Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Diệu Pháp Liên Hoa Kinh [妙法蓮華經] »» Bản Việt dịch quyển số 5 »»

Diệu Pháp Liên Hoa Kinh [妙法蓮華經] »» Bản Việt dịch quyển số 5

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Việt dịch (2) » Việt dịch (3) » Việt dịch (4) » English version (1) » English version (2) » Nguyên bản Sanskrit » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 1.53 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.96 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa

Kinh này có 7 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
Việt dịch: Thích Trí Tịnh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Quyển V
14. Phẩm An-Lạc Hạnh

1.- Lúc bấy giờ, ngài Văn-Thù-Sư-Lợi Đại Bồ-tát bạch Phật rằng: "Thế-Tôn! Các vị Bồ-tát này rất là ít có, vì kính thuận Phật nên phát thệ-nguyện lớn: ở nơi đời ác sau, hộ-trì đọc nói kinh Pháp-Hoa này".Thế-Tôn! Các vị đại Bồ-tát ở đời ác sau, thế nào mà có thể nói kinh này?".Phật bảo ngài Văn-Thù-Sư-Lợi: "nếu vị Bồ-tát ở đời ác sau muốn nói kinh này, phải an-trụ trong bốn pháp:
2.- Một, an-trụ nơi "hành xứ" và nơi "thân-cận-xứ" của Bồ-tát, thời có thể vì chúng sinh mà diễn nói kinh này. Văn-Thù-Sư-Lợi! Thế nào gọi là chỗ "Hành-xứ" của đại Bồ-tát? Nếu vị đại Bồ-tát an trụ trong nhẫn-nhục hòa-dịu khéo thuận mà không vụt-chạc lòng cũng chẳng kinh sợ, lại ở nơi pháp không phân-biệt mà quán tưởng như thực của các pháp (1) cũng chẳng vin theo, chẳng phân-biệt, đó gọi là chỗ "hành-xứ" của Bồ-tát.Thế nào gọi là chỗ "thân-cận" của đại Bồ-tát? - Vị đại Bồ-tát chẳng gần-gũi quốc-vương, vương-tử, đại-thần, quan-trưởng, chẳng gần-gũi các ngoại-đạo phạm-chí, ni-kiền-tử (2), v.v. . . và chẳng gần những kẻ viết sách thế tục ca ngâm; sách ngoại-đạo cùng với phái "lộ-già-da-đà" phái "nghịch-lộ-già-da-đà" (3), cũng chẳng gần gũi những kẻ chơi hung-hiểm đâm nhau, đánh nhau, và bọn na-la (4) v.v. . . bày các cuộc chơi biến-hiện.Lại chẳng gần-gũi bọn hàng thịt và kẻ nuôi heo, dê, gà, chó, săn-bắn chài lưới, hạng người sống với nghề ác, những người như thế hoặc có lúc lại đến thời
Bồ-tát vì nói pháp không có lòng mong cầu.Lại chẳng gần-gũi những Tỷ-khiêu, Tỷ-khiêu-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, hạng người cầu quả Thanh-Văn, hoặc ở trong phòng, hoặc chỗ kinh-hành, hoặc ở trong giảng-đường chẳng cùng ở chung, hoặc có lúc những người đó lại đến, Bồ-tát theo cơ-nghi nói pháp không lòng mong cầu.
Văn-Thù-Sư-Lợi! Lại vị đại Bồ-tát chẳng nên ở nơi thân người nữ cho là Tướng có thể sinh tư-tưởng dục nhiễm mà vì nói pháp, cũng chẳng ưa thấy. Nếu vào nhà người chẳng cùng với gái nhỏ, gái trinh, gái hóa, v.v. . . chung nói chuyện, cũng lại chẳng gần năm giống người bất-nam (5) để làm thân hậu.Chẳng riêng mình vào nhà người, nếu lúc có nhân-duyên cần riêng mình vào thời chuyên một lòng niệm Phật.Nếu vì người nữ nói pháp thời chẳng hở răng cười, chẳng bày hông, ngực, nhẫn đến vì pháp mà còn chẳng thân-hậu, huống lại là việc khác.Chẳng ưa nuôi đệ-tử Sa-di ít tuổi và các trẻ nhỏ, cũng chẳng ưa cùng chúng nó đồng một thầy. Thường ưa ngồi thuyền ở chỗ vắng tu nhiếp tâm mình.Văn-Thù-Sư-Lợi! Đó gọi là "chỗ thân-cận" ban đầu.
3.- Lại nữa, vị đại Bồ-tát quán sát "Nhất-thiết, pháp không như thật tướng" chẳng điên-đảo, chẳng động, chẳng thối, chẳng chuyển, như hư-không, không có thật-tính, tất cả lời nói phô dứt, chẳng sinh, chẳng xuất, chẳng khởi, không danh, không tướng, thực không chỗ có, không lường, không ngằn, không ngại, không chướng, chỉ do nhân-duyên mà có, từ điên-đảo mà sinh cho nên nói, thường ưa quán-sát pháp-tướng như thế đó gọi là "chỗ thân-cận" thứ hai của vị Đại Bồ-tát.Lúc đó, đức Thế-Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:
4.- Nếu có vị Bồ-tát
Ở trong đời ác sau
Lòng không hề sợ-sệt
Muốn nói kinh pháp này
Nên trụ vào "hành-xứ"
Và trụ "thân-cận-xứ".
Thường xa rời quốc-vương
Và con của quốc-vương
Quan đại-thần, quan lớn
Kẻ chơi việc hung-hiểm
Cùng bọn chiên-đà-la (6)
Hàng ngoại đạo phạm-chí
Cùng chẳng ưa gần-gũi
Hạng người Tăng-thượng-mạn
Hàng học giả tham chấp
Kinh, luật, luận tiểu-thừa
Những Tỷ-khiêu phá giới
Danh tự A-la-hán
Và những Tỷ-khiêu-ni
Ưa thích chơi giỡn cười
Các vị Ưu-bà-di
Tham mê năm món dục
Cầu hiện-tại diệt-độ
Đều chớ có gần-gũi.
Nếu những hạng người đó
Dùng tâm tốt mà đến
Tại chỗ của Bồ-tát
Để vì nghe Phật-đạo
Bồ-tát thời nên dùng
Lòng không chút sợ-sệt
Chẳng có niệm mong cầu
Mà vì chúng nói pháp.
Những gái hóa, gái trinh
Và các kẻ bất-nam
Đều chớ có gần gũi
Để cùng làm thân-hậu.
Cũng chớ nên gần-gũi
Kẻ đồ-tể cắt thái
Săn bắn và chài lưới
Vì lợi mà giết hại
Bán thịt để tự sống
Buôn bán sắc gái đẹp
Những người như thế đó
Đều chớ có gần-gũi.
Các cuộc chơi giỡn dữ
Hung-hiễm đâm đánh nhau
Và nhưng dâm nữ thảy
Trọn chớ có gần-gũi.
Chớ nên riêng chỗ khuất
Vì người nữ nói pháp
Nếu lúc vì nói pháp
Chẳng được chơi giỡn cười
Khi vào xóm khất thực
Phải dắt một Tỷ-khiêu
Nếu không có Tỷ-khiêu
Phải một lòng niệm Phật
Đây thời gọi tên là
"Hành-xứ" "thân-cận-xứ".
Dùng hai xứ trên đây
Có thể an-lạc nói.
Lại cũng chẳng vịn theo
Pháp thượng, trung và hạ
Hữu-vi hay vô-vi
Thực cùng pháp chẳng thực
Cũng chẳng có phân-biệt
Là nam là nữ thảy
Lại chẳng được các pháp
Chẳng biết cũng chẳng thấy
Đây thời gọi tên là
"Hành-xứ" của Bồ-tát.
Tất cả các món pháp
Đều không, chẳng chổ có
Không có chút thường-trụ
Vẫn cũng không khởi diệt
Đây gọi là "thân-cận"
Chỗ người trí hằng nương.
Chớ đảo-điên phân-biệt
Các pháp có hoặc không
Là thực, chẳng phải thực
Là sinh chẳng phải sinh,
Ở an nơi vắng-vẻ
Sửa trao nhiếp tâm mình
An-trụ chẳng lai độn
Như thể núi Tu-Di
Quán-sát tất cả pháp
Thảy đều không thực có
Dường như khỏang hư-không
Không có chúc bền chắc.
Chẳng sinh cũng chẳng xuất
Chẳng động cũng chẳng thối
Thường-trụ một tướng-thể
Đó gọi là "cận-xứ".
Nếu có vị Tỷ-khiêu
Sau khi ta diệt độ
Vào được "hành-xứ" đó
Thời lúc nói kinh này
Không có lòng e sợ
Vị Bồ-tát có lúc
Vào nơi nhà tịnh-thất
Lòng nghĩ nhớ chân chính
Theo đúng nghĩa quán pháp.
Từ trong thuyền-định dậy
Vì các bậc Quốc-vương
Vương-tử và quan, dân
Hàng Bà-la-môn thảy
Mà khai-hóa diễn-bày
Rộng nói kinh điển này
Tâm vị đó an-ổn
Không có chút khiếp-nhược.
Văn-Thù-Sư-Lợi này!
Đó gọi là Bồ-tát
An-trụ trong sơ-pháp
Có thể ở đời sau
Diễn nói kinh Pháp-Hoa.
5.- Lại Văn-Thù Sư-Lợi! Sau khi đức Như-Lai diệt-độ, ở trong đời mạt-pháp muốn nói kinh này, phải trụ nơi hạnh an-lạc, hoặc miệng tuyên nói hoặc lúc đọc kinh đều chẳng ưa nói lỗi của người và của kinh điển; chẳng khinh mạn các pháp sư khác, chẳng nói việc hay dở, tốt xấu của người khác. Ở nơi hàng Thanh-văn cũng chẳng kêu tên nói lỗi quấy của người đó, cũng chẳng kêu tên khen-ngợi điều tốt của người đó.Lại cũng chẳng sinh lòng oán hiềm, vì khéo tu lòng an-lạc như thế, nên những người nghe pháp không trái ý. Có chỗ gạn hỏi, chẳng dùng pháp tiểu-thừa đáp, chỉ dùng pháp đại-thừa mà vì đó giải nói làm cho được bậc "Nhất-thiết chủng-trí."Khi ấy, Thế-Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:
6.- Vị Bồ-Tát thường ưa
An-ổn nói kinh pháp
Ở nơi chổ thanh-tịnh
Mà sắp đặt sàng tòa
Dùng hương dầu xoa thân
Tắm gội các bụi dơ
Mặc y mới sạch-sẽ
Trong ngoài đều sạch thơm
Ngồi an nơi pháp-tòa
Theo chổ hỏi vì nói.
Nếu có vị Tỷ-khiêu
Cùng với Tỷ-khiêu-ni
Các hàng Ưu-bà-tắc
Và hàng Uu-bà-di
Quốc-vương và vương-tử,
Các quan cùng sĩ-dân
Dùng pháp nghĩa nhiệm-mầu
Vui-vẻ vì họ nói
Nếu có người gạn hỏi
Theo đúng nghĩa mà đáp
Nhân-duyên hoặc thí-dụ
Giải-bày phân-biệt nói
Dùng trí phương-tiện này
Đều khiến kia phát tâm
Lần lần thêm đông nhiều
Vào ở trong Phật-đạo.
Trừ lòng lười biếng trễ
Cùng với tưởng giải-đãi
Xa rời các ưu-não
Tâm từ lành nói pháp
Ngày đêm thường tuyên nói
Giáo-pháp vô-thượng đạo
Dùng các việc nhân-duyên
Vô-lượng món thí-dụ
Mở bày dạy chúng-sinh
Đều khiến chúng vui mừng
Y-phục cùng đồ nằm
Đồ ăn uống thuốc thang
Mà ở nơi trong đó
Không có chỗ mong cầu
Chỉ chuyên một lòng nhớ
Nhân-duyên nói kinh pháp
Nguyện ta thành Phật-đạo
Khiến mọi người cũng vậy
Đó là lợi lành lớn
Là an-vui cúng dàng
Sau khi ta diệt-độ
Nếu có vị Tỷ-khiêu
Có thể diễn nói được
Kinh Diệu-Pháp-Hoa này
Lòng không chút ghen hờn
Không các não chướng-ngại
Cũng lại không ưu-sầu
Và cùng mắng nhiếc thảy
Lại cũng không sợ-sệt
Không dao gậy đánh đập
Cũng không xua-đuổi ra
Vì an-trụ nhẫn vậy
Người trí khéo tu-tập
Tâm mình được dường ấy
Thời hay trụ an-lạc
Như ta nói ở trên
Công-đức của người đó
Trong nghìn muôn ức kiếp
Tính kể hay thí-dụ
Nói chẳng thể hết được.
7.- Lại Văn-Thù-Sư-Lợi! Vị đại Bồ-tát ở đời rốt sau lúc pháp gần diệt mà thụ-trì đọc-tụng kinh-điển này, chớ ôm lòng ghen-ghét dua-dối, cũng chớ khinh mắng người học Phật đạo, vạch tìm chỗ hay dở của kia. Nếu hàng Tỷ-khiêu, Tỷ-khiêu-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, hoặc cầu Thanh-Văn, hoặc cầu Duyên-giác, hoặc cầu Bồ-tát đạo, đều không được làm não đó, khiến cho kia sinh lòng nghi-hối mà nói với người rằng: "Các người cách đạo rất xa, trọn không thể được bậc nhất-thiết chủng-trí.
Vì sao? "Vì các người là kẻ buông-lung, biếng trễ đói với đạo". Lại cũng chẳng nên hí-luận các pháp có chỗ giành cãi. Phải ở nơi tất cả chúng-sinh, khởi tưởng đại-bi, đói với các đức Như-Lai sinh tưởng như cha lành, đối với các Bồ-tát, tưởng là bậc đại-sư, với các Đại Bồ-tát ở mười-phương phải thâm tâm lễ lạy, với tất-cả chúng-sinh đều bình- đẳng nói pháp. Vì thuận theo pháp nên chẳng nói nhiều, chẳng nói ít, nhẫn đến người ưa pháp cũng chẳng vì nói nhiều.
Văn-Thù-Sư-Lợi! Vị đại Bồ-tát ở đời rốt sau lúc pháp muốn diệt nếu thành tựu được hạnh an-lạc thứ ba đây, thời lúc nói pháp này không ai có thể não loạn được bạn đồng học tốt chung cùng đọc tụng kinh này, cũng được đại-chúng thường đến nghe thụ. Nghe rồi hay nhớ, nhớ rồi hay tụng, tụng rồi hay nói, nói rồi hay chép, hoặc bảo người chép, cúng-dàng kinh quyển cung-kính tôn trọng ngợi khen.Lúc bấy giờ, đức Thế-Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:
8.- Nếu muốn nói kinh này
Phải bỏ lòng ghen hờn
Ngạo dua-dối tà-ngụy
Thường tu hạnh chất trực
Chẳng nên khinh miệt người
Cũng chẳng hí-luận pháp
Chẳng khiến kia nghi-hối
Rằng ngươi chẳng thành Phật,
Phật-tử đó nói pháp
Thường nhu-hòa hay nhẫn
Từ-bi với tất cả
Chúng-sinh lòng biếng trễ
Bồ-tát lớn mười-phương
Thương chúng nên hành đạo
Phải sinh lòng cung-kính
Đó là Đại-sư ta,
Với các Phật Thế-Tôn
Tưởng là cha vô-thượng,
Phá nơi lòng kiêu-mạn
Nói pháp không chướng-ngại
Pháp thứ ba như thế
Người trí phải giữ-gìn
Một lòng an-lạc hạnh
Vô-lượng chúng cung-kính.
9.- Lại Văn-Thù-Sư-Lợi! Các vị đại Bồ-tát ở đời rốt sau lúc pháp gần diệt có vị nào trì kinh Pháp-Hoa này ở trong hàng người tại-gia, xuất-gia sinh lòng từ lớn, ở trong hạng người chẳng phải Bồ-tát sinh lòng bi lớn, phải nghĩ thế này: những người như thế thời là mất lợi lớn. Đức Như-Lai phương-tiện tùy-nghi nói pháp chẳng nghe, chẳng biết, chẳng hay, chẳng hiểu, chẳng tin, chẳng hỏi. Người đó dầu chẳng hỏi, chẳng tin, chẳng hiểu kinh này, lúc ta được vô-thượng chính-đẳng chíng-giác, người đó tùy ở chỗ nào, ta dùng sức thần-thông, sức trí-tuệ dẫn dắt đó khiến được trụ trong pháp này.Văn-Thù-Sư-Lợi! Vị đại Bồ-tát đó ở sau lúc Như-Lai diệt-độ nếu thành-tựu được pháp thứ tư này thời lúc nói pháp này không có lầm-lỗi, thường được hàng Tỷ-khiêu, Tỷ-khiêu-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, quốc-vương, vương-tử, đại-thần nhân-dân bà-la-môn, cư-sĩ thảy cúng-dàng cung-kính tôn-trọng ngợi-khen, hàng chư thiên ở trên hư-không vì nghe pháp cũng thường theo hầu. Nếu ở trong xóm làng thành ấp, rừng cây vắng-vẻ, có người đến muốn gạn hỏi, hàng chư thiên ngày đêm thường vì pháp mà vệ hộ đó, có thể khiến người nghe đều được vui mừng.Vì sao? Vì kinh này được sức thần của tất cả các đức Phật thuở quá-khứ, vị-lai, hiện-tại giữ-gìn vậy. Văn-Thù-Sư-Lợi! Kinh Pháp-Hoa này ở trong vô-lượng cõi nước, nhẫn đến danh-tự còn chẳng nghe được, hà-huống là được thấy thụ-trì đọc tụng.Văn-Thù-Sư-Lợi! Thí như vua Chuyển-luân-thánh-vương (10) sức lực mạnh-mẽ muốn dùng uy-thế hàng phục các nước, mà các vua nhỏ chẳng thuận mệnh-lệnh, bấy giờ Chuyển-luân-thánh-vương đem các đạo binh ra đánh dẹp, vua thấy binh chúng những người đánh giặc có công, liền rất vui mừng theo công mà thưởng ban. Hoặc ban cho ruộng, nhà, xóm, làng, thành, ấp, hoặc ban cho đồ y-phục trang-nghiêm nơi thân, hoặc cho các món trân-bảo, vàng, bạc, lưu-ly, xa-cừ, mã-nảo, san-hô, hổ-phách, voi, ngựa, xe, cộ, tôi-tớ, nhân-dân, chỉ viên minh-châu trong buối tóc chẳng đem cho đó.Vì sao? Vì riêng trên đỉnh vua có một viên châu này, nếu đem cho đó thời các quyến-thuộc của vua ắt rất kinh lạ.Văn-Thù-Sư-Lợi! Như-Lai cũng như thế, dùng sức thuyền-định trí-tuệ được cõi nước pháp, giáo-hóa trong ba cõi mà ma-vương chẳng khứng thuận-phục, các tướng hiền thánh của Như-Lai cùng ma đánh nhau. Những người có công lòng cũng vui mừng, ở trong hàng chúng vì nói các kinh khiến tâm kia vui thích, ban cho các pháp thuyền-định, giải-thoát, vô-lậu căn-lực. Và lại ban cho thành Niết-Bàn, bảo rằng được diệt-độ để dẫn dắt lòng chúng làm cho đều được vui mừng, mà chẳng vì đó nói kinh Plháp-Hoa này. Văn-Thù-Sư-Lợi! Như vua Chuyển-Luân thấy các binh chúng những người có công lớn, đem viên minh-châu khó tin từ lâu ở trong buối tóc chẳng vọng cho người, mà nay cho đó.Đức Như-Lai cũng lại như thế, làm vị đại Pháp-vương trong ba cõi, đem pháp mầu giáo-hóa tất cả chúng-sinh. Thấy quân hiền-thánh cùng ma ngũ-ấm, ma phiền-não (7), ma chết, đánh nhau có công lớn, diệt ba độc, khỏi ba cõi, phá lưới ma. Lúc ấy Như-Lai cũng rất vui mừng, kinh Pháp-hoa này có thể khiến chúng-sinh đến bậc "nhấ-thiết-trí" là pháp mà tất cả thế gian nhiều oán-ghét, khó tin, trước chưa từng nói mà nay nói đó.Văn-Thù-Sư-Lợi! Kinh Pháp-Hoa này là lời nói bậc nhất của Như-Lai, ở trong các lời nói thời là rất sâu, rốt sau mới ban cho, như vua sức mạnh kia lâu gìn viên minh-châu mà nay mới cho đó.
Văn-Thù-Sư-Lợi! Kinh Pháp-Hoa này là tạng bí-mật của các đức Phật Như-Lai, ở trong các kinh thời là bậc trên hết, lâu ngày giữ-gìn chẳng vọng tuyên nói, mới ở ngày nay cùng với các ông mà bày nói đó.Lúc đó, đức Thế-Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:
10.- Thường tu-hành nhẫn-nhục
Thương xót tất cả chúng
Mới có thể diễn nói
Kinh của Phật khen ngợi.
Đời mạt-thế về sau
Người thụ-trì kinh này
Với tại-gia, xuất-gia
Và chẳng phải Bồ-tát,
Nên sinh lòng từ-bi
Những người đó chẳng nghe
Chẳng tin kinh pháp này
Thời là mất lợi lớn
Khi ta chứng Phật-đạo
Dùng các sức phương-tiện
Vì nói kinh pháp này
Làm cho trụ trong đó.
Thí như vua Chuyển-Luân
Thánh-vương có sức mạnh
Binh tướng đánh có công
Thưởng ban những đồ vật
Voi, ngựa và xe-cộ
Đồ trang-nghiêm nơi thân,
Và những ruộng cùng nhà
Xóm làng thành ấp thảy
Hoặc ban cho y-phục
Các món trân báu lạ
Tôi-tớ cùng của cải
Đều vui mừng ban cho,
Nếu có người mạnh-mẽ
Hay làm được việc khó
Vua mới mở buối tóc
Lấy minh-châu cho đó.
Đức Như-Lai cũng thế
Là vua trong các pháp
Nhẫn-nhục sức rất lớn
Tạng báu trí-tuệ sáng
Dùng lòng từ-bi lớn
Đúng như pháp độ-đời
Thấy tất cả mọi người
Chịu các điều khổ-não
Muốn cầu được giải-thoát
Cùng các ma đánh nhau
Phật vì chúng-sinh đó
Nói các món kinh pháp
Dùng sức phương-tiện lớn
Nói các kinh điển đó,
Đã biết loài chúng-sinh
Được sức mạnh kia rồi
Rốt sau mới vì chúng
Nói kinh Pháp-Hoa này
Như vua thánh mở tóc
Lấy minh-châu cho đó.
Kinh này là bậc tôn
Trên hết trong các kinh
Ta thường giữ-gìn luôn
Chẳng vọng vì mở bày
Nay chính đã phải lúc
Vì các ông mà nói.
Sau khi ta diệt-độ
Người mong cầu Phật-đạo
Muốn được trụ an-ổn
Diễn nói kinh pháp này
Phải nên thường gần-gũi
Bốn pháp trên như thế.
Người đọc tụng kinh này
Thường không bị ưu-não
Lại không có bệnh đau
Nhan-sắc được trắng sạch
Chẳng sinh nhà bần-cùng
Dòng ti-tiện xấu-xa
Chúng-sinh thường ưa thấy.
Như ham-mộ hiền-thánh
Các đồng-tử cõi trời
Dùng làm kẻ sai khiến
Dao gậy chẳng đến được
Độc dữ chẳng hại được
Nếu người muốn mắng-nhiếc
Miệng thời liền ngậm bít
Dạo đi không sợ-sệt
Dường như sư-tử vương
Trí-tuệ rất sáng-suốt
Như mặt trời chói sáng.
Nếu ở trong chiêm-bao
Chỉ thấy những việc tốt
Thấy các đức Như-Lai
Ngồi trên tòa sư-tử
Các hàng chúng tỷ-khiêu
Vây quanh nghe nói pháp.
Lại thấy các long-thần
Cùng A-tu-la thảy
Số như cát sông Hằng
Đều cung-kính chắp tay
Tự ngó thấy thân mình
Mà vì chúng nói pháp.
Lại thấy các đức Phật
Thân tướng thuần sắc vàng
Phóng vô-lượng hào-quang
Soi khắp đến tất cả
Dùng giọng tiếng phạm-âm
Mà diễn nói các pháp
Phật vì hàng tứ-chúng
Nói kinh pháp vô-thượng
Thấy thân mình ở trong
Chắp tay khen-ngợi Phật
Nghe pháp lòng vui mừng
Mà vì cúng-dàng Phật
Được pháp Đà-la-ni
Chứng bậc bất-thối-trí,
Phật biết tâm người đó
Đã sâu vào Phật-đạo
Liền vì thụ-ký cho
Sẽ thành tối chính-giác.
Thiện-nam-tử ngươi này!
Sẽ ở đời vị-lai
Chứng được vô-lượng trí
Nên đạo lớn của Phật,
Cõi nước rất nghiêm tịnh
Rộng lớn không đâu bằng
Cũng có hàng tứ-chúng
Chắp tay nghe nói pháp.
Lại thấy thân của mình
Ở trong rừng núi vắng
Tu-tập các pháp lành
Chứng thực-tướng các pháp
Sâu vào trong thuyền-định
Thấy các Phật mười-phương
Các Phật thân sắc vàng
Trăm phước tướng trang-nghiêm
Nghe pháp vì người nói
Thường có mộng tốt đó.
Lại mộng làm quốc-vương
Bỏ cung-điện quyến-thuộc
Và ngũ-dục thượng diệu
Đi đến nơi đạo-tràng
Ở dưới gốc Bồ-Đề
Mà ngồi tòa sư-tử
Cầu đạo quá bảy ngày
Được trí của các Phật
Thành đạo vô-thượng rồi
Dậy mà chuyển pháp-luân
Vì bốn-chúng nói pháp
Trải nghìn muôn ức kiếp
Nói pháp mầu vô-lậu
Độ vô-lượng chúng-sinh
Sau sẽ vào Niết-bàn
Như khói hết đèn tắt.
Nếu trong đời ác sau
Nói pháp bậc nhất này
Người đó được lợi lớn
Các công-đức như trên
15. Phẩm Tùng Địa Dũng Xuất
1. - Lúc bấy giờ, các vị đại Bồ-tát ở cõi nước phương khác đông hơn số cát của tám sông Hằng, ở trong đại-chúng đứng dậy chắp tay làm lễ mà bạch Phật rằng: "Thế-Tôn! Nếu bằng lòng cho chúng con lúc sau khi Phật diệt-độ ở tại cõi Ta-Bà này siêng tu tinh tấn, giữ-gìn đọc-tụng, biên chép cúng-dàng kinh-điển này, thời chúng con sẽ ở trong cõi đây mà rộng nói đó".
Khi đó Phật bảo các chúng đại Bồ-tát: "Thiện nam-tử! Thôi đi chẳng cần các ông hộ-trì kinh này. Vì sao? Vì cõi Ta-bà của ta tự có chúng đại Bồ-tát số đông bằng số cát của sáu muôn sông Hằng. Mỗi vị Bồ-tát có sáu muôn hằng-hà-sa quyến-thuộc, những người đó có thể sau khi ta diệt-độ hộ-trì đọc tụng rộng nói kinh này".
2. - Lúc Phật nói lời đó, cõi Ta-Bà trong tam-thiên đại-thiên cõi nước đất đều rúng nứt, mà ở trong đó có vô-lượng nghìn muôn ức vị đại Bồ-tát đồng thời vọt ra. Các vị Bồ-tát đó thân đều sắc vàng, đủ ba mươi hai tướng tốt cùng vô-lượng ánh-sáng, trước đây đều ở dưới cõi Ta-Bà này, cõi đó trụ giữa hư-không. Các vị Bồ-tát đó nghe tiếng nói của đức Thích-Ca Mâu-Ni Phật nên từ dưới mà đến. Mỗi vị Bồ-tát đều là bậc đạo thủ trong đại chúng, đều đem theo sáu muôn hằng-hà-sa quyến-thuộc, huống là những vị đem năm muôn, bốn muôn, ba muôn, hai muôn, một muôn hằng-hà-sa quyến thuộc. Huống là nhẫn đến những vị đem một hằng-hà-sa, nửa hằng-hà-sa, một phần hằng-hà-sa, nhẫn đến một phần trong nghìn môn ức na-do-tha phần hằng-hà-sa quyến-thuộc. Huống là những vị đem nghìn môn ức na-do-tha quyến-thuộc, huống là đem muôn ức quyến-thuộc, huống là đem nghìn trăm muôn nhẫn đến một muôn, huống là đem một nghìn, một trăm nhẫn đến mười quyến thuộc, huống là năm, bốn, ba, hai, một người đệ-tử. Huống lại là những vị riêng một mình ưa hạnh viễn-ly, số đông vô lượng vô-biên dường ấy, tính đếm thí-dụ chẳng có thể biết được.
3.- Các vị Bồ-tát đó từ dưới đất lên, đều đến nơi tháp đẹp bảy báu, chỗ của đức Đa-Bửu Như-Lai và Thích Ca Mâu-Ni Phật, đến nơi rồi hướng về hai vị Thế-Tôn mà đầu mặt lạy chân Phật, và đến chỗ các đức Phật ngồi trên tòa sư-tử dưới cội cây báu, cũng đều làm lễ. Đi quanh bên mặt ba vòng, chắp tay cung-kính dùng các cách ngợi-khen của Bồ-tát mà ngợi-khen Phật, rồi đứng qua một phía, ưa vui chiêm-ngưỡng hai đấng Thế-Tôn.
Từ lúc các vị Bồ-tát do từ dưới đất vọt lên dùng các cách ngợi-khen của Bồ-tát mà khen-ngợi Phật, thời gian đó trải qua năm mươi tiểu-kiếp.Bãy giờ, đức Thích-Ca Mâu-Ni Phật nín lặng ngồi yên, cùng hàng tứ-chúng cũng đều nín lặng, năm mươi tiểu kiếp, vì do sức thần của Phật, khiến hàng đại-chúng cho là như nửa ngày.
Bãy giờ, hàng tứ-chúng cũng nhờ sức thần của Phật, thấy các Bồ-tát đầy khắp vô-lượng nghìn muôn ức cõi nước hư-không.
4.- Trong chúng Bồ-tát đó có bốn vị đạo sư: 1. Thượng-Hạnh. 2. Vô-biên-Hạnh. 3. Tịnh-Hạnh. 4. An-Lập-Hạnh. Bốn vị Bồ-tát này là bậc thượng-thủ Xướng-đạo sư trong chúng đó, ở trước đại-chúng, bốn vị đồng chắp tay nhìn đức Thích-Ca Mâu-Ni Phật mà hỏi thăm rằng: "Thưa Thế-Tôn! Có được ít bịnh, ít não, an-vui luôn chăng, những người đáng độ thụ-giáo dễ chăng, chẳng làm cho đức Thế-Tôn sinh mỏi nhọc chăng?"
Khi đó, bốn vị Bồ-tát nói kệ rằng:
Thế-Tôn được an-vui
Ít bện cùng ít não,
Giáo hóa các chúng-sinh,
Được không mỏi nhọc ư?
Lại các hàng chúng-sinh
Thụ hóa có dễ chăng?
Chẳng làm cho Thế-Tôn
Sinh nhọc mệt đó ư?
5. - Lúc bấy giờ đức Thế-Tôn ở trong đại-chúng Bồ-tát mà nói rằng: "Đúng thế! Đúng thế! Các thiện-nam tử! Đức Như-Lai an vui, ít bịnh, ít não, các hàng chúng-sinh hóa-độ được dễ, không có nhọc mệt.
Vì sao? Vì các chúng-sinh đó, từ nhiều đời nhẫn lại, thường được ta dạy bảo, mà cũng từng ở nơi các Phật quá-khứ, cung-kính, tôn-trọng, trồng các cội lành. Các chúng-sinh đó vừa mới thấy thân ta, nghe ta nói pháp, liền đều tín nhận, vào được trong tuệ của Như-Lai, trừ người trước đã tu-tập học-hành tiểu-thừa; những người như thế ta cũng khiến được nghe kinh này, vào trong tuệ của Phật".
Lúc ấy các vị Bồ-tát nói kệ rằng:
Hay thay! Hay thay!
Đức đại-hùng Thế-Tôn
Các hàng chúng-sinh thảy
Đều hóa độ được dễ
Hay hỏi các đức Phật
Về trí-tuệ rất sâu
Nghe pháp rồi tin làm
Chúng con đều tùy-hỷ.
Khi đó, đức Thế-Tôn khen-ngợi các vị đại Bồ-tát thượng-thủ: "Hay thay! Hay thay! Thiện-nam-tử! Các ông có thể đối với đức Như-Lai mà phát lòng tùy-hỷ".
6. - Bãy giờ ngài Di-Lặc Bồ-tát cùng tám nghìn hằng-hà-sa các chúng Bồ-tát đều nghĩ rằng: "Chúng ta từ xưa nhẫn lại chẳng thấy, chẳng nghe các chúng đại Bồ-tát như thế, từ dưới đất vọt lên, đứng trước đức Thế-Tôn, chắp tay cúng-dàng thăm hỏi Như-Lai".
Lúc đó, ngài Di-Lặc Bồ-tát biết tâm-niệm của tám nghìn hằng-hà-sa chúng Bồ-tát, cùng muốn tự giải quyết chỗ nghi của mình, bèn chắp tay hướng về phía Phật, nói kệ rằng:
Vô-lượng nghin muôn ức
Các Bồ-tát đại-chúng
Từ xưa chưa từng thấy
Nguyện đấng Lưỡng-Túc nói
Là từ chốn nào đến
Do nhân-duyên gì nhóm
Thân lớn đại thần-thông
Trí tuệ chẳng nghĩ bàn
Chí niệm kia bền vững
Có sức nhẫn-nhục lớn
Chúng-sinh chỗ ưa thấy
Là từ chốn nào đến?
Mỗi mỗi hàng Bồ-tát
Đem theo các quyến-thuộc
Số đông không thể lường
Như số hằng-hà-sa
Hoặc có đại Bồ-tát
Đem sáu muôn hằng-sa
Các đại-chúng như thế
Một lòng cầu Phật-đạo,
Những đại-sư đó thảy
Sáu muôn hằng-hà-sa
Đều đến cúng-dàng Phật
Cùng hộ-trì kinh này.
Đem năm muôn hằng-sa
Số này hơn số trên
Bốn muôn và ba muôn
Hai muôn đến một muôn
Một nghìn một trăm thảy
Nhẫn đến một hằng-sa
Nửa và ba bốn phần
Một phần trong ức muôn
Nghìn muôn na-do-tha
Muôn ức các đệ-tử
Nhẫn đến đem nửa ức
Số đông lại hơn trên.
Trăm muôn đến một muôn
Một nghìn và một trăm
Năm mươi cùng một mươi
Nhẫn đến ba, hai, một
Riêng mình không quyến-thuộc
Ưa thích ở riêng vắng
Đều đi đến cõ Phật
Số đây càng hơn trên.
Các đại-chúng như thế
Nếu người phát thẻ đếm
Quá nơi kiếp hằng-sa
Còn chẳng thể biết hết.
Các vị uy-đức lớn
Chúng Bồ-tát tinh-tấn
Ai vì đó nói pháp
Giáo-hóa cho thành-tựu
Từ ai, đầu phát tâm?
Xưng-dương Phật-pháp nào?
Thụ-trì tu kinh gì?
Tu-tập Phật-đạo nào?
Các Bồ-tát như thế
Thần-thông sức trí lớn
Đất bốn-phương rúng nứt
Đều từ đất vọt lên
Thế-Tôn! Con từ xưa
Chưa từng thấy việc đó
Xin Phật nói danh-hiệu
Cõi nước của kia ở.
Con thường qua các nước
Chưa từng thấy chúng này
Con ở trong chúng đây
Bèn chẳng quen một người
Thoạt vậy từ đất lên
Mong nói nhân-duyên đó.
Nay trong đại-hội này
Vô-lượng trăm nghìn ức
Các chúng Bồ-tát đây
Đều muốn biết việc này
Hằng Bồ-tát chúng kia
Gốc ngọn nhân duyên đó
Thế-Tôn đức vô-lượng
Cúi mong quyết lòng nghi.
7.- Khi ấy các vị Phật của đức Thích-Ca Mâu-Ni phân thân, từ vô-lượng nghìn muôn ức cõi nước ở phương khác đến, ngồi xếp bằng trên tòa sư-tử, dưới các gốc cây báu nơi trong tám phương. Hàng thị-giả của Phật đó, đều thấy đại-chúng Bồ-tát ở bốn-phương cõi tam-thiên đại-thiên, từ đất vọt lên trụ trên hư-không, đều bạch với Phật mình rằng: "Thế-Tôn! Các đại-chúng vô-lượng vô-biên a-tăng-kỳ Bồ-tát đó, từ chốn nào mà đến?"
Lúc ấy các đức Phật đều bảo thị-giả: "Các Thiện-nam tử! Hãy chờ giây lát, hiện có vị đại Bồ-tát tên là Di-Lặc, là vị mà đức Thích-Ca Mâu-Ni Phật thụ-ký kế đây sẽ làm Phật đã hỏi việc đó, đức Phật sẽ đáp, các ông tự đương, nhân đây mà được nghe."
8.- Bãy giờ, đức Thích-Ca Mâu-ni Phật bảo ngài Di-Lặc Bồ-tát: "Hay thay! Hay thay! A-Dật-Đa (9), bèn có thể hỏi Phật việc lớn như thế, các ông phải chung một lòng, mặc giáp tinh-tấn, phát ý bền vững. Nay đức Như-Lai muốn hiển-phát tuyên-bày trí-tuệ của các đức Phật, sức thần-thông tự-tại của các đức Phật, sức sư-tử mạnh nhanh của các đức Phật, sức uy thế mạnh lớn của các đức Phật".
Khi đó, đức Thế-Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:
Phải một lòng tinh-tấn
Ta muốn nói việc này
Chớ nên có nghi-hối
Trí Phật chẳng nghĩ bàn
Ông nay gắng sức tin
Trụ nơi trong nhẫn thiện
Chỗ pháp xưa chưa nghe
Nay đều sẽ được nghe
Nay ta an-ủi ông
Chớ ôm lòng nghi sợ
Phật không lời chẳng thực
Trí-tuệ chẳng nghĩ bàn
Phật được pháp bậc nhất
Rất sâu khó phân biệt
Như thế nay sẽ nói
Các ông một lòng nghe.
9.- Khi đức Thế-Tôn nói kệ đó, bảo ngài Di-Lặc Bồ-tát: "Nay ta ở trong đại-chúng này, tuyên bảo các ông. A-Dật-Đa! Các hàng đại Bồ-tát vô-lượng vô-số a-tăng-kỳ, từ dưới đất vọt ra mà các ông từ xưa chưa từng thấy đó, chính ta ở cõi Ta-bà lúc được vô-thượng chính-đẳng chính-giác rồi, giáo-hóa chỉ dẫn các Bồ-tát đó, điều-phục tâm kia khiến phát đạo-tâm.
Các vị Bồ-tát đó, ở phía dưới cõi Ta-bà, cõi đó trụ giữa hư-không, ở trong các kinh điển đọc tụng thông lẹ, suy ngẫm rõ hiểu, nghĩ tưởng chân-chính. A-Dật-Đa! Các Thiện-nam-tử đó chẳng thích ở trong chúng nhiều nói bàn, thường ưa ở chỗ vắng, siêng tu tinh-tấn chưa từng thôi dứt. Cũng chẳng nương tựa người trời mà ở, thường ham trí-tuệ sâu không có chướng-ngại, cũng thường ham nơi pháp của đức Phật, chuyên lòng tinh-tấn cầu tuệ vô-thượng.
Lúc đó, đức Thế-Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:
A-Dật ông nên biết!
Các Bồ-tát lớn này
Từ vô-số kiếp lại
Tu-tập trí-tuệ Phật
Đều là ta hóa-độ
Khiến phát đại-đạo tâm
Chúng đó là con ta
Y chỉ thế-giới này
Thường tu-hạnh đầu-đà
Chỉ thích ở chỗ vắng
Bỏ đại-chúng ồn náo
Chẳng ưa nói bàn nhiều,
Các vị đó như thế
Học tập đạo-pháp ta
Ngày đêm thường tinh-tấn
Vì để cầu Phật-đạo
Ở phương dưới Ta-bà
Trụ giữa khoảng hư-không
Sức chí niệm bền-vững
Thường siêng cầu trí-tuệ
Nói các món pháp mầu
Tâm kia không sợ-sệt.
Ta ở thành Già-Da
Ngồi dưới gốc Bồ-Đề
Thành bậc tối chính-giác
Chuyển pháp-luân vô-thượng
Rồi mới giáo-hóa đó
Khiến đều phát đạo-tâm
Nay đều trụ bất-thối
Đều sẽ được thành Phật.
Nay ta nói lời thực
Các ông một lòng tin
Ta từ lâu xa lại
Giáo-hóa các chúng đó.
10.- Lúc bấy giờ, ngài Di-Lặc Bồ-tát cùng vô-số chúng Bồ-tát, lòng sinh nghi-hoặc, lấy làm lạ chưa từng có mà nghĩ rằng: "Thế nào đức Thế-Tôn ở trong thời-gian rất ngắn mà có thể giáo-hóa vô-lượng vô-biên a-tăng-kỳ các đại Bồ-tát đó, làm cho trụ nơi vô-thượng chính-đẳng chính-giác".
Liền bạch Phật rằng: "Thế-Tôn! Đức Như-Lai lúc làm Thái-Tử rời khỏi cung dòng Thích, ngồi nơi đạo-tràng cách thành Già-Da chẳng bao xa, được thành vô-thượng chính-đẳng chính-giác. Từ đó đến nay mới hơn bốn mươi năm, đức Thế-Tôn thế nào ở trong thời-gian ngắn đó làm nên Phật sự lớn! Do thế-lực của Phật, do công-đức của Phật, giáo-hóa vô-lượng chúng Bồ-Tát lớn như thế sẽ thành vô-thượng chính-đẳng chính-giác?
Thế-Tôn! Chúng đại Bồ-tát này giả sử có người trong nghìn muôn ức kiếp đếm không thể hết, chẳng được ngằn mé, chúng đó từ lâu nhẫn lại, ở nơi vô-lượng vô-biên các đức Phật, trồng các gốc lành, thành-tựu đạo Bồ-tát thường tu phạm-hạnh.
Thế-Tôn! Việc như thế đời rất khó tin. Thí như có người sắc đẹp tóc đen, tuổi hai mươi lăm, chỉ người trăm tuổi, nói đó chỉ là con của ta. Người trăm tuổi nọ cũng chỉ gã tuổi nhỏ nói là cha ta, đẻ nuôi ta thảy, việc đó khó tin. Đức Phật cũng như thế.
Từ lúc thành đạo nhẫn đến nay, kỳ thực chưa bao lâu, mà các đại-chúng Bồ-tát đó, đã ở nơi vô-lượng nghìn muôn ức kiếp, vì Phật-đạo nên siêng tu tinh-tấn, khéo nhập xuất trụ nơi vô-lượng nghìn muôn ức tam-muội (11) được thần-thông lớn, tu hạnh thanh-tịnh đã lâu, khéo hay thứ đệ tập các pháp lành, giỏi nơi vấn-đáp, là báu quý trong loài người, tất cả thế-gian rất là ít có.
Ngày nay đức Thế-Tôn mới nói, lúc được Phật đạo, bắt đầu khiến kia phát tâm, giáo-hóa chỉ dạy dìu-dắt, làm cho kia hướng về vô-thượng chính-đẳng chính-giác. Đức Thế-Tôn thành Phật chưa bao lâu mà bèn có thể làm được việc công-đức lớn này.
Chúng con dầu lại tin Phật tùy cơ-nghi nói pháp, lời Phật nói ra chưa từng hư-vọng, chỗ Phật biết thảy đều thông suốt, như các Bồ-tát mới phát tâm, sau khi Phật diệt-độ nếu nghe lời này boặc chẳng tin nhận, sinh nhân-duyên tội-nghiệp phá chính-pháp.
Kính thưa Thế-Tôn! Mong vì chúng giải nói trừ lòng nghi của chúng con, và các-thiện-nam-tử đời vị-lai nghe việc này rồi cũng chẳng sinh nghi.
Lúc đó ngài Di-Lặc muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:
11.- Phật xưa từ dòng Thích
Xuất-gia gần Già-da
Ngồi dưới cây Bồ-đề
Đến nay còn chưa xa.
Các hàng Phật-tử này
Số đông không thể lường
Lâu đã tu Phật-Đạo
Trụ nơi sức thần-thông
Khéo học đạo Bồ-tát
Chẳng nhiễm pháp thế-gian
Như hoa sen trong nước
Từ đất mà vọt ra
Đều sinh lòng cung-kính
Đứng nơi trước Thế-Tôn,
Việc đó khó nghĩ bàn
Thế nào mà tin được
Phật được đạo rất gần
Chỗ thành-tựu rất nhiều
Mong vì trừ lòng nghi
Như thực phân-biệt nói
Thí như người trẻ mạnh
Tuổi mới hai mươi lăm
Chỉ người trăm tuổi già
Tóc bạc và mặt nhăn:
Bọn này của ta sinh
Con cũng nói là cha
Cha trẻ mà con già
Mọi người đều chẳng tin.
Thế-Tôn cũng như thế
Được đạo đến nay gần
Các chúng Bồ-Tát này
Chí vững không hiếp nhược
Từ vô-lượng kiếp lại
Mà tu đạo Bồ-tát
Giỏi nơi gạn hỏi đáp
Tâm kia không sợ-sệt
Nhẫn-nhục lòng quyết-định
Đoan-chính có uy-đức
Mười-phương Phật khen-ngợi
Khéo hay phân-biệt nói
Chẳng thích ở trong chúng
Thường ưa ở thuyền-định
Vì cầu Phật đạo vậy
Trụ hư-không phương dưới.
Chúng con từ Phật nghe
Nơi việc này không nghi
Nguyện Phật vì người sau
Diễn nói khiến rõ hiểu,
Nếu người ở kinh này
Sinh nghi lòng chẳng tin
Liền phải đọa đường dữ
Mong nay vì giải nói:
Vô-lượng Bồ-tát đó
Thế nào thời-gian ngắn
Giáo-hóa khiến phát tâm
Mà trụ bậc bất-thối?
16. Phẩm Như Lai Thọ-Lượng
1.- Lúc bấy giờ, Phật bảo các Bồ-tát và tất cả đại-chúng: "Các thiện-nam-tử! Các ông phải tin hiểu lời nói chắc thực của Như-Lai.Lại bảo đại-chúng: "Các ông phải tin hiểu lời nói chắc thực của Như-Lai".
Lại bảo các đại-chúng: "Các ông phải tin hiểu lời nói chắc thực của Như-Lai".
Lúc đó đại-chúng Bồ-tát, ngài Di-Lặc làm đầu, chắp tay bạch Phật rằng: "Thế-Tôn! Cúi mong nói đó, chúng con sẽ tin nhận lời Phật". Ba phen bạch như thế rồi lại nói: "Cúi mong nói đó, chúng con sẽ tin nhận lời Phật".
2. - Bãy giờ, đức Thế-Tôn biết các vị Bồ-tát ba phen thỉnh chẳng thôi, mà bảo đó rằng:"Các ông lóng nghe! Sức bí-mật thần-thông của Như-Lai, tất cả trong đời, trời, người và A-tu-la đều cho rằng nay đức Thích-Ca Mâu-Ni Phật ra khỏi cung họ Thích, cách thành Già-da chẳng bao xa, ngồi nơi đạo-tràng được vô-thượng chính-đảng chính-giác."
Nhưng, thiện-nam-tử! Thực ta thành Phật nhẫn lại đây, đã vô-lượng vô-biên trăm nghin muôn ức na-do-tha kiếp. Ví như năm trăm nghìn muôn ức na-do-tha a-tăng-kỳ cõi tam-thiên, đại-thiên, giả-sử có người nghiền làm vi-trần qua phương đông, cách năm trăm nghìn muôn ức na-do-tha a-tăng kỳ cõi nước, bèn rơi một bụi trần, đi qua phía đông như thế cho đến hết vi-trần đó.
Các thiện-nam-tử! Ý ông nghĩ sao? Các thế-giới đó có thể suy gẫm so tính biết được số đó chăng?"
Di-Lặc Bồ-tát, thảy đều bạch Phật rằng: "Thế Tôn! Các thế-giới đó vô-lượng vô-biên, chẳng phải tính được, đếm được, cũng chẳng phải tâm-lực biết đến được. Tất cả Thanh-văn, Duyên-giác dùng trí vô-lậu, chẳng có thể suy-nghĩ biết được hạn số đó, chúng con trụ bậc bất-thối, ở trong việc này cũng chẳng thông đạt.
Thế Tôn! Các thế-giới như thế, nhiều vô-lượng vô-biên".
3. - Bãy giờ, Phật bảo các chúng Bồ-tát: "Các Thiện-nam-tử! Nay ta sẽ tuyên nói rành-rõ cho các ông. Các thế-giới đó, hoặc dính vi-trần hoặc chẳng dính, đều nghiền cả làm vi-trần, cứ một trần là một kiếp, từ ta thành Phật nhẫn lại đến nay, lại lâu hơn số đó trăm nghìn muôn ức na-do-tha a-tăng-kỳ kiếp. Từ đó nhẫn lại, ta thường ở cõi Ta-bà này nói pháp giáo-hóa, cũng ở trong trăm nghìn muôn ức na-do-tha a-tăng-kỳ cõi nước khác dắt dẫn lợi-ích chúng-sinh.
Các Thiện-nam-tử! Nếu có chúng-sinh nào đến chỗ ta, ta dùng Phật nhãn quan-sát: tín, v.v. . . các căn lợi độn của chúng, tùy theo chỗ đáng độ, nơi nơi tự nói văn-tự chẳng đồn, niên kỷ hoặc lớn, hoặc nhỏ, cũng hại hiện nói sẽ nhập Niết-bàn, lại dùng các trí phương-tiện nói pháp vi-diệu, có thể làm cho chúng-sinh phát lòng vui mừng.
Các thiện-nam-tử! Như-Lai thấy những chúng-sinh ưa nơi pháp tiểu-thừa, đức mỏng tội nặng. Phật vì người đó nói: Ta lúc trẻ xuất-gia được vô-thượng chính-đẳng chính-giác, nhưng thực, từ ta thành Phật nhẫn lại, lâu xa dường ấy, chỉ dùng phương-tiện giáo-hóa chúng-sinh, khiến vào Phật-đạo, nên nói như thế.
4. - Các thiện-nam-tử! Kinh-điển của đức Như-Lai nói ra, đều vì độ thoát chúng-sinh, hoặc nói thân mình, hoặc nói thân người, hoặc chỉ thân mình, hoặc chỉ thân người, hoặc chỉ việc mình, hoặc chỉ việc người, các lời nói đều thực chẳng dối.
Vì sao? Vì đức Như-Lai đúng như thực thấy biết tướng của tam-giới, không có sinh-tử,, hoặc thối, hoặc xuất, cũng không ở đời và diệt-độ, chẳng phải thực, chẳng phải hư, chẳng phải như, chẳng phải dị, chẳng phải như ba cõi mà thấy nơi ba cõi. Các việc như thế Như-Lai thấy rõ, không có sai lầm.
Bởi các chúng-sinh có các món tính, các món dục, các món hạnh, các món nhớ tưởng phân-biệt, muốn làm cho sinh các căn lành, nên dùng bao nhiêu nhân-duyên, thí-dụ ngôn-từ, các cách nói pháp, chỗ làm Phật-sự, chưa từng tạm bỏ. Như thế, từ ta thành Phật nhẫn lại, thực là lâu xa, thọ mệnh vô-lượng a-tăng-kỳ kiếp, thường còn chẳng mất.
Các thiện-nam-tử! Ta xưa tu-hành đạo Bồ-tát, cảm thành thọ-mệnh, nay vẫn chưa hết, lại còn hơn số trên, nhưng nay chẳng phải thực diệt-độ, mà bèn xướng nói sẽ diệt-độ. Đức Như-Lai dùng phương-tiện đó, giáo-hóa chúng-sinh.
Vì sao? - Vì nếu Phật ở lâu nơi đời, thời người đức mỏng, chẳng trồng gốc lành, nghèo cùng hèn-hạ, ham ưa năm món dục, sa vào trong lướI nhớ tưởng vọng-kiến. Nếu thấy đức Như-Lai thường còn chẳng mất, bèn sinh lòng buông-lung nhàm trễ, chẳng có thể sinh ra ý tưởng khó gặp-gỡ cùng lòng cung-kính, cho nên đức Như-Lai dùng phương-tiện nói rằng: "Tỷ-khiêu phải biết, các đức Phật ra đời, khó có thể gặp gỡ".
Vì sao? - Những người đức mỏng, trải qua trăm nghìn muôn ức kiếp, hoặc có người thấy Phật hoặc người chẳng thấy, do việc này, nên ta nói rằng: "Tỷ-khiêu! Đức Như-Lai khó có thể được thấy".
Các chúng-sinh đó nghe lời như thế, ắt sẽ sinh ý-tưởng khó gặp-gỡ, ôm lòng luyến-mộ khát-ngưỡng nơi Phật, bèn trồng gốc lành, cho nên đức Như-Lai dầu chẳng diệt mà nói diệt-độ.
Lại thiện-nam-tử! Phương-pháp của các đức Phật Như-Lai đều như thế, vì độ chúng-sinh đều thực chẳng dối.
5. - Ví như vị lương-y, trí-tuệ sáng-suốt, khéo luyện phương thuốc trị các bệnh. Người đó nhiều con cái, hoặc mười, hai mươi nhẫn đến số trăm, do có sự duyên đến nước xa khác. Sau lúc đó các người con uống thuốc độc khác, thuốc phát muộn-loạn lăn-lộn trên đất.
Bãy giờ, người cha từ nước xa trở về nhà. Các con uống thuốc độc, hoặc làm mất bản tâm, hoặc chẳng mất, xa thấy cha về đều rất vui mừng, quỳ lạy hỏi thăm: "An-lành về an-ổn. Chúng con ngu-si, lầm uống thuốc độc, xin cứu lành cho, lại ban thọ-mệnh cho chúng con."
Cha thấy các con khổ não như thế, y theo các kinh phương, (12) tìm cỏ thuốc tốt, mùi sắc vị ngon, thảy đều đầy-đủ. Đâm nghiền hòa-hợp, đưa bảo các con uống mà nói rằng: "Thuốc đại lương-dược này mùi sắc vị ngon, thảy đều đầy đủ, các con nên uống, mau trừ khổ-não, không còn lại có các bệnh-hoạn".
Trong các con, những người chẳng thất tâm, thấy thuốc lương dược ấy, sắc hương đều tốt, liền bèn uống đó, bệnh trừ hết, được lành mạnh. Ngoài ra, những người thất tâm, thấy cha về dầu cũng vui mừng hỏi thăm, cầu xin trị bệnh, song trao thuốc cho mà không chịu uống.
Vì sao? Vì hơi độc đã thâm-nhập làm mất bản tâm, nơi thuốc tốt thơm đẹp này mà cho là không ngon. Người cha nghĩ rằng: "Người con này đáng thương, bị trúng độc, tâm đều điên-đảo, dầu thấy ta về, mừng cầu xin cứu lành, nhưng thuốc tốt như thế, mà chẳng chịu uống, nay ta bày chước phương-tiện, khiến chúng uống thuốc này".
Nghĩ thế rồi liền bảo rằng: "Các con phải biết, ta nay già suy, giờ chết đã đến, thuốc "lương-dược" tốt này nay để ở đây, các con nên lấy uống, chớ lo không lành". Bảo thế, rồi lạì đến nước khác, sai sứ về nói: "Cha các ngươi đã chết".
Bãy giờ, các con nghe cha chết, lòng rất sầu khổ mà nghĩ rằng: "Nếu cha ta còn, thương xót chúng ta,có thể được cứu hộ, hôm nay bỏ ta xa chết ở nước khác". Tự nghĩ mình nay côi cút, không có chổ cậy nhờ, lòng thường bi-cảm, tâm bèn tỉnh ngộ biết thuốc này, sắc hương vị ngon, liền lấy uống đó, bệnh độc đều lành. Người cha nghe các con đều đã lành mạnh, liền trở về cho các con đều thấy.
Các Thiện-nam-tử! Ý ông nghĩ sao? Vả có người nào có thể nói ông lương y đó mắc tội hư-dối chăng?
- Thưa Thế-Tôn, không thể được!
Phật nói: "Ta cũng như thế, từ khi thành Phật đến nay đã vô-lượng vô-biên trăm nghìn muôn ức na-do-tha a-tăng-kỳ kiếp, vì chúng sinh dùng sức phương-tiện nói: "sẽ diệt độ", cũng không ai có thể đúng như pháp mà nói ta có lỗi hư dối.
Khi đó, đức Thế-Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:
6. - Từ ta thành Phật lại
Trải qua các kiếp số
Vô-lượng trăm nghìn muôn
A-tăng-kỳ ức năm
Thường nói pháp giáo-hóa
Vô-số ức chúng-sinh
Khiến vào nơi Phật-đạo
Đến nay vô-lượng kiếp
Vì độ chúng-sinh vậy
Phương-tiện hiện Niết-bàn
Mà thực chẳng diệt-độ
Thường trụ đây nói pháp
Ta thường trụ ở đây
Dùng các sức thần-thông
Khiến chúng-sinh điên-đảo
Dầu gần mà chẳng thấy
Chúng thấy ta diệt-độ
Rộng cúng-dàng Xá-lợi
Thảy đều hoài luyến mộ
Mà sinh lòng khát-ngưỡng,
Chúng-sinh đã tín-phục
Ngay thực ý diệu-hòa
Một lòng muốn thấy Phật
Chẳng tự tiếc thân mệnh
Giờ ta cùng chúng tăng
Đều ra khỏi Linh-Thứu
Ta nói với chúng-sinh
Thường ở đây chẳng diệt
Vì dùng sức phương-tiện
Hiện có diệt chẳng diệt.
Nước khác có chúng-sinh
Lòng cung-kính tín-nhạo
Ta ở lại trong đó
Vì nói pháp vô-thượng
Ông chẳng nghe việc đó
Chỉ nói ta diệt-độ.
Ta thấy các chúng-sinh
Chìm ở trong khổ-não
Nên chẳng vì hiện thân
Cho kia sinh khát-ngưỡng
Nhân tâm kia luyến-mộ
Hiện ra vì nói pháp
Sức thần-thông như thế
Ở trong vô-số kiếp
Thường tại núi Linh-Thứu
Và các trụ xứ khác.
Chúng-sinh thấy tận kiếp
Lúc lửa lớn thiêu đốt
Cõi ta đây an-ổn
Trời người thường đông vầy
Vườn rừng các nhà gác
Những món báu trang-nghiêm
Cây báu nhiều hoa trái
Chỗ chúng-sinh vui chơi
Các trời đánh trống trời
Thường trổi những kỹ nhạc
Rưới hoa mạn-đà-la
Cúng Phật và đại-chúng.
Tịnh-độ ta chẳng hư
Mà chúng thấy cháy rã
Lo-sợ các khổ-não
Như thế đều đầy-dẫy
Các chúng-sinh tội đó
Vì nhân-duyên nghiệp dữ
Quá a-tăng-kỳ kiếp
Chẳng nghe tên Tam-bảo.
Người nhu-hòa ngay thực
Có tu các công-đức
Thời đều thấy thân ta
Ở tại đây nói pháp.
Hoặc lúc vì chúng này
Nói Phật thọ vô-lượng,
Người lâu thấy Phật
Vì nói Phật khó gặp.
Trí-lực ta như thế
Tuệ-Quang soi vô-lượng
Thọ-mệnh vô-số kiếp
Tu hành lâu cảm được.
Các ông người có trí
Chớ ở đây sinh nghi
Nên dứt khiến hết hẳn
Lời Phật thật không dối.
Như lương-y chước khéo
Vì để trị cuồng-tử
Thực còn mà nói chết
Không thể nói hư-dối.
Ta là cha trong đời
Cứu các người đau-khổ
Vì phàm-phu điên-đảo
Thực còn mà nói diệt,
Vì cớ thường thấy ta
Mà sinh lòng kiêu-tứ
Buông-lung ham ngũ-dục
Sa vào trong đường dữ.
Ta thường biết chúng-sinh
Hành-đạo chẳng hành-đạo
Tùy chổ đáng độ được
Vì nói các pháp-môn
Hằng tự nghĩ thế này:
Lãy gì cho chúng-sinh
Được vào tuệ vô-thượng
Mau thành-tựu thân Phật.
17. Phẩm Phân Biệt Công Đức
1. - Lúc bấy giờ, trong đại-hội nghe Phật nói thọ-mệnh, kiếp số dài lâu như thế, vô-lượng, vô-biên, vô-số chúng-sinh được lợi-ích lớn.
Khi đó, đức Thế-Tôn bảo ngài Di-Lặc đại Bồ-tát: "A-Dật-Đa! Lúc ta nói đức Như-Lai thọ-mệnh dài lâu như thế, có sáu trăm tám muôn ức na-do tha hằng-hà-sa chúng-sinh được "Vô-sinh pháp-nhẫn".(13)Lại có đại Bồ-tát nghìn lần gấp bộI được môn "văn-trì-đà-la-ni"(14). Lại có một thế-giới vi-trần số đại Bồ-tát được "Nhạo-thuyết vô-ngại biện-tài"(15). Lại có một thế-giới vi-trần số đại Bồ-tát được trăm nghìn muôn ức vô-lượng môn "Triền đà-la-ni". Lại có tam-thiên dại-thiên thế-giới vi-trần số đại Bồ-tát chuyển được "Pháp-luân bất-thối".
Lại có nhị-thiên trung-quốc-độ vi-trần số đại Bồ-tát chuyển được "Pháp-luân thanh-tịnh". Lại có Thiểu-thiên quốc-độ vi-trần số đại Bồ-tát tám đời sẽ được vô-thượng chính-đẳng chính-giác. Lại có bốn Tứ-thiên-hạ (16) vi-trần số đại Bồ-tát bốn đời sẽ được chính-đẳng chính-giác. Lại có ba tứ-thiên-hạ vi-trần số đại Bồ-tát ba đời sẽ được vô-thượng chính-đẳng chính-giác. Lại có hai tứ-thiên-hạ vi-trần số đại Bồ-tát hai đời sẽ được vô-thượng chính-đẳng chính-giác. Lại có một tứ-thiên-hạ vi-trần số đại Bồ-tát một đời sẽ được vô-thượng chính-đẳng chính-giácLại có tám thế-giới vi-trần số chúng-sinh đều phát tâm vô-thượng chính-đẳng chính-giác."
2. - Lúc đức Phật nói các vị đại Bồ-tát đó được pháp-lợi, (17) trên giữa hư-không, rưới hoa Mạn-đà-la, hoa ma-ha mạn-đà-la để rải vô-lượng trăm nghìn muôn ức các đức Phật ngồi trên tòa sư-tử dưới gốc cây báu, và rải đức Thích-Ca Mâu-Ni Phật cùng đức Đa-Bửu Phật ngồi trên tòa sư-tử trong tháp bảy báu: cùng rải tất cả các đại Bồ-tát và bốn-bộ-chúng.Lại rưới bột gỗ chiên-đàn, trầm-thủy hương v.v. . . trong hư-không, trốn trời tự kêu tiếng hay sâu-xa.Lại rải nghìn thứ thiên-y, thòng các chuỗi ngọc chân-châu, chuỗi châu ma-ni, chuỗi châu như-ý khắp cả chín phương, các lò hương báu đốt hương vô-giá, tự-nhiên khắp đến cúng dàng đại-chúng. Trên mỗi đức Phật có các vị Bồ-tát nắm cầm phan-lọng, thứ-đệ mà lên đến trời Phạm-thiên. Các vị Bồ-tát đó dùng tiếng tăm hay, ca vô-lượng bài tụng ngợi-khen các đức Phật.Khi ấy ngài Di-Lặc Bồ-tát từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch áo bày vai hữu, chắp tay hướng về phía Phật mà nói kệ rằng:
3. - Phật nói pháp ít có
Từ xưa chưa từng nghe
Thế-Tôn có sức lớn
Thọ-mệnh chẳng thể lường.
Vô-số các Phật-tử
Nghe Thế-Tôn phân-biệt
Nói được pháp-lợi đó
Vui mừng đầy khắp thân
Hoặc trụ bậc bất-thối
Hoặc được đà-la-ni
Hoặc vô-ngại nhạo-thuyết
Muôn ức triên tổng-trì.
Hoặc có cõi đại-thiên
Số vi-trần Bồ-tát
Mỗi vị đều nói được
Pháp-luân bất-thối-chuyển.
Hoặc có trung-thiên-giới
Số vi-trần Bồ-tát
Mỗi vị đều có thể
Chuyển-pháp-luân thanh-tịnh.
Lại có tiểu-thiên-giới
Số vi-trần Bồ-tát
Còn dư lại tám đời
Sẽ được thành Phật-đạo.
Lại có bốn, ba, hai
Tứ-thiên-hạ như thế
Số vi-trần Bồ-tát
Theo số đời thành Phật.
Hoặc một tứ-thiên-hạ
Số vi-trần Bồ-tát
Còn dư có một đời
Sẽ thành nhất-thiết-trí.
Hàng chúng-sinh như thế
Nghe Phật thọ dài lâu
Được vô-lượng quả-báo
Vô-lậu rất thanh-tịnh.
Lại có tám thế-giới
Số vi-trần chúng-sinh
Nghe Phật nói thọ-mệnh
Đều phát tâm vô-thượng
4. - Thế-Tôn nói vô-lượng
Bất-khả tư-nghì pháp
Nhiều được có lợi-ích
Như hư-không vô-biên
Rưới hoa thiên mạn-đà
Hoa ma-ha mạn-đà
Thích, Phạm như hằng-sa
Vô-số cõi Phật đến
Rưới chiên-đàn trầm thủy
Lăng-xăng loạn sa xuống
Như chiêm bay liệng xuống
Rải cúng các đức Phật.
Trống trời trong hư-không
Tự-nhiên vang tiếng mầu,
Áo trời nghìn muôn thứ
Xoay-chuyển mà rơi xuống
Các lò hương đẹp báu
Đốt hương quý vô-giá
Tự-nhiên đều cùng khắp
Cúng dàng các Thế-Tôn.
Chúng đại Bồ-tát kia
Cầm phan-lọng bảy báu
Cao đẹp muôn ức thứ
Thứ lớp đến Phạm-Thiên.
Trước mỗi mỗi đức Phật
Tràng báu treo phan tốt
Cũng dùng nghìn muôn kệ
Ca vịnh các Như-Lai
Như thế các món việc
Từ xưa chưa từng có
Nghe Phật thọ vô-lượng
Tất cả đều vui-nừng
Phật tiếng đồn mười-phương
Rộng lợi ích chúng-sinh
Tất cả đủ căn-lành
Để trợ tâm vô-thượng.
5. - Lúc bấy giờ, Phật bảo ngài Di-Lặc đại Bồ-tát rằng: "A-Dật-Đa! Có chúng-sinh nào nghe đức Phật thọ mệnh dài lâu như thế, nhẫn đến có thể sinh một niệm tín giải, được công-đức không hạn lượng được. Nếu có thiện-nam-tử, thiện-nử-nhơn, vì đạo vô-thượng chính-đẳng chính-giác, trong tám muôn ức na-do-tha kiếp tu năm pháp ba-la-mật: bố-thí ba-la-mật, trì-giới ba-la-mật, nhẫn-nhục ba-la-mật, tinh-tấn ba-la-mật, thuyền-định ba-la-mật, trừ trí-tuệ ba-la-mật, đem công-đức này sánh vớI công-đức tín-giải trước, trăm phần, nghìn phần, trăm nghìn muôn ức phần chẳng kịp một, nhẫn đến tính đếm, thí-dụ, không thể biết được. Nếu thiện-nam-tử, thiện-nữ-nhơn có công-đức như thế mà thối-thất nơi vô-thượng chính-đẳng chính-giác, thời quyết không có lẽ đó.Khi ấy, đức Thế-Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:
6. - Nếu người cầu tuệ Phật.
Trong tám nươi muôn ức
Na-do-tha kiếp số
Tu năm ba-la-mật
Ở trong các kiếp đó
Bố-thí cúng dàng Phật
Và Duyên-giác đệ-tử
Cùng các chúng Bồ-tát,
Đồ uống ăn báu lạ
Thượng phục và đồ nằm
Chiên-đàn dựng tinh-xá
Dùng vườn rừng trang-nghiêm
Bố-thí như thế thảy
Các món đều vi-diệu
Hết các kiếp số này
Để hồi-hướng Phật đạo,
Nếu lại gìn cấm giớI
Thanh-tịnh không thiếu sót
Cầu nơi đạo vô-thượng
Được các Phật khen ngợI
Nếu lại tu nhẫn-nhục
Trụ nơi chỗ điều-nhu
Dầu các ác đến hại
Tâm đó chẳng khuynh-động
Các người có được pháp
Cưu lòng tăng-thượng-mạn
Bị bọn này khinh não
Như thế đều nhẫn được
Hoặc lại siêng tinh-tấn
Chí-niệm thường bền vững
Trong vô-lượng ức kiếp
Một lòng chẳng trể thôi.
Lại trong vô-số kiếp
Trụ nơi chỗ vắng-vẻ
Hoặc ngồi hoặc kinh-hành
Trừ ngủ thường nhiếp-tâm
Do các nhân-duyên đó
Hay sinh các thuyền định,
Tám mươi ức muôn kiếp
An-trụ tâm chẳng loạn
Đem phước thuyền-định đó
Nguyện cầu đạo vô-thượng
Ta được nhất-thiết-trí
Tận ngằn các thuyền định
Người đó trong trăm nghìn
Muôn ức kiếp số lâu
Tu các công-đức này
Như trên đã nói rõ.
Có thiện-nam, tín-nữ.
Nghe ta nói thọ-mệnh
Nhẫn đến một niềm tin
Phước đâ hơn phước kia
Nếu người trọn không có
Tất-cả các nghi-hối
Thân tâm giây lát tin
Phước đó nhiều như thế.
Nếu có các Bồ-tát
Vô-lượng kiếp hành đạo
Nghe ta nói thọ-mệnh
Đây thời tin nhận được
Các hàng người như thế
Đỉnh thụ kinh-điển này
Nguyện ta thuở vị-lai
Sống lâu độ chúng-sinh
Như Thế-Tôn ngày nay
Vua trong các họ Thích
Đạo-tràng rền tiếng lớn
Nói pháp không sợ-sệt
Chúng ta đời vị-lai
Được mọi người tôn-kính
Lúc ngồi nơi đạo-tràng
Nói thọ-mệnh cũng thế,
Nếu có người thâm-tâm
Trong-sạch mà ngay thực
Học rộng hay tổng-trì
Tùy nghĩa giải lời Phật
Những người như thế đó
Nơi đây không có nghi.
7. Lại A-Dật-Đa! Nếu có người nghe nói Đức Phật thọ-mệnh dài lâu, hiểu ý-thú của lời nói đó, người này được công-đức không có hạn-lượng, có thể sinh-tuệ vô-thượng của Như-Lai. Huống là người rộng nghe kinh này, hoặc bảo người nghe, hoặc tự chép, hoặc bảo người chép, hoặc đem hoa hương, chuỗi ngọc, tràng-phan, lọng nhiễu, dầu thơm, đèn nến cúng-dàng quyển kinh, công-đức của người này vô-lượng vô-biên có thể sinh nhất-thiết chủng-trí.
A-Dật-Đa! Nếu thiện-nam-tử, thiện-nữ-nhân nghe ta nói thọ-mệnh dài lâu sinh lòng tin hiểu chắc, thời chính là thấy Đức Phật thường ở núi Kỳ-Xà-Quật, cùng chúng Bồ-tát lớn và hàng Thanh-văn vây quanh nói pháp.
Lại thấy cõi Ta-bà này đất bằng lưu-ly ngang liền bằng phẳng, dây vàng Diêm-phù-đàn để ngăn tám nẻo đường, cây báu bày hàng, các đài lầu nhà thảy đều các thú báu hợp thành, chúng Bồ-tát đều ở trong đó. Nếu có người tưởng quán được như thế, phải biết đó là tướng tin hiểu sâu chắc.
Và lại sau đức Như-Lai diệt-độ, nếu có người nghe kinh này mà không chê bai, sinh lòng tùy-hỷ phải biết đó đã là tướng tin hiểu sâu chắc, huống là người đọc, tụng, thụ-trì kinh này, người này thời là kẻ đầu đội đức Như-Lai.
A-Dật-Đa! Thiện-nam-tử cùng thiện-nữ-nhân đó chẳng cần lại vì ta mà dựng chùa tháp, và cất Tăng-phường dùng bốn sự cúng-dàng để cúng-dàng chúng Tăng. Vì sao? Vì thiện-nam-tử, thiện-nữ-nhân đó thụ-trì, đọc tụng kinh điển này thời là đã dựng tháp tạo lập Tăng-phường cúng-dàng chúng tăng, thời là đem xá-lợi của Phật dựng tháp bảy báu cao rộng nhỏ lần lên đến trời Phạm-Thiên, treo các phan lọng và các linh báu, hoa, hương, chuỗi ngọc, hương bột, hương-xoa, hương đốt, các trống, kỹ nhạc, ống tiêu, ống địch, không-hầu các thứ múa chơi, dùng tiếng giọng tốt ca ngâm khen-ngợi, thời là ở trong vô-lượng nghìn muôn ức kiếp đã làm việc cúng-dàng đó rồi.
A-Dật-Đa! Nếu sau khi ta diệt-độ, nghe kinh điển này, có người hay thụ-trì, hoặc tự chép hoặc bảo người chép, đó là dựng lập Tăng-phường, dùng gỗ chiên-đàn đỏ làm các cung-điện nhà cửa ba mươi hai sở, cao bằng tám cây đa-la, cao rộng nghiêm đẹp, trăm nghìn Tỷ-khiêu ở nơi trong đó. Vườn, rừng, ao tắm, chỗ kinh-hành, hang ngồi thuyền, y-phục đồ uống ăn, giường nệm, thuốc thang tất cả đồ vui dẫy-đầy trong đó, Tăng-phường có ngần ấy trăm nghìn muôn ức nhà gác như thế, số đó nhiều vô-lượng, dùng để hiện tiền cúng-dàng nơi ta và Tỷ-khiêu tăng.
Cho nên ta nói: Sau khi Như-Lai diệt-độ nếu có người thụ-trì, đọc tụng, vì người khác nói. Hoặc mình chép hoặc bảo người chép, cúng-dàng kinh quyển thời chẳng cần lại dựng chùa tháp và tạo lập Tăng-phường cúng-dàng chúng Tăng. Huống lại có người hay thụ-trì kinh này mà gồm tu-hành bố-thí, trì-giới, nhẫn-nhục tinh-tấn, nhất-tâm, trí-tuệ, công-đức của người đây rất thù-thắng vô-lượng vô-biên.
Thí như hư-không, đông, tây, nam, bắc, bốn phía trên, dưới vô-lượng vô-biên, công-đức của người đó cũng lại như thế vô-lượng vô-biên mau đến bậc nhất-thiết chủng-trí. Nếu có người đọc tụng thụ-trì kinh này vì người khác nói, hoặc tự chép, hoặc bảo người chép, lại có thể dựng tháp cùng tạo lập Tăng-phường cúng-dàng khen-ngợi chúng Thanh-văn-tăng, cũng dùng trăm nghìn muôn pháp ngợi-khen mà ngợi-khen công-đức của Bồ-tát.
Lại vì người khác dùng các món nhân-duyên theo nghĩa giải nói kinh Pháp-Hoa này, lại có thể thanh-tịnh trì-giới cùng người nhu-hòa mà chung cùng ở, nhẫn-nhục không sân, chí niệm bền vững, thường quý ngồi thuyền được các món định sâu, tinh-tấn mạnh-mẽ nhiếp các pháp lành, căn lành trí-sáng, giỏi gạn hỏi đáp.
A-Dật-Đa! Nếu sau khi ta diệt-độ các thiện-nam-tử, thiện-nữ-nhân thụ-trì, đọc tụng kinh điển này lại có các công-đức lành như thế, phải biết người đó đã đến đạo-tràng gần vô-thượng chính-đẳng chính-giác ngồi dưới gốc đạo-thụ.
A-Dật-Đa! Chỗ của thiện-nam-tử cùng thiện-nữ-nhân đó hoặc ngồi, hoặc đứng, hoặc đi, trong đó bèn nên xây tháp, tất cả trời người đều phải cúng-dàng như tháp của Phật.Khi ấy, đức Thế-Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:
8. Sau khi ta diệt độ
Hay phụng trì kinh này
Người đó phúc vô-lượng
Như trên đã nói rõ.
Đó thời là đầy-đủ
Tất cả các cúng-dàng
Dùng xá-lợi xây tháp
Bảy báu để trang-nghiêm.
Chùa-chiền rất cao rộng
Nhỏ lần đến Phạm-thiên
Linh báu nghìn muôn ức
Gió động vang tiếng mầu,
Lại trong vô-lượng kiếp
Mà cúng-dàng tháp đó
Hoa hương, các chuỗi ngọc
Thiên-y, các kỹ-nhạc
Thắp đèn dầu nến thơm
Quanh khắp thường soi sáng,
Lúc đời ác mạt-pháp
Người hay trì kinh này
Thời là đã đầy đủ
Các cúng-dàng như trên.
Nếu hay trì kinh này
Thời như Phật hiện-tại
Dùng ngưu-đầu chiên-đàn
Dựng Tăng-phường cúng-dàng
Nhà ba mươi hai sở
Cao tám cây Đa-la
Đồ ngon y-phục tốt
Giường nằm đều đầy đủ.
Trăm nghìn chúng nương ở
Vườn rừng các ao tắm
Chỗ kinh-hành, ngồi thuyền
Các món đều nghiêm tốt.
Nếu có lòng tín hiểu
Thụ-trì, đọc tụng biên
Nếu lại bảo người biên
Và cúng-dàng kinh quyển.
Rải hoa hương, hương bột
Dùng tu-mạn, chiêm-bặc
A-đề, mục-đa-dà
Ướp dầu thường đốt đó
Người cúng-dàng như thế
Được công-đức vô-lượng
Như hư-không vô-biên
Phước đó cũng như thế.
Huống lại trì kinh này
Gồm bố-thí trì-giới,
Nhẫn-nhục ưa thuyền-định
Chẳng sân, chẳng ác khẩu
Cung-kính nơi tháp miếu
Khiêm-hạ các Tỷ-khiêu
Xa lìa tâm tự cao
Thường nghĩ suy trí-tuệ,
Có gạn hỏi chẳng sân
Tùy-thuận vì giải nói
Nếu làm được hạnh đó
Công-đức chẳng lường được.
Nếu thấy Pháp-sư này
Nên công-đức như thế
Phải dùng hoa trời rải
Áo trời trùm thân kia
Đầu mặt tiếp chân lạy
Sinh lòng tưởng như Phật,
Lại nên nghĩ thế này:
Chẳng lâu đến đạo-thụ
Được vô-lậu vô-vi
Rộng lợi các người trời
Chỗ trụ chỉ của kia
Kinh-hành hoặc ngồi nằm
Nhẫn đến nói một kệ
Trong đây nên xây tháp
Trang-nghiêm cho tốt đẹp
Các món đem cúng-dàng,
Phật-tử ở chỗ này
Thời là Phật thụ dụng
Thường ở nơi trong đó
Kinh-hành và ngồi nằm.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 7 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng


Nguyên lý duyên khởi


Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa


Đường Không Biên Giới

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.205.123 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập