loài hữu tình phần nhiều ở nơi tà đạo, liền mất trí chứng vô thượng sư thọ. Lúc ấy nên dùng nhiều kinh điểncó uylực lớn để nhiếp lấy nghĩarộng lớn như tất cả pháp gốc mà tôn trọng cúng dường, thọ trì đọc tụng tuyên thuyết giải thích.
Hai là vì kia mà diễn nói nghĩa sâu của kinh điển, giải thích khai thị làm cho hiểu rõ.
Ba là ở nơi người tu chứng đạo làm chỗ phát sanh tâm hoan hỷ thanh tịnh.
Bốn là được hoan hỷ rồi vì kia mà nhiếp thọ.
Năm là tâm chẳng đắm trước mà vì kia thuyết pháp làm cho chịu nghe.
Sáu là ở nơi người thuyết pháp khởi lên sự tôn trọng tin tưởng.
Bảy là ở nơi chánh pháp khởi lên nghĩ tưởng đến cam lồ.
Tám là ở nơi chánh pháp nghĩ tưởng như thuốc hay.
Chín là chẳng tiếc thân mệnh để cầu chánh pháp.
Mười là khi đã được pháp như thuyết tu hành.
Đó là 10 pháp.
Theo kinh Tịch Tịnh Quyết Định Thần Biến nói rằng: Phật bảo -Nầy Hiền Hộ! Bồ Tát đầy đủ 4 pháp tức là hay nhiếp thọ chánh pháp. Thế nào là bốn ?
Một là ở nơi tự sung sướng mà chẳng ái nhiễm đắm trước.
Hailà cho kẻ khác lại có một niềm vui.
Ba là đầy đủ tâm đại bi.
Bốn là cầu pháp không chán.
Kinh nầycũng lại nói rằng: Ở một thời quá khứ có vị Vô Cấu Uy Quang Vương ở nơi Đại Như Lai, suốt 1.000 năm trường các căn lành và dùng tấtcả những đồ vui để cúng dường vị Phật kia. Cho đến tứ sự cấp thí 84.000 vị Tỳ Kheo. Như thế qua khỏi 1.000 nămrồi. Vị Đại Cao Như Lai mớibảoVô Cấu Uy Quang Vương rằng:
Nầy ĐạiVương! Như thế đầycả một ngàn năm ở nơi Như Lai mà làm việc thí pháp. Nếu so sánh việc làm siêng năng nầy để cầu pháp Bồ Tát chỉ trong mộthơi thở ra vào đều có căn lành, trăm phần chẳng bằng một. Cho đến Ô Ba Ni Sát Đàm phần, lạicũng chẳng bằng một. Hà huống ở nơi chánh pháp cho đến một hay bốn câu kệ không làm, tuyên thuyết giải thích nghĩanầy. Cái biên tế của phước kia ta chẳng thể nói được.
Nầy ĐạiVương! Vả lại ở nơi việc nầy chính là làm cho như thế đầy đủ một ngàn năm. Cho đếncả việc bố thí cúng dường. Như cúng dường một vị Tỳ Kheo du phương hay cúng thí tất cả chúng Tỳ Kheo. Nếu nơi ấy khuyên làm, tuyên thuyết giảng bày chỗ Bồ Tát, thì pháp lạc kia được tôn trọng, khởi lên tịnh tín giữ việc ăn uống. Sanh tâm như thế. Ta vì cầu chánh giác mà pháp ấy sovớisựăn uống nầy mà lại hiếm thí. Sự bố thí pháp phía trước so với thiện căn nầy thì trăm phần chẳng bằng một. Cho đến Ô Ba Ni Sát Đàm phần lại cũng chẳng bằng một.
Kinh Như Lai Bí Mật nói rằng: Cho đến Bồ Tát Phước Uẩn nếu so sánh với nhiếp thọ chánh pháp phước uẩn thì điều nầylạigấp đôi. Chính là làm cho tất cả chư Phật siêng năng, tuyên thuyết trải qua Cu Ti kiếp. Chẳng có thể thọ trì chánh pháp phước uẩn biên tế. Thế nào là chánh pháp ?
Như kinh Thắng Phát Sư Tử Hống dạyrằng: Chánh pháp nầytức là Đại Thừatăng ngữ. Vì sao vậy? Đại Thừa sinh ra thừa Thanh Văn, Duyên Giác cho đến thế xuất thế gian tất cả thiện pháp vậy.
Kinh Pháp Tập nói rằng: Chánh pháp nhiếp thọ kia là ở nơitất cả Như Lai, các thuyết ấy thậm thâm, thậm thâm kinh điển, tuyên thuyết giảng thọ chuyên chú tư duy. Đó là chánh pháp nhiếp thọ. Nên biết các Bồ Tát nếu nương vào chỗ đắm trước để được làm tuy trải qua vô lượng lúc cúng dường các Đức Như Lai. Ở nơi Phật kia lại chẳng được thọ ký; huống lại thành được giác ngộ.
Như kinh PhạmVương Vấn nói rằng: Phật bảo -Nầy Đại Phạm! Ta ở nơi một kiếp hay hơn một kiếp tuyên nói tên tuổicủa Đức Như Lai kia rồi ta cúng dường các Đức Như Lai ấy. Hoặc ở nơi ta lại tu phạmhạnh và tu 6 Ba La Mật. Ta ở nơi những vị Phật ấy chưa được thọ ký. Vì sao vậy? Vì ta làm nhưng có chỗ nương vào đắm trước vậy. Nếu ta lúc ấy ở nơi Nhiên Đăng Như Lai, khiến thấy Phật kia tức được vô sanh pháp nhẫn. Đức Phật Thế Tôn kia thọ ký cho ta. Ta lúc ấyvượt khỏitất cả chỗ có làm mà lại đầy đủ 6 Ba La Mật. Ở nơi pháp thậm thâm ấy hay sinh tín giải. Cho nên chư Bồ Tát tự lợilợi tha làm việc tối thắng, tất được chu toàn.
Kinh ĐạiTập, Phẩm Nguyệt Tạng nói rằng: Phật bảo -Nầy Nguyệt Tạng! Thắng nghĩa đế kia tức hay thành tựu ANậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Chẳng cùng tất cả Thanh Văn, Duyên Giác sở hữu. Cho nên thế tục đế chẳng thể thành tựu ANậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề tối thượng thiệncăn cùng các thắng hạnh. Nguyệt Tạng! Như ngườicầm bó đuốc chẳng thể làm khô được biển lớn. Ở thế tục đế kia lạicũng như vậy. Lại chẳng thể thiêu đốt chính biển phiền não của mình, huống lại làm cho các loài hữu tình kia. Trong đây làm sao có thể tín giải pháp sâu xa kia?
Như kinh Bồ Tát Tạng nói: Bồ Tát có 2 loại huệ. Một là từ Thanh Văn kia. Hai là tự tâm thâm cố tác ý.
Ởđây sao lại từ Thanh Văn kia?
Nếu có Bồ Tát tuy vui tu với các tương ưng hạnh; nhưng mà ở nơiBồ Tát Tạng chánh pháp chẳng vui nghe thọ. Lạinữa chẳng vui nghe các Thánh Pháp luật. Ở nơi định thiểu vịđã sanh tâm đầy đủ. Tâm kiêu mạn đốt cháy thạnh hành nên đọa vào Tăng thượng mạn mà Bồ Tát kia chẳng thể giải thoát sanh lão bệnh tử ưu bi khổ não. Lại chẳng giải thoát 6 cõi luân hồi. Lại chẳng thể giải thoát khổ uẩn, mà nơi duyên kia Như Lai nói rằng từ Thanh Văn kia, mà chỗ nghe ấy chẳng thế giải thoát phép lão tử v.v...
Thế nào mà làm việc thâm cố tác ý?
Nghĩa là Bồ Tát tự mình tác ý học. Chẳng có pháp nào mà có thể hòa hợp hay cũng chẳng có phi hòa hợp. Đó là hạnh thâm cố. Hạnh thâm cố nầytức là chẳng phảihạnh tăng ngữ. Kia nghe như thế, hoặc trước hoặc sau như thật rõ ràng. Từ đâu mà sanh, từđâu mà diệt. Lại hay nói nghĩa lý, hoặc đoạn hoặc chứng; hoặc nói rồi, hoặc sẽ nói. Kia là tất cả như thật rõ ràng. Chẳng có tướng quá khứ, không có tướng vị lai, chẳng có tướng hiện tại có thể được. Tức là tất cả pháp tự tánh đều tịch diệt. Tự tánh tịch tịnh, tự tánh viên mãn, cứu cánh vô sanh khởi, chẳng thật. Nên quán các pháp cứu cánh Niết Bàn. Nếu quán được như thế tức là không có chỗ quán, lại chẳng phải chẳng quán. Đây có tên là chánh quán. Huống là tấtcả pháp như thật có thể quán sao? Đây tức là vô sở quán. Vô sở quán nầylạitức là vô sanh tăng ngữ. Nếu tất cả pháp vô sanh tức chẳng vượt qua chánh lý. Tất cả pháp đều bình đẳng, tức là Phật pháp bình đẳng. Như thế mà nói -Đây là chẳng vượt chánh lý. Đây gọi tên là thâm cố tác ý. Như thế cho đến có thể giải nhậptối thượng thâm thâm chánh pháp.
Kinh Phụ Tử Tập nói rằng: Phật bảo Tịnh Phạn Vương rằng:
Nầy ĐạiVương! Ở lúc không kiếp hoặc có Phạm Thiên lầu các xuất hiện ở trước. Thấtbảotạo thành tánh cứng cáp chơn thật. Nếu sanh khởi thì từđâu mà đến. Như thế dục giới, Tha Hóa Tự Tại Thiên, Hóa Lạc Thiên, Đẩu Suất Thiên, Dạ Ma Thiên, Đao Lợi Thiên, Tứ Đại Thiên Vương v.v... các lầu các đều hiện bảy báu mà thành. Lạinơi Thiết Vi Sơn, Đại Thiết Vi Sơn được bao bọc bởimột loại kim cương mà thành. Như thế các núi kia kiên cố chơn thật tánh từđâu mà lại?Lại nữaTu Di Sơn, Nhĩ Dân Đạt La Sơn, Trì Song Sơn, Trì Trục Sơn, Trì Kim Cang Sơn, Yết Ma Lý Chiến Sơn, Vĩ Na Hằng Chiến Sơn, Mã Nhĩ Sơn, Thiện Kiến Sơn, ĐạiHỉ Kiến Sơn, Ô Đáp Nga Lô Sơn, Hương Túy Sơn, Tuyết Sơn và cho đến Hắc Sơn tất cả đều hiện ra trước cho đến tất cả tam thiên đại thiên thế giới mà tấtcả đều xuất hiện. Làm cho Tu Di Sơn Vương kia thay đổi đến8vạn do tuần. Sự kiên cố chơn thật tánh nầy tất tập hiện tiền từđâu đến ?
Nầy ĐạiVương! Nếu thế giớinầy sau khi thành, đại địabị lửa thiêu; nước dâng cao, gió thổimạnh. Ngọn lửa ấy cháy cao lên không trung, thiêu rụitất cả chẳng còn. Như lấydầu đổ vào lửa để thiêu đốt, chẳng dứt. Nước ấy dâng cao không chỗ dừng như muốn bỏ vào nước tất cả đều hòa tan, tất cả đều hỗn tạp, chẳng thể ngăn được. Gió ấy thổimạnh chẳng có vật nào còn. Như gió Tỳ Lan đang thổi thì chẳng có con chim nào có thể tồn tại. Cả 3.000 Đại Thiên thế giớinầy đều như vậycả. Lửa đốt, nước trôi, gió thổi thì lúc ấy chẳng thấy được và tánh cứng chân thật ấy như thế mà hoại diệt. Từđó đi đâu? Nói điều nầy ở ngoài địa giới, ở trong địa giớicũng lại như thế. Cùng với các thế giới khác, hoặc trong hoặc ngoài lạicũng như vậy. Cho nên lúc tất cả các pháp sanh thì chẳng từđâu đến. Mất thờicũng chẳng có chỗđi. Đó là có sanh thì quyết định đều trở về không. Sanh rồi, lại cũng tự tánh đều là không.
Kinh AXà Thế Vương nói rằng: Lúc bây giờ vua A Xà Thếở nơi cung cúng dường thức ăn cho Đức Thế Tôn và các Bồ Tát Thanh Văn đại chúng. Rửa tay và rửa bát xong rồi, ở nơi trước Ngài Diệu Cát Tường Bồ Tát thành kính ngồi nghe thọ chánh pháp.
Vua nói: Bồ Tát nguyện làm cho ta giải trừ việc ác.
Ngài Diệu Cát Tường nói: Nầy ĐạiVương! Giả sử hằng hà sa số chư Phật Thế Tôn lại cũng chẳng thể làm cho Ngài giải trừđược việc ác.
Khi vua A Xà Thế nghe lờinầyrồi kinh sợ, chẳng cứu được và rập mình xuống đất. Lúc ấy Tôn Giả Đại Ca Diếp liền bảo vua rằng: Hãy dừng ĐạiVương! Chớ sanh kinh sợ. Đây là Ngài Diệu Cát Tường Bồ Tát vì lành nói cho Ngài về nhơn duyên; nên hỏi như thế nầy. Vìsao và do duyên gì mà Bồ Tát nói như thế?
Lúc ấy vua A Xà Thế từ nơimặt đất đứng dậy, bạch Ngài Diệu Cát Tường Bồ Tát rằng: Vì duyên gì mà Bồ Tát đã nói như thế?
Ngài Diệu Cát Tường bảorằng: Nầy ĐạiVương! Vì sao vậy? Vì tâm Ngài có duyên để xem nơi Phật Thế Tôn chăng?
Vua bảo: Chẳng có.
Diệu Cát Tường bảo: Ngài làm thế nào để quán tâm kia sanh?
Vua bảo: Không được.
Ngài Diệu Cát Tường bảo: Quán tâm diệt.
Vua bảo: Không thể.
Diệu Cát Tường bảo: Quán pháp hữu vi.
Vua bảo: Chẳng thể.
Diệu Cát Tường bảo: Quán Phật Thế tôn ở nơi hữu vi pháp có biểu thị chăng?
Vua đáp: Chẳng có.
Diệu Cát Tường bảo: Nầy ĐạiVương! Ngài nghĩ sao? Nếu ở trong các pháp chẳng có pháp nào để quán mà dung chứa được các pháp có thể giải trừ chăng?
Vua đáp: Chẳng thể.
Diệu Cát Tường bảo: Nầy ĐạiVương! Duyên nầy mà ta làm và nói. Giả sử có hằng hà sa số chư Phật Thế Tôn lạicũng chẳng thể vì Ngài mà giải trừ ác được. Lạinữa ĐạiVương! Nếu từ trong không hoặc khói hoặc bụi muốn làm nhiễmhư không thì ý Ngài nghĩ sao? Khói và bụinầy có thể làm nhiễm hư không chăng?
Vua bảo: Chẳng thể.
Ngài Diệu Cát Tường bảo: Nầy ĐạiVương! Lại hoặc như có người nói lời như thế nầy: Ta muốn thanh tịnh hư không mà hư không kia có thể tịnh được chăng?
Vua đáp: Chẳng thể.
Diệu Cát Tường bảo: Nầy ĐạiVương! Như Lai lạicũng như thế, cùng vớihư không vậy. Nói tất cả pháp bổn lai tương tụctự tánh chẳng nhiễm. Kia chẳng là pháp hoặc nhiễm hoặc tịnh mà thật có thể quán được. Thì nơi đó làm sao có thể nói chỗ để giải trừ. ĐạiVương! Ta ở nơi nghĩanầy như thật thấy rõ nói và làm. Giả sử có hằng hà sasố chư Phật Thế Tôn lạicũng chẳng thể vì Ngài mà giải trừ việc ác được.
Lạinữa ĐạiVương! Chư Phật Thế Tôn nội tâm chẳng có chỗ được, chẳng có chỗ bắt đầu. Bên ngoài cũng lại chẳng chỗ được, lại chẳng chỗ bắt đầu. Vì sao vậy? Vì tất cả tự tánh của các pháp đều chẳng có chỗ khởi lên. Lại pháp tự tánh chẳng có chỗ khởi, tức chẳngcó nơi chứa nhóm chỗ tánh khởi lên. Vì sao vậy? Vì tất cả pháp tự tánh chẳng có chỗ khởivậytức là chẳng có chỗ thành lập. Tất cả các pháp không có chỗ thành lập tức là không có chỗ chứa nhóm. Tấtcả pháp không có chỗ chứa nhóm tức chẳng có sanh ra. Tất cả pháp chẳng có chỗ sanh ra tức pháp ấy lìa tánh. Tất cả pháp lìa tánh tức chẳng thể tác hại. Tất cả pháp chẳng thể tác hạitức chẳng có sanh. Tất cả các pháp chẳng có sanh tức không có pháp dị thục. Tấtcả pháp không có chỗ dị thụctức chẳng khởi tác. Tất cả pháp không có chỗ khởi tác tức chẳng có chỗ nhiễm. Tất cả pháp không có chỗ nhiễmtức tự tánh sáng suốt. Tất cả pháp tự tánh sáng suốt tức pháp ấy thanh tịnh. Tất cả pháp thanh tịnh tức là sánh vớihư không. Tất cả pháp sánh vớihư không tức là chẳng có đối trị. Tất cả pháp chẳng có chỗ đối trị tức lìa nơi hai. Tấtcả pháp lìa nơi hai bên tức là pháp chẳng có biên giới. Tất cả pháp không có biên giớitức chẳng có bờ bến. Tất cả pháp chẳng có bờ bến tức chẳng có cứu cánh. Tất cả pháp chẳng cócứu cánh tức chẳng có chỗ để nương. Tất cả pháp chẳng có chỗ nương tức tấtcả nơi chẳng điên đảo trụ. Tất cả pháp ở tất cả nơi chẳng điên đảo trụ nên thường, lạc, ngã, tịnh tất chẳng thể được. Tất cả pháp thường tức tương ưng với vô động chuyển. Tấtcả pháp tịnh tức là tự tánh sáng suốt, tạo thành các pháp lạc; tức là tương ưng (giống với) vô phân biệt. Tất cả pháp ngã tự tánh tức vô ngã biểu thị tương ưng. Tất cả pháp vô ác tác tức nội tâm dừng yên lặng. Tất cả pháp chẳng thật tức thắng nghĩa đế, chẳng thể có chỗ an lập. Tất cả pháp tịch tịnh tức biến tịch tướng. Tất cả pháp vô ngã tức là ngã và ngã sở lìa nhau. Tất cả pháp vô vi tức là tướng giải thoát. Tất cả pháp lìa tên, tức tên sai biệt chẳng thể được. Tất cả pháp vô phân biệt tức lìa nhiều loại tánh. Tấtcả pháp một vị tức là giải thoát phổ nhiếp. Tất cả pháp lìa tướng tức chẳng có tướng nhỏ. Tất cả pháp vô tướng nên chẳng giải được chỗ duyên thanh tịnh. Tất cả pháp không, nên tất cả thấy làm đều lìa. Tất cả pháp vô nguyện tức là qua khỏi ba đời. Tất cả pháp ba đời đoạn trừ tức quá khứ, vị lai, hiện tại đều chẳng thể được. Tất cả pháp Niết Bàn phổ nhiếp tức là cứu cánh vô sanh.
Nầy ĐạiVương! Ý Ngài nghĩ sao? Nếu pháp vô sanh lại chẳng chứa nhóm thì ở trong đó lại có thể có chỗ nhiễm chăng?
Vua đáp: Không có.
Diệu Cát Tường bảo: Lại cũng có pháp có thể giải trừ chăng?
Vua bảo: Chẳng thể.
Diệu Cát Tường bảo: Nầy ĐạiVương! Do như thếấy nên Như Lai biếttất cả pháp cùng Niết Bàn cho đến trong ấy chẳng có ác tác mà có thể giải trừ được. Cho nên ĐạiVương! Cái kia tương ưng với thâm cố (sâu xa kiên cố) nên như thế mà làm. Lấy tâm vô điên đảo, phải nên như thật mà làm cho rõ điềunầy. Nhưđiều nầyrõ rồi tùy theo từng lúc mà chẳng có pháp nhỏ nào có thể lấy, có thể bỏ hoặc chẳng có pháp mà có thể cộng (?) trụ được. Nếu tấtcả pháp chẳng thể cộng (?) trụ thì thuyếtnầylà vì sự nhẹ nhàng. Nếu pháp nhẹ nhàng tức pháp tịch tịnh. Nếu pháp tịch tịnh tức pháp tự tánh. Nếu pháp tự tánh tức vô tự tánh. Tất cả pháp vô tự tánh tức là vô chủ tể. Nầy ĐạiVương! Ở nơi ấy nên làm pháp nhẫn. Tức điều nầylạicũng không có pháp có thể làm. Vì sao vậy? Nầy ĐạiVương! Chỗ làm tịch tịnh vậy. Như thế rõ biếtrồi liền chứng Niết Bàn. Ở trong nầylại chẳng có pháp nào có thể làm. Lại chẳng không chỗ làm. Nếu làm hoặc không làm. Điều nầy đều quy về Niết Bàn tịch tịnh. Luận Đại Thừa Bảo Yếu Nghĩa Hết quyển 7
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.222.120.124 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.