Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Thuyết Pháp ấn Kinh [佛說法印經] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Thuyết Pháp ấn Kinh [佛說法印經]

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Việt dịch (1) » Việt dịch (2) » Việt dịch (3) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.05 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.1 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Pháp Ấn

Việt dịch: Thích Thiện Trì

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Như thật tôi nghe một thuở nọ Phật cùng các vị Tỳ-kheo vân tập tại nước Xá-Vệ. Bấy giờ Phật bảo các vị Tỳ-kheo rằng:
“Các ông nên biết, có Thánh-Pháp-Ấn ta sẽ phân biệt giảng nói cho các ông rõ. Các ông cần phải phát khởi sự hiểu biết thanh tịnh, lắng nghe và ghi nhận cho kỹ suy nghĩ đúng đắn”.
Các vị Tỳ-kheo liền bạch Phật rằng: Hay thay! Bạch Thế-Tôn, chúng con rất mong được nghe, xin Thế-Tôn tuyên thuyết.
Phật dạy: “ Này các Tỳ-kheo! Nói đến tánh không, là không có gì cả, không vọng tưởng không sanh, không diệt xa lìa mọi sự thấy biết. Tại sao thế? -Vì tánh Không không có nơi chốn, không có sắc tướng, không có tư tưởng, vốn không sanh, chẳng phải sự thấy biết có thể thấu được. Xa lìa mọi đắm chấp, nên thâu nhiếp được tất cả pháp, trú ở sự thấy biết bình đẳng, là sự thấy biết chơn thật. Các ông nên biết, tánh Không như vậy, các pháp cũng như vậy. Đó gọi là Pháp-Ấn.
Lại nữa, các Tỳ-kheo, Pháp-Ấn này là cửa ngõ của ba pháp giải thoát, là căn bản của chư Phật, là con mắt của chư Phật, là nơi chư Phật đạt đến. Vậy nên các ông nghe cho kỹ, ghi nhận cho đúng, như sự thật mà suy nghĩ quán sát.
Lại nữa, các Tỳ-kheo! Nếu có người nào tu hành, nên đi vào chốn núi rừng, hoặc ở dưới gốc cây và các nơi vắng vẻ yên tĩnh, đúng như sự thật quán sát: Sắc là khổ, là không, là vô thường, nên sanh tâm nhàm chán xa lìa như vậy quán sát về Thọ, Tưởng, Hành, Thức là khổ, là không, là vô thường nên sanh tâm nhàm chán xa lìa. Trú ở sự thấy biết bình đẳng.
Các Tỳ-kheo! Các uẩn vốn không, chỉ do tâm phát sanh. Khi tâm diệt thì các uẩn không còn có tác động gì nữa. Biết đúng như vậy, tức là chánh giải thoát. Khi được chánh giải thoát, xa lìa mọi sự thấy biết, thì gọi là cửa Giải-thoát-không.
Lại nữa, trú trong chánh định quán sát các sắc cảnh, tất cả đều tiêu diệt, xa lìa mọi ý tưởng. Như vậy, thanh, hương, vị, xúc, pháp cũng đều tiêu diệt, xa lìa mọi ý tưởng. Quán sát như vậy gọi là cửa Giải-thoát-vô-tưởng. Vào được cửa Giải-thoát này tức được thấy sự thanh tịnh. Do sự thấy biết thanh tịnh đó, dứt trừ được tất cả tham sân si. Tham sân si đã dứt trừ, trú ở sự thấy biết bình đẳng, trú ở sự thấy biết bình đẳng này rồi, tức xa lìa được cái thấy ta và vật sở hữu của ta. Thấu rõ được mọi sự thấy biết không nơi sanh khởi, cũng không nơi nương tựa.
Lại nữa, khi xa lìa được cái thấy ta rồi, tức không còn thấy, không còn hay, không còn biết. Tại sao thế? -Vì do nhơn duyên cho nên mới sanh các thức, tức nhơn duyên kia cùng với thức được phát sanh đều là vô thường. Vì là vô thường nên thức không thể thật có được. Thức uẩn đã không, không có tạo tác, thì gọi là cửa Giải-thoát vô tác. Vào được cửa Giải-thoát này, tức biết được pháp cứu cánh, không còn đắm chấp các pháp và chứng được pháp tịch diệt.
Phật bảo: Các Tỳ-kheo, như vậy gọi là Thánh-pháp-ấn, là cửa ngõ ba pháp giải thoát. Nếu người nào tu học theo đó tức đặng sự thấy biết thanh tịnh. Các Tỳ-kheo nghe pháp này rồi đều vui vẻ lạy Phật và tin tưởng tuân hành.

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.226.200.16 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập