Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại;
giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to!
(Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình.
Kinh Pháp cú
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác.
Kinh Pháp cú
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Duyên Khởi 7:
TÂM TỪ CỦA LONG VƯƠNG HÒA GIẢI MỐI THÙ SÁT HẠI
Bồ-tát thuở xưa vì nhân duyên sân hận, nên bị đọa vào loài rồng có ba thứ độc: Một là khí độc, hai là con mắt độc và ba là vảy độc. Lại do diệu lực từ phước báo của biệt nghiệp nên thân như một khối bảy báu, đủ các màu sắc, không cần ánh sáng mặt trời, mặt trăng, mà tự thân luôn chiếu sáng. Thường cùng với vô lượng trăm ngàn rồng quyến thuộc vây quanh, biến hiện thành thân người dung mạo tuấn tú. Rồng sông nơi chôn thâm u tịch mịch, tận trong núi Tỳ-đà, nơi có nhiều rừng rậm, hoa quả sum suê, ao hồ nước trong vắt, là cảnh an nhàn thật đáng yêu thích. Long vương thường cùng các long nữ ca múa vui vầy, sống trong cảnh ấy, như thế qua vô lượng trăm ngàn vạn năm.
Bỗng nhiên một hôm nọ, có một Đại bàng cánh vàng chúa xuất hiện, bay vòng đảo liệng nơi hư không, rồi đáp xuống muốn bắt các loài rồng dùng làm thức ăn. Đương lúc chim Đại bàng bay đến, luồng gió từ hai cánh tung ra làm đổ non vỡ đá, khiến sông ngòi, suôi lạch tất cả đều cạn khô. Các rồng và long nữ thấy việc như vậy, nên hết sức lo sợ, cả người run rẩy khiến bao nhiêu thứ anh lạc trang sức trên thân đều rớt xuống đất, cùng nhau than thở:
-Ngày nay gặp phải đại oan gia này, miệng nó cứng như kim cương, mổ đến vật nào thì vật đó thảy tan nát! Nay nó sắp đến ăn thịt chúng ta, chúng ta làm thế nào đương đầu được?
Lúc ấy, Long vương nghe qua, rất đỗi lo âu, phiền muộn. Nhờ đời trước Long vương đã từng gieo trồng căn lành, lại biết tư duy nên tâm không sợ sệt, nghĩ rằng: “Đại bàng cánh vàng này tuy có đủ uy lực lớn, nhưng chỉ một thân ta cũng đủ chống cự. Rồi bảo các rồng:
-Các ngươi chỉ nên theo núp sau ta thì nhất định sẽ không bị tổn hại. Nếu ta không bảo vệ được bằng hữu, quyến thuộc thì cái thân to lớn này dùng để làm gì?
Bấy giờ, Long vương đến chỗ Đại bàng cánh vàng, tâm không khiếp sợ nói với Đại bàng:
-Xin người bình tĩnh một chút để cùng ta bàn luận việc này: Người đối với thân ta thường sinh oán thù, sát hại, nhưng ta với nhân giả hoàn toàn không có ý nghĩ này. Vì nghiệp ác từ đời trước chiêu cảm, nên mới có thân to lớn này, tuy có đủ ba loại khí, mắt, vảy, đều độc, nhưng chưa từng dùng ba độc ấy làm hại kẻ khác. So về sức lực ta có thể cùng người đối địch, cũng có thể lánh xa khiến người không thể trông thấy. Nay ta sở dĩ không bỏ đi, vì có nhiều rồng nương cậy bên ta. Vì vậy ta không muốn cùng người giao chiến. Do đó, đôi với người ta không hề khởi tâm oán thù.
Đại bàng cánh vàng nói:
-Ông đôi với ta thật không có tâm oán thù chăng?
Long vương đáp:
-Ta tuy mang thân loài thú, nhưng hiểu rõ luật nhân quả nghiệp báo, đối với nhân ác dù nhỏ mà nhận lấy quả báo rất nặng, như bóng với hình không bao giờ rời nhau. Ta và ông đều bị đọa vào nẻo ác, đều do đời trước tạo nhân tội lỗi. Ông phải nhớ nghĩ đến giáo pháp của Đức Như Lai đã dạy: “Không thể lấy tâm oán thù để hóa giải mối thù oán, chỉ khởi tâm Từ bi, nhẫn nhục, thì oán thù mới có thể trừ diệt. Thí như đống lửa, bỏ thêm củi khô vào thì lửa càng cháy mạnh, không bao giờ dừng. Đem sân hận đáp lại sân hận lý đó như vậy .
Đại bàng cánh vàng khi nghe lời nói này, thì tâm oán thù liền dứt, tâm thiện phát sinh, lại hướng về Long vương nói:
-Nay ông đã có thể dùng diệu lực của từ bi nhẫn nhục, dứt được lòng sân hận của tôi, như múc nước suôi tưới vào đống lửa, khiến tâm tôi liền được thanh tịnh, mát mẻ.
Long vương lại nói:
-Thuở xa xưa vô lượng kiếp, tôi với ông ở chỗ Đức Phật cùng thọ học giới pháp, do tâm của chúng ta không thanh tịnh, lại chẳng kiên trì, ưa cầu danh tiếng sinh ra ganh tỵ, oán ghét lẫn nhau. Vì nhân duyên đó chúng ta bị đọa vào cõi ác, ta thường tỏ bày sám hối nên nay vẫn nhớ, còn ông do che giấu nên nay quên mất. Ông nay phải nghĩ nhớ tới chánh niệm ban đầu, phát tâm Từ bi nhẫn nhục, tu tập phạm hạnh thanh tịnh.
Đại bà nơ cánh vàng lại nói:
-Ta từ hôm nay xin ban cho tât cả loài rồng niềm vui an ổn, khỏi phải sợ sệt.
Nói rồi liền rời Long cung, trở về chỗ ở của mình.
Long vương đem lời an ủi các rồng quyến thuộc, lại hỏi các
rồng:
-Các ngươi thấy Đại bàng cánh vàng có sợ không?
Các rồng đều đáp:
-Hết sức sợ.
Long vương nói:
-Chúng sinh nơi thế gian, nếu thấy các ông thì họ sợ hãi cũng như vậy. Này các rồng, các ông quý mến thân mạng mình cùng với chúng sinh nơi thế gian quý mến thân mạng họ đều giống nhau không khác, phải xét bụng ta suy ra bụng người. Do vậy các ông phải phát tâm đại từ bi. Ta do nhân duyên tu tập từ bi nên đã khiến cho kẻ oán thù kia trở về chỗ ở của họ.
Chỗ nương tựa cho tất cả các loài chúng sinh luân chuyển trong sinh tử đều không thể vượt bỏ tâm Từ. Tâm đại Từ cũng như lương dược chữa lành bệnh nặng phiền não của chúng sinh. Tâm đại Từ cũng như ngọn đèn sáng chiếu soi xua trừ bóng tối nơi ba độc của chúng sinh. Tâm đại Từ cũng như thuyền bè đưa chúng sinh vượt qua bể khổ trong ba cõi. Tâm đại Từ như người bạn đồng hành, giúp ta vượt khỏi con đường ác sinh tử hiểm nạn. Tâm đại Từ như viên ngọc Ma-ni, làm thỏa mãn sở nguyện hợp lý của chúng sinh.
Ta do từ thuở xua xưa bỏ mất tâm Từ, bị đọa trong loài rồng này, không được giải thoát. Nếu chúng sinh nào tạo dựng được cửa từ bi, thì có thể làm phát sinh vô lượng pháp thiện, ngăn lấp tất cả bóng tôi ngu si, các duyên phiền não bên ngoài cũng không vào được, thường sinh trong nhân gian hay trên cõi trời giải thoát, an lạc.
Các rồng quyến thuộc nghe lời này rồi, đều từ bỏ sân hận, phát khởi tâm Từ. Long vương thấy chúng đồng loại nghe lời giáo hóa của mình, nên vui mừng nói:
-Hay thay! Việc làm của ta ngày nay đã hoàn tất, đã khiến cho các ông trừ được vô lượng độc ác, đem tất cả pháp lành, thanh tịnh rải khắp nơi đây. Lại vì các ông, ta sẽ nói pháp Bát quan trai thanh tịnh cần phải vâng giữ.
Chúng sinh nơi cõi Diêm-phù-đề dùng nước của tám giới này rửa sạch thân tâm khiến được thanh tịnh, đoạn trừ vô lượng cấu uế của tham, sân, si. Tám giới này là hành trang trên con đường đi tới cõi trời, người. Nếu ai giữ được tám giới pháp bát quan trai, phải biết người ấy không mặc y phục sang trọng mà đã có đầy đủ áo hổ thẹn. Nên biết người này không có tường thành mà có thể chống ngăn được giặc thù sáu căn. Nên biết người ấy tuy không phải là dòng dõi quý tộc mà đã ở trong tộc họ Hiền thánh. Nên biết người này tuy không có chuỗi báu anh lạc mà đã có đầy đủ pháp lành trang nghiêm nơi thân. Nên biết người ấy tuy không có châu báu mà đã tích tập đủ bảy thứ pháp tài của cõi trời, người. Nên biết người này không nhờ vào cầu cống mà đã vượt qua được con đường nguy hiểm. Công đức của việc thọ trì tám giới là như vậy.
Khi ấy, các rồng đồng thưa Long vương:
-Ngày nay chúng tôi muốn được nghe tám giới để siêng năng tu tập...
Long vương nói:
-Tám giới đó, một là không được sát sinh, hai là không được trộm cướp, ba là không được tà dâm, bốn là không được nói dối, năm là không được uống rượu, sáu là không được ăn sau giờ ngọ, bảy là không được nằm giường cao rộng lớn, tám là không được trang điểm phấn son, ca múa ca nhạc theo thế tục. Đó là tám giới pháp quan trai thanh tịnh, cốt yếu phải xa lánh nơi ồn ào, ở chỗ thanh vắng, tâm ý chuyên chú theo đúng như lý mà giữ gìn.
Các rồng cùng thưa:
-Như đám chúng tôi chỉ xa đại vương một thời gian ngắn, tâm không được an ổn, nhờ nương nơi uy thần của đại vương mà không bị phiền não, trong tất cả các thời lúc nào cũng được an ổn.
Chúng lại hỏi:
-Công đức diệu lực của Phật pháp, ở chỗ nào chẳng được, cần gì phải tìm nơi thanh vắng?
Long vương bảo các rồng:
-Không thấy cảnh dục thì tâm niệm không khởi, vì tập quán duyên vào đối tượng mà phát khởi, ví như đất ướt thì dễ thành bùn. Nếu ở chỗ thanh vắng, thì tâm nhiễm không động.
Lúc ấy, Long vương đem bằng hữu quyến thuộc đến ở nơi khu rừng thâm u, rộng rãi trong núi. Xa lìa tâm tham dục sân hận, thường lấy từ bi nhẫn nhục để tự tu thân, giữ gìn trai giới, trải qua nhiều ngày hạn chế ăn uống, nên thân gầy ốm sinh ra mỏi mệt.
Vào một hôm nọ có đám người ác tìm đến tại chỗ ở của các rồng, Long vương nghe được tiếng người liền tỉnh ngộ. Đám người ác này thấy Long vương thân hình như vậy nên rất đỗi kinh ngạc, nói với nhau: Khôi báu gì đây từ dưới đất trồi lên chăng?
Long vương tự nghĩ thầm: “Nếu để đám người này thấy nguyên hình của ta tức thời sợ hãi đến chết, thế là ta phạm giới sát hiện đang tu tập thọ trì. Những người ác này hôm nay đến đây, chắc chắn là tham muốn nơi ở thân ta, họ sẽ giết ta.”
Các người ác lại cùng nhau bàn luận:
-Chúng ta vào trong núi trải qua nhiều năm, chưa từng thấy hình tượng như thế này, các màu sắc xen nhau, ánh sáng chói lòa cả mắt. Nếu được lớp da bên ngoài dâng lên nhà vua thì chắc chắn sẽ được trọng thưởng, không gì sung sướng bằng. Tức thì cả đám dùng dao bén mổ thân Long vương nhằm lột lấy lớp da.
Bấy giờ Long vương do sức của tâm Từ bi, nhẫn nhục, nên không dây chút oán hận, lại cũng mất hết đau đớn, đối với đám người này Long vương chỉ khởi tâm thọ nhận nên ba độc đều tiêu diệt. Tâm tự an ủi là chẳng nên lẫn tiếc, dù cho kẻ thù đến giết ta, ta cũng không bỏ đi. Huống chi hôm nay những người này thấy thân ta nên khởi tâm tham tiền thưởng nơi nhà vua mà giết ta, ta thà chịu chết chứ không hại lại họ, chẳng khiến những kẻ ấy thân hiện tại phải chịu khổ. Các người ác lúc đó như càng phấn khích, sức lực thêm mạnh mẻ, cầm dao bén cắt tấm da mang đi.
Sau đó Long vương tự suy nghĩ: “Giả sử có người vô tội bị kẻ khác phanh thây, đã nhẫn nhục chịu đựng không sinh tâm báo thù, không dấy tâm oán giận, thì nên biết người này là bậc Đại sĩ. Nếu đối với cha mẹ, anh em, vợ con có thể im lặng nhận chịu, trường hợp này chưa đủ là quý. Như đối với kẻ oán thù giết hại mình, mà tâm không khởi niệm báo thù, chỉ im lặng chịu đựng, trường hợp này mới là rất khó. Nhưng ta nay tu hạnh lợi tha nên im lặng chịu đựng. Ta nghĩ từ vô số kiếp sinh tử cho đến giờ, đã biết bao lần xả bỏ thân mạng một cách uổng phí, chưa từng lần nào bố thí riêng biệt cho một người. Nguyện đời sau sẽ bố thí cho đám người này vô lượng pháp tài, để nguyện ta được viên mãn.”
Lúc ấy Long vương đã bị lột da rồi, khắp mình máu túa đầy đau nhức vô cùng, không thể kìm chế được nên cả thân run rẩy, lại có vô số loài sâu trùng nghe mùi máu liền tìm đến rúc rỉa. Long vương lại nói:
-Những loại sâu trùng này ngày nay ăn thịt ta, nguyện đời sau sẽ bố thí pháp thực cho chúng.
Bấy giờ, các rồng quyến thuộc thấy thân của Long vương chịu sự đau khổ như vậy, thảy đều buồn bã áo não. Long vương phát nguyện:
-Nếu vào đời vị lai ta sẽ thành Phật thì khiến thân ta tức khắc bình phục như cũ.
Phát nguyện xong thì thân tự nhiên trở lại như trước. Các rồng quyến thuộc đều hết sức vui mừng.
Đây là việc làm của Bồ-tát ở trong cõi ác, dùng diệu lực nơi từ bi nhẫn nhục, kiên trì tịnh giới, chịu khổ như vậy.
* *
* Duyên Khởi 8:
VUA TỪ LỰC CHÍCH MÁU THÂN MÌNH BỐ THÍ CHO NĂM
QUỶ DẠ-XOA
Bấy giờ, Đức Thế Tôn an cư kiết hạ tại tinh xá Kỳ hoàn, thuộc nước Xá-vệ. Sau giờ ngọ trai xong, Tôn giả A-nan-đà thâu cất bát của Phật, rồi cùng các Tỳ-kheo vào trong rừng đi kinh hành. Xong,
lại theo thứ lớp an tọa và cùng nhau đàm đạo:
-Ngày nay Đức Phật, Thế Tôn xuất hiện ở đời là điều rất đặc biệt, là sự hy hữu bậc nhất, đối với chúng sinh đã tạo nhiều lợi ích. Nay, năm vị Đại Tỳ-kheo như Kiều-trần-như... là bậc Thượng thủ, sau khi Đức Phật thành Bậc Chánh Đẳng Chánh Giác, các vị ấy là người gặp Phật đầu tiên. Vậy các vị ấy vốn đã gieo căn lành gì? Có nhân duyên gì mà khi Đức Phật chuyển pháp luân nơi vườn Lộc dã liền được chứng ngộ, mới đánh trống pháp mà các vị ấy đã nghe trước, Địa thần từ dưới đất vọt lên báo tin cho các thần Hư không, cho đến chư Thiên đều chứng kiên và nói: “Kiều-trần-như đã hiểu rõ Phật pháp”?
Thảo luận như vậy rồi liền rời chỗ ngồi trở về tinh xá, đem mọi sự như trên bạch lên Đức Phật.
Khi ấy Đức Như Lai nói với Tôn giả A-nan:
-Điều ông ấy hỏi không phải là không có nhân duyên. Từ thời xa xưa Như Lai đã từng thương xót các vị ấy, từng chích máu nơi thân mình giúp họ trừ đói khát, cứu mạng sống khiến được an lạc. Do nhân duyên đó, nên trong đời này họ theo Ta nghe pháp trước tiên và được tỏ ngộ.
Tôn giả A-nan lại bạch Phật:
-Mong Đức Thế Tôn đem việc này khai thị cho những người chưa được nghe, khiến cho tất cả chúng hội tâm đều được thư thái.
Đức Phật bảo Tôn giả A-nan:
-Vào thuở xa xưa, cách đây vô lượng a-tăng-kỳ kiếp, tại cõi Diêm-phù-đề này có một quốc vương tên Từ Lực, là người phước đức, trí tuệ gồm đủ, danh tiếng đồn khắp, tướng mạo đoan nghiêm, oai thần không ai sánh kịp, có hai vạn quần thần giúp việc trị quốc, thống lãnh tám vạn bốn ngàn nước nhỏ, hậu phi quyến thuộc có đến mười ngàn... Vua Từ Lực đã được gặp chư Phật từ đời trước, vốn đã vun trồng các căn lành, thích tu hạnh từ bi, nhân từ, khoan dung, hòa nhã. Đối với chúng sinh nhà vua luôn đem lại mọi sự an lạc, lại khởi tâm Bi giúp đỡ kẻ nghèo khó, hễ có chúng sinh nào đau khổ đều được vua cứu độ. Nhà vua lại sinh tâm hoan hỷ, tôn kính các bậc Hiền thánh, thường dùng lời thân thiện khiến mọi người nghe đều được vui vẻ. Lại khởi tâm xả bỏ không sinh thương ghét, đối với của cải hay thân mạng không hề keo kiệt, đem tâm bình đẳng đối với chúng sinh xem như con mình. Nhà vua thực hành bốn pháp bình đẳng như vậy, ở trong nhiều kiếp chưa từng biếng trễ thoái chuyển.
Nhà vua lại đem mười điều lành giáo hóa quần thần dân chúng, ai nấy cũng đều vâng lệnh giữ gìn sự thanh tịnh, nên quốc gia an ổn, muốn dân hưởng cảnh thái bình.
Đối với loài quỷ gây tật bệnh và quỷ Dạ-xoa thường ăn uống máu, gây khổ não cho dân chúng, giờ đây mọi người đều tu mười điều lành, ba nghiệp thân ngữ ý được thanh tịnh, các tai họa đều tiêu trừ, chư Thiên, Thiện thần thường hộ trì, dầu có tà mị, ác quỷ và các hung thần ôm lòng làm tổn hại muốn dân đều không có cơ hội thuận tiện. Lúc ấy, có năm quỷ Dạ-xoa đến vương cung đồng tâu:
-Chúng tôi đều nhờ khí huyết nơi muốn dân để nuôi thân mạng. Do nhà vua chỉ dạy dân chúng tất cả đều tu theo mười điều lành, lũ chúng tôi từ đó đến nay không có thức ăn uống, đói khát khốn khổ, thật vô phương sinh sống. Đức từ bi của đại vương là cứu giúp tất cả khổ của chúng sinh, riêng phần chúng tôi, ngài chẳng ban ân huệ gì cả.
Nhà vua nghe lời nói ấy thì hết sức thương xót đám Dạ-xoa kia, liền tự thầm nghĩ: “Đám Dạ-xoa chỉ uống máu người để sống, làm thế nào để thỏa mãn chỗ mong muốn của chúng? Chỉ phải hy sinh thân ta thì mới cứu được mạng sống của họ mà thôi”.
Rồi nhà vua bèn chích năm chỗ nơi thân mình, máu từ đó phun ra, năm quỷ Dạ-xoa liền đem vật dụng đến hứng uống. Quỷ Dạ-xoa đã được no nê nên rất vui vẻ. Đại vương nói với chúng:
-Ta đã dùng máu nơi thân mình để cứu mạng sống cho các ngươi, nếu được no nê rồi, ta không đòi hỏi điều gì, chỉ mong các ngươi tu tập mười điều lành, đó là báo ân ta, nguyện vào đời vị lai, khi ta thành Phật, đầu tiên thuyết pháp sẽ độ các ngươi trước, dùng vị cam lộ trừ sạch ba độc cùng diệt các thứ đói khát là dục vọng khiến các ngươi được thanh tịnh.
Đức Phật bảo A-nan:
-Vua Từ Lực thuở xưa đâu phải người nào khác, chính là thân Ta. Năm quỷ Dạ-xoa lúc đó, nay là năm Tỳ-kheo nhóm ông Kiều- trần-như trong chúng hội này. Do diệu lực từ bản nguyện của Ta thời trước, nay Ta thành Phật, chuyển pháp luân đầu tiên nơi vườn Nai, năm Tỳ-kheo nhóm ông Kiều-trần-như là người trước tiên tỏ ngộ chánh pháp, dứt sạch cội gốc các khổ, chứng quả A-la-hán. Từ đó mới bắt đầu có đủ Tam bảo là Phật, Pháp, Tăng xuất hiện ở đời.
Đại chúng nghe lời Phật dạy, thảy đều vui mừng, lễ Phật và lui ra về.
* *
* Duyên Khởi 9:
NÊU RÕ DIỆU LỰC CỦA SỰ BỐ THÍ ÍT
Đức Phật hiện trú tại tinh xá Kỳ hoàn, thuộc khu lâm viên Kỳ- đà, Cấp cô độc, thuộc nước Xá-vệ, gồm đủ một ngàn hai trăm năm mươi vị đại Tỳ-kheo. Bấy giờ, trong nước có một thương chủ cùng với năm trăm thương khách, muốn chèo thuyền lớn vào biển cả để tìm châu báu. Lúc đó, thương chủ phát tín tâm thanh tịnh, nhằm thiết trai cúng dường Đức Phật và chư Tăng để cầu phước gia hộ, nên đến chỗ Đức Phật chí thành thưa thỉnh. Đức Như Lai biết trước nên im lặng nhận lời.
Vào buổi sáng, tại nhà mình, thương chủ dâng các món ăn đều là loại thượng vị, để tỏ lòng thành kính cúng dường. Đức Phật thọ trai xong, trải tòa ngồi, vì thương chủ thuyết pháp, tán dương công đức của hạnh bố thí, chỗ cảm ứng như ý nguyện, ruộng tâm đầy đủ sự thù thắng nên gieo nhân ít mà đạt kết quả nhiều. Thương chủ nghe pháp, tâm được tỏ ngộ, lễ Phật, đi nhiễu quanh bên phải rồi lui ra đứng một bên.
Khi ấy, Đức Thế Tôn vì thương chủ nên giảng nói:
-Muốn vào biển cả, ở đó luôn có nhiều nguy hiểm đại nạn, nên trước hết ông phải quy y và chuyên niệm Tam bảo, thọ trì năm giới làm người Ưu-bà-tắc thì điều mong cầu mới được toại nguyện, đi tới nơi về đến chốn an ổn.
Thương chủ nghe Đức Phật thuyết pháp, ân cần lễ Phật, xin thọ năm giới.
Đức Phật bảo:
-Phải khéo suy nghĩ, lắng nghe ghi nhớ! Năm giới là:
1. Không được giết hại sinh mạng.
2. Không được trộm cắp.
3. Không được tà dâm.
4. Không được nói dối.
5. Không được uống rượu.
Ông phải giữ lấy năm điều này, trọn đời không được hủy phạm. Được như vậy gọi là người Ưu-bà-tắc.
Do thương chủ này đã vun trồng cội phước đức từ trước, nên thông minh, trí tuệ sáng suối, biết được sóng gió thời tiết tốt xấu, nên các khách buôn mời làm người hướng đạo, được mọi người quý trọng tôn xưng là Hiền giả. Mọi người sắm đầy đủ lửa củi, lương thực, chọn ngày lành tập trung các thương khách đồng đi vào biển cả.
Ra đi được vài ngày thì phong ba nổi dậy, thần biển biến hiện thành một Dạ-xoa, hình dạng xấu xí, hung dữ, da đen sậm, răng nhọn hoắc nhô ra ngoài miệng, trên đầu mỗi răng đều bốc lửa, từ dưới sóng vọt lên, kéo thuyền không cho chạy, hỏi các khách buôn:
-Người trong thế gian đã từng thấy ai đáng sợ hơn ta?
Lúc ấy, Hiền giả thấy hình dạng quái lạ, nhưng chỉ nhất tâm niệm Tam bảo, nhờ Phật lực gia hộ, nên không sợ sệt, bèn lớn tiếng đáp lại:
-Ta đã từng thấy kẻ cực ác hơn ông gấp bội.
Thần biển hỏi:
-Ai vậy?
Hiền giả đáp:
-Ở đời có kẻ ngu si thường làm những điều bất thiện, tạo tác mười điều ác, chìm đắm trong tà kiến, sau khi chết bị đọa vào địa ngục chịu vạn thứ đau khổ, ngục tốt La-sát nắm lấy các tội nhân ấy trị phạt đủ các thứ: Hoặc lóc da, hoặc cắt thịt, hoặc giã, hoặc xay, hoặc chẻ thân tội nhân làm thành trăm ngàn phần, hoặc bắt trèo lên núi đao rừng kiếm, hoặc ở trên xe lửa cháy đốt nướng. Hoặc ở trên băng lạnh, hoặc ở chỗ đại tiểu tiện... Khổ sở như vậy trải qua trăm
ngàn kiếp, điều đó mới đáng sợ hơn ông.
Thần biển bèn im lặng ẩn thân mà đi.
Thuyền từ từ tiến về phía trước được vài ngày, thần biển lại hiện thân thành người hết sức ốm yếu, da bọc lấy xương, hơi thở khò khè, cấp bách, bám vào mạn thuyền, hỏi thương chủ:
-Ông đã từng thấy ai trên thế gian ốm yếu, tiều tụy như ta chăng?
Hiền giả đáp:
-Lại có kẻ khô gầy tiều tụy quá hơn ông.
Thần biển hỏi:
-Ai vậy?
Hiền-giả đáp:
-Có người ngu si, tâm tánh xấu ác, bỏn sẻn, tham lam ganh ghét không biết bố thí, sau khi chết bị đọa vào loài ngạ quỷ, đầu như Thái sơn, cổ như cây kim, đầu tóc dựng ngược bờm xờm, hình dáng cháy đen, trải qua nhiều kiếp lâu dài chưa từng nghe đến danh từ cơm ăn, nước uống. Ốm yếu như thế còn hơn ông nhiều.
Thần biển nghe vậy bèn bỏ thuyền, ẩn thân mất.
Thuyền lại từ từ rẽ sóng tiến lên. Qua được vài ngày, thần biển lại hiện làm một nam nhi, tuổi tác còn niên thiếu, dung mạo hết sức đoan nghiêm, từ dưới nước vọt lên, kéo thuyền, hỏi thương chủ:
-Người từng thấy ai tuổi trẻ sức lực hơn ta không?
Hiền giả đáp:
-So với dung mạo của ông, thì có người tươi đẹp hơn ông trăm vạn lần.
Thần hỏi:
-Ai vậy?
Hiền giả đáp:
-Thế gian có người trí, vâng giữ mười điều lành, ba nghiệp thân ngữ ý luôn được thanh tịnh, hết lòng tin Tam bảo, tùy thời cúng dường. Người này mạng chung sinh lên cõi trời, hình dung đẹp đẽ, trong thế gian không ai sánh bằng. Đem hình dạng của ông so với người ấy, khác nào đem loài khỉ cái mù lòa so với tiên nữ.
Thần biển nghe nói như vậy, lấy làm hổ thẹn, im lặng và thầm nghĩ: “Nay thương chủ này tri thức quảng bác, thông hiểu mọi việc, khéo giảng nói luật nhân quả, báo ứng một cách rõ ràng, nay ta đem một việc rất gần thử hỏi xem sao.” Thần biển liền dùng bàn tay phải vớt một vốc nước, lại hỏi thương chủ:
-Nước trong tay ta nhiều hay nước trong biển cả nhiều?
Hiền giả đáp:
-Nước trong tay ông nhiều, nước trong biển cả ít.
Thần biển gạn hỏi:
-Việc rõ ràng trước mắt, lời nói của ông hôm nay thật khó tin.
Hiền giả đáp:
-Lời nói này là chân thật, quyết định không sai lầm, chỗ hiểu biết của thế gian không thể lãnh hội được.
Thần biển hỏi:
-Lấy gì chứng minh điều đó?
Hiền giả đáp:
-Nước biển tuy nhiều nhưng có ngày cũng phải khô cạn. Khi thế giới đến thời kỳ hoại diệt, thì cõi Tam thiên đại thiên đều hoại, núi Tu-di, biển cả đều tan vỡ, tiêu diệt không trừ một vật gì. Do đấy nên biết nước biển phải khô cạn. Nếu lại có người đem một vốc nước cúng dường chư Phật, hoặc bố thí cho chúng sinh, hay để phụng dưỡng cha mẹ, hoặc cho kẻ ăn xin, cho đến các loài cầm thú, chính do diệu lực của việc làm lành tuy ít ỏi này, trải qua số kiếp như vi trần, hưởng phước không cùng tận. Do đây ta biết: Nước nơi biển ít mà vốc nước trong tay lại nhiều.
Lúc ấy, thần biển tâm rất hoan hỷ, liền đem các loại ngọc ngà châu báu quý giá tặng cho Hiền giả, cùng gửi các thứ châu ngọc quý dâng cúng Phật và Tăng.
Bấy giờ, các khách buôn đều trở về đất liền, cùng đến chỗ Đức Phật, đảnh lễ, đem vật báu của thần biển gửi dâng cúng dường Phật, lại đem số châu ngọc đã tặng cho mình bày trước Đức Phật, quỳ mọp, chắp tay bạch:
-Bạch Đức Thế Tôn, chúng con được may mắn là nhờ đức từ bi của Như Lai từ xa gia hộ, nên khi vào biển thoát khỏi tai nạn, được của báu trở về quê nhà, tất cả đều mang ân Đức Phật. Hôm nay chúng con nguyện làm đệ tử xuất gia.
Đức Phật nói: “Thiện lai”, các khách buôn kia liền có đủ tướng Tỳ-kheo, tất cả đều dứt hết các thứ kết sử, chứng A-la-hán.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 13.59.36.4 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.