Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Thi Ca La Việt Lục Phương Lễ Kinh [尸迦羅越六方禮經] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Thi Ca La Việt Lục Phương Lễ Kinh [尸迦羅越六方禮經]

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Việt dịch (1) » Việt dịch (3) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.14 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.19 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Thi Ca La Việt Lễ Sáu Phương

Việt dịch: Huyền Thanh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Đức Phật ở trong núi Kê (Gṛdhrakūṭa: núi Linh Thứu) tại nước Vương Xá (Rājagṛha) thời có người con trai của vị Trưởng Giả, tên là Thi Ca La Việt (Sīṅgālaka:Tác Thiện Sinh, đồng với Sujāta) sáng sớm thức dậy, chỉnh trang đầu tóc, tắm gội, mặc quần áo hoa mỹ, hướng về phương Đông vái bốn lạy, hướng về phương Nam vái bốn lạy, hướng về phương Tây vái bốn lạy, hướng về phương Bắc vái bốn lạy, hướng lên trên Trời vái bốn lạy, hướng xướng đất vái bốn lạy.
Đức Phật vào nước đó đi khất thực (phân vệ: Paiṇḍapātika), từ xa nhìn thấy liền đi đến nhà của người ấy, hỏi rằng: “Vì sao lại vái lạy sáu hướng ? Điều này ứng với Pháp nào ?”
Thi Ca La Việt (Sīṅgālaka) nói: “Khi cha con còn sống thời dạy bảo con vái lại sáu hướng, chẳng biết ứng với điều gì ? Nay cha con đã qua đời, nên về sau con chẳng dám làm trái ngược”
Đức Phật nói: “Cha ngươi dạy bảo ngươi vái lạy sáu hướng, tức chẳng phải dùng thân thể lễ bái”
Thi Ca La Việt liền quỳ thẳng lưng nói: “Nguyện xin Đức Phật vì con giải nói ý vái lạy sáu hướng này”.
Đức Phật nói: “Hãy lắng nghe ! Hãy giữ bên trong Tâm ! Việc ấy có vị Trưởng Giả là người thông tuệ, hay giữ gìn bốn Giới chẳng sai phạm. Đời này được người kính trọng, đời sau sinh lên Trời.
1_ Chẳng giết hại các quần sinh
2_ Chẳng trộm cắp
3_ Chẳng yêu phụ nữ của người khác
4_ Chẳng nói dối, nói hai lưỡi.
Tâm ham muốn tham lam, dâm dật, giận dữ, ngu si thì tự mình kềm chế chẳng nên nghe. Người chẳng thể kềm chế bốn ý này thì ngày càng nghe tên ác, như lúc mặt trăng lặn thời ánh sáng hơi mờ tối. Người hay tự mình kềm chế ý ác thì như mặt trăng mới mọc, ánh sáng ấy hơi sáng cho đến ngày 15 thời đầy tràn vậy”
Đức Phật nói: “Lại có sáu việc làm cho tiền tài ngày càng hao giảm.
1_ Ưa thích uống rượu
2_ Ưa thích bài bạc
3_ Ưa thích ngủ sớm dậy trễ
4_ Ưa thích thỉnh mời khách, cũng muốn khiến cho người thỉnh mời
5_ Ưa thích cùng theo chân Ác Tri Thức (Pāpa-mitra: bạn ác)
6_ Kiêu mạn khinh người
Phạm bốn điều ác bên trên, lại làm sáu việc này, gây trở ngại cho phẩm hạnh tốt đẹp (thiện hạnh) ấy cũng chẳng hề lo lắng sửa trị cuộc sống, tiền tài ngày càng hao giảm thời vái lạy sáu hướng bấy giờ có lợi ích nào chăng !?...”
Đức Phật nói: “Ác Tri Thức (bạn ác) có bốn hạng:
1_ Bên trong có Tâm oán, bên ngoài gượng ép làm bạn bè (Tri Thức)
2_ Ở trước mặt người thì nói lời tốt đẹp, sau lưng thì nói lời xấu ác
3_ Lúc có việc nguy cấp thời ở trước mặt người tỏ ra buồn khổ, sau lưng lại vui vẻ
4_ Bên ngoài như người thân thiết sâu đậm, bên trong toan tính khởi mưu oán
Thiện Tri Thức (Kalyāṇa-mitra: Bạn tốt) cũng có bốn hạng:
1_ Bên ngoài như oan gia, bên trong có ý thân thiết sâu đậm
2_ Ở trước mặt người,can ngay ngay thẳng. Ở bên ngoài nói điều tốt lành của người
3_ Bệnh gầy ốm, bị quan huyện bới lông tìm vết thời lo tìm cách giải giùm.
4_ Nghèo hèn chẳng hề bỏ quên, bấy giờ nghĩ cầu phương tiện muốn cho giàu có.
Ác Tri Thức (Bạn ác) lại có bốn hạng:
1_ Gây khó khăn, can ngăn sự dạy bảo làm điều tốt lành cho nên cùng theo chân điều ác.
2_ Dạy bảo rằng chẳng có ai không cùng với người ưa thích rượu làm bạn cho nên
cùng theo chân người nghiện rượu.
3_ Dạy bảo rằng tự mình bảo vệ lợi ích nên thay đổi nhiều việc
4_ Dạy bảo rằng cùng với người khôn ngoan làm bạn thì nên cùng với con bạc
(người thích bài bạc) kết tình sâu nặng.
Thiện Tri Thức (bạn tốt) cũng có bốn hạng:
1_ Thấy người nghèo túng thiếu thốn thời giúp cho sinh sống
2_ Chẳng cùng với người tranh giành tính toán.
3_ Ngày ngày, tiến thoái cùng nhau
4_ Ngồi, đứng luôn nghĩ nhớ đến nhau.
Thiện Tri Thức (bạn tốt) lại có bốn hạng:
1_ Bị Sứ đến bắt thì đem về che dấu không cho ai biết, về sau giúp đỡ giải quyết
2_ Có bệnh gầy ốm thì đem về chăm sóc, nuôi dưỡng
3_ Tri Thức (bạn hữu) bị chết thì mua sắm quan tài, trông coi việc tẩm liệm
4_ Tri Thức (bạn hữu) đã chết thì luôn nghớ nghĩ đến gia đình của người ấy
Thiện Tri Thức (bạn tốt) lại có bốn hạng:
1_ Muốn đấu tranh thì giúp đỡ cho nhau
2_ Muốn tuỳ theo Ác Tri Thức (bạn ác) thì can ngăn dừng lại.
3_ Muốn sửa trị đời sống thì khuyên sửa trị đời sống
4_ Chẳng ưa thích Kinh, Đạo thì dạy bảo khiến cho tin tưởng, ưa thích
Ác Tri Thức (bạn ác) lại có bốn hạng:
1_ Bị lấn lướt chút ít, liền thay đổi, rất giận dữ
2_ Có việc cấp bách nhờ làm giúp thì chẳng chịu làm
3_ Thấy người gặp nguy cấp thời bỏ chạy, tránh xa người
4_ Thấy người bị chết thì vứt bỏ chẳng hề giúp đỡ.
Đức Phật nói: “Hãy chọn lựa điều Thiện rồi thuận theo. Hãy xa lìa điều ác. Ta cùng với Thiện Tri Thức (bạn tốt) theo nhau sẽ tự đến thành Phật”.
_Đức Phật nói: “Vái lạy hướng Đông là con cái phụng sự cha mẹ, nên có năm việc:
1_ Nên nghĩ nhớ sửa trị đời sống
2_ Sáng sớm thức dậy, sai khiến nô tỳ làm việc thời làm cơm với thức ăn
3_ Chẳng lợi ích thì cha mẹ lo lắng
4_ Nên nghĩ nhớ ân của cha mẹ
5_ Cha mẹ bị bệnh tật thì nên sợ hãi, cầu thầy thuốc đến chữa trị.
Cha mẹ đối đãi với con cái cũng có năm việc:
1_ Nên nghĩ nhớ khiến cho bỏ điều ác làm điều lành
2_ Nên dạy bảo tính toán, đọc sách cho thông suốt
3_ Nên dạy bảo trì giữ Kinh, Giới
4_ Nên sớm dựng vợ gả chồng
5_ Hết thảy việc trong nhà nên cung cấp cho.
_ Vái lạy hướng Nam là Đệ Tử phụng sự Thầy, nên có năm việc:
1_ Nên kính trọng, hỏi han
2_ Nên nghĩ nhớ ân của Thầy
3_ Tuỳ theo điều Thầy đã dạy bảo
4_ Nghĩ nhớ chẳng chán
5_ Nên tiếp nối làm rạng danh Thầy.
Thầy dạy Đệ Tử cũng có năm việc:
1_ Nên khiến cho mau biết
2_ Nên khiến cho vượt hơn Đệ Tử của người khác
3_ Muốn khiến cho biết, chẳng hề quên
4_ Đều vì Đệ Tử giải nói các điều nghi ngờ, khó khăn
5_ Muốn khiến cho Đệ Tử có Trí Tuệ vượt hơn Thầy
_Vái lạy hướng Tây là vợ phụng sự chồng, có năm việc:
1_ Chồng từ bên ngoài về thì nên đứng dậy nghinh đón
2_ Chồng đi ra ngoài thì nên thổi nấu, quét dọn, chờ chồng về
3_ Chẳng được có Tâm dâm dục với người đàn ông khác. Bị chồng mắng chửi thì chẳng được làm dáng mắng chửi lại.
4_ Nên dùng sự răn dạy của chồng
5_ Chồng nghỉ ngơi thì lo đắp che xong mới được nằm
Chồng đối đãi với vợ cũng có năm việc:
1_ Ra vào nên kính trọng người vợ
2_ Ăn uống đúng thời tiết và đưa cho quần áo mặc.
3_ Nên cấp cho vợ: vàng, bạc, chuỗi ngọc…
4_ Hết thảy việc nhiều, ít trong nhà đều giao phó cho vợ
5_ Chẳng được ở bên ngoài, thuận theo điều tà bậy mà sai bảo vợ
_ Vái lạy hướng Bắc là con người đối đãi với thân thuộc, bạn bè, nên có năm việc:
1_ Nhìn thấy gây tội ác thì dắt riêng đến chỗ kín đáo, can ngăn, mắng chửi, ngăn cấm
2_ Người hầu có việc nguy cấp thì chạy vội đến cứu giúp.
3_ Có lời nói riêng tư thì chẳng được vì người khác nói
4_ Nên kính trọng lẫn nhau
5_ Hết thảy vật tốt, nên chia cho nhiều, ít
_ Hướng xuống đất vái lạy là Đại Phu đối đãi với tôi tớ nam, khách khứa, tôi tớ gái, người sai khiến… cũng có năm việc:
1_ Nên cho họ ăn uống đúng lúc và ban cho quần áo mặc
2_ Họ bị bệnh gầy ốm thì nên vì họ, kêu thầy thuốc đến chữa trị
3_ Chẳng được đánh đập họ một cách sằng bậy
4_ Họ có tài vật riêng thì chẳng được cướp đoạt
5_ Khi giao chia tài vật cho họ thì nên phân chia bình đẳng
Tôi tớ nam, khách khứa, tôi tớ gái, người sai khiến đối đãi phụng sự Đại Phu cũng có năm việc:
1_ Nên dậy sớm đừng để cho Đại Phu kêu gọi
2_ Việc nên làm thì phải dùng Tâm làm
3_ Nên yêu giữ vật của Đại Phu, chẳng được vứt bỏ, đem cho người hành khất
4_ Đại Phu ra vào thì nên nghinh đón
5_ Nên khen ngợi điều tốt lành của Đại Phu, chẳng được nói điều ác của người ấy.
_Hướng lên Trời vái lạy là con người phụng sự Sa Môn, Đạo Sĩ nên dùng năm việc:
1_ Dùng Tâm tốt lành hướng đến
2_ Chọn lựa lời tốt đẹp cùng nói chuyện
3_ Dùng thân kính trọng
4_ Nên mến mộ
5_ Sự hùng mạnh trong người của Sa Môn, Đạo Sĩ thì nên cung kính, phụng sự, hỏi việc cứu đời
Sa Môn Đạo Sĩ nên dùng sáu Ý đối đãi với dân phàm:
1_ Dạy bảo nên bố thí, chẳng được tự mình tham lam keo kiệt
2_ Dạy bảo giữ gìn Giới, chẳng được tự mình phạm vào Sắc Giới
3_ Dạy bảo nên nhẫn nhục, chẳng được tự mình giận dữ
4_ Dạy bảo nên tinh tiến, chẳng được tự mình lười biếng
5_ Dạy bảo cho người nên Nhất Tâm, chẳng được tự buông thả Ý
6_ Dạy bảo cho người có Tuệ sáng, chẳng được tự mình ngu si.
Sa Môn, Đạo Sĩ dạy cho người bỏ ác làm Thiện, mở bày Chính Đạo, Ân to lớn như cha mẹ.
Hành như vậy thời biết ý nghĩa vái lạy sáu hướng mà cha của ngươi khi còn sống đã dạy bảo. Lo gì chẳng giàu có ư ?”
Thi Ca La Việt liền xin thọ nhận năm Giới, làm lễ rồi lui ra.
Đức Phật nói Kệ chúc tụng (bái kệ):
_Gà gáy nên dậy sớm
Mặc áo bước xuống giường
Xúc miệng khiến Tâm tịnh
Hai tay dâng hoa, hương
Phật Tôn hơn chư Thiên
Quỷ Thần chẳng thể bằng
Cúi đầu nhiễu chùa tháp
Chắp tay lễ mười phương
_ Hiền Giả chẳng tinh tiến
Ví như cây không rễ
Rễ đứt, cành lá rơi
Khi nào sẽ liền lại ?!...
_ Hái hoa, giữ trong ngày
Còn có mấy Thời tươi
Phóng Tâm, tự buông Ý
Mệnh lỗi lại nói gì ?!...
_Người nên lo Phi Thường (?Vô thường)
Xét lại không có kỳ
Phạm lỗi chẳng tự hiểu
Mệnh lỗi vì tự lừa
Nay sẽ vào Nê Lê (Niraya, hay Naraka: Địa Ngục)
Khi nào có dịp ra ?!...
_Hiền Giả nhận Phật Ngữ (lời Phật dạy)
Giữ Giới (Śīla) kỹ đừng nghi
Phật như cây hoa tốt
Không ai chẳng yêu thích
Chốn chốn người dân nghe
Tất cả đều vui vẻ
_ Khiến Ta được Phật thời
Nguyện khiến như Pháp Vương (Dharma-rāja)
Vượt qua các Sinh Tử
Không gì chẳng giải thoát Giới (Śīla),
Đức (Guṇa) đáng nương cậy
Phước Báo thường tuỳ mình
Hiện Pháp vì người, lớn
Rốt xa ba đường ác
_ Giới (Śīla) ngăn trừ sợ hãi
Phước Đức, Tam Giới Tôn (tôn quý trong ba cõi)
Quỷ Thần Tà độc hại
Chẳng phạm người có Giới
_ Vào đời Tục, sống khổ
Mạng mau như ánh điện
Khi già, bệnh, chết đến
Xét lại không cưỡng nổi
Không người thân nương cậy
Không có nơi ẩn dấu
Phước Trời có lúc hết
Mạng người khởi lâu dài
_Cha mẹ, nhà cửa ở
Ví như người khách trọ
Mệnh xưa hết tuổi thọ
Buông bỏ nhận thân mới
Đuổi bắt điều đã làm
Vô tế (không có bờ mé) như bánh xe
Khởi, diệt theo Tội, Phước
Sinh tử, mười hai Nhân
_Hiện Thân vui khỏi loạn
Cứu, nuôi tất cả người
Thương kẻ vướng mọi Tà
Chìm đắm ở vực sâu
Gắng tiến, dùng sáu Độ
Tu hành Trí tự nhiên
Thế nên cúi đầu lễ
Quy mệnh Thiên Trung Thiên
_ Thân người đã khó được
Làm người lại thích Dục
Tham, Dâm nơi Ý Thức
Tưởng nhớ không chán bỏ
Sớm gieo, đời sau trồng
Vui vẻ đến Địa Ngục
Sáu Tình cầu trọn đủ
Tự khốn nhục làm chi ?!...
_Tất cả hay Chính Tâm
Thần ba đời (Tam Thế Thần) cát tường
Chẳng dự cùng tám nạn
Tuỳ hành sinh mười phương
Sinh ra, hướng tinh tiến
Sáu Độ (6 Ba La Mật) làm cầu (cây cầu) tốt
Rộng khuyên Tuệ Vô Cực
Tất cả nương Thần Quang
PHẬT NÓI KINH THI CA LA VIỆT LỄ SÁU PHƯƠNG _Hết_

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.98.61 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập