Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Thuyết Bát Chánh Đạo Kinh [佛說八正道經] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Thuyết Bát Chánh Đạo Kinh [佛說八正道經]

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.05 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.09 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Tám Con Đường Chính Đúng

Việt dịch: Huyền Thanh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Nghe như vầy. Một thời Đức Phật ngự trong vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc
(Jeṭavaṇe’nāthapiṇḍadasyārāma) tại nước Xá-Vệ (Śrāvastya).
Đức Phật bảo các Đệ Tử: “Hãy lắng nghe ! Ta nói về con đường sai lệch (tà đạo),
cũng nói về con đường chính đúng (chính đạo).
Nhóm nào là con đường sai lệch ? Chẳng nhìn thấy chân thật không có sai
lầm (bất đế kiến), chẳng nghĩ nhớ chân thật không có sai lầm (bất đế niệm), chẳng
nói năng chân thật không có sai lầm (bất đế ngữ), chẳng sửa trị chân thật không
có sai lầm (bất đế trị), chẳng mong cầu chân thật không có sai lầm (bất đế cầu),
chẳng thực hành chân thật không có sai lầm (bất đế hành), chẳng khởi Ý chân
thật không có sai lầm (bất đế ý), chẳng an định chân thật không có sai lầm (bất đế
định). Đây là con đường thực hành tám điều sai lệch.
Nhóm nào là con đường thực hành tám điều chính đúng ?
1_ Nhìn thấy chân thật không có sai lầm (đế kiến). Đế Kiến là nhóm nào ? Tin
vào sự bố thí, tin vào sự lễ lạy (Lễ: biểu đạt cho hành vi của ý cung kính), tin vào đền
miếu cúng tế (Từ). Tin vào hành động Thiện Ác, Phước tự nhiên. Tin tưởng cha mẹ,
tin tưởng Đạo Nhân trong thiên hạ, tin tưởng mong cầu Đạo, tin tưởng sự thực hành
chân thật không có sai lầm (đế hành), tin tưởng sự thọ nhận chân thật không có
sai lầm (đế thọ). Đời này đời sau tự thông tuệ (hiệt), được chứng, tự thành. Liền đem
thông báo, nói đây là Đế Kiến.
2_ Nghĩ nhớ chân thật không có sai lầm (đế niệm) là nhóm nào ? Nơi mà Ý đã
vứt bỏ tham dục, vứt bỏ nhà cửa, chẳng cáu giận (sân) tức giận (khuể) giận dữ (nộ),
chẳng xâm phạm lẫn nhau. Đây là Đế Niệm.
3_ Nói năng chân thật không có sai lầm (đế ngữ) là nhóm nào ? Chẳng nói lời ly
gián (lưỡng thiệt: Paiśunya), chẳng đem chuyện của người này nói cho người khác
biết (truyền ngữ), chẳng mắng chửi độc ác (ác mạ), chẳng nói dối (vọng ngữ). Đây là
Đế Ngữ.
4_ Thực hành chân thật không có sai lầm (đế hành) là nhóm nào ? Chẳng sát
sinh, trộm cắp, tà dâm. Đây là Đế Hành.
5_ Thọ nhận chân thật không có sai lầm (đế thọ) là nhóm nào ? Là nghe có Đạo
thì Pháp (Dharma) mà Đệ Tử mong cầu chẳng phải là Phi Pháp (trái ngược với pháp
luật, không hợp với khuôn mẫu, chẳng tốt lành). Cơm , thức ăn, giường nằm, bệnh tật,
gầy ốm thì Pháp chân chính mong cầu chẳng thể là Phi Pháp. Đây là Đế Thọ.
6_ Sửa trị chân thật không có sai lầm (đế trị) là nhóm nào ? Ý sinh tử cùng hợp
với Hạnh Tinh Tiến đã thực hành, dốc sức thực hành Nhân Duyên liền tinh tiến chẳng
chán, gìn giữ Ý. Đây là Đế Trị.
7_ Ý chân thật không có sai lầm (đế ý) là nhóm nào ? Hành sinh tử hợp với ý
niệm. Hướng ý niệm chẳng sằng bậy chẳng cộng chung với ý mong cầu. Đây là Đế Ý.8_ An định chân thật không có sai lầm (đế định) là nhóm nào ? Ý sinh tử hợp với
sự nghĩ nhớ, dừng hình Tướng, dừng sự hộ giúp. Đã dừng lại (dĩ chỉ), tụ họp dừng lại
(tụ chỉ) thì chẳng thể làm chẳng thể gây ra hết thảy tội, chẳng bị rơi vào Trung Đình
(Bộ phận ngay chính giữa bên dưới thềm bậc ở phía trước miếu đình…Ý nói là không
bị rơi khỏi Đạo giải thoát). Đây gọi là Đế Định.
Này Tỳ Khưu ! Hết thảy Đệ Tử của Đạo nên thọ nhận đường lối chân thật không
sai lầm (đế đạo) của tám loại Hạnh này. Như thuyết thực hành thì có thể được hiểu
biết tám lối nẻo của Đạo.
1_ Nhìn thấy chân thật không có sai lầm (đế kiến).Tin vào sự bố thí thì đời sau
được Phước đầy đủ. Tin vào sự lễ lạy thì nhìn thấy Sa Môn, Đạo Nhân liền làm lễ cầu
Phước. Tin tưởng đền miếu thì treo lụa màu, đốt hương, rải hoa, thắp đèn. Tin vào
mười điều Thiện đã làm thì đây là tự nhiên được Phước. Tin tưởng cha mẹ thì tin
vào sự hiếu thuận. Tin tưởng Đạo Nhân trong Thiên Hạ thì vui nhận Kinh. Tin
tưởng sự mong cầu Đạo để thực hành Đạo. Tin vào sự thực hành chân thật không
có sai lầm (đế hành) thì chặt đứt được Ý ác. Tin tưởng sự thọ nhận chân thật chẳng
sai lầm (đế thọ) thì chẳng phạm Giới. Đời này đời sau tự thông tuệ, vì được thông tuệ
cho nên hay dạy bảo người được chứng.Tự thành thì hay thành người.Hay thành tựu
cho người khác, liền báo nói cho nhau biết.
2_ Nghĩ nhớ chân thật không có sai lầm (đế niệm). Điều mà Ý đã khởi là Tâm Ý
mê loạn (thất ý). Muốn vứt bỏ nhà cửa là nghĩ nhớ đến Đạo. Chẳng cáu giận, tức
giận, giận dữ là Nhẫn Nhục. Chẳng xâm phạm lẫn nhau là Ý ngay thẳng chính
đúng.
3_ Nói năng chân thật không có sai lầm (đế ngữ). Chẳng mắng chửi ác độc,
chẳng phạm vào bốn lỗi của cái miệng, chỉ nói đến điều thiết yếu chân thật không sai
lầm của Đạo Phẩm.
4_ Thực hành chân thật không sai lầm (đế hành). Chẳng sát sinh, trộm cắp, tà
dâm mà thực hành niềm tin chân thành (thành tín)
5_ Mong cầu chân thật không có sai lầm (đế cầu) là chỉ mong cầu một cái áo,
một bữa ăn là cách chữa trị rẻ nhất (tiện y).
6_ Sửa trị chân thật không có sai lầm (đế trị) là hướng đến Tam Thập Thất
Phẩm Kinh (Kinh dạy về 37 Phẩm trợ đạo)
7_ Ý chân thật không có sai lầm (đế ý) là hàng ngày tăng thêm Tam Thập Thất
Phẩm Kinh chẳng lìa Ý.
8_ Dừng lại chân thật không có sai lầm (đế chỉ) là chẳng quên Nhân Duyên. Sự
dừng lại thường quay lại Ý hộ giúp. Đã dừng lại thì tất cả không có chỗ bị phạm, tụ
họp dừng lại thì được Phước Đạo (Puṇya-mārga)
Đức Phật nói điều này xong, (thời Đại Chúng) đều rất vui vẻ
PHẬT NÓI KINH TÁM CON ĐƯỜNG CHÍNH ĐÚNG
_Hết_

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.191.68.112 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập