Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay.
Kinh Bốn mươi hai chương
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
QUYỂN TRUNG
Không kiêu mạn, ba pháp lợi tự hiển hiện, bốn là dạy người pháp lành không cầu danh lợi, ấy gọi là bốn điều.
Thiện nam tử! Lại có bốn pháp lành khai pháp khí những gì là bốn? Một là thủ hộ chính pháp, hai là tự ích trí tuệ cũng ích cho tiền nhân, ba là thường hành pháp thiện nhân, bốn là chỉ dạy cho người cấu, tịnh, thanh, bạch, đó gọi là bốn.
Thiện nam tử! Lại có bốn pháp được nhân lực trước, chẳng mất căn lành, những gì là bốn? Một là thấy người ta thiếu chẳng cho đó là ngu, hai là đối với người hay sân nộ thường tu tâm từ, ba là thường nói các nhân duyên, bốn là thường niệm Vô thượng Bồ đề, đó gọi là bốn.
Thiện nam tử! Lại có bốn pháp chẳng do người dạy mà hay tự hành sáu ba la mật! Những gì là bốn? Một là thường dùng pháp thí, thí đạo cho người, hai là không nói tội hủy giới cấm của người, ba là khéo biết nhiếp pháp giáo hóa chúng sinh, bốn là hiểu suốt pháp sâu, đó gọi là bốn.
Thiện nam tử! Lại có bốn pháp hay xả thiền định hiện sinh cõi dục! Những gì là bốn? Một là tâm ấy nhu hòa, hai là hay được sức các căn lành, ba là chẳng bỏ tất cả chúng sinh, bốn là thường hay tu sức trí tuệ phương tiện, đó gọi là bốn.
Thiện nam tử! Lại có bốn pháp ở Phật pháp được không thoái chuyển! Những gì là bốn? Một là khỏi chịu vô lượng sinh tử, hai là thường hay cúng dàng vô lượng chư Phật, ba là tu hành vô lượng tâm từ, bốn là tín giải vô lượng Phật tuệ, đó gọi là bốn.
Thiện nam tử! Lại có bốn pháp không đoạn Phật tính! Những gì là bốn? Một là vì chúng sinh không lui bản nguyện, hai là chịu hạnh tín thí, ba là đại dục tinh tiến, bốn là thường hay thân tâm hành Phật đạo, đó gọi là bốn.
Bồ Tát Ma ha tát du hành ba cõi, hành mọi hạnh lợi ích chúng sinh, thường tu đạo xuất thế, không đoạn Phật tính.
Khi nói bốn pháp Ðại thừa bốn vạn người trời, đều phát tâm Bồ đề, hai muôn năm ngàn người được Vô sinh pháp nhẫn, bốn vạn tám ngàn Bồ Tát được đạt pháp giới nhẫn thiện Phật tuệ.
Khi bấy giờ Phật bảo Ngài Hư Không Tạng Bồ Tát Ma ha tát rằng: "Ngươi nên thụ trì kinh này!".
Ngài Hư Không Tạng Bồ Tát bạch Phật rằng: "Lạy Ðức Thế Tôn! Kinh này tên gọi là gì và phụng trì thế nào?".
Phật dạy rằng: "Kinh này tên là Ðại Thông Phương Quảng, hay phá cảnh giới ma, hoại quân ngoại đạo, tiêu trừ phiền não, giải thoát năm dục, tà kiến trói buộc, phá ngục ba cõi, buông các sinh tử, hướng về nhà Niết bàn, khô héo lâu được nhuần ích, là chủng tử chính nhân, mưa nhân duyên lớn, mưa pháp lục độ, làm cho mầm hoa Tam thừa chúng sinh được chồi nảy tươi tốt, thành tựu nhất thừa Bồ đề cực quả. Thiện nam tử! Ngươi hỏi tên kinh, ta nói như thế, ngươi nên thụ trì!".
Khi đó Ngài Hư Không Tạng Bồ Tát bạch Phật rằng: "Lạy Ðức Thế Tôn! Con từ đời quá khứ ở nơi vô lượng chư Phật, vô lượng hội xứ, trong vô lượng chúng, nghe thấy thảy pháp, thấy thảy sự, thấy thảy tướng, thấy thảy thừa, chưa từng được nghe pháp hiếm có, sự hiếm có, tướng hiếm có, Ðại thừa hiếm có này, con xin thụ trì, khiến không đoạn tuyệt.
Lạy Ðức Thế Tôn! Như Lai thường trụ Pháp, Tăng bất diệt, chúng sinh trong ba cõi tự sinh tự diệt, không thấy Như Lai cùng với Pháp, Tăng, nói rằng diệt độ. Chúng con ngày nay nhờ oai thần của Phật du hành ba cõi, thuận theo thời nghi giả nói diệt độ. Lạy Ðức Thế Tôn! Chúng con cùng với tám muôn cửu viễn Tuệ pháp thân Ðại sĩ lưu thông kinh này, khiến cho pháp giới chúng sinh thụ trì đọc tụng, tu hành đúng thuyết, một thời thành Phật, không dám phóng xả. Lạy Ðức Thế Tôn! Thiện nam tử! Thiện nữ nhân! Sau khi Phật diệt độ ở trong đời ác, nếu có ai thụ trì đọc tụng biên viết kinh này thì được bao nhiêu phúc?".
Phật nói: "Thiện nam tử! Nếu người nào đem trân bảo đầy ba ngàn đại thiên thế giới, dùng để bố thí, chẳng bằng người được nghe tên kinh này, phúc đó còn thắng hơn trên, việc đó để lại, nếu người nào lấy mười ngàn thế giới, trong đó đầy trân bảo, đem dùng bố thí, chẳng bằng có người, nhiếp trì kinh này, phúc đó còn nhiều hơn kia, việc đó để lại, nếu người nào lấy mười phương thế giới, trong ấy đầy trân bảo, đem dùng bố thí, chẳng bằng có người biên viết kinh điển Ðại Thừa Phương Quảng cho đến một chữ một câu, hoặc là một bài kệ, phúc đó còn nhiều hơn kia, việc đó để lại, tuy thí vô lượng quốc trân bảo, chẳng bằng chí tâm đọc tụng bài kệ, việc đó để lại, tuy thí trong mười ngàn thế giới đầy mạng chúng sinh, chẳng bằng chí tâm giải nghĩa một câu, vì người nói nghĩa một bài kệ, phúc ấy còn hơn kia, là vì lẽ sao? Bố thí tiền của thức ăn là thế gian bố thí, nuôi sống tính mạng, không ra khỏi thế gian, bố thí pháp Ðại thừa để nuôi lớn đạo căn Bồ đề cho chúng sinh, hay nối tam thừa trí tuệ thường mạng. Thiện nam tử! Ðọc trì kinh này, vốn là kẻ ác, nay là người lành; tuy là kẻ khổ, nay là người vui; vốn là triền phọc, nay là người giải thoát; tuy là người chưa được độ, nay là người được độ; tuy là kẻ vô trí, nay là bậc luận sư; vốn là kẻ hữu lậu, nay là người vô lậu; tuy là kẻ phàm hạnh, nay là người thánh hạnh; vốn là kẻ mất đạo, nay là người nhập thánh đạo. Thân tuy phàm phu, đọc trì kinh này, trí đồng thánh tuệ, căn bản tuy phiền não, đọc trì kinh này được cộng đồng Niết bàn với chư Phật Như Lai.
Ngài Hư Không Tạng Bồ Tát bạch Phật rằng: "Lạy Ðức Thế Tôn! Như lời Phật nói đây, vốn là phạm hạnh, nay là thánh hạnh, vốn là phiền não, đọc trì kinh này, cộng đồng Niết bàn, với chư Phật Như Lai, phá giới, ngũ nghịch, phỉ báng chính pháp, đọc trì kinh này, đoạn trừ phiền não, cùng được Niết bàn, nghĩa ấy tuy rõ, cúi xin Thế Tôn, vì con diễn nói?".
Phật dạy rằng: "Hay thay! Hay thay! Thiện nam tử! Ngươi nay hỏi hay! Ta sẽ đáp hay! Thiện nam tử! Tất cả chúng sinh bởi chẳng được gặp Phật, cho nên tà kiến, phạm giới, phỉ báng chính pháp, nếu Phật ở đời thì không phạm giới và phỉ báng chính pháp, là vì lẽ gì? Cũng ví như ông Trưởng giả chỉ có một con, nặng lòng yêu dấu, khi cha còn ở nhà, ngày đêm dạy bảo, việc ấy việc khác thuận theo; người con hiếu thuận ấy, là nhờ cha dạy bảo, nên không có trái phạm, khi cha đi xa, không có hẹn thời trở lại, người con quên mất, phạm nhiều tội lỗi, bởi không biết thời nào trở lại, nên tưởng là đã chết, bi thương kêu khóc! Lại tựa như khởi nghịch sầu não mất tâm, quên lời cha dạy xưa, giống như bất thuận, nói như báng pháp. Một thời gian lâu người cha ở phương xa lại trở về, đứa con vui mừng nhớ lời cha dạy trước, giữ gìn không trái phạm, bởi được thấy cha, tin rằng cha mình chưa chết, thì không thể cho rằng đứa con đọa tội nghịch, giữ lời giáo sắc của cha, thuận theo mà làm, chẳng phải là phỉ báng.
Thiện nam tử! Ông trưởng giả tức là Như Lai, đứa con tức là tất cả chúng sinh, khiến ấy, tức là giáo giới, đi xa tức là đi giáo hóa phương khác, không thấy cha tức là cho đã chết, sầu não tức là che tối, chẳng giữ tức là phạm giới, nói diệt tức là tội nghịch, vì mê lý tức là tội phỉ báng, đức Như Lai Thế Tôn du hóa nơi khác trở về, chúng sinh nhìn thấy bèn sinh lòng tin, biết rằng Phật chưa diệt, Phật vì chúng sinh thuyết pháp đem lại bổn tâm, chẳng thể gọi rằng phạm giới, bởi chẳng biết diệt, nên chẳng thể cho rằng đọa tội nghịch, thuận giáo, người hành theo đúng lý được giải ngộ, nên không thể cho rằng báng pháp.
Thiện nam tử! Người đọc trì kinh này tức hay tiêu trừ tội trọng các phiền não từ vô lượng kiếp sinh tử. Nghe tên kinh này, tức là được nghe tên Phật, được thấy kinh này tức là được thấy Phật, trì kinh này tức là trì thân Phật, hành kinh này tức là hành Phật sự, thuyết kinh này tức là thuyết Phật sự, giải kinh này tức là giải nghĩa Phật, nếu hành Phật sự khéo giải nghĩa Phật, con người như thế, vĩnh viễn không còn phiền não, là vì sao? Vì được gặp kinh, đoạn trừ phiền não.
Thiện nam tử! Bằng tám muôn kiếp, dùng làm một ngày, lấy ba mươi ngày làm một tháng, mười hai tháng làm một năm, đem số năm ấy, qua trăm ngàn ức kiếp được gặp một Đức Phật, lại qua số đó được gặp một Đức Phật, được gặp kinh này lại hơn số nói trên, được gặp kinh này, tức là được gặp mười phương ba đời chư Phật, vì thế người có trí hãy nên thụ trì, đọc tụng, biên viết và giải thuyết, hay trừ được trọng tội tà kiến vô minh phiền não kết lậu, trụ nơi phúc điền, và hay trừ được vô lượng cúng dàng của thế gian.
Ngài Hư Không Tạng Bồ Tát bạch Phật rằng: "Lạy Ðức Thế Tôn! Ngài Bích Chi Phật còn chẳng hay tiêu được cúng dàng của thế gian phương chi kẻ phàm phu có thể tiêu được cúng dàng?".
Phật nói: "Thiện nam tử! Bích Chi Phật không tiêu được cúng dàng lẽ đó không phải, tuy không hay thuyết pháp độ nhân, nhưng nhập thiền tam muội, từ tam muội trở dậy, khởi đại thần thông độ cho tất cả chúng sinh là tiêu được cúng dàng!".
Khi bấy giờ Ngài Hư Không Tạng Bồ Tát bạch Phật rằng: "Lạy Ðức Thế Tôn! Trong kinh có nói: kẻ tà kiến phá giới không được cùng ở một quốc độ, uống chung một nước sông, thuyết giới, Bồ Tát, sám hối, tự tứ, người đó đã lui mất thánh đạo, không được đứng vào số trong Tăng chúng, tại sao lại nói, được tiêu cúng dàng? Nếu tiêu được cúng dàng, tức là cùng với chư Phật, đồng hưởng ngôi Ứng Cúng, hơn ngôi La Hán và Bích Chi Phật, cúi xin Ðức Thế Tôn phân biệt nói rõ cho? Con nghe rồi, con lại vì chúng sinh giải thuyết như lời Phật dạy, khiến họ được giải thoát?
Phật bảo ngài Hư Không Tạng Bồ Tát rằng: Hay thay! Hay thay! Thiện nam tử! Ngươi hôm nay đầy đủ lòng từ bi, thương xót chúng sinh, mà hỏi việc này, vậy hãy nghe cho kỹ, nghe cho kỹ, và suy xét nhớ lấy cho khéo, ta sẽ vì ngươi phân biệt giải thuyết! Thiện nam tử! Cảnh giới của kinh này, không phải các vị Thanh Văn, Duyên Giác có thể biết và cũng không phải cảnh giới suy nghĩ của các ma, ngoại đạo, phàm phu, duy Phật có thể biết, ngươi cũng được đạt. Thiện nam tử! Ta thường hành đạo Bồ Tát, thuyết bố thí, hành bố thí, không quan sát tốt xấu, thành tựu ruộng phúc, mà nói rằng: bố thí cho loài súc sinh, được trăm phúc báo, bố thí cho kẻ xiển đề, được ngàn phúc báo. Thiện nam tử! Kẻ đoạn thiện căn, chết đọa vào hạng xiển đề, kẻ không thẹn hổ, chết đọa vào hạng súc sinh, súc sinh, xiển đề quả báo thục, thì có thể nhận cúng dàng, cho người trồng ruộng phúc, phương chi người đó, là nghĩa như thế, kinh Ðại Thừa Ðại Thông Phương Quảng có oai đức lớn không thể nghĩ bàn, hay khiến người phá giới, ngũ nghịch, phỉ báng chính pháp, tà kiến phiền não, được trừ diệt hết, năng thụ cúng dàng.
Ngài Hư Không Tạng Bồ Tát bạch Phật rằng: "Lạy Ðức Thế Tôn! Chư Phật Như Lai bất khả tư nghị, kinh Ðại Thông Phương Quảng, có lực oai thần cũng bất khả tư nghị, người thụ trì kinh công đức cũng bất khả tư nghị".
Phật nói: "Phải rồi! Phải rồi! Ngươi nói rất đúng, được bất khả tư nghị, vô biên công đức".
Khi bấy giờ Ðức Thế Tôn, bảo Ngài Hư Không Tạng Bồ Tát Ma ha tát rằng: "Thiện nam tử! Ta nhớ thuở xưa đời quá khứ có kiếp gọi là Thanh tịnh, ta ở kiếp đó cúng dàng chín mươi hai ức na do tha Đức Phật, bởi hành pháp Tiểu thừa có rất nhiều tội lỗi, phạm giới vô lượng, nên không thấy các đức Như Lai thụ ký cho ta, lại qua kiếp ấy, đến kiếp gọi là Nhạo Kiến, ta ở kiếp đó, cúng dàng bốn mươi hai ức chư Phật Như Lai, cũng không thấy các đức Như Lai ấy thụ ký cho ta, lại qua kiếp ấy, đến một kiếp tên là Phạm Âm, ta ở kiếp đó, cúng dàng hai mươi hai ức chư Phật Như Lai, cũng không thấy các đức Như Lai ấy thụ ký cho ta, lại qua kiếp ấy, đến một kiếp tên là Tâm Hỷ, ta ở kiếp đó cúng dàng, tám mươi tư ngàn chư Phật Như Lai, cũng không thấy các đức Như Lai ấy thụ ký cho ta, lại qua kiếp ấy, đến một kiếp tên là Cứu Khổ, nước tên là Trang Nghiêm, Đức Phật hiệu là Ðại Thí Như Lai, Ứng Cúng, Chính Biến Tri đầy đủ mười hiệu ta ở kiếp đó cúng dàng bốn mươi ức Đức Phật, được nghe kinh này, dứt hết phiền não, tự mình chưa được thấy, khi đó ta đem tất cả các món cúng dàng mà dâng chư Phật, cũng không thấy các đức Như Lai ấy thụ ký cho ta. Thiện nam tử! Thuở xưa ta ở trong từng đó kiếp, cúng dàng nhần ấy chư Phật Như Lai, tôn trọng tán thán, được trừ phiền não, oai nghi cấm giới, đầy đủ hạnh Thanh Văn, tu phạm hạnh trong sạch, học hạnh bố thí, giữ giới tất cả và hạnh đầu đà, xa lìa kiêu mạn, sân huệ, ngu si, nhẫn nhục từ tâm, nghe như thế nào nói như thế ấy, chăm chỉ tinh siêng, tất cả chỗ được nghe, nhận giữ không quên, ở nơi xa vắng, vào các phép thiền định, khi ra thiền định, tùy nơi tuệ văn, đọc tụng suy xét, cũng không thấy các đức Như Lai thụ ký cho ta, là vì lẽ sao? Là vì thụ cấm giới hủy phạm rất nhiều, bởi đắm sâu pháp Thanh Văn, hạnh Nhị Thừa, vì không được nghe kinh Ðại thừa Phương Quảng, bởi nghĩa đó các vị Bồ Tát Ma ha tát, nên xa lìa hạnh Nhị thừa, tu tập kinh điển Ðại thừa Phương Quảng thời được thụ ký, dầu ta lấy một kiếp, dầu dứt một kiếp, mà nói danh hiệu Phật, cũng không thể hết được.
Thiện nam tử! Qua thời đó về sau, ta được gặp Đức Phật Ðịnh Quang, Ngài vì vô lượng đại chúng nói kinh Ðại thừa Ðại Thông Phương Quảng, ta khi đó được nghe được thấy Đức Phật, Ngài nói kinh này, ta thụ trì đọc tụng suy xét nghĩa lý, liền đắc pháp vô sinh nhẫn, ngay thời đó đức Ðịnh Quang Như Lai thụ ký cho ta, Ngài nói: "Ðời sau ngươi được làm Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni Như Lai, Ứng Cúng, Chính Biến Tri, đủ mười hiệu. Bởi vậy Thiện nam tử nên thụ trì kinh này, chóng chứng ngôi Phật quả, phương chi tiêu cúng dàng của trời, người. Thiện nam tử! Thế cho nên kinh điển Ðại thừa là kho tàng báu có lực bố thí không thể nghĩ bàn; huệ thí, cho kẻ phá giới, bần cùng, theo phép này như châu báu.
Thiện nam tử! Ðại thừa như biển lớn, Tiểu thừa như vết chân, Ðại thừa như núi Tu Di, Tiểu thừa như tổ kiến, Ðại thừa như nhật nguyệt, Tiểu thừa như ánh lòe, thừa này là Ðại thừa, không thể nghĩ bàn, dung nạp tất cả chúng sinh, cũng như hư không, trong tất cả mọi thừa, thừa này là bậc nhất, Ðại thừa này (là vô thượng thừa), Tiểu thừa có hạn lượng, không hay độ tất cả, duy có Vô thượng thừa, độ hết thảy chúng sinh, nếu hành theo vô lượng hư không Ðại thừa này, hư không không có lượng, cũng không có hình sắc, Ðại thừa cũng như thế, vô lượng, vô chướng ngại, tất cả chúng sinh nhờ ở Ðại thừa, hãy quan sát tướng của thừa này, quảng bác dung nạp rất nhiều, trong vô lượng kiếp nói công đức của Ðại thừa và hành theo của thừa này không thể cùng tận được, tất cả trong các thừa, Ðại thừa này tối thắng, chí tâm thụ Ðại thừa, được tới cây Bồ đề, không ràng buộc, không chướng ngại, vô thượng thừa này, thắng tất cả hạ liệt thừa, ngồi dưới cây đạo, quan sát mười hai duyên, thương xót chúng sinh nên thuyết kinh Ðại thừa, mười phương các chúng sinh, nếu tu theo Ðại thừa này, cũng không tăng giảm, dung thụ như hư không, Ðại thừa chẳng nghĩ bàn, thần thông đại trí tuệ, ấy thế các chúng sinh, nên huân tu tập, tất cả chúng cõi trời, thiên ma và ngoại đạo, muốn trừ phiền não buộc, hãy quy y Ðại thừa, đầy đủ sáu thần thông, ba minh, ba đạt môn, có thể dẹp ma và ngoại đạo, cùng các bọn tà kiến, Ðại thừa tối thiết yếu, hay phá các phiền não, đầy đủ mọi căn lành, cho nên lực Ðại thừa, kỳ thực khó nghĩ bàn, tất cả thế gian pháp, cùng với pháp xuất thế, pháp hữu học, vô học, nhiếp ở trong Ðại thừa. Nếu có chúng sanh hành đạo ác, và thân gần kẻ tà kiến, ác trí thức, nên phải tránh xa ngay, quay lại quy Ðại thừa. Nếu người chẳng ham cầu học Ðại thừa, chẳng có thể phá được phiền não, muốn cầu giải thoát, hãy học Ðại thừa. Nếu có đại nhân giải đại sự, nghe nói Ðại thừa tâm hoan hỷ! Nên biết đó tức là người Ðại thừa, được tâm vắng lặng đủ thần thông, đều bởi Ðại thừa tự trang nghiêm. Nếu có người nào hành đại hạnh, đó là không đoạn giống Tam bảo. Nếu có người nào hướng theo pháp Ðại thừa, người đó liền được vô lượng phúc, hay tới mười phương các thế giới, cúng dàng mười phương vô lượng Phật, như thế kinh Ðại thừa Phương Quảng thế gian các thừa không thắng nổi, đầy đủ oai đức phá sinh tử, cho nên Ðại thừa khó nghĩ bàn, được sắc lực,được tự tại, đầy đủ thành tựu pháp thân thường. Nếu ai nương theo Ðại thừa này, người đó được hưởng vô thượng lạc, xả mình đem bố thí, tu đạo từ bi, cho nên được vô thượng thừa, trì giới tinh tiến tu phạm hạnh, hay dùng thần thông che nhật nguyệt, đều bởi tu hạnh Ðại thừa đã từ lâu, nên tự tâm cần tu thường tinh tiến, người đó được Ðại thừa. Nếu phải vô lượng khổ não báo, tu theo Ðại thừa được trừ diệt hết, nếu hay an trụ điển Ðại thừa, được hưởng khoái lạc như chư Phật, đầy đủ chính niệm thường tinh tiến, được tứ như ý thần thông lực, nương theo chính pháp và chân nghĩa, giai do từ lâu tu kinh Ðại thừa, đầy đủ mười lực vô sở úy, ba mươi hai tướng đẹp rất trang nghiêm, kim cương tam muội nhất thiết trí, giai do từ lâu tu Ðại thừa.
Thiện nam tử! Nếu người nào trì kinh Ðại thừa này, từ một chữ, một câu, cho đến một bài kệ, được thoát hết các khổ nạn, trọn không đọa ác đạo, được đến chốn an lạc, ở đời ác sau này, nếu ai được bản kinh này, ta đều thụ ký cho, chắc chắn thành Phật đạo. Nếu trì kinh này, Phật thường gần người đó, người đó thường gần Phật, người đó hộ Phật pháp, chư Phật hộ người đó, được đại thần thông tuệ, hay chuyển đại pháp luân, độ các thú sinh tử, hay phá hoại ma quân, ta ở chỗ Đức Phật Ðịnh Quang, nghe kinh phương tiện này, trụ nhẫn được thụ ký, hiệu là Thích Ca Mâu Ni. Sau khi ta diệt độ, nếu ai học kinh này, ta thụ ký cho người đó, người ở đời vị lai, hay hiểu được nghĩa kinh, vì những người ngu mà nói, Phật tuy chẳng ở đời, chẳng đoạn ngôi Tam bảo, cũng như Phật hiện tại, vì sao? Vì ta từ vô lượng Phật, thụ trì kinh điển này, ở trong đời mạt kiếp, vì người mà diễn thuyết, ấy là được ba mươi hai tướng.
Khi bấy giờ Ngài Hư Không Tạng Bồ Tát bạch Phật rằng: "Lạy Ðức Thế Tôn! Tất cả các Đức Phật đều nói ba mươi hai tướng, nay Phật cũng nói ba mươi hai tướng, vậy nhân nghiệp gì mà được thành tựu, cúi xin Ðức Thế Tôn chỉ bảo cho?".
Phật bảo Ngài Hư Không Tạng Bồ Tát rằng: "Thiện nam tử! Như Lai thành tựu vô lượng công đức, cho nên được thành ba mươi hai tướng, dầu ta nói đến cùng kiếp cũng không hết, nay sẽ ta vì ngươi nói lược qua mà thôi: Như Lai chí tâm hộ trì tịnh giới nên được tướng lòng bàn chân bằng, tu hết thảy hạnh huệ thí, nên được tướng lòng bàn chân có ngàn vòng xoáy, chẳng lừa dối tất cả chúng sinh nên được tướng gót chân đầy đặn, hộ chính pháp nên được tướng ngón tay thon dài, không phá hoại người, nên được tướng tay chân có màng lưới giao tiếp, dùng mắt nhiệm mầu dâng thí nên được tướng tay chân mềm mại, đem món ăn trong sạch bố thí nên được bảy xứ đầy đặn, ham vui nghe pháp nên được tướng vế tròn trặn như con hươu, che giấu tội lỗi người nên được tướng mã âm tàng, tu pháp thập thiện nên được tướng trên thân mình như sư tử vương, thường đem thiện pháp giáo hóa chúng sinh nên được tướng khuyến cốt bình mãn, cứu giúp người khỏi sợ hãi nên được tướng cánh tay khuỷu tay tròn trặn, thấy người kiến tạo ngôi Tam bảo vui mừng giúp đỡ nên được tướng tay dài chấm gối, thường tu muôn pháp lành nên được tướng thân thanh tịnh, thường cho thuốc người có bệnh nên được tướng ăn vật gì đến cố tất hiện, thường phát trang nghiêm tu thiện pháp nên được tướng hàm sư tử, đối với tất cả chúng sinh một lòng bình đẳng nên được tướng bốn mươi hai cái răng, vui hòa hợp không tranh kiện nên được tướng răng kín, đem trân bảo bố thí nên được tướng răng bằng, thân, miệng, ý trong sạch nên được tướng hai răng bạch, giữ miệng bốn điều lỗi nên được tướng lưỡi rộng dài, thành tựu vô lượng công đức nên được tướng vị trung thành thượng vị, thường đem lời dịu dàng nói với chúng sinh nên được tướng phạm âm, tu tập từ tâm nên được tướng mắt nhỏ dài, chí tâm cầu đạo Vô thượng Bồ đề nên được tướng lông mi như ngưu vương, khen ngợi công đức của người nên được tướng bạch hào, cung kính cúng dàng cha mẹ, Hòa thượng, A Xà Lê sư nên được tướng nhục kế, ham thuyết pháp Ðại thừa nên được tướng thân mềm mại, vui mừng giải tọa cụ nên được tướng kim quang minh, xa lìa việc xúm nhau nói chuyện thế gian nên được tướng mỗi mỗi chân lông sinh sắc xanh, vui chịu lời dạy răng của bạn lành Sư trưởng nên được tướng lông trên mình nhỏ mướt, chẳng đem việc ác gán cho chúng sinh nên được tướng tóc sắc tinh, thường khuyên chúng sinh tu tam muội nên được tướng viên mãn như Ni câu đà, sinh xứ nào cũng ham vui tạo tượng Phật nên được tướng sức như đại lực sĩ.
Thiện nam tử! Bồ Tát Ma ha tát thành tựu vô lượng công đức nên được ba mươi hai tướng như vậy.
Ngài Hư Không Tạng Bồ Tát bạch Phật rằng: "Lạy Ðức Thế Tôn! Con quán các pháp đều không có tướng mạo, lại quán Như Lai cũng chẳng phải hạnh đó, sao Phật lại nói tu rộng mọi hạnh? Con quán chư Phật Pháp Tăng, khổ, tập, diệt, đạo, ngũ ấm, lục nhập, thập bát giới, mười hai nhân duyên, các ba la mật, nội ngoại nhân quả, không, vô, tướng, nguyện, chẳng thấy sinh ra, chẳng thấy diệt mất, như dối, như hóa, như bóng, như vang, như trăng dưới nước, như lông rùa, như sừng thỏ, như hoa trong hư không, như thạch nữ có con, như mặc áo bóng cỡi nhiều chim trắng, như có, như không, và lấy có không, chẳng có chẳng không, chẳng thường, chẳng đoạn, chẳng sinh, chẳng diệt, chẳng trong chẳng ngoài, chẳng kiến, chẳng thức, do như hư không, tại sao Ngài nói ta tu các pháp? Con quán NhưLai cũng chẳng phải chúng sinh, thọ mạng, sĩ phu, cũng chẳng phải nhãn sắc, chẳng phải sắc tướng hành, chẳng phải tai, chẳng phải thanh, chẳng phải thanh tướng hành, chẳng phải mũi, chẳng phải hương, chẳng phải mũi hương tướng hành, chẳng phải lưỡi chẳng phải mùi tướng hành, chẳng phải thân, chẳng phải xúc tướng hành, chẳng phải ý, chẳng phải pháp, chẳng phải ý pháp tướng hành, chẳng phải thức, chẳng phải sắc, chẳng phải thức sắc tướng hành, chẳng phải sắc, chẳng phải khổ, chẳng phải sắc khổ tướng hành, chẳng phải ta, chẳng phải nguyện, chẳng phải hành, chẳng phải ấm, chẳng thực, chẳng hư, chẳng tụ, chẳng tán, chẳng ra, chẳng vào, thụ, tưởng, hành, thức cũng lại như thế, không đi, không lại, không có trụ xứ, không có tâm ý và ý thức, không có nghiệp thân, miệng, ý, chẳng một, chẳng hai, không có quá khứ, hiện tại, vị lai, chẳng cấu, chẳng tịnh, không có ta và chúng sinh, thọ mạng, sĩ phu, chẳng thường, chẳng đoạn, không sinh, không diệt, không tu, không hành, không xả, không thụ, rốt ráo thường trụ, sao Phật lại nói rộng tu mọi hạnh?
Khi bấy giờ Đức Phật khen Ngài Hư Không Tạng Bồ Tát Ma ha tát rằng: "Hay thay! Hay thay! Thiện nam tử! Ngươi ở thời quá khứ từng đã cúng dàng vô lượng chư Phật, đã thấu hiểu lâu nghĩa không của Ðại thừa vô thượng, suốt biết muôn pháp đều quy không tịch, cũng như Phật rốt ráo thường trụ. Thiện nam tử! Ví như hạt châu lưu ly quý báu, tuy ở trong bùn trải qua ngàn năm, tính nó vốn trong sạch, ra khỏi bùn vẫn còn bản chất. Các người nay cũng như thế, thấu rõ pháp tướng tính vốn thanh tịnh, các ngươi tuy ở nơi ba cõi trong đám bùn lầy năm món ô trược giúp Phật để hoàng dương giáo hóa, cũng không bị bùn làm ô uế, bởi không bị ô uế nên hỏi ta nghĩa đó. Thiện nam tử! Hãy để ý nghe, ta nói cho biết! Tất cả muôn pháp, thực ra không có tướng mạo, có văn tự nên nói có pháp, trong pháp không có văn tự, trong văn tự không có pháp, vì lưu bá nên nói có văn tự, trong văn tự cũng không có Bồ đề; trong Bồ đề cũng không có văn tự, đệ nhất nghĩa đế, tuy không có văn tự, trong đạo thế tục nói có văn tự, chúng sinh, Phật tính, Vô thượng Bồ đề chẳng lìa văn tự. Thiện nam tử! Thực ra nói cho đúng, Như Lai vô tận vô sinh, chẳng tu, chẳng hành, lìa các sự tu hành thì không nhập chính vị, cũng chẳng thoái chuyển, nhất sinh, chẳng sinh cõi trời Ðâu Suất Ðà, chẳng từ đó mà hạ sinh nhân gian, chẳng ở đời, chẳng ở thai, tất cả các phát tâm không trụ trược, cũng chẳng nói ta đã qua khỏi sinh già bệnh chết, cũng chẳng nói trong bốn phương, mỗi phương đi bảy bước, cũng chẳng tự nói: Ta là bậc Vô thượng Tôn ở thế gian, chẳng ở trong cung, vui cùng thế nữ, chẳng tập những việc kỹ nhạc của thế gian, cũng chẳng học bàn mã giáo lực, muốn độ chúng sinh thị hiện lão nhân, vì hoại tham thân, thị hiện bệnh khổ, vì hoại tham thọ, thị hiện tử tướng, vì hoại tham dục và ngã, ngã sở, thị hiện Sa môn, vì khiến chúng sinh chẳng cầu thân Phạm Thiên, Ðế Thích, cần cầu pháp xuất thế vô thượng, vượt ra cung thành thị hiện xuất ly ba cõi ràng buộc, và thị hiện chẳng phải quả tiền hậu, thị hiện không sân ái, ấy cho nên ba mươi hai tướng trang nghiêm cho thân. Vì chỉ cho chúng sinh ruộng phúc tốt lành, cắt bỏ chu la phóng xả anh lạc, cho ngựa trở về, phóng siển đà la, thị hiện xa lìa tất cả phiền não, hiện cắt bỏ râu tóc, thị hiện tham trược tất cả mọi pháp, thụ trì áo cà sa thị điều phục chúng sinh, từ nơi Uất đà gia la, tham hỏi thụ pháp, là thịhiện phá hoại tâm tự cao, sáu năm khổ hạnh, vì ngoại đạo, hiện thụ ăn uống, tùy pháp thế tục, hiện thụ dược thảo, thị việc tri túc, ngồi trên đệm cỏ, tỏ sự hoại kiêu mạn, chư Thiên, Long thần, tán thán cung kính, thị hiện quả báo công đức trang nghiêm, hàng phục ngoại đạo, tỏ sức dũng mãnh, tay phải chỉ xuống đất, tỏ lực tác phúc, đại địa chấn động, tỏ sự báo ân tu vô tướng, nguyện đắc đạo Vô thượng Bồ đề, thị hiện biết suốt các pháp tướng, quán pháp bình đẳng nên gọi là Phật, trí tuệ Phật không ai thắng nổi, thuyết pháp thiết yếu, biết Phật quá khứ, hiện tại, vị lai, theo nghĩa đó nên gọi là Như Lai, thấy biết rành rành những việc ba đời, pháp lành chẳng lành, nên gọi là Tát bà nhã, lời nói chân thật nên gọi là Thiên Nhân Sư, nếu học giả hay tác quán như thế, gọi đó là Bồ Tát, nếu tác quán khác chẳng thể gọi Bồ Tát, gọi là lừa dối tất cả chư Phật.
Thiện nam tử! Tất cả chư Phật chẳng xuất, chẳng nhập, chẳng sinh, chẳng diệt, vì độ chúng sinh xướng ngôn xuất thế, vì độ chúng sinh, xướng ngôn diệt độ.
Ngài Hư Không Tạng Bồ Tát bạch Phật rằng: "Lạy Ðức Thế Tôn con thực biết pháp tướng lý không từ lâu, chư Phật Như Lai không xuất hiện, không diệt một, không sinh nơi vương cung, không tịch diệt dưới cây song thụ, tất cánh thường trụ, vì độ chúng sinh tu các hạnh khổ, mà nhập Niết bàn thực không động chuyển, chư Phật Như Lai, chân thực thường tồn, ứng thân ba cõi, hiện năm chưởng pháp thân, những gì là năm:
Một là Thực tướng pháp thân,
Hai là Công đức pháp thân,
Ba là Pháp tính pháp thân,
Bốn là Ứng hóa pháp thân,
Năm là Hư không pháp thân.
Sở dĩ gọi Thực tướng pháp thân, và công đức pháp thân là vì độ chúng sinh, ra công tích hạnh vạn thiện tròn đầy, nên gọi là Công đức pháp thân.
Pháp tính pháp thân, nghĩa là đạt ngộ tất cả pháp tướng, cùng tận nghĩa lý, từ cảnh mà giải tỏ nghĩa không, không giải viên mãn, từ cảnh mà được tên nên gọi là Pháp tính pháp thân.
Thế nào gọi là Ứng hóa pháp thân? Như Lai xuất thế ứng đủ năm cõi thiện ác hiện hết, cứu tế cho muôn vật, từ chỗ hóa vật được tên, nên gọi là Ứng hóa pháp thân.
Sở dĩ Hư Không pháp thân nghĩa là: Hư không vô biên, pháp thân cũng vô biên; hư không bất khả độ lượng, pháp thân cũng bất khả độ lượng. Thân của Như Lai cũng như cõi thái hư, vì độ chúng sinh, ứng hiện ra thân năm phận, nên biết rằng: Như Lai vô sinh vô diệt, các pháp cũng thế! Vì độ chúng sinh nên Phật hiện pháp hưng.
Khi bấy giờ Phật bảo Ngài Hư Không Tạng Bồ Tát rằng: "Thiện nam tử! Ngươi với Như Lai cùng giải pháp tướng, tất cả cảnh giới không chướng không ngại!
Thiện nam tử! Ðời vị lai có một kiếp tên là Thanh Tịnh, quốc tên là Khoái Lạc, nước ấy hết dùng các vị đại Bồ Tát luận nghĩa Ðại thừa, qua không nghe thấy tên nhị thừa, huống chi là ác đạo. Ở kiếp đó ngươi được làm Phật hiệu là Thanh Tịnh Trang Nghiêm Như Lai, Ứng Cúng, Chính Biến Tri. Phương lớn các phương khác đều tới nghe nhận kinh Ðại thừa Ðại Thông Phương Quảng. Cho nên tất cả chúng sinh nếu được nghe thấy tên Bồ tát Hư Không Tạng nên lễ bái cúng dàng sẽ được sinh sang thế giới Khoái Lạc kia, nên biết người đó chẳng qua mười Đức Phật, khiến được thụ ký. Kinh Đại Thông Phương Quảng Sám HốiDiệt Tội Trang Nghiêm Thành Phật
Quyển Trung Hết
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.16.137.229 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.