Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Duyên Khởi Kinh [緣起經] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Duyên Khởi Kinh [緣起經]

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Nguyên bản Sanskrit » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.08 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.12 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Duyên Khởi

Việt dịch: Huyền Thanh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Như vậy tôi nghe. Một thời Đức Bạc Già Phạm (Bhagavaṃ:Thế Tôn) ngự ở vườn Cấp Cô Độc (Anāthapiṇḍadasyārāma) trong rừng Thệ Đa (Jeṭavaṇa) tại thành Xá-Vệ (Śrāvastya) cùng với vô lượng vô số Thanh Văn (Śrāvaka), Bồ Tát (Bodhisatva), Trời (Deva), Người (Manuṣya)… cùng đến dự.
Bấy giờ Đức Thế Tôn bào chúng Bật Sô (Bhikṣu-saṃgha:chúng Tỳ Khưu): “Ta sẽ vì ông tuyên nói Nghĩa sự khởi đầu, sự sai biệt của Duyên Khởi (Pratītya¬samutpāda). Ông nên nghe cho kỹ, suy nghĩ thật khéo. Nay Ta vì ông phân biệt giải nói”
Chúng Bật Sô nói: “Thưa vâng ! Nguyện xin hãy nói. Chúng con ưa thích lắng nghe”
Đức Phật nói: “Thế nào gọi là sự khởi đầu của Duyên Khởi (Duyên Khởi sơ) ? Là y theo “Cái này có cho nên cái kia có, cái này sinh cho nên cái kia sinh”. Ấy là Vô Minh (Avidyā) duyên với Hành (Saṃskāra), Hành duyên với Thức (Vijñāna), Thức duyên với Danh Sắc (Nāma-rūpa), Danh sắc duyên với sáu Xứ (Ṣaḍ-āyatana), sáu Xứ duyên với Xúc (Sparśa), xúc duyên với Thọ (Vedanā), Thọ duyên với Ái (Tṛṣṇā), Ái duyên với Thủ (Upādāna), Thủ duyên với Hữu (bhava), Hữu duyên với Sinh (Jāti), Sinh duyên với Lão Tử (Jarā-maraṇa)…dấy lên sự buồn rầu, than thở, đau khổ, lo lắng, bưc bội. Đây gọi là Thuần Đại Khổ Uẩn Tập. Như vậy là nghĩa sự khởi đầu của Duyên Khởi
Thế nào gọi là sự sai biệt của Duyên Khởi (Duyên Khởi Sai Biệt) ? Là Vô Minh duyên với Hành.
Thế nào là Vô Minh (Avidyā)? Là đối với đời trước (tiền tế) thì không có hiểu biết, đối với đời sau (hậu tế) thì không có hiểu biết, đối với đời trước đời sau (tiền hậu tế) thì không có hiểu biết, đối với bên trong (nội) thì không có hiểu biết, đối với bên ngoài (ngoài) thì không có hiểu biết, đối với bên trong bên ngoài (nội ngoại) thì không có hiểu biết, đối với Nghiệp (Karma) thì không có hiểu biết, đối với Dị Thục (Vipāka: quả báo. Xưng chung cho việc y theo điều thiện ác trong quá khứ mà được quả báo) thì không có hiểu biết, đối với Nghiệp (Karma) Dị Thục (Vipāka) thì không có hiểu biết, đối với Phật (Buddha) thì không có hiểu biết, đối với Pháp (Dharma) thì không có hiểu biết, đối với Tăng (Saṃgha) thì không có hiểu biết, đối với Khổ (Duḥkha) thì không có hiểu biết, đối với Tập (Samudaya) thì không có hiểu biết, đối với Diệt (Nirodha) thì không có hiểu biết, đối với Đạo (Mārga) thì không có hiểu biết, đối với Nhân (Hetu) thì không có hiểu biết, đối với Quả (Phala) thì không có hiểu biết, đối với Nhân đã sinh các Pháp thì không có hiểu biết, đối với Thiện (Kuśala) thì không có hiểu biết, đối với Bất Thiện (Akuśala) thì không có hiểu biết, đối với có tội thì không có hiểu biết, đối với không có tội thì không có hiểu biết, đối với nên tu tập thì không có hiểu biết, đối với chẳng nên tu tập thì không có hiểu biết, đối với thấp kém (hạ liệt) thì không có hiểu biết, đối với Thượng Diệu (tinh diệu, cực tốt) thì không có hiểu biết, đối với Hắc (Kṛṣṇa: điều xấu ác) thì không có hiểu biết, đối với Bạch (Śveta: điều tốt lành) thì không có hiểu biết, đối với Hữu Dị Phần (có tài năng, có sự đặc biệt do Trời phân chia) thì không có hiểu biết, đối với Duyên đã sinh hoặc sáu chỗ tiếp chạm, thông đạt như thật thì không có hiểu biết. Như vậy đối với sự Như Thật của mỗi mỗi nơi ấy thì không có hiểu biết, không có Kiến (Dṛṣṭi:, hay Darśana: điều mà con mắt đã nhìn thấy), không có Hiện Quán (Abhisamaya: cảnh quán chiếu hiện ra trước mặt), ngu si, không có sáng tỏ, đen tối. Đây là Vô Minh
Thế nào là Hành (Saṃskāra) ? Hành có ba loại là Thân Hành (nghiệp thiện ác do Thân đã gây tạo), Ngữ Hành (nghiệp thiện ác do lời nói đã gây tạo), Ý Hành (nghiệp thiện ác do Ý đã gây tạo). Đây gọi là Hành.
_ Hành duyên với Thức. Thế nào là Thức (Vijñāna)? Là sáu Thức Thân: một là Nhãn Thức (Cakṣur-vijñānaṃ: sự nhận biết phân biệt của con mắt), hai là Nhĩ Thức (Śrotra-vijñānaṃ: sự nhận biết phân biệt của con mắt), ba là Tỵ Thức (Ghrāṇa¬vijñānaṃ: sự nhận biết phân biệt của con mắt), bốn là Thiệt Thức (Jihvā-vijñānaṃ: sự nhận biết phân biệt của con mắt), năm là Thân Thức (Kāya-vijñānaṃ: sự nhận biết phân biệt của con mắt), sáu là Ý Thức (Mano-vijñānaṃ: sự nhận biết phân biệt của con mắt). Đây gọi là Thức.
_ Thức duyên với Danh Sắc (Nāma-rūpa). Thế nào gọi là Danh (Nāma) ? Là bốn cái không có Sắc Uẫn (Rūpa-skandha:hình thể vật chất): Một là Thọ Uẩn (Vedanā-skandha: Cảm giác), hai là Tưởng Uẩn (Saṃjñā-skandha: Tri giác), ba là Hành Uẩn (Saṃskāra-skandha: Lưu chuyển tạo ứng), bốn là Thức Uẩn (Vijñāna¬skandha: nhận thức)
Thế nào là Sắc (Rūpa) ? Là các hình thể màu sắc có được. Tất cả bốn Đại Chủng (đất, nước, gió, lửa) với cái mà bốn Đại Chủng đã tạo ra.
Sắc này với Danh lúc trước, gom lược lại làm một, tên hợp chung là Danh Sắc. Đây là Danh Sắc.
_ Danh Sắc duyên với sáu Xứ. Thế nào là sáu Xứ (Ṣaḍ-āyatana)? Là sáu Nội Xứ: một là Nhãn Nội Xứ (Cakṣur-āyatana, hay Cakṣu-indriya: con mắt), hai là Nhĩ Nội Xứ (Śrotra-āyatana, hay Śrotra-indriya: lỗ tai), ba là Tỵ Nội Xứ (Ghrāṇa-āyatana, hay Ghrāṇa-indriya: lỗ mũi), bốn là Thiệt Nội Xứ (Jihvā-āyatana, hay Jihvā-indriya: cái lưỡi), năm là Thân Nội Xứ (Kāya-āyatana, hay Kāya-indriya: thân xác), sáu là Ý Nội Xứ (Manas-āyatana, hay Manas-indriya: Ý Căn tức khí quan hiểu biết hết thảy làm lộ ra năng lực hiểu biết). Đây là sáu Xứ
_ Sáu xứ duyên với Xúc. Thế nào là Xúc (Sparśa)? Là sáu Xúc Thân: Một là Nhãn Xúc (Cakṣur-sparśa: Sự tiếp chạm của con mắt với hình thể màu sắc), hai là Nhĩ Xúc (Śrotra-sparśa: Sự tiếp chạm của lỗ tai với âm thanh), ba là Tỵ Xúc (Ghrāṇa¬sparśa: Sự tiếp chạm của lỗ mũi với mùi ngửi), bốn là Thiệt Xúc (Jihvā-sparśa: Sự tiếp chạm của cái lưỡi với vị nếm), năm là Thân Xúc (Kāya-sparśa: Sự tiếp chạm của thân xác với các cảm xúc), sáu là Ý Xúc (Manas-sparśa: Sự tiếp chạm của Ý Căn với trần cảnh). Đây gọi là Xúc.
_ Xúc duyên với Thọ. Thế nào là Thọ (Vedanā)? Thọ có ba loại là Lạc Thọ (Sukha-vedanā: Cảm giác khoan khoái vui vẻ), Khổ Thọ (Duḥkha-vedanā: Cảm giác bực bội khó chịu), Bất Khổ Bất Lạc Thọ (Aduḥkhāsukha-vedanā: Cảm giác dững dưng không khổ không vui). Đây gọi là Thọ.
_ Thọ duyên với Ái. Thế nào là Ái (Tṛṣṇā). Ái có ba loại là Dục Ái (Kāma-tṛṣṇa: Sự thỏa thích thương mến dính theo năm Dục và luyến ái ở Dục Giới, Sắc Ái (Rūpa¬tṛṣṇa: Sự thỏa thích thương mến dính theo hình thể màu sắc và luyến ái ở Sắc Giới), Vô Sắc Ái (Arūpa-tṛṣna: Sự thỏa thích thương mến dính theo điều không có hình thể màu sắc và luyến ái ở Vô Sắc Giới). Đây gọi là Ái
_ Ái duyên với Thủ. Thế nào là Thủ (Upādāna) Là bốn Thủ: Một là Dục Thủ (Kāmopādāna: Khi đối với cảnh năm Dục của Dục Giới đã sinh khởi sự tham chấp), hai là Kiến Thủ (Dṛṣṭy-upādāna: Chấp trước vào cái thấy của Tâm Tà là chân thật), ba là Giới Cấm Thủ (Śīla-vratopādāna: Chấp trước cho cái Nhân chẳng phải chính đúng, con đường chẳng phải chính đúng mà cho là cái Nhân chính đúng, con đường chính đúng), bốn là Ngã Ngữ Thủ (Ātma-vādopādāna: Chấp trước thuận theo Ngã Chấp về tất cả điều đã dấy lên của chính thân mình). Đây gọi là Thủ.
_ Thủ duyên với Hữu. Thế nào là Hữu (Bhava: cái có, cái được)? Hữu có ba loại là Dục Hữu (Kāma-dhātu: Dục Giới), Sắc Hữu (Rūpa-dhātu: Sắc Giới), Vô Sắc Hữu (Arūpa-dhātu: Vô Sắc Giới). Đây gọi là Hữu.
_ Hữu duyên với Sinh. Thế nào là Sinh (Jāti)? Là mỗi một Hữu Tình kia đối với mỗi một loại Hữu Tình ấy, các Sinh Đẳng, Sinh Thú dấy lên hiện ra Uẩn (Skandha), được Giới (Dhātu), được Xứ (Āyatana), được các Uẩn, sinh khởi mệnh căn hiện ra. Đây gọi là Sinh
_ Sinh duyên với Lão Tử. Thế nào là Già (Jarā: lão) ? Là tóc bị suy kém biến đổi, làn da dần bị nhăn nheo suy kém tổn hoại, Xương sống trên thân bị cong gù, nốt ruồi màu đen xen kẽ trên thân, hơi thở hổn hển gấp gáp, hình mạo bị cong về phía trước bằng cớ là phải nương vào cây gậy, mê mờ gầy gò yếu kém, tổn giảm suy thoái, các Căn già nua, công dụng phá hoại, các Hành mục nát cho nên hình thể ấy bị hư nát. Đây gọi là Lão.
Thế nào là Chết (Maraṇa: tử)? Là mỗi một Hữu Tình ấy, từ mỗi một loài Hữu Tình…cuối cùng bị hoại mất, buông bỏ tuổi thọ, buông bỏ sự ấm áp, Mạng Căn lùi diệt, vứt bỏ các Uẩn. Lúc chết thời xoay vần tận hết. Đây gọi là Chết (tử).
Cái chết (tử) này với sự Già (Lão) lúc trước gom lược làm một, hợp gọi là Lão Tử.
Như vậy gọi là nghĩa sai biệt của Duyên Khởi.
_ Này Bật Sô ! Ta đã vì các ông nói chỗ tiêu biểu về nghĩa của sự khởi đầu, sự sai biệt của Duyên Khởi”
Khi Đức Bạc Già Phạm nói Kinh này xong thời Chúng Thanh Văn, Bồ Tát, Trời, Người…nghe điều Đức Phật đã nói đều rất vui vẻ, được điều chưa từng có, tin nhận, phụng hành
KINH DUYÊN KHỞI _MỘT QUYỂN (Hết)_

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Hoa nhẫn nhục


Tư tưởng Tịnh Độ Tông


Rộng mở tâm hồn


Phóng sinh - Chuyện nhỏ khó làm

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.218.37.5 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập