Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay.
Kinh Bốn mươi hai chương
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn,
ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần,
ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
TÔI NGHE NHƯ VẦY:
Một thuở nọ, Đức Phật ở trên núi Thứu Phong gần thành Vương Xá, cùng với 55.000 ức vị đại Tỳ-kheo, 8 tỷ vô số ức na-do-tha vị Bồ-tát với nhất tâm hành Bồ-đề hạnh như Vô Năng Thắng Bồ-tát, và trăm ngàn na-do-tha chư thiên cùng hàng người.
Bấy giờ là lúc đi khất thực, Thế Tôn đắp y và cầm bát, cùng với các vị Tỳ-kheo, chư Bồ-tát, và thiên long quỷ thần cung kính vây quanh, rồi Ngài đi vào Đại thành Vương Xá để khất thực.
Khi ấy có một vị hoàng tử, con của vua Ảnh Thắng, tên là Đồng tử Bảo Nguyệt, do có việc nên ngồi trên lưng voi lớn và đi ra ngoài Đại thành Vương Xá. Khi từ nơi xa nhìn thấy Thế Tôn, đồng tử liền bước xuống lưng voi và đi đến chỗ của Phật. Lúc đến nơi, đồng tử cúi đầu đảnh lễ với trán chạm sát chân của Phật, rồi đứng qua một bên.
Sau đó, Đồng tử Bảo Nguyệt bạch Phật rằng:
"Bạch Đức Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác! Kính mong Thế Tôn hãy nói các danh hiệu của chư Như Lai trong mười phương.
Nếu có thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân nào với tín tâm mà khi nghe qua các danh hiệu này, thời tất cả nghiệp tội, như là mười nghiệp ác và năm tội ngỗ nghịch, thảy đều tiêu trừ và họ sẽ mau được không thối chuyển nơi Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác."
Lúc bấy giờ Thế Tôn bảo Đồng tử Bảo Nguyệt rằng:
"Lành thay, lành thay! Con có lòng muốn nghe về các danh hiệu của chư Như Lai, thiện niệm này rất đáng quý. Tất cả tội nghiệp nhất định sẽ tiêu trừ.
Này đồng tử! Con nay lắng nghe và khéo tư duy. Ta sẽ nói cho con biết.
Này đồng tử! Về hướng đông, vượt qua trăm ngàn ức na-do-tha Hằng Hà sa cõi Phật, có một thế giới tên là Vô Ưu. Trong cõi nước ấy có Đức Phật, hiệu là Hiền Cát Tường Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác. Ngài không có bệnh, không có phiền não, và luôn thuyết diệu Pháp cho các chúng sanh. Thọ mạng của Đức Phật kia là 6 tỷ ức na-do-tha kiếp. Ở trong thế giới kia đều chẳng có mặt trời, mặt trăng, hay ngày đêm. Duy chỉ có quang minh của Phật chiếu khắp tất cả, và cũng soi đến địa ngục, bàng sanh, và cõi giới của Diêm Vương, khiến hết thảy chúng sanh được giải thoát; vô lượng chúng sanh đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn."
Đức Phật bảo:
"Này đồng tử! Về hướng nam, vượt qua trăm ngàn ức na-do-tha Hằng Hà sa cõi Phật, có một thế giới tên là Tịch Tĩnh. Trong cõi nước ấy có Đức Phật, hiệu là Vô Biên Quang Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác. Ngài luôn vì các chúng sanh mà thuyết diệu Pháp."
Đức Phật bảo:
"Này đồng tử! Về hướng tây, vượt qua trăm ngàn ức na-do-tha Hằng Hà sa cõi Phật, có một thế giới tên là Hoan Hỷ. Trong cõi nước ấy có Đức Phật, hiệu là Hỷ Cát Tường Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác. Ngài luôn vì các chúng sanh mà thuyết diệu Pháp."
Đức Phật bảo:
"Này đồng tử! Về hướng bắc, vượt qua trăm ngàn ức na-do-tha Hằng Hà sa cõi Phật, có một thế giới tên là Bất Động. Trong cõi nước ấy có Đức Phật, hiệu là Bảo Tràng Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác. Ngài luôn vì các chúng sanh mà thuyết diệu Pháp."
Đức Phật bảo:
"Này đồng tử! Về hướng đông nam, vượt qua trăm ngàn ức na-do-tha Hằng Hà sa cõi Phật, có một thế giới tên là Chánh Hạnh. Trong cõi nước ấy có Đức Phật, hiệu là Vô Ưu Cát Tường Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác. Ngài luôn vì các chúng sanh mà thuyết diệu Pháp."
Đức Phật bảo:
"Này đồng tử! Về hướng tây nam, vượt qua trăm ngàn ức na-do-tha Hằng Hà sa cõi Phật, có một thế giới tên là Bảo Tràng Cát Tường. Trong cõi nước ấy có Đức Phật, hiệu là Bảo Tràng Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác. Ngài luôn vì các chúng sanh mà thuyết diệu Pháp."
Đức Phật bảo:
"Này đồng tử! Về hướng tây bắc, vượt qua trăm ngàn ức na-do-tha Hằng Hà sa cõi Phật, có một thế giới tên là Diệu Thanh. Trong cõi nước ấy có Đức Phật, hiệu là Cát Tường Hoa Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác. Ngài luôn vì các chúng sanh mà thuyết diệu Pháp."
Đức Phật bảo:
"Này đồng tử! Về hướng đông bắc, vượt qua trăm ngàn ức na-do-tha Hằng Hà sa cõi Phật, có một thế giới tên là An Lạc. Trong cõi nước ấy có Đức Phật, hiệu là Liên Hoa Quang Hi Hí Trí Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác. Ngài luôn vì các chúng sanh mà thuyết diệu Pháp."
Đức Phật bảo:
"Này đồng tử! Ở phương dưới, vượt qua trăm ngàn ức na-do-tha Hằng Hà sa cõi Phật, có một thế giới tên là Quảng Đại. Trong cõi nước ấy có Đức Phật, hiệu là Quang Minh Cát Tường Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác. Ngài luôn vì các chúng sanh mà thuyết diệu Pháp."
Đức Phật bảo:
"Này đồng tử! Ở phương trên, vượt qua trăm ngàn ức na-do-tha Hằng Hà sa cõi Phật, có một thế giới tên là Nguyệt Quang. Trong cõi nước ấy có Đức Phật, hiệu là Tài Cát Tường Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác. Ngài luôn vì các chúng sanh mà thuyết diệu Pháp.
Này đồng tử! Tất cả cõi Phật như thế đều có lầu các bằng chiên đàn thanh tịnh.
Nếu ai nghe được các danh hiệu của chư Như Lai đó, rồi cung kính thọ trì, biên chép đọc tụng, và rộng thuyết giảng cho người khác, thời tất cả nghiệp tội, như là mười nghiệp ác và năm tội ngỗ nghịch, thảy đều tiêu trừ và cũng không đọa địa ngục, bàng sanh, hay cõi giới của Diêm Vương, và họ sẽ mau được không thối chuyển nơi Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Ý con nghĩ sao? Này đồng tử! Vào thuở quá khứ trong đại vô số kiếp và quảng đại vô biên vô số kiếp, thuở đó có thế giới tên là Bảo Sanh. Trong cõi nước ấy có Đức Phật, hiệu là Tinh Tấn Cát Tường Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác. Bấy giờ mười Đức Như Lai kia đã ở nơi của Đức Phật Tinh Tấn Cát Tường mà tu hành Bồ-tát Đạo.
Sau khi cúng dường ở trước Đức Phật đó, các ngài phát nguyện rằng:
'Khi chúng con ở mỗi cõi Phật để thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, nếu có chúng sanh nào ở trong khoảnh sát-na hoặc chỉ thoáng chốc, mà nghe được mười Phật hiệu của chúng con. Khi nghe rồi, cung kính thọ trì, biên chép đọc tụng, và rộng thuyết giảng cho người khác, thời tất cả nghiệp tội, như là mười nghiệp ác và năm tội ngỗ nghịch, thảy đều tiêu trừ và cũng không đọa địa ngục, bàng sanh, hay cõi giới của Diêm Vương, và họ sẽ mau được không thối chuyển nơi Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.'"
Khi đã nghe như vậy, Đồng tử Bảo Nguyệt lại bạch rằng:
"Bạch Thế Tôn! Thọ mạng của Đức Phật Như Lai kia dài bao lâu?
Thế Tôn trả lời rằng:
"Thọ mạng của Đức Phật kia là 10 vô số trăm ngàn ức na-do-tha thế giới vi trần đẳng kiếp."
Khi nghe rồi, đồng tử bạch Phật rằng:
"Đức Phật Như Lai kia rất là hiếm có. Do bởi tâm từ bi phát nguyện vì các chúng sanh nên mới được thọ mạng như thế."
Phật bảo đồng tử:
"Nếu có chúng sanh nào nghe được mười danh hiệu của chư Phật này, rồi cung kính thọ trì, biên chép đọc tụng, và tin mến tu hành, thời họ tất sẽ được đầy đủ vô lượng vô biên phước đức, và nghiệp tội của thân khẩu ý cũng chẳng thể sanh khởi.
Này đồng tử! Nếu có thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân nào lấy đầy khắp bảy báu trong cõi Phật nhiều như cát sông Hằng để cúng dường cho Như Lai suốt trăm ngàn năm, thì phước đức có được sẽ là vô lượng. Tuy nhiên, nếu có thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân nào nghe được mười danh hiệu của chư Phật này, rồi cung kính tín thọ, biên chép đọc tụng, và thuyết giảng cho người khác, thì phước đức có được còn vượt hơn vô lượng vô biên phước đức của người cúng dường ở trước."
Lúc bấy giờ vị chủ lãnh của Thế giới Kham Nhẫn là Đại Phạm Thiên Vương, cùng với Thiên chủ Đế Thích, Tứ Đại Thiên Vương, Tô-tỉ-ma Thiên Tử, và Đại Tự Tại Thiên Tử, dùng hương bột chiên đàn tối thượng mà rải ở trước Thế Tôn để làm cúng dường, rồi bạch với Thế Tôn rằng:
"Nếu có chúng sanh nào đối với Chánh Pháp này mà biên chép đọc tụng và tín giải thọ trì, thời họ sẽ được tất cả trời, người, và phi thiên tôn trọng lễ bái. Họ đều được giải thoát khỏi địa ngục, bàng sanh, cõi giới của Diêm Vương, loài phi thiên, và chốn ngạ quỷ."
Đức Phật bảo:
"Nếu ai nghe được Chánh Pháp này và thọ trì đọc tụng, thì nghiệp ác trọng tội, oán thù, và chúng ma chẳng thể xâm hại. Còn đối với Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, họ sẽ mau được không thối chuyển."
Lúc bấy giờ Thế Tôn nói kệ rằng:
"Thọ trì Thế Tôn mười danh hiệu
Như thế thọ mạng dài ức kiếp
Phật nói công đức chẳng nghĩ bàn
Vị lai thành tựu Lưỡng Túc Tôn"
Bấy giờ Đồng tử Bảo Nguyệt, hoàng tử của vua Ảnh Thắng, dùng kệ thưa với Thế Tôn rằng:
"Đại Vô Úy khéo giảng
Vô lượng vô biên Phật
Chúng sanh Tối Thượng Sư
Con nay quy mạng lễ
Như thế nay tu học
Tất cả Phật tri kiến
Nguyện đoạn mọi phiền não
Mau thành Đạo Bồ-đề"
Khi nói bài kệ này xong, đồng tử bạch với Thế Tôn rằng:
"Con nay sẽ đối với nhẫn nhục và đại trí của Bồ-tát, các Pháp môn tổng trì, Phương Quảng Kinh điển, và hạnh Bồ-đề của Phật, sẽ y giáo tu học và tu tập hạnh Bồ-đề."
Lúc bấy giờ Thế Tôn lại nói kệ rằng:
"Nếu ai thọ trì Phật danh hiệu
Nước lửa trộm cướp chẳng thể xâm
Thuốc độc dao gậy khổ nạn vua
Tất cả khổ ách tự tiêu trừ
Như thế mau được Đạo Bồ-đề
Hãy rộng lưu truyền Phật danh hiệu
Vào thời Mạt Pháp, nếu có ai đối với Chánh Pháp này mà thọ trì đọc tụng, thời người ấy sẽ mau thành Phật Đạo.
Nếu có ai dùng hương hoa để cúng dường cho hết thảy chư Phật suốt nhiều kiếp, thì không bằng những ai đối với Chánh Pháp này mà tạm thời biên chép đọc tụng--phước đức có được là vô lượng vô biên.
Nếu có ai lấy bảy báu yêu quý đầy khắp tất cả cõi nước để cúng dường cho hết thảy chư Phật, thì cũng không bằng những ai đọc tụng Kinh này--phước đức có được sẽ rất nhiều."
Lúc Phật thuyết giảng Kinh này, vô lượng trăm ngàn ức na-do-tha chúng sanh phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Vô lượng vô biên chúng sanh đắc Vô Sanh Nhẫn và không thối chuyển nơi Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Khi Phật nói lời ấy xong, Đồng tử Bảo Nguyệt và đại chúng đều sanh tâm đại hoan hỷ, đảnh lễ rồi cáo lui. Kinh Đại Thừa Đồng Tử Bảo Nguyệt Vấn Pháp
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.82.191 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.