Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay.
Kinh Bốn mươi hai chương
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Thế Tôn ở tại khu lâm viên Kỳ-đà, Cấp cô độc, thuộc nước Xá-vệ cùng với chúng đại Tỳ-kheo một ngàn hai trăm năm mươi vị.
Bấy giờ, bên cạnh Đức Thế Tôn luôn có nhiều chúng Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, các vua, hàng vương giả, đại thần, tể tướng, hàng ngoại đạo, Sa-môn, Bà-la-môn, Ba-ly-bà-xà-ca, Trời, Rồng, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Ca-lầu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu- la-già... hầu cận, cung kính, cúng dường, tôn trọng cung cấp những vật dụng cần thiết, nên Đức Thế Tôn được nhiều thứ tịnh lợi như: y phục, thực phẩm, đồ nằm, thuốc men... có được tất cả những thọ dụng của trời người ấy, nhưng Đức Thế Tôn không hề bị nhiễm vương, giống như hoa sen trong nước không khác, tiếng tốt vang khắp thế gian, muôn loài đều tán thán ca ngợi.
Lúc ấy Đức Như Lai Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn, đối với các hàng Trời, Người, Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn trong các thế gian luôn biết đúng thời, thích hợp để thuyết pháp, mọi pháp được thuyết giảng phần đầu, phần giữa và cuối đều thiện. Nghĩa lý và ngôn từ đều thiện, hoàn toàn thanh tịnh, gồm đủ phạm hạnh.
Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-khẹo:
-Này các Tỳ-kheo, nếu có chúng sinh nào có thể biết rõ được về công đức, quả báo của việc bố thí, như Ta đã biết về công đức quả báo của việc bố thí, nơi bữa ăn, từ khi mới bắt đầu cho đến lúc kết thúc, nếu trước hết không bố thí chút ít thì tự mình không nên ăn. Hãy lìa bỏ tâm tham lam, bỏn sẻn thì mới có thể bố thí.
Này các Tỳ-kheo, nếu có chúng sinh nào không biết bố thí và quả báo của việc bố thí, như Ta đã biết về quả báo của việc bố thí, những chúng sinh như vậy nơi bữa ăn, từ khi bắt đầu cho đến lúc kết thúc, không đem bố thí chút ít cho người khác mà tự mình ăn thì biết người có tâm tham lam, bỏn sẻn tất không thể bố thí. Vì sao vậy? Này các Tỳ-kheo, về thời quá khứ có vua tên Kim sắc, gồm đủ tướng mạo đoan nghiêm, khác thường, thành tựu sắc thân tối thượng, thù thắng vi diệu. Vua Kim sắc này vô cùng giàu có, của cải vật dụng đầy dẫy, vàng bạc châu báu đủ loại, tiền bạc, xe cộ, voi ngựa, trâu bò vô số không thể kể xiết.
Vua Kim sắc đóng đô tại thành Nhiêu kim, cung điện của vua ở giữa thành ấy, chiều dài theo hướng Đông tây là hai mươi do-tuần, chiều rộng theo hướng Nam bắc là bảy do-tuần. Dân chúng khắp thành đều khá giả, no ấm, sống sung sướng, an lành. Cả nước có năm mươi bảy ức thôn ấp làng xóm, dân chúng ở các nơi ấy đều sống trong cảnh sung túc, an vui. Sáu vạn núi sông mỗi vùng đều có thành lớn, trong thành có chủ thành, dân chúng cũng đông đúc với cuộc sống no đủ, an lạc, số quan lại trong triều cùng số hầu cận nhà vụa gồm đến một vạn tám ngàn người, thể nữ trong cung là hai vạn. Nhà vua thông thạo vương pháp, nương nơi giáo pháp để cai trị phép nước nghiêm minh vì vua luôn thực hành đúng pháp. Vua Kim sắc ưa chuộng thực hành bố thí, có thể đem bố thí tất cả những gì thuộc sở hữu, cho đến cả thân thể của mình. Thời ấy, tuổi thọ của con người là tám vạn bốn ngàn năm.
Một hôm, vua Kim sắc ở nơi thanh vắng, tịch tĩnh, tư duy với ý nghĩ: “Ta không nên thu thuế của tất cả những người buôn bán, cũng không thu thuế của dân chúng.”
Suy nghĩ như vậy rồi, vua bèn cho gọi các đại thần tả hữu, nội ngoại, các bộ, bá quan và ra lệnh:
-Từ nay về sau, tất cả dân chúng, mọi kẻ buôn bán đều không bị thu thuế. Ta tha thuế cho muôn dân khắp cõi Diêm-phù-đề này.
Nhà vua đã dùng phương tiện như thế, trải qua nhiều năm theo đúng pháp để trị nước.
Vào một thời gian khác, trong nước có ngôi sao xấu xuất hiện, nên liên tiếp những mười hai năm trời không mưa. Có một người Bà- la-môn giỏi về tướng thuật, chú luận, rành về khoa chiêm tinh đã biết rõ về ngôi sao xấu kia bèn đến hoàng cung yết kiến vua. Đến nơi người Bà-la-môn tâu vua:
-Nay Thiên tử nên biết, sao xấu xuất hiện là điềm chẳng lành, nên trong mười hai năm liền trời sẽ không mưa.
Vua Kim sắc nghe nói như vậy, thì hết sức xót xa, than thở, nói: -Khổ thay cho những người dân nơi cõi Diêm-phù-đề này! Khổ thay cho những người dân nơi cõi Diêm-phù-đề của ta! Biết đến bao giờ nơi cõi Diêm-phù-đề của ta mới được sung túc, an lạc? Người vật luôn đông đúc, phồn thịnh. Phải chăng chẳng bao lâu cả cõi nước này sẽ trở nên trống vắng không còn có dân chúng?
Trong giây lát, vua Kim sắc không than thở nữa mà suy nghĩ: “Những người giàu có luôn chứa để nhiều tài sản, thực phẩm, trong mười hai năm họ có thể qua khỏi, không chết. Nhưng người bần cùng của cải ít ỏi, thực phẩm thiếu thốn, làm thế nào họ sống được? Mười hai năm đó làm sao họ có thể vượt qua?”
Nhà vua lại tư duy: “Nay ta phải cho thu gom tất cả thực phẩm trong cõi Diêm-phù-đề này để lại một chỗ. Tất cả nhà cửa trong ngoài, tất cả thôn xóm, thành ấp, tất cả mọi người trong cõi nước của ta, những ai có lương thực đều phải nộp tập trung về nơi các kho để tính biết được số lượng. Tất cả dân chúng trong cõi Diêm-phù-đề, cần biết đúng số lượng nhân khẩu sẽ dùng lương thực có được chia đều cho họ trong mười hai năm.”
Suy nghĩ như vậy rồi, nhà vua liền cho gọi các đại thần hầu cận, các bộ trong ngoài, trăm quan, tất cả các ty sở trực thuộc, những vị quan trông coi các nơi đó đều tập hợp về hoàng cung. Nhà vua ra lệnh:
-Các khanh hãy đi khắp mọi vùng trong cõi Diêm-phù những nơi: nào có lương thực, đều thu gom tất cả lại để tính biết được số.
Lệnh vua ban ra đã được các quan thực hiện nhanh chóng. Sau đó, các quan thừa hành lệnh vua cùng vào triều tâu:
-Chúng thần đã gắng hết sức tâm lực để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Lương thực trong khắp cõi đã được thu gom, tập trung nơi các kho chứa. Xin đợi lệnh của đại vương.
Bấy giờ, vua Kim sắc cho gọi những người giỏi về tính toán, về sổ sách trong cõi Diêm-phù-đề ban chỉ dụ:
-Các khanh phải đi đến tất cả mọi nơi trong cõi Diêm-phù-đề, để tính toán nắm đúng về số lượng nhân khẩu, từ ta là người đầu tiên, nhân đó, đối chiếu với lương thực để xét cấp theo hướng bình quân.
Những người này tuân theo dụ của vua, lần lượt thực hiện công việc kể trên.
Số' lượng của tất cả dân chúng trong cõi Diêm-phù-đề đều được tính biết đầy đủ, các người ghi chép làm tờ trình dâng lên vua.
Lúc ấy, vua Kim sắc là người đứng đầu muôn dân trong cõi Diêm-phù-đề, đã đích thân trong coi công việc chia đều lương thực. Nhờ vậy nên trong suốt mười một năm tất cả dân chúng không bị chết đói.
Hơn mười một năm, một tháng, tại nhiều nơi chốn trong nứớc, lần lượt đã có hoặc đàn ông hoặc đàn bà bị đói. Vì sao? Vì lương thực đã sắp khô cạn. Chỉ còn có mười một tháng nữa mà đã có nhiều người nam hoặc nữ ở các nơi trong nước bị đói khát sắp chết.
Lúc ấy, tất cả lương thực trong cõi Diêm-phù-đề đã hết sạch, tất cả các kho chứa đều trống trơn, duy nhất chỉ còn năm thưng cơm đủ để cấp cho một người ăn trong một ngày cùng dâng lên vua Kim Sắc dùng vào một bữa.
Khi ấy, có một người trong đời quá khứ đã trải qua bốn mươi kiếp thực hành hạnh Bồ-tát, vừa đến thế giới Ta-bà này, thấy nơi khu rừng kia có hai chúng sinh là hai mẹ con mà cùng làm việc dâm dục. Bồ-tát thấy thế rồi tự than thở:
-Chúng sinh hết sức xấu ác như vậy thì phiền não ở ngay trong tâm ý họ. Con cái được mẹ nuôi dưỡng lại đi làm việc sai trái. Ở đâu lại có pháp ác như thế. Nay ta không vì hàng chúng sinh này, không vì những chúng sinh làm việc phi pháp. Việc phi pháp bị tham dục cấu nhiễm, bị tà kiến tham ác che lấp tâm trí, nên không biết cha mẹ, không biết các bậc Sa-môn, Bà-la-môn, không biết giữ gìn tộc họ, không kính trọng các bậc tôn trưởng, không nghĩ nhớ ân xá. Ta nay không vì lợi ích của các chúng sinh vô cùng xấu ác như thế, hạnh giác ngộ của ta nay chỉ nên tạo lợi ích cho chính mình mà thôi.
Bồ-tát đã khởi tâm như thế, liền đi đến bên một cội cây khác, nương vào cội cây, kiết già phu tọa, thân ngay niệm chánh. Khi ấy, Bồ-tát tùy thuận quán sát sự sinh diệt của năm thủ ấm, sắc này tập khởi, sắc này hoại diệt. Cũng như thế, đây là thọ, đây là tưởng, đây là hành, đây là thức tập khởi, thức này hoại diệt. Bồ-tát đối với năm thủ ấm tùy thuận quán sát như vậy, chưa bao lâu thì tất cả các pháp tập khởi đều tiêu tan. Đã biết được rồi, nhờ nhân duyên này Bồ-tát chứng đắc Duyên giác, bèn nói kệ:
Do ái nên sinh khổ
Vì thế nên bỏ ái
Thích sống nơi chốn riêng
Giống tê giác một sừng.
Bấy giờ, Bích-chi-phật Duyên giác Thế Tôn, suy nghĩ:
-Ta vì quyết chí đem lại lợi ích cho chúng sinh nên đã thực hành nhiều hạnh khổ, nhưng thật sự chưa tạo lợi ích cho một chúng sinh nào! Hôm nay, ta thương tưởng đến họ và sẽ vì họ tạo nhiều lợi ích, nhất là đối với người nào nơi chốn nào cho ta thọ nhận ẩm thực.
Đức Bích-chi-phật Duyên giác Thế Tôn đạt được Thiên nhãn thông thanh tịnh hơn người, quan sát khắp cõi Diêm-phù-đề, thấy tất cả lương thực ở cõi đây đều đã khô cạn, chỉ còn có năm thưng cơm đủ cho vua Kim sắc dùng trong một bữa. Bồ-tát quan sát rồi khởi tâm suy niệm: “Ta nay nên thương xót, tạo lợi ích cho vua Kim sắc. Ta sẽ đến chỗ vua ấy xin một bữa ăn.” Đức Bích-chi-phật Duyên giác Thế Tôn bèn dùng thần lực bay lên hư không, hiện thân cho mọi người đều trông thấy, thần thông ấy giống như chim Xá-cư-ni bay về thành Nhiêu kim của vua Kim sắc.
Khi ấy, vua Kim sắc đang ở trên lầu. Có năm ngàn đại thần đều thấy Đức Bích-chi-phật Duyên giác Thế Tôn kia. Trong số các đại thần ấy có một vị đầu tiên trông thấy Bích-chi-phật đang từ xa tiến dần đến gần, bèn nói với các vị khác:
-Các vị hãy xem kìa! Ở đằng xa kia có một con chim Xá cư-ni cánh đỏ đang bay đến đây.
Vị đại thần thứ hai trông thấy nói:
-Ông nhìn kỹ xem! Không phải là chim Xá-cư-ni cánh đỏ. Đố là quỷ ác La-sát chuyên ăn tinh lựccủa con người, muốn đến đây cướp lấy mạng sống của chúng ta!
Vị đại thần đó chỉ cho vua Kim sắc thấy và nói như trên. Vua Kim Sắc phải xoa hai tay lên mặt rồi mới nhìn kỹ. Khi đã thấy rõ ràng, vua liền nói với các quan:
-Các khanh nên biết, đó không phải là chim Xa-cư-ni cánh đỏ, cũng chẳng phải quỷ ác La-sát chuyên ăn tinh lực của con người mà là Tiên nhân vì thương tưởng đến ta cho nên mới tìm tới đây.
Lúc ấy, Bích-chi-phật Duyên giác Thế Tôn chỉ trong khoảnh khắc đã đến nơi lầu của vua Kim sắc. Nhà vua trông thấy Bích-chi- phật Duyên giác Thế Tôn kia liền đứng dậy, cung kính đảnh lễ nơi chân ngài, xong thì trải tọa cụ tốt, thỉnh Phật an tọa, rồi hướng về chỗ Bích-chi-phật, thưa:
-Có đúng ngài là bậc Tiên nhân vừa đến cõi nước này chăng? Bích-chi-phật đáp:
-Đại vương, ta muốn khất thực cho nên đến đây.
Vua Kim sắc nghe Đức Phật nói như thế, thì buồn bã rơi lệ, thưa: -Sao hiện tại đất nước tôi lâm vào cảnh nghèo khổ đến thế! Đã có thời toàn cõi Diêm-phù-đề này giàu có sung túc, an lạc, bỗng nhiên hôm nay Tiên nhân đến đây, tôi không thể cung cấp nỗi một bữa ăn ngon.
Cùng lúc, tại một nơi trong kinh thành Nhiêu kim có một thiếụ nữ, hướng đến vua Kim sắc nói kệ:
Pháp nào gọi là khổ
Đó chính là bần cùng
Khổ nào nặng hơn hết
Đó là khổ bần cùng.
Chết khổ và nghèo khổ
Hai khổ đều như nhau
Thà phải chịu khổ chết
Không sống khổ bần cùng.
Vua Kim sắc nghe kệ xong bèn, cho gọi đầu bếp đến, hỏi:
-Khanh xem còn những thức ăn gì? Ta muốn cúng dường bậc Đại tiên nhân này.
Người đầu bếp tâu:
-Đại vương nên biết, tất cả lương thực trong cõi Diêm-phù-đề đều hết sạch, chỉ còn lại phần ăn đủ cho một bữa của đại vương thôi.
Vua Kim sắc nghe tâu như thế liền suy nghĩ: “Nếu ta ăn uống thì mạng sống tạm tiếp tục, còn nếu không ăn thì mạng sống mau chấm dứt.”
Rồi vua lại nghĩ: “Nếu hôm nay ta ăn phần cơm kia tất cũng không tránh khỏi chết, nếu ta không ăn thì cũng phải chết vậy, ta không nên giữ lấy mạng sống ngắn ngủi này làm gì! Vị Đại tiên này là bậc trì giới thanh tịnh, tu tập đúng pháp thiện đã tìm đến hoàng cung, tại sao ta lại để ngài ôm bát không ra đi?”
Sau khi suy nghĩ như vậy nhà vua cho gọi các đại thần hầu cận, trăm quan trong ngoài... cùng hàng quyến thuộc đến nói:
-Tất cả các người đều nên tùy hỷ! Ta là vua Kim sắc hôm nay xin bố thí lần cuối cùng, nguyện đem căn lành này cầu cho tất cả dân chúng trong cõi Diêm-phù-đề, từ nay đến mãi về sau, đoạn trừ hẳn nghiệp bần cùng.
Vua Kim sắc phát nguyện xong bèn đem số thực phẩm của một bữa ăn đặt vào trong bát của Bích-chi-phật Duyên giác Thế Tôn, xong xuôi, nhà vua trao bình bát vào bàn tay phải của Bích-chi-phật. Lúc ấy, Bích-chi-phật Duyên giác Thế Tôn đúng theo pháp hành trì, dùng thân thể hiện sự thọ nhận chẳng phải dùng ngôn ngữ.
Đức Bích-chi-phật Duyên giác Thế Tôn nhận sự cúng dường của vua Kim sắc rồi, liền vận dụng thần thông bay đi. Vua Kim sắc và đại chúng, tất cả đều chắp tay nhìn theo Phật thật lâu, không chớp mắt cho đến khi Đức Phật kia đã bay xa quá cõi nước. Khi ấy vua Kim Sắc bảo với tất cả mọi người đang có mặt:
Các khanh hãy đi về nhà của mình để khỏi chết vì đói khát.
Các đại thần và tất cả đều thưa:
-Khi đại vương an vui thì tất cả chúng thần cùng vui theo ngài, cùng được hưởng mọi ân ích. Nay chúng thần làm sao có thể bỏ đại vương mà đi được?
Nhà vua nghe thế thì rơi lệ nghẹn ngào, rồi đưa tay lau mắt và nói:
-Các khanh đều nên đi về nhà mình, chớ khiến tất cả ở lại đây mà cùng bị chết đói với ta.
Bấy giờ, tất cả các quan cùng đám quyến thuộc đều rơi lệ, đưa tay lau nước mắt, rồi cùng đi đến gần chỗ vua, cúi đầu kính lễ nơi chân vua, xong tất cả đều chắp tay hướng về vua tâu:
-Tùy theo nghiệp ác chúng ta đã tạo ra nhiều hay ít mà phải nhận lấy quả báo, cúi xin đại vương chấp thuận cho chúng thần việc này, vào sáng mai được gặp đại vương lần cuối.
Như thế, trong thời gian Bích-chi phật Duyên giác Thế Tôn kia thọ bát cơm cúng dường, khi sắp hướng đến nơi chốn khác để thọ thực thì khắp bốn phương mây nổi cuồn cuộn, gió mát thổi lộng làm. cho đất nơi cõi Diêm-phù-đề đều sạch. Nửa ngày sau khi gió mát thổi vào cõi Diêm-phù-đề thì trời mưa xuống vô số các loại lương thực, các thứ thực phẩm tươi sống, nấu chín thỏa mãn mọi nhu cầu của dân chúng.
Vua Kim sắc trông thấy những trận mưa như thế, lòng vô cùng hân hoan, thích thú, tâm sinh ý thiện, bèn nói với các đại thần hầu cận cùng trăm quan trong ngoài:
-Các khanh thấy không! Cúng dường chỉ mỗi một bữa ăn sáng mà đạt được quả báo tốt đẹp như thế! Còn có vô lượng quả báo khác sẽ đến sau này nữa.
Mưa một ngày như thế xong, đến ngày thứ hai rồi suốt trong bảy ngày, những cơn mưa liên tiếp đổ xuống các loại thực phẩm khác! như mè, đậu lớn, đậu nhỏ, đại mạch, tiểu mạch, đậu giang, đậu ván, các thứ lúa gạo ngon.
Bảy ngày mưa tạnh, lại tiếp tục mưa từng đợt bảy ngày: bảy ngày mưa bơ, bảy ngày mưa dầu, bảy ngày mưa tiền, bẫy ngày mưa vải vóc y phục, lại có nhiều trận mưa xen lẫn. Trong thời gian này chỉ có một ngày mưa bảy báu. Đó là: vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xà cừ, xích trân châu, mã não... Đức Phật bảo:
-Này các Tỳ-kheo, các thầy nên biết, vua Kim sắc ở thời ấy đâu phải là người xa lạ, mà chính là thân Ta.
Này các Tỳ-kheo, pháp môn như thế các thầy nên khéo nhận biết. Như có chúng sinh biết bố thí và quả báo của sự bố thí như Ta đã biết về quả báo của sự bố thí, hoặc từ lúc đầu cho đến cuối bữa ăn, nếu không bố thí một phần nhỏ, trước không xả thí thì không được tự mình ăn. Phải lìa tâm ganh ghét, cấu uế thì mới có thể xả thí. Như thế chúng sinh không biết bố thí và quả báo của sự bố thí như Ta đã biết về quả báo của sự bố thí.
Như vậy, nếu có chúng sinh từ đầu cho đến cuối bữa ăn không đem xả thí từng phần nhỏ cho người khác mà tự mình ăn, thì biết các chúng sinh ấy có tâm ganh ghét, cấu uế cho nên không thể bố thí.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói kệ:
Trước tạo thiện, bất thiện,
Không mất nghiệp tội phước
Thân cận người trí tuệ
Không mất nghiệp vãng lai.
Lời thiện trong Thánh chúng
Không mất nghiệp nói năng
Người tri ân, báo ân
Không mất nghiệp đã tạo.
Nghiệp thiện là đúng đắn
Bất thiện là xấu xa
Hai nghiệp đều có báo
Nhất định đạt quả thật.
Khi Đức Thế Tôn thuyết giảng như vậy, các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo- ni, Ưu-bà-tắc, ưu-bà-di, các bộ chúng Trời, Rồng, Dạ-xoa, Càn-thát- bà, A-tu-la, Ca-lâu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già, tất cả hội chúng nghe lời Phật dạy đều rất hoan hỷ.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.147.85.11 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.