Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Như vầy tôi nghe. Một thời đức Phật ở trong tinh xá Kôn Tả Ca thành Na Đề Ca. Cùng với đại chúng câu hội. Bấy giờ Tôn giả A Nan ở riêng một chổ. khởi niềm suy nghĩ như vầy, Đức Phật Thế Tôn của con, kể trước tất cả các nơi các nước, và các thành hoàng. Những nước gọi là Áng nga quốc, Ma ca đà quốc, Ca thi quốc Kiều tát la quốc, Mật sa quốc, Đại lực sĩ quốc, Bôn noa quốc, Tô ma quốc. Athuyếtca quốc, phược đế quốc, Câu Lỗ quốc, Bán Tả quốc, phược Tha quốc, Thú La Tây Na quốc, Dạ phược na quốc, Cam Mô Nhạ quốc. v. v.. Mà các nước đó, tất cả các Thanh Văn nào đã nhập diệt. Đức Phật đều nói các vị đó được sanh trong quả báo nào. Chỉ có Ma già đà quốc, tất cả thượng thủ, các Ưu bà tắc đều đã mệnh chung, chóng rổng không còn người nào. Đức Phật Thế Tôn của con, còn chưa vì con tuyên nói sẽ sanh ở nơi nào. Lúc bấy giờ A nan suy nghĩ như vầy xong, liền ra khỏi nơi cư xá mình ở, đến chổ ở của Phật. Khi đến nơi Phật, lộ vai bên phải, gối chân phải xuống đất, liền dùng đầu diện đảnh lễ nơi chân Phật. đứng trước mặt Phật, bạch Thế Tôn rằng: Như trước đã nói, các nơi các nướcnhững gì nghe từ Phật nói, đều đã hiểu biết, cho đến những Pháp nghe từ đức Phật. Cũng đều hiểu biết. Nhẫn đến nơi sanh của các Ưu bà tắc ở thành Na đề ca. Phật cũng đã nói. và còn lại 500 vị Ưu bà tắc ở thành Na đề ca đó, cũng đã mệnh chung, Ưu bà tắc đó khéo đoạn dứt 3 nghiệp chướngChứng quả Tu đà Hoàn, nghịch lậu sanh tử, 7 Lần đến nhân gian, 7 lần sanh trên trời. chấm dứt biên giới khổ. Quyết định chứng Bồ Đề và ở thành Na đề ca đó, lại có 300 Ưu bà tắc cũng sau đó mệnh chung. Ưu bà tắc đó đều đã đoạn dứt 3 nghiệp chướng cùng Tham sân si. Một lần đến nhân gian, chấm dứt biên giới khổ chứng quả Tư đà hàm. và ở thành Na đề ca đó, có 250 Ưu bà tắc, lại sau đó mệnh chung. Ưu bà tắc đó có thể đoạn dứt 5 loại phiền não và tùy phiền não. Chứng quả A na hàm, không trở lại nhân gian, không còn xoay chuyển trong luân hồi. những chuyện như vầy. cũng đều hiểu biết. Duy nhất chỉ còn nước Ma già đà, tất cả các Thượng thủ Ưu bà tắc sau khi mệnh chung, nước Ma già đà chóng rổng không ai. tại sao Thế Tôn lại độc nhất không nói những nơi sanh của các Ưu bà tắc đó. Chỉ mong Thế Tôn vì con mà tuyên nói các Ưu bà tắc nước Ma già đà, nay sanh nơi xứ nào? Những hạnh nghiệp tu, đắc quả báo nào? Thế Tôn, và nướcMa già đà đó. Vua Tần Bà Sa La nhất tâm hướng Phật, hiểu biết chánh Pháp, và thờ phụng Tăng già. nhẫn đến hết thọ mệnh, thường nhớ không quên. Sau khi mệnh chung, nhân dân trong nước, đều tán thán nhân đức của vua, nói như vầy rằng: ‘đây là vua Pháp, nguyện vua pháp này, sanh nơi thế giới lành, đạt được vui lạc tối thắng. ’ Thế Tôn. Tại sao chưa nghe nói nơi sanh xứ của vua đó, cùng với những nguyện trong tâm, nhẫn đến quả vị. Chỉ mong Thế Tôn tuyên nói từng một, và lại bạch rằng: Thế Tôn. nướcMa già đà đólà nơi đất thành Chánh giác của Phật, tối thắng không sánh được mà đất tối thắng này, do vua này làm chủ. Chỉ mong Thế Tôn vì chúng con mà nói nơi sanh xứ.
Lúc bấy giờ Thế Tôn nhận lời thỉnh của ANan xong. Trầm lặng tại đó. Thời A Nan thấy Đức Phật trầm lặng. Liền biết đã nhận lời thỉnh, liền dùng đầu diện đảnh lễ nơi chân Thế Tôn. Trở về nơi mình.
Lúc bấy giờ Thế Tôn, khi qua nửa đêm xong đến giờ ăn sáng hôm sau. Mặc y đem theo dụng cụ bình bát đi vào thành Na đề ca. Theo thường lệ khất thực, hóa duyên được đồ ăn xong, trở về nơi mình, thay đồ rửa chân, vào chổ ngồi ăn. Sau khi ăn xong đi dạo một chút. Trở về chổ ngồi mình, quán sát lại những lời hỏi của A Nan. Vua nướcMa già đà, cùng các Ưu bà tắc sau khi diệt độ xong, nên sanh nơi xứ nào? Dùng hạnh nguyện nào? Đắc quả báo nào? Khi quán sát việc này, dùng thần thông của Phật, ở trong hư không, có tiếng xứng danh. Thế Tôn! Con là Nhân Tiên. Thiện Thệ! Con là Nhân Tiên. Lúc bấy giờ, Thế Tôn nghe được tiếng nói trong hư không, liền đứng lên từ chổ ngồi đi đến nơi Thanh Văn, chúng Thanh Văn đó vây quanh mà ngồi. Tôn giả A Nan đi đến chổ của Phật, lộ vai bên phải đảnh lễ nơi chân Thế Tôn. đứng trước mặt Phật, mà bạch Phật rằng: Thế Tôn! Nhân nào duyên nào mà vui mừng gắp đôi hơn bình thường?
Lúc bấy giờ, Thế Tôn bảo A Nan rằng: Như những lời thỉnh của con, vì vua Tần Bà Sa La nước Ma già đà và các Ưu bà tắc. Sau khi diệt độ nơi này, sẽ sanh nơi xứ nào, dùng hạnh nguyện nào, đắc quả báo nào, Ta vì việc này chưa đến thời cơ thị hiện thế gian, ức niệm đến nữa đêm nhẩn đến giờ ăn vào thành khất thực trở về nơi ở, ăn xong kinh hành lại về chổ mình ngồi dùng những lời hỏi của con suy nghĩ quán sát vua nước Ma già đà đó cùng các Ưu bà tắc. Tử đây sanh đó, hạnh nguyện quả báo. sau đó ta sử dụng thần thông, ở trên hư không có tiếng xứng rằng: Thế Tôn! con là Nhân Tiên. Thiện Thệ! con là Nhân Tiên.
Phật lại hỏi rằng: A Nan! con xưa nay có nghe qua danh này không?
A Nan bạch rằng: Chưa nghe có người danh này. Con nghe danh này rồi, vui mừng đến lông toàn thân đều đứng thẳng lên. Tôn giả A Nan. Nói xong lời này rồi lại nghe trên hư không nói rằng: Thế Tôn! con là vua Tần Bà Sa La. Thiện Thệ!con là vua Tần Bà Sa La. Nay con nói đôi ba lần danh tự tộc thị với Phật. Thế Tôn! Nhân tiên ngày xưa, sau khi mệnh chung, sanh nơi nhân gian được làm vua người, chứng quả Tu đà hoàn. Nay sanh lần 7, sanh trong cung Tỳ sa môn làm Thiên vương tử. Cũng tên là Nhân tiên, Thế Tôn!Con làm con của Thiên vương Tỳ sa môn. Có thể khéo biết được những Pháp của Phật nói. Những câu vi diệu vắng lặng an lạc. Đương lai chứng được quả Tư đà hàm.
Phật liền tán rằng: Lành thay! Lành thay! Mà Nhân tiên ngươi thật lành thật lành. Ngươi có thể tu hành mà không phóng túng. Trước đó ở đâu, do nhân duyên nào, mà có thể thu hoạch được quả Tu đà hoàn. Nhân tiên trả lời rằng: Con không có nhân khác, cũng không có duyên khác, chỉ biết được Phật Pháp là tối thắng vi diệu tín sâu phụng hành, do đó chứng đắc sơ quả. Lại còn bạch rằng: Thế Tôn! Con thọ mệnh của vua nước Thiên vương, đến phương nam đó nơi tăng trưởng của Thiên vương, Do vậy thấy biết được Phật Thế Tôn một mình ở trong Tinh xá Côn tả ca. Quán sát vua nước Ma già đà và các Ưu bà tắc từ nơi này diệt độ, sanh nơi xứ nào, do hạnh nguyện nào, đắc quả báo nào, những việc như vầy mà Phật muốn nói. Thế Tôn! Chính con nghe được việc này từ nơi phụ vương Tỳ sa môn, nhớ mãi không quên. Do đó hôm nay chính vì duyên này, đến nơi ở của Phật, muốn nói việc này.
Đức Phật nói: Nhân tiên!Nay chính là đúng lúc, ngươi nên rộng nói.
Lúc đó, Nhân tiên thừa thánh chỉ của Phật mà bạch Phật rằng: Thế Tôn! Một thời con nghe từ phụ vương Tỳ sa môn cáo với chúng rằng: các ngươi thánh giả nên nhất tâm nghe. lúc xưa tôi ở trời ba mươi ba. Trong thắng hội thuyết pháp, chư Thiên đều đến tập hợp, và Hộ thế Thiên cũng đến hội đó, các nơi ở phương này. Trì quốc Thiên vương ở nơi phương Đông, hướng Tây mà ngồi. Tăng trưởng Thiên vương ở nơi phương Nam, hướng Bắc mà ngồi. Quảng Mục Thiên vương ở nơi phương Tây, hướng Đông mà ngồi. Tôi ở nơi phương Bắc, hướng Nam mà ngồi. Các Thiên chúng nghe Pháp ngồi phía trước Hộ Thế Thiên. Lúc đó chư Thiên và Hộ thế thiên đều vì nghe pháp mà đến dự thắng hội. Khi đã nghe Pháp xong rồi muốn trở về cung điển mình, đột nhiên có ánh quang lớn rộng chiếu thắng hội, quang sáng của chư Thiên bị che mờ không hiện.
Bấy giờ Đế Thích thiên chủ bảo chư thiên rằng: Các ngươi nên biết, nay ánh quang lớn nầy rộng chiếu thắng hội làm cho ánh sáng của chư Thiên chiếu lấp nhau che mờ không hiện. Do đó các ngươi nên biết sẽ không bao lâu, Đại Phạm Thiên vương đi đến trong hội nầy. Ý là thế nào? Đại Phàm Thiên Vương bất cứ đi đến nơi nào trước hiện kiết tường. Các ngươi chư Thiên! Đừng rời chổ ngồi mình, biết đó là duyên nào mà hiện ánh quang nầy. Thời, chư Thiên chúng cùng Hộ Thế thiên bạch Đế Thích rằng: Chúng tôi thừa mệnh chưa rời chổ ngồi mình nhẫn đến hiểu biết được những ánh quang hiện. Thời, Đại Phàm Thiên vương, dùng hình dạng đồng tử, đột nhiên xuất hiện trong thắng hội đó, trên đầu có 5 kế, sắc tướng đầy đủ, ở trong hội đó liền nói bài kệ bảo chư Thiên rằng:
Ngươi quy Phật Thế Tôn
thế giang là nhãn mục.
khéo nói Pháp vi diệu
giúp được câu vắng lặng.
Các ngươi chư thiên chúng
oai lực đại sắc tướng
vì trì phạm hạnh Phật
do này sanh giới thiên
Lại có người tịnh hành
đủ sắc thọ danh xưng
là Phật tử Đại chí
không lâu sanh giới nầy.
Thiên chúng nghe lời nầy
tâm sanh đại hoan hỉ
Quy y Phật Thế Tôn
tin diệu pháp trong pháp
Khi Phàm Thiên nói kệ
đủ 5 loại diệu âm
thậm thâm như mây sám
người nghe vui chân thật.
Khi Đại Phàm Thiên vương nói kệ, có 5 loại diệu âm. Gọi là đại phàm âm, ca lân tần già âm, đại cổ âm, đại lôi âm, cùng ái lạc âm đảng, hơn nữa, Phạm thiên vương đó ở trong thắng hội, nhiếp thân hình Đồng tử. Lại hiện thân lớn, ý là thế nào? Đại Phàm thiên vương tùy tâm vui thích của chúng mà hiện thân đó, hiện những thân lớn, có hai loại đức, đủ đại sắc tướng. rộng nghe danh xứng, ví như kim vàng, có 2 loại đức, gọi là sắc và danh. Đại Phàm Thiên ở trong thiên chúng, hai loại hiển hiện, cũng lại như thế. lại nữa khi Phạm vương đến thắng hội nầy, thiên chúng trong hội, không đứng dậy từ chổ ngồi, cũng không làm lễ. Thời Thiên chúng đó, chắp tay mà ở lại, mọi ngưới đều nghĩ rằng: ô hô chủ thế giới Ta bà. Đại Phàm Thiên vương, hiện những thân ở trước hội nầy, lại hiện thân lớn. Lúc đó phạm vương, biết tâm thiên chúng, ở trong thân lớn, lại hiện lớn gắp đôi, ở thắng hội đó, lên trên trong hư không ngồi xép kiết già. Thí như đại lực sĩ nơi đất mà ngồi, Đại Phàm Thiên vương cũng lại như thế.
Bấy giờ Đại Phàm Thiên vương lại bảo thiên chúng rằng: Những thân lớn hiện, là lực tứ thần túc. Chỉ có Phật Thế Tôn đều biết đều thấy. có thể nói, có thể tu, lại có thể hiện, do đó các ngươi, cũng nên thành tâm tu thần túc đó. nhẫn đến hiện thần thông làm lợi ích lớn. Tứ thần túc đó, gọi là cần tâm tuệLúc đó Thiên chúng, lại còn nghĩ trong tâm rằng: Ô hô đại Phàm Thiên vương. Nguyện hóa thiên chúng chúng tôi. Mỗi một người đều như thân Đại Phàm Thiên Vương. Trên bụng mỗi một Phàm thiên, có một thiên vương ngồi. Lúc đó Đại Phàm Thiên vương biết tâm thiên chúng. Liền dùng thần lực, Nhiếp thân chư Thiên, hóa thành thân Phạm Thiên. Trên bụng mỗi vị, có một Thiên vương ngồi. những Thiên chúng đó. Tất cả tâm niệm đều được mãn túc. Được đại an lạc. Thí như vua Sát đế lợi. Thọ quán đảnh của cha, mà được nhận làm vua. tâm niệm mãn túc, được đại an lạc, các Thiên chúng đó cũng đại như thế.
Bấy giờ Đại Phàm lại bảo Thiên chúng rằng: các ngươi chư Thiên cùng các Hộ Thế. nên nhất tâm nghe. Các vị Thánh chỉ có Đức Phật Như Lai Chánh Đẳng Chánh Giác. về Tứ thần túc này. có thể rộng tuyên nói, có thể tu tập lâu, có thể biến hiện lớn. Do đó các ngươi nên phát Thành tâm, nên cần tu tập. Biến hiện tự tại. Làm lợi ích lớn. Ngay lúc đó, các Thiên vương trên bụng Phạm Thiên, mỗi vị đều nghi rằng: chỉ có một đại Phạm vương. Tôi ngồi trên bụng lúc nói thế nào, chư Thiên đều nói, nếu lúc trầm mặc, chư Thiên đều trầm mặc. và Đế Thích Thiên Chủ, khởi niềm suy nghĩ như thế: Ô hô Đại Phàm Thiên vương, nguyện nhiếp bản hình Thiên chúng chúng tôi, biến thành một thân lớn, ngồi trên bụng tôi. Thời Đại Phàm Thiên vương biết tâm niệm của Đế Thích. Nhiếp hình Thiên chúng, hiện một thân lớn, ngồi xếp kiết già trên bụng của Đế Thích. Đại Phàm Thiên vương sẽ dùng lực Thần Túc nầy, biến hiện mỗi loại, xong việc biến hiện, lại còn bảo chư Thiên đó và các Hộ Thế rằng: Đức Phật Thế Tôn ta dùng lực tứ thần túc nầy, cùng pháp Thanh Văn. Trước tiên người được hóa độ, tức là 80000 Ưu bà tát nước Ma già đà. khéo đoạn dứt 3 chướng, tận biên giới khổ. chứng quả Tu đà hoàn. Ở trên trời hoặc nhân giang. 7 lần đi lại. có người sanh Trời Tha hóa tự tại, có người sanh Trời hóa lạc, có người sanh Trời ba mươi ba, có người sanh Trời Tứ thiên vương, có người sanh trong hoàng cung Đại sát Đế lợi vương ở Nhân giang, có người sanh trong nhà thượng thủ đại bà la môn, lại nữa các Thiên chúng có người nghĩ rằng: Ô hô làm sao có thế có 4 Phật xuất hiện trên đời, lại có suy nghĩ rằng: Ô hô làm sao có thế có 8 Phật xuất hiện ở đời, Đại Phàm Thiên vương biết được những tâm niệm của các Thiên chúng đómà lại bảo rằng: các ngươi Thiên chúng đừng suy nghĩ như thế, Nghĩ rằng muốn có 4 Phật xuất hiện ở đời, nhẫn đến 8 Phật xuất hiện ở đời. Nghi như vầy là không đúng. các ngươi nên biết, ta nghe từ Đức Phật. Không có 2 Phật cùng lúc xuất hiện ở đời, làm sao mà có 4 Phật, 8 Phật đồng xuất hiện ở đời à, các ngươi phải nguyện rằng: Thân thể Vô lậu của Phật Thế Tôn ta, tăng trưởng thọ mệnh, trụ Thế gian lâu. Thời chư Thiên đó, lại suy nghĩ rằng: Đại Phàm Thiên Vương, tại sao biết được tất cả trong tâm của ta, chư Thiên đó, liền sanh ra sợ hải, tâm hoài sầu não, Thời Đại Phàm Thiên Vương bảo chúng đó rằng: các ngươi Thiên chúng, cùng các Hộ Thế, hảy nhất tâm lắng nghe, Như Lai Ứng Cúng Chánh Đẳng Chánh Giác. Tuyên thuyết Chánh Pháp nhất thừa. giúp các chúng sanh xa rời ưu bi khổ não, đều được thanh tịnh, chứng lý chân thật. lại còn bảo rằng: Có ba loại Pháp, Như Lai đều biết. Thế nào là ba loại? được gọi là có người, trước đó thân làm nghiệp bất thiện, hành ý bất thiện. sau đó vì thân cận thiện hữu, thính nghe diệu Pháp, lo lắng tư duy, đoạn dứt thân bất thiện, tạo thân thiện nghiệp. Đoạn ý bất thiện, hành ý thiện hạnh, người nầy lạc sanh trong lạc. Vui sanh trong vui. Thí như có người từ hỉ mà sanh ra hỉ. hỉ lại sanh thêm hỉ. Vui lạc người đó cũng lại như thế, đây gọi là Pháp loại thứ nhất. Lại nữa có người, trước thọ ngũ dục làm nghiệp bất thiện. Sau lại thân cận thiện hữu, thính nghe diệu pháp, lo lắng tư duy, buôn bỏ dục lạc, cũng lại không làm các nghiệp bất thiện. Người nầy lạc sanh trong lạc, vui sanh trong vui. Thí như có người hỉ sanh trong hỉ, hỉ lại sanh hỉ. kẻ Pháp vui lạc cũng lại như thế. Đây gọi là Pháp loại thứ Nhì. trong Pháp bất thiện, biết thật trong lòng, trong Pháp thiện cũng biết thật trong lòng, nhẫn đến khổ tập diệt đạo, cũng biết thật trong lòng, sau lại thân cận thiện hữu. trong Pháp bất thiện cùng các Pháp thiện, nhẫn đến khổ tập diệt đạo, lúc đó các Pháp tinh hiểu lại tăng gắp đôi. Người nầy lạc sanh trong lạctrong vui lại sanh ra vui, thí như có người hỷ sanh trong hỉ, hỉ lại sanh hỉ. kẻ Pháp vui lạc cũng lại như thế. Đây gọi là Pháp loại thứ ba.
Lại nữa, Đại Phàm Thiên Vương còn bảo chư Thiên và các hộ thế rằng: các Thánh giả nên nhất tâm nghe, Có bốn loại Pháp, Đức Phật Thế Tôn đó đều biết đều thấy. Thế nào là bốn? là Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Như Lai dùng trí tuệ quán bốn Pháp này hoặc trong hoặc ngoài. hiểu biết như thật, trí tuệ hiện hành, tu tập viên mãn. khéo nói Chánh Pháp nhất thừa Bồ Đề. Giúp các chúng sanh đều được thanh tịnh, xa rời ưu bi khổ não. chứng lý diệu Pháp.
Lại nữa, Đại Phàm Thiên Vương còn bảo chư Thiên cùng các Hộ Thế rằng: Các Thánh giả nên nhất tâm nghe. Có Pháp Bát chánh đạo. Đức Phật Như Lai Chánh Đẳng Chánh Giác đó, đều biết đều thấy. Thế nào là tám? là Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mệnh, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định. bát Chánh đạo nầy, tức là pháp thọ dụng Tam ma địa. nếu có được Chánh tư duy nầy, hành nơi Phạm hạnh. Tu tập viên mãn, được lạc Phạm Thiên. Lại còn Chánh ngữ, chánh tất cả ngôn, đầy tất cả tướng, chánh thuyết Phạm hạnh, phân biệt hiển giáo, đắc tôn chỉ chân thật. Tuyên thuyết chánh ngữ, mở cữa Cam lộ, thị hiện Pháp nhất thừa, giúp các chúng sanh đều được thanh tịnh, rời ưu bi khổ, chứng lý diệu Pháp.
Bấy giờ Nhân tiên bạch Phật rằng: tất cả mỗi loại yếu Pháp như những gì con nói, đều là Đại Phàm Thiên Vương, ở trong cung Đế Thích vì các thiên chúng nơi trời ba mươi ba, cùng tứ Hộ Thế Thiên, mà tuyên thuyết như thế. cha của con Tỳ sa môn Thiên vương, quây về bản cung, vì con mà tuyên thuyết, con đều ghi nhớ. không quên tý nào. Nay do thừa oai lực lớn của Như Lai, vì Tôn giả A nan, muốn biết những sanh, những diệt, những hạnh nguyện quả báo của vua Tần bà sa la, con nay như thật mà tuyên nói với Phật.
Đức Phật liền tán rằng: lành thay! lành thay! Ngươi có thể thiện nói.
Bấy giờ Nhân tiên nói xong Pháp nầy. Tôn giả A nan, cùng các hội chúng được nghe pháp nầy, hoan hỉ tín thọ, lễ Phật mà lui.
Phật thuyết nhân tiên Kinh
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.221.239.169 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.