Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Đúng thật như thế, chính tôi được nghe: Một thời, Đức Phật an trú tại núi Kì-xà-quật, thành Vương Xá. Sáng sớm một ngày nọ, Đức Thế Tôn đắp y, ôm bát rời núi Kì-xà-quật vào thành Vương Xá khất thực. Bấy giờ, A-chi-la Ca-diếp có chút việc riêng, nên ra khỏi thành, hướng về núi Kì-xà-quật. Trông thấy Đức Phật từ xa, Ca-diếp vội đến trước Ngài thưa:
- Kính bạch Cù-đàm! Con có điều muốn hỏi, Ngài có rảnh để giải đáp cho con không?
Đức Phật bảo A-chi-la Ca-diếp:
- Giờ này không phải lúc bàn luận, Ta đang vào thành khất thực, khi trở về Ta sẽ giảng giải cho ông!
A-chi-la Ca-diếp khẩn cầu lần thứ hai, Đức Phật cũng nói như vậy. Lần thứ ba, A-chi-la Ca-diếp thưa:
- Kính bạch Cù-đàm! Sao Ngài lại làm khó con? Tại sao có việc khác lạ như thế? Nay con có điều muốn thưa hỏi, xin Ngài hãy vì con mà giải đáp!
Đức Phật bảo A-chi-la Ca-diếp:
- Vậy tùy ý ông thưa hỏi!
A-chi-la Ca-diếp thưa:
- Kính bạch Cù-đàm! Phải chăng khổ là do tự mình tạo?
Đức Phật bảo A-chi-la Ca-diếp:
- Ta không nói khổ là do tự mình tạo.
Vi-a-chi-la Ca-diếp lại thưa:
- Kính bạch Cù-đàm! Khổ là do người khác tạo chăng?
Đức Phật bảo A-chi-la Ca-diếp:
- Ta cũng không nói khổ là do người khác tạo.
A-chi-la Ca-diếp lại thưa:
- Kính bạch Cù-đàm! Khổ là do tự mình và người khác tạo chăng?
Đức Phật bảo A-chi-la Ca-diếp:
- Ta cũng không nói khổ là do mình và người khác tạo.
A-chi-la Ca-diếp lại thưa:
- Kính bạch Cù-đàm! Khổ chẳng phải do tự mình tạo, chẳng phải do người khác tạo, vậy khổ không có nhân tạo ra ư?
Đức Phật bảo A-chi-la Ca-diếp:
- Ta cũng không nói khổ chẳng phải do mình tạo, chẳng phải do người khác tạo, khổ không có nhân tạo ra!
A-chi-la Ca-diếp lại thưa:
- Kính bạch Cù-đàm! Con hỏi “Khổ là do tự mình tạo”, Ngài đáp là không nói điều này. Con hỏi “Khổ là do người khác tạo; do tự mình và người khác tạo; chẳng phải do tự mình chẳng phải do người khác, không nguyên nhân tạo”, Ngài cũng đáp là không nói điều này. Vậy nay không có cái khổ này sao?
Đức Phật bảo A-chi-la Ca-diếp:
- Chẳng phải không có khổ này mà nhất định có cái khổ này.
- Hay thay! Kính bạch Cù-đàm! Ngài nói có cái khổ này, vậy xin Ngài hãy vì con mà thuyết pháp để con biết rõ khổ, thấy rõ khổ!
Đức Phật bảo A-chi-la Ca-diếp:
- Nếu thụ là tự mình cảm thụ thì Ta nên nói khổ là do tự mình tạo. Nếu người khác thụ thì người khác tức là người thụ, thì ta nên nói khổ là do người khác tạo. Nếu thụ mà vừa tự mình thụ, lại người khác thụ và chịu khổ, thì như thế là do tự mình và người khác tạo, Ta cũng không nói như vậy. Nếu không phải do mình, do người, không có nhân mà sinh ra khổ, thì Ta cũng không nói như vậy. Như Lai lìa các bên như thế mà thuyết trung đạo, tức là vì cái này có nên cái kia có, vì cái này sinh nên cái kia sinh. Nghĩa là duyên vô minh mới có hành, cho đến cái khối toàn là khổ lớn tụ hội sinh; vô minh diệt thì hành diệt, cho đến cái khối toàn là khổ lớn tụ hội diệt.
Đức Phật nói kinh này xong, A-chi-la Ca-diếp liền lìa trần cấu, được Pháp nhãn tịnh. A-chi-la Ca-diếp đã thấy pháp, đắc pháp, biết pháp, thâm nhập pháp, dứt hết mọi nghi ngờ, không từ người khác mà biết, không từ người khác mà độ thoát, đối với chính pháp luật, tâm không còn sợ hãi nên chắp tay bạch Phật:
- Kính bạch Thế Tôn! Nay con đã được Ngài hóa độ, từ hôm nay con xin quy y Phật, quy y pháp, quy y tăng, suốt đời làm ưu-bà-tắc. Kính xin Ngài chứng biết cho con!
A-chi-la Ca-diếp nghe Đức Phật dạy xong, vui mừng đỉnh lễ rồi đi.
Sau khi từ giã Đức Phật không lâu, A-chi-la Ca-diếp bị một con trâu mẹ bảo vệ nghé con húc chết. Lúc mạng chung, các căn của ông thanh tịnh, sắc mặt tươi sáng.
Bấy giờ, Thế Tôn vào thành khất thực. Lúc ấy cũng có nhiều tì-kheo vào thành Vương Xá khất thực, nghe đồn A-chi-la Ca-diếp sau khi nghe pháp từ Thế Tôn, từ giã ra đi chẳng bao lâu thì bị một con trâu mẹ húc chết. Khi mạng chung các căn của ông thanh tịnh, sắc mặt tươi sáng. Các tì-kheo khất thực xong trở về, thu cất y bát, rửa chân, đến chỗ Phật, cúi đầu đỉnh lễ chân Phật, rồi ngồi qua một bên, thưa:
- Kính bạch Thế Tôn! Sáng sớm hôm nay, con và nhiều tì-kheo vào thành khất thực, nghe chuyện A-chi-la Ca-diếp sau khi được nghe Thế Tôn giảng pháp và luật ra về, chẳng bao lâu thì bị một con trâu mẹ bảo vệ nghé con húc chết. Lúc ông ấy từ trần, các căn thanh tịnh, sắc mặt tươi sáng. Bạch Thế Tôn! A-chi-la Ca-diếp sinh vào cõi nào, thụ sinh nơi đâu và có sở đắc gì?
Phật bảo các Tì-kheo:
- Ông ấy đã thấy pháp, biết pháp, ở nơi pháp mà không chấp thủ pháp, đã bát-niết-bàn. Các ông nên đến cúng dường thân A-chi-la Ca-diếp!
Bấy giờ, Thế Tôn xác nhận A-chi-la Ca-diếp là cư sĩ bậc nhất.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.119.158.74 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.