Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Thuyết Phật Thập Lực Kinh [佛說佛十力經] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Thuyết Phật Thập Lực Kinh [佛說佛十力經]


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Mười Lực Của Phật

Việt dịch: Bùi Đức Huề

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Tôi nghe như thế, thời đó Phật ở tại vườn Kỳ-Thụ Cấp-Cô-Độc nước Xá-Vệ cùng với các Bí-sô tham dự.
Khi đó Phật bảo các Bí-sô rằng : Các Ngài cần biết Như Lai Ứng - Cúng Chính Đẳng Chính Giác, có 10 loại lực, người đầy đủ lực đó. Tức thời có thể biết rõ được khắp mọi nơi, ở trong Đại chúng tự do bình đẳng thuyết Pháp trong sạch vi diệu. Thế nào là 10 ? Gọi là Như Lai biết rõ như thực ở tất cả mọi nơi, tất cả nơi không thực cũng biết như thực. Bở do thực biết, đó là Lực thứ nhất của Như Lai : Trí tuệ biết địa điểm nơi không thực. Như Lai Ứng-Cúng Chính Đẳng Chính Giác đầy đủ lực đó. Tức thời có thể biết rõ được khắp mọi nơi, ở trong Đại chúng tự do bình đẳng thuyết Pháp trong sạch vi diệu.
Mới lại Như Lai trong thời Quá khứ Tương lai Hiện tại. Tất cả Hữu tình có tạo tác c ác nghiệp . Là việc hay địa điểm là nguyên nhân hay báo ứng đều biết như thực. Bởi do thực biết, đó là Lực thứ hai của Như Lai : Trí tuệ biết Nghiệp. Như Lai Ứng-Cúng Chính Đẳng Chính Giác đầy đủ lực đó. Tức thời có thể biết rõ được khắp mọi nơi. Ở trong Đại chúng tự do bình đẳng thuyết Pháp trong sạch vi diệu.
Mới lại Như Lai ở trong các Thiền định giải thoát Tam-ma-địa , Tam-ma bát-để. Là nhiễm uế hay sạch sẽ, phần vị trí các Định đều biết như thực. Bởi do thực biết, đó là Lực thứ 3 của Như Lai : Trí tuệ biết Định. Như Lai Ứng-Cúng Chính Đẳng Chính Giác đầy đủ lực đó. Tức thời có thể biết rõ được khắp mọi nơi. Ở trong Đại chúng tự do bình đẳng thuyết Pháp trong sạch vi diệu.
Mới lại Như Lai với các Hữu tình chúng sinh. Là tự thân hay người khác đủ loại Căn tính đều biết như thực. Bởi do thực biết, đó là Lực thứ 4 của Như Lai : Trí tuệ biết Căn. Như Lai Ứng-Cúng Chính Đẳng Chính Giác đầy đủ lực đó. Tức thời có thể biết rõ được khắp mọi nơi. Ở trong Đại chúng tự do bình đẳng thuyết Pháp trong sạch vi diệu.
Mới lai Như Lai với các Hữu tình đủ loại tin hiểu, đều biết như thực. Bởi do thực biết, đó là Lực thứ 5 của Như Lai : Trí tuệ biết tin hiểu. Như Lai Ứng-Cúng Chính Đẳng Chính Giác đầy đủ lực đó. Tức thời có thể biết rõ được khắp mọi nơi. Ở trong Đại chúng tự do bình đẳng thuyết Pháp trong sạch vi diệu.
Mới lại Như Lai với các loại Giới vô số Tính Giới, đều biết như thực. Bởi do thực biết, đó là Lực thứ 6 của Như Lai : Trí tuệ biết Tính Giới. Như Lai Ứng-Cúng Chính Đẳng Chính Giác đầy đủ lực đó. Tức thời có thể biết rõ được khắp mọi nơi. Ở trong Đại chúng tự do bình đẳng thuyết Pháp trong sạch vi diệu.
Mới lại Như Lai với tất cả nơi có Đạo lớn, đều biết như thực. Bởi do thực biết, đó là Lực thứ 7 của Như Lai : Trí tuệ biết nơi có Đạo lớn. Như Lai Ứng-Cúng Chính Đẳng Chính Giác đầy đủ lực đó. Tức thời có thể biết rõ được khắp mọi nơi. Ở trong Đại chúng tự do bình đẳng thuyết Pháp trong sạch vi diệu.
Mới lại Như Lai với vô số loại theo suy nhớ lưu lại đời trước đây. Gọi là một lần sinh hai lần sinh, ba bốn năm lần sinh, hoặc là 10, 11, thậm chí trăm lần sinh nghìn lần sinh. Trong vố số trăm nghìn lần sinh, trăm nghìn thành Kiếp hoại Kiếp, các việc thành hoại. Ta ở tại trong Hữu tình đó tùy theo nơi được sinh, tên chữ như thế, tính loại như thế. Họ tộc như thế, ăn uống khổ vui như thế, lượng thọ dài ngắn phận hạn như thế. Thọ mệnh đã hết ở nơi sinh nào đó, mất nơi này sinh nơi kia, mất nơi kia sinh nơi này. Các việc này cùng với Pháp duyên ở các phương, vô số chủng loại, theo suy nhớ lưu lại đời trước đây, đều biết như thực. Bởi do thực biết, đó là Lực thứ 8 của Như Lai : Trí tuệ theo suy nhớ lưu lại đời trước đây. Như Lai Ứng-Cúng Chính Đẳng Chính Giác đầy đủ lực đó. Tức thời có thể biết rõ được khắp mọi nơi. Ở trong Đại chúng tự do bình đẳng thuyết Pháp trong sạch vi diệu.
Mới lại Như Lai Trí tuệ cõi Trời thanh tịnh vượt hơn trí tuệ nhân gian.Quan sát thấy tất cả Hữu tình của thế gian lúc sinh lúc mất, là đẹp hay xấu là phú quý hay bần tiện. Hoặc sinh theo hướng thiện hay sinh theo hướng ác, tùy theo nghiệp đã làm, thấy biết như thực. Nếu nghiệp Thân Miệng Ý của các Hữu tình, tạo hành không thiện, hủy báng Thánh Hiền. Phát khởi các nhìn thấy sai, Pháp nghiệp nhìn thấy sai, tập hợp lại là nguyên nhân. Mang nhân duyênđó thân hoại mệnh hết, đọa rơi xuống đường ác sinh trong Địa ngục. Nếu nghiệp Thân Miệng Ý của các Hữu tình, tạo tác hành thiện, không phỉ báng Thánh Hiền, phát khởi với nhìn thấy đúng. Pháp nghiệp nhìn thấy đúng tập hợp lại là nguyên nhân. Mang nhân duyênđó thân hoại mệnh hết. Ở tại nơi hướng thiện sinh lên cõi Trời, những việc như thế đều biết như thực. Bởi do thực biết, đó là Lực thứ 9 của Như Lai : Trí tuệ biết cõi Trời. Như Lai Ứng-Cúng Chính Đẳng Chính Giác đầy đủ lực đó. Tức thời có thể biết rõ được khắp mọi nơi. Ở trong Đại chúng tự do bình đẳng thuyết Pháp trong sạch vi diệu.
Mới lại Như Lai có các phiền nãođã hết sạch, tùy theo tăng thêm phiền não không thực. Giải thoát tâm thiện, giải thoát tuệ thiện, nhìn thấy Pháp như thế chứng nghiệm trí tuệ tự được quả. Ta đã hết sinh, Hạnh trong sạch đã tạo lập xong, việc cần làm đã làm xong về sau không thu nhận Có, đều biết như thực. Bởi do thực biết, đó là Lực thứ 10 của Như Lai : Trí tuệ hết phiền não . Như Lai Ứng-Cúng Chính Đẳng Chính Giác đầy đủ lực đó. Tức thời có thể biết rõ được khắp mọi nơi. Ở trong Đại chúng tự do bình đẳng thuyết Pháp trong sạch vi diệu.
Phật thuyết Kinh này xong, các Bí-sô chúng nghe được Phật nói, đều rất vui mừng tin nhận phụng hành.
Phật thuyết Kinh Mười lực của Phật

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Đừng đánh mất tình yêu


Kinh Đại Bát Niết-bàn


Vì sao tôi khổ


Các tông phái đạo Phật

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.16.15.149 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập