Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Thất Phật Phụ Mẫu Tánh Tự Kinh [七佛父母姓字經] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Thất Phật Phụ Mẫu Tánh Tự Kinh [七佛父母姓字經]

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.18 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.15 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Thất Phật Phụ Mẫu Tánh Tự

Việt dịch: Thích Chánh Lạc

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Nghe như vầy[2]:
Một thời, Phật ở nước Xá-vệ. Trong nước, có người phụ nữ có con trai tên là Vô Diên do đó được gọi là Mẹ Vô Diên[3]. Phật cùng năm trăm Tỳ-kheo[4] đến nhà bà Vô Diên, ngồi thọ trai trên điện. Sau khi thọ trai[5], có khoảng mười Tỳ-kheo, ở chỗ khuất[6], bàn luận với nhau: Phật là bậc chúng ta tôn kính, thần uy vô cùng, biến hóa tự tại theo ý muốn, lẽ nào Ngài không biết Phật quá khứ và Phật tương lai, với tuổi thọ, tên họ cha mẹ, bao nhiêu đệ tử, sự tu hành và giáo pháp của các Ngài.
Phật bằng thiên nhĩ nghe các Tỳ-kheo bàn luận về việc này; Ngài đến hỏi:
"Này các Tỳ-kheo, các thầy bàn luận về việc gì?"
Các Tỳ-kheo thưa:
"Chúng con nghĩ rằng Phật có thần thông tối thượng, đạo đức vi diệu, hiểu biết cao xa, không ai có thể hơn Ngài được. Phật biết rõ chư Phật quá khứ, chư Phật tương lai, với tuổi thọ, tên họ cha mẹ, bao nhiêu đệ tử, sự tu hành và ý chí giáo lệnh."
Phật nói:
"Lành thay! Lành thay! Đúng như vậy. Các thầy hành pháp Sa-môn, nên nhớ nghĩ những việc lành như vậy. Các thầy muốn nghe tên họ chư Phật quá khứ với cha mẹ, đệ tử các Ngài không?"
Các Tỳ-kheo thưa:
"Chúng con muốn nghe."
Phật dạy:
"Các Thầy hãy lắng nghe! Đức Phật thứ nhất tên Duy-vệ[7], nhập Niết-bàn đến nay đã chín mươi mốt kiếp. Phật thứ hai tên Thức[8], nhập Niết-bàn đến nay cũng đã ba mươi mốt kiếp. Phật thứ ba tên Tùy-diệp[9], nhập Niết-bàn đến nay đã ba mươi mốt kiếp. Trong kiếp Phi-địa-la[10] sẽ có một ngàn Phật, thứ nhất tên Phật Câu-lâu-tần[11], đức Phật thứ hai tên Phật Câu-na-hàm Mâu-ni[12], thứ ba tên Phật Ca-diếp [13], thứ tư là Ta, Phật Thích-ca Văn-ni.
"Phật Duy-vệ họ Câu-lân[14]. Phật Thức cũng họ Câu-lân. Phật Tùy-diệp cũng họ Câu-lân. Phật Câu-lâu-tần họ Ca-diếp. Phật Câu-na-hàm Mâu-ni, cũng họ Ca-diếp, Phật Ca-diếp cũng họ Ca-diếp. Nay, Ta, Phật Thích-ca Văn-ni họ Cù-đàm[15].
"Phật Duy-vệ dòng Sát-lợi. Phật Thức cũng dòng Sát-lợi. Phật Tùy-diệp cũng dòng Sát-lợi. Phật Câu-lâu-tần dòng Bà-la-môn. Phật Câu-na-hàm Mâu-ni cũng dòng Bà-la-môn. Phật Ca-diếp cũng dòng Bà-la-môn. Đến nay, Ta, Phật Thích-ca Văn-ni dòng Sát-lợi.
"Phật Duy-vệ, cha tên Bàn-biểu,[16] vua dòng Sát-lợi; mẹ tên Bàn-đầu-mạt-đà[17], trị vì đất nước tên Sát-mạt-đề[18].
"Phật Thức, cha tên A-luân-noa[19], vua dòng Sát-lợi; mẹ tên Ba-la-ha-việt-đề[20], trị vì đất nước tên A-lâu-na-hòa-đề[21].
"Phật Tùy-diệp, cha tên Tu-ba-la-đề-hòa[22], vua dòng Sát-lợi; mẹ tên Da-xa-việt-đề[23], trị vì đất nước tên A-nâu-ưu-ma[24]. Phật Câu-lâu-tần, cha tên A-chi-vi-đâu[25], dòng Ba-la-môn; mẹ tên Tùy-xá-ca[26]. Quốc gia tên Luân-ha-lợi-đề-na[27]. Quốc vương hiệu Tu-ha-đề[28].
"Phật Câu-na-hàm Mâu-ni, cha tên Gia-thiểm-bát đa[29], dòng Bà-la-môn; mẹ tên Uất-đa-la[30], nước tên Sai-ma-việt-đề[31]. Quốc vương hiệu Sai-ma[32].
"Phật Ca-diếp, cha tên A-chi-đạt-da[33], dòng Bà-la-môn; mẹ tên Đàn-na-việt-đề-da[34], nước hiệu Ba-la-tư[35]. Quốc vương hiệu Kỳ-thậm-đọa[36].
"Nay, Ta Phật Thích-ca Văn-ni, cha tên Duyệt-đầu-đàn[37], vua dòng Sát-lợi; mẹ tên Ma-ha Ma-da[38]. Nước tên Ca-duy-la-vệ [39], Đại vương đời trước tên Bàn-đề.[40]
"Phật Duy-vệ thọ tám vạn tuổi[41]. Phật Thức thọ bảy vạn tuổi[42]. Phật Tùy-diệp thọ sáu vạn tuổi[43]. Phật Câu-lâu-tần thọ bốn vạn tuổi[44]. Phật Câu-na-hàm Mâu-ni thọ ba vạn tuổi[45]. Phật Ca-diếp thọ hai vạn tuổi[46]. Ta, Phật Thích-ca Văn thọ trên dưới một trăm tuổi.
"Con Phật Duy-vệ tên Tu-viết-đa-kiện-đa[47]. Con Phật Thức tên A-đâu-la[48]. Con Phật Tùy-diệp tên Tu-ba-la-viết[49]. Con Phật Câu-lâu-tần tên Uất-đa-la[50]. Con Phật Câu-na-hàm Mâu-ni tên Đọa-di-đa-tiên-na[51]. Con Phật Ca-diếp tên Sa-đa-hòa[52]. Nay, con Ta, Phật Thích-ca Văn-ni tên La-vân[53].
"Phật Duy-vệ đắc đạo thành Phật dưới cây Ba-đa-la[54]. Phật Thức đắc đạo thành Phật dưới cây Phân-đồ-lợi[55]. Phật Tùy-diệp đắc đạo thành Phật dưới cây Tát-la[56]. Phật Câu-lâu-tần đắc đạo thành Phật dưới cây Tư-lợi[57]. Phật Câu-na-hàm Mâu-ni đắc đạo thành Phật dưới cây Ô-tạm[58]. Phật Ca-diếp đắc đạo thành Phật dưới cây Ni-câu-loại[59]. Nay, Ta thành Phật Thích-ca Văn-ni dưới cây A-bái-đa[60]. Thị giả Phật Duy-vệ tên A-luân[61]. Thị giả Phật Thí tên Sai-ma-yết[62]. Thị giả Phật Tùy-diệp tên Phục-chi-diệp[63]. Thị giả Phật Câu-lâu-tần tên Phù-đề[64]. Thị giả Phật Câu-na-hàm Mâu-ni tên Tát-chất[65]. Thị giả Phật Ca-diếp tên Tát-ba-mật[66]. Ta, Phật Thích-ca Văn-ni, thị giả tên A-nan [67].[68]
"Phật Duy-vệ có đệ tử đệ nhất tên Tắc, đệ nhị tên Chất-hàm[69]. Phật Thức có đệ tử đệ nhất tên A-tỷ-vụ, đệ nhị tên Tam-tham[70]. Phật Tùy-diệp có đệ tử đệ nhất tên Phật-đề, đệ nhị tên Uất-đa[71]. Phật Câu-lâu-tần có đệ tử đệ nhất tên Tăng-kỳ, đệ nhị tên Duy-lưu[72]. Phật Câu-na-hàm Mâu-ni có đệ tử đệ nhất tên Chuyển Luân, đệ nhị tên Uất-đa[73]. Phật Ca-diếp có đệ tử đệ nhất tên Chất-da-luân, đệ nhị tên Ba-đạt-hòa[74]. Nay đệ tử đệ nhất của Ta, Phật Thích-ca Văn-ni là Xá-lợi-phất-la, đệ nhị tên Ma-ha Mục-kiền-liên[75].
"Phật Duy-vệ thuyết ba hội kinh cho các Tỳ-kheo. Hội thuyết kinh thứ nhất có mười vạn Tỳ-kheo đắc quả A-la-hán. Hội thuyết kinh thứ hai có chín vạn Tỳ-kheo đắc quả A-la-hán. Hội thuyết kinh thứ ba có tám vạn Tỳ-kheo đắc quả A-la-hán.
"Phật Thức cũng có ba hội thuyết kinh. Hội thuyết Kinh thứ nhất có chín vạn Tỳ-kheo đắc quả A-la-hán. Hội thuyết kinh thứ hai có tám vạn Tỳ-kheo đắc quả A-la-hán. Hội thuyết kinh thứ ba có bảy vạn Tỳ-kheo đắc quả A-la-hán.
"Phật Tùy-diệp có hai hội thuyết kinh. Hội thuyết kinh thứ nhất có bảy vạn Tỳ-kheo đắc quả A-la-hán. Hội thuyết kinh thứ hai có sáu vạn Tỳ-kheo đắc quả A-la-hán.
"Phật Câu-lâu-tần thuyết pháp một hội, có bốn vạn Tỳ-kheo đắc quả A-la-hán.
"Phật Câu-na-hàm Mâu-ni thuyết pháp một hội, có ba vạn Tỳ-kheo đắc quả A-la-hán.
"Phật Ca-diếp thuyết pháp một hội, có hai vạn Tỳ-kheo đắc quả A-la-hán.
"Ta, Phật Thích-ca Văn-ni thuyết pháp một hội, có một ngàn hai trăm năm mươi Tỳ-kheo đều đắc quả A-la-hán."
Phật bảo các Tỳ-kheo:
"Không thể đo lường và xưng tán hết trí của Phật. Các Thầy nên thọ trì về sự xuất hiện, cha mẹ, Quốc vương, sự giáo hóa của bảy đức Phật."
Phật lại dạy các Tỳ-kheo:
"Kinh luật không thể không học. Đạo pháp không thể không hành trì. Đức Phật như người lái chiếc thuyền trong biển lớn, cả ngàn vạn người đều nương nhờ vào người lái để đi qua biển. Đức Phật dạy mọi người hành pháp thiện, đắc đạo quả và hóa độ thế gian cũng như vậy."
Các Tỳ-kheo nghe kinh này vui mừng, làm lễ rồi lui ra.


CHÚ THÍCH
[1]. Bản hán: Thất Phật phụ mẫu tánh tự kinh, Vô danh dịch, thời Tiền Ngụy. Đại I, No. 4 , tr. 159a-160a. Tham chiếu: Phật thuyết Trường A-hàm kinh, Hậu Tần Hoằng thỉ niên, Phật-đà-da-xá cọng Trúc Phật Niệm dịch, 'Đệ nhất phần sơ đại bản kinh đệ nhất.' Đại I, No. 1(1) tr. 1a- 10c.
[2]. Nguyên Hán: Văn như thị 聞 如 是.
[3]. Vô Diên Mẫu 無 延 母, phiên âm của Mṛgāramātṛ (Pāli: Migāramātu), dịch Lộc Tử Mẫu 廘 子 母, tức bà Tỳ-xá khư (Pāli: Visākā).
[4]. Ngũ bách Tỳ kheo, 五 百 比 丘 (năm trăm Tỳ kheo); No. 1(1): Tỳ-kheo chúng thiên ngũ bách nhị thập nhơn, 大 比 丘 眾 千 二 百 五 十人 (chúng đại Tỳ-kheo một nghìn hai trăm năm mươi người).
[5]. Hán: phạn dĩ, 飯 已, (sau khi thọ trai); No. 1(1): Ư khất thực hậu, 於 乞 食 後, (sau khi khất thực).
[6]. Hán: ư bình xứ, 於 屏 處 (ở chỗ khuất ); No. 1(1): ở Hoa lâm đường 花 林 堂 .
[7]. Duy-vệ, 維 衛; No. 1(1): Tỳ-Bà-Thi, 毗 婆 尸.
[8]. Thức, 式; No. 1(1): Thi-khí, 尸 棄.
[9]. Tùy-diệp, 隨 葉; No. 1(1): Tùy-xá-bà, 毗 舍 婆.
[10]. Phi-địa-la kiếp, 披 地 羅 劫; No. 1(1): Hiền kiếp,賢 劫.
[11]. Câu-lâu-tần, 拘 樓 秦; No. 1(1): Câu-lâu-tôn 拘 樓 孫.
[12]. Câu-na-hàm-Mâu-ni 拘 那 含 牟 尼.
[13]. Ca-diếp, 迦 葉.
[14]. Câu-lân 拘 鄰; No. 1(1): Câu-lị-nhã, 拘 利 若.
[15]. Cù-đàm, 瞿 曇; Pāli: Gotama.
[16]. Bàn-biểu, 槃 裱; No. 1(1): Bàn-đầu, 槃 頭.
[17]. Bàn-đầu-mạt-đàø 槃 頭 末 陀; No. 1(1), Bàn-đầu-bà-đề; 槃 頭 婆 提.
[18]. Sát-mạt-đề, 殺 末 提; No. 1(1): Bàn-đầu-bà-đề, 槃 頭 婆 提.
[19]. A-luân-noa, 阿 輪 拏; No. 1(1), Minh Tướng, 明 相.
[20]. Ba-la-ha-việt-đề 波 羅 呵 越 提; No. 1(1), Quang Diệu,光 妙.
[21]. A-lâu-na-hòa-đề 阿 樓 那 惒 提; No. 1(1), Quang Tướng 光 相.
[22]. Tu-ba-la-đề-hòa, 須 波 羅 提 惒; No. 1(1)d, Thiện Đăng, 善 燈.
[23]. Da-xá-việt-đề, 耶 舍 越 提; No. 1(1) , Xứng Giới, 稱 戒.
[24]. A-nâu-ưu-ma, 阿(...)憂 摩; No. 1(1), Vô Dụ, 無 喻.
[25]. A-chi-vi-đâu, 阿 枝 違 兜; No. 1(1), Tự Đắc, 祀 得.
[26]. Tùy-xá-ca 隨 舍 迦; No. 1(1) , Thiện Chi, 善 枝ø.
[27]. Luân-ha-lợi-đề-na 輪 訶 唎 提 那; No. 1(1), An Hòa thành, 安 和 城.
[28]. Tu-ha-đề, 須 訶 提, No. 1(1), An Hòa, 安 和.
[29]. Da-thiểm-bát-đa 耶 睒 鉢 多; No. 1(1)d, Đại Đức, 大 德.
[30]. Uất-đa-la, 鬱 多 羅; No. 1(1), Thiện Thắng 善 勝.
[31]. Sai-ma-việt-đề, 差 摩 越 提 (có lẽ Skt. Kṣemavatī; Pāli: Khemavātī); No. 1(1): Thanh Tịnh thành, 清 淨 城.
[32]. Sai-ma 差 摩 (có lẽ Skt. Kwema; Pali: Khema ); No. 1(1), Thanh Tịnh, 清 淨.
[33]. A-chi-đạt-da, 阿 枝 達 耶; No. 1(1), Phạm Đức, 梵 德.
[34]. Đàn-na-việt-đề-da, 檀 那 越 提 耶; No. 1(1): Tài Chủ, 財 主.
[35]. Ba-la-tư, 波 羅 私; No. 1(1), Ba-la-nại, 波 羅 奈 城.
[36]. Kỳ-thậm-đọa, 其 甚 墮; No. 1(1), Cấp-tỳ, 汲 毗.
[37]. Duyệt-đầu-đàn, 閱 頭 檀, No. 1(1), Tịnh Phạn, 淨 飯.
[38]. Ma-ha Ma-da, 摩 訶 摩 耶; No. 1(1), Đại Thanh Tịnh Diệu, 大 清 淨 妙.
[39]. Ca-duy-la-vệ, 迦 維 羅 衛; No. 1(1), Ca-tì-la-vệ, 迦 毗 羅 衛.
[40]. Bàn-đề 槃 提 , không rõ.
[41]. No. 4, tuổi thọ của Phật; nhưng No. 1(1), tuổi thọ loài người đương thời.
[42]. Xem cht.41.
[43]. No. 1(1), người thời bấy giờ thọ bảy vạn tuổi.
[44]. Xem cht. 41.
[45]. Xem cht. 41.
[46]. Xem cht. 41.
[47]. Tu-viết-đa-kiện-đa, 須 曰 多 鞬 陀; No. 1(1), Phương Ưng, 方 膺.
[48]. A-đâu-la, 阿 兜 羅; No. 1(1) sđd.: Vô Lượng, 無 量.
[49]. Tu-ba-la-viết, 須 波 羅曰; No. 1(1) sđd.: Diệu Giác, 妙 覺.
[50]. Uất-đa-la, 鬱 多 羅; No. 1(1) sđd.: Thượng Thắng, 上 勝.
[51]. Đọa-di-đà-tiên-na, 墮 夷 陀 先 那; No. 1(1) sđd.: Đạo Sư, 道 師.
[52]. Sa-đa-hòa, 沙 多 和; No. 1(1) sđd.: Tập Quân, 集 軍.
[53]. La-vân, 羅 云; No. 1(1) sđd.: La-Hầu-La, 羅 候 羅.
[54]. Ba-đà-la, 波 陀 羅; No. 1(1) sđd.: Ba-ba-la, 波 波 羅.
[55]. Phân-đồ-lị, 分 塗 利; No. 1(1) sđd.: Phân-đà-lị, 分 陀 利.
[56]. Tát-la, 薩 羅; No. 1(1) sđd.: Bà-la, 婆 羅.
[57]. Tư-lợi, 斯 利; No. 1(1) sđd.: Thi-lị-sa, 尸利 沙.
[58]. Ô-tạm, 烏 暫; No. 1(1) sđd.: Ô-tạm-bà-la, 烏 暫 婆 羅.
[59]. Ni-câu-loại, 尼 拘 纇; No. 1(1) sđd.: Ni-câu-luật, 尼 拘 律.
[60]. A-bái-đa, 阿 沛多; No. 1(1) sđd.: Bát-đa, 鉢 多.
[61]. A-luân, 阿 輪; No. 1(1), sđd.: Vô Ưu, 無 優.
[62]. Sai-ma-yết, 差 摩 竭; No. 1(1) sđd.: Nhẫn-Hành, 忍 行.
[63]. Phục-chi-diệp, 復 枝 葉; No. 1(1) sđd.: Tịch Diệt, 寂 滅.
[64]. Phù-đề, 浮 提; No. 1(1) sđd.: Thiện Giác, 善 覺.
[65]. Tát-chất, 薩 質; No. 1(1) sđd.: An Hòa, 安 和.
[66]. Tát-ba-mật, 薩 波 蜜; No. 1(1) sđd.: Thiện Hữu, 善 友.
[67]. A-nan, 阿 難; No. 1(1) sđd.: A-nan, 阿 難.
[68]. No. 4, đoạn văn này (từ Thị giả đến A-nan) đề cập đến những người hầu cận của các đức Phật. Nhưng theo bản No. 1(1) lại đề cập đến con của các đức Phật. Ở đây, nếu đem đối chiếu hai đoạn của chủ đề này, thì chúng ta thấy có những điểm đồng dị như trên.
[69]. Tắc và Chất-hàm, 塞, và 質 含; No. 1(1) sđd.: Khiên-trà và Đề-xá, 騫 茶, và 提 舍.
[70]. A-tỷ-vụ và Tam-tham, 阿 比 務 và 三 參; No. 1(1) sđd.: A-tỳ-phù và Tam-bà-bà, 阿 毗 浮 và 三 婆 婆.
[71]. Phật-đề và Uất-đa, 佛 提 và 鬱 多; No. 1(1) sđd.: Phò-du và Uất-đa-ma, 扶 遊 và 鬱 多 摩.
[72]. Tăng-kỳ và Duy-lưu, 僧 耆 và 維 留; No. 1(1) sđd.: Tát-ni và Tì-lâu, 薩 尼 và 毗 樓.
[73]. Chuyển Luân và Uất-đa, 轉 輪 và 鬱 多; No. 1(1) sđd.: Thư-bàn-na và Uất-đa-lâu, 舒 盤 那 và 鬱 多 樓.
[74]. Chất-da-luân Ba-đạt-hòa, 質 耶 輪 và 波 達 和; No. 1(1) sđd.: Đề-xá và Bà-la-bà, 提 舍 và 婆 羅 婆.
[75]. Xá-lợi-phất-la và Ma-ha Mục-kiền-liên, 舍 利 弗 羅 và 摩 訶 目 乾 連; No. 1(1) sđd.: Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên, 舍 利 弗 và 目 乾 連 .

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Ba điểm tinh yếu trên đường tu tập


Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ


Rộng mở tâm hồn


Chuyển họa thành phúc

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.146.178.220 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập