Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Thuyết Hiền Thủ Kinh [佛說賢首經] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Thuyết Hiền Thủ Kinh [佛說賢首經]


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.16 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.12 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Hiền Thủ

Việt dịch: Thích Tâm Nhãn

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Tôi nghe như vầy:
Một thời, đức Phật ở tại nước Ma-kiệt-đề-đà nơi pháp toà thanh tịnh. Cả đại hội có nhiều vị Bồ Tát như: Bồ Tát Di Lặc… và Tỳ-kheo, Tỳ-kheo Ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, chư Thiên, rồng, quỉ thần, A-tu-luân đều đầy đủ trong hội.
Bấy giờ, đức Phật bảo Xá-lợi-phất:
-Hôm nay, mười phương Phật cũng có đại hội vì chư Bồ Tát mà thuyết kinh.
Trong pháp toà thanh tịnh có Ưu-bà-di là phu nhân của vua Bình-sa quốc vương tên Bạt-đà-sư-lợi, bà chắp tay bạch Phật rằng:
Kính thưa Thế-Tôn! Con xin muốn nghe danh hiệu mười phương Phật, tên các vị Bồ Tát và quốc độ đó.
Phật bảo:
Lành thay! Lành thay! Ta sẽ vì phu nhân mà nói điều đó. Ở đông phương có vị Phật hiệu là Nhập-tinh-tấn, cõi ấy gọi là Trì-thảo-thọ, Bồ Tát tên Kính-thủ. Ở Nam phương có vị Phật hiệu là Bất-xả-lạc tinh-tấn, cõi ấy gọi là Niệm-thọ, Bồ Tát tên Giác-Thủ. Ở tây phương có vị Phật hiệu Trưởng tinh tấn, cõi ấy gọi là Liên-hoa-thọ, Bồ Tát tên Bảo-thủ. Ở Bắc phương có vị Phật hiệu là Tinh-tấn, cõi ấy gọi là Tân-dĩ-thọ, Bồ Tát tên là Thí-thủ. Ở Đông Bắc có vị Phật hiệu là Ai-tinh-tấn, cõi ấy gọi là Thanh-liên-thọ, Bồ Tát tên là Công-đức-thủ. Ở Đông nam có vị hiệu là Bách-lam-tinh-tấn, cõi ấy gọi là Hương-thọ, Bồ Tát tên là Linh-thủ. Ở Tây nam có vị Phật hiệu là Thượng-tinh-tấn, cõi ấy gọi là Bảo-thọ, Bồ Tát tên Tinh-tấn-thủ. Tây bắc có vị Phật hiệu là Nhất-độ-tinh-tấn, cõi ấy gọi là Tư-duy-thọ, Bồ Tát tên là Thiện-thủ. Hạ phương có vị Phật hiệu là Phạm-tinh-tấn, cõi ấy gọi là Thuỷ-tinh-thọ, Bồ Tát tên là Trí-tuệ-thủ.
Khi phu nhân Bạt-đà-sư-lợi nghe danh hiệu mười phương Phật, tên các vị Bồ Tát và các quốc độ, thì không xiết vui mừng, trước Phật đầu mặt đảnh lễ sát đất, bạch Phật rằng:
Kính thưa Thế-Tôn! Nay con tuy phát tâm Vô-thượng Chánh-đẳng-chánh-giác nhưng phải dùng phương pháp gì để xa lìa thân nữ?
Phật bảo:
Phu nhân rất hay, rất giỏi mới hỏi Phật như vậy! Này Bạt-đà-sư-lợi nên phụng hành mười việc, thì có thể xa lìa thân nữ. Có một việc được mau chóng thành thân nam tự mình đạt được Chánh-đẳng-chánh-giác. Việc đó là tuy phát ý nhất thiết trí làm vô số công đức, nhưng chẳng mong cầu là một việc. Lại có hai việc mau chóng bỏ được thân nữ thành thân nam, tự mình đạt được Chánh-đẳng-chánh-giác: 1. Làm như lời nói không tôn thờ chư Thiên mà chỉ qui y chư Phật. 2. Làm việc chánh tín. Đó là hai việc. Lại có ba việc người nữ mau chóng thành thân nam, tự mình đạt được Chánh-đẳng-chánh-giác: 1. Thường phòng hộ ba nghiệp nơi thân thanh tịnh; 2. Phòng hộ 4 nghiệp nơi miệng thanh tịnh; 3. Phòng hộ ba nghiệp ý cho thanh tịnh. Đó là ba việc. Lại có 4 việc người nữ mau chóng thành thân nam, tự mình đạt được Chánh-đẳng-chánh-giác: 1. Bố-thí không tự đắc, 2. Giữ giới không khoe khoang, 3. Tự giữ mình thanh tịnh, 4. Có niềm tin khi nghe lục-pháp (niệm Phật, Pháp, tăng, thí, giới, thiên). Đó là 4 việc. Lại có năm việc người nữ mau chóng thành thân nam, tự mình đạt được Chánh-đẳng-chánh-giác: 1. Biết dùng pháp, 2. Làm như pháp, 3. Nghe pháp chánh-niệm, 4. Không ưa thân nữ, 5. Muốn làm thân nam. Đó là năm việc. Lại có sáu việc người nữ mau chóng thành thân nam, tự mình đạt được Chánh-đẳng-chánh-giác: 1. Không giải đãi, hoàn thành công việc, 2. Tâm mình dịu dàng, 3. Chất phát, 4. Không dua nịnh, 5. Không trách mắng, 6. Làm việc phải chí thành. Đó là sáu việc. Lại có bảy việc người nữ mau chóng thành thân nam, tự mình đạt được Chánh-đẳng-chánh-giác: 1. Thường niệm pháp tâm Phật, 2. Thường niệm pháp để đắc tuệ Phật, 3. Thường niệm Tăng vì muốn thân thuộc, 4. Thường niệm giới vì cầu thanh tịnh, 5. Thường bố thí vì muốn từ bỏ tâm keo kiệt bủn xỉn, 6. Thường niệm Thiên để được tâm Bồ Tát, 7. Thường niệm nhơn muốn độ tất cả. Đó là bảy việc. Lại có tám việc người nữ mau thành thân nam, tự mình đạt được Chánh-đẳng-chánh-giác: 1. Không vì miếng cơm manh áo cho là vui, 2. Không xa hoa, 3. Không thoa hương, 4. Cũng không dùng các loại hương khác, 5. Không vui chơi ngao du sơn thuỷ, 6. Không đàn nhạc, 7. Cũng không ca múa, 8. Trong một tháng phải ăn lục-trai. Đó là tám việc. Lại có chín việc người nữ mau thành thân nam, tự mình đạt được Chánh-đẳng-chánh-giác: 1. Không chấp-đoạn, 2. không chấp trước, 3. Vô ngã, 4. Không nghĩ có nhân, 5. Không nghĩ có thọ, 6. Không nghĩ có mạng, 7. Không nghĩ có chỗ sanh, 8. Không nghĩ có chỗ không xanh, 9. Xa lìa 12 nhân duyên. Đó là chín việc. Lại có mười việc người nữ mau thành thân nam, tự mình đạt được Chánh-đẳng-chánh-giác: 1. Có lòng từ đối với tất cả, 2. Không tham tất cả đồ vật của người, 3. Không nghĩ đến người nam khác, 4. Không nói hai lưỡi, 5. Không nói ác khẩu, 6. Không nói vọng ngôn, 7. Không nói thêu dệt, 8. Không mê say tiếng đàn nhạc hay, 9. Không khởi ý, cũng không tức giận chỉ trụ chánh-niệm, 10. Không cùng người làm việc bất chánh. Đó là mười việc.
Phật thuyết kinh xong, Bạt-đà-sư-lợi và sáu vạn Ưu-bà-di trong nước Ma-kiệt-đề, nghe pháp hành đều phát tâm vô thượng Chánh-đẳng-chánh-giác. Chư Bồ Tát như: Bồ Tát Di Lặc… Tỳ kheo, Tỳ-kheo Ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, chư thiên, quỉ thần, A-tu-luân… đứng trước Phật đảnh lễ sát đất hoan hỷ thối lui.

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Chuyện Vãng Sanh - Tập 3


Quy nguyên trực chỉ


Phật giáo và Con người


Phúc trình A/5630

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.217.8.82 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập