Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác.
Kinh Đại Bát Niết-bàn
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác.
Kinh Pháp cú
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình.
Kinh Pháp cú
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Chuyển thức có hai thứ, một là vì chúng sinh, hai là vì pháp. Tất cả sở duyên không ra ngoài hai thứ này. Hai thứ này thật không có, chỉ do thức biến chuyển thành hai tướng. Tiếp đến nói rõ năng duyên có ba thứ. Một là quả báo thức, tức A-lê-da thức. Hai là chấp thức, tức A-đà-na thức. Ba là trần thức, tức sáu thức. Quả báo thức là vì do nghiệp phiền não dẫn đến nên gọi quả báo, cũng gọi bản thức. Là nơi y chỉ của tất cả pháp hữu vi nên cũng gọi trạch thức. Là nơi dừng trụ của tất cả chủng tử nên cũng gọi tàng thức, tức nơi tiềm ẩn của tất cả chủng tử. Hỏi : Thức này tướng như thế nào, cảnh như thế nào ? Đáp : Không thể phân biệt tướng và cảnh, vì là một thể không khác. Hỏi : Nếu vậy làm sao biết là có ? Đáp : Do các việc nên biết có thức này. Thức này có thể sinh các việc quả báo của tất cả nghiệp phiền não. Ví như vô minh. Ngay khi khởi vô minh là có thể phân biệt tướng và cảnh, nếu không phân biệt thì chẳng phải vô minh. Nếu không thể phân biệt tức phi hữu. Mà cái hữu, phi vô này, cũng do các việc như dục, sân biết là có vô minh. Bản thức cũng vậy, tướng cảnh không khác. Chỉ do các việc nên biết là có. Trong thức này có tất cả 8 thứ khác nhau gọi là y chỉ thức v.v… như nói đầy đủ trong nghĩa của 9 thức. Lại cùng với 5 tâm pháp tương ưng là 1.Xúc, 2.Tác ý, 3.Thụ, 4.Tư duy, 5.Tưởng. Căn, trần, thức ba việc hòa hợp sinh xúc. Tâm thường động là tác ý. Thụ chỉ là xả thụ. Suy nghĩ tính toán nên làm không nên làm, khiến tâm thành tà thành chính, là tư duy. Tác ý như con ngựa. Tư duy như người cưỡi. Ngựa chỉ đi thẳng không biết tránh nên sai. Người cưỡi điều khiển con ngựa tránh chỗ sai đi chỗ đúng. Tư duy cũng thế có thể khiến tác ý lìa khỏi sự buông tuồng mất kiểm soát. Thức này và tâm pháp chỉ là tự tính vô ký, mỗi niệm mỗi niệm tiếp tục như sóng nước trôi chảy. Bản thức như dòng nước, 5 pháp như sóng. Cho đến đắc quả La-hán, pháp lưu lãng này cũng vẫn chưa diệt. Đây gọi là thức thứ nhất. Y duyên thức này có chấp thức thứ hai. Gọi như vậy là vì thức này lấy sự chấp trước làm thể và tương ưng với 4 hoặc, tức vô minh, ngã kiến, ngã mạn và ngã ái. Thức này gọi là hữu phú vô ký, nó cũng có 5 thứ tâm pháp tương ưng, tên gọi giống như trước, nhưng trước thì vi tế còn đây thì thô hiển. Thức này và các pháp tương ưng với nó, đến La-hán vị thì rốt ráo diệt hết, và nhập vô tâm định cũng đều diệt hết. Nếu kiến đế, hoại phiền não thức và tâm pháp thì được 16 hành của xuất thế đạo rốt ráo diệt hết, chỉ còn còn tàn dư chưa hết là những gì thuộc về tư duy. Đây gọi là thức thứ hai. Thứ ba là trần thức. Thức chuyển như bụi trần, trở thành 6 thứ thức xoay chuyển tựa như bụi trần. Như trước đã nói, thể thông 3 tính, tương ưng với 10 thứ tâm pháp và 10 thiện ác, lại bao gồm đại tiểu hoặc với đầy đủ 3 thụ. Mười thứ tâm pháp là xúc v.v… 5 thứ như trước, có điều là đây nó rất thô hiển. Năm thứ sau là dục, liễu, niệm, định và tuệ. Trong đây nói liễu, tức như xưa nói là giải thoát số. Thập thiện là 1.tín, 2.tu, 3.tàm, 4.vô tham, 5.vô sân, 6.tinh tiến, 7.ỷ, 8.vô phóng dật, 9.vô bức não và 10.xả. Mười thứ này phổ biến khắp tam giới. Tâm và vô lưu tâm gọi là đại địa. Đây là tự tính thiện, trở ngược lại 10 thứ này là tự tính ác. Đại hoặc có 10 thứ : 1.dục, 2.sân, 3.si, 4.mạn, 5.xan, 6.tham, 7.ngã, 8.mạn, 9.ngũ kiến và 10.nghi. Tiểu hoặc có 24 thứ : 1.phẫn hận, 2.kết oán, 3.phú tàng, 4.bất xả ác, 5.tật đố, 6.lẫn tích, 7.khi cuống, 8.siểm khúc, 9.cực túy, 10.bức não, 11.vô tu, 12.vô tàm, 13.bất ỷ, 14.trạo hý, 15.bất tín, 16.giải đãi, 17.phóng dật, 18.vong niệm, 19.tán loạn, 20.bất liễu, 21.ưu hối, 22.thụy miên, 23.giác và 24.quán. Trong tiểu hoặc có 2 thứ : một là tác ý biến hành và hai là bất biến hành. Năm thức đối với đệ lục ý thức và bản thức, chấp thức, trong 3 căn nó tùy nhân duyên có khi đồng khởi lên, có khi lần lượt khởi. Lấy tác ý làm nhân, ngoại trần làm duyên nên thức mới khởi được. Nếu trước tác ý muốn thủ lấy sắc hương 2 trần, sau đó nhãn nhĩ 2 thức đồng thời khởi mà được 2 trần. Nếu tác ý muốn đến một nơi nào đó xem sắc, nghe tiếng, thủ hương, thì sau đó 3 thức đồng thời khởi mà được 3 trần. Cho đến 5 thức đồng thời khởi cũng vậy. Hoặc trước sau lần lượt chỉ khởi một thức thì chỉ được một trần, đều tùy nhân duyên nên không đồng. Như vậy trong A-lê-da thức, 7 thức đều tương ưng khởi, như các ảnh tượng hiện ra trong gương, như sóng trong nước. Hỏi : Trường hợp nào ý thức này không khởi ? Đáp : Có 6 trường hợp ý thức không khởi là vô tưởng định, vô tưởng thiên, ngủ say, không chiêm bao, ngất xỉu, và chết nhất thời. Như vậy nói thức chuyển không ngoài 2 nghĩa : năng phân biệt và sở phân biệt. Không có sở phân biệt thì năng phân biệt cũng không, không có cảnh có thể thủ đắc thì thức không sinh được. Vì ý nghĩa đó nghĩa duy thức được thành lập. Thế nào là lập nghĩa duy thức ? Ý vốn là khiển trừ cảnh khiển trừ tâm. Cảnh giới đã không thì duy thức cũng mất. Thế là thành nghĩa duy thức. Đây tức tịnh phẩm phiền não và cảnh giới đều không. Lại nữa nói nghĩa duy thức được thành là chủng tử thức của tất cả pháp. Như vậy như vậy, sự tạo tác luân chuyển, hoặc đối với tự hoặc đối với tha, đuổi theo nhau khởi các thứ phân biệt và sở phân biệt. Do nghĩa này lìa thức các việc dều bất thành. Đây tức là bất tịnh phẩm, chỉ khiển trừ tiền cảnh, chưa phải vô thức.
Giải thích : Nói “tất cả chủng tử thức” tức A-lê-da thức. Nó là chủng tử các pháp và chủng tử của 7 thức khác, lại có thể sinh vô lượng các pháp tự loại, nên gọi “chung là chủng tử tất cả pháp”. Nói “như vậy như vậy”, nghĩa là do các thức này có thể luân chuyển tạo tác vô lượng các pháp. Hoặc chuyển làm căn, hoặc chuyển làm trần, hoặc chuyển làm ngã, hoặc chuyển làm thức. Như vậy các thứ bất đồng đều do thức tạo ra, nên nói là “luân chuyển tạo tác như vậy”. Nói “hoặc đối với tự hoặc đối với tha đuổi theo nhau “ nghĩa là đối với tự thì chuyển thành 5 ấm, hoặc trong sắc ấm cho đến thức ấm. Hoặc đối với tha tức chuyển thành trong những người oán hoặc thân, nhiều thứ không đồng. Đối với 5 ấm của tự mình nên gọi là tha. Như vậy tự và tha chuyển tác cho nhau trước sau không đồng, nên gọi là “đuổi theo nhau”. Các thứ được tạo tác đều là thức chứ không có cảnh giới nào khác. Nói “khởi các thứ phân biệt” nghĩa là trong mỗi thức mỗi thức đều có đủ năng và sở. Năng phân biệt tức là thức. Sở phân biệt tức là cảnh. Năng tức y tha tính, sở tức phân biệt tính. Cho nên nói “khởi các thứ phân biệt và sở phân biệt” là từ nghĩa này. Lìa thức ra ngoài không có cảnh nào khác. Chỉ có nghĩa của thức mới thành. Chưa rõ khiển trừ thức thì chưa trừ được hoặc loạn, nên gọi là “bất tịnh phẩm”. Hỏi : Trừ cảnh còn thức, mới có thể gọi là nghĩa của duy thức. Cảnh và thức đều khiển trừ thì thành cái thức gì ? Đáp : Lập duy thức là đi qua một khiển trừ cảnh, còn lại tâm là cái phải bàn luận. Khiển trừ cảnh là muốn cho tâm không, đó là ý đúng. Vì vậy cảnh thức đều mất là nghĩa ấy thành. Cái cảnh thức đều mất tức là thật tính. Thật tính tức là A-ma-la thức. Cũng có thể nói cuối cùng là A-ma-la thức. Ký : Do 2 thứ túc nghiệp huân tập và 2 thứ tập khí làm ra tập đế thành lập sinh tử. Hai thứ túc nghiệp huân tập tức là chủng tử các nghiệp. Một là túc nghiệp huân tập, hai là túc nghiệp huân tập chấp. Túc nghiệp huân tập tức sở phân biệt, là tính phân biệt. Túc nghiệp huân tập chấp tức là năng phân biệt, là tính y tha. Sở là cảnh, năng là thức. Tên 2 thứ nghiệp này tương tự tập đế, có thể sinh được 5 ấm. Hai thứ tập khí tức các phiền não. Một là tướng tập khí, hai là thô trọng tập khí. Tướng tức thể của phiền não, là tính y tha, có thể gồm thâu các tướng mạo trước. Thô trọng tức cảnh của phiền não, là tính phân biệt, cảnh giới nó thô hiển. Tên 2 phiền não này là chân đế, có thể tập họp khiến 5 ấm vị lai do 2 thứ tập đế tự và chân này. Nếu túc nghiệp đã hết lại thụ quả báo khác. Giải thích : Hai thứ túc nghiệp huân tập là mỗi mỗi chủng tử có đủ 2 nghĩa. Sở phân biệt tức là túc nghiệp huân tập. Năng phân biệt tức là túc nghiệp huân tập chấp. Sở tức phân biệt tính có thể làm sinh khởi pháp môn chủng tử. Nói pháp môn này gọi là túc nghiệp huân tập, nó có tên mà không có thể. Năng tức y tha tính, nó chính là chủng tử khởi nghiệp, gọi là túc nghiệp huân tập chấp, nó có thể mà không chân thật. Hai thứ tập khí cũng vậy. Mỗi mỗi phiền não đều có 2 nghĩa. Sở phân biệt tức thô trọng tập khí, nó là khởi pháp môn phiền não, có tên mà không có thể. Năng phân biệt chính là thể của phiền não, cũng có mà không chân thật, là tính y tha. Nhưng trong đây cái nói phân biệt y tha cùng với tên gọi trong 3 vô tính không đồng nhau. Trong 3 vô tính nói loại danh tướng của phân biệt. Y tha tính gọi là thô trọng bởi phân biệt tính thể thì có và tướng loại có thể tạo pháp môn phiền não, nên gọi tên là phiền não. Y tha tính chính là thể của phiền não, có thể được quả báo sinh tử cho nên gọi là thô trọng. Nay trong đây vì để làm rõ cái tướng loại thô trọng của phân biệt tính nên gọi là thô trọng. Y tha tính có thể chấp các tướng loại trước cho nên gọi là tướng, đều tự có ý. Nếu muốn chuyển trong đây thành tên trong tự tam vô tính cũng được. Ký : Phân biệt như vậy như vậy, nếu phân biệt những loại như vậy thì những loại này gọi là phân biệt tính. Nó chỉ có tên, không có thật thể. Cái phân biệt này nhân nơi cái khác mà khởi nên gọi là y tha tính. Hai tính trước và sau này chưa bao giờ rời nhau, tức là tính chân thật, nếu rời nhau thì không thành nghĩa duy thức. Có cảnh có thức khác nhau nhưng vì chúng không rời nhau cho nên chỉ có thức không có cảnh giới. Không có cảnh giới thì thức cũng thành không. Do cảnh không thức không nên lập nghĩa duy thức. Vi vậy tính trước đối với tính sau là không phải một, không phải khác. Nếu nói là một là khác thì có lỗi gì ? Phân biệt và y tha là một thì tính phân biệt chắc chăn không bị 5 pháp tạng thâu nhiếp. Tính y tha cũng vĩnh viễn không có. Nếu vậy thì không có giới luật thiện ác giải thoát hay sinh tử. Đây là điều không thể được. Đã không như thế thì tính phân biệt và tính y tha không được nói là một. Nếu nói là khác thì tính phân biệt không thể khiển trừ tính y tha. Đã do quán sát tính phân biệt là vô sở hữu mới thấy tính y tha cũng vô sở hữu, nên không thể nói được là khác. Lại nữa nếu nói phân biệt tính là y tha tính thì cái thể của phân biệt tính phải là có, chẳng phải là vĩnh viễn không. Nếu có thể nói là khác không, sao còn lý luận bảo là khác. Cho nên chỉ nói là không phải một không phải khác. Không thể nói một cách khẳng định là một là khác. Như vô thường với pháp hữu vi cũng không được nói khẳng định là một hay khác. Trước không sau không là nghĩa của vô thường. Năm ấm là pháp hữu vi. Nếu vô thường với pháp hữu vi nhất định là một thì vô thường là không có. Tất cả các pháp đều không có. Đã đều là không có nên không thể nói là một được. Nếu nói là khác thì khi quán vô thường không nên chung cả pháp hữu vi, bởi vì đã chung thì không được nói là khác. Đây chính là không phải một không phải khác. Tất cả các pháp cũng vậy. Như sắc v.v…với cái bình không phải một không phải khác. Nếu sắc với bình là một thì hương v.v.. không thành bình. Bình tức là chân thật. Nếu nói sắc là khác bình thì thấy sắc không nên nói là thấy bình. Vì vậy không nói nhất định là một hay khác. Hai thuyết cũng giống như vậy. Nếu không thấy phân biệt tính thì không thấy y tha tính. Cho nên không phải một không phải khác. Nhưng tất cả pháp chỉ có 3 tính thâu nhiếp tất cả. Như Lai vì chúng sinh nói các pháp là vô tính cũng có 3 thứ. Ba tính như trước nói, hai cái trước là tục đế, một cái sau là chân đế. Chân tục 2 đế thâu nhiếp tất cả các pháp. Ba vô tính tức không lìa 3 tính trước. Phận biệt tính gọi là vô tướng tính, vì không có thể tướng. Y tha tính gọi là vô sinh tính. Thể và nhân quả là vô sở hữu. Thể tựa như tướng vi trần. Trần tức phân biệt tính. Phân biệt đã không có thì thể cũng không có. Nói nhân cũng không nghĩa là vốn do phân biệt tính làm cảnh, có thể phát sinh quả của thức. Cảnh giới đã không có thì làm sao sinh quả ? Như hạt giống có thể nảy mầm. Đã không có hạt giống thì mầm sinh từ đâu ? Cho nên không sinh. Tính chân thật là tính vô tính. Không có hữu tính không có vô tính. Đứng về nhân và pháp thì không có hữu tính. Đứng về 2 không thì không có vô tính. Tức là chẳng phải hữu tính chẳng phải vô tính nên gọi lặp là vô tính tính. Ba vô tính này là chân thật của tất cả pháp. Vì nó lìa cái hữu nên gọi là thường. Vì muốn hiển thị 3 vô tính này nên nói rõ nghĩa của duy thức. Nếu người tu đạo trí tuệ chưa an trụ vững vàng nghĩa duy thức này thì 2 chấp tùy miên sinh các mê lầm không diệt được, không lìa được vì không diệt được căn bản. Vì nghĩa này nên lập ra nhất thừa để học Bồ-tát đạo. Nếu bảo chỉ có thức hiện tiền khởi chấp này, nếu chưa lìa bỏ chấp này không vào trong duy thức được. Nếu là người trí, không duyên lại cảnh này, cả hai đều không hiện khởi, bấy giờ hành giả gọi là nhập duy thức. Bởi vì sao ? Do tu quán đã thuần thục, hết các loạn chấp, gọi là vô sở đắc, phi tâm phi cảnh. Cái trí đó gọi là xuất thế vô phân biệt trí. Tức cảnh và trí không sai biệt, gọi là trí như như, cũng gọi chuyển y, xả sinh tử y. Chỉ y vào như lý cho nên thô trọng và chấp cả hai đều hết. Thô trọng tức phân biệt tính, chấp tức y tha tính. Hai thứ đều hết gọi là vô lưu giới, gọi là bất khả tư duy, gọi là chân thật thiện, gọi là thường trụ quả, gọi là xuất thế lạc, gọi là giải thoát thân, tức pháp thân trong 3 thân. Giải thích : Hai chấp, tùy miên sinh quả, hoặc không thể diệt không thể lìa tức 2 chấp tùy miên phiền não có thể làm chủng tử, sinh vô lượng thượng tâm, hoặc đều dùng bản thức làm căn bản. Gốc chưa diệt thì nhành nhóc chưa hết. Như Kinh Thắng Man nói : Không dứt trừ vô minh trụ địa thì không rốt ráo. Không dứt trừ vô biên tứ trụ địa thì không rốt ráo. Nếu người trí không duyên lại cảnh này thì hai không hiển hiện. Cảnh này tức cảnh của duy thức. Duy thức tán loạn do không cảnh nên không thức. Thức này đã không có, thì tâm năng duyên của duy thức cũng không, cho nên 2 không hiển hiện. Cái 2 này là chỉ nói cảnh hiện tiền của 2 thức. Tiền cảnh đã không có, nên gọi là thức chuyển phẩm rốt ráo./. CHUYỂN THỨC LUẬN
( Hết )
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.149.25.117 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.