Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Diệt Độ Hậu Quan Liệm Táng Tống Kinh [佛滅度後棺斂葬送經] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Diệt Độ Hậu Quan Liệm Táng Tống Kinh [佛滅度後棺斂葬送經]

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Việt dịch (1) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.34 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.14 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Nói Về Sự Tống Táng Nhập Liệm Sau Khi Phật Nhập Diệt

Việt dịch: Nguyên Tánh - Nguyên Hiển

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Nghe như vậy, một thời Thế Tôn đang du hành ở nước Hoa Thị, khi mọi người dừng lại, A-nan bạch Thế Tôn : Sau khi Thế Tôn diệt độ, lễ nhập liệm Tôn thân như thế nào?
Thế Tôn nói: Hãy lo thân mình, đừng lo thân Phật. Sau khi Ta diệt độ, sẽ có Phạm Chí, Sát-đế-lợi lo lễ tống táng.
A-nan nói: Lễ như thế nào?
Thế Tôn nói: Giống như nghi thức tống táng của Chuyển Luân Thánh Vương .
Lại nói: Khi Thánh vương băng hà, dùng một ngàn tấm vải kiếp-ba-dục quấn thân; rưới nước thơm từ trên xuống dưới; lấy hương bao thân, trên, dưới, bốn phía cho đều nhau; phóng lửa hỏa táng, nhặt cốt, rửa bằng nước thơm, đựng trong hũ bằng vàng. Bia làm bằng gạch nung, dài rộng ba thước, dày một thước; Bốn phía, trên, dưới, đều dựng một tấm, đặt vái vò bằng vàng vào trong. Dựng cột, treo phan, cúng các phẩm cần thiết. Lấy đất làm tháp, cúng dường hương hoa.
Phật sẽ đến đó. Sở dĩ vì sao mà như vậy? Ta từ vô số kiếp, lấy đem lòng từ mà hóa độ bốn chúng, hành sáu Ba-la-mật , đi khắp mười phương, cứu giúp chúng sinh; công đức lớn lao, thành tựu pháp Như lai Vô sở trước Chính chân đạo Tối Chính giác đạo này, làm Thầy điều phục trời người, cao tột, khó sánh bằng. Những người lấy đất cúng dường tháp, phước họ vô lượng.
Đến khi Mạt Pháp, thế gian uế trược, kẻ có thân mạng lắm điên đảo, tiền bạc có phần của năm nhà; vì thế Ta để lại xá-lợi và bát, để trừ cái họa điên đảo của đời, an giúp chúng sinh, lập tông, miếu, tượng để dân nhìn thấy, noi theo. Sa-môn dùng Kinh dẫn dạy kẻ chưa nghe, khiến người sống vĩnh viễn xa lìa sự tàn ác của lao ngục, người chết khỏi tội tam đồ , đều được lên trời, nếu làm miếu Phật thì sẽ khiến họ đến đó.
A-nan nói: Bát nên làm như thế nào?
Phật dạy: Bát của Ta do bốn Đại Thiên Vương hiến cúng; hợp bốn cái làm một. Đồ đựng thức ăn của Phật, chúng sinh cẩn thận đừng lấy ăn.
Sau khi Ta diệt độ, các nước giành nhau, lòng dân tà loạn, khinh mạng, quý dâm, bất hiếu, thờ yêu quỷ; bát sẽ biến hiện ánh sáng năm màu, bay đi lên xuống, khai hóa lòng dân. Người dân nhìn thấy, tìm giữ Phật đức , bỏ ngu tức sáng, thuận dùng Chính giáo, đều dựng chùa, miếu, tuyên dương Phật đức ,
Chuyển về phía Đông, trải qua các nước, hung dịch tiêu trừ, vua tôi yên ổn, thóc vải phong phú, vui khỏe không bệnh, xa hẳn tam đồ , đều được lên trời. Vua nước Viễn đông, nhân từ, sáng suốt. Bình bát của Ta sẽ bay ngang qua đó. Sau khi vua chết, con cháu dâm loạn, bỏ chính theo tà, lòng dân cũng thế, thấy bình bát ấy mà không kính lễ nên trời rồng thấy thế bi hỷ nhinh đón bình bát để đem về phụng thờ.
Vua mất bát quý, buồn giận trong lòng, rao khắp các nước, mua bát ngàn vàng, nhiều năm tìm kiếm, để biết đầu đuôi. Dân tham trọng thưởng, tìm khắp không thấy. Lúc đó có một kẻ nghèo, tên gọi là Sư, giả làm Tỳ-kheo, ham ăn ham uống, sống với vợ, nuôi con cái; đang say dắt con đi đến cửa cung, nói: Tôi biết chỗ bát. Vua nghe, rất mừng, mời Sa-môn vào, nói: Bát ở đâu? Đáp rằng: Hãy đưa vàng trước. Vua ban ngàn cân vàng. Sư nói: Chỉ có sa-môn mới trộm bát đó.
Vua liền hạ lệnh tra khảo các sa-môn, thủ đoạn tàn ác. Quan dân nhìn thấy, không ai không oán Vua. Vua nói: Ngươi là hạng sa-môn nào? Đáp rằng: Sư tôi theo Phật.
Vua nói: Phật có giới gì?
Sư nói: Có hai trăm năm mươi giới.
Vua nói: Giới đầu là gì?
Đáp: Thứ nhất là phải noi theo lòng nhân từ: Ban ân bố thí khắp quần sanh, xem thân mạng thiên hạ quần sanh như thân mạng chính mình, cứu giúp, thương yêu, bảo bọc rồi thì lập đạo cho họ, vui với việc khai hóa, bảo vệ họ như thân mình, thấm đến cả cỏ cây, không có hư vọng, mất hết cơ hội.
Vua nói: Hay thay, sự chỉ dạy nhân từ của Phật bao hàm cả trời đất, có chúng sinh nào mà chẳng được nhờ!
Thứ hai là nên noi theo sự trong sạch: Không cất giữ của báu ô uế, tôn vinh đất nước; không có không được chiếm; các thứ nhỏ mọn, không cho không được lấy.
Hay thay, đây mới có thể nói là người trong sạch.
Thứ ba là nên noi theo sự trong trắng: Tâm không dâm dục, miệng không nói điêu ngoa; giả dối, tà sắc, quyết chẳng nghe, nhìn thấy phụ nữ kia thì xem như mẹ, như chị, như em, như con, thà chịu đốt thân, không làm dâm loạn.
Vua nói: Hay thay, noi theo cái chân chính, mến mộ cái thanh tịnh, sự chỉ dạy của Phật không gì hơn được.
Thứ tư là nên giữ gìn lời nói: Không nói hai lưỡi, lời ác, chửi mắng, lời giả dối, lời thêu dệt, trước khen sau chê, chứng minh tà thuật, quỷ yêu, cầu đảo, nguyền rủa là không phải tội, thà chịu nuốt than chứ không thốt lời độc.
Vua nói: Hay thay, sự giáo hóa của Phật! Đáng lo, đáng sợ, nói năng phải thận trọng đến như thế.
Thứ năm là nên bỏ hẳn rượu. Đã là rượu thì khiến cho vua bất nhân, quan bất trung, cha mẹ bất nghĩa, con cái bất hiếu, phụ nữ hoang dâm, ba mươi sáu lỗi, nước mất nhà tan, không gì không do rượu; thà uống thuốc độc mà chết chứ không say sưa mà sống.
Vua nói: Hay thay, lời dạy sáng suốt của Phật, khiến nuốt đức nhớ đạo, diệt trừ các ác, khởi các điều lành, thanh tịnh làm thân, đạm bạc làm chí. Kinh dạy phải nhân từ mà ngươi bảo ta ra lệnh giết. Giới nói giữ thanh tịnh không tham, mà ngươi lại lấy vàng. Giới nói không dâm, mà ngươi lại nuôi vợ. Giới nói phải rất thành thật mà ngươi lại gièm pha Sa-môn nói: Việc trộm bát khiến tội của tôi thành không có tội. Giới không được mê rượu, mà ngươi đến đây lại say. Các sa-môn ngoài kia có đủ năm đức này là bậc Cao hành phải không?
Đáp: Họ hung ác, ô uế còn hơn cả tôi.
Vua hỏi quan lại: Các sa-môn sao lại tạo nghiệp?
Đáp: Khất thực vô độ, các sự ô uế của họ còn hơn cả sư kia.
Vua nói: Giới Phật có hai trăm năm mươi, lòng nhân vượt quá nhân nghi, trong sạch như nguyên tố, trong trắng như hư không, lòng tin như bốn mùa, sáng sủa hơn cả trời trăng. Duyên được loại này lại đoạt pháp phục , trộm bình bát, giả làm sa-môn, làm loạn cái chính, chân. Một giới không giữ mà nói là hai trăm năm mươi giới. Lệnh quan lại rằng: Phật miếu thanh tịnh là dòng giống của hiền thánh, chẳng phải hang, tổ của chim, thú. Hãy đuổi kẻ ô uế đi, không cho ở trong miếu.
Quân tử trong nước, muốn khởi tạo, làm lợi cho miếu, nhưng lại là kẻ không thích khéo ở trong đó để tuyên thuyết giáo pháp thiêng liêng của Phật. Lau nước mắt mà thôi, từ nay Đạo lớn suy đồi, giáo pháp thiêng liêng ngày càng yếu.
Phật bảo A-nan : Sau khi diệt độ, tuy Ta lưu lại bát và xá-lợi, nếu có người hiền lòng thành phụng trì, cuối cùng đều được lên trời.
A-nan nói: Cuối một ngàn năm, bát còn hiện thần đức, biến hóa như thế này, huống là giáo pháp thiêng liêng của Vô thượng Chính chân đạo Tối chính giác.
Lúc Phật thuyết kinh này, trời, rồng, quỷ, thần, vua quan, bốn chúng, không ai không nghẹn ngào, cúi đầu mà lui ra.

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Gọi nắng xuân về


Nắng mới bên thềm xuân


Chắp tay lạy người


Kinh Đại Bát Niết bàn Tập 1

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.147.80.121 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập