"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Vô Tự Bảo Khiếp Kinh [無字寶篋經] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Vô Tự Bảo Khiếp Kinh [無字寶篋經]

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.25 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.24 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Vô Tự Bảo Khiếp

Việt dịch: Thích Nữ Thuần Hạnh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Tôi nghe như vầy ! Một thời đức Thế Tôn trú trong núi Kỳ Xà Quật ở thành Vương Xá. Bấy giờ có vô lượng trăm ngàn vạn ức Bồ tát vây quanh Như Lai, đều là bậc đại trí, phương tiện quyền xảo, dõng mãnh tinh tấn, pháp môn Vô Tự thông đạt hoàn hảo, thanh tịnh thị xứ, phi xứ, tàm quí thoát khỏi sự che lấp ràng buộc, điều phục các căn bằng ngà từ bi. Ðem ngà tàm quí thương xót chúng sanh, đắc đại tam muội, lấy trí huệ làm đầu, tôn kính trí huệ như bảo châu, hay kho tàng báu lớn, đều biết hoàn hảo về phép thiện, bất thiện, hiểu rõ việc ba đời, tất cả đều thành tựu biện tài Vô Tự, đạt đến nhị không, thù thắng vi diệu. Học hiểu các đế, thông đạt thật tế, dõng mãnh vô biên, không chỗ chấp trước, đều thông đạt tự tánh thượng pháp, tư duy hoàn hảo hai pháp môn thật và bất thật. Sanh bằng thai tạng, vĩnh viễn thoát ly sanh tử, hiểu hoàn hảo pháp bí mật, rõ biết các tướng. Giúp đỡ các nước, được danh xưng lớn tiếng tăm vang rộng, đắc vô ngôn tạng, ngủ nghỉ luôn luôn được an ổn, bố thí làm cho tất cả đều được an lạc. Ai nghe danh tánh thì rời khỏi ba cõi, có thể cứu chúng sanh đang ở ba cõi, hiểu rõ hoàn hảo về chơn như, biểu thị hạnh Phổ Hiền biến thân cùng khắp, các căn thanh tịnh, hiểu rõ thông đạt thân mình, thân người, đều được thành tựu trí huệ sáng suốt.
Ðó là Bồ tát Thắng Hưởng, Bồ tát Pháp Hưởng, Bồ tát Thắng Chư Phần, Bồ tát Pháp Nhãn, Bồ tát Thiên Tướng, Bồ tát Biện Tụ, Bồ tát Thắng tư Duy, Bồ tát Trì Ðịa, Bồ tát Trì Ðịa Tế, Bồ tát Thâm Nhập Ðịa Tế Hưởng, Bồ tát Ðịa Hưởng, Bồ tát Cụ Biện, Bồ tát Thượng Tích, Bồ tát Hoa Mục, Bồ tát Ưu Bát La Mục, Bồ tát Ðảnh Kế, Bồ tát Văn Thù Hưởng. Chư Ðại Bồ tát như vậy không thể tính kể, đều là đồng tử từ phương khác không thể quán sát hết, hằng hà sa các thế giới đến tập họp. Tất cả đều an trú lãnh thọ pháp vương, chức vị thái tử.
Bồ tát Thắng Tư Duy, có vô lượng Thích, Phạm vây quanh, Bồ tát Phổ Hiền Hư Không Tạng có bốn đại thần vương và vô lượng chuyển luân thánh vương vây quanh. Bồ tát Ðắc Ðại Thế Chí, Quán Thế Tự Tại có vô lượng Phạm chúng vây quanh. Bồ tát Bất Không Kiến có nhiều vô lượng Tỳ Sa Môn Vương vây quanh. Bồ tát Tinh Tú Vương có vô lượng tinh tú và các vị hộ đời khác vây quanh. Lại có Bồ tát Phá Nghi, Bồ tát Diệt Nhất Thiết Chướng, tự thân thị hiện thân Như Lai, vây quanh vô lượng chư Phật.
Xá Lợi Phất, Ðại Mục Kiền Liên, Ðại Ca Diếp.v.v... tất cả đều là đại A la hán. Bồ tát Chơn Luyện, Bồ tát Thắng tư Duy có vô lượng thiên nữ vây quanh. Bồ tát Dược Vương, Bồ tát Dược Thượng có vô lượng quyến thuộc vây quanh trong khắp mười phương hằng hà sa thế giới.
Có cả mặt trăng mặt trời, tự thị oai đức của mình nên sanh lòng ngã mạn, tất cả đều đến chỗ Phật. Ðến chỗ Phật rồi đứng một bên ở trước Như Lai liền tự thấy thân mình không có hào quang, giống như màu đen ở gần bên vàng Diêm phù na đề. Các mặt trăng, mặt trời này ở trước Như Lai, không tự hiển lộ hào quang cũng như vậy. Không còn lòng muốn đứng cũng không muốn nói, không có oai đức, không thể hiển lộ, còn có na la diên.v.v... vây quanh nữa. Ðại thần, long thần, Ðắc Xoa Ca A Na Bà Ðạt Ða.v.v.. các đại long vương có vô lượng loài rồng vây quanh. Thiện AÂm Càn thát bà vương có vô lượng ức Càn thát bà vây quanh. Vô yểm Túc Ca Lầu La vương cũng có bảy ức Ca lầu la vây quanh đến chỗ Phật.
Ba ngàn đại thiên thế giới, các Bồ tát ở trong hằng hà sa thế giới. Các vị ở chốn kia đều cung thỉnh đức Phật. Thỉnh Phật rồi, bốn chúng vây quanh đến cõi Ta Bà. Ðem phẩm vật xuất thế gian đến chỗ Phật cúng dường. Các vị Bồ tát cúng dường Phật rồi, mỗi vị tự ngồi trên tòa hoa sen.
Bấy giờ, có Ðại Bồ tát tên là Thắng Tư Duy, đến chỗ Phật bạch rằng :
Bạch Thế Tôn ! Xin Ngài hứa khả lắng nghe cho con, con mới dám hỏi Như Lai hai điều.
Phật dạy Bồ tát Thắng Tư Duy :
- Ta lắng nghe thầy hỏi, thầy cứ tùy ý hỏi; Như Lai vì tất cả chúng sanh nên thành đạo ở đây, chính vì các vị, bậc đại long tượng, nên Ta xuất hiện ở đây.
Bồ tát Thắng Tư Duy bạch Phật :
- Bạch Thế Tôn ! Một pháp gì là sự trừ diệt của Bồ tát ? Một pháp gì là sự chứng ngộ của Như Lai ?
Thế Tôn khen ngợi Ðại Bồ tát Thắng Tư Duy :
- Lành thay ! Lành thay ! Phạm thiên ! Thầy đã thuần thục vô lượng thiện căn, nhờ chư Phật hộ trì nên hỏi nghĩa này. Thiện nam tử ! Nay ông lắng nghe và khéo suy nghĩ. Ta sẽ vì ông mà thuyết.
Bồ tát Thắng Tư Duy đảnh lễ sát chân Như Lai mà thọ trì.
Phật dạy :
- Thiện nam tử ! Có một loại pháp Bồ tát nên diệt trừ. Ðó là pháp tham. Thiện nam tử ! Ðây là một pháp phải nên diệt trừ vĩnh viễn. Thiện nam tử ! Lại có một pháp Bồ tát nên diệt trừ, đó là pháp sân. Thiện nam tử ! Ðây là một pháp phải nên diệt trừ vĩnh viễn. Thiện nam tử ! Lại có một pháp Bồ tát nên diệt trừ, đó là pháp si. Thiện nam tử ! Ðây là một pháp phải nên diệt trừ vĩnh viễn. Thiện nam tử ! Lại có một pháp Bồ tát nên diệt trừ, đó là ngã kiến. Thiện nam tử ! Ðây là một pháp phải nên diệt trừ vĩnh viễn. Thiện nam tử ! Lại có một pháp Bồ tát nên diệt trừ, đó là giải đãi. Thiện nam tử ! Ðây là một pháp phải nên diệt trừ vĩnh viễn. Thiện nam tử ! Lại có một pháp Bồ tát nên diệt trừ, đó là thùy miên. Thiện nam tử ! Ðây là một pháp phải nên diệt trừ vĩnh viễn. Thiện nam tử ! Lại có một pháp Bồ tát nên diệt trừ, đó là tham ái. Thiện nam tử ! Ðây là một pháp phải nên diệt trừ vĩnh viễn. Thiện nam tử ! Bồ tát lại phải diệt trừ một pháp, đó là vô minh. Thiện nam tử ! Ðây là một pháp phải nên diệt trừ vĩnh viễn.
Bấy giờ, Phạm thiên Thắng Tư Duy bạch Phật :
- Bạch Thế Tôn ! Một pháp gì mà các Bồ tát ngày đêm thường phòng hộ ?
Khi ấy, Thế Tôn dạy Bồ tát Thắng Tư Duy :
- Thiện nam tử ! Ðiều gì mà Bồ tát không muốn đến với mình chớ nên bảo người khác làm. Thiện nam tử ! Nếu có thiện nam, thiện nữ nào hộ trì pháp này thì thiện nam, thiện nữ kia hộ trì tất cả giới tạng của Như Lai. Vì sao ? Thiện nam tử ! Vì yêu mến thân mạng mình thì không sát sanh, tiếc mến tài sản mình thì không trộm cướp, yêu thương vợ mình thì không xâm tổn đến vợ người. Thiện nam tử ! Các chúng sanh này phát tâm như vầy : “Ta kính thuận chánh pháp Như Lai”. Thiện nam tử kia thường nên siêng năng để tâm phòng hộ pháp này. Nghĩa này thế nào ? Thiện nam tử ! Nếu có thiện nam, thiện nữ nào, muốn cầu Ðại Bồ đề Vô Thượng Ðẳng Chánh Giác, tức là người kia cầu sự an lạc, mà không có cầu khổ não nơi thân. Ở thế gian chỉ có vui, người hưởng thọ niềm vui. Chính là nghĩa này Ta đã thuyết “Các vị nên biết điều không muốn đến với mình, chớ nên cho người khác”. Thiện nam tử ! Ðây là một pháp, Bồ tát thường nên ngày đêm phòng hộ điều đó.
Thiện nam tử ! Theo chỗ ông hỏi, một pháp gì là sự chứng ngộ của Như Lai ? Thiện nam tử ! Không có một pháp gì là sự giác ngộ của Như Lai. Thiện nam tử ! Ðối với pháp không giác thì Như Lai giác. Thiện nam tử ! Tất cả pháp bất sanh thì Như Lai chứng giác. Tất cả pháp bất diệt thì Như Lai chứng giác.
Lại nữa, thiện nam tử ! Pháp tánh xa lìa nhị biên mà Như Lai chứng giác, tất cả pháp không thật mà Như Lai chứng giác. Thiện nam tử ! Như Lai khéo thuyết nhơn duyên nghiệp báo. Như Lai khéo chứng nhơn duyên nghiệp báo. Sự triền phược của tất cả pháp nhơn duyên mà Như Lai giác ngộ. Thiện nam tử ! Nhơn duyên ấy giống như ánh chớp mà Như Lai giác ngộ, xa lìa nhơn, xa lìa duyên. Như Lai thuyết không có nghiệp báo đã được thọ ký thành Chánh Giác. Tất cả pháp sâu rộng trang nghiêm. Ðây là sự thuyết pháp của Như Lai.
Thiện nam tử ! Dùng nghĩa gì để giảng thuyết trang nghiêm sâu rộng. Trí tuệ của thế gian và xuất thế gian. Trí huệ đó từ đâu sanh ? Khi trí tuệ đó dùng chơn thật quán sát chánh quán Bát nhã Ba-la-mật là thậm thâm. Bấy giờ, pháp ấy được gọi là Mật tàng.
Thiện nam tử ! Ta cũng lại thuyết tất cả pháp như huyễn như ánh lửa. Sự giác ngộ của Phật là Pháp của tánh tướng đều một vị giải thoát. Sự giác ngộ của Phật là sở hữu của tánh tướng đều một vị giải thoát. Là tất cả pháp sâu rộng trang nghiêm.
Thiện nam tử ! Nếu thiện nam, thiện nữ nào, lại có một pháp là sự giác ngộ của Phật. Thiện nam tử ! Ðó là các pháp không đi không đến, không nhơn không duyên, không sanh không diệt, không tư duy điều chẳng tư duy, không tăng không giảm.
Thiện nam tử ! Nếu pháp rốt ráo thì pháp tánh của tự tánh chẳng phải là tự tánh. Pháp thí dụ không thể thuyết. Nếu dùng danh tự cũng không thể thuyết. Ðây là một pháp mà Như Lai giác ngộ.
Khi Phật thuyết pháp môn Quảng Nghiêm Thượng Vương Vô Tự Bảo Khiếp Quang Nghiêm này, có vị chứng đắc an trụ nơi thập địa Bồ tát, nhiều như số vi trần, mắt thường cũng không thể thấy hết. Các chúng như vậy đều phát tâm Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác. Các chúng sanh như vầy chứng quả A la hán. Lại hơn số chúng sanh này xả bỏ khổ địa ngục sanh vào trong cõi trời. Vô lượng chư vị Bồ tát hiện tại chứng trăm ngàn vạn các pháp môn tam muội. Huống chi Ngài thuyết nhiều thì được lợi ích vô lượng.
Bấy giờ, Phật dạy La Hầu La :
- Thầy có thể thọ trì nghĩa chánh pháp này mà Ta đã thuyết không ?
Khi Phật thuyết lời này, do thần lực của Phật, chín ức Bồ tát trong hằng hà sa thế giới, từ chỗ ngồi đứng dậy liền bạch Phật :
- Bạch Thế Tôn ! Chúng con đều có thể thọ trì pháp môn này. Nay ở trong thế giới Ta Bà này, trong thế giới vị lai vì các chúng sanh mà lưu truyền không dứt, biết Bồ tát là người trí tuệ tài năng.
Bấy giờ, bốn đại Thiên Vương bạch Phật :
- Bạch Thế Tôn ! Chúng con cũng có thể thọ trì pháp nghĩa Như Lai đã thuyết. Nay sở cầu của Bồ tát kia đã đầy đủ, ở trong đây là bậc trí tuệ tài năng.
Khi ấy, Thế Tôn quán sát tất cả chúng sanh ở cùng khắp rồi dạy như vầy :
- Thiện nam tử ! Ta chẳng phải chỉ tu chút đỉnh thiện căn mà thành chánh giác. Các chúng sanh kia nếu có thể nghe chánh pháp này, cũng chẳng phải là tu chút ít thiện căn. Nên thọ trì pháp môn Quảng Báo Nghiêm Thượng Vương Vô Tự Bảo Khiếp. Nếu ai nghe kinh này thì người ấy đã cung kính, tôn trọng, ca ngợi Ta rồi. Thiện nam tử ! Thiện nam, thiện nữ này hai vai gánh vác Bồ đề, người kia đắc biện tài không dứt, thanh tịnh các cảnh giới Phật. Khi mạng chung được thấy Phật A Di Ðà, đại chúng Thanh văn, Bồ tát vây quanh hiện ở trước người đó, cũng thấy thân Ta ở trong núi Kỳ Xà Quật này và thấy chúng Bồ tát đây. Thiện nam tử ! Thiện nam, thiện nữ kia tự mình chứng đắc đại pháp bảo tàng, không thể dứt tận, được túc mạng trí, không sanh vào đường ác.
Thiện nam tử ! Nay Ta thuyết điều chưa từng có trên thế gian là pháp môn khó tin này. Thiện nam tử ! Nếu thiện nam, thiên nữ nào giả sử có phạm tội nghịch nên đọc tụng, thọ trì pháp môn thù thắng này một cách hoàn hảo. Hoặc tự viết chép hoặc khuyên bảo người viết chép. Tự mình đọc tụng, khuyên người đọc tụng. Tự mình thọ trì, khuyên người thọ trì. Thiện nam tử ! Ta nói người này không còn thấy đường ác nữa, được tất cả chư Phật thọ ký.
Các Bồ tát kia đều đắc ngũ nhãn, các căn đầy đủ được tất cả chư Phật hộ niệm, được tất cả Bồ tát bảo vệ. Làm cho diệt trừ vô lượng phiền não, nghiệp chướng, tức được thanh tịnh.
Thiện nam tử ! Những lời thuyết pháp của Ta là sự thuyết pháp tối hậu. Từ khi Ta đắc đạo đến khi thành Chánh giác, chưa thuyết lời này.
Phật thuyết kinh này rồi, Bồ tát Thắng Tư Duy và các Ðại Bồ tát, vua Ðế Thích, chư thiên và bốn đại Thiên Vương, người, trời, A tu la, Ca lầu la, Khẩn na la, Càn thát bà.v.v... tất cả thế gian nghe lời Phật thuyết đều rất hoan hỷ.

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Gió Bấc


Chuyện Phật đời xưa


An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng


Phúc trình A/5630

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.220.203.200 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập