Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Thuyết Thánh Pháp ấn Kinh [佛說聖法印經] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Thuyết Thánh Pháp ấn Kinh [佛說聖法印經]

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.05 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.08 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Thánh Pháp Ấn

Việt dịch: Huyền Thanh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Nghe như vầy.
Một thời Đức Phật ngự trong vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc (Jeṭavaṇe’nāthapiṇḍadasyārāma) tại nước Xá-Vệ (Śrāvastya).
Khi ấy Đức Phật bảo các Tỳ Khưu: “Hãy lắng nghe ! Này các Tỳ Khưu hãy vâng theo, nhận sự dạy bảo”
Đức Phật nói: “Ta sẽ vì các ông nói uy nghi thích hợp của Thánh Pháp Ấn (Ārya-dharma-mudra), hiện Hạnh Thanh Tịnh. Hãy nghe thật kỹ ! Hãy khéo suy nghĩ!”
Đức Phật nói: “Này Tỳ Khưu ! Giả sử có người nói chẳng cầu Không (Śūnya: trống rỗng), chẳng dùng Vô Tưởng (Asaṃjñā: Trạng thái không có tưởng niệm, hoặc nhập vào Diệt Tận Định chứng đắc quả Vô Tưởng) mà muốn khiến cho hưng phát, dẫn đến chẳng từ Nghiệp của Đại Thiền Định… nên chẳng thể biết việc này.
Giả sử có người hâm mộ ưa thích Không Pháp (Śūnya-dharma: Pháp trống rỗng), chí tại Vô Tưởng (Asaṃjñā), hưng phát Chí Yếu (Yếu chỉ của Sự Lý hoặc học vấn), tiêu trừ Tâm Đại Kiêu Mạn của chính mình, tu Nghiệp của Thiền Định thì người này có thể dẫn đến được vậy, luôn luôn như Đạo Nguyện, khắp cả có kiến giải. Tại sao thế ? Vì hâm mộ ưa thích nơi Không (Śūnya: trống rỗng), muốn được Vô Tưởng (Asaṃjñā), không có cái thấy kiêu mạn tự đại, nên đối với Tuệ Nghiệp đều có thể dẫn đến vậy.
Thế nào gọi là Tỳ Khưu Thánh Pháp Ấn ? Thánh Pháp Ấn ấy, nếu có thể nối tiếp nhau tu học thông thạo sẽ dẫn đến cái thấy trong sạch (thanh tịnh kiến).
Giả sử vị Tỳ Khưu ở chỗ Nhàn Cư, hoặc ngồi dưới cái cây, chốn Không Nhàn (Araṇya) nhận biết rõ hình thể màu sắc (Rūpa: Sắc) là Vô Thường (Anitya: không có thường), thấy hình thể màu sắc vốn không có (Vô: Abhava). Đã nhận biết rõ Vô Thường, phân tích cho rõ đến Không (Śūnya: trống rỗng), Vô (Abhava: không có) đều là hình dung biến hóa nhanh chóng, không có cái Ta (Anātman), không có Tham Dục, cho nên Tâm liền ngưng nghỉ, tự nhiên thanh tịnh mà được giải thoát (Vimukti). Đây gọi là Không (Śūnya: trống rỗng).
Còn chưa buông bỏ được Kiêu Mạn Tự Đại, thì đến với Nghiệp kiến giải trong sạch của Thiền Định. Tuy vậy, điều đó được dẫn đến Định của nhu thuận, tức thời liền thấy, trừ bỏ các Sắc Tưởng (Sự nghĩ nhớ về hình thể màu sắc), Thanh Tưởng (Sự nghĩ nhớ về âm thanh), Hương Tưởng (Sự nghĩ nhớ về mùi ngửi) xong, cho nên nói là đến với Vô Tưởng. Vì thế nói là Vô Dục (không có tham dục)
Còn chưa được tiêu trừ kiêu mạn tự đại thì đến với cái thấy trong sạch của Thiền Định. Tâm ấy nối tiếp lưu giữ Định của nhu thuận, kẻ ấy liền thấy, trừ bỏ hết thảy tham dâm, giận dữ, ngu si. Chính vì thế cho nên gọi là Định của Vô Dục (không có tham muốn)
Còn chưa trừ bỏ được kiêu mạn tự đại thì đến với cái thấy trong sạch của Thiền Định. Tâm tự nghĩ rằng: “Cái Ta và cái của Ta (Ngô ngã) khởi diệt. Từ chỗ nào đã dấy lên suy nghĩ, hiểu biết cái Ta và cái của Ta ấy? Nếu do mùi vị, phân biệt các Thức (Vijñāna:hiểu biết, nhận thức) thì đều từ Nhân Duyên mà dẫn đến Nghiệp này, từ Nhân Duyên này dẫn đến Thần Thức”
Lại tự nghĩ rằng: “Các Nhân Duyên này là Hữu Thường (Nitya) ư ? Là Vô Thường (Anitya) chăng ?”
Lại tự nghĩ rằng: “Nhân Duyên đã hợp dẫn đến Thần Thức, đây là Vô Thường, không có căn bản. Thần Thức này y theo, dựa vào Vô Thường mà có vọng tưởng, cho nên có 12 Nhân của Duyên Khởi đều quy vào toàn bộ Vô Thường (Anitya), Khổ (Duḥkha), Không (Śūnya: trống rỗng), hủy hoại, biệt ly, lìa Dục diệt hết”
Hiểu thấu điều này, liền biết không có gốc, được đến Giáng Phục, tiêu trừ tất cả Khởi, được vào Đạo Hạnh. Điều này liền bắt kịp dẫn đến trừ bỏ Tự Đại, không có ngạo mạn, phóng dật thời Nghiệp của Thiền Định, hiện ra Hạnh Thanh Tịnh
Đây tức gọi là: Do Thánh Pháp Ấn nên Nghiệp Thanh Tịnh từ khởi đầu cho đến kết thúc, gốc ngọn cứu cánh”.
Đức Phật nói như vậy thời các vị Tỳ Khưu nghe xong, thảy đều vui vẻ, làm lễ rồi lui ra.
PHẬT NÓI KINH THÁNH PHÁP ẤN

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Phóng sinh - Chuyện nhỏ khó làm


Truyện cổ Phật giáo


Sống thiền


Sống đẹp giữa dòng đời

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.133.142.6 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập