Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Đại Bát Niết Bàn Kinh [大般涅槃經] »» Bản Việt dịch quyển số 5 »»

Đại Bát Niết Bàn Kinh [大般涅槃經] »» Bản Việt dịch quyển số 5

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 1.35 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.79 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Đại Bát Niết Bàn

Kinh này có 36 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Việt dịch: Tuệ Khai

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Quyển thứ năm
PHẨM BỐN TƯỚNG (tiếp theo)

Lúc bấy giờ, Bồ tát Ca Diếp bạch đức Phật rằng :
- Thưa đức Thế Tôn ! Như lời nói của đức Phật, các đức Phật Thế Tôn có bí mật tạng, nghĩa này chẳng phải vậy. Vì sao vậy ? Vì các đức Phật Thế Tôn chỉ có mật ngữ, không có mật tạng. Ví như người gỗ máy của nhà huyễn thuật. Mọi người tuy nhìn thấy nó co, duỗi, cúi, ngữa nhưng không biết bên trong nó mà điều khiển vậy. Phật pháp chẳng vậy, đều khiến cho chúng sinh được tri kiến hết thì sao phải nói rằng, các đức Phật Thế Tôn có bí mật tạng.
Ðức Phật khen ngài Ca Diếp rằng :
- Hay thay ! Hay thay ! Này thiện nam tử ! Ðúng như lời nói của ông ! Như Lai thật không có bí mật tạng ! Vì sao vậy ? Ví như trăng thu tròn đầy ở trong hư không hiển lộ thanh tịnh, không bị che khuất, mọi người đều nhìn thấy. Lời nói của Như Lai cũng lại như vậy, khai phát hiển lộ thanh tịnh, không bị ngăn che. Người ngu chẳng lý giải được thì cho đó là bí mật tạng. Kẻ trí liễu ngộ thông đạt thì chẳng gọi là tạng. Này thiện nam tử ! Ví như có người chứa nhiều vàng bạc đến hàng vô lượng ức. Lòng người ấy keo kiệt tham lam, họ chẳng chịu ban cho, cứu tế kẻ bần cùng. Gom chứa như vậy mới gọi là bí mật tạng. Như Lai chẳng vậy, ở vô biên kiếp, gom chứa vô lượng trân bảo diệu pháp mà lòng không keo kiệt tham lam, thường đem ban cho tất cả chúng sinh thì sao phải gọi rằng, Như Lai bí mật tạng ? Này thiện nam tử ! Ví như có người, thân căn chẳng đủ, hoặc không có một mắt, một tay, một chân. Do xấu hổ nên chẳng cho người thấy. Người chẳng thấy nên gọi là bí tạng. Như Lai chẳng vậy, đã có chánh pháp đầy đủ, không khiếm khuyết, khiến cho mọi người nhìn thấy thì sao phải nói rằng, Như Lai bí mật tạng. Này thiện nam tử ! Ví như người nghèo mắc nợ nhiều của cải của người khác, sợ sệt chủ nợ lẫn trốn chẳng muốn xuất hiện nên gọi là tàng. Như Lai chẳng vậy, chẳng nợ tất cả chúng sinh thế pháp. Tuy nợ chúng sinh pháp xuất thế mà cũng chẳng “tàng”. Vì sao vậy ? Vì luôn luôn đối với chúng sinh phát sinh tư tưởng con một mà vì họ diễn nói pháp Vô thượng. Này thiện nam tử ! Ví như ông trưởng giả có nhiều của báu, chỉ có một đứa con, lòng rất ái trọng, tình không lìa bỏ, trân bảo vốn có của mình đều đem bày ra cho con. Như Lai cũng vậy, nhìn các chúng sinh đồng với con một. Này thiện nam tử ! Như người thế gian do nam căn, nữ căn, xấu xí thô bỉ nên dùng quần áo che trùm nên gọi là tàng (giấu). Như Lai chẳng vậy, đoạn tuyệt vĩnh viễn căn này. Do không căn nên không có sự che giấu. Này thiện nam tử ! Như Bàlamôn sở hữu ngữ luận, nhất định chẳng muốn cho Sát lợi, Tỳ xá, Thủ đà.v.v... nghe. Vì sao vậy ? Vì do trong luận này có lỗi xấu. Chánh pháp của Như Lai thì chẳng như vậy, đầu, giữa, cuối đều tốt. Vậy nên chẳng được gọi là bí mật tạng. Này thiện nam tử! Ví như ông trưởng giả chỉ có một đứa con, lòng thường nghĩ nhớ, yêu thương không thôi, đem đến chỗ thầy muốn cho thọ học, sợ chẳng chóng thành liền đem trở về. Do nghĩ yêu thương nên ngày đêm ông ân cần dạy đứa con ấy nửa chữ (?) mà chẳng dạy răn luận Tỳ Già La. Vì sao vậy ? Vì con mình sức còn ấu trĩ chưa kham nổi. Này thiện nam tử! Giả sử ông trưởng giả dạy nữa chữ rồi thì đứa trẻ đó tức thời rõ biết luận Tỳ Già La chăng ?
- Thưa đức Thế Tôn ! Chẳng rõ biết vậy !
- Như vậy ông trưởng giả đối với đứa con này đã có bí mật tạng chăng ?
- Thưa đức Thế Tôn ! Chẳng có vậy ! Vì sao vậy ? Vì đứa con tuổi còn nhỏ nên chẳng vì nó mà nói ! Chứ chẳng do bí mật, tiếc rẻ mà chẳng thị hiện. Sở dĩ vì sao ? Vì nếu có lòng ganh ghét giữ kín tiếc rẻ thì mới gọi là giấu. Ðức Như Lai chẳng vậy thì sao phải gọi là Như Lai bí mật tạng ?
Ðức Phật dạy rằng :
- Hay thay ! Hay thay ! Này thiện nam tử ! Ðúng như lời nói của ông ! Nếu có lòng sân ganh ghét san lận thì mới gọi là tàng. Như Lai không có lòng sân giận, tật đố thì sao gọi là tàng ? Này thiện nam tử Ông đại trưởng giả kia là ví Như Lai, nói con một là ví tất cả chúng sinh. Như Lai bình đẳng nhìn tất cả chúng sinh giống như con một. Dạy con một tức là dạy đệ tử Thanh Văn. Nửa chữ là ví chín bộ Kinh. Luận Tỳ Già La là ví Kinh điển Ðại Thừa Phương Ðẳng. Vì các Thanh Văn không có tuệ lực nên đức Như Lai vì họ diễn nói bán tự, chín bộ Kinh điển mà chẳng vì họ diễn nói Luận Tỳ Già La, Ðại Thừa Phương Ðẳng. Này thiện nam tử ! Như con ông trưởng giả kia đã lớn lên, đủ sức đọc, học mà nếu chẳng vì nó diễn nói luận Tỳ Già La thì có thể gọi là giấu. Nếu các Thanh Văn có sức đảm nhiệm, có thể thọ luận Tỳ Già La Ðại Thừa mà Như Lai bí mật, tiếc rẻ chẳng vì họ diễn nói thì có thể nói rằng, Như Lai có bí mật tạng. Như Lai chẳng vậy nên Như Lai không có bí mật tạng. Như ông trưởng giả kia dạy nửa chữ rồi, thứ đến vì con diễn nói luận Tỳ Già La. Ta cũng như vậy, vì các đệ tử nói về nửa chữ, chín bộ Kinh rồi, thứ đến vì họ diễn nói luận Tỳ Già La, đó là Như Lai thường còn chẳng biến đổi.
Lại nữa, này thiện nam tử ! Ví như tháng mùa hạ, trời dậy mây mù sấm chớp, tuông xuống mưa lớn, khiến cho những nông phu xuống hạt giống thì thu hoạch được nhiều quả trái. Người không xuống giống thì không có sự thu hoạch. Không có sự thu hoạch thì chẳng phải lỗi của long vương mà long vương này cũng không có sự giấu giếm. Ta cũng như vậy, tuông xuống mưa đại pháp, Kinh Ðại Niết Bàn, nếu có chúng sinh gieo căn lành thì được quả mầm tuệ, không có hạt giống lành thì không có sự thu hoạch, không có sự thu hoạch thì chẳng phải lỗi của Như Lai. Nhưng Phật Như Lai quả thật không có sự che giấu.
Ngài Ca Diếp lại nói rằng :
- Con nay nhất định biết đức Như Lai Thế Tôn không có gì bí mật che giấu, như đức Phật đã nói, luận Tỳ Già La cho rằng đức Phật Như Lai thường còn chẳng biến đổi. Nghĩa này chẳng vậy ! Vì sao vậy ? Vì như đức Phật xưa đã nói kệ :
Chư Phật cùng Duyên giác
Chúng đệ tử Thanh Văn
Còn bỏ thân vô thường
Huống gì kẻ phàm tục ?
Nay thì ngài mới nói thường còn chẳng biến đổi là nghĩa làm sao?
Ðức Phật dạy rằng :
- Này thiện nam tử ! Ta vì tất cả đệ tử Thanh Văn dạy “nửa chữ” mà nói bài kệ đó. Lại này thiện nam tử ! Vua Ba Tư Nặc, khi mẹ ông ấy mạng chung, buồn khóc luyến mộ, chẳng thể tự kềm chế, đi đến chỗ của ta. Ta liền hỏi rằng : “Ðại vương vì sao buồn khổ, ảo não mà đến đây vậy ?” Nhà vua nói rằng : “Thưa đức Thế Tôn ! Thái phu nhân của đất nước ngày ấy đã mạng chung ! Giả sử có người có thể khiến cho mẹ con sống trở lại như cũ thì con sẽ bỏ ra voi, ngựa, bảy thứ trân bảo của đất nước và cả thân mạng để đền ơn người đó”. Ta lại nói rằng : “Này đại vương ! Vã chớ nên sầu não, ưu bi, gào khóc ! Tất cả chúng sinh mà thọ mạng hết thì gọi là chết ! Các đức Phật, Duyên Giác, Thanh Văn đệ tử còn phải xả bỏ thân này, huống lại là phàm phu”. Này thiện nam tử ! Ta vì vua Ba Tư Nặc dạy “nửa chữ” mà nói bài kệ đó. Ta nay vì các đệ tử Thanh Văn nói luận Tỳ Già La, nói rằng Như Lai thường còn, không có biến dị. Nếu có người nói rằng, Như Lai vô thường thì sao lưỡi người đó chẳng rơi rụng ?
Ngài Ca Diếp lại nói rằng :
- Như lời nói của đức Phật :
Không sự chứa gom
Với ăn biết đủ
Như chim bay không
Chẳng thể tìm dấu.
Nghĩa đó thế nào ? Thưa đức Thế Tôn ! Ở trong chúng này ai được gọi là không có sự tích tụ ? Ai lại được gọi là với việc ăn uống mà biết đủ ? Ai đi ở trong hư không mà dấu vết chẳng thể tìm thấy ? Mà người đi này thì đến phương nào ?
Ðức Phật dạy rằng :
- Này Ca Diếp ! Phàm tích tụ thì gọi là của báu. Này thiện nam tử ! Tích tụ có hai thứ, một là hữu vi, hai là vô vi. Tích tụ hữu vi tức là hạnh của Thanh Văn. Tích tụ vô vi tức là hạnh của Như Lai. Này thiện nam tử ! Tăng cũng có hai chữ, hữu vi và vô vi. Tăng hữu vi gọi là hàng Thanh Văn. Tăng Thanh Văn thì không có tích tụ những thứ như là nô tỳ, vật phi pháp, kho tàng, lúa gạo, muối, mè, các thứ đậu lớn nhỏ. Nếu có người nói rằng, Như Lai cho phép nuôi nô tỳ bộc sứ (người sai bảo)... những vật như vậy thì lưỡi bị co rụt lại. Những đệ tử Thanh Văn sở hữu của ta gọi là không tích tụ, cũng được gọi là đối với ăn uống biết đủ. Nếu có tham ăn thì gọi là bất tri túc; không tham ăn thì gọi là tri túc. Dấu tích khó tìm, tức là gần đạo Bồ Ðề Vô thượng. Ta nói người này tuy đi mà không đến.
Ngài Ca Diếp lại nói rằng :
- Nếu tăng hữu vi còn không tích tụ, huống là tăng vô vi. Tăng vô vi tức là Như Lai mà Như Lai thì làm sao có tích tụ ? Luận về tích tụ thì gọi là chứa giấu. vậy nên Như Lai phàm có điều nói lên thì không có sự che giấu, hối tiếc thì sao gọi là tàng. Dấu tích chẳng thể tìm là nói đến Niết Bàn. Trong Niết Bàn không có mặt trời, mặt trăng, các tinh tú, lạnh, nóng, gió, mưa, sanh, già, bệnh, chết, hai mươi lăm cõi hữu, lìa khỏi các ưu khổ và các phiền não. Như vậy trụ xứ của Như Lai Niết Bàn thường còn, chẳng biến dị. Do nhân duyên đó, Như Lai đến vùng cây Ta La ở Ðại Niết Bàn mà vào Niết Bàn.
Ðức Phật bảo rằng :
- Này Ca Diếp ! Sở dĩ nói rằng, “Ðại” là tính ấy rộng rãi giống như có người sống lâu không lường nên gọi là đại trượng phu. Người đó nếu có thể an trụ ở chánh pháp thì gọi bậc thắng hơn trong loài người. Như ta đã nói về tám bậc Ðại Nhân Giác, là một người có hay là nhiều người có. Nếu một người có đủ tám thì là tối thắng. Sở dĩ nói Niết Bàn là vì không có ghẻ lở, ung bướu. Này thiện nam tử ! Ví như có người bị bắn trúng tên độc, chịu nhiều đau khổ, gặp được thầy thuốc giỏi nhổ tên độc ra, thoa thuốc hay, khiến cho người ấy lìa khỏi thống khổ, được hưởng thụ an vui. Vị thầy thuốc này liền du hành vào thành ấp và các tụ lạc, tùy theo chỗ có khổ hoạn ghẻ lở, ung bướu, ông liền đến nơi ấy vì mọi người trị liệu mọi khổ đau. Này thiện nam tử ! Như Lai cũng vậy, thành Ðẳng Chánh Giác, làm Ðại Y Vương, thấy ở cõi Diêm Phù Ðề, chúng sinh khổ não, trong vô lượng kiếp, bị tên độc phiền não dâm, nộ, si, chịu đại khổ thiết. Ta vì những kẻ như vậy mà nói pháp dược cam lộ của kinh Ðại Thừa. Trị liệu nơi này rồi ta lại đến phương khác, chỗ có các tên độc phiền não, thị hiện làm Phật mà vì chúng sinh nơi ấy trị liệu. Vậy nên gọi là Ðại Bát Niết Bàn. Ðại Bát Niết Bàn gọi là chỗ giải thoát. Tùy chỗ có chúng sinh điều phục mà Như Lai ở trong đó tạo tác thị hiện. Do ý nghĩa thậm thâm chân thật này nên gọi là Ðại Niết Bàn.
Bồ tát Ca Diếp lại bạch đức Phật rằng :
- Thưa đức Thế Tôn ! Thầy thuốc thế gian đều có thể trị liệu bệnh ghẻ lớ, ung bướu của tất cả chúng sinh chăng ?
- Này thiện nam tử ! Ghẻ lở ung bướu của thế gian đại loại có hai thứ, một thứ có thể trị, một thứ chẳng thể trị. Phàm thứ có thể trị thì thầy thuốc đều có thể trị, còn thứ chẳng thể trị thì họ chẳng thể trị được.
Ngài Ca Diếp lại thưa rằng :
- Như đức Phật nói thì tức là Như Lai ở cõi Diêm Phù Ðề, đã trị liệu chúng sinh xong rồi ! Nếu nói trị rồi thì sao những chúng sinh trong cõi ấy lại có người chưa có thể được Niết Bàn ? Nếu chưa được hết thì sao đức Như Lai nói rằng đã trị xong rồi, muốn đến địa phương khác ?
- Này thiện nam tử ! Chúng sinh bên trong cõi Diêm Phù Ðề có hai loại, một là loại có tin, hai là loại không có tin. Người có niềm tin thì gọi là có thể trị. Vì sao vậy ? Vì nhất định họ được Niết Bàn, không còn ghẻ lớ ung bướu. Vậy nên ta nói đã trị liệu các chúng sinh ở cõi Diêm Phù Ðề rồi. Người không có niềm tin gọi là Nhất xiển đề. Nhất xiển đề thì gọi là chẳng thể trị, trừ Nhất xiển đề ra, còn lại đều trị hết rồi. Vậy nên Niết Bàn gọi là không ghẻ lở ung bướu.
- Thưa đức Thế Tôn ! Những gì gọi là Niết Bàn ?
- Này thiện nam tử ! Bàn về Niết Bàn thì có thể gọi là Giải thoát.
Ngài Ca Diếp lại thưa rằng :
- Sở dĩ gọi là giải thoát vì là sắc ư ? Hay vì chẳng phải sắc ư ?
Ðức Phật dạy :
- Này thiện nam tử ! Hoặc có là sắc, hoặc chẳng phải là sắc ! Nói chẳng phải là sắc thì tức là giải thoát của Thanh Văn, Duyên Giác. Nói là sắc thì tức là giải thoát của các đức Phật Như Lai. Này thiện nam tử ! Vậy nên giải thoát cũng sắc, cũng phi sắc. Như Lai vì các đệ tử Thanh Văn nói là chẳng phải sắc (phi sắc).
- Thưa đức Thế Tôn ! Thanh Văn, Duyên Giác nếu chẳng phải sắc thì làm sao được trụ ?
- Này thiện nam tử ! Như trời phi tưởng phi phi tưởng cũng sắc cũng chẳng phải sắc. Ta cũng nói là chẳng phải sắc. Nếu có người nạn vấn rằng, trời Phi tưởng phi phi tưởng nếu là chẳng phải sắc thì sao được trụ ở, đi, lại, tiến, dừng. Nghĩa như vậy là cảnh giới của chư Phật, chẳng phải điều hiểu biết của Thanh Văn. Giải thoát cũng vậy, cũng sắc, chẳng phải sắc, nói là chẳng phải sắc; cũng tưởng, chẳng phải tưởng nói là chẳng phải tưởng. Nghĩa như vậy là cảnh giới chư Phật, chẳng phải là điều hiểu biết của các Thanh Văn, Duyên Giác.
Lúc bấy giờ, Bồ tát Ca Diếp lại bạch đức Phật rằng :
- Thưa đức Thế Tôn ! Nguyện xin ngài rũ lòng thương xót thương xót một lần nữa diễn nói rộng rãi nghĩa giải thoát của hạnh Ðại Bát Niết Bàn !
Ðức Phật khen ngài Ca Diếp rằng :
- Hay thay ! Hay thay ! Này thiện nam tử ! Giải thoát chân thật là lìa khỏi tất cả những trói buộc. Nếu giải thoát chân thật là lìa khỏi các trói buộc thì không có sanh, cũng không hòa hợp. Ví như cha mẹ hòa hợp sinh ra con, chân giải thoát thì chẳng như vậy. Vậy nên Giải thoát gọi là chẳng sanh. Này Ca Diếp ! Ví như đề hồ, tính của nó thanh tịnh, Như Lai cũng vậy, chẳng phải do cha mẹ hòa hợp mà sinh ra. Tánh Như Lai ấy thanh tịnh mà sở dĩ thị hiện có cha mẹ là vì muốn hóa độ chúng sinh vậy. Chân Giải thoát tức là Như Lai, Như Lai và Giải thoát không hai, không khác biệt. Ví như tháng mùa xuân xuống các thứ giống, gặp được khí trời ấm nhuận thì liền nảy sinh ra. Chân Giải thoát thì chẳng như vậy ! Lại, Giải thoát gọi là hư vô. Hư vô tức là giải thoát. Giải thoát tức là Như Lai. Như Lai tức là hư vô, chẳng phải làm cái được làm ra. Phàm cái được làm ra như là thành quách, lâu quán. Chân Giải thoát thì chẳng như vậy. Vậy nên Giải thoát tức là Như Lai. Lại, Giải thoát tức là pháp vô vi. Ví như người thợ gốm làm rồi lại phá, Giải thoát chẳng vậy. Chân Giải thoát là chẳng sinh chẳng diệt. Vậy nên Giải thoát tức là Như Lai, Như Lai cũng vậy, chẳng sinh, chẳng diệt, chẳng lão, chẳng tử, chẳng phá, chẳng hoại, chẳng phải pháp hữu vi. Do ý nghĩa này nên gọi là Như Lai. Vào Ðại Niết Bàn chẳng già, chẳng chết... có những ý nghĩa gì ? Lão là gọi sự biến đổi, tóc bạc trắng, mặt nhăn nheo. Tử là thân hoại, mạng chung. Những pháp như vậy không có trong giải thoát. Do không có việc này nên gọi là Giải thoát. Như Lai cũng không có tóc bạc trắng, mặt nhăn nheo, những pháp hữu vi. Vậy nên Như Lai không có lão. Không có lão thì không có tử vậy. Lại, Giải thoát thì gọi là không bệnh. Sở dĩ gọi là bệnh tức là bốn trăm linh bốn bệnh và cả những thứ khác từ bên ngoài đến xâm hại thân thể. Chỗ giải thoát này không có những thứ bệnh đó nên gọi là giải thoát. Không bệnh tật thì tức là Chân Giải thoát. Chân Giải thoát thì tức là Như Lai. Như Lai không bệnh nên pháp thân cũng không có bệnh. Như vậy không bệnh tức là Như Lai. Tử là gọi việc thân hoại, mạng chung. Chỗ giải thoát này không có chết, tức là cam lồ. Cam lồ tức là Chân Giải thoát. Chân Giải thoát tức là Như Lai. Như Lai thành tựu công đức như vậy thì sao phải nói rằng Như Lai vô thường ! Nếu nói Như Lai vô thường thì không có chỗ đó ! Thân Kim Cương mà sao gọi là Vô thường được ? Vậy nên Như Lai chẳng gọi là mạng chung. Như Lai thanh tịnh, không có cấu bẩn. Thân Như Lai chẳng phải là thân thai ô uế. Như hoa Phân Ðà Lợi, bản tính hoa ấy thanh tịnh, Như Lai Giải thoát cũng lại như vậy. Như vậy Giải thoát tức là Như Lai. Vậy nên Như Lai thanh tịnh vô cấu. Lại, Giải thoát thì các ghẻ bướu lậu vĩnh viễn không còn sót lại, Như Lai cũng vậy, không có tất cả các ghẻ bướu lậu. Lại, Giải thoát thì không có đấu tranh. Ví như người đói thấy người khác ăn uống thì phát sinh tưởng tham đoạt, Giải thoát chẳng vậy. Lại, Giải thoát thì gọi là an tịnh. Kẻ phàm phu nói rằng, phàm là an tịnh thì chỉ cho Ma Ê Thủ La. Nói như vậy tức là hư vọng. An tịnh chân thật là rốt ráo Giải thoát. Rốt ráo giải thoát tức là Như Lai. Lại, Giải thoát thì gọi là yên ổn. Như ở chỗ nhiều giặc thì gọi là chẳng yên ổn. Chỗ trong sạch công bằng thì mới gọi là yên ổn. Trong giải thoát này không có bố úy nên gọi là yên ổn. Vậy nên yên ổn tức là Chân Giải thoát. Chân Giải thoát tức là Như Lai. Như Lai tức là Pháp vậy. Lại, Giải thoát thì không có bạn đồng lứa. Có bạn đồng lứa thì như các quốc vương có vua bạn ở những nước lân cận. Chân Giải thoát thì chẳng như vậy, không có bạn đồng lứa mà là Chuyển Luân Thánh Vương không ai có thể ngang bằng. Giải thoát cũng vậy, không có bạn đồng lứa. Không có bạn đồng lứa thì tức là Chân Giải thoát. Chân Giải thoát thì tức là Như Lai Chuyển Luân Thánh Vương. Vậy nên Như Lai không có bạn đồng lứa. Nếu nói Như Lai có bạn đồng lứa thì không có chỗ này. Lại, Giải thoát thì gọi là không lo buồn. Có lo buồn thì ví như vị quốc vương sợ nạn nước bên cạnh hùng mạnh mà sinh ra lo buồn. Phàm là Giải thoát thì không có việc này. Ví như hủy hoại oán tặc rồi thì không có lo nghĩ, Giải thoát cũng vậy, là không có lo sợ. Không lo sợ thì tức là Như Lai. Lại, Giải thoát gọi là không lo mừng. Ví như người đàn bàn chỉ có một con, đi làm ăn xa, bỗng được hung tín, nghe tin đó thì sầu khổ, sau lại nghe con còn sống liền sinh vui mừng. Phàm ở trong giải thoát thì không có việc như vậy. Không buồn lo, không vui mừng tức là Chân Giải thoát. Chân Giải thoát tức là Như Lai. Lại, Giải thoát thì không có trần cấu. Ví như sau những ngày tháng mùa xuân qua rồi, gió nổi lên bụi bặm sa mù. Phàm trong giải thoát thì không có việc như vậy, không bụi bặm sa mù là ví cho Chân Giải thoát. Chân Giải thoát tức là Như Lai. Ví như viên Minh Châu trong búi tóc của vị Thánh Vương không có cấu bẩn. Phàm là tính giải thoát cũng lại như vậy, không có cấu bẩn. Không cấu bẩn là ví cho Chân Giải thoát. Chân Giải thoát tức là Như Lai, như tính vàng ròng chẳng xen lẫn cát đá thì mới gọi là Chân bảo. Có người được báu đó sinh ra tư tưởng của cải. Phàm tính giải thoát cũng lại như vậy, như chân bảo đó. Chân bảo đó là ví cho Chân Giải thoát. Chân Giải thoát tức là Như Lai. Ví như bình sành bị vỡ mà tiếng kêu to, bình báu Kim Cương thì chẳng như vậy. Phàm là giải thoát thì không có tiếng vỡ bình. Bình báu Kim cương là ví cho Chân Giải thoát. Chân Giải thoát tức là Như Lai. Vậy nên thân Như Lai chẳng thể hoại. Tiếng bình vỡ ấy giống như hạt thầu dầu đặt vào trong lửa nóng nổ tách ra thành tiếng. Phàm là giải thoát thì không có việc như vậy, như bình báu bằng Kim Cương thật thì không có tiếng nứt vỡ. Giả sử vô lượng trăm ngàn người đều chung bắn vào bình báu đó cũng không thể hoại được. Không tiếng bình vỡ dụ cho Chân Giải thoát. Chân Giải thoát tức là Như Lai. Như người nghèo cùng nợ vật của người khác nên bị người khác trói buộc, cùm khóa, đánh phạt, chịu nhiều khổ độc. Phàm trong giải thoát không có việc như vậy, không có nợ nần. Giống như ông trưởng giả có nhiều của báu nhiều vô lượng vô số ức, thế lực tự tại, chẳng mắc nợ người khác. Phàm là giải thoát cũng lại như vậy, có nhiều vô lượng của cải pháp quí báu, thế lực tự tại, không có nợ nần. Không nợ nần ví cho Chân Giải thoát. Chân Giải thoát tức là Như Lai. Lại, Giải thoát gọi là không bức thiết. Như ngày xuân sống với nóng, ngày hè ăn vị ngọt, ngày đông tiếp xúc với lạnh giá. Trong Chân Giải thoát không có những việc không vừa ý như vậy. Không bức thiết là ví cho Chân Giải thoát. Chân Giải thoát tức là Như Lai. Lại, không bức thiết thì ví như có người ăn no thịt cá mà lại uống sữa. Người này tức là cận kề với cái chết chẳng lâu. Trong Chân Giải thoát không có việc như vậy. Người này nếu được thuốc hay cam lộ thì hoạn nạn được tiêu trừ. Chân Giải thoát thì cũng lại như vậy. Thuốc hay cam lộ là ví cho Chân Giải thoát. Chân Giải thoát tức là Như Lai Sao gọi là bức thiết và chẳng bức thiết vậy ? - Ví như kẻ phàm phu ngã mạn tự cao mà dấy ý niệm này : “Trong tất cả vật thì ai có thể hại ta”. Hắn liền bắt lấy rắn, cọp, trùng độc thì ông phải biết rằng, người này chẳng hết thọ mạng thì cũng chết “bất đắc kỳ tử”. Trong Chân Giải thoát không có việc như vậy. Chẳng bức thiết thì như ngọc thần sở hữu của vua Chuyển Luân có thể hàng phục sâu bọ, chín mươi sáu thứ những độc trùng.v.v... Nếu có người nghe mùi thơm của ngọc thần này thì các thứ độc đều bị tiêu diệt. Chân Giải thoát cũng lại như vậy, đều xa lìa hết hai mươi lăm thứ “hữu”. Ðộc tiêu diệt là ví cho Chân Giải thoát. Chân Giải thoát tức là Như Lai. Lại, chẳng bức thiết thì ví như hư không, Giải thoát cũng vậy. Hư không đó là dụ cho Chân Giải thoát. Chân Giải thoát tức là Như Lai. Lại, bức thiết thì như gần với cỏ khô mà thắp đèn lửa thì dễ cháy bừng lên. Trong Chân Giải thoát không có việc như vậy. Lại chẳng bức thiết ví như mặt trời, mặt trăng chẳng bức thiết chúng sinh. Giải thoát cũng vậy, đối với các chúng sinh không có sự bức thiết. Không bức thiết là ví cho Chân Giải thoát. Chân Giải thoát tức là Như Lai. Lại, Giải thoát gọi là pháp không động, giống như oán, thân. Trong Chân Giải thoát không có việc như vậy. Lại, chẳng động thì như vua Chuyển Luân lại không có Thánh Vương làm thân hữu. Nếu lại có thân hữu thì không có chỗ này. Giải thoát cũng vậy, lại không có thân hữu. Nếu có thân hữu thì không có chỗ này. Vua không thân hữu đó ví cho Chân Giải thoát. Chân Giải thoát tức là Như Lai. Như Lai tức là pháp vậy. Lại, không động thì ví như áo tơ trắng dễ nhuộm màu. Giải thoát chẳng vậy. Lại, không động thì ví như hoa Bà Sư mà muốn khiến cho nó có mùi thối và màu xanh thì không có chỗ này. Giải thoát cũng vậy, muốn khiến cho nó có mùi thối và các sắc thì cũng không có chỗ này. Vậy nên Giải thoát tức là Như Lai. Lại Giải thoát thì gọi là hy hữu. Ví như trong nước mọc lên hoa sen thì chẳng phải là hy hữu. Trong lửa mà sinh ra hoa sen thì mới là hy hữu. Có người thấy hoa đó liền sinh ra vui mừng. Chân Giải thoát thì cũng lại như vậy, giải thoát ấy có người thấy thì lòng sinh ra vui mừng. Hy hữu đó là ví cho Chân Giải thoát. Chân Giải thoát tức là Như Lai. Như Lai ấy tức là pháp thân. Lại, hy hữu thì ví như đứa trẻ chưa mọc răng, dần dần lớn lên, nhiên hậu răng mới mọc. Giải thoát chẳng vậy, không sinh mà chẳng sanh. Lại, Giải thoát thì gọi là hư tịch, không có bất định. Bất định thì như Nhất siễn đề, rốt ráo chẳng dời, phạm trọng cấm thì chẳng thành Phật đạo, không có chỗ này. Vì sao vậy ? Vì nếu người này ở trong chánh pháp của Phật mà lòng được niềm tin thanh tịnh thì bấy giờ liền diệt Nhất siễn đề. Nếu người đó lại được làm Ưu bà tắc thì cũng có thể diệt Nhất siễn đề. Người phạm trọng cấm diệt được tội này rồi thì được thành Phật. Vậy nên nếu nói rằng, nhất định chẳng dời, chẳng thành Phật đạo thì không có chỗ này. Trong Chân Giải thoát không có việc diệt tận như vậy. Lại, hư tịch thì rơi vào pháp giới. Như tánh pháp giới tức là Chân Giải thoát. Chân Giải thoát thì tức là Như Lai. Lại nữa, Nhất siễn đề nếu diệt hết thì chẳng được gọi là Nhất siễn đề. Sao gọi là Nhất siễn đề vậy ? - Nhất siễn đề là đoạn diệt tất cả những căn bản thiện, lòng chẳng vin vào tất cả thiện pháp, thậm chí chẳng sinh ra một ý niệm thiện. Trong Chân Giải thoát đều không có việc này. Không việc này nên tức là Chân Giải thoát. Chân Giải thoát tức là Như Lai. Lại, Giải thoát thì gọi là chẳng thể lường (bất khả lượng). Ví như đống thóc thì số lượng của nó có thể biết. Chân Giải thoát thì chẳng phải vậy. Ví như biển cả thì chẳng thể đo lường. Giải thoát cũng vậy, chẳng thể đo lường. Chẳng thể đo lường thì tức là Chân Giải thoát. Chân Giải thoát tức là Như Lai. Lại nữa, Giải thoát thì gọi là pháp không lường (vô lượng pháp). Như một chúng sinh có nhiều nghiệp báo, Giải thoát cũng vậy, có quả báo không lường. Báo không lường tức là Chân Giải thoát. Chân Giải thoát tức là Như Lai. Lại nữa, Giải thoát thì gọi là rộng lớn (quảng đại). Ví như biển cả không có gì ngang bằng. Giải thoát cũng vậy, không gì có thể ngang bằng. Không gì cùng ngang bằng tức là Chân Giải thoát. Chân Giải thoát tức là Như Lai. Lại nữa, Giải thoát gọi là tối thượng. Ví như hư không tối cao không sánh. Giải thoát cũng vậy, tối cao không sánh. Cao không sánh tức là Chân Giải thoát. Chân Giải thoát tức là Như Lai. Lại nữa, Giải thoát thì gọi là không thể qua (vô năng quá). Ví như chỗ trú của loài sư tử thì tất cả bách thú không thể qua. Giải thoát cũng vậy, không có gì có thể qua. Không thể qua tức là Chân Giải thoát. Chân Giải thoát tức là Như Lai. Lại nữa, Giải thoát gọi là Vô thượng. Ví như phương Bắc là phương trên trong các phương. Giải thoát cũng vậy, là không có gì trên nó. Không có trên tức là Chân Giải thoát. Chân Giải thoát tức là Như Lai. Lại nữa, Giải thoát gọi là trên cái không trên (vô thượng). Ví như phương Bắc đối với phương Ðông là trên Vô thượng. Giải thoát cũng vậy, không có “cái trên cái trên”. Không “cái trên cái trên” tức là Chân Giải thoát. Chân Giải thoát tức là Như Lai. Lại nữa, Giải thoát thì gọi là Hằng pháp. Ví như thân của người, trời hủy hoại, mạng chung. Ðó gọi là hằng, chẳng phải chẳng hằng. Giải thoát cũng vậy, chẳng phải là chẳng hằng. Chẳng phải chẳng hằng tức là Chân Giải thoát. Chân Giải thoát tức là Như Lai. Lại nữa, Giải thoát gọi là kiên thật (bền thật). Như Khư Ðà La Chiên đàn trầm thủy, tính của nó bền thật. Giải thoát cũng vậy, tính ấy kiên thật. Tính kiên thật tức là Chân Giải thoát. Chân Giải thoát tức là Như Lai. Lại nữa, Giải thoát gọi là Bất hư (chẳng rỗng). Ví như tre trúc lau sậy, thể của nó rỗng thưa. Giải thoát chẳng vậy. Ông phải biết, Giải thoát tức là Như Lai. Lại nữa, Giải thoát gọi là chẳng thể bẩn. Ví như tường vách chưa được tô sữa thì muỗi mòng ở trên đó dạo chơi.Nếu nó đã được tô sữa trang sức bằng văn hoa họa tiết, côn trùng nghe mùi thơm sực nức liền chẳng trụ trên đó nữa. Chẳng trụ như vậy là dụ cho Chân Giải thoát. Chân Giải thoát tức là Như Lai. Lại nữa, Giải thoát gọi là vô biên. Ví như các tụ lạc đều có dấu hiệu bờ cõi, giải thoát chẳng vậy. Ví như hư không không có bờ cõi. Giải thoát cũng vậy, không có bờ cõi. Như vậy giải thoát tức là Như Lai. Lại nữa, Giải thoát gọi là chẳng thể thấy. Ví như dấu vết chim trong hư không khó thấy. Như vậy khó thấy là dụ cho Chân Giải thoát. Chân Giải thoát tức là Như Lai. Lại nữa, Giải thoát gọi là thậm thâm (rất sâu). Vì sao vậy ? Vì là chỗ chẳng thể vào của Thanh Văn, Duyên Giác. Chẳng thể vào tức là Chân Giải thoát. Chân Giải thoát tức là Như Lai. Lại nữa, thậm thâm thì được sự cung kính của các đức Phật, Bồ tát. Ví như người con hiếu cúng dường cha mẹ được công đức thậm thâm. Công đức thậm thâm là ví cho Chân Giải thoát. Chân Giải thoát tức là Như Lai. Lại nữa, Giải thoát gọi là chẳng thể thấy. Ví như có người chẳng tự thấy đỉnh đầu, giải thoát cũng vậy, Thanh Văn, Duyên Giác chẳng thể thấy được. Chẳng thể thấy tức là Chân Giải thoát. Chân Giải thoát tức là Như Lai. Lại nữa, Giải thoát gọi là không nhà cửa (xá trạch). Ví như hư không không có nhà cửa, giải thoát cũng vậy. Nói nhà cửa là dụ cho hai mươi lăm cõi hữu. Không có nhà cửa là dụ cho Chân Giải thoát. Chân Giải thoát tức là Như Lai. Lại nữa, Giải thoát gọi là chẳng thể lấy (bất khả thủ). Như trái cây A ma lặc thì con người có thể giữ lấy, Giải thoát chẳng vậy, chẳng thể giữ lấy. Chẳng thể giữ lấy tức là Chân Giải thoát. Chân Giải thoát tức là Như Lai. Lại nữa, Giải thoát gọi là chẳng thể nắm (bất khả chấp). Ví như vật huyễn thì chẳng thể nắm giữ, giải thoát cũng vậy, chẳng thể nắm giữ. Chẳng thể nắm giữ tức là Chân Giải thoát. Chân Giải thoát tức là Như Lai. Lại nữa, Giải thoát thì không có thân thể. Ví như có người mà thân thể sinh ra ghẻ lở và các ung thư, điên cuồng, khô cạn... Trong Chân Giải thoát không có những bệnh như vậy. Không những bệnh như vậy là ví cho Chân Giải thoát. Chân Giải thoát tức là Như Lai. Lại nữa, Giải thoát gọi là một vị (mùi vị). Như sữa một vị, Giải thoát cũng vậy chỉ có một vị. Như vậy một vị tức là Chân Giải thoát. Chân Giải thoát tức là Như Lai. Lại nữa, Giải thoát gọi là thanh tịnh. Như nước không có bùn, lắng đọng trong sạch, giải thoát cũng vậy, lắng đọng trong sạch. Lắng đọng trong sạch tức là Chân Giải thoát. Chân Giải thoát tức là Như Lai. Lại nữa, Giải thoát gọi là một vị (mùi vị). Như mưa trong hư không thì một vị trong sạch. Một vị trong sạch là dụ cho Chân Giải thoát. Chân Giải thoát tức là Như Lai. Lại nữa, Giải thoát gọi là trừ khước. Ví như trăng tròn đầy không có mây che, giải thoát cũng vậy, không có mây che. Không mây che tức là Chân Giải thoát. Chân Giải thoát tức là Như Lai. Lại nữa, Giải thoát gọi là Tịch tịnh. Ví như có người bị bịnh sốt được chữa khỏi, thân trở nên tịch tịnh, giải thoát cũng vậy, thân được tịch tịnh. Thân được tịch tịnh tức là Chân Giải thoát. Chân Giải thoát tức là Như Lai. Lại nữa, Giải thoát tức là bình đẳng. Ví như rắn độc, chuột, sói, ở ruộng hoang đều có lòng giết hại. Giải thoát chẳng vậy, không có lòng giết hại. Không có lòng giết hại tức là Chân Giải thoát. Chân Giải thoát tức là Như Lai. Lại nữa, bình đẳng thì ví như lòng bình đẳng của cha mẹ đối với con cái. Giải thoát cũng vậy, tấm lòng ấy bình đẳng. Lòng bình đẳng tức là Chân Giải thoát. Chân Giải thoát tức là Như Lai. Lại nữa, Giải thoát gọi là không chỗ khác (vô dị xứ). Ví như có người chỉ ở trong nhà cửa thanh tịnh thượng diệu mà lại không có chỗ khác. Giải thoát cũng vậy, không có chỗ khác. Không chỗ khác tức là Chân Giải thoát. Chân Giải thoát tức là Như Lai. Lại nữa, Giải thoát gọi là tri túc (biết đủ). Ví như người đói gặp được bữa ăn ngon, ăn không chán, Giải thoát chẳng vậy, như ăn cháo sữa, lại không có gì cần. Lại không có gì cần là dụ cho Chân Giải thoát. Chân Giải thoát tức là Như Lai. Lại nữa, Giải thoát gọi là đoạn tuyệt. Như người bị trói, cắt dây trói, được thoát. Giải thoát cũng vậy, đoạn tuyệt tất cả kết phược của lòng nghi hoặc. Như vậy đoạn nghi tức là Chân Giải thoát. Chân Giải thoát tức là Như Lai. Lại nữa, Giải thoát gọi là đến bờ kia (đáo bỉ ngạn). Ví như sông lớn có bờ này, bờ kia. Giải thoát chẳng vậy, tuy không có bờ này mà có bờ kia. Có bờ kia tức là Chân Giải thoát. Chân Giải thoát tức là Như Lai. Lại nữa, Giải thoát gọi là mặc nhiên. Ví như biển cả, nước mênh mông cùng khắp, phát ra nhiều âm thanh, giải thoát chẳng vậy. Như vậy Giải thoát tức là Như Lai. Lại nữa, Giải thoát gọi là mỹ diệu. Ví như mọi thứ thuốc có lẫn vị Ha lê lặc thì vị thuốc ấy đắng. Giải thoát chẳng vậy, vị nó như cam lồ. Vị như cam lồ là ví cho Chân Giải thoát. Chân Giải thoát tức là Như Lai. Lại nữa, Giải thoát thì trừ được các phiền não. Ví như thầy thuốc giỏi hòa hợp các vị thuốc, giỏi trị liệu mọi thứ bệnh. Giải thoát cũng vậy, có thể trừ khử phiền não. Trừ phiền não tức là Chân Giải thoát. Chân Giải thoát tức là Như Lai. Lại nữa, Giải thoát gọi là không dồn ép. Ví như nhà nhỏ chẳng dung nạp được nhiều người, Giải thoát chẳng vậy, dung thọ được nhiều. Dung thọ được nhiều tức là Chân Giải thoát. Chân Giải thoát tức là Như Lai. Lại nữa, Giải thoát gọi là diệt các ái, chẳng tạp dâm dục. Ví như nữ nhân nhiều những ái dục, giải thoát chẳng vậy. Như vậy giải thoát tức là Như Lai. Như Lai như vậy không có tham dục, sân nhuế, ngu si, kiêu mạn.v.v... Lại nữa, Giải thoát gọi là không ái. Ái có hai thứ, một là ngã quỉ ái, hai là pháp ái. Chân giải thoát lìa khỏi ngã quỉ ái, thương xót chúng sinh nên có pháp ái. Như vậy Pháp ái tức là Chân Giải thoát. Chân Giải thoát tức là Như Lai. Lại nữa, Giải thoát là lìa khỏi ngã, ngã sở. Như vậy giải thoát tức là Như Lai. Như Lai tức là pháp vậy. Lại nữa, Giải thoát tức là diệt tận, lìa khỏi sự tham của các hữu. Như vậy Giải thoát tức là Như Lai. Như Lai tức là Pháp vậy. Lại nữa, Giải thoát tức là cứu hộ, có thể cứu tất cả những người bố úy (kinh sợ). Như vậy Giải thoát tức là Như Lai. Như Lai tức là pháp vậy. Lại nữa, Giải thoát tức là chỗ về. Nếu có người qui y giải thoát như vậy thì chẳng tìm qui y chỗ khác. Ví như có người nương cậy vào vua thì chẳng cầu chỗ nương cậy khác. Tuy lại nương vào vua mà vẫn có chuyển động, nương cậy vào giải thoát thì không có chuyển động. Không động chuyển tức là Chân Giải thoát. Chân Giải thoát tức là Như Lai. Như Lai tức là pháp vậy. Lại nữa, Giải thoát gọi là nhà cửa (ốc trạch). Ví như có người đi ở vùng khoáng dã thì có tai nạn nguy hiểm. Giải thoát chẳng vậy, không hiểm nạn. Không hiểm nạn tức là Chân Giải thoát. Chân Giải thoát tức là Như Lai. Lại nữa, Giải thoát là vô sở ủy. Như vua sư tử đối với những bách thú (trăm loài thú), chẳng sinh ra bố úy. Giải thoát cũng vậy, đối với những ma chúng, chẳng sinh ra bố úy. Không bố úy tức là Chân Giải thoát. Chân Giải thoát tức là Như Lai. Lại nữa, Giải thoát thì không có dồn ép. Ví như đường hiểm trở, thậm chí chẳng đủ hai người cùng đi, Giải thoát chẳng vậy. Như vậy Giải thoát tức là Như Lai. Lại nữa, Giải thoát có chẳng dồn ép. Ví như có người sợ cọp, rơi xuống giếng, giải thoát chẳng vậy. Như vậy giải thoát tức là Như Lai. Lại nữa, Giải thoát có chẳng dồn ép. Ví như trong biển lớn mà bỏ chiếc thuyền rách nhỏ, được chiếc thuyền bền chắc, cỡi qua biển đến chỗ yên ổn, lòng được khoái lạc. Giải thoát cũng vậy, lòng được khoái lạc. Ðược khoái lạc tức là Chân Giải thoát. Chân Giải thoát tức là Như Lai. Lại nữa, Giải thoát là nhổ bật các nhân duyên. Ví như nhân sữa được cao sữa, nhân cao sữa được váng sữa, nhân váng sữa được đề hồ. Trong chân giải thoát đều không có cái nhân này. Không nhân này tức là Chân Giải thoát. Chân Giải thoát tức là Như Lai. Lại nữa, Giải thoát thì có thể điều phục kiêu mạn. Ví như vị vua lớn xem thường vua nhỏ, giải thoát chẳng vậy. Như vậy Giải thoát tức là Như Lai. Như Lai tức là pháp vậy. Lại nữa, Giải thoát thì điều phục những buông lung. Gọi buông lung là gọi người có nhiều tham dục, trong Chân Giải thoát không có danh tự đó. Không danh tự đó tức là Chân Giải thoát. Chân Giải thoát tức là Như Lai. Lại nữa, Giải thoát thì có thể trừ khử vô minh. Như váng sữa thượng diệu trừ khử các cặn bẩn mới gọi là đề hồ. Giải thoát cũng vậy, trừ khử cặn vô minh, sinh ra chân minh. Như vậy chân minh tức là Chân Giải thoát. Chân Giải thoát tức là Như Lai. Lại nữa, Giải thoát gọi là tịch tịnh thuần nhất không hai. Như con không dã tượng (một loàivoi) độc nhất không có bạn bè. Giải thoát cũng vậy, độc nhất không hai. Ðộc nhất không hai tức là Chân Giải thoát. Chân Giải thoát tức là Như Lai. Lại nữa, Giải thoát gọi là kiên thật (bền thật). Như thân, gốc của tre trúc, lau sậy, lúa, mè đều rỗng không mà hạt thì chắc thật. Ngoại trừ Phật Như Lai, kỳ dư người, trời đều chẳng chắc thật. Chân giải Giải thoát thì xa lìa tất cả những hữu lậu.v.v... Như vậy Giải thoát tức là Như Lai. Lại nữa, Giải thoát gọi là có thể hiểu rõ tăng ích đối với Ngã. Chân Giải thoát cũng lại như vậy. Như vậy Giải thoát tức là Như Lai. Lại nữa, Giải thoát gọi là bỏ các hữu. Ví như có người ăn rồi mà mửa ra, giải thoát cũng vậy, bỏ hết các hữu. Bỏ các hữu tức là Chân Giải thoát. Chân Giải thoát tức là Như Lai. Lại nữa, Giải thoát gọi là quyết định. Như hương thơm của hoa Bà Sư không có trong bảy cánh hoa, giải thoát cũng vậy. Như vậy Giải thoát tức là Như Lai. Lại nữa, giải thoát gọi là thủy đại (yếu tố nước). Ví như thủy đại đối với các đại thắng hơn là có thể thấm nhuần tất cả hạt giống cỏ cây. Giải thoát cũng vậy, có thể thấm nhuần tất cả các loài có sự sống. Như vậy Giải thoát tức là Như Lai. Lại nữa, Giải thoát gọi là được vào. Như có môn hộ thì thông vào đường đi. Chỗ tính vàng thì vàng có thể được. Giải thoát cũng vậy, như môn hộ đó, tu vô ngã thì được vào trong. Như vậy Giải thoát tức là Như Lai. Lại nữa, Giải thoát gọi là làm tốt. Ví như đệ tử theo đuổi thầy khéo vâng theo lời dạy bảo thì được gọi là làm tốt. Giải thoát cũng vậy. Như vậy Giải thoát tức là Như Lai. Lại nữa, Giải thoát gọi là pháp xuất thế. Ðối với tất cả pháp thì nó ra khỏi và trên hết, như trong mọi vị thì váng sữa là hơn hết. Giải thoát cũng vậy. Như vậy Giải thoát tức là Như Lai. Lại nữa, Giải thoát gọi là chẳng động. Ví như cửa cài then thì gió chẳng thể động. Chân Giải thoát cũng lại như vậy. Như vậy Giải thoát tức là Như Lai. Lại nữa, Giải thoát gọi là không ba đào (sóng gió). Như biển cả kia, nước biển ấy nổi ba đào, Giải thoát chẳng vậy. Như vậy Giải thoát tức là Như Lai. Lại nữa, Giải thoát ví như cung điện, Giải thoát cũng vậy. phải biết là Giải thoát tức là Như Lai. Lại nữa, Giải thoát gọi là sở dụng. Ví như vàng Diêm phù đàn, có nhiều công dụng, không ai có thể nói vàng đó lỗi xấu. Giải thoát cũng vậy, không có lỗi xấu. Không có lỗi xấu tức là Chân Giải thoát. Chân Giải thoát tức là Như Lai. Lại nữa, Giải thoát thì bỏ hành động trẻ con. Ví như người lớn bỏ hành vi của đứa trẻ, Giải thoát cũng vậy, trừ bỏ năm ấm. Trừ bỏ năm ấm tức là Chân Giải thoát. Chân Giải thoát tức là Như Lai. Lại nữa, Giải thoát gọi là cứu cánh. Như kẻ bị trói buộc, rồi từ trói buộc được thoát ra, tắm rửa thanh tịnh, nhiên hậu mới trở về nhà. Giải thoát cũng vậy, rốt ráo thanh tịnh. Rốt ráo thanh tịnh tức là Chân Giải thoát. Chân Giải thoát tức là Như Lai. Lại nữa, Giải thoát là không tạo tác niềm vui. Không tạo tác niềm vui vì đã thổ ra tham dục, sân nhuế, ngu si. Ví như có người uống nhầm thuốc độc, vì trừ độc nên liền ói thuốc ra. Ðã ói được thuốc ra thì độc liền trừ khỏi, thân được yên vui. Giải thoát cũng vậy, thổ ra các thứ độc kết phược phiền não thì thân được an lạc, gọi là không tạo tác niềm vui. Không tạc tác niềm vui tức là Chân Giải thoát. Chân Giải thoát tức là Như Lai. Lại nữa, Giải thoát gọi là đoạn tuyệt bốn thứ rắn độc phiền não. Ðoạn phiền não tức là Chân Giải thoát. Chân Giải thoát tức là Như Lai. Lại nữa, Giải thoát gọi là lìa các hữu, diệt tất cả khổ, được tất cả vui, đoạn tuyệt vĩnh viễn tham dục, sân nhuế, ngu si, nhổ đứt tất cả gốc rễ của phiền não. Nhổ gốc rễ tức là Chân Giải thoát. Chân Giải thoát tức là Như Lai. Lại nữa, Giải thoát gọi là đoạn tuyệt tất cả pháp hữu vi, sinh ra tất cả pháp thiện vô lậu, đoạn tuyệt, bế tắc các đường, những điều như là ngã, vô ngã, phi ngã, phi vô ngã... chỉ đoạn dứt thủ trước, chẳng đoạn dứt ngã kiến. Ngã kiến thì gọi là Phật tính. Phật tính tức là Chân Giải thoát. Chân Giải thoát tức là Như Lai. Lại nữa, Giải thoát gọi là “bất không không”. Không không thì gọi là không sở hữu, không sở hữu thì tức là sự cho là giải thoát của bọn ngoại đạo Ni Kiền Tử.v.v... mà thật ra bọn Ni Kiền Tử.v.v... mà thật ra bọn Ni Kiền Tử này không có giải thoát nên gọi là không không. Chân Giải thoát thì chẳng như vậy, nên chẳng không không. Chẳng không không tức là Chân Giải thoát. Chân Giải thoát tức là Như Lai. Lại nữa, Giải thoát gọi là không chẳng không. Như cái bình đựng nước, rượu, sữa, cao sữa, váng sữa, mật.v.v... Tuy khi bình ấy không có nước, rượu, cao sữa, váng sữa, mật nhưng vẫn được gọi là bình nước, rượu.v.v... mà những bình này chẳng thể nói là không và là chẳng không. Nếu nói rằng không thì chẳng được có sắc, hương, vị, xúc. Nếu nói rằng chẳng không mà lại không có thật nước, rượu.v.v... Giải thoát cũng vậy, chẳng thể nói sắc và cả chẳng phải sắc, chẳng thể nói không và cả chẳng không. Nếu nói rằng không thì chẳng được có Thường - Lạc - Ngã - Tịnh. Nếu nói rằng chẳng không thì ai thọ hưởng cái Thường - Lạc - Ngã - Tịnh này. Do cái nghĩa đó nên chẳng thể nói không và cả chẳng không. Không nghĩa là không có hai mươi lăm cõi hữu và các phiền não, tất cả khổ, tất cả tướng, tất cả hạnh hữu vi. Như bình không có cao sữa thì gọi là không. Chẳng không nghĩa là thiện sắc chân thật, Thường - Lạc - Ngã - Tịnh chẳng động, chẳng biến giống như sắc, hương, vị, xúc của cái bình kia nên gọi là chẳng không. Vậy nên, Giải thoát ví như cái bình kia. Cái bình kia gặp duyên thì lại tan vỡ, Giải thoát chẳng vậy, chẳng thể bị phá hoại. Chẳng thể phá hoại tức là Chân Giải thoát. Chân Giải thoát tức là Như Lai. Lại nữa, Giải thoát gọi là ly ái. Ví như có người, lòng yêu thích hy vọng Thích Ðề Hoàn Nhân, Ðại Phạm Thiên Vương, Tự Tại Thiên Vương. Giải thoát chẳng vậy, nếu được thành Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác rồi thì không ái, không nghi. Không ái, không nghi tức là Chân Giải thoát. Chân Giải thoát tức là Như Lai. Nếu nói rằng giải thoát có ái, nghi thì không có điều đó. Lại nữa, Giải thoát là đoạn dứt những hữu tham, đoạn dứt tất cả tướng, tất cả trói buộc, tất cả phiền não, tất cả sinh tử, tất cả nhân duyên, tất cả quả báo... Như vậy giải thoát tức là Như Lai. Như Lai tức là Niết Bàn. Tất cả chúng sinh kinh sợ sinh tử, các phiền não nên thọ tam qui. Ví như bày nai kinh sợ người thợ săn mà đã được lìa khỏi. Nếu nó được một nhảy thì ví cho một qui. Như vậy ba nhảy thì ví cho tam qui. Do ba nhảy nên được hưởng thọ an lạc. Chúng sinh cũng vậy, kinh sợ thợ săn ác, bốn ma nên thọ tam qui y. Nhờ tam qui y nên chúng sinh được an lạc. Thọ an lạc tức là Chân Giải thoát. Chân Giải thoát tức là Như Lai. Như Lai tức là Niết Bàn. Niết Bàn tức là vô tận. Vô tận tức là Phật tính. Phật tính tức là quyết định. Quyết định tức là Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác.
Bồ tát Ca Diếp bạch đức Phật rằng :
- Thưa đức Thế Tôn ! Nếu Niết Bàn, Phật tính, Quyết định, Như Lai là một nghĩa thì sao nói rằng có tam qui y ?
Ðức Phật dạy ngài Ca Diếp rằng :
- Này thiện nam tử ! Tất cả chúng sinh kinh sợ sinh tử nên cầu Tam qui. Nhờ Tam qui nên biết Phật tính, Quyết định, Niết Bàn. Này thiện nam tử ! Có pháp danh một nghĩa khác (Danh nhất nghĩa dị), có pháp danh nghĩa đều khác (Danh nghĩa câu dị). Danh một nghĩa khác là Phật thường (trụ), Pháp thường, Tỳ kheo Tăng thường, Niết Bàn, Hư không đều cũng là thường. Ðó gọi là Danh một nghĩa khác. Danh nghĩa đều khác là Phật tên là giác, pháp tên là bất giác, Tăng tên là hòa hợp, Niết Bàn tên là giải thoát, hư không tên là phi thiện, cũng tên là vô ngại. Ðó là danh nghĩa đều khác. Này thiện nam tử ! Tam qui y cũng lại như vậy, danh nghĩa đều khác. Sao gọi là một ? Vậy nên ta bảo Ma Ha ba Xà Ba Ðề Kiều Ðàm Di chớ cúng dường cho ta, phải cúng dường Tăng. Nếu cúng dường Tăng thì được đầy đủ cúng dường Tam Qui. Ma Ha Ba Xà Ba Ðề liền đáp với ta rằng : “Trong chúng Tăng không Phật, không Pháp thì sao nói rằng, cúng dường chúng Tăng thì được đầy đủ cúng dường Tam qui ?” Ta lại bảo rằng : “Dì cứ làm theo lời nói của tôi là cúng dường Phật. Cúng dường vì giải thoát tức là cúng dường Pháp. Chúng Tăng hưởng thọ sự cúng dường tức là cúng dường Tăng”. Này thiện nam tử ! Vậy nên Tam Qui chẳng được là một. Này thiện nam tử ! Như Lai hoặc có khi nói một là ba, có khi nói ba là một. Nghĩa như vậy là cảnh giới của chư Phật, chẳng phải là điều hiểu biết của Thanh Văn, Duyên Giác.
Ngài Ca Diếp lại bạch rằng :
- Như lời nói của đức Phật thì rốt ráo an lạc gọi là Niết Bàn, ý nghĩa này thế nào ? Bàn về Niết Bàn là xả thân, xả trí. Nếu xả thân, xả trí thì ai sẽ thọ lạc ?
Ðức Phật dạy rằng :
- Này thiện nam tử ! Ví như có người ăn rồi, buồn nôn muốn ói, đi ra ngoài. Ðã nôn ra rồi mà lại muốn quay trở lại, đồng bạn hỏi người đó rằng : “Ông nay hoạn nạn đã qua, có bớt bệnh không mà lại quay trở lại ?” Ðáp rằng: “Ðã bớt rồi, thân được yên vui”. Như Lai cũng vậy, rốt ráo xa lìa hai mươi lăm cõi hữu, vĩnh viễn được chỗ Niết Bàn an vui, chẳng thể động chuyển, không có tận diệt, đoạn tuyệt tất cả thọ, gọi là không thọ lạc. Như vậy không thọ lạc gọi là Thường Lạc. Nếu nói Như Lai có thọ lạc thì không có điều đó. Vậy nên niềm vui rốt ráo tức là Niết Bàn. Niết Bàn tức là Chân Giải thoát. Chân Giải thoát tức là Như Lai.
Ngài Ca Diếp lại nói rằng :
- Chẳng sinh, chẳng diệt là giải thoát sao ?
- Ðúng vậy ! Ðúng vậy ! Này thiện nam tử ! Chẳng sinh, chẳng diệt tức là giải thoát. Như vậy giải thoát tức là Như Lai !
Ngài Ca Diếp lại bạch rằng :
- Nếu chẳng sinh diệt là giải thoát thì tính hư không cũng không sinh diệt nên chính là Như Lai. Như vậy tính Như Lai tức là giải thoát?
Ðức Phật dạy ngài Ca Diếp rằng :
- Này thiện nam tử ! Việc này chẳng vậy !
- Thưa đức Thế Tôn ! Vì sao chẳng vậy ?
- Này thiện nam tử ! Như chim Ca lan già và chim Cộng mạng, tiếng hót của chúng thanh diệu há có thể đồng với tiếng kêu của chim quạ, chim Bồ các chăng ?
- Chẳng đồng, thưa đức Thế Tôn !
- Tiếng của chim Quạ, chim Bồ các sánh với tiếng của chim Cộng mạng.v.v... dù cho nhân lên trăm, ngàn, vạn lần cũng chẳng thể so sánh được.
Ngài Ca Diếp lại bạch rằng :
- Chim Ca lan già.v.v... tiếng của chúng vi diệu, thân cũng chẳng đồng thì làm sao đức Như Lai đem so sánh chúng với chim Quạ, chim Bồ các ? Không khác gì đem hạt cải so sánh với núi Tu Di ? Phật cùng với hư không cũng lại như vậy. Tiếng kêu của chim Ca lan già có thể ví cho âm thanh của Phật, chẳng thể đem dụ cho tiếng kêu của chim Quạ, chim Bồ các.
Lúc bấy giờ, đức Phật khen Bồ tát Ca Diếp rằng :
- Hay thay ! Hay thay ! Này thiện nam tử ! Ông nay khéo giải điều thậm thâm khó giải ! Như Lai, có lúc vì nhân duyên nên dẫn hư không kia để ví cho giải thoát. Như vậy giải thoát tức là Như Lai. Chân giải thoát thì tất cả người trời không thể lấy làm ví dụ, mà hư không này thật ra chẳng phải dụ cho giải thoát ấy được, nhưng vì giáo hóa chúng sinh nên dùng hư không, chẳng phải dụ để làm ví dụ. Ông phải biết, giải thoát tức là Như Lai. Tính của Như Lai tức là giải thoát. Giải thoát, Như Lai không hai, không khác. Này thiện nam tử ! Chẳng phải dụ là như vật không so sánh được, chẳng thể dẫn dụ được. Nhưng có nhân duyên nên có thể được dẫn dụ, như trong Kinh nói, diện mạo đoan chánh như trăng tròn đầy. Voi trắng tươi đẹp thanh khiết giống như núi Tuyết. Trăng tròn đầy chẳng được ví đồng với mặt. Núi Tuyết chẳng được ví là bạch tượng. Này thiện nam tử ! Chẳng thể dùng dụ để ví cho Chân Giải thoát, nhưng vì hóa độ chúng sinh nên làm ra dụ vậy. Nhờ các thí dụ nên biết các pháp tính đều cũng như vậy.
Ngài Ca Diếp lại bạch rằng :
- Sao gọi là Như Lai tạo ra hai thứ nói ?
Ðức Phật dạy rằng :
- Này thiện nam tử ! Ví như có người nắm giữ dao, kiếm, do lòng sân nhuế muốn hại Như Lai. Như Lai vui hòa, không sắc diện sân giận thì người đó có sẽ hoại được Như Lai tạo thành tội nghịch không ?
- Thưa đức Thế Tôn ! Chẳng thành vậy ! Vì sao vậy ? Vì thân giới của đức Như Lai chẳng thể hoại. Sở dĩ vì sao ? Vì không có thân tụ, chỉ có pháp tính mà tính của pháp tính về lý chẳng thể hoại thì người đó làm sao có thể hoại thân Phật ? Trực tiếp do tâm ác nên thành tội vô gián. Do nhân duyên dẫn các thí dụ đó nên biết được thật pháp !
Lúc bấy giờ, đức Phật khen Bồ tát Ca Diếp rằng :
- Hay thay ! Hay thay ! Này thiện nam tử ! Ðiều muốn nói của ta, ông nay đã nói rồi. Lại, này thiện nam tử ! Ví như người ác muốn hại mẹ mình. Hắn trụ ở đồng ruộng, tại dưới đống lúa. Người mẹ vì hắn đưa cơm. Hắn thấy mẹ rồi liền sinh tâm hại, bèn mài dao trước. Người mẹ biết rồi liền nhảy vào trong đống lúa. Người ấy cầm dao chạy quanh đống lúa phạt vào. Phạt vào rồi vui mừng, sinh ra tư tưởng giết hại xong thì mẹ hắn xuất hiện, trở về đến trong nhà. Ý ông thế nào ? Người đó có thành tựu tội vô gián không ?
- Thưa đức Thế Tôn ! Chẳng thể nói dứt khoát được ! Vì sao vậy? Vì nếu nói có tội thì thân người mẹ nên hoại thân mà nếu chẳng hoại thì làm sao nói rằng có ? Nếu nói không tội mà đã sinh tư tưởng giết hại, lòng mang vui mừng thì sao nói rằng không ? Người này tuy chẳng đầy đủ tội nghịch mà cũng chính là nghịch. Do nhân duyên dẫn các thí dụ đó mà được biết thật pháp !
Ðức Phật khen ngài Ca Diếp rằng :
- Hay thay ! Hay thay ! Này thiện nam tử ! Vì nhân duyên đó mà ta nói đủ thứ phương tiện thí dụ để ví cho giải thoát. Ta tuy dùng vô lượng atăngkỳ dụ mà thật chẳng thể lấy dụ làm so sánh. Hoặc có nhân duyên cũng có thể dùng dụ để nói. Hoặc có nhân duyên chẳng thể dẫn ra thí dụ. Vậy nên giải thoát thành tựu vô lượng công đức như vậy, hướng đến Niết Bàn. Niết Bàn Như Lai cũng có vô lượng công đức như vậy. Do vô lượng công đức thành tựu viên mãn như vậy.v.v... nên gọi là Ðại Bát Niết Bàn.
Bồ tát Ca Diếp bạch đức Phật rằng :
- Thưa đức Thế Tôn ! Con nay bắt đầu biết được chỗ đến của đức Như Lai là không có tận. Chỗ đến nếu không tận thì phải biết rằng, thọ mạng cũng nên không tận.
Ðức Phật dạy rằng :
- Hay thay ! Hay thay ! Này thiện nam tử ! Ông nay giỏi có thể hộ trì chánh pháp ! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân muốn đoạn trừ những trói buộc phiền não thì phải tạo tác sự hộ trì Chánh pháp như vậy.
KINH ÐẠI BÁT NIẾT BÀN
- Quyển thứ năm hết -

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 36 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa


Kinh Duy-ma-cật (Hán-Việt)


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại


Nguyên lý duyên khởi

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.72.240 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập