Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận.
Kinh Pháp cú
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Một thời, Đức Phật đến nước Câu-la-cù, nơi có các vườn cây Câu-dực. Đức vua đang trị vì nước này tên là Ưu-điền, chỉ mới mười bốn tuổi. Khi ấy, vua nghe tin Đức Phật sẽ đến nước mình, nên liền truyền lệnh cho tất cả quần thần và tùy tùng sẵn sàng xa giá để vua đích thân nghinh đón Phật. Từ xa trông thấy Thế Tôn, vua vô cùng vui mừng, liền truyền lệnh dừng xe, bước xuống đi bộ, không cho quần thần, tùy tùng và những người cầm lọng đi theo. Từ xa vua hướng về Đức Phật gập đầu đỉnh lễ, rồi đứng dậy đi tiếp vài bước lại đỉnh lễ, làm như vậy đến ba lần. Đức Phật bèn nói:
- Bệ hạ hãy đến đây!
Nhà vua liền đến trước Phật, đầu mặt lạy chân Phật, đứng dậy nhiễu quanh ba vòng rồi quì gối chắp tay bạch:
- Bạch Thế Tôn! Trong cõi trời, cõi người không ai bằng Phật. Nay diện mục, thân thể và bước đi của Thế Tôn thật rực rỡ và uy nghiêm như thế! Trông thấy Thế Tôn, con thật sự rất thoả mãn, không biết nhàm chán. Thế Tôn là vị thầy vĩ đại của dân chúng trong cõi trời, cõi người. Lòng từ của Ngài thương xót cứu giúp khôn cùng.
Nghe vậy, Đức Phật vẫn lặng im.
Đức vua lại thưa:
- Ngưỡng bạch Thế Tôn! Người làm việc thiện sẽ được phúc báo gì? Con sợ khi Thế Tôn đi rồi, sau này e khó gặp lại, nên nay con muốn tạo hình tượng Thế Tôn để cung kính thờ phụng, xin Thế Tôn thương xót chỉ dạy cho con biết, nếu tạo tượng Phật sẽ được những phúc báo gì?
Bấy giờ Đức Phật nói với vị vua trẻ tuổi:
- Bệ hạ hỏi rất hay! Bệ hạ hãy lắng nghe Như Lai, rồi ghi nhớ kĩ!
Vua liền đỉnh lễ thưa:
- Con xin được nghe!
Đức Phật nói:
- Người tạo hình tượng Phật sẽ được nhiều phúc báo. Nay Như Lai sẽ giảng cho bệ hạ nghe việc này!
Nhà vua thưa:
- Dạ vâng! Con xin nghe.
Đức Phật nói:
- Trong thiên hạ, người tạo hình tượng Phật sẽ được phúc báo đời sau sinh vào chốn nào cũng có đôi mắt trong sáng, diện mạo đoan chính, thân thể tay chân mềm mại xinh đẹp. Nếu sinh vào cõi trời thì thân tướng cũng rất xinh đẹp không ai sánh bằng.
Người tạo hình tượng Phật sẽ được phúc báo sinh vào những nơi không có các điều xấu ác, thân thể hoàn hảo, sau khi mạng chung được sinh lên cõi trời thứ bảy, diện mạo đoan chính tuyệt đẹp, không chư thiên nào sánh bằng, lại được các chư thiên kính mến.
Người tạo hình tượng Phật sẽ được phúc báo đời sau sinh vào gia đình tôn quí có thế lực, sức mạnh hơn người, không sinh vào những nhà nghèo khổ.
Người tạo hình tượng Phật sẽ được phúc báo đời sau có thân hình tuyệt diệu, màu sắc như vàng ròng, đoan chính không ai sánh bằng, luôn được mọi người kính mến.
Người tạo hình tượng Phật sẽ được phúc báo đời sau sinh vào gia đình giàu sang quyền quí, tài sản châu báu không thể tính kể, thường được cha mẹ, anh em và bà con quí trọng.
Người tạo hình tượng Phật sẽ được phúc báo đời sau nếu sinh vào cõi Diêm-phù-đề thì thường sinh vào dòng dõi vua chúa, công hầu hiền thiện.
Người tạo hình tượng Phật sẽ được phúc báo đời sau làm đế vương tôn quí hơn các đế vương khác, được các vua khác tôn trọng ngưỡng mộ.
Người tạo hình tượng Phật sẽ được phúc báo đời sau làm Giá-ca-việt vương[1]. Các vương trong bốn châu thiên hạ đều là bề tôi thân thích.
Người tạo hình tượng Phật sẽ được phúc báo đời sau làm Giá-ca-việt vương, du hành tự tại trong cõi trời cõi người, pháp lịnh ban bố cùng khắp.
Người tạo hình tượng Phật sẽ được phúc báo đời sau sinh lên cõi Phạm thiên thứ bảy, thọ mạng một kiếp, lại có trí tuệ thù thắng vô thượng không ai sánh kịp. Sau khi thọ mạng ở cõi Phạm thiên hết, lại sinh vào gia đình hiếu thuận, biết Phật pháp.
Người tạo hình tượng Phật sẽ được phúc báo đời sau sinh ra được cha mẹ yêu quí. Sau khi mạng chung lại được sinh lên cõi trời.
Người tạo hình tượng Phật sẽ được phúc báo sau khi mạng chung không đọa ba đường dữ, giữ vững ý niệm, luôn cầu Phật đạo.
Người tạo hình tượng Phật sẽ được phúc báo đời sau sinh ra luôn biết tôn quí kinh điển, thường muốn dâng các loại hương hoa quí, các loại tơ lụa quí, đèn nến, các thứ châu báu quí trong thiên hạ cúng dường tháp Phật. Sau vô số kiếp người này sẽ được đạo Niết-bàn Phật. Những người phát tâm mang phẩm vật trân quí như châu báu cúng dường Phật thì chẳng phải người phàm mà đều là những người đời trước tạo hình tượng Phật, tu tập đạo bồ-tát.
Người tạo hình tượng Phật được phúc báo vô lượng, dù trải thời gian vô cùng vô tận cũng không thể tính đếm, nước trong biển cả và sông ngòi ở khắp bốn châu thiên hạ cũng có thể đong lường, nhưng phúc đức tạo tượng Phật thì không thể. Người tạo hình tượng Phật được phúc báo rất nhiều, nhiều hơn gấp mười lần nước trong biển lớn và sông ngòi khắp bốn châu thiên hạ, đời sau sinh ra thường cầu Phật đạo. Người tạo hình tượng Phật giống như người có tòa nhà vững chắc, không lo sợ những khi trời mưa.
Người tạo hình tượng Phật, sau khi mạng chung không đọa vào các đường dữ như địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh. Lại nữa, người nào trông thấy hình tượng Phật mà sinh tâm cung kính, chắp tay đỉnh lễ tháp xá-lợi Phật, thì sau khi mạng chung trải qua trăm kiếp không đọa vào các đường dữ như địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh, sau lại mạng chung được sinh lên cõi trời, hết thọ mạng cõi trời trở lại thế gian thì được sinh trong gia đình giàu sang quyền quí. Như thế, người này hưởng được phúc báo không thể tính kể, về sau cũng sẽ được quả vị Niết-bàn.
Đức Phật lại bảo vua Ưu-điền:
- Người làm việc thiện tạo hình tượng Phật sẽ được công đức phúc báo như thế, trọn không hư vọng.
Bấy giờ vua Ưu-điền nói kệ khen ngợi Đức Phật:
Phật là bậc đại thánh
Thuyết pháp cho chúng sinh
Tại Câu-thâm-cù-sư
Ưu-điền chắp tay hỏi.
Nghe Phạm âm chân thật
Chẳng động trăm phúc thành
Người tạc hình tượng Phật
Được những phúc báo gì?
Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói kệ đáp:
Đại vương nghe Ta nói
Phúc của bậc Thượng sĩ
Không phúc nào sánh bằng.
Phúc báo tạo tượng Phật
Sinh vào nhà giàu sang
Tôn quí không gì hơn
Quyến thuộc thường yêu mến.
Phúc báo tạo tượng Phật
Đời đời không hoạn nạn
Thường có được thiên nhãn
Xanh biếc, không ai bằng.
Phúc báo tạo tượng Phật
Cha mẹ nhìn hoan hỉ
Đoan chính, uy đức lớn
Thương yêu chẳng nhàm lìa.
Phúc báo tạo tượng Phật
Thân sắc vàng tỏa sáng
Đẹp như tượng sư tử
Chúng sinh thấy hoan hỉ.
Phúc báo tạo tượng Phật
Sinh vào nhà quyền quí
Sát-lợi, Bà-la-môn
Làm hạng người có phúc.
Phúc báo tạo tượng Phật
Không sinh chốn biên địa
Không mù lòa xấu xí
Sáu căn luôn đầy đủ.
Phúc báo tạo tượng Phật
Sắp mất, biết đời trước
Thấy Phật ở trước mặt
Không khổ khi lìa đời.
Phúc báo tạo tượng Phật
Làm quân vương danh tiếng
Hoặc làm Chuyển luân vương
Chủ bốn châu thiên hạ.
Phúc báo tạo tượng Phật
Sẽ làm trời Đế Thích
Thần túc, quản nhị thiên[2]
Ba ba trời kính thờ.
Phúc báo tạo tượng Phật
Được thoát khỏi cõi Dục
Làm vua cõi Phạm thiên
Phạm chúng đều cung kính.
Phúc báo tạo tượng Phật
Hưởng thụ đúng như thế
Khéo tạc vẽ tượng Phật
Trời đất còn lường được
Phúc kia chẳng thể tính.
Vì thế cúng dường Phật
Dùng hoa, hương, nước thơm
Dâng cúng bậc Đại sĩ
Được vô lậu vô vi.
Phật nói kinh này xong, vua vô cùng hoan hỉ, liền đứng dậy đầu mặt lễ chân Phật. Bấy giờ tì-kheo, tì-kheo ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di cùng với năm trăm cận thần thị vệ đều vui mừng đỉnh lễ Đức Phật. Về sau họ đều vãng sinh vào cõi nước Phật A-di-đà, làm đại bồ-tát. Còn vua Ưu-điền, sau khi nghe Phật nói, vui mừng lãnh hội, chứng quả Tu-đà-hoàn. Chú thích:
[1] Giá-ca-việt vương遮迦越王: Chuyển luân thánh vương. Vị vua giúp cho chính pháp ngự trị ở thế gian, cai trị bốn châu chung quanh núi Tu-di. Cõi nước vị vua này trị vì giàu đẹp, nhân dân an lạc.
[2] Đệ nhị thiên: cõi trời Đao-lợi, tầng trời thứ hai trong sáu tầng trời cõi Dục.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.69.192 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.