"Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi."
Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại;
giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to!
(Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận.
Kinh Pháp cú
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi.
Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Như thật tôi nghe: Một thời đức Bạc-già-phạm ở tại cung trời Tịnh Cư, cùng các vị đại Bồ-tát ma-ha-tát và vô lượng Tịnh Cư Thiên tử, trước sau đoanh vây, cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen, chiêm ngưỡng Như Lai.
Lúc ấy đức Thế tôn, chính nơi trong chúng, vì các đại chúng, nói đà-ra-ni Pháp mầu vô lượng. Lại vì lợi ích cho các chúng sanh bạc phước trong đời vị lai, liền nhập tam-muội, gọi rằng Diễm Quang, nơi trên đảnh ngài phóng ra vô lượng các thứ quang minh, ánh quang minh kia xoay vần chiếu sáng vô lượng vô biên thế giới chư Phật. Chiếu rồi lui về, nhiễu quanh đức Văn-thù-sư-lợi Đồng tử, rồi nhập vào đảnh.
Ánh hào quang kia nhập vào đảnh rồi, đức Văn-thù-sư-lợi liền nhập tam-muội, gọi là Đà-ra-ni Tự Tại Vương. Nhập tam-muội này, tức từ trong miệng tuông ra vô lượng các thứ sắc tướng quang minh. Ánh quang minh kia đã phát ra xong, rồi vào trong đảnh Kim Cang Mật Tích Chủ Bồ-tát.
Khi ấy Kim Cang Mật Tích Chủ Bồ-tát liền từ tòa ngồi đứng dậy, trịch vai áo bên hữu, gối hữu sát đất, chắp tay hướng lên đức Phật, cung kính đảnh lễ, chiêm ngưỡng Tôn nhan, mà bạch Phật rằng: “Kính thưa Thế tôn, xưa kia vì con nói lời như vầy: sau khi Pháp ta diệt, nơi Thiệm Bộ châu gặp thời ác thế, Văn-thù-sư-lợi sẽ làm Phật sự, rộng hay lợi ích vô lượng chúng sanh. Cúi mong Thế tôn vì con phân biệt diễn bày rành rẽ, nơi nào, chỗ nào, và địa phương nào, mà hay làm lợi ích, xót thương ủng hộ các chúng sanh thế đó? Mong ngài nói cho!”
Khi ấy đức Thế tôn dạy Kim Cang Mật Tích Chủ Bồ-tát rằng: “Này thiện nam tử, ông nay vì các hữu tình mà phát hỏi nơi ta. Lành thay, lành thay! Ông nay lắng nghe, lắng nghe,khéo hay suy nghĩ, ta nay vì ông phân biệt diễn nói!”
Bấy giờ, Kim Cang Mật Tích Chủ Bồ-tát nghe lời Phật rồi, hớn hở vui mừng, sửa sang y phục, một lòng vâng nghe. Khi ấy, đức Thế tôn lại bảo Kim Cang Mật Tích Chủ Bồ-tát rằng: “Sau khi ta diệt độ, nơi Thiệm Bộ châu này, ở về phương Đông-Bắc có nước gọi là Đại Chấn-na. Trong nước kia có núi hiệu là Ngủ Đảnh, Văn-thù-sư-lợi Đồng tử du hành và cư trụ ở đó, vì các chúng sanh trong ấy mà nói Pháp, và vô lượng chư Thiên, Long thần, Dạ-xoa, La-sát, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già, người và phi nhơn …vv, vi nhiễu cúng dường cung kính.”
Đức Thế tôn lại bảo Kim Cang Mật Tích Chủ rằng: “Văn-thù-sư-lợi Đồng tử có vô lượng oai đức như vậy vân vân, thần thông biến hóa tự tại trang nghiêm, rộng làm nhiêu ích hết thảy hữu tình thành tựu viên mãn, sức phước đức không thể nghĩ bàn.”
Lại bảo Kim Cang Mật Tích Chủ rằng: “Văn-thù-sư-lợi có đà-ra-ni rất tối thắng, tâm chơn ngôn rất bí mật, còn có ấn pháp họa tượng và mạn-đà-la nữa.Ở đời mạt thế sau này, khi Phật pháp diệt, các ác pháp tăng trưởng, các tai hưng khởi, thời đó như vậy. Đời sau này trong Thiệm Bộ châu,ác nghiệp của các chúng sanh bạc phước ít trí sẽ tăng trưởng, ngũ hành mất thứ tự, âm dương lộn xộn, gió mưa không đều, ác tinh biến quái, Thiên nhơn Tu-la tranh khởi đấu chiến. Thiên nhơn giảm ít, Tu-la tăng nhiều, các thứ tai chướng đương thời thạnh hành trong nhân thế. Ác quỷ hạ giáng biến làm hình gái, cùng các chúng sanh làm các bịnh khổ, như: yết hầu sưng nghẹt, ghẻ lở, ban trái, lác hủi, bụng to đau nhức, sốt rét áp huyết, hoặc một ngày, hai ngày, ba ngày, bốn ngày cho đến bảy ngày, một lần phát rất khó trị. Hoặc hoạn bịnh phong đàm, hoặc ba bịnh đồng khởi. Đầu nhức, ghẻ thủng, mắt bịnh, các tạp bịnh khác như đại tiểu tiện, lị, thổ tả…vv.
Các ác quỷ thần kia, hoặc biến thân làm trùng, sói, cọp, beo, sư tử, thân các loài thú dữ, ở trong thế gian nhiếp các chúng sanh, nuốt các tinh khí, oai mất lực suy. Trong Thiệm Bộ châu có những thời như thế, vô lượng chúng sanh gặp bao hoạnh tử. Dù có các thuốc cũng không thể cứu lành. Như trong đời đó, trong khoảng một ngày có 30 vĩ-mạt-ra số. Vậy cho nên, này Kim Cang Mật Tích Chủ, ta nay khiến ông chuyển lại cho chúng sanh đà-ra-ni pháp này, khiến lần lượt thọ trì. Vì sao thế? Bởi vì Thiệm Bộ châu này đã có những chúng sanh thường phát Bồ-đề đại nguyện thiện tâm, chúng ta mong họ ngày nào có thể ra khỏi được biển khổ phiền não vô minh ái ngục này. Vậy cho nên ông hãy thường giáo hóa, rộng vì họ mà lưu bố khắp nơi, khiến họ đối với Phật tháp và chỗ ngôi Tam Bảo phát lòng chánh tín, tu học nghiệp lành, chớ khởi phi pháp, hiếu thuận cha mẹ, tôn trọng sư trưởng, đối với các bậc hiền thiện, sanh tâm tưởng nương nhờ, hằng đem hoa hương trăm vị ngon ngọt cung kính cúng dường tôn trọng ngợi khen. Tụng đà-ra-ni tối thắng này bảy ngày bảy đêm, mỗi ngày thọ Bát quan trai giới. Còn các đà-ra-ni sau cũng cần phải niệm tụng.”
Bấy giờ đức Như lai đại bi nghĩ thương chúng sanh, liền nói:
1. Quảng Thâm Trí Lôi Âm Vương Như Lai đà-ra-ni rằng:
Nẵng mồ Vi bổ lã Một địa nghiễm tỉ ra nghiệt lị nhĩ đá lạ nhã dã Đát tha nga đá dã Đát nễ dã tha Vĩ bổ lã nghiệt nhĩ đế Vĩ bổ lã ta phạ lệ Vĩ bổ lã du nễ thế A nẵng lã tế A nẵng lã ta nga đế dựng nga đế Ta phạ ha.
2. Trừ Nhứt Thiết Chướng Như Lai đà-ra-ni:
Nẵng mồ Tát phạ nễ Phạ ra nã vĩ sắc kiếm tì nãnh Đát tha nga đá dã Đát nễ dã tha Hệ minh hệ minh hệ mãn hệ Ta phạ ha.
3. A-di-đà Như Lai đà-ra-ni:
Nẵng mồ Nhị đá bà dã Đát tha nghiệt đá dã Đát nễ dã tha A mật lị đô nạp bà phế A nhị đá tam bà phế A nhị đà vĩ ngật lang đế Ta phạ ha.
4. Công Đức Xứ Như Lai đà-ra-ni:
Nẵng mồ Ngu nã Ca ra dã Đát tha nghiệt đá dã Đát nễ dã tha Nga nga nẵng lệ Nga nga nẵng tam bà phệ Nga nga nẵng kiết để yết lệ Ta phạ ha.
5. Biến Phú Hương Như Lai đà-ra-ni:
Nẵng mồ Tam mãn đa ngạn đà dã Đát tha nghiệt đá dã Đát nễ dã tha Tam ma tam minh Ta phạ ha.
6. Nan Thắng Hạnh Như Lai đà-ra-ni:
Nẵng mồ A bạt ra nhĩ đa vĩ ngật ra Ma ma nghiệt nhĩ đa nga nhị nĩnh Đát tha nghiệt đá dã Đát nễ dã tha Ma ma minh Ta phạ ha.
7. Trừ Mạn Như Lai đà-ra-ni:
Nẵng mồ Ma nẵng ta đam bà dã Đát tha nghiệt đá dã Đát nễ dã tha Ma nỗ vĩ thuấn đệ Ma nỗ vĩ nhung đà ninh Ta phạ ha.
8. Đoạn Nhứt Thiết Chướng Như Lai đà-ra-ni:
Nẵng mồ Tát phạ Một đà mạo địa tát đát phạ nẫm Nẵng mồ Tát phạ nĩnh phạ thập ra nã vĩ sử kiếm tì nĩ Đát tha nghiệt đá dã Dạ ra hạ đế Tam miệu tam mẫu đà dã Đát nễ dã tha Thấp phệ đế Ca ra bệ nhập phạ lý để duệ Ta phạ ha Tim bà ninh Ta đam bà ninh Mô hạ ninh Ta phạ ha Báo nã lị ca dã Ta phạ ha Hộ minh Đạt ma đạt ma tấn đá duệ Ta phạ ha Đát lệ vĩ đạt lệ ca la vĩ dựng ca rô đá duệ Ta phạ ha Phiến để kiết ninh nễ phạ bả nĩ Ta phạ ha Đổ rô đổ rô Vĩ đổ rô địa duệ Ta phạ ha Bát nạp ma ta phạ lệ Bát nạp ma tam bà phệ Chỉ ca lệ hế đơn ca lị duệ Ta phạ ha.
9. Nguyệt Quang Bồ-tát đà-ra-ni:
Nẵng mồ Tát phạ một đà mạo địa tát đát phạ nẫm Đát nễ dã tha Chiến nại ra Bát ra bệ Chiến nga nẵng chủ ra nã kế lạ ta phạ để Tát phạ một đà địa sắc sĩ đá nã mô nỉ đế Ta phạ ha.
10. Văn-thù-sư-lợi Bồ-tát đà-ra-ni:
Nẵng mồ A lị dạ Mạn tộ thất lị duệ Mạo địa tát đát phạ dã Đát nễ dã tha Tễ duệ tễ duệ Nhã dã lạp phệ tễ dã ma hạ ma Ta phạ ha.
11. Quán Tự Tại Bồ-tát đà-ra-ni:
Nẵng mồ A lị da Phược lộ chỉ đế Thấp phạ ra dã Mạo địa tát đát phạ dã Đát nễ dã tha Nga nga nẵng thệ Nga nga nẵng tam mẫu nghiệt đế Nga nga nẵng vĩ ngật lang đế Ế nhĩ minh nhĩ Ma nhạ minh nhĩ Ta phạ ha.
12. Phổ Hiền Bồ-tát đà-ra-ni:
Nẵng mồ A lị dã Tam mãn đa Bạt nại ra dã Mạo địa tát đát phạ dã Đát nễ dã tha Hệ bạt nại lệ Ma ha bạt nại lệ A để bạt nại lệ Vĩ nga đa ra nhạ tế Ma hạ vĩ nga đa ra nhạ tế hệ ma phạ để yết ma phạ ra nã Vĩ thú đà nĩnh Ta phạ ha.
13. Di-lặc Bồ-tát đà-ra-ni:
Nẵng mồ A lị dã Muội đát lị dạ dã Mạo địa tát đát phạ dã Đát nễ dã tha Muội đát lị Muội đát lị Muội đát ra ma nẵng tế Ta phạ ha.
14. Hư Không Tạng Bồ-tát đà-ra-ni:
Nẵng mồ A lị dã Khất sái dã ma đa duệ Mạo địa tát đát phạ dã Đát nễ dã tha A khất sái duệ Phổ a khất sái duệ Phổ a khất sái dã yết ma Vĩ thú đà nĩnh (phổ) Ta phạ ha.
15. Vô Tận Ý Bồ-tát đà-ra-ni:
Nẵng mồ A lị dã Khất sái dã ma đa duệ Mạo địa tát đát phạ dã Đát nễ dã tha A khất sái duệ Phổ a khất sái duệ Phổ a khất sái duệ Phổ a khất sái dã yết ma Vĩ thú đà nĩnh Ta phạ ha.
16. Duy-ma-cật Bồ-tát đà-ra-ni:
Nẵng mồ A lị dã Vĩ ma lã kiết đa duệ Mạo địa tát đát phạ dã Đát nễ dã tha Ngôn để đá tát phạ nhĩ nãi ra để kiết để đá tát phạ nhĩ Phạ nhựt ra ca lệ Phạ nhựt ra bà phệ Phạ nhựt ra bệ na ca lệ Ta phạ ha.
17. Trừ Nhứt Thiết Chướng Bồ-tát đà-ra-ni:
Nẵng mồ Tát phạ nĩnh phạ ra nã vĩ sắc kiếm tì nĩ Mạo địa tát đát phạ dã Đát nễ dã tha Tát phạ ra nã Vĩ sắc kiếm tỉ nương Ta phạ ha Đà đổ vĩ ca nương Ta phạ ha Mê dà vĩ ta phổ tra nĩ Ta phạ ha A phạ chỉ đa ca duệ Ta phạ ha Ma lã nại na nê Ta phạ ha Mạo địa dựng nga na na nê Ta phạ ha Yết ma niễn phạ tỉ đa ca duệ Ta phạ ha Ê ca ra ma duệ Ta phạ ha Dữu nga tả duệ Ta phạ ha Tát phạ một đà tì sắc ngật đa duệ Ta phạ ha Một ra cảm minh bả ngu trà duệ Ta phạ ha Tát phạ đạt ma tỉ sắc ngật đà duệ Ta phạ ha Tát phạ một đà tỉ sắc chủ đá duệ Ta phạ ha Ê ca thất lũ nga duệ Ta phạ ha A thất lăng nga duệ Ta phạ ha A bộ đá duệ Ta phạ ha A tam bộ đá duệ Ta phạ ha Tát phạ nậu khu bác xã mãn nê Ta phạ ha.
18. Nguyệt Quang Đồng tử đà-ra-ni:
Nẵng mồ Chiến nại ra bát ra bà dã Củ ma ra bộ đá dã Đát nễ dã tha Bát ra bệ Bát ra bà phạ để Đạt ma vĩ thuấn địa bà mạt đồ minh Ta phạ ha.
Lúc bấy giờ đức Phật dạy Kim Cang Mật Tích Chủ Bồ-tát rằng: “Nếu có kẻ trai lành, người gái tín nào niệm tụng thập bát thiên đà-ra-ni này bảy ngày bảy đêm, nếu họ đã có những tội ba nghiệp quá khứ, hiện tại, cho đến tất cả các chướng thảy đều tiêu diệt, thân tâm thanh tịnh. Trong thế gian có những bịnh như: phong, hoàng, đàm và các bịnh hoạn khác thảy đều được trừ lành. Hết thảy quỷ thần như Bố-đơn-na, quỷ điên cuồng, Dạ-xoa La-sát chấp quỷ, Tỳ-xá-giá, Nã-chỉ-nễ, và loại ăn nuốt tinh khí người, tất cả quỷ thần khác, thường cách xa người trì chú 12 do-tuần, đồng thời đói rét dịch bịnh cùng các bịnh khác, gió bão tù tội, sấm chớp sét nổ, những hoạn nạn ấy không thể xâm hại.
Nếu kẻ nam tử người nữ nhơn thân có tai ách, trong nhà nên an trí tháp xá-lợi và hình tượng Phật, họa vẽ tượng đức Văn-thù-sư-lợi Đồng tử, thiêu các thứ hương, trầm thủy hương, bạch giao hương …vv, thắp đèn, dâng hoa thượng diệu, những thứ dưa quả, các vị trân tu ngon ngọt. Mỗi ngày đem món ăn ấy cúng dường bảy vị Tỳ-khưu, chép tả thọ trì đọc tụng Kinh này, y pháp tu hành, siêng tâm niệm tụng, nhiễu tháp hành đạo. Các bịnh hoạn đã có và các tai ách khác thảy đều trừ diệt.”
Bấy giờ đức Thế tôn lại dạy Kim Cang Mật Tích Chủ Bồ-tát rằng: “Trong Pháp tạng của Văn-thù-sư-lợi này, có Pháp chơn thật, Pháp tối thù thắng, Pháp không thể so tỷ, hay vì chúng sanh làm Như ý bảo, hay khiến quốc độ sở tại mười điều lành được khuyến hóa. Nếu quốc vương hành mười điều lành ấy thì ra làm việc gì thảy đều viên mãn.
Bát tự Đại oai đức đà-ra-ni này, xưa kia từng được quá khứ vô lượng trăm ngàn Hằng hà sa chư Phật đã nói, vì ủng hộ tất cả quốc vương hành thập thiện, khiến được như ý, thọ mạng sống lâu, quả báo phước đức không chi so dụ; các phương binh giáp thảy đều chấm dứt, cõi nước an ninh, sở hữu của vương thường được tăng trưởng. Đà-ra-ni này có công năng lợi ích lân mẫn hết thảy hữu tình cùng các chúng sanh, hay đoạn dứt ba ác đạo, hay làm tất cả pháp an ẩn, như Phật còn hiện tại ở đời không khác. Đây là thân của đức Văn-thù-sư-lợi Bồ-tát, vì lợi ích chúng sanh hiện thân làm chú thần tượng, hay viên mãn tất cả ý việc ưa muốn.Nếu có người nào hay tạm thời nghe nhớ niệm đà-ra-ni này, tức hay diệt những tội tứ trọng ngũ nghịch, huống gì là thường xuyên niệm tụng!”
Khi đức Thế tôn nói lời ấy rồi, Kim Cang Bồ-tát lại bạch Phật rằng: “Kính thưa Thế tôn, ngài vừa nói về Bát tự Đại oai đức đà-ra-ni, vậy đà-ra-ni ấy là gì? Cúi mong đức Thế tôn nói cho!”
Khi ấy đức Thế tôn bảo Kim Cang Mật Tích Chủ Bồ-tát rằng: “Ông nay lắng nghe, lắng nghe! Ta sẽ vì ông mà nói tên Bát tự Đại oai đức Bí mật tâm đà-ra-ni này, là đệ nhứt, như Phật ở đời không khác, hay ban cho tất cả chúng sanh trong chốn tối tăm làm đèn sáng lớn.”
Bấy giờ đức Như Lai liền nói đà-ra-ni rằng:
Nẵng mồ A bả lị nhị đá dữu chỉ nương Nẵng vĩ nĩnh thất dã, dã ra tế nại ra dã Đát tha nghiệt đá dã Nẵng mồ Mạn tộ thất lị duệ Củ ma la bộ đá dã Đát nễ dã tha Úm ác vị ra hùm khư tả lạc.
Nơi đây đức Thế tôn lại dạy Kim Cang Mật Tích Chủ rằng: “Bát tự Tối thắng Đại oai đức tâm chơn ngôn ấy, trụ ở chỗ nào, như Phật ở đời không có khác, hay hiện các món thần lực không thể nghĩ bàn của chư Phật, cũng hay làm đại thần thông biến hóa. Ta nay chỉ lược khen ngợi thiểu phần công đức của đà-ra-ni này, chứ nếu nói đủ, thì vô lượng câu-chi na-do-tha trăm ngàn đại kiếp cũng nói không thể hết.
Kim Cang Mật Tích Chủ! Đà-ra-ni này, nếu kẻ trai lành, người gái tín không thể sắm sửa thừa sự cúng dường Pháp đầy đủ, vì tại gia bức bách, bận rộn các gia nghiệp, chỉ hay nhớ trì không lãng quên, y thời niệm tụng, tùy phần không thiếu cúng dường đa thiểu cũng được thành tựu, trừ không chí tâm, không lòng chánh tín, không phát tâm Đại thừa Bồ-đề, hưng khởi hành động hủy báng Tam Bảo, đã khởi tâm không lành, làm các ác nghiệp, thì những người này còn không thể thành tựu các pháp nhỏ, huống gì đại pháp thì làm sao có thể thành tựu được!”
Bấy giờ Phật bảo Kim Cang Mật Tích Chủ rằng: “Nếu có thiện nam tử thiện nữ nhơn niệm đà-ra-ni này một biến, tức hay tự hộ, hai biến hay hộ đồng bạn, ba biến tức đại ủng hộ, hàng trụ Thập địa Bồ-tát còn không thể vượt qua được, huống gì các tiểu loại chúng sanh. Nếu tụng bốn biến tức được ủng hộ toàn gia lớn nhỏ, năm biến tức hay ủng hộ tất cả quyến thuộc, sáu biến tức hay ủng hộ tất cả thành ấp thôn phường. Tụng bảy biến tức hay ủng hộ tất cả chúng sanh.
Khi muốn mặc y áo nên gia trì bảy biến, hay trừ tất cả ác độc và tai nạn. Khi rửa tay, rửa mặt nên trì bảy biến, hay khiến chúng sanh đem lòng quý ngưỡng, các ác quỷ thần nào thấy thảy đều hàng phục, tất cả người khác lại kính trọng mình, hàng phục ác tâm lòng sanh vui mừng.
Nếu có người bịnh hoạn, thân thể chi tiết đau nhức, gia trì trong nước nóng 108 biến, tắm rửa tức được trừ lành. Nếu mỗi sáng dậy, lấy một chén nước gia trì bảy biến mà uống, nơi thân có chánh báo gì thảy đều tiêu diệt, tai ách chi cũng không còn nữa. Các tam nghiệp chướng thảy được diệt sạch và lại thọ mạng sống lâu. Nếu gia trì bảy biến trong thực phẩm rồi ăn, tất cả các độc không thể làm hại.
Nếu thấy người ác và các oan gia, nên niệm tụng chơn ngôn này, vì nếu oan gia kia khởi ác tâm liền bị hàng phục trừ nhiếp tâm sân, hướng đến tâm lành. Đến chỗ có sợ hãi phải chí tâm mà niệm chơn ngôn này, liền được hết sợ.
Khi muốn nằm, tụng chơn ngôn này 108 biến liền đắc mộng lành, biết việc thiện ác. Nếu có người bị các bịnh sốt nóng, người trì chú nhìn vào mặt họ và thiết tha tụng niệm chơn ngôn 1008 biến thì họ được trừ lành.
Nếu muốn lâm trận, nên lấy ngưu hoàng viết chơn ngôn này trên giấy hoặc lụa, đeo nơi trên thân, tất cả dao gậy, cung tên giáo mác không thể làm hại. Khi vào trận, họa tượng đức Văn-thù-sư-lợi Đồng tử và chơn ngôn này, để trên voi ngựa, dẫn quân đi trước, phía địch quân không thể làm hại, tự nhiên thoái tán. Họa tượng ngài có dạng đồng tử, tướng mạo oai nghi, cưỡi con kim sắc khổng tước, khi oán giặc trông thấy, thảy đều thoái tán.
Nếu thường niệm tụng, đã có những tội tứ trọng ngũ nghịch thảy đều tiêu diệt, thường được diện kiến đức Văn-thù Bồ-tát. Đi đứng nằm ngồi, thường cần nhớ trì, niệm tụng không quên. Mỗi khi niệm tụng, đủ 108 biến chớ cho đứt đoạn, thường được tất cả chúng sanh quy phục. Nếu gia trì nơi búi tóc bảy biến, tất cả chúng sanh thấy thảy đều hàng phục, người ác tránh xa bỏ đi. Nếu mỗi ngày ba thời niệm tụng, mỗi thời 108 biến, ra làm việc gì cũng đều xứng ý, sở cầu như ý, các nguyện ước đều được tùy tâm, hết thảy đều được viên mãn, được đại giàu sang, việc đã làm đều được tự tại. Khi mạng sắp lâm chung đắc Phổ Môn tam-muội và đích thân thấy đức Văn-thù-sư-lợi Bồ-tát.”
Lúc bấy giờ Phật dạy Kim Cang Mật Tích Chủ Bồ-tát rằng: “Thiện nam tử, Văn-thù-sư-lợi đà-ra-ni này, nếu có quốc vương, vương tử, phi hậu, công chúa và các quan quý chép viết để thờ trong nhà, thì đắc đại phú quý. Có các tai nạn cũng đều tiêu diệt, sở cầu các nguyện đều được viên mãn, thường được thiện thần vi nhiễu gia hộ, không để quỷ ma đến nhiễu não.”
Khi ấy Phật lại dạy Mật Tích Chủ rằng: “Đà-ra-ni bí mật này không thể nghĩ bàn, oai đức của chư Phật cũng không thể nghĩ bàn.”
Lúc ấy đức Thích-ca Mâu-ni Như Lai lại dạy Kim Cang Mật Tích Chủ rằng: “Bát tự Bí mật oai đức đại đà-ra-ni này, lại còn có pháp họa tượng lợi ích hết thảy. Vì các người và quốc vương tu hành thập thiện mà nói. Nếu có thiện nam tử thiện nữ nhơn trì đà-ra-ni này, dùng chút ít công phu mà được sự che chở lớn, lại hay ủng hộ các vương tử phi hậu, cung nhơn thể nữ, trăm quan tể tướng và các sĩ nữ cùng kẻ quốc sĩ. Tất cả nhơn dân đã có ruộng nhà, các dạng như vậy đều được an lạc.
Phàm họa tượng này, nếu có người chỉ ở chỗ sở tại mà an trí, nếu tại đó có vương tặc, thủy hỏa, đao binh, giặc cướp và các tai nạn thảy được tiêu trừ, cho đến phi thời dịch bệnh, nắng mưa không đều, trùng sương tổn hại đều sẽ trừ diệt, thường được Long vương y thời mà làm mưa, lúa nếp đặng mùa, quốc nhơn vui vẻ không các tai nạn.”
Lúc bấy giờ Kim Cang Mật Tích Chủ Bồ-tát ma-ha-tát bạch Phật rằng: “Thưa Thế tôn, ngài đương hướng nói những pháp đại họa tượng, vậy pháp ấy phải làm như thế nào? Cúi mong ngài nói đó!”
Lúc ấy đức Thế tôn dạy rằng: “Thiện nam tử, phàm muốn họa tượng, cần tìm lụa thượng diệu trắng mịn. Lại cần phải lựa ngày tháng có sao tốt, sao lành Thái Bạch trực Thứ, giờ khắc kiết tường. Nhiên hậu họa tượng nơi chỗ thanh tịnh, lấy nước hương thơm sái quét sạch sẽ. Lấy cù-ma-di thoa đất (ở xứ mình có thể lấy bột đàn hương hòa với đất sét trắng mà thoa), treo các tràng phan bảo cái, thiêu long não hương …vv. Các món trân tu mỹ vị bày soạn cúng dường. Vải lụa trắng kia cần rộng 8 thước dài 12 thước (thước Tàu).
Trước hết, ở chính giữa họa đức Phật Thích-ca Mâu-ni ngồi trên hoa sen bảy báu như thể thuyết pháp. Nơi bên hữu Phật vẽ đức Văn-thù-sư-lợi, tướng mạo như đồng tử, đầu đội mão báu, đảnh gắn anh lạc và các thứ trang nghiêm, thân sắc uất kim, nét mặt vui tươi chiêm ngưỡng đức Như Lai. Lại bên hữu nữa họa vẽ đức Quán Tự Tại Bồ-tát, thứ đến Phổ Hiền Bồ-tát, Hư Không Tạng Bồ-tát, Vô Tận Ý Bồ-tát. Ở bên tả đức Thích-ca Mâu-ni Như Lai, họa vẽ Di-lặc Bồ-tát, thứ đến Vô Cấu Xứng Bồ-tát, thứ đến Trừ Nhứt Thiết Chướng Bồ-tát, thứ đến vẽ Nguyệt Quang đồng tử, thứ đến đức Kim Cang Tạng Bồ-tát. Những vị Bồ-tát này đều ngồi tòa sen bảy báu, đều cần họa bổn hình, cho đến tay cầm và áo cũng bổn pháp họa vẽ, chớ cho sai khác.
Lại phía trên đức Thích-ca Mâu-ni họa bảy đức Phật, lần lượt là:
Quảng Đại Trí Thậm Thâm Lôi Âm Vương Như Lai;
Trừ Nhứt Thiết Chướng Như Lai;
A-di-đà Như Lai;
Công Đức Xứ Như Lai;
Phổ Hương Như Lai;
Nan Thắng Dõng Lôi Âm Hạnh Như Lai;
Tâm Bất Động Như Lai.
Bảy đức Phật này cần phải thứ lớp mà họa vẽ, thân đều kim sắc, mỗi vị như thuyết pháp tướng. Ở hai góc trên, mỗi góc họa một thiên tiên, đảnh đội các vòng hoa, một tay nắm hoa, một tay rải hoa, bán thân ẩn trong mây, hình mạo đoan chánh, lấy các thứ thất bảo làm anh lạc nghiêm thân.
Dưới hoa sen đức Thích-ca Mâu-ni Phật vẽ hai Long vương là Nan-đà và Ưu-ba-nan-đà. Hai vị này ở trong ao Vô Nhiệt Não xuất hiện bán thân, lấy tay gá cầm cành liên hoa tòa, chỗ ngồi của đức Thích-ca Mâu-ni Như Lai, tác trân trọng dùng lực thế. Hai vị này tác hình nhơn diện, trên đầu hai vị vẽ bảy đầu rắn, đều bạch sắc, thân tác nhơn hình, lấy các món tạp bảo để nghiêm thân, ngước mặt chiêm ngưỡng đức Như Lai.
Dưới đức Văn-thù-sư-lợi vẽ Giả-mạn-đức-ca Phẫn nộ vương, ngước nhìn Văn-thù Bồ-tát như đang thọ giáo. Dưới đức Di-lặc Bồ-tát vẽ trì minh nhơn (người trì chú) theo bổn tướng mạo, tay cầm lư hương, quỳ gối mà ngồi, chiêm ngưỡng Thế tôn như đang nghe Pháp.
Bốn bên Tôn tượng họa vẽ long hoa và các diệu hoa. Phía dưới bên tả họa Phạm Thiên vương, Ma-hê-thủ-la Thiên, Tứ Thiên vương. Kế đến họa bốn A-tu-la vương, rồi họa bốn Chấp quỷ thần diệu vương. Bên hữu họa Na-la-diên Thiên, Đế-thích Thiên, Tứ Thiên vương Thiên. Lại vẽ bốn A-tu-la vương, rồi vẽ bốn Chấp thần vương. Như trên mỗi mỗi y bổn hình mạo, đều phải nắm khí trượng không được sai khác. Lại vẽ chín Chấp thần, ẩn bán thân chắp tay hướng Phật, quán Như Lai tướng.
Nói pháp họa tượng rồi, lúc ấy Như Lai liền dùng lời khen ngợi tán tụng mà nói lên bài kệ rằng:
Pháp mầu họa tượng này
Công đức tối thù thắng
Từ xưa chư Như Lai
Rộng khen không nghĩ bàn
Ta nay nói ít phần
Thật nói không nghĩ bàn
Nếu có các kẻ trí
Hay khởi một niệm tâm
Y pháp họa tượng này
Phước đức thu vô lượng
Cúng dường sanh cung kính
Đã có câu-chi kiếp
Tứ trọng ngũ nghịch thảy
Cực sâu các ác nghiệp
Nghĩ công lực tượng này
Sát-na liền đắc diệt
Trong thế gian đã có
Các ác thú chúng sanh
Không tin có Tam Bảo
Thường tu phá giới hạnh
Báng hủy các Phật Pháp
Không sợ tất cả tội
Đọa nơi trong sanh tử
Ở Hắc Ám Nê-lê
Trải nơi vô lượng kiếp
Thọ khổ nhiều luân chuyển
Nếu gặp tượng họa này
Phát khởi tâm Bồ-đề
Vui mừng tạm xem ngó
Hoặc chút khoảng sát-na
Giữ lòng không tán loạn
Nhứt tâm mà quán ngưỡng,
Những thứ ác nghiệp kia
Tất cả đều đương diệt
Phước quả thu vô lượng
Huống gì hành thiện nghiệp
Hay tu quả thanh tịnh
Lại có tướng mầu tốt
Đầy đủ hạnh Bồ-tát
Rộng vì các hữu tình
Hạnh lành siêng tinh tấn
Tôn trọng sanh cung kính
Quá khứ Phật đã có
Hiện tại và vị lai
Năng nơi câu-chi kiếp
Một lòng rộng cúng dường
Tụng đà-ra-ni này
Và người họa tượng ấy
Kia thảy thu quả báu
Phước ấy không thể nói
Sông Hằng đã có cát
Biết được số cát ấy
Các sức phước đức này
Không thể biết số kia
Phật kia Hằng sa số
Thanh văn và Duyên giác
Còn các chúng Bồ-tát
Hiền thánh và Bát bộ
Cần nhiều kiếp cúng dường
Nếu thấy họa tượng này
Phước ấy quá hơn kia
Nếu thọ trì Kinh này
Hoặc đương cung kính lễ
Khuyến khen cúng dường ấy
Và khuyên các người khác
Cho đến sanh tùy hỉ
Thường phải không quên lãng
Là người đối các pháp
Và các đà-ra-ni
Quyết định đều thành tựu
Dẫu khiến chơn ngôn dời
Và các bộ pháp khác
Nếu nơi trước tượng này
Một lòng không niệm khác
Chiêm ngưỡng sanh cung kính
Tất địa không có nghi.
Khi bấy giờ đức Thế tôn lại dạy Kim Cang Mật Tích Chủ rằng: “Trong Bát tự Đại oai đức đà-ra-ni pháp này, có đàn bí mật tối thắng không thể nghĩ bàn, ở trong các pháp tối thù thắng. Nếu có kẻ trai lành, người gái tín nào hay y pháp thọ trì đọc tụng, chép viết tu hành, hiện đời thành tựu tất cả kiết tường, các việc viên mãn, nguyện mong không luống uổng, tuổi thọ sống lâu, mọi người cung kính sanh tâm ái trọng, mạng chung sanh nơi trước chư Phật. Nếu sanh trong nhơn thiên, sẽ sanh vào nhà đại tộc tôn quý giàu sang.
Lúc ấy Kim Cang Mật Tích Chủ Bồ-tát lại bạch Phật rằng: “Kính thưa đức Thế tôn, nãy giờ Phật nói nơi trong pháp này, có pháp bí mật mạn-đà-la. Việc ấy thế nào, cúi mong Như Lai vì con và chúng sanh đời vị lai mà rộng nói, y đấy tu hành xuất ly trần lao.”
Bấy giờ đức Thế tôn lại dạy Kim Cang Mật Tích Chủ Bồ-tát rằng: “Lành thay, lành thay thiện nam tử, ông nay lắng nghe, ta sẽ vì ông mà nói. Nếu có thiện nam tử thiện nữ nhơn …vv phát tâm kính trọng, muốn làm pháp mạn-đà-la này, trước cần phải chọn lựa chỗ đất thành tựu thanh tịnh thù thắng. Phải cuốc sâu xuống đất, lượm bỏ gạch ngói, cát đá, sỏi sành, gai than, lông tóc, các vật thô xấu không sạch, nhiên hậu mới lường đất kia đầy tám thước hoặc bốn thước, dùng đất sạch tốt xây đắp cho bằng phẳng, dùng ngưu phẩn hương …vv y pháp thoa phết. Mạn-đà-la ấy gồm ba lớp giới viện, đều họa vẽ bằng năm sắc, khiến rõ ràng tốt đẹp minh tịnh, chớ cho mờ ám, rộng hẹp vừa độ.
Phàm họa đàn pháp, trước tất cả phải từ Đông diện mà khởi. Họa Ngũ đảnh ấn, lại họa Ưu-bát-la hoa ấn, lại họa Nha ấn, lại họa Văn-thù Đồng tử diện ấn, lại họa Sóc ấn (cái giáo dài). Họa những ấn này tại Đông diện mạn-đà-la xong, lại Liên hoa ấn, rồi họa Ưu-bát-la hoa ấn, lại họa Tràng ấn, Phan ấn, Tán cái ấn, lại họa Ô-đầu-môn, lại họa Xa lộ ấn, rồi họa các ấn bạch tượng, mã, phong ngưu, thủy ngưu, lại họa Ca-bán-tất-ta-phạ (Kiết tường ấn). Lại họa Khổng tước ấn, rồi Cổ dương (con dê đen) ấn, rồi bạch dương, rồi nhơn, rồi đồng nam ấn. Họa những ấn như vậy, đều cần ngoại môn thứ đệ phân minh.
Như vậy ngoài tam trùng mạn-đà-la, ngoại viện, lại họa Dạ-xoa tướng: Đông Ma-ni Bạt-đà-la (Bảo Hiền) đại tướng; Nam Bố-nã Bạt-đà-la (Mãn Hiền) đại tướng; lại vẽ Vĩ-lỗ-bác-khất-xoa (Tây phương thần) Vi-sắc-ra-phạ-nõa (Bắc phương thần). Tất cả chư Thiên thần Nhật Nguyệt thất tinh, nhị thập bát tú và Phật thị giả Ha-lị-đế mẫu thần.
Mạn-đà-la pháp này, nếu vì ra-nhạ mà làm, thì nên làm trong nhà. Nếu muốn cầu Tượng ấn, thì nơi phường tượng mà làm. Muốn cầu mã thì nơi mã phường mà làm. Nếu bị độc xà chích mổ, thì nên làm bên ao lớn, hoặc chỗ nào có long ở. Nếu bị bịnh sốt rét một ngày, hai ngày, ba ngày cho đến bảy ngày, phải ở nơi thôn phường xá trạch gần hướng Nam mà làm. Nếu bị quỷ La-xoa bắt bớ phải ở nơi nhà trống xa vắng nơi chốn hoang vu, hoặc bên thi đà lâm (rừng bỏ xác chết) mà làm. Nếu bị quỷ Tỳ-xá-giá bắt, phải ở dưới cây Tỳ-ma ma làm. Nếu bị tất cả quỷ thần và các chấp quỷ bắt bớ, phải làm trong nhà người chết, hoặc trong nhà mới sanh trẻ nhỏ. Nếu bị các độc làm hại, phải tụng Bát tự chơn ngôn này bảy biến gia trì trong nước mà uống thì độc ấy liền trừ diệt. Nếu súc sanh bị dịch bịnh, phải làm dưới tán cây có trái. Nếu muốn lúa mạ tốt tươi, phải làm trong khuôn viên vườn.
Nếu phụ nhơn bị các ác bịnh, hoặc bị quỷ thần Ca-lâu-la, Càn-thát-bà …vv hút nút uống ăn tinh khí thành các thứ bịnh chẩn, phải nơi sông hoặc nơi trên đỉnh núi mà làm. Hoặc bị tất cả bịnh và Nã-chỉ-nễ quỷ, phải nơi chốn không nhàn vắng vẻ, hoặc chỗ có dòng nước mà làm.
Những phép tắc như vậy phải làm giữa ngày hoặc nửa đêm. Khi muốn xóa bỏ mạn-đà-la, phải tụng Bát tự chơn ngôn ở trước mà bỏ. Các vật trong mạn-đà-la nên đưa theo dòng nước tán thí, hoặc đem bố thí cho trẻ nghèo, tức sở cầu các việc đều được viên mãn.
Lúc bấy giờ đức Thế tôn lại nói kệ khen rằng:
Đại đà-ra-ni này
Oai lực không thể nói
Nếu người thường thọ trì
Năng trừ tất cả bịnh
Ra làm các việc gì
Hết thảy đều viên mãn
Và mạng được sống lâu
Nếu thấy được đàn này
Các tội thảy sẽ diệt
Nếu cầu vui thế gian
Giàu sang sức tự tại
Hoặc hay chán thế gian
Muốn cầu khỏi sanh tử
Vượt qua khỏi biển khổ
Học tập hạnh Bồ-đề
Bẻ gãy các quân ma
Nếu vào đàn pháp này
Quyết được phước như thế
Pháp đại bí mật này
Vì quốc vương tín pháp
Chấp chánh hạnh bình đẳng
Phải cầu vì rộng nói
Nếu người ác không tin
Giả sử được trân bảo
Giá trị bằng Đại Thiên
Hoặc lấy ba ngàn cõi
Của báu ở trong đó
Cũng không được vì nói.
Lúc bấy giờ đức Phật Thích-ca Mâu-ni lại dạy Kim Cang Mật Tích Chủ Bồ-tát rằng: “Bát tự đà-ra-ni ấn này gọi là đại tinh tấn, hay chóng viên mãn tất cả ý muốn, hay tăng trưởng tất cả kiết tường, sự sự thành tựu.”
Kim Cang Mật Tích Chủ bạch Phật: “Kính thưa Thế tôn, ấn kia như thế nào? Kính mong Như Lai vì con tuyên nói.”
Bấy giờ đức Thế tôn dạy Kim Cang Mật Tích Chủ: “Phàm muốn tác khế ấn, trước phải lấy tịnh thủy rửa tay, dùng bạch đàn, uất kim, long não, trầm thủy và các hương tốt thượng diệu, lấy nước mài trên đá hòa lại, thoa tay khiến nước hương thấm vào thịt. Nhiên hậu rộng phát nguyện, đảnh lễ chư Phật mà nói lên rằng:
Kính lễ Bà-la Vương Phật (Phạm danh là Ta-lễ-nại-ra-nhạ)
Kính lễ Khai Phu Hoa Vương Phật (Tam-củ-tô-nhị-đa)
Kính lễ Bảo Tràng Phật (La-đạt-nẵng-kế-đô)
Kính lễ A-di-đà Phật (A-nhị-đá-bà-giả)
Kính lễ Vô Lượng Thọ Trí Phật (A-nhị-đá-dữu-chỉ-nương-nẵng)
Kính lễ Sơn Vương Phật (Thế-lễ-nại-ra-nhạ)
Kính lễ Tác Nhựt Quang Phật (Nễ-băng-ca-ra)
Kính lễ Cực An Ổn Phật (Tô-khất-sử-ma)
Kính lễ Thiện Nhãn Phật (Tô-nĩnh-đát-ra)
Kính lễ Pháp Tràng Phật (Đạt-ma-kế-đô)
Kính lễ Quang Mang Phật (Bất-lễ-bà-ma-lí)
Chư Phật này tối đại thù thắng, và vô lượng chư Phật đều phải đảnh lễ.
Niệm tụng xong rồi, liền kết thủ ấn Đại tinh tấn. Ấn ấy, hiệp hai tay tám ngón dựng tréo ngược nhau để trong lòng bàn tay; lấy hai ngón tay cái hơi co chút ít, áp nhau trên hai ngón trỏ. Đây gọi là Đại tinh tấn ấn. Đây là ấn Bát tự chơn ngôn mà tất cả chư Phật đã nói.
Kế đến nói Như ý bảo ấn: Hai tay tréo xoa nhau, đứng thẳng hai ngón trỏ, đầu ngón hơi cong chút ít đứng gá nhau, hai ngón cái nhập vào trong lòng bàn tay tréo nhau hữu đè tả. Đây gọi là Đại tinh tấn như ý bảo ấn.
Liền nói Đại tinh tấn như ý bảo chơn ngôn rằng:
Úm đế tộ nhập pha la tát phạ ra tha Ta đà ca tất địa dã tất địa dã Tán đá ma nĩ Ra đát nẵng Hồng.
Nếu tụng chơn ngôn này và kết ấn, hay rộng làm tất cả sự nghiệp. Nếu khi muốn trang nghiêm y mặc nơi thân, gia trì thần chú này vào y bảy biến rồi mặc vào, tức được hộ thân, thường được mọi người cung kính.
Nếu muốn vào trận giao chiến, nên gia trì chú này 1008 biến vào khí trượng, tùy thân lâm trận tức sẽ hàng phục, quân giặc tự động rút lui. Nếu muốn hàng phục tất cả oán địch, gia trì chơn ngôn này vào áo rồi mặc, tức được hàng phục.
Lại pháp nữa: lấy châu trân, hoặc mạt-yết, hoặc kim ngân, hoặc chư tạp bảo, gia trì 108 biến thần chú vào, khắc làm hình đồng tử an trên cây cờ, hoặc trên thân, hoặc trên ngựa, rồi lâm trận ba quân tiền hành. Phía giặc nhìn thấy tự nhiên hàng phục. Những pháp như vậy vô lượng vô biên không thể xưng số.
Hai ấn trên cần phải y giáo thanh khiết mới trì dùng, được quả báo trường mạng, hay trừ tất cả bịnh, phá tất cả ma và loài Tỳ-na-dạ-ca, đồng thời các ác nhơn các không thể làm hại. Thường được tất cả thánh chúng chú thần hiện tiền, sở cầu ý nguyện mau được tất địa, thường được tất cả chư Phật Bồ-tát, cùng đức Văn-thù-sư-lợi Đồng tử thầm gia hộ, trợ theo làm bạn lữ, cho đến địa vị Bất thối chuyển, mau chứng Bồ-đề.
Bấy giờ Kim Cang Tạng Bồ-tát trịch vai áo bên hữu, gối hữu sát đất, chắp tay cúi đầu nép thân, hướng về đức Thích-ca Mâu-ni Như Lai mà nói lên như thế này: “Lành thay, hi hữu rất là đặc biệt. Đại đà-ra-ni Pháp tạng như vậy, nay ở trong Thiệm Bộ châu lưu hành truyền bá rộng rãi, vì các quốc chủ và tiểu vương đại thần, cùng các nhơn dân rộng nói lợi ích. Kính thưa đức Thế tôn, đà-ra-ni này có công lực gì, hay làm việc gì? Nếu thiện nam tử thiện nữ nhơn hay thọ trì đọc tụng chép viết suy tư, vì người khác diễn nói thì sẽ thu hoạch được phước đức như thế nào? Cúi mong đức Như Lai vì con tuyên nói!”
Khi ấy đức Thế tôn dạy Kim Cang Mật Tích Chủ Bồ-tát rằng: “Nếu có kẻ trai lành, người gái tín, quốc vương, vương tử và hết thảy hữu tình nghe pháp yếu đà-ra-ni này, hay thọ trì đọc tụng, biên chép nhớ niệm, hoặc tự làm hoặc khuyên kẻ khác, hoặc sanh tùy hỉ, hoặc hay rộng vì kẻ khác mà khen ngợi công đức, những người như vậy quyết định mau chứng Vô thượng Bồ-đề Chánh đẳng chánh giác, trong thời gian đó không còn thối chuyển nữa. Đà-ra-ni này mà lưu hành chỗ nào, phải biết đó là đức Văn-thù-sư-lợi Bồ-tát đang ở nơi ấy mà lưu truyền pháp đây. Lại còn có các Bồ-tát, Thanh văn, Duyên giác, Khổ hạnh đại tiên và Trì minh tiên …vv, cùng Thiên, Long, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Ca-lâu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già, người và phi nhơn ở tại chỗ ấy, thường đương vi nhiễu, tán thán, cúng dường, cung kính trân trọng Kinh này. Mật Tích Chủ, Kinh đà-ra-ni này gọi là Như Lai Pháp tạng.
Nếu có thiện nam tử thiện nữ nhơn thọ trì đọc tụng, viết chép tôn trọng ngợi khen và lấy các thứ hương hoa, hương thoa, hương bột, lọng tàn, tràng phan, chuông trống, tù và, các thứ âm thanh vi diệu mà ca vịnh tán khen, dùng thượng diệu y phục mầu nhiệm cúng dường cung kính ấy, phải biết người đó hiện đời thu hoạch mười món quả báo tốt. Những gì là mười?
Trong nước vĩnh viễn không bị tha phương oán giặc đến xâm nhiễu;
Không bị nhựt nguyệt, thần tinh, nhị thập bát tú, các ác biến quái tai hoạn khởi lên;
Trong nước không bị tai hoạnh ác quỷ thần hành bịnh dịch chướng;
Không bị nạn phong hỏa;
Vĩnh viễn không bị các oan gia rình tìm hãm hại;
Không bị bịnh dữ ép ngặt;
Không bị hoạnh tử dính thân;
Không bị bão lụt phi thời tổn hại.
Không bị nắng mưa không đều.
10. Không bị cọp beo trùng thú, các ác tạp độc làm hại.
Thiện nam tử, ở chỗ nào có Kinh này và có người trì tụng, sẽ được mười điều quả tốt như trên!”
Lúc bấy giờ đức Thế tôn vì đại chúng mà nói lại bài kệ rằng:
Cúng dường cứu đời ấy
Pháp tạng này tối thắng
Thọ trì và đọc tụng
Trong đây Văn-thù nói
Thảy kia tùy ý mãn
Giàu lớn nhiều của cải
Danh thơm khắp mười phương
Viên mãn phước đầy đủ
Nếu người đối Kinh này
Lấy tụng một chơn ngôn
Tức được quả chắc chắn
Lành tốt các nguyện mãn
Nếu có các quốc vương
Thống sư muốn đấu chiến
Chép đà-ra-ni này
An trí nơi trên đảnh
Nhứt tâm thường nhớ niệm
Không bị oán địch hại
Tất cả các đao gậy
Cũng không dính vào thân
Nếu vào trong quân trận
Họa tượng Văn-thù đây
Nương cưỡi lưng khổng tước
An trí trên cây cờ
Hoặc khiến người cầm đi
Oán giặc trông xa thấy
Tự nhiên sẽ rút lui
Hoặc lấy thảy kim ngân
Tạo tác tượng đồng tử
Các thứ diệu trang nghiêm
An trí trên cây cờ
Nhập vào trong chiến trận
Ba quân dẫn đi trước
Các giặc nhìn ngó thấy
Liền khi thảy rút lui
Hoặc mất hết tâm thần
Khẩn khoản xin quy phục
Nhơn chủ người phi nhơn
Các loại thảy Thiên tiên
Dạ-xoa và La-sát
Càn-thát Khẩn-na-la
Bố-đơn cùng Yết-tra
Quỷ mẫu và Long thần
Trùng beo cùng cọp sói
Sư tử các loại voi
Tất cả các độc thảy
Thấy đó liền quy phục.
Lúc bấy giờ đức Thế tôn dạy Kim Cang Mật Tích Chủ Bồ-tát rằng: “Thiện nam tử, oai đức của chư Phật và thần thông biến hóa oai lực của chư Bồ-tát như thế không thể nghĩ bàn. Pháp Bảo Tàng này cũng không thể nghĩ bàn. Vậy cho nên Kim CangMật Tích Chủ, thường tu tinh cần cung kính nhớ niệm, cho đến quốc vương nhơn dân bách quan, Bí-sô, Bí-sô-ni, Ô-ba-sách-ca, Ô-ba-tư-ca và các pháp sư, thường cần nhớ niệm càng sanh lòng khó gặp. Pháp bảo đà-ra-ni này công đức không thể nghĩ bàn. Pháp này ban cho tất cả chúng sanh rộng rãi lưu hành truyền bá. Từ nước này cho đến nước khác, đến tận phường ấp thôn xóm, chỗ có người ở hãy truyền thọ cho nhau. Ở trong đại chúng quyết cần cúng dường, cung kính tôn trọng, vì người khác mà diễn nói, và dạy lại cho người khác, hãy lần lượt khiến họ thọ trì đọc tụng. Nếu hay làm như vậy sẽ thu hoạch phước đức vô lượng nói không thể hết. Cho đến nước khác nghe có quốc vương và thiện nhơn ưa thích Đại thừa tu hành việc thiện, cũng cần khuyến khích họ y pháp thọ trì, chép viết đọc tụng. Nếu ủng hộ kiết giới tất cả các chỗ cũng cần nên dùng đà-ra-ni này.
Nếu thấy pháp sư thọ trì đọc tụng đà-ra-ni này, thường cần phải cung kính như kính Phật không khác. Chỗ cần dùng y phục, ngọa cụ, ăn uống, thuốc thang, cho đến tứ sự chớ nên thiếu kém, thảy đều đầy đủ. Đối với chỗ ở của pháp sư phải sanh tâm tôn trọng trân kính, phải khởi ý quảng đại không thể nghĩ bàn.
Mật Tích Chủ! Nếu có người nghe Kinh Bảo Tàng này mà không thể thọ trì đọc tụng biên chép, vì người khác diễn nói và không lưu truyền cho người khác biết, lại không cung kính cúng dường pháp sư trì đà-ra-ni này, cũng không kính vị a-xà-lê, cũng không hay phát tâm Vô thượng Bồ-đề, lại còn sanh nghi không tin; những người như vậy phải mắc đại tội, giống như phạm các tội tứ trọng ngũ nghịch không khác, tất cả chư Phật và chư Bồ-tát xa lánh, khó vì cứu hộ.
Mật Tích Chủ! Sau này mạt thế, nếu có kẻ nam người nữ nào phỉ báng Kinh này, phát lời thô ác, bảo rằng Kinh này phi pháp, không phải do Phật nói, nên biết kẻ ấy là oán ác trong Phật Pháp, sau khi mạng chung quyết định sẽ đọa A-tỳ địa ngục, tất cả chư Phật Bồ-tát thảy đều xa lìa.”
Lúc bấy giờ Kim Cang Mật Tích Chủ Bồ-tát ma-ha-tát nghe Phật nói đà-ra-ni pháp rồi,liền trước Phật vui mừng hớn hở, đãnh lễ Thế tôn, dùng bài kệ tán khen đức Phật.
Rộng nhiêu ích hữu tình
Nói Pháp tối thắng này
Cũng vì lợi ích con
Cùng lợi các chúng sanh
Khiến được đại an vui
Như Lai Tối thắng Tôn
Ngợi khen đức chư Phật
Tất cả nghĩa chơn ngôn
Hãy siêng tu hành ấy
Hi hữu chưa từng có
Nói Pháp lợi chúng sanh
Con nay xin đảnh lễ
Tối thắng đại Bồ-tát
Như giáo đảnh đới hạnh.
Bấy giờ đức Thích-ca Mâu-ni Như Lai dạy Kim Cang Mật Tích Chủ Bồ-tát rằng: “Lành thay, lành thay, ông nay có thể hay nhiếp hóa các hữu tình làm đại lợi ích. Mật Tích Chủ! Ta nay đem Pháp này phó chúc nơi tay Văn-thù-sư-lợi Pháp vương tử, khiến đời mạt thế sau này, ở Thiệm Bộ châu rộng vì hữu tình tuyên truyền lưu bố.”
Khi ấy đức Văn-thù-sư-lợi Đồng tử, liền nơi trước Phật vui mừng nhảy nhót ra vẻ mỉm cười mà bạch Phật rằng: “Kính thưa Thế tôn, nay nhờ Như Lai ở trong đại chúng giao phó cho con, con sẽ thọ trì. Sau khi Thế tôn Như Lai vào Niết-bàn, con ở đời vị lai khiến các chúng sanh y giáo thọ trì, rộng hành lưu bố, thường không đoạn tuyệt. Nơi ấy Thế tôn khi thuyết pháp đây, vô lượng vô biên thảy các chúng sanh, nghe Pháp này rồi, đều được xa lìa các ưu khổ, vô lượng chúng sanh phát tâm Vô thượng Bồ-đề Chánh đẳng chánh giác.”
Khi ấy Thế tôn nói Kinh này rồi, Văn-thù-sư-lợi Bồ-tát cùng Kim Cang Mật Tích Chủ Bồ-tát và chư Thiên, Long thần, hết thảy bát bộ, tất cả đại chúng đồng cất tiếng khen ngợi tán dương giáo pháp chưa từng có vậy, đảnh lễ chân Phật hớn hở vui mừng, và nhất tâm phụng hành. Phật thuyết Kinh Văn-thù-sư-lợi Pháp bảo tàng đà-ra-ni kinh (hết)
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 52.15.91.44 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.