Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Tạp A Hàm Kinh [雜阿含經] »» Bản Việt dịch quyển số 8 »»

Tạp A Hàm Kinh [雜阿含經] »» Bản Việt dịch quyển số 8

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Tạp A Hàm

Kinh này có 50 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 |
Việt dịch: Thích Đức Thắng

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Hiệu đính và chú thích: Thích Tuệ Sỹ
KINH 188. LY HỶ THAM[1]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Hãy quán sát chân chánh mắt là vô thường. Quán sát như vậy gọi là chánh kiến. Do chánh quán nên sanh nhàm tởm. Do nhàm tởm nên lìa hỷ, lìa tham. Do lìa hỷ, lìa tham, Ta nói là tâm chánh giải thoát[2]. Cũng vậy, tai, mũi, lưỡi, thân, ý lìa hỷ, lìa tham. Do lìa hỷ, lìa tham, Ta nói là tâm chánh giải thoát. Tâm chánh giải thoát rồi, thì có thể tự tuyên bố: ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những gì cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.’”
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
Như kinh nói về “vô thường”, cũng vậy, nói về “khổ, không, chẳng phải ngã”.
KINH 189. LY DỤC THAM[3]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Đối với mắt, hãy tư duy chân chánh[4], quán sát là vô thường. Vì sao? Đối với mắt mà tư duy chân chánh, quán sát là vô thường thì ở nơi mắt dục tham được đoạn trừ. Do dục tham được đoạn trừ, Ta nói là tâm chánh giải thoát. Cũng vậy, đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý, do tư duy chân chánh, quán sát, nên dục tham được đoạn trừ. Do dục tham đã được đoạn trừ, Ta nói là tâm chánh giải thoát. Như vậy, này các Tỳ-kheo, người nào được tâm chánh giải thoát thì có thể ký thuyết: ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những gì cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.’”
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
KINH 190. TRI (1)[5]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Nếu đối với mắt mà không phân biệt, không biết rõ, không đoạn trừ, không ly dục[6], thì không thể có khả năng hoàn toàn diệt tận khổ. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng lại như vậy. Này các Tỳ-kheo, đối với mắt hoặc phân biệt, hoặc biết rõ, hoặc đoạn trừ, hoặc ly dục, thì có thể chân chánh diệt tận khổ. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý hoặc phân biệt, hoặc biết rõ, hoặc đoạn trừ, hoặc xa lìa dục, thì có thể có khả năng hoàn toàn diệt tận khổ.”
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
KINH 191. TRI (2)[7]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Nếu đối với mắt mà không phân biệt, không biết rõ, không đoạn trừ, không ly dục[8], thì không thể có khả năng vượt qua khỏi cái khổ của sanh, già, bệnh, chết. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng lại như vậy. Này các Tỳ-kheo, đối với mắt hoặc phân biệt, hoặc biết rõ, hoặc đoạn trừ, hoặc ly dục, thì có thể vượt qua khỏi cái khổ của sanh, già, bệnh, chết. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý hoặc phân biệt, hoặc biết rõ, hoặc đoạn trừ, hoặc xa lìa dục, thì có thể có khả năng vượt qua khỏi cái khổ của sanh, già, bệnh, chết.”
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
KINH 192. BẤT LY DỤC (1)[9]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Đối với mắt mà không ly dục, tâm không giải thoát, thì không thể có khả năng hoàn toàn diệt tận khổ. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý mà không ly dục, tâm không giải thoát, thì không thể có khả năng hoàn toàn diệt tận khổ. Này các Tỳ-kheo, đối với mắt nếu ly dục, tâm giải thoát, thì có khả năng hoàn toàn diệt tận khổ. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý mà ly dục, tâm giải thoát, thì có thể có khả năng hoàn toàn diệt tận khổ.”
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
KINH 193. BẤT LY DỤC (2)[10]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Đối với mắt và sắc mà không ly dục, tâm không giải thoát, thì không thể có khả năng vượt qua cái khổ của sanh, già, bệnh, chết. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý mà không ly dục, tâm không giải thoát, thì không thể có khả vượt qua cái khổ của sanh, già, bệnh, chết. Này các Tỳ-kheo, đối với mắt và sắc nếu ly dục, tâm giải thoát, thì có khả năng vượt qua cái khổ của sanh, già, bệnh, chết. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý mà ly dục, tâm giải thoát, thì có thể có khả năng vượt qua cái khổ của sanh, già, bệnh, chết.”
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
KINH 194. SANH HỶ[11]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Ai ở nơi mắt mà sanh hỷ, thì đối với khổ cũng sanh hỷ[12]. Ai đối với khổ mà sanh hỷ, Ta nói người đó không thể giải thoát khổ. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý mà sanh hỷ, thì đối với khổ cũng sẽ sanh hỷ. Ai đối với khổ mà sanh hỷ, Ta nói người đó không thể giải thoát khổ.
“Này các Tỳ-kheo, ai đối với mắt mà không sanh hỷ, thì đối với khổ cũng không sanh hỷ. Ai đối với khổ mà không sanh hỷ, Ta nói người đó có thể giải thoát khổ. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý mà không sanh hỷ, thì đối với khổ cũng không sanh hỷ. Ai đối với khổ mà không sanh hỷ, Ta nói người đó có thể giải thoát khổ.”
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
KINH 195. VÔ THƯỜNG (1)[13]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Tất cả đều vô thường. Thế nào là tất cả đều vô thường? Mắt là vô thường. Sắc, nhãn thức, nhãn xúc và thọ với cảm thọ khổ, cảm thọ lạc, hay cảm thọ không khổ không lạc, phát sanh bởi nhân duyên là nhãn xúc, tất cả chúng đều là vô thường. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý lại cũng như vậy.
“Đa văn Thánh đệ tử quán sát như vậy thì đối với mắt sẽ sanh nhàm tởm. Đối với sắc, nhãn thức, nhãn xúc và thọ với cảm thọ khổ, cảm thọ lạc, hay cảm thọ không khổ không lạc, phát sanh bởi nhân duyên là nhãn xúc, đối với chúng cũng sanh nhàm tởm. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý và thanh, hương, vị, xúc, pháp, ý thức, ý xúc và thọ với cảm thọ khổ, cảm thọ lạc, hay cảm thọ không khổ không lạc, phát sanh bởi nhân duyên là ý xúc, đối với tất cả chúng cũng sanh nhàm tởm. Do nhàm tởm nên không ái lạc, do không ái lạc nên được giải thoát, giải thoát tri kiến, biết rằng: ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những gì cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.’”
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
Như kinh nói về “vô thường,” các kinh nói về “khổ, không, phi ngã” cũng nói như trên vậy.
KINH 196. VÔ THƯỜNG (2)[14]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Tất cả đều là vô thường[15]. Cái gì là tất cả? Mắt là vô thường. Sắc, nhãn thức, nhãn xúc[16] và thọ với cảm thọ khổ, cảm thọ lạc, hay cảm thọ không khổ không lạc, phát sanh bởi nhân duyên là nhãn xúc[17], tất cả chúng đều là vô thường. Cũng vậy, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, pháp, ý thức, ý xúc và thọ với cảm thọ khổ, cảm thọ lạc, hay cảm thọ không khổ không lạc, phát sanh bởi nhân duyên là ý xúc, thì chúng cũng vô thường.
“Đa văn Thánh đệ tử quán sát như vậy, đối với mắt được giải thoát. Đối với sắc, nhãn thức, nhãn xúc và thọ với cảm thọ khổ, cảm thọ lạc, hay cảm thọ không khổ không lạc, phát sanh bởi nhân duyên là nhãn xúc, cũng được giải thoát. Cũng vậy, đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý, pháp, ý thức, ý xúc và thọ với cảm thọ khổ, cảm thọ lạc, hay cảm thọ không khổ không lạc, phát sanh bởi nhân duyên là ý xúc, cũng được giải thoát. Ta nói, người này giải thoát khỏi sanh, già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ, não.”
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
Như kinh nói “Tất cả là vô thường”, cũng vậy, các kinh nói:
- Tất cả là khổ.[18- Tất cả là không.[19- Tất cả chẳng phải ngã.[20- Tất cả là pháp nghiệp hư dối.[21- Tất cả là pháp phá hoại.[22- Tất cả pháp sanh.[23- Tất cả pháp già.[24- Tất cả pháp bệnh.[25- Tất cả pháp chết.[26- Tất cả pháp sầu lo.[27- Tất cả pháp phiền não.[28- Tất cả pháp tập khởi.[29- Tất cả pháp diệt tận.[30- Tất cả pháp biết.[31- Tất cả pháp phân biệt.[32- Tất cả pháp dứt trừ.[33- Tất cả pháp giác.[34- Tất cả pháp chứng.[35- Tất cả ma.
- Tất cả thế lực ma.
- Tất cả khí cụ ma.
- Tất cả đang cháy.
- Tất cả cháy bùng.
- Tất cả thiêu cháy.[36Cũng đều nói chi tiết như hai kinh trên như vậy.
KINH 197. THỊ HIỆN[37]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật trú trong Chi-đề Thị-lợi-sa, tại Già-xà[38], cùng với một ngàn vị Tỳ-kheo mà trước kia là những Bà-la-môn bện tóc.
Bấy giờ Đức Thế Tôn vì một ngàn vị Tỳ-kheo thị hiện ba sự giáo hóa[39]. Những gì là ba? Đó là, thị hiện thần túc biến hóa, thị hiện tha tâm, thị hiện giáo giới.
Thị hiện thần túc là, Đức Thế Tôn tùy theo sự thích hợpï mà thị hiện nhập thiền định chánh thọ[40]; vượt qua hư không đến phương Đông hiện bốn oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi; vào hỏa tam-muội[41], rồi cho ra ánh lửa màu xanh, vàng, đỏ, trắng, hồng, pha lê; cả nước, lửa đều hiện; hoặc dưới thân ra lửa, trên thân ra nước, hoặc trên thân ra lửa, dưới thân ra nước, bốn phía chung quanh lại cũng như vậy. Thế Tôn sau khi thị hiện thần biến rồi, trở lại ngồi giữa đại chúng, đó gọi là thị hiện thần túc.
Thị hiện tha tâm là, như tâm người kia, tự thân an trú và chứng nghiệm, biết rằng ý của người kia như vậy, thức của người kia như vậy, người kia đang nghĩ như vậy, hay không đang nghĩ như vậy, đang xả như vậy. Đó gọi là thị hiện tha tâm.
Thị hiện giáo giới là, như Thế Tôn nói: ‘Này các Tỳ-kheo, tất cả bị thiêu đốt[42]. Thế nào tất cả bị thiêu đốt? Mắt bị thiêu đốt. Sắc, nhãn thức, nhãn xúc và thọ với cảm thọ khổ, cảm thọ lạc, hay cảm thọ không khổ không lạc, phát sanh bởi nhân duyên là nhãn xúc, tất cả đều bị thiêu đốt. Cũng vậy, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, bị thiêu đốt; pháp, ý thức, ý xúc và thọ với cảm thọ khổ, cảm thọ lạc, hay cảm thọ không khổ không lạc, phát sanh bởi nhân duyên là ý xúc tất cả cũng bị thiêu đốt. Bị cái gì thiêu đốt? Bị lửa tham thiêu đốt, lửa nhuế thiêu đốt, lửa si thiêu đốt, lửa sanh, già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ, não thiêu đốt.”
Bấy giờ, một ngàn vị Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật đã dạy, không còn khởi lên các lậu hoặc, tâm được giải thoát.
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
KINH 198. LA-HẦU-LA (1)[43]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trên núi Kỳ-xà-quật, thành Vương xá.
Bấy giờ Tôn giả La-hầu-la đi đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, bạch Phật:
“Biết như thế nào, thấy như thế nào, để nơi nội thức thân của con[44] cùng ở nơi tất cả những tướng bên ngoài không sanh ngã, ngã mạn, ngã sở và ngã mạn kết sử[45]?”
Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo La-hầu-la:
“Lành thay, La-hầu-la! Ông đã có thể hỏi Như Lai về ý nghĩa sâu xa này.”
Phật bảo La-hầu-la tiếp:
“Mắt hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại; hoặc trong, hoặc ngoài; hoặc thô, hoặc tế; hoặc tốt, hoặc xấu; hoặc xa, hoặc gần; tất cả chẳng phải ngã, chẳng phải khác ngã, chẳng phải ở trong nhau, hãy biết như thật như vậy. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý lại cũng như vậy.
“Này La-hầu-la, biết như vậy, thấy như vậy thì nơi nội thức thân của ta cùng ở nơi tất cả những tướng bên ngoài không sanh ngã, ngã mạn, ngã sở và ngã mạn kết sử.
“Này La-hầu-la, như vậy, ngã, ngã sở, ngã mạn kết sử không sanh, thì này La-hầu-la, đó gọi là đoạn trừ kiến chấp ái trược, đắc chánh vô gián đẳng[46], cứu cánh biên tế của khổ.”
Phật nói kinh này xong, Tôn giả La-hầu-la nghe những gì Đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.
Cũng như nói về “nội nhập xứ,” cũng vậy, “ngoại nhập xứ: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; nhãn thức, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức; nhãn xúc, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc; thọ phát sanh bởi nhãn xúc, thọ phát sanh bởi nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc; tưởng phát sanh bởi nhãn xúc, tưởng phát sanh bởi nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc; tư phát sanh bởi nhãn xúc, tư phát sanh bởi nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc; ái phát sanh bởi nhãn xúc, ái phát sanh bởi nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc” đều nói như trên.[47
KINH 199. LA-HẦU-LA (2)[48]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, tại thành Vương xá.
Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo La-hầu-la:
“Biết như thế nào, thấy như thế nào, để nơi nội thức thân này cùng ở nơi tất cả những tướng bên ngoài không sanh ngã, ngã mạn, ngã sở và ngã mạn kết sử?”
La-hầu-la bạch Phật:
“Thế Tôn là căn bản của pháp, là con mắt của pháp, là sở y của pháp. Lành thay, Thế Tôn! Xin vì các Tỳ-kheo mà dạy đầy đủ nghĩa này. Các Tỳ-kheo sau khi nghe xong sẽ vâng lời thực hành.”
Phật bảo La-hầu-la:
“Lành thay! Hãy lắng nghe cho kỹ, Ta sẽ vì các ông mà nói.
“Những gì thuộc về mắt, hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại; hoặc trong, hoặc ngoài; hoặc thô, hoặc tế; hoặc tốt, hoặc xấu; hoặc xa, hoặc gần; tất cả chúng đều chẳng phải ngã, chẳng phải khác ngã, chẳng ở trong nhau, hãy quán sát chân chánh như vậy.
“Này La-hầu-la, đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý lại cũng như vậy.
“Này La-hầu-la, biết như vậy, thấy như vậy, nơi nội thức thân này cùng ở nơi tất cả những tướng bên ngoài không sanh ngã, ngã mạn, ngã sở và ngã mạn kết sử.”
“Này La-hầu-la, Tỳ-kheo như vậy vượt cả hai[49], xa lìa các tướng, tịch diệt, giải thoát.
“Này La-hầu-la, Tỳ-kheo như vậy đoạn trừ các ái dục, chuyển kết sử, cứu cánh biên tế khổ.”
Phật nói kinh này xong, Tôn giả La-hầu-la nghe những gì Đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.
Cũng như nói về “nội nhập,” cũng vậy, “ngoại nhập,” cho đến “ái[50] phát sanh bởi nhân duyên là ý xúc,” cũng nói chi tiết như vậy.
KINH 200. LA-HẦU-LA (3)[51]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Tôn giả La-hầu-la đi đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, bạch Phật:
“Lành thay, Thế Tôn! Xin vì con mà nói pháp. Sau khi con nghe pháp, một mình con ở nơi thanh vắng, chuyên tinh tư duy, không buông lung. Sau khi sống một mình ở nơi thanh vắng, chuyên tinh tư duy, sống không buông lung, con sẽ tư duy về mục đích mà một thiện gia nam tử[52] cạo bỏ râu tóc, chánh tín xuất gia học đạo, sống không gia đình, tu trì phạm hạnh, ngay trong đời này, tự tri tự tác chứng, biết rằng: ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những gì cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.’”
Bấy giờ, Đức Thế Tôn xét thấy tâm của La-hầu-la tuệ giải thoát chưa thuần thục, chưa có thể nhận lãnh pháp tăng thượng được[53], nên hỏi La-hầu-la:
“Ngươi đã từng truyền dạy năm thọ ấm cho người chưa?”
La-hầu-la bạch Phật:
“Bạch Thế Tôn, chưa.”
Phật bảo La-hầu-la:
“Ngươi nên vì người khác mà diễn nói năm thọ ấm.”
Khi La-hầu-la nghe lời dạy của Phật rồi, sau đó vì người khác diễn nói về năm thọ ấm. Nói xong trở lại chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi đứng lui qua một bên, bạch Phật:
“Bạch Thế Tôn con đã vì người khác nói về năm thọ ấm rồi, xin Thế Tôn vì con mà nói pháp. Sau khi con nghe pháp xong rồi sẽ ở một mình chuyên tinh suy nghĩ, sống không buông lung và… cho đến ‘tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.’”
Bấy giờ, Đức Thế Tôn lại xét thấy tâm của La-hầu-la Tuệ giải thoát chưa thuần thục, chưa có thể nhận lãnh pháp tăng thượng được, nên hỏi La-hầu-la:
“Ngươi đã vì người khác nói về sáu nhập xứ chưa?”
La-hầu-la bạch Phật:
“Bạch Thế Tôn, chưa.”
Phật bảo La-hầu-la:
“Ngươi nên vì người khác diễn nói về sáu nhập xứ.”
Rồi, vào một lúc khác, La-hầu-la lại diễn nói sáu nhập xứ cho người khác nghe. Sau khi nói sáu nhập xứ xong, đi đến chỗ Đức Phật, đảnh lễ dưới chân, rồi đứng lui qua một bên, bạch Phật:
“Bạch Thế Tôn, con đã vì người khác mà diễn nói sáu nhập xứ rồi. Xin Đức Thế Tôn vì con mà nói pháp. Sau khi con nghe pháp xong sẽ ở một mình nơi vắng vẻ, chuyên tinh suy nghĩ, sống không buông lung, … cho đến ‘tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.’”
Bấy giờ, Đức Thế Tôn xét thấy tâm của La-hầu-la tuệ giải thoát chưa thuần thục, chưa có thể nhận lãnh pháp tăng thượng được, nên hỏi La-hầu-la:
“Ngươi đã vì người khác nói pháp Ni-đà-na[54] chưa?”
La-hầu-la bạch Phật:
“Bạch Thế Tôn, chưa.”
Phật bảo La-hầu-la:
“Ngươi nên vì người khác mà diễn nói pháp Ni-đà-na đi.”
Rồi, vào môt lúc khác, La-hầu-la lại vì người khác nói đầy đủ pháp Ni-đà-na xong, đi đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân, rồi đứng lui sang một bên, bạch Phật:
“Bạch Thế Tôn vì con mà nói pháp, sau khi con nghe pháp xong, sẽ ở một mình nơi chỗ vắng chuyên tinh suy nghĩ, sống không buông lung, … cho đến ‘tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.’”
Bấy giờ, Đức Thế Tôn xét thấy tâm của La-hầu-la tuệ giải thoát vẫn chưa thuần thục, … cho đến bảo La-hầu-la:
“Ngươi nên đối với những pháp đã nói ở trên, ở một mình nơi vắng vẻ chuyên tinh suy nghĩ, mà quán sát nghĩa lý của chúng.”
Bấy giờ, La-hầu-la vâng lời Phật dạy, như pháp đã nói, như pháp đã được nghe, suy nghĩ cân nhắc, quán sát nghĩa lý của chúng, tự nghĩ: “Các pháp này, tất cả đều thuận hướng Niết-bàn, lưu nhập Niết-bàn, cuối cùng an trụ[55] Niết-bàn.
Rồi, một lúc khác, La-hầu-la đi đến chỗ Đức Phật, đảnh lễ dưới chân, rồi lui đứng sang một bên, bạch Phật:
“Bạch Thế Tôn, đối với pháp đã được nói, pháp con đã được nghe như trên, con đã ở một mình nơi vắng vẻ, tư duy cân nhắc và quán sát nghĩa lý của chúng, thì biết những pháp này tất cả đều thuận hướng Niết-bàn, lưu nhập Niết-bàn, cuối cùng an trụ Niết-bàn.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn xét thấy tâm của La-hầu-la tuệ giải thoát đã được thuần thục, có thể nhận lãnh được pháp tăng thượng, nên bảo La-hầu-la[56]:
“Tất cả đều vô thường. Những pháp nào là vô thường? Mắt là vô thường. Sắc, nhãn thức, nhãn xúc v.v… đều vô thường (chi tiết như các kinh trước).”
Tôn giả La-hầu-la sau khi nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, làm lễ mà lui.
Sau khi La-hầu-la đã vâng theo lời Phật dạy rồi, một mình ở nơi vắng vẻ, sống không buông lung, chuyên tinh tư duy về mục đích mà một thiện gia nam tử cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chánh tín xuất gia học đạo, sống không gia đình, chuyên tu phạm hạnh cho đến… ngay trong đời này, tự tri tự tác chứng: ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những gì cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.’ Thành bậc A-la-hán, tâm khéo giải thoát.
Phật nói kinh này xong, La-hầu-la nghe những gì Đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.
KINH 201. LẬU TẬN[57]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Tỳ-kheo đi đến chỗ Phật, làm lễ dưới chân Phật, rồi đứng lui qua một bên, bạch Phật:
“Bạch Thế Tôn, biết thế nào, thấy thế nào, để lần lượt nhanh chóng chứng đắc lậu tận?”[58Đức Thế Tôn bảo Tỳ-kheo kia:
“Hãy quán sát chân chánh về vô thường. Những pháp nào là vô thường? Mắt là vô thường. Sắc, nhãn thức, nhãn xúc, cảm thọ với khổ thọ, lạc thọ, không khổ không lạc thọ, phát sanh bởi nhân duyên là nhãn xúc, hãy quán sát là vô thường. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý hãy quán sát là vô thường. Pháp, ý thức, ý xúc, cảm thọ với khổ thọ, lạc thọ, không khổ không lạc thọ, phát sanh bởi nhân duyên là ý xúc, tất cả chúng cũng đều là vô thường. Này Tỳ-kheo, biết như vậy, thấy như vậy thì để lần lượt nhanh chóng chứng đắc lậu tận.”
Khi Tỳ-kheo kia đã nghe những gì Đức Phật đã dạy, vui mừng làm lễ mà lui.
Như kinh Đức Phật đã dạy cho Tỳ-kheo trên, nhưng có điểm sai biệt ở chỗ:
- Biết thế nào, thấy thế nào, để lần lượt dứt sạch các kết sử[59],
- Đoạn trừ tất cả những hệ phược[60],
- Đoạn trừ tất cả những sử[61],
- Đoạn trừ tất cả những tùy phiền não[62],
- Đoạn trừ tất cả những kết[63],
- Đoạn trừ những lưu[64],
- Đoạn trừ những ách[65],
- Đoạn trừ những thủ[66],
- Đoạn trừ những xúc,
- Những ngăn che (cái) được đoạn trừ,
- Đoạn trừ các triền phược,
- Đoạn trừ những cấu uế,
- Đoạn trừ những ái,
- Đoạn trừ những ý,
- Đoạn trừ những tà kiến, sanh chánh kiến,
- Đoạn trừ vô minh sanh minh. (… )
“Này Tỳ-kheo, quán sát mắt là vô thường như vậy, cho đến… biết như vậy, thấy như vậy lần lượt vô minh được đoạn trừ để sanh ra minh.”
Khi Tỳ-kheo kia nghe những gì Đức Phật đã dạy rồi vui mừng, làm lễ mà lui.
KINH 202. NGÃ KIẾN ĐOẠN[67]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có Tỳ-kheo đi đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi bạch Phật:
“Bạch Thế Tôn, biết thế nào, thấy thế nào để lần lượt ngã kiến được đoạn trừ, vô ngã kiến phát sanh?”
Phật bảo Tỳ-kheo kia:
“Đối với mắt mà chánh quán vô thường. Sắc, nhãn thức, nhãn xúc, cảm thọ với khổ thọ, lạc thọ, không khổ không lạc thọ, phát sanh bởi nhân duyên là nhãn xúc, kia cũng chánh quán là vô ngã. Cũng vậy, cho đến, cảm thọ với khổ thọ, lạc thọ, không khổ không lạc thọ, phát sanh bởi nhân duyên là ý xúc, kia cũng chánh quán là vô ngã.
“Này Tỳ-kheo, biết như vậy, thấy như vậy, thì sẽ lần lượt ngã kiến được đoạn trừ, vô ngã kiến phát sanh. Khi Tỳ-kheo kia nghe những gì Đức Phật đã dạy, vui mừng làm lễ mà lui.
KINH 203. NĂNG ĐOẠN NHẤT PHÁP[68]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong vườn Am-la của thầy thuốc Kỳ-bà Câu-ma-la[69] tại Tỳ-xá-ly. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Nếu có Tỳ-kheo nào, đoạn trừ được một pháp, thì sẽ đạt được chánh trí[70] và có thể tự tuyên bố: ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những gì cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.’”
Các Tỳ-kheo bạch Phật:
“Thế Tôn là căn bản của pháp, là con mắt của pháp, là sở y của pháp. Cúi xin diễn nói. Các Tỳ-kheo sau khi nghe xong sẽ vâng theo lời chỉ dạy mà thực hành.”
Phật bảo các Tỳ-kheo:
“Hãy lắng nghe và suy nghĩ kỹ, Ta sẽ vì các ông mà nói.
“Này các Tỳ-kheo, thế nào là đoạn trừ một pháp cho đến… không còn tái sanh đời sau nữa? Đó là vô minh, ly dục, minh phát sanh, đạt được chánh trí và có thể tự tuyên bố: ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những gì cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa’.”
Lúc ấy có Tỳ-kheo từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa lại y phục, trịch áo vai hữu, đảnh lễ Phật, gối phải quỳ sát đất, chắp tay bạch Phật:
“Bạch Thế Tôn, biết thế nào, thấy thế nào để vô minh ly dục, minh phát sanh?”[71Phật bảo các Tỳ-kheo:
“Hãy quán sát chân chánh mắt là vô thường. Sắc, nhãn thức, nhãn xúc, cảm thọ với khổ thọ, lạc thọ, không khổ không lạc thọ, phát sanh bởi nhân duyên là nhãn xúc, hãy quán sát là vô thường. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý, cũng như vậy. Tỳ-kheo nào biết như vậy, thấy như vậy đối với vô minh ly dục, minh phát sanh.”
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
KINH 204. NHƯ THẬT TRI KIẾN[72]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong vườn Am-la của thầy thuốc Kỳ-bà Câu-ma-la[73] tại Tỳ-xá-ly. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo Tôn giả A-nan:
“Đối với mắt, hãy biết như thật, thấy như thật. Hoặc sắc, nhãn thức, nhãn xúc, cảm thọ với khổ thọ, lạc thọ, không khổ không lạc thọ, phát sanh bởi nhân duyên là nhãn xúc, hãy biết như thật, thấy như thật. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng lại như vậy. Khi đã biết như thật về chúng, đã thấy như thật về chúng rồi, đối với mắt sanh ra nhàm tởm. Đối với sắc, nhãn thức, nhãn xúc, cảm thọ với khổ thọ, lạc thọ, không khổ không lạc thọ, phát sanh bởi nhân duyên là nhãn xúc, cũng sanh ra nhàm tởm. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng lại như vậy. Do nhàm tởm mà không ái lạc. Do không ái lạc mà được giải thoát, giải thoát tri kiến: ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những gì cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.’”
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
KINH 205. ƯU-ĐÀ-NA[74]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong vườn Am-la của thầy thuốc Kỳ-bà Câu-ma-la[75] tại Tỳ-xá-ly. Bấy giờ Đức Thế Tôn nói những bài kệ Ưu-đà-na rồi, bảo Tôn giả A-nan:
“Mắt là vô thường, khổ, là pháp biến dịch, dễ phân[76]; sắc, nhãn thức, nhãn xúc, cảm thọ với khổ thọ, lạc thọ, không khổ không lạc thọ, phát sanh bởi nhân duyên là nhãn xúc; chúng cũng vô thường, khổ, là pháp biến dịch, dễ phân. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý lại cũng như vậy. Đa văn Thánh đệ tử nên quán sát như vậy, đối với mắt sẽ được giải thoát; đối với sắc, nhãn thức, nhãn xúc, cảm thọ với khổ thọ, lạc thọ, không khổ không lạc thọ, phát sanh bởi nhân duyên là nhãn xúc cũng được giải thoát. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý, pháp, ý, ý thức, ý xúc, cảm thọ với khổ thọ, lạc thọ, không khổ không lạc thọ, phát sanh bởi nhân duyên là ý xúc, cũng sẽ được giải thoát. Ta bảo người này sẽ giải thoát được sanh, già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ, não.”
Phật nói kinh này xong, Tôn giả A-nan nghe những gì Đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.
KINH 206. NHƯ THẬT TRI[77]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong vườn Am-la của thầy thuốc Kỳ-bà Câu-ma-la tại Tỳ-xá-ly[78]. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Hãy chuyên cần phương tiện thiền tư[79] để được nội tâm tịch tĩnh.Vì sao? Này các Tỳ-kheo, do phương tiện thiền tư, được nội tâm tịch tĩnh, nên tri kiến như thật, như vậy được hiển hiện[80]. Hiển hiện như thật tri về cái gì? Hiển hiện như thật tri đối với mắt. Hiển hiện như thật tri đối với sắc, nhãn thức, nhãn xúc, cảm thọ với khổ thọ, lạc thọ, không khổ không lạc thọ, phát sanh bởi nhân duyên là nhãn xúc. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý lại cũng như vậy. Các pháp này là vô thường, hữu vi cũng được hiển hiện như thật tri như vậy.”
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
KINH 207. TAM-MA-ĐỀ[81]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong vườn Am-la của thầy thuốc Kỳ-bà Câu-ma-la tại Tỳ-xá-ly[82]. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Hãy tu tập vô lượng Tam-ma-đề, chuyên cần tập trung ý nghĩ. Vì sao? Vì do tu tập vô lượng Tam-ma-đề, chuyên cần tập trung ý nghĩ mà được như thật hiển hiện[83]. Như thật hiển hiện cái gì? Như thật hiển hiện đối với mắt.”
Chi tiết như trên... cho đến:
“Các pháp này là vô thường, hữu vi, cũng được hiển hiện như thật như vậy.”
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
KINH 208. VÔ THƯỜNG[84]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong vườn Am-la của thầy thuốc Kỳ-bà Câu-ma-la tại Tỳ-xá-ly[85]. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Mắt quá khứ, vị lai là vô thường, huống chi là mắt hiện tại. Đa văn Thánh đệ tử quán sát như vậy, sẽ không hoài niệm mắt quá khứ, không ham cầu mắt vị lai và đối với mắt hiện tại thì nhàm tởm, không ham muốn, ly dục, hướng đến chán bỏ[86]. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng lại như vậy.”
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
Như vô thường, đối với khổ, không, vô ngã cũng thuyết như vậy[87].
Như bốn kinh nội nhập xứ, thì bốn kinh ngoại nhập xứ, sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp và bốn kinh nội ngoại nhập xứ cũng thuyết như vậy[88].
KINH 209. LỤC XÚC NHẬP XỨ[89]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong vườn Am-la của thầy thuốc Kỳ-bà Câu-ma-la tại Tỳ-xá-ly[90]. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Có sáu xúc nhập xứ. Những gì là sáu? Đó là, nhãn xúc nhập xứ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc nhập xứ. Nếu Sa-môn, Bà-la-môn nào đối với sáu xúc nhập xứ này mà không biết như thật về sự tập khởi, sự diệt tận, vị ngọt, sự tai hại và sự xuất ly, thì biết rằng Sa-môn, Bà-la-môn này cách xa pháp, luật của Ta như trời và đất.”
Lúc ấy, có Tỳ-kheo từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa lại y phục đảnh lễ Phật, rồi chắp tay bạch Phật:
“Con có đầy đủ tri kiến như thật về sự tập khởi, sự diệt tận, vị ngọt, sự tai hại và sự xuất ly của sáu nhập xứ này.”
Phật bảo Tỳ-kheo:
“Bây giờ, Ta hỏi ngươi, hãy theo câu hỏi của Ta mà trả lời. Này Tỳ-kheo, ngươi có thấy nhãn xúc nhập xứ là ngã, khác ngã, hay ở trong nhau không?”
Đáp:
“Bạch Thế Tôn, không.”
Phật bảo Tỳ-kheo:
“Lành thay! Lành thay! Đối với nhãn xúc nhập xứ này là chẳng phải ngã, chẳng phải khác ngã, chẳng ở trong nhau, người nào thấy, biết như thật, thì sẽ không khởi lên các lậu hoặc, tâm sẽ không nhiễm đắm, tâm được giải thoát. Đó gọi là xúc nhập xứ đầu tiên đã đoạn trừ, đã biết rõ, đã đoạn trừ cội gốc của nó như chặt ngọn cây đa-la, đối với pháp vị lai, nhãn thức và sắc vĩnh viễn không khởi lên lại.
“Ngươi có thấy tai, mũi, lưỡi, thân, ý xúc nhập xứ là ngã, khác ngã, ở trong nhau không?”
Đáp:
“Bạch Thế Tôn, không.”
Phật bảo Tỳ-kheo:
“Lành thay! Lành thay! Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý xúc nhập xứ, chẳng phải là ngã, chẳng phải khác ngã, chẳng ở trong nhau, người nào biết, thấy như thật như vậy, thì sẽ không khởi lên các lậu hoặc, tâm không đắm nhiễm, tâm đạt được giải thoát. Đó gọi là Tỳ-kheo đối với sáu xúc nhập xứ, đã đoạn trừ được, đã biết rõ, đã đoạn trừ được cội gốc này như chặt ngọn cây đa-la, ý thức và pháp sẽ không còn sanh trở lại ở đời vị lai nữa.”
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
KINH 210. ĐỊA NGỤC[91]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong vườn Am-la của thầy thuốc Kỳ-bà Câu-ma-la tại Tỳ-xá-ly[92]. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Chớ lạc, chớ khổ[93]. Vì sao? Có địa ngục gọi là Sáu xúc nhập xứ[94]. Chúng sanh sanh ở trong địa ngục này, mắt chỉ thấy sắc không đáng ưa, chứ không thấy sắc đáng ưa; chỉ thấy sắc không đáng tưởng nhớ, chứ không thấy sắc đáng được tưởng nhớ; chỉ thấy sắc không lành, chứ không thấy sắc lành. Vì những nhân duyên này nên chỉ một mực nhận lãnh buồn khổ mà thôi. Tai đối với âm thanh, mũi đối với mùi, lưỡi đối với vị, thân đối với xúc, ý thức đối pháp cũng chỉ thấy không đáng yêu, chứ không thấy đáng yêu; chỉ thấy việc không đáng nhớ, chứ không thấy đáng nhớ; chỉ thấy pháp không lành, chứ không thấy pháp lành. Vì những nguyên nhân này nên luôn luôn phải chịu buồn khổ.
“Này các Tỳ-kheo, có cõi trời gọi là Sáu xúc nhập xứ[95]. Chúng sanh sanh vào nơi này, mắt chỉ thấy sắc đáng yêu, chứ không thấy sắc không đáng yêu; chỉ thấy sắc đáng nhớ, chứ không thấy sắc không đáng nhớ; chỉ thấy sắc lành, chứ không thấy sắc không lành. Vì những nguyên nhân này, nên luôn luôn chỉ cảm nhận vui thích mà thôi. Và tai đối với âm thanh, mũi đối với mùi, lưỡi đối với vị, thân đối với xúc, ý thức đối với pháp là đáng yêu, chứ không phải không đáng yêu; là đáng nhớ, chứ không phải không đáng nhớ; là lành, chứ không phải là không lành.
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
KINH 211. THẾ GIAN NGŨ DỤC[96]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở trong vườn Am-la của thầy thuốc Kỳ-bà Câu-ma-la tại Tỳ-xá-ly[97]. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Xưa kia, khi Ta chưa thành Chánh giác, ở một mình nơi thanh vắng, thiền định tư duy, quán sát xem tự tâm phần nhiều hướng đến nơi nào? Tự tâm phần nhiều chạy theo năm công đức của dục quá khứ, phần ít chạy theo năm công đức của dục hiện tại, lại càng rất ít chạy theo đời vị lai. Khi Ta quán sát thấy tâm phần nhiều chạy theo năm dục quá khứ, bèn nỗ lực tìm phương tiện, tinh cần tự giữ gìn, không để chạy theo năm công đức của dục quá khứ nữa.
“Do tinh cần tự giữ, nên Ta dần dần tiếp cận được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác[98].
“Này các Tỳ-kheo, các ông cũng phần nhiều chạy theo năm công đức của dục quá khứ, còn đối với hiện tại, vị lai thì lại cũng rất ít. Hiện tại, các ông cũng nên vì tâm phần nhiều chạy theo năm công đức của dục quá khứ đó, tăng cường tự phòng hộ, không bao lâu cũng sẽ chứng đắc lậu tận, vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát, ngay trong đời này tự tri tự tác chứng: ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những gì cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.’
Vì sao? Vì mắt thấy sắc làm nhân duyên sanh ra nội cảm thọ, hoặc khổ, hoặc vui, hoặc không khổ không vui; tai, mũi, lưỡi, thân, ý tiếp xúc với pháp làm nhân duyên sanh ra nội cảm thọ, hoặc khổ, hoặc vui, hoặc không khổ không vui. Cho nên, các Tỳ-kheo, đối với những nhập xứ này cần phải giác tri[99], khi mắt kia diệt, sắc tưởng sẽ lìa[100]; tai, mũi, lưỡi, thân, ý diệt thì pháp tưởng sẽ lìa.”
Phật nói cần phải nhận biết sáu nhập xứ rồi, liền vào thất tọa thiền.
Bấy giờ, có số đông Tỳ-kheo, sau khi Đức Thế Tôn đi rồi, bàn luận như vầy:
“Thế Tôn đã vì chúng ta nói gọn pháp yếu, nhưng không phân tích đầy đủ mà đã vào thất tọa thiền. Thế Tôn bảo rằng: ‘Sáu nhập xứ cần phải giác tri; khi mắt kia diệt thì sắc tưởng sẽ lìa; tai, mũi, lưỡi, thân, ý diệt thì pháp tưởng sẽ lìa.’
“Hiện tại, đối với pháp do Đức Thế Tôn đã nói gọn, chúng ta vẫn còn chưa hiểu. Nay ở trong chúng này, ai là người có trí tuệ có thể vì chúng ta, đối với pháp đã được Đức Thế Tôn nói gọn đó, mà vì chúng ta diễn nói đầy đủ nghĩa của nó?
“Họ lại nghĩ: ‘Chỉ có Tôn giả A-nan, luôn luôn hầu Đức Thế Tôn, thường được Thế Tôn và các vị phạm hạnh có trí khen ngợi. Chỉ có Tôn giả A-nan mới có thể vì chúng ta diễn nói lại nghĩa pháp đã được Đức Thế Tôn nói gọn đó. Nay, chúng ta cùng nhau đến chỗ Tôn giả A-nan hỏi về ý nghĩa quan trọng của chúng và theo những gì Tôn giả A-nan nói tất cả chúng ta sẽ phụng hành.’”
Bấy giờ, số đông chúng Tỳ-kheo, đi đến chỗ Tôn giả A-nan, cùng nhau thăm hỏi rồi ngồi qua một bên, bạch Tôn giả A-nan:
“Tôn giả, nên biết cho, Đức Thế Tôn vì chúng tôi đã nói gọn pháp yếu, (chi tiết như đã nói ở trên), xin Tôn giả vì chúng tôi nói đầy đủ nghĩa của chúng.”
Tôn giả A-nan nói với các Tỳ-kheo:
“Hãy lắng nghe và suy nghĩ kỹ, tôi sẽ vì các thầy mà nói về pháp đã được Đức Thế Tôn nói gọn một cách đầy đủ nghĩa của chúng. Đức Thế Tôn đã nói tóm gọn chỉ cho việc diệt sáu nhập xứ, còn những điều khác sẽ nói là nhãn xứ diệt thì sắc tưởng sẽ lìa; và tai, mũi, lưỡi, thân, ý nhập xứ diệt, thì pháp tưởng sẽ lìa. Đức Thế Tôn nói gọn pháp này xong vào thất thiền định. Nay tôi đã vì các ông phân tích nghĩa này.”
Tôn giả A-nan nói nghĩa này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Tôn giả đã nói, hoan hỷ phụng hành.
KINH 212. BẤT PHÓNG DẬT[101]
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Ta không vì tất cả các Tỳ-kheo mà nói hành không buông lung[102], cũng chẳng phải không vì tất cả các Tỳ-kheo mà nói hành không buông lung.
“Ta không nhắm đến những hạng Tỳ-kheo nào để nói hành không buông lung? Nếu Tỳ-kheo đã chứng đắc A-la-hán, đã diệt tận các lậu, đã rời bỏ các gánh nặng, đã đạt được mục đích của mình, đã tận trừ các kết sử hữu[103], tâm chánh giải thoát; đối với hạng Tỳ-kheo như vậy, Ta không vì họ nói hạnh không buông lung. Vì sao? Vì các hàng Tỳ-kheo này đã hành không buông lung, nên không thể nào hành buông lung nữa. Nay Ta thấy các Tôn giả kia đã đạt được quả không buông lung, cho nên không phải vì họ mà nói hành không buông lung.
“Vì những hạng Tỳ-kheo nào mà nói hành không buông lung? Đó là hàng Tỳ-kheo còn ở học địa, tâm, ý chưa được tăng thượng an ổn, hướng đến an trụ Niết-bàn. Đối với những hàng Tỳ-kheo như vậy, Ta vì họ mà nói hành không buông lung. Vì sao? Vì hàng Tỳ-kheo này đang tập học các căn, tâm còn ái lạc theo các phương tiện sinh sống, gần gũi bạn lành, chẳng bao lâu các lậu được đoạn trừ, được vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát; ngay trong hiện tại tự tri tự tác chứng: ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những gì cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.’
“Vì sao? Vị kia, sau khi thấy sắc đáng được yêu thích và đắm trước được nhận thức bởi mắt; Tỳ-kheo này thấy rồi, không vui, không khen ngợi, không nhiễm, không trói đắm vào. Vì không vui, không khen ngợi, không nhiễm, không bị trói đắm vào, nên nỗ lực tinh tấn, thân tâm an chỉ, tịch tĩnh, tâm tuyệt đối an trụ không quên, thường định nhất tâm, pháp hỷ không lường, sớm được tam-muội Chánh thọ đệ nhất, không bao giờ bị thoái thất theo nơi mắt và sắc. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý và pháp cũng lại như vậy.”
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
KINH 213. PHÁP[104]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Ta sẽ vì các ông diễn nói hai pháp. Hãy lắng nghe và suy nghĩ kỹ. Hai pháp đó là gì? Nhãn và sắc là hai: tai và âm thanh, mũi và mùi, lưỡi và vị, thân và xúc, ý và pháp là hai. Đó gọi là hai pháp.
“Nếu có Sa-môn, Bà-la-môn nào nói như vầy: ‘Đây chẳng phải là hai. Hai pháp mà Sa-môn Cù-đàm nói, đó thật sự không phải là hai[105].’ Người kia nói hai pháp theo ý của mình, đấy chỉ có trên ngôn thuyết; khi hỏi đến thì sẽ không biết, khiến sẽ tăng thêm nghi hoặc cho họ, vì đây chẳng phải là cảnh giới của họ. Vì sao? Vì duyên vào mắt và sắc sanh ra nhãn thức, cả ba hòa hợp duyên lại thành xúc, duyên vào xúc sanh ra cảm thọ, hoặc khổ, hoặc vui, hoặc không khổ không vui. Nếu không biết như thật về sự tập khởi của cảm thọ, về sự diệt tận của cảm thọ, về vị ngọt của cảm thọ, về sự tai hại của cảm thọ, về sự xuất ly cảm thọ này, thì sẽ gieo trồng tham dục nơi thân xúc, sẽ gieo trồng sân nhuế nơi thân xúc, sẽ gieo trồng giới thủ về thân xúc, sẽ gieo trồng ngã kiến nơi thân xúc; cũng gieo trồng và làm tăng trưởng các ác pháp bất thiện. Thuần một tụ khổ lớn như vậy, đều từ sự tập khởi mà sanh ra. Cũng vậy, tai, mũi, lưỡi, thân, ý và pháp làm nhân duyên sanh ra ý thức. Cả ba chúng hòa hợp sanh ra xúc, nói chi tiết như trên.
“Lại nữa, khi nhãn duyên vào sắc sanh ra nhãn thức, cả ba chúng hòa hợp sanh ra xúc và xúc làm duyên sanh ra cảm thọ, hoặc khổ, hoặc vui, hoặc không khổ không vui. Khi đã biết về sự tập khởi của cảm thọ, về sự diệt tận của cảm thọ, về vị ngọt của cảm thọ, về sự tai hại của cảm thọ, về sự xuất ly của cảm thọ như vậy rồi, thì sẽ không gieo trồng tham dục nơi thân xúc, sẽ không gieo trồng sân nhuế nơi thân xúc, sẽ không gieo trồng giới thủ nơi thân xúc, sẽ không gieo trồng ngã kiến về thân xúc, sẽ không gieo trồng các pháp ác bất thiện. Như vậy các pháp ác bất thiện sẽ bị tiêu diệt và thuần một tụ khổ lớn cũng bị tiêu diệt. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý và pháp lại cũng như vậy.”
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
KINH 214. NHỊ PHÁP[106]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Có hai nhân duyên sanh ra thức. Những gì là hai? Đó là: mắt và sắc; tai và mũi; lưỡi và vị; thân và xúc; ý và pháp. Nói chi tiết như trên, cho đến… chẳng phải là cảnh giới của thọ.
“Vì sao? Vì mắt và sắc làm nhân duyên sanh ra nhãn thức, chúng là pháp hữu vi, vô thường, tâm duyên mà sanh; ba pháp này hòa hợp sanh ra xúc, xúc rồi sanh cảm thọ, cảm thọ rồi sanh tư, tư rồi sanh tưởng. Tất cả những pháp này là pháp hữu vi, vô thường, tâm duyên mà sanh, tức là: xúc, tưởng, tư. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý lại cũng như vậy.”
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
KINH 215. PHÚ-LƯU-NA[107]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Tôn giả Phú-lưu-na cùng các Tỳ-kheo đến chỗ Đức Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi đứng lui qua một bên, bạch Phật:
“Thế Tôn nói pháp hiện thấy, nói dập tắt sự rực cháy, nói không đợi thời, nói hướng đạo chân chánh, nói chính nơi đây mà thấy, nói duyên tự tâm mà giác ngộ[108]. Vậy, bạch Thế Tôn thế nào là pháp hiện thấy, cho đến duyên tự tâm mà giác ngộ?
Phật bảo Phú-lưu-na:
“Lành thay! Phú-lưu-na có thể hỏi những điều này. Này Phú-lưu-na, hãy lắng nghe và suy nghĩ kỹ, Ta sẽ vì ngươi mà nói.
“Này Phú-lưu-na, mắt thấy sắc rồi giác tri[109] sắc, giác tri sắc tham. Nếu bên trong ta có sự tham ái đối với sắc được nhận thức bởi mắt, thì biết như thật rằng bên trong ta có sự tham ái đối với sắc được nhận thức bởi mắt. Này Phú-lưu-na, nếu mắt thấy sắc rồi giác tri sắc, giác tri sắc tham, biết như thật rằng bên trong ta có sự tham ái đối với sắc được nhận thức bởi mắt. Đó gọi là pháp được hiện thấy[110].
“Thế nào là dập tắt sự rực cháy? Thế nào là không đợi thời? Thế nào là hướng đạo chân chánh? Thế nào là chính nơi đây mà thấy? Thế nào là duyên tự tâm mà giác ngộ?
“Này Phú-lưu-na, mắt thấy sắc rồi giác tri sắc, nhưng không khởi giác tri sắc tham; biết như thật rằng bên trong ta có sự tham ái đối với sắc được nhận thức nhưng không khởi giác tri sắc tham. Nếu Tỳ-kheo, Phú-lưu-na, khi mắt thấy sắc, rồi giác tri sắc, không khởi giác tri sắc tham và biết như thật về sắc, biết như thật là không khởi giác tri sắc tham; gọi đó là dập tắt sự rực cháy, không đợi thời, hướng đạo chân chánh, chính nơi đây mà thấy, duyên tự tâm mà giác ngộ. Tai, mũi, lưỡi, thân, ý lại cũng như vậy.”
Phật nói kinh này xong, Tỳ-kheo Phú-lưu-na nghe những gì Đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.
KINH 216. ĐẠI HẢI[111]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Nói biển lớn, đó là lời nói của người ngu nói, chứ không phải là lời nói của bậc Thánh. Biển lớn này chỉ là một ít nước thôi. Biển mà Thánh nói là cái gì? Đó là, sắc được nhận thức bởi mắt, đáng mong muốn, đáng yêu thích, chìm đắm tham lạc liên hệ nghiệp thân, khẩu, ý[112]; đó gọi là biển. Tất cả thế gian bao gồm chúng A-tu-la, cho đến trời, người tham lạc chìm đắm trong đó. Như trong ruột chó, như đống cỏ loạn[113]; đời này và đời khác được nối kết chằng chịt lại cũng như vậy. Đối với tiếng được nhận thức bởi tai, mùi được nhận thức bởi mũi, vị được nhận thức bởi lưỡi, xúc được nhận thức bởi thân, đời này và đời khác được nối kết chằng chịt lại cũng như vậy.”
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
Như nói về nghiệp thân, miệng, ý; tham, nhuế, si, già, bệnh, chết cũng nói chi tiết như vậy.
Giống như ba kinh nói về năm căn, ba kinh nói về sáu căn cũng như vậy.
KINH 217. ĐẠI HẢI (2)[114]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Nói biển lớn, đó là lời nói của người ngu nói, chứ không phải là lời nói của bậc Thánh. Bậc Thánh nói mắt là biển lớn của con người và sắc kia là sóng cả[115]. Nếu người nào chịu nổi sắc ba đào, thì sẽ vượt qua bờ bên kia của biển cả của mắt, với các sóng cả, các dòng xoáy, sâu trùng độc hại và nữ quỷ La-sát. Tai, mũi, lưỡi, thân, ý; chúng là biển cả của con người, âm thanh, mùi hương, vị, xúc chạm và pháp là sóng cả. Nếu ai kham chịu nổi pháp ba đào này, thì sẽ vượt qua bờ bên kia của biển cả của mắt, với các sóng cả, các dòng xoáy, sâu trùng độc hại và nữ quỷ La-sát.”
Bấy giờ, Đức Thế Tôn đọc bài kệ:
Biển cả sóng cuồn cuộn,
Quỷ, ác trùng, ghê sợ.
Khó vượt nhưng vượt được;
Vĩnh viễn đoạn tập khởi,
Dứt trừ tất cả khổ,
Không tái sanh đời khác.
Vĩnh viễn trụ Niết-bàn,
Không còn buông lung nữa.
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
KINH 218. KHỔ TẬP DIỆT[116]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Nay Ta sẽ vì các ông mà nói về con đường dẫn đến tập khởi của khổ và con đường dẫn đến diệt tận khổ[117]. Hãy lắng nghe và suy nghĩ kỹ, Ta sẽ vì các ông mà nói.
“Thế nào là con đường dẫn đến tập khởi khổ? Do duyên con mắt và sắc, nhãn thức phát sanh; ba sự hòa hợp sanh ra xúc; xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ, não. Khổ tập khởi như vậy. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý lại cũng như vậy. Đó gọi là con đường tập khởi của khổ.
“Thế nào là con đường dẫn đến diệt tận khổ? Do duyên con mắt và sắc, nhãn thức phát sanh; ba sự hòa hợp sanh ra xúc. Xúc diệt thì thọ diệt, thọ diệt thì ái diệt, ái diệt thì thủ diệt, thủ diệt thì hữu diệt, hữu diệt thì sanh diệt, sanh diệt thì già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ, não cũng diệt luôn, thuần một tụ khổ lớn như vậy bị tiêu diệt. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng như vậy. Đó gọi là con đường đưa đến sự diệt tận của khổ.”
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
KINH 219. NIẾT-BÀN ĐẠO TÍCH[118]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Nay Ta sẽ nói về con đường đưa đến Niết-bàn[119]. Vậy, thế nào là con đường đưa đến Niết-bàn? Quán sát mắt là vô thường. Quán sát sắc, nhãn thức và cảm thọ với khổ thọ, lạc thọ và phi khổ phi lạc thọ được cảm thọ bên trong phát sanh bởi nhân duyên nhãn xúc; chúng cũng đều là vô thường. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng lại như vậy. Đó gọi là con đường đưa đến Niết-bàn.”
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
KINH 220. TỢ THÚ NIẾT-BÀN ĐẠO TÍCH[120]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Có con đường tương tợ đưa đến Niết-bàn. Vậy, thế nào là con đường tương tợ đưa đến Niết-bàn? Quán sát mắt chẳng phải ngã. Quán sát sắc, nhãn thức và cảm thọ với khổ thọ, lạc thọ và phi khổ phi lạc thọ được cảm thọ bên trong phát sanh bởi nhân duyên nhãn xúc, chúng cũng được quán sát là vô thường[121]. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng lại như vậy. Đó gọi là con đường tương tợ đưa đến Niết-bàn.”
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
KINH 221. THỦ
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Có con đường đưa đến tất cả thủ. Vậy, thế nào là con đường đưa đến tất cả thủ? Duyên con mắt và sắc mà nhãn thức phát sanh; cả ba hòa hợp sanh ra xúc. Xúc làm duyên sanh ra cảm thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, vì được chấp thủ bởi thủ. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý, cũng vậy, vì được chấp thủ bởi thủ. Đó gọi là con đường đưa đến tất cả thủ.
“Thế nào là con đường đoạn tận tất cả thủ? Duyên con mắt và sắc mà nhãn thức phát sanh; cả ba hòa hợp nhau sanh ra xúc. Nếu xúc diệt thì thọ diệt, thọ diệt thì ái diệt, ái diệt thì thủ diệt. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng lại như vậy.”
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
KINH 222. TRI THỨC[122]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Nên biết tất cả pháp được liễu tri, tất cả pháp được nhận thức[123]. Hãy lắng nghe và suy nghĩ kỹ, Ta sẽ vì các ông mà nói.
Thế nào là tất cả pháp được liễu tri? Tất cả pháp được nhận thức? Này các Tỳ-kheo, mắt là pháp được liễu tri, được nhận thức. Sắc, nhãn thức và cảm thọ với khổ thọ, lạc thọ và phi khổ phi lạc thọ được cảm thọ bên trong phát sanh bởi nhân duyên nhãn xúc, tất cả chúng đều là pháp được liễu tri, được nhận thức. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng lại như vậy.”
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
KINH 223. ĐOẠN (1)[124]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Ta không nói có một pháp không được liễu tri, không được nhận thức, mà có thể cứu cánh biên tế khổ. Thế nào là không nói có một pháp không được liễu tri, không được nhận thức, mà cứu cánh biên tế khổ? Ta không nói, đối với mắt không được liễu tri, không được nhận thức, mà có thể cứu cánh biên tế khổ. Sắc, nhãn thức và cảm thọ với khổ thọ, lạc thọ và phi khổ phi lạc thọ được cảm thọ bên trong phát sanh bởi nhân duyên nhãn xúc, Ta không nói không được liễu tri, không được nhận thức, mà có thể cứu cánh biên tế khổ. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý lại cũng như vậy.”
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
KINH 224. ĐOẠN (2)[125]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Tất cả pháp dục cần phải đoạn trừ[126]. Vậy, thế nào là tất cả pháp dục cần phải đoạn trừ? Mắt là tất cả pháp dục cần phải đoạn trừ. Sắc, nhãn thức và cảm thọ với khổ thọ, lạc thọ và phi khổ phi lạc thọ được cảm thọ bên trong phát sanh bởi nhân duyên nhãn xúc, chúng là tất cả pháp dục cần phải đoạn trừ. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý lại cũng như vậy.”
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
KINH 225. ĐOẠN (3)[127]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Ta không nói rằng một pháp không được biết rõ, không bị đoạn trừ mà có thể cứu cánh biên tế khổ. Vậy, thế nào là không nói rằng một pháp không được biết rõ, không bị đoạn trừ mà có thể cứu cánh biên tế khổ? Ta không nói mắt không được biết rõ, không bị đoạn trừ mà có thể cứu cánh biên tế khổ. Sắc, nhãn thức và cảm thọ với khổ thọ, lạc thọ và phi khổ phi lạc thọ được cảm thọ bên trong phát sanh bởi nhân duyên nhãn xúc, tất cả chúng, Ta không nói, không được biết rõ, không bị đoạn trừ mà có thể cứu cánh biên tế khổ. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý lại cũng như vậy.”
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
KINH 226. KẾ (1)[128]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Nay Ta sẽ nói về sự đoạn trừ tất cả kế chấp[129]. Hãy lắng nghe và suy nghĩ kỹ, Ta sẽ vì các ông mà nói.
“Thế nào là không kế chấp? Không chấp sắc thấy là ngã, không chấp mắt là ngã sở, không chấp lệ thuộc vào nhau. Sắc, nhãn thức và cảm thọ với khổ thọ, lạc thọ và phi khổ phi lạc thọ được cảm thọ bên trong phát sanh bởi nhân duyên nhãn xúc, đối với chúng cũng không mê chấp lạc là ngã, là ngã sở, không chấp là tương thuộc[130]. Không chấp tai, mũi, lưỡi, thân, ý lại cũng như vậy.
“Người nào không chấp như vậy, đối với các pháp thế gian thường không có gì để chấp giữ. Vì không có gì để chấp giữ nên không có gì để đắm nhiễm. Vì không có gì để đắm nhiễm nên tự mình giác ngộ Niết-bàn: ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những gì cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa’.”
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
KINH 227. KẾ (2)[131]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Kế chấp là bệnh, kế chấp là ung nhọt, kế chấp là gai nhọn[132]. Như Lai vì không trụ kế chấp nên xa lìa bệnh, xa lìa ung nhọt, xa lìa gai nhọn. Cho nên này các Tỳ-kheo, nếu muốn cầu không trụ kế chấp, để xa lìa bệnh, xa lìa ung nhọt, xa lìa gai nhọn, thì Tỳ-kheo các ông chớ kế chấp mắt là ngã, là ngã sở, chớ kế chấp tương thuộc của mắt; chớ chấp sắc, nhãn thức và cảm thọ với khổ thọ, lạc thọ và phi khổ phi lạc thọ được cảm thọ bên trong phát sanh bởi nhân duyên nhãn xúc, cũng không chấp cho là ngã, là ngã sở, hay ở trong nhau. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý lại cũng như vậy.
Này các Tỳ-kheo, người nào không chấp như vậy, đối với mắt sẽ không có gì để chấp giữ. Vì không có gì để giữ, nên không có gì để đắm nhiễm. Vì không có gì để đắm nhiễm nên tự mình giác ngộ Niết-bàn: ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những gì cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.’”
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
Như mắt… đã nói trên, còn tất cả những nội dung khác cũng như vậy.
KINH 228. TĂNG TRƯỞNG
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Nay Ta sẽ nói về pháp tăng trưởng và pháp tổn diệt. Thế nào là pháp tăng trưởng? Duyên con mắt và sắc mà nhãn thức phát sanh; cả ba hòa hợp nhau sanh ra xúc. Xúc làm duyên sanh ra cảm thọ... (nói chi tiết đầy đủ cho đến…), thuần một tụ khổ lớn. Đó gọi là pháp tăng trưởng. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý lại cũng như vậy, đó gọi là pháp tăng trưởng.
“Thế nào là pháp tổn diệt? Duyên con mắt và sắc mà nhãn thức phát sanh, cả ba hòa hợp nhau sanh ra xúc. Xúc diệt thì thọ diệt, chi tiết cho đến… thuần một tụ khổ lớn bị diệt tận. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng lại như vậy, đó gọi là pháp tổn diệt.”
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
Như pháp tăng trưởng và tổn diệt, thì pháp khởi, pháp xứ, pháp biến dịch, pháp tập khởi, pháp diệt tận cũng dạy như trên.
KINH 229. HỮU LẬU VÔ LẬU
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Nay Ta sẽ nói về pháp hữu lậu và pháp vô lậu. Vậy, thế nào là pháp hữu lậu? Sắc, nhãn thức và cảm thọ với khổ thọ, lạc thọ và phi khổ phi lạc thọ được cảm thọ bên trong phát sanh bởi nhân duyên nhãn xúc. Tai, mũi, lưỡi, thân, ý, pháp, ý thức, ý xúc và cảm thọ với khổ thọ, lạc thọ và phi khổ phi lạc thọ được cảm thọ bên trong phát sanh bởi nhân duyên ý xúc; thuộc thế tục, nên gọi là pháp hữu lậu.
“Thế nào là pháp vô lậu? Là vượt ra ngoài thế gian ý, hoặc pháp, ý thức, ý xúc và cảm thọ với khổ thọ, lạc thọ và phi khổ phi lạc thọ được cảm thọ bên trong phát sanh bởi nhân duyên ý xúc, thuộc xuất thế gian, nên gọi là pháp vô lậu.”
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.


Chú thích:
[1]. Ấn Thuận, tụng 2: Lục nhập xứ, một tương ưng duy nhất: “2 Tương ưng Nhập xứ”, gồm hai trăm tám mươi lăm (285) kinh (Đại Chánh hai trăm năm mươi sáu (256) kinh: 188-342). Phần lớn tương đương Pāli, S. 35. Salāyatana-samyutta. Đại Chánh, quyển 8, kinh 188, tương đương Pāli, S. 35. 157-158 Nandikkhaya; S. 35. 170-81. Yadanicca; 35. 185 Ajjhata.
[2]. Pāli: nandirāgakkhayā cittaṃ suvimuttan ti vuccati, do hỷ tham bị đoạn tận nên tâm được nói là hoàn toàn giải thoát.
[3]. Pāli, S. 35. 157-158. Nandikkhaya.
[4]. Pāli: yoniso manasikāro, như lý tác ý.
[5]. Pāli, S. 35. 26-27. Parijānanā.
[6]. Bất thức, bất tri, bất đoạn, bất ly dục 不識,不知,不斷,不離欲. Pāli: anabhijānaṃ aparijānaṃ avirājayaṃ appajahaṃ, không thắng tri, không biến tri, không ly dục, không đoạn trừ.
[7]. Nội dung gần với kinh trên.
[8]. Xem cht.6 kinh 190.
[9]. Pāli, S. 35. 21-22. Uppādena.
[10]. Tham chiếu kinh 194.
[11]. Pāli, S. 35. 19-20. Abhinandena.
[12]. Pāli: yo bhikkhave cakkhuṃ abhinandati dukkhaṃ so abhinandati, ai thích sắc thì người đó thích khổ.
[13]. Pāli, S. 35. 1-12. Anicca v.v...
[14]. Pāli, S. 35. 43. Anicca.
[15]. Trong bản Pāli: sabbaṃ bhikkhave aniccam.
[16]. Pāli: cakkhusam phasso anicco, xúc của con mắt là vô thường.
[17]. Pāli: cakkhusam phassa paccayā, do bởi duyên là xúc của con mắt.
[18]. Cf. S. 35. 44. Dukkha.
[19]. S. 35. 85. Suñña.
[20]. S. 35. 45. Anattā.
[21]. S. 35. 40. Vaya; Pāli: sabbam bhikkhave vaya-dhammam: tất cả đều là pháp hoại diệt. Bản Hán hiểu là mayakammam (nghiệp hư vọng).
[22]. S. 35. 39. Khaya.
[23]. S. 35. 33. Jāti.
[24]. S. 35. 34. Jarā.
[25]. S. 35. 35. Vyādhi.
[26]. S. 35. 36. Maraṅa.
[27]. S. 35. 37. Soko.
[28]. S. 35. 38. Saṃkilesa.
[29]. S. 35. 41. Samudaya.
[30]. S. 35. 42. Nirodha.
[31]. S. 35. 46. Abhiññeyya (cần được thắng tri).
[32]. S. 35. 49. 47. Pariññeyya (Biến tri).
[33]. S. 35. 48. Pahātabba.
[34]. S. 35. 50. Abhiññāpariññeyya.
[35]. S. 35. 49. Sacchikātabba.
[36]. S. 35. 28. Āditta.
[37]. Pāli, S. 35. 28. Āditta.
[38]. Già-xà Thị-lợi-sa chi-đề. Pāli: gayāyaṃ viharati gayāsīse, trú tại thôn Gāya, trên núi Gàyasìsa (Tượng đầu sơn).
[39]. Tam chủng thị hiện giáo hóa 三種示現教化; cũng gọi là tam thị đạo 三示道, Xem Tập Dị Môn Túc Luận 3: thần biến thị đạo, ký tâm thị đạo, giáo giới thị đạo; xem Trường A-hàm kinh 24. Xem D. 11. Kevaddha, tīṇi pāṭihāriyāni: iddhi-pāṭihāriyaṃ, ādesanā-pāṭihāriyaṃ, anusāsani-pāṭihāriyaṃ.
[40]. Thiền định chánh thọ 禪定正受, hay tam-muội chánh thọ, tam-muội đẳng chí, chỉ năng lực thiền định. Pāli: samādhi-samāpatti.
[41]. Hỏa tam-muội 火三昧, năng lực thiền định làm thân thể bốc lửa.
[42]. Pāli: sabbaṃ bhikkhave ādittaṃ.
[43]. Pāli, S. 18. 21. Anusaya (tùy miên); 22. 91. Rāhula.
[44]. Pāli: imasmiṃ savīññāṇahe kāye, trong thân có thức này.
[45]. Ngã ngã sở ngã mạn sử hệ trước, 我我所我慢使繫著. Pāli: ahaṃkā-mamaṃkāra-mānānusayā, các tùy miên tác thành ý tưởng về tôi, về của tôi.
[46]. Vô gián đẳng 正無間等. Pāli: abhisamaya, hiện quán hay hiện chứng; xem cht.67, kinh 23.
[47]. Gồm bảy kinh: 1. Ngoại nhập xứ; 2. Nhãn thức v.v...; 3. Nhãn xúc v.v...; 4. Thọ sanh bởi nhãn xúc v.v...; 5. Tưởng sanh bởi nhãn xúc v.v...; 6. Tư sanh bởi nhãn xúc v.v...; 7. Ái sanh bởi nhãn xúc v.v...
[48]. Pāli, S. 18. 22. Apagata; 22. 92. Rāhula.
[49]. Việt ư nhị 越於二; đây chỉ vượt qua hai mạn tùy miên: ngã mạn và ngã sở mạn. Pāli: ahaṃkāra-mamaṃakāra-mānāpagtaṃ mānasaṃ hoti vidhā samatikkantaṃ santaṃ suvimuttnti, ý thoát ly ngã mạn và ngã sở mạn, vượt ngoài các tướng trạng sai biệt, an tĩnh, giải thoát.
[50]. Trong để bản: thọ 受 . Theo kinh 198 trên, sửa lại cho đủ bảy kinh.
[51]. Pāli, S. 35. 121. Rāhula.
[52]. Trong bản, tộc tánh tử 族姓子.
[53]. Trong bản Pāli (S. 35. 121), Phật nhận xét: paripakkā kho rāhulassa vimuttaparipācaniyā dhammā; yaṃ nūnāhaṃ rāhulaṃ uttariṃ āsavānaṃ khaye vineyyan ti, đối với Rāhula, các pháp cần thành thục đã được thành thục; vậy Ta hãy hướng dẫn Rāhula vào trong lậu tận vô thượng.
[54]. Ni-đà-na 尼陀那. Pāli: nidāna, nhân duyên, hay nguyên nhân, mối quan hệ, hay nguồn gốc phát sanh của một cái gì.
[55]. Nguyên bản: hậu trụ 後住, Ấn Thuận sửa lại tuấn thâu 浚收 chảy rót vào.
[56]. Xem cht.53 trên.
[57]. Pāli, S. 35. 53-59. Avijjā v.v…
[58]. Pāli, S. 35. 56: āsāva pahīyantīti, các lậu bị đoạn trừ.
[59]. Pāli, S. 35. 54. Saṃyojana-pahānaṃ, đoạn trừ kết sử.
[60]. Pāli, S. 35. 55. Saṃyojana-samugghātaṃ, đoạn triệt kết sử.
[61]. Sử 使, hay tùy miên 隨眠, Pāli: anusaya.
[62]. Tùy phiền não, 隨煩惱 , nguyên Hán: thượng phiền não 上煩惱. Pāli: upakilesa.
[63]. Kết, 結 đây chỉ bốn phược hay bốn thân hệ; Trường A-hàm, kinh 9, Tập Dị Môn Túc Luận: tham thân hệ, sân thân hệ, giới cấm thủ thân hệ (ràng buộc với thân), thử thật chấp thủ thân hệ (chấp thủ cái này là có thật); D. 33. Saṅgiti: cattā āro ganthā, abhijjhā-kāya-ganho, vyāpādo kāya-gantho, sīlabbata-parāmāso kāyagantho, idaṃcābhiniveso kāyagantho.
[64]. Chư lưu 諸流 có lẽ chỉ bốn bộc lưu (dòng xoáy), Trường A-hàm kinh 9: “Chúng tập”: dục bộc lưu, hữu bộc lưu, kiến bộc lưu, vô minh bộc lưu. Pāli, D. 33. Saṅgitī: cattāro oghā, kāmogho bhavogho diṭṭhogho avijjogho.
[65]. Có bốn ách: dục ách, hữu ách, kiến ách, vô minh ách. Pāli: cattāro yogā, kāma-yogo, bhava-yogo, diṭṭhi-yogo, avijja-yogo.
[66]. Bốn thủ: dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ, ngã ngữ thủ. Pāli: cattāri upādānāni, kāmūpādānaṃ, diṭṭhūpādānaṃ, sīlabbatūpādānaṃ, attavādūpādānaṃ.
[67]. Pāli, S. 35. 166. Attano.
[68]. Có thể đoạn một pháp. Pāli, S. 35. 79-80: Avijjāpahāna.
[69]. Kỳ-bà Câu-ma-la dược sư 耆婆拘摩羅藥師. Pāli: Jīvaka-Komāra-bhaccambavana, vườn xoài của nhi khoa y sư Jīvaka.
[70]. Pāli: atthi... eko dhammo yassa pahānā bhikkhuno avijjā pahīyati, có một pháp mà Tỳ-kheo nào đoạn trừ, vô minh bị đoạn trừ.
[71]. Pāli, S. 35. 79: avijjā pahīyati, vijjā uppajjati, vô minh bị đoạn trừ, minh sinh khởi. Bản Hán đọc là: avijjāvirago, ly tham đối với vô minh.
[72]. Xem kinh 203 trên.
[73]. Xem cht.69, kinh 203.
[74]. Pāli: udāna, cảm hưởng, tự thuyết.
[75]. Xem cht.69, kinh 203.
[76]. Dị phần 異分. Pāli: aññathābhāvi (biến thái).
[77]. Pāli, S. 35. 160. Jīvakambavane; 35. 100. Paṭisallānā.
[78]. Trong bản Pāli, khu vườn này tại thành Vương xá: Rājagahe... Jīvakambavane.
[79]. Phương tiện thiền tư, 方便禪思 chuyên cần tu tập ở nơi thanh vắng, chuyên tâm tu tập trầm tư mặc tưởng. Pāli: paṭisallāne bhikkhave yogam āpajjatha.
[80]. Như thật tri hiển hiện 如實知顯現. Pāli: yathābhūtaṃ pakkhayati, được hiển hiển một cách trung thực (như thực).
[81]. Pāli, S. 35. 159. Jīvakambavane; 35. 99. Samādhi.
[82]. Xem cht.69, kinh 203.
[83]. Pāli: samāhito bhikkhave bhikkhu yathābhūtaṃ pajānāti, Tỳ-kheo tập trung tư tưởng, thì nhận thức một cách như thật.
[84]. Pāli, S. 35. 10-12. Anicca,v.v…
[85]. Xem cht.69, kinh 203.
[86]. Hán: hướng yếm 向厭, Ấn Thuận sửa lại: hướng diệt 向滅, hướng đến diệt tận.
[87]. Pāli, hai kinh: S. 35. 8: Dukkham, 35. 9: Anattā.
[88]. Pāli, ba kinh: S. 35. 10: Bāhirāniccā; 35. 11: Bāhirādukkhā; 35. 12: Bāhirānattā.
[89]. Pāli, S. 35. 71-73. Chaphassāyatanikā (Sáu xúc xứ).
[90]. Xem cht.69, kinh 203.
[91]. Pāli, S. 35. 135. Saṅgayha (Chấp trước).
[92]. Xem cht.69, kinh 203.
[93]. Pāli: lābhā vo, bhikkhave, suladdhaṃ vo, bhikkhave, khaṇo vo paṭiladdho brahmacariyavāsāya, các Tỳ-kheo, đây là điều lợi đắc của các ngươi; đây là điều thiện lợi của các ngươi. Các Tỳ-kheo, các ngươi có cơ hội để sống cuộc đời phạm hạnh.
[94]. Lục xúc nhập xứ, 六觸入處, tên gọi một địa ngục. Pāli: diṭṭhā mayā bhikkhave chaphassāyatanikā nāma nirayā. Này các Tỳ-kheo, Ta thấy có địa ngục tên là Sáu xúc xứ.
[95]. Pāli: chaphassāyatanikā nāma saggā.
[96]. Pāli, S. 35. 117. Lokakāmaguṇa.
[97]. Xem cht.69, kinh 203.
[98]. Trong nguyên bản, a-nậu-đa-la tam-miệu-tam-bồ-đề 阿耨多羅三藐三菩提.
[99]. Pāli: se āyatane veditabbe, các xứ này cần được biết rõ.
[100]. Pāli: cakkhu ca nirujjhati, rūpasaññā ca nirujjhati, mắt bị diệt và sắc tưởng bị diệt.
[101]. Không buông lung. Pāli, S. 35. 134. Devadahakhaṇa.
[102]. Pāli: nāhaṃ, bhikkhave, sabbesaṃyeva bhikkhūnaṃ chasu phassāyatanesu appamādena karaṇīyanti vadāmi, các Tỳ-kheo, Ta không nói rằng hết thảy các Tỳ-kheo cần phải thực hành không buông lung nơi sáu xúc xứ.
[103]. Hán: hữu kết, 有結 chỉ các phiền não dẫn đến tái sanh. Pāli: bhavasaṃyojana.
[104]. Pāli, S. 35. 92. Dvayaṃ.
[105]. Pāli: aham etaṃ dvayaṃ paccakhāya aññaṃ dvayaṃ paññapessamī ti, “Tôi loại bỏ qua hai pháp này mà sẽ công bố hai pháp khác”.
[106]. Pāli, S. 35. 93. Dvayaṃ.
[107]. Pāli, S. 35. 88. Puṇṇa.
[108]. Hán: hiện pháp, xí nhiên, bất đãi thời, chánh hướng, tức thử kiến, duyên tự giác 現法, 熾然, 不待時, 正向, 即此見, 緣自覺; các phẩm tính của Chánh pháp; định cú theo Pāli: svākkhāto bhagavatā dhammo sandiṭṭhikio akāliko ehi-passiko opnayiko paccattaṃ veditabbo viññuhī ti. Hán dịch, Phẩm Loại Túc Luận 2: thiện thuyết, hiện kiến, vô nhiệt, ứng thời, dẫn đạo, cận quán, trí giả nội chứng; tham chiếu Du-già Sư Địa Luận 8 (Đại 30, tr.766c): hiện kiến, vô xí nhiên, ứng thời, dẫn đạo, duy thử kiến, nội sở chứng.
[109]. Giác tri 覺知, tức được cảm thọ, cảm nhận. Pāli: vedayita.
[110]. Hiện kiến pháp 現見法, ở trên Hán dịch là hiện pháp. Pāli: sandiṭṭhiko.
[111]. Pāli, S. 35. 188. Samudda.
[112]. Pāli: cakkhuviññeyyā rūpā iṭṭhā (...) kāmūpasaṃhitā, sắc được nhận thức bởi mắt, khả ái... liên hệ đến dục. Bản Hán đọc: kammūpasaṃhitā, liên hệ nghiệp.
[113]. Pāli: tantākulakajātā kulagaṇṭhikajātā muñjapabbajabhutā, giống như cuộn chỉ rối, như vật sình thối được che đậy, như cỏ muñja, cỏ pabbaja.
[114]. Pāli, S. 35. 187. Samudda.
[115]. Pāli: tassa rūpamayo vego, dòng nước chảy xiết của nó được tạo thành bởi sắc.
[116]. Pāli, S. 35. 106. Dukkha.
[117]. Khổ tập đạo tích, khổ diệt đạo tích 苦集道跡, 苦滅道跡. Pāli: dukkhassa bhikkhave samadayañ ca atthaṅgamañ ca dessāmi, Ta sẽ nói về sự nổi lên và sự chìm xuống (sanh khởi và diệt tận) của khổ.
[118]. Pāli, S. 35. 146. Sappāya (thể nghiệm).
[119]. Niết-bàn đạo tích 涅槃道跡. Pāli: nibbānasappāyaṃ vo bhikkhace paṭipadaṃ dessāmi, Ta sẽ nói về con đường dẫn đến thể nghiệm Niết-bàn.
[120]. Con đường tương tợ (gần giống) dẫn đến Niết-bàn. Pāli, S. 35. 147-149. Sappāya.
[121]. Trong nguyên bản: vô thường 無常, Ấn Thuận sửa lại là phi ngã 非我
[122]. Pāli, S. 35. 26-27. Parijāna.
[123]. Tri pháp, thức pháp, 知法, 識法. Bản Pāli: anabhijānaṃ, aparijānaṃ: không được thắng tri (nhận thức rõ ràng), không được biến tri (nhận thức toàn diện).
[124]. Pāli, xem kinh 222.
[125]. Pāli, S. 35. 24-25. Pahāna.
[126]. Hán: nhất thiết dục pháp 一切欲法. Bản Pāli: sabbappahānāya vo bhikkhave dhammaṃ dessāmi, Ta sẽ nói cho các ngươi pháp cần để đoạn trừ triệt để.
[127]. Pāli, xem kinh 224.
[128]. Tức phân biệt chấp trước. Pāli, S. 35. 90-91. Eja (dao động, bị kích thích bởi sự dụ hoặc).
[129]. Pāli: ejā, sự dao động. Sớ giải Pāli nói, ejā tức taṇhā (khát ái).
[130]. Hán: bất kế lạc tương lạc 不計樂相樂, xem kinh 227. Pāli: tasmimpi na maññeyya taṃ meti na maññeyya: không ở nơi đây (khổ, lạc) mà tư duy; không y theo đây mà tư duy; cũng không tư duy nó là của tôi.
[131]. Pāli, xem kinh 226.
[132]. Kế giả thị bệnh 計者是病. Pāli: ejā bhikkhave rogo ejā gaiḍo ejā sallaṃ, động tham (kích thích bởi tham dục) là bệnh; động tham là gai nhọn; động tham là mũi tên độc. Xem cht.129, kinh 226 trên.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 50 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Bức Thành Biên Giới


Đức Phật và chúng đệ tử


Phật Giáo Yếu Lược


Phật giáo và Con người

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.139.87.151 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập