Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Thuyết Ngũ Thập Tụng Thánh Bát Nhã Ba La Mật Kinh [佛說五十頌聖般若波羅蜜經] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Thuyết Ngũ Thập Tụng Thánh Bát Nhã Ba La Mật Kinh [佛說五十頌聖般若波羅蜜經]

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Việt dịch (2) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.07 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.1 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Ngũ Thập Tụng

Việt dịch: Thích Nữ Nguyên Nhã

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Đúng thật như thế, chính tôi được nghe: Một thời, Đức Phật cùng đại chúng an trú tại ngọn Thứu Phong nơi thành Vương Xá. Trong đại chúng có một nghìn hai trăm năm mươi vị đại tì-kheo, đều chứng A-la-hán, các lậu đã hết, không còn phiền não, tâm hoàn toàn giải thoát, trí tuệ thông đạt như đại long vương, đoạn các hữu kết[1], việc làm đã xong, thành tựu tự lợi, tâm được tự tại.
Lúc bấy giờ, Đức Phật bảo tôn giả Tu-bồ-đề:
- Nếu có thiện nam, thiện nữ, các bậc thanh văn và duyên giác ưa thích tu học pháp Vô thượng bồ-đề, thì phải lắng nghe, thụ trì, đọc tụng, giảng nói phân biệt kinh Bát-nhã ba-la-mật này. Được như vậy các ông sẽ mau thành bậc Chính giác.
- Này Tu-bồ-đề! Kinh Bát-nhã-ba-la-mật này có đầy đủ phương tiện để thông đạt tất cả pháp tạng sâu xa của chư Phật và bồ-tát. Các ông nên học và tu hành như vậy.
- Này Tu-bồ-đề! Bồ-tát ma-ha-tát nên tùy hỷ, lắng nghe, thụ trì, đọc tụng kinh Bát-nhã ba-la-mật này, rồi học và tu tập đúng như vậy. Vì sao? Vì kinh này giảng rộng tất cả pháp tạng A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề sâu xa của chư Phật, bồ-tát .
- Này Tu-bồ-đề! Lại nữa, kinh Bát-nhã ba-la-mật này, tất cả pháp thanh văn, pháp duyên giác, pháp bồ-tát, pháp bồ-đề phần và tất cả pháp chư Phật, tất cả pháp bát-nhã ba-la-mật đều gom tập thâu nhiếp, bình đẳng như một.
Bấy giờ, Tu-bồ-đề thưa:
- Bạch Thế Tôn! Vì sao tất cả pháp thanh văn, duyên giác, bồ-tát, bồ-đề phần và tất cả pháp chư Phật, tất cả pháp bát-nhã ba-la-mật đều được gom tập thâu nhiếp, bình đẳng như một?
Phật bảo Tu-bồ-đề:
- Bố thí ba-la-mật, trì giới ba-la-mật, nhẫn nhục ba-la-mật, tinh tấn ba-la-mật, thiền định ba-la-mật, trí tuệ ba-la-mật, nội không, ngoại không, nội ngoại không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, vô biến dị không, vô tướng không, tự tướng không, hữu tế không, vô tế không, tính không, bản tính không, vô tính không, tự tính không, vô tính tự tính không, nhất thiết pháp không, bốn niệm xứ, bốn chính đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy giác chi, tám thánh đạo, bốn thánh đế, bốn vô sắc[2], tám giải thoát[3], chín phần pháp, không giải thoát môn, vô tướng giải thoát môn, vô nguyện giải thoát môn, tất cả tam-ma-địa tổng trì môn, bốn trí, năm thông, tất cả pháp mười lực[4]-bốn vô sở úy-đại từ đại bi-mười tám pháp bất cộng của Như Lai, quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, quả A-la-hán, quả Duyên giác, nhất thiết trí của bồ-tát, tất cả pháp thiện, tất cả bát-nhã ba-la-mật như vậy, kinh này đều gom tập, bình đẳng thâu nhiếp như một không khác.
Tu-bồ-đề nghe Đức Phật dạy xong, liền thưa:
- Bạch Thế Tôn! Nay kinh điển này gom tập, thâu nhiếp tất cả các pháp, tất cả bát-nhã ba-la-mật-đa bình đẳng như một, cùng tột mầu nhiệm, ý thú sâu xa, khó hiểu khó biết.
Phật dạy:
- Tu-bồ-đề! Đúng vậy! Đúng vậy! Như ông đã nói. Tu-bồ-đề! Nếu có bạn bè xấu không chịu gieo trồng căn lành, độn căn lười biếng, ngu si vô trí, nghe ít hiểu ít, người mới học kiến thức hạn hẹp và những người thích Tiểu thừa trí tuệ thấp kém, thì thật khó hiểu, khó thâm nhập và không tin nhận kinh Bát-nhã ba-la-mật này.
Lại nữa, Tu-bồ-đề! Nếu có thiện nam, thiện nữ nào tùy hỉ, lắng nghe, thụ trì, đọc tụng, giảng nói kinh Bát-nhã ba-la-mật này như trì niệm chư Phật quá khứ, hiện tại, vị lai, thì mau thành Vô thượng chính đẳng chính giác.
Sau khi nghe Đức Phật giảng kinh này xong, tôn giả Tu-bồ-đề và các bồ-tát, trời, người, a-tu-la đều rất vui mừng, tin nhận và cung kính hành trì.


Chú thích:
[1] Hữu kết有結: hữu là quả báo sinh tử, Kết là phiền não chiêu cảm quả báo. Nghĩa là các phiền não tham, sân, si trói buộc con người, khiến phải ở trong cảnh giới sinh tử, không thể thoát ra được
[2] Tứ vô sắc四無色: còn gọi tứ không xứ.
[3] Bát giải thoát八解脫: tám giải thoát nghĩa là dựa vào sức định mà diệt bỏ long tham muốn đối với sắc và không sác. Cũng gọi là Bát bối xả, Bát duy vô, Bát duy vụ.
[4] Thập lực 十力: chỉ cho mười trí lực của Như Lai. Đó là: 1.Tri thị xứ phi xứ trí lực; 2.Tri tam thế nghiệp báo trí lực; 3. Tri chư thiền giải thoát tam-muội trí lực; 4. Tri chúng sinh thượng hạ căn trí lực; 5. Tri chủng chủng giải trí lực; 6. Tri chủng chủng giới trí lực; 7. Tri nhất thiết chí xứ đạo trí lực; 8. Tri túc mệnh vô lậu trí lực; 9. Tri thiên nhãn vô ngại trí lực; 10. Tri vĩnh đoạn tập khí trí lực.

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Các tông phái đạo Phật


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại


Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2


Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.191.233.15 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập