Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Thuyết Vu Lan Bồn Kinh [佛說盂蘭盆經] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Thuyết Vu Lan Bồn Kinh [佛說盂蘭盆經]

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Việt dịch (2) » Việt dịch (3) » Việt dịch (4) » English version (1) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.06 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.11 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Vu Lan Bồn

Việt dịch: Nguyên Thuận

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
(Download file MP3 -6Mb
Font chữ:

Tôi nghe như vầy:
Một thuở nọ, Đức Phật ở tại vườn Kỳ Thụ Cấp Cô Độc trong thành Xá-vệ. Khi ấy ngài Đại Mục-kiền-liên vừa mới đắc Lục Thông. Vì muốn cứu độ cha mẹ để báo đáp ơn sinh thành dưỡng dục, Tôn giả liền dùng Đạo nhãn xem xét thế gian thì thấy mẹ mình sanh trong loài ngạ quỷ, không có thức ăn nước uống và chỉ còn da bọc xương. Thấy vậy, Mục-Liên đau xót thảm thiết. Ngài lập tức cầm bát đựng đầy cơm và đi đến dâng lên cho mẹ. Khi được bát cơm, bà liền lấy tay trái che, còn tay phải bốc ăn. Nhưng trước khi vào miệng, thức ăn đã hóa thành than lửa nên nào có ăn được. Mục-Liên kêu gào và khóc than buồn bã. Ngài vội quay về và trần thuật tường tận việc này với Phật.
Đức Phật bảo:
"Mẹ ông tội căn thâm trọng. Tuy tiếng hiếu thảo của ông vang động đất trời nhưng sức của một mình ông thì không đủ. Cho dù là sức của thiên thần, địa thần, tà ma, ngoại đạo, đạo sĩ, và Tứ Thiên Vương thì cũng chẳng thể cứu giúp. Phải cần đến uy thần lực của mười phương Tăng thì mới được giải thoát.
Ta nay sẽ dạy ông Pháp cứu tế, để khiến tất cả những ai đang gặp hoạn nạn đều xa rời ưu phiền khổ não, tội chướng tiêu trừ."
Phật bảo ngài Mục-kiền-liên:
"Rằm tháng 7 là ngày Tự Tứ (1) của mười phương Tăng. Những ai vì cha mẹ trong bảy đời cùng cha mẹ hiện tại đang gặp ách nạn, họ nên chuẩn bị những cái khay đựng đầy thức ăn trăm vị và trái cây năm thứ, cũng như hương dầu, đèn thắp, giường nằm, gối nệm, hoặc các đồ tốt nhất trên đời mà cúng dường thập phương đại đức chư Tăng.
Hết thảy thánh chúng vào ngày đó, hoặc ở trên núi tu thiền định, hoặc đắc bốn Đạo quả, hoặc kinh hành dưới cây, hoặc những vị với Lục Thông tự tại giáo hóa Thanh Văn và Duyên Giác, hoặc các bậc Thập Địa Bồ-Tát với quyền xảo mà thị hiện làm Tỳ-kheo giữa đại chúng, tất cả đều phải đồng nhất tâm thọ bát cơm của ngày Tự Tứ, thời sẽ đầy đủ tịnh giới của thánh Đạo, đức hạnh sâu thẳm.
Nếu có ai cúng dường cho chư Tăng vào ngày Tự Tứ, thì cha mẹ hiện tại cùng cha mẹ trong bảy đời và lục thân quyến thuộc sẽ thoát khỏi ách khổ của chốn tam đồ. Ngay lúc đó, họ sẽ được giải thoát--y phục và thức ăn sẽ tự nhiên hiện ra. Giả như cha mẹ của người ấy vẫn còn sống thì sẽ thọ hưởng phước lạc trăm tuổi. Còn cha mẹ trong bảy đời sẽ sanh thiên. Họ sẽ tự tại hóa sanh vào thiên hoa quang và thọ hưởng vô lượng vui sướng."
Lúc bấy giờ Phật ban giáo sắc cho mười phương chư Tăng:
"Trước tiên, chư Tăng đều phải vì gia đình của thí chủ mà chú nguyện cho cha mẹ bảy đời của họ. Phải nhiếp tâm định ý, rồi sau đó mới thọ thực. Lúc vừa tiếp nhận khay cúng dường, trước hết hãy đặt ở trước tháp của Phật. Khi chư Tăng đã chú nguyện xong thì sau đó mới thọ dùng."
Khi ấy Tỳ-kheo Mục-kiền-liên cùng chư đại Bồ-Tát ở trong Pháp hội này đều vui mừng vô cùng, và tiếng than thóc của Mục-Liên cũng chấm dứt. Chính vào ngày hôm đó, mẹ của Mục-Liên được thoát miễn khổ ách mà bà đã trải qua một kiếp làm quỷ đói.
Lúc bấy giờ ngài Mục-kiền-liên lại bạch Phật rằng:
"Cha mẹ của đệ tử nhờ sức công đức của Tam Bảo và uy thần lực của chư Tăng mà được giải thoát. Vào đời vị lai, nếu hết thảy những đệ tử hiếu thuận nào của Phật mà muốn dâng lên những cái khay đựng phẩm vật cúng dường, thì cha mẹ hiện tại và cho đến cha mẹ trong bảy đời của họ có được cứu độ chăng?"
Đức Phật bảo:
"Lành thay! Ta rất vui khi ông hỏi điều đó. Ta sắp muốn nói thì ông lại hỏi ngay.
Này thiện nam tử! Nếu có Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, quốc vương, thái tử, hoàng tử, đại thần, tể tướng, văn võ bá quan, hay lê dân bá tánh nào muốn thực hành lòng từ hiếu thảo đối với cha mẹ hiện tại và cha mẹ trong bảy đời quá khứ, thì vào ngày rằm tháng 7 là ngày Phật Hoan Hỷ và ngày Tự Tứ của chư Tăng, họ đều nên đặt ẩm thực trăm vị vào trong những cái khay và dâng cúng cho mười phương Tăng hiện đang tham dự trong ngày Tự Tứ. Họ nên cầu nguyện để khiến cho cha mẹ hiện tại sống lâu trăm tuổi, không bệnh, và không có mọi thứ khổ não loạn. Thậm chí đối với cha mẹ trong bảy đời, thì cũng mong họ xa rời nỗi thống khổ làm ngạ quỷ và được sanh trong cõi trời người để hưởng vô biên phước lạc."
Phật bảo các thiện nam tử và thiện nữ nhân:
"Các đệ tử nào của Phật tu tập hiếu thuận thì nên trong niệm niệm phải luôn nhớ về cha mẹ và cũng như cúng dường cha mẹ trong bảy đời. Cứ mỗi năm vào ngày rằm tháng 7, với tấm lòng từ luôn hiếu thảo cùng nhớ tưởng đến cha mẹ trong đời này và cho đến cha mẹ trong bảy đời, họ hãy chuẩn bị những cái khay đựng phẩm vật cúng dường mà dâng lên Phật cùng Tăng, thời như thế sẽ báo đáp ơn nghĩa sinh thành dưỡng dục và lòng thương yêu của cha mẹ.
Tất cả đệ tử của Phật đều nên phụng trì Pháp này."
Lúc bấy giờ, khi Tỳ-kheo Mục-kiền-liên và hàng bốn chúng đệ tử nghe lời dạy của Phật, họ đều hoan hỷ phụng hành.
Phật Thuyết Kinh Vu-lan Bồn


Chú thích:
1/ Ngày Tự Tứ là ngày cuối cùng của mùa an cư kiết hạ. Vào ngày đó, nếu có vị Tăng hoặc Ni nào phạm giới thì họ sẽ sám hối trước toàn thể chư Tăng.

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.119.110.38 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập