Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
46
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tám giải thoát hoặc thường, hoặc vô thường; chẳng nên quán tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ hoặc thường, hoặc vô thường. Vì sao? Vì tám giải thoát và tự tánh của tám giải thoát là không; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ và tự tánh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ là không. Tự tánh của tám giải thoát ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, tám giải thoát chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ đều chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có tám giải thoát v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ngươi có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tám giải thoát hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng nên quán tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ hoặc lạc, hoặc khổ. Vì sao? Vì tám giải thoát và tự tánh của tám giải thoát là không; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ và tự tánh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ là không. Tự tánh của tám giải thoát ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, tám giải thoát chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ đều chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có tám giải thoát v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ngươi có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tám giải thoát hoặc ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên quán tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ hoặc ngã, hoặc vô ngã. Vì sao? Vì tám giải thoát và tự tánh của tám giải thoát là không; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ và tự tánh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ là không. Tự tánh của tám giải thoát ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, tám giải thoát chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ đều chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó còn không có tám giải thoát v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ngươi có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tám giải thoát hoặc tịnh, hoặc bất tịnh; chẳng nên quán tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ hoặc tịnh, hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì tám giải thoát và tự tánh của tám giải thoát là không; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ và tự tánh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ là không. Tự tánh của tám giải thoát ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, tám giải thoát chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ đều chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có tám giải thoát v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ngươi có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Này Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy nói những điều như thế, đó là tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa một cách chơn chánh.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bốn niệm trụ hoặc thường, hoặc vô thường; chẳng nên quán bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo hoặc thường, hoặc vô thường. Vì sao? Vì bốn niệm trụ và tự tánh của bốn niệm trụ là không; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo và tự tánh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo là không. Tự tánh của bốn niệm trụ ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, bốn niệm trụ chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo đều chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có bốn niệm trụ v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ngươi có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bốn niệm trụ hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng nên quán bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo hoặc lạc, hoặc khổ. Vì sao? Vì bốn niệm trụ và tự tánh của bốn niệm trụ là không; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo và tự tánh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo là không. Tự tánh của bốn niệm trụ ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, bốn niệm trụ chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo đều chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có bốn niệm trụ v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ngươi có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bốn niệm trụ hoặc ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên quán bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo hoặc ngã, hoặc vô ngã. Vì sao? Vì bốn niệm trụ và tự tánh của bốn niệm trụ là không; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo và tự tánh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo là không. Tự tánh của bốn niệm trụ ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, bốn niệm trụ chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo đều chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó còn không có bốn niệm trụ v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ngươi có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bốn niệm trụ hoặc tịnh, hoặc bất tịnh; chẳng nên quán bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo hoặc tịnh, hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì bốn niệm trụ và tự tánh của bốn niệm trụ là không; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo và tự tánh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo là không. Tự tánh của bốn niệm trụ ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, bốn niệm trụ chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo đều chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có bốn niệm trụ v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ngươi có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Này Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy nói những điều như thế, đó là tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa một cách chơn chánh.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp môn giải thoát không hoặc thường, hoặc vô thường; chẳng nên quán pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện hoặc thường, hoặc vô thường. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát không và tự tánh của pháp môn giải thoát không là không; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện và tự tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện là không. Tự tánh của pháp môn giải thoát không ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, pháp môn giải thoát không chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện đều chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có pháp môn giải thoát không v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ngươi có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp môn giải thoát không hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng nên quán pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện hoặc lạc, hoặc khổ. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát không và tự tánh của pháp môn giải thoát không là không; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện và tự tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện là không. Tự tánh của pháp môn giải thoát không ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, pháp môn giải thoát không chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện đều chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có pháp môn giải thoát không v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ngươi có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp môn giải thoát không hoặc ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên quán pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện hoặc ngã, hoặc vô ngã. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát không và tự tánh của pháp môn giải thoát không là không; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện và tự tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện là không. Tự tánh của pháp môn giải thoát không ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, pháp môn giải thoát không chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện đều chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó còn không có pháp môn giải thoát không v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ngươi có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp môn giải thoát không hoặc tịnh, hoặc bất tịnh; chẳng nên quán pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện hoặc tịnh, hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát không và tự tánh của pháp môn giải thoát không là không; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện và tự tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện là không. Tự tánh của pháp môn giải thoát không ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, pháp môn giải thoát không chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện đều chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có pháp môn giải thoát không v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ngươi có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Này Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy nói những điều như thế, đó là tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa một cách chơn chánh.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên quán năm loại mắt hoặc thường, hoặc vô thường; chẳng nên quán sáu phép thần thông hoặc thường, hoặc vô thường. Vì sao? Vì năm loại mắt và tự tánh của năm loại mắt là không; sáu phép thần thông và tự tánh của sáu phép thần thông là không. Tự tánh của năm loại mắt ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của sáu phép thần thông ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, năm loại mắt chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; sáu phép thần thông chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có năm loại mắt v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ngươi có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên quán năm loại mắt hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng nên quán sáu phép thần thông hoặc lạc, hoặc khổ. Vì sao? Vì năm loại mắt và tự tánh của năm loại mắt là không; sáu phép thần thông và tự tánh của sáu phép thần thông là không. Tự tánh của năm loại mắt ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của sáu phép thần thông ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, năm loại mắt chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; sáu phép thần thông chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có năm loại mắt v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ngươi có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên quán năm loại mắt hoặc ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên quán sáu phép thần thông hoặc ngã, hoặc vô ngã. Vì sao? Vì năm loại mắt và tự tánh của năm loại mắt là không; sáu phép thần thông và tự tánh của sáu phép thần thông là không. Tự tánh của năm loại mắt ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của sáu phép thần thông ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, năm loại mắt chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; sáu phép thần thông chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó còn không có năm loại mắt v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ngươi có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên quán năm loại mắt hoặc tịnh, hoặc bất tịnh; chẳng nên quán sáu phép thần thông hoặc tịnh, hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì năm loại mắt và tự tánh của năm loại mắt là không; sáu phép thần thông và tự tánh của sáu phép thần thông là không. Tự tánh của năm loại mắt ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của sáu phép thần thông ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, năm loại mắt chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; sáu phép thần thông chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có năm loại mắt v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ngươi có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Này Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy nói những điều như thế, đó là tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa một cách chơn chánh.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên quán mười lực của Phật hoặc thường, hoặc vô thường; chẳng nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc thường, hoặc vô thường. Vì sao? Vì mười lực của Phật và tự tánh của mười lực của Phật là không; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng và tự tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng là không. Tự tánh của mười lực của Phật ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, mười lực của Phật chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng đều chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có mười lực của Phật v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ngươi có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên quán mười lực của Phật hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc lạc, hoặc khổ. Vì sao? Vì mười lực của Phật và tự tánh của mười lực của Phật là không; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng và tự tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng là không. Tự tánh của mười lực của Phật ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, mười lực của Phật chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng đều chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có mười lực của Phật v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ngươi có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên quán mười lực của Phật hoặc ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc ngã, hoặc vô ngã. Vì sao? Vì mười lực của Phật và tự tánh của mười lực của Phật là không; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng và tự tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng là không. Tự tánh của mười lực của Phật ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, mười lực của Phật chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng đều chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó còn không có mười lực của Phật v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ngươi có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên quán mười lực của Phật hoặc tịnh, hoặc bất tịnh; chẳng nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc tịnh, hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì mười lực của Phật và tự tánh của mười lực của Phật là không; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng và tự tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng là không. Tự tánh của mười lực của Phật ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, mười lực của Phật chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng đều chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có mười lực của Phật v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ngươi có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Này Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy nói những điều như thế, đó là tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa một cách chơn chánh.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp không quên mất hoặc thường, hoặc vô thường; chẳng nên quán tánh luôn luôn xả hoặc thường, hoặc vô thường. Vì sao? Vì pháp không quên mất và tự tánh của pháp không quên mất là không; tánh luôn luôn xả và tự tánh của tánh luôn luôn xả là không. Tự tánh của pháp không quên mất ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của tánh luôn luôn xả ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, pháp không quên mất chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tánh luôn luôn xả chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có pháp không quên mất v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ngươi có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp không quên mất hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng nên quán tánh luôn luôn xả hoặc lạc, hoặc khổ. Vì sao? Vì pháp không quên mất và tự tánh của pháp không quên mất là không; tánh luôn luôn xả và tự tánh của tánh luôn luôn xả là không. Tự tánh của pháp không quên mất ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của tánh luôn luôn xả ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, pháp không quên mất chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tánh luôn luôn xả chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có pháp không quên mất v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ngươi có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp không quên mất hoặc ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên quán tánh luôn luôn xả hoặc ngã, hoặc vô ngã. Vì sao? Vì pháp không quên mất và tự tánh của pháp không quên mất là không; tánh luôn luôn xả và tự tánh của tánh luôn luôn xả là không. Tự tánh của pháp không quên mất ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của tánh luôn luôn xả ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, pháp không quên mất chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tánh luôn luôn xả chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó còn không có pháp không quên mất v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ngươi có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp không quên mất hoặc tịnh, hoặc bất tịnh; chẳng nên quán tánh luôn luôn xả hoặc tịnh, hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì pháp không quên mất và tự tánh của pháp không quên mất là không; tánh luôn luôn xả và tự tánh của tánh luôn luôn xả là không. Tự tánh của pháp không quên mất ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của tánh luôn luôn xả ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, pháp không quên mất chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tánh luôn luôn xả chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có pháp không quên mất v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ngươi có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Này Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy nói những điều như thế, đó là tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa một cách chơn chánh.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên quán trí nhất thiết hoặc thường, hoặc vô thường; chẳng nên quán trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc thường, hoặc vô thường. Vì sao? Vì trí nhất thiết và tự tánh của trí nhất thiết là không; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng và tự tánh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là không. Tự tánh của trí nhất thiết ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, trí nhất thiết chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng đều chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có trí nhất thiết v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ngươi có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên quán trí nhất thiết hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng nên quán trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc lạc, hoặc khổ. Vì sao? Vì trí nhất thiết và tự tánh của trí nhất thiết là không; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng và tự tánh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là không. Tự tánh của trí nhất thiết ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, trí nhất thiết chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng đều chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có trí nhất thiết v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ngươi có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên quán trí nhất thiết hoặc ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên quán trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc ngã, hoặc vô ngã. Vì sao? Vì trí nhất thiết và tự tánh của trí nhất thiết là không; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng và tự tánh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là không. Tự tánh của trí nhất thiết ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, trí nhất thiết chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng đều chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó còn không có trí nhất thiết v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ngươi có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên quán trí nhất thiết hoặc tịnh, hoặc bất tịnh; chẳng nên quán trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc tịnh, hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì trí nhất thiết và tự tánh của trí nhất thiết là không; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng và tự tánh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là không. Tự tánh của trí nhất thiết ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, trí nhất thiết chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng đều chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có trí nhất thiết v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ngươi có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Này Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy nói những điều như thế, đó là tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa một cách chơn chánh.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc thường, hoặc vô thường; chẳng nên quán tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc thường, hoặc vô thường. Vì sao? Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni và tự tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni là không; tất cả pháp môn Tam-ma-địa và tự tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không. Tự tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tất cả pháp môn Tam-ma-địa chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có tất cả pháp môn Đà-la-ni v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ngươi có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng nên quán tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc lạc, hoặc khổ. Vì sao? Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni và tự tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni là không; tất cả pháp môn Tam-ma-địa và tự tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không. Tự tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tất cả pháp môn Tam-ma-địa chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có tất cả pháp môn Đà-la-ni v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ngươi có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên quán tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc ngã, hoặc vô ngã. Vì sao? Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni và tự tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni là không; tất cả pháp môn Tam-ma-địa và tự tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không. Tự tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tất cả pháp môn Tam-ma-địa chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó còn không có tất cả pháp môn Đà-la-ni v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ngươi có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc tịnh, hoặc bất tịnh; chẳng nên quán tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc tịnh, hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni và tự tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni là không; tất cả pháp môn Tam-ma-địa và tự tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không. Tự tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tất cả pháp môn Tam-ma-địa chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có tất cả pháp môn Đà-la-ni v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ngươi có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Này Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy nói những điều như thế, đó là tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa một cách chơn chánh.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả hoặc thường, hoặc vô thường; chẳng nên quán Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc thường, hoặc vô thường. Vì sao? Vì Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả và tự tánh của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả là không; Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả và tự tánh của Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả là không. Tự tánh của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả đều chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ngươi có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng nên quán Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc lạc, hoặc khổ. Vì sao? Vì Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả và tự tánh của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả là không; Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả và tự tánh của Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả là không. Tự tánh của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả đều chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ngươi có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả hoặc ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên quán Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc ngã, hoặc vô ngã. Vì sao? Vì Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả và tự tánh của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả là không; Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả và tự tánh của Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả là không. Tự tánh của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả đều chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó còn không có Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ngươi có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả hoặc tịnh, hoặc bất tịnh; chẳng nên quán Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc tịnh, hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả và tự tánh của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả là không; Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả và tự tánh của Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả là không. Tự tánh của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả đều chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ngươi có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Này Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy nói những điều như thế, đó là tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa một cách chơn chánh. Quyển 148
Hết
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.148.108.192 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.