Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Quần Ngưu Thí Kinh [群牛譬經] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Quần Ngưu Thí Kinh [群牛譬經]


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.05 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.08 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Thí Dụ Đàn Bò

Việt dịch: Thích Bảo An

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Đúng thật như thế, chính tôi được nghe: Một thời, Đức Bà-gia-bà trú ở vườn Kì Thụ Cấp Cô Độc, thành Xá-vệ.
Bấy giờ, Thế Tôn bảo các tỳ-kheo: “Giống như đàn bò, tính tình hiền lành, thường tìm đến những nơi có cỏ non, suối nước trong để ăn uống. Khi đó, có một con lừa thấy vậy liền nghĩ: ‘Đàn bò này tánh tình hiền lành, thường tìm đến những nơi có cỏ non, suối nước trong để ăn uống; nay ta phải bắt chước như chúng, tìm đến những nơi có cỏ non, suối nước trong để ăn, uống’.
Nghĩ như vậy rồi, lừa kia trà trộn vào đàn bò, chân trước cào đất quấy rối đàn bò kia. Lừa cũng bắt chước rống như đàn bò, nhưng nó không thể thay đổi được tiếng kêu của mình. Một hôm, nó kêu to: ‘Ta cũng là bò! Ta cũng là bò.’ Đàn bò kia phát hiện ra lừa, dùng sừng húc chết rồi bỏ đi”.
Ở đây cũng như vậy! Nếu có tỳ-kheo nào không tinh tấn tu tập các pháp, thì người ấy không phải là sa-môn mà cho mình là sa-môn; không tu phạm hạnh mà nói tu phạm hạnh. Người ấy cũng không đa văn mà lại tà kiến, đến đi, qua lại, cúi ngước, ngồi nằm đều không đầy đủ oai nghi; không biết cách đắp y, ôm bát; không được cúng dường vải, mền, thức ăn uống, giường, ngọa cụ, thuốc trị bệnh. Tỳ-kheo ấy thấy có tì-kheo nào tấn tu các thiện pháp, ở trong hàng sa-môn thành tựu hạnh sa-môn, tu các phạm hạnh, học rộng nghe nhiều, tu các pháp lành, đến đi, qua lại, cúi ngước, ngồi nằm đều đầy đủ oai nghi; đắp y, ôm bát, không mất lễ nghi phép tắc; được cúng dường vải, mền, thức ăn uống, giường nằm, ngọa cụ, thuốc thang để chữa bệnh.
Khi ấy, tỳ-kheo ác hạnh kia liền nghĩ: ‘Trong chúng này có nhiều tỳ-kheo tinh tấn, tu các thiện pháp, ở trong hàng sa-môn thành tựu hạnh sa-môn, ở nơi phạm hạnh mà thành tựu phạm hạnh, đến đi, qua lại, cúi ngước, ngồi nằm đều đầy đủ oai nghi; đắp y, ôm bát, không mất lễ nghi phép tắc; được cúng dường vải, mền, thức ăn uống, giường nằm, ngọa cụ, thuốc thang để chữa bệnh’.
Bấy giờ, ác tỳ-kheo kia tu các pháp ác, không có hạnh sa-môn mà nói là sa-môn, không có phạm hạnh mà nói là tu phạm hạnh, học ít, có các ác kiến … trà trộn vào trong chúng có nhiều tỳ-kheo tinh tấn kia, cũng muốn bắt chước oai nghi, phép tắc … cũng đến đi, qua lại, cúi ngước, ngồi nằm đều đầy đủ oai nghi; đắp y, ôm bát, không mất lễ nghi phép tắc … giống như những tỳ-kheo tinh tấn, tu các pháp lành, đến đi, qua lại, cúi ngước, ngồi nằm đều đầy đủ oai nghi; đắp y, ôm bát, không mất lễ nghi phép tắc kia và tự nói: ‘Ta là sa-môn! Ta là sa-môn!’.
Khi ấy, chúng tỳ-kheo kia đều biết tỳ-kheo ấy không tinh tấn mà nói tinh tấn, không phải sa-môn mà bảo là sa-môn, không tu phạm hạnh mà bảo là tu phạm hạnh, không đa văn, lại có các tà kiến. Các tỳ-kheo kia liền đuổi tỳ-kheo ấy ra khỏi trú xứ và nói : ‘Ông hãy mau đi khỏi đây, chớ ở trong chúng của tôi!’. Cũng giống như đàn bò có tính hiền lành đuổi con lừa kia ra khỏi đàn.
Vì thế, các tỳ-kheo, nếu có tỳ-kheo nào chẳng tu hạnh sa-môn, chẳng tu hạnh bà-la-môn thì nên rời xa chúng. Các sa-môn có hạnh lành, bà-la-môn có hạnh lành phải khéo đọc tụng thọ trì. Cho nên tỳ-kheo các ông phải tu học như vậy!
Chư tỳ-kheo nghe Phật dạy như thế rồi, vui vẻ hành trì.

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Duy-ma-cật (Việt dịch)


Kinh nghiệm tu tập trong đời thường


Về mái chùa xưa


Sống và chết theo quan niệm Phật giáo

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.117.158.47 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập