Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
"Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi."
Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác.
Kinh Pháp cú
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
26
Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh hữu vi, hoặc vô vi của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng phải là đại Bồ-tát?
Bạch Thế Tôn! Hữu vi, vô vi của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh hữu vi, vô vi của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh hữu vi, hoặc vô vi của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật là đại Bồ-tát?
Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh hữu lậu, hoặc vô lậu của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng phải là đại Bồ-tát?
Bạch Thế Tôn! Hữu lậu, vô lậu của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh hữu lậu, vô lậu của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh hữu lậu, hoặc vô lậu của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật là đại Bồ-tát?
Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh sanh, hoặc diệt của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng phải là đại Bồ-tát?
Bạch Thế Tôn! Sanh, diệt của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh sanh, diệt của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh sanh, hoặc diệt của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật là đại Bồ-tát?
Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh thiện, hoặc phi thiện của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng phải là đại Bồ-tát?
Bạch Thế Tôn! Thiện, phi thiện của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh thiện, phi thiện của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh thiện, hoặc phi thiện của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật là đại Bồ-tát?
Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh hữu tội, hoặc vô tội của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng phải là đại Bồ-tát?
Bạch Thế Tôn! Hữu tội, vô tội của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh hữu tội, vô tội của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh hữu tội, hoặc vô tội của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật là đại Bồ-tát?
Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh hữu phiền não, hoặc vô phiền não của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng phải là đại Bồ-tát?
Bạch Thế Tôn! Hữu phiền não, vô phiền não của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh hữu phiền não, vô phiền não của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh hữu phiền não, hoặc vô phiền não của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật là đại Bồ-tát?
Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh thế gian, hoặc xuất thế gian của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng phải là đại Bồ-tát?
Bạch Thế Tôn! Thế gian, xuất thế gian của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh thế gian, xuất thế gian của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh thế gian, hoặc xuất thế gian của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật là đại Bồ-tát?
Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh tạp nhiễm, hoặc thanh tịnh của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng phải là đại Bồ-tát?
Bạch Thế Tôn! Tạp nhiễm, thanh tịnh của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh tạp nhiễm, thanh tịnh của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh tạp nhiễm, hoặc thanh tịnh của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật là đại Bồ-tát?
Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh thuộc sanh tử, hoặc thuộc Niết-bàn của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng phải là đại Bồ-tát?
Bạch Thế Tôn! Thuộc sanh tử, thuộc Niết-bàn của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh thuộc sanh tử, thuộc Niết-bàn của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh thuộc sanh tử, hoặc thuộc Niết-bàn của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật là đại Bồ-tát?
Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh tại nội, tại ngoại, hoặc tại lưỡng gian của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng phải là đại Bồ-tát?
Bạch Thế Tôn! Tại nội, tại ngoại, tại lưỡng gian của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh tại nội, tại ngoại, tại lưỡng gian của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh tại nội, tại ngoại, hoặc tại lưỡng gian của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật là đại Bồ-tát?
Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh khả đắc, hoặc bất khả đắc của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng phải là đại Bồ-tát?
Bạch Thế Tôn! Khả đắc, bất khả đắc của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh khả đắc, bất khả đắc của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh khả đắc, hoặc bất khả đắc của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật là đại Bồ-tát?
Bạch Thế Tôn! Sắc ... các pháp và danh; các pháp thường, vô thường ... của sắc và danh đã chẳng thể nắm bắt được, mà nói là cái danh của sắc ... các pháp và cái danh các pháp thường, vô thường ... của sắc là đại Bồ-tát, là điều không có.
Phật bảo: Thiện Hiện! Hay thay! Hay thay! Đúng vậy! Đúng vậy! Như Ngươi đã nói. Thiện Hiện! Vì Sắc ... các pháp và các pháp thường, vô thường ... của sắc chẳng thể nắm bắt được, nên cái danh của sắc ... các pháp và cái danh của các pháp thường, vô thường của sắc, cũng chẳng thể nắm bắt được; vì pháp và danh chẳng thể nắm bắt được, nên đại Bồ-tát cũng chẳng thể nắm bắt được; vì đại Bồ-tát chẳng thể nắm bắt được, nên việc thực hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện! Các đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên học như vậy!
Lại nữa, Thiện Hiện! Trước đây, ngươi đã nói là con chẳng thấy có pháp có thể gọi là đại Bồ-tát. Đúng vậy! Đúng vậy! Như ngươi đã nói. Thiện Hiện! Các pháp chẳng thấy các pháp; các pháp chẳng thấy pháp giới; pháp giới chẳng thấy các pháp; pháp giới chẳng thấy pháp giới. Thiện Hiện! Pháp giới chẳng thấy sắc giới; sắc giới chẳng thấy pháp giới; pháp giới chẳng thấy thọ, tưởng, hành, thức giới; thọ, tưởng, hành, thức giới chẳng thấy pháp giới.
Thiện Hiện! Pháp giới chẳng thấy nhãn xứ giới; nhãn xứ giới chẳng thấy pháp giới; pháp giới chẳng thấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ giới; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ giới chẳng thấy pháp giới. Pháp giới chẳng thấy sắc xứ giới; sắc xứ giới chẳng thấy pháp giới; pháp giới chẳng thấy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ giới; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ giới chẳng thấy pháp giới.
Thiện Hiện! Pháp giới chẳng thấy nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới; nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới chẳng thấy pháp giới. Pháp giới chẳng thấy nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới; nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới chẳng thấy pháp giới. Pháp giới chẳng thấy tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới; tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới chẳng thấy pháp giới. Pháp giới chẳng thấy thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới; thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới chẳng thấy pháp giới. Pháp giới chẳng thấy thân giới, xúc giới, thân thức giới; thân giới, xúc giới, thân thức giới chẳng thấy pháp giới. Pháp giới chẳng thấy ý giới, pháp giới, ý thức giới; ý giới, pháp giới, ý thức giới chẳng thấy pháp giới.
Thiện Hiện! Pháp giới chẳng thấy địa giới; địa giới chẳng thấy pháp giới. Pháp giới chẳng thấy thủy, hỏa, phong, không, thức giới; thủy, hỏa, phong, không, thức giới chẳng thấy pháp giới.
Thiện Hiện! Pháp giới chẳng thấy thánh đế khổ giới; thánh đế khổ giới chẳng thấy pháp giới. Pháp giới chẳng thấy thánh đế tập, diệt, đạo giới; thánh đế tập, diệt, đạo giới chẳng thấy pháp giới.
Thiện Hiện! Pháp giới chẳng thấy vô minh giới; vô minh giới chẳng thấy pháp giới. Pháp giới chẳng thấy hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não giới; hành ... cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não giới chẳng thấy pháp giới.
Thiện Hiện! Pháp giới chẳng thấy Dục giới; Dục giới chẳng thấy pháp giới. Pháp giới chẳng thấy Sắc, Vô sắc giới; Sắc, Vô sắc giới chẳng thấy pháp giới.
Thiện Hiện! Hữu vi giới chẳng thấy vô vi giới; vô vi giới chẳng thấy hữu vi giới. Vì sao vậy? Thiện Hiện! Vì chẳng lìa hữu vi mà thiết lập vô vi; chẳng lìa vô vi mà thiết lập hữu vi.
Thiện Hiện! Như vậy, khi đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với tất cả pháp, đều không có cái thấy. Khi đối với tất cả các pháp không có cái thấy, thì tâm chẳng kinh hoàng, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt; đối với tất cả pháp, tâm chẳng chìm đắm, cũng chẳng lo âu, hối hận. Vì sao vậy? Vì khi đại Bồ-tát ấy tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng thấy sắc, chẳng thấy thọ, tưởng, hành, thức; chẳng thấy nhãn xứ, chẳng thấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; chẳng thấy sắc xứ, chẳng thấy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; chẳng thấy nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới; chẳng thấy nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới; chẳng thấy tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới; chẳng thấy thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới; chẳng thấy thân giới, xúc giới, thân thức giới; chẳng thấy ý giới, pháp giới, ý thức giới; chẳng thấy địa giới, chẳng thấy thủy, hỏa, phong, không, thức giới; chẳng thấy thánh đế khổ, chẳng thấy thánh đế tập, diệt, đạo; chẳng thấy vô minh, chẳng thấy hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; chẳng thấy Dục giới, chẳng thấy Sắc, Vô sắc giới; chẳng thấy hữu vi, chẳng thấy vô vi; chẳng thấy tham, sân, si, chẳng thấy dứt bỏ tham, sân, si; chẳng thấy ngã; chẳng thấy hữu tình, dòng sinh mạng, sự sanh, sự dưỡng, sự trưởng thành, chủ thể luân hồi, người do người sanh, ngã tối thắng, khả năng làm việc, khả năng khiến người làm việc, khả năng tạo nghiệp, khả năng khiến người tạo nghiệp, tự thọ quả báo, khiến người thọ quả báo, cái biết, cái thấy; chẳng thấy Thanh-văn, chẳng thấy pháp Thanh-văn; chẳng thấy Ðộc-giác, chẳng thấy pháp Ðộc-giác; chẳng thấy Bồ tát, chẳng thấy pháp Bồ tát; chẳng thấy Phật, chẳng thấy pháp Phật; chẳng thấy Quả vị Giác ngộ cao tột.
Thiện Hiện! Như vậy, đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp đều không có cái thấy; khi đối với tất cả pháp không có cái thấy, thì tâm chẳng kinh hoàng, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt; đối với tất cả pháp, tâm chẳng chìm đắm, cũng chẳng lo âu, hối hận.
Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp, tâm chẳng chìm đắm, cũng chẳng lo âu, hối hận?
Phật dạy: Thiện Hiện! đại Bồ-tát ấy, đối với tất cả tâm, tâm sở, pháp chẳng đắc, chẳng thấy. Do nhân duyên này, nên đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp, tâm chẳng chìm đắm, cũng chẳng lo âu, hối hận.
Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp, tâm chẳng kinh hoàng, hãi hùng, sợ sệt?
Phật dạy: Thiện Hiện! đại Bồ-tát ấy đối với tất cả ý giới, ý thức giới chẳng đắc, chẳng thấy. Vì vậy, đại Bồ-tát đối với tất cả pháp, tâm chẳng kinh hoàng, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.
Thiện Hiện! Các đại Bồ-tát đối với tất cả pháp đều không có cái được, nên hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Thiện Hiện! Các đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với tất cả xứ, chẳng đắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng đắc cái danh Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng đắc Bồ tát, chẳng đắc cái danh Bồ tát, chẳng đắc tâm Bồ tát.
Thiện Hiện! Nên dạy bảo, trao truyền như vậy cho các đại Bồ-tát, khiến họ tu hành rốt ráo Bát-nhã-ba-la-mật-đa. VIII. PHẨM KHUYÊN HỌC
Lúc bấy giờ, Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát muốn hoàn thành bố thí Ba-la-mật-đa, nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa; đại Bồ-tát muốn hoàn thành tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đại Bồ-tát muốn biết khắp sắc, nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa; đại Bồ-tát muốn biết khắp thọ, tưởng, hành, thức, nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đại Bồ-tát muốn biết khắp nhãn xứ, nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa; đại Bồ-tát muốn biết khắp nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đại Bồ-tát muốn biết rõ sắc xứ, nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa; đại Bồ-tát muốn biết rõ thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đại Bồ-tát muốn biết rõ nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa; đại Bồ-tát muốn biết rõ nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, nên học Bát nhã Ba la mật; đại Bồ-tát muốn biết rõ tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra , nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa; đại Bồ-tát muốn biết rõ thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa; đại Bồ-tát muốn biết rõ thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa; đại Bồ-tát muốn biết rõ ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đại Bồ-tát muốn biết rõ địa giới, nên học Bát nhã Ba la mật; đại Bồ-tát muốn biết rõ thủy, hỏa, phong, không, thức giới, nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đại Bồ-tát muốn biết rõ thánh đế khổ, nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa; đại Bồ-tát muốn biết rõ thánh đế tập, diệt, đạo, nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đại Bồ-tát muốn biết rõ vô minh, nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa; đại Bồ-tát muốn biết rõ hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đại Bồ-tát muốn đoạn trừ vĩnh viễn tham, sân, si, nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đại Bồ-tát muốn đoạn trừ vĩnh viễn thân kiến, giới cấm thủ, nghi, dục, tham, sân nhuế, nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đại Bồ-tát muốn đoạn trừ vĩnh viễn tham sắc, tham vô sắc, vô minh, mạn, trạo cử, nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đại Bồ-tát muốn đoạn trừ vĩnh viễn tất cả triền kiết, tùy miên, nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đại Bồ-tát muốn đoạn trừ vĩnh viễn tứ thực, nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đại Bồ-tát muốn đoạn trừ vĩnh viễn bốn dòng thác phiền não, nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đại Bồ-tát muốn đoạn trừ vĩnh viễn bốn sự ràng buộc thân, bốn điên đảo, nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đại Bồ-tát muốn đoạn trừ vĩnh viễn ba lậu, ba bất thiện căn, nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đại Bồ-tát muốn xa lìa mười nghiệp đạo bất thiện, nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đại Bồ-tát muốn tu hành mười nghiệp đạo thiện, nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đại Bồ-tát muốn tu bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đại Bồ-tát muốn tu bốn niệm trụ, nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đại Bồ-tát muốn tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đại Bồ-tát muốn chứng đắc mười lực của Phật, nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đại Bồ-tát muốn chứng đắc bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đại Bồ-tát muốn chứng đắc sáu phép thần thông tự tại, nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đại Bồ-tát muốn chứng đắc bốn tịnh lự, bốn định vô sắc, định diệt tận, siêu việt thứ lớp, thuận nghịch tự tại, nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đại Bồ-tát muốn đối với tất cả các pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Thiền định đều được tự tại, nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đại Bồ-tát muốn chứng đắc đầy đủ định Giác chi, định Sư tử du hý, định Sư tử phấn tấn, định Sư tử tần thân, định Sư tử khiếm khư, định Kiện hành, định Bảo ấn, định Diệu nguyệt, định Nguyệt tràng tướng, định Nhất thiết pháp ấn, định Quán đỉnh ấn, định Pháp giới quyết định, định Quyết định tràng tướng, định Kim cương dụ, định Nhập nhất thiết pháp ấn, định An trụ định vương, định Vương ấn, định Tinh tấn lực, định Ðẳng dũng, định Nhập nhất thiết ngôn từ quyết định, định Nhập nhất thiết danh tự quyết định, định Quán phương, định Ðà-la-ni ấn, định Vô vong thất, định Chư pháp đẳng thú hải ấn, định Biến phú hư không, định Tam luân thanh tịnh, định Thú hướng bất thối chuyển thần thông, định Khí trung dũng xuất, định Tối thắng tràng tướng, định Thiêu chư phiền não, định Hàng phục bốn ma, định Ðại trí tuệ cự, định Xuất sanh thập lực. Đại Bồ-tát muốn chứng đắc vô lượng trăm ngàn pháp môn Thiền định như vậy, nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Đại Bồ-tát muốn đáp ứng đầy đủ tâm nguyện của tất cả hữu tình, nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đại Bồ-tát muốn hoàn thành thiện căn thù thắng như vậy, do thiện căn này, vĩnh viễn chẳng đọa vào đường ác, chẳng sanh vào nhà bần tiện, chẳng rơi vào bậc Thanh-văn và Ðộc-giác, ở bậc cao nhất của Bồ-tát, vĩnh viễn chẳng thối đọa, nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Lúc ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện: Thế nào gọi là Bồ tát Ðỉnh đọa?
Thiện Hiện đáp: Nếu các Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo mà hành sáu phép Ba-la-mật, không có phương tiện thiện xảo mà trụ ba pháp môn giải thoát, thì rơi vào bậc Thanh-văn hoặc Ðộc giác, chẳng nhập Chánh tánh, Ly sanh của Bồ-tát. Như vậy, gọi là Bồ tát Ðỉnh đọa. Chính sự Ðỉnh đọa này cũng gọi là Sanh.
Khi ấy Xá Lợi Tử liền hỏi tiếp: Vì duyên gì Bồ tát Ðỉnh đọa gọi là Sanh?
Thiện Hiện đáp: Sanh có nghĩa là pháp ái. Nếu các Bồ tát thuận theo đường pháp ái thì gọi là Sanh.
Xá Lợi Tử hỏi: Vì sao gọi là Bồ-tát thuận theo đường pháp ái?
Thiện Hiện đáp: Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với sắc an trú không, mà khởi tưởng đắm trước, đối với thọ, tưởng, hành, thức an trú không, mà khởi tưởng đắm trước; đối với sắc an trú vô tướng, mà khởi tưởng đắm trước, đối với thọ, tưởng, hành, thức an trú vô tướng, mà khởi tưởng đắm trước; đối với sắc an trú vô nguyện mà khởi tưởng đắm trước, đối với thọ, tưởng, hành, thức an trú vô nguyện, mà khởi tưởng đắm trước; đối với sắc an trú vô thường, mà khởi tưởng đắm trước, đối với thọ, tưởng, hành, thức an trú vô thường mà khởi tưởng đắm trước; đối với sắc an trú khổ, mà khởi tưởng đắm trước, đối với thọ, tưởng, hành, thức an trú khổ, mà khởi tưởng đắm trước; đối với sắc an trú vô ngã, mà khởi tưởng đắm trước, đối với thọ, tưởng, hành, thức an trú vô ngã, mà khởi tưởng đắm trước; đối với sắc an trú bất tịnh, mà khởi tưởng đắm trước, đối với thọ, tưởng, hành, thức an trú bất tịnh, mà khởi tưởng đắm trước; đối với sắc an trú tịch tịnh, mà khởi tưởng đắm trước, đối với thọ, tưởng, hành, thức an trú tịch tịnh, mà khởi tưởng đắm trước; đối với sắc an trú viễn ly, mà khởi tưởng đắm trước, đối với thọ, tưởng, hành, thức an trú viễn ly, mà khởi tưởng đắm trước, thì đó là Bồ-tát thuận theo đường pháp ái.
Lại nữa, Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát, khởi lên ý nghĩ: Đây là sắc nên đoạn; đây là thọ, tưởng, hành, thức nên đoạn. Do đó cho nên phải đoạn sắc; do đó cho nên phải đoạn thọ, tưởng, hành, thức. Đây là khổ nên biết rõ, do đó cho nên phải biết rõ khổ. Ðây là tập nên đoạn vĩnh viễn, do đó cho nên phải đoạn trừ vĩnh viễn tập. Ðây là diệt nên tác chứng, do đó cho nên phải tác chứng diệt. Ðây là đạo nên tu tập, do đó cho nên phải tu tập đạo. Ðây là tạp nhiễm, đây là thanh tịnh; đây nên gần gũi, đây chẳng nên gần gũi; đây nên làm, đây chẳng nên làm; đây là đạo, đây chẳng phải là đạo; đây nên học, đây chẳng nên học; đây là bố thí Ba-la-mật-đa, đây chẳng phải là bố thí Ba-la-mật-đa; đây là tịnh giới Ba-la-mật-đa, đây chẳng phải là tịnh giới Ba-la-mật-đa; đây là an nhẫn Ba-la-mật-đa, đây chẳng phải là an nhẫn Ba-la-mật-đa; đây là tinh tấn Ba-la-mật-đa, đây chẳng phải là tinh tấn Ba-la-mật-đa; đây là tịnh lự Ba-la-mật-đa, đây chẳng phải là tịnh lự Ba-la-mật-đa; đây là Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đây chẳng phải là Bát-nhã-ba-la-mật-đa; đây là phương tiện thiện xảo, đây chẳng phải là phương tiện thiện xảo; đây là Bồ-tát sanh, đây là Bồ tát ly sanh. Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, an trụ các pháp như vậy mà sanh tưởng đắm, thì đó là Bồ-tát thuận theo đường pháp ái. Pháp ái như vậy gọi là Sanh, như ăn đêm thường sanh bệnh hoạn.
Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện: đại Bồ-tát nhập Chánh tánh Ly sanh như thế nào?
Thiện Hiện đáp: Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng thấy cái không nội, chẳng đợi cái không nội mà quán cái không ngoại; chẳng thấy cái không ngoại, chẳng đợi cái không ngoại mà quán cái không nội; chẳng đợi cái không ngoại mà quán cái không nội; chẳng thấy cái không nội ngoại, chẳng đợi cái không nội ngoại mà quán cái không ngoại; chẳng đợi cái không nội ngoại mà quán cái không không; chẳng thấy cái không không, chẳng đợi cái không không mà quán cái không nội ngoại; chẳng đợi cái không không mà quán cái không lớn; chẳng thấy cái không lớn, chẳng đợi cái không lớn mà quán cái không không; chẳng đợi cái không lớn mà quán cái không thắng nghĩa; chẳng thấy cái không thắng nghĩa, chẳng đợi cái không thắng nghĩa mà quán cái không lớn; chẳng đợi cái không thắng nghĩa mà quán cái không hữu vi; chẳng thấy cái không hữu vi, chẳng đợi cái không hữu vi mà quán cái không thắng nghĩa; chẳng đợi cái không hữu vi mà quán cái không vô vi; chẳng thấy cái không vô vi, chẳng đợi cái không vô vi mà quán cái không hữu vi; chẳng đợi cái không vô vi mà quán cái không rốt ráo; chẳng thấy cái không rốt ráo, chẳng đợi cái không rốt ráo mà quán cái không vô vi; chẳng đợi cái không rốt ráo mà quán cái không không biên giới; chẳng thấy cái không không biên giới, chẳng đợi cái không không biên giới mà quán cái không rốt ráo; chẳng đợi cái không không biên giới mà quán cái không tản mạn; chẳng thấy cái không tản mạn, chẳng đợi cái không tản mạn mà quán cái không không biên giới; chẳng đợi cái không tản mạn mà quán cái không không đổi khác; chẳng thấy cái không không đổi khác, chẳng đợi cái không không đổi khác mà quán cái không tản mạn; chẳng đợi cái không không đổi khác mà quán cái không bản tính; chẳng thấy cái không bản tính, chẳng đợi cái không bản tính mà quán cái không không đổi khác; chẳng đợi cái không bản tính mà quán cái không tự tướng; chẳng thấy cái không tự tướng, chẳng đợi cái không tự tướng mà quán cái không bản tính; chẳng đợi cái không tự tướng mà quán cái không cộng tướng; chẳng thấy cái không cộng tướng, chẳng đợi cái không cộng tướng mà quán cái không tự tướng; chẳng đợi cái không cộng tướng mà quán cái không tất cả pháp; chẳng thấy cái không tất cả pháp, chẳng đợi cái không tất cả pháp mà quán cái không cộng tướng; chẳng đợi cái không tất cả pháp mà quán cái không chẳng thể nắm bắt được; chẳng thấy cái không chẳng thể nắm bắt được, chẳng đợi cái không chẳng thể nắm bắt được mà quán cái không tất cả pháp; chẳng đợi cái không chẳng thể nắm bắt được mà quán cái không không tánh; chẳng thấy cái không không tánh, chẳng đợi cái không không tánh mà quán cái không chẳng thể nắm bắt được; chẳng đợi cái không không tánh mà quán cái không tự tánh; chẳng thấy cái không tự tánh, chẳng đợi cái không tự tánh mà quán cái không không tánh; chẳng đợi cái không tự tánh mà quán cái không không tánh tự tánh; chẳng thấy cái không không tánh tự tánh, chẳng đợi cái không không tánh tự tánh mà quán cái không tự tánh. Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu quán như vậy thì gọi là Bồ tát nhập Chánh tánh Ly sanh.
Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa , nên học như thế này: Sắc nên biết, chẳng nên đắm; thọ, tưởng, hành, thức nên biết, chẳng nên đắm. Cái danh của sắc nên biết, chẳng nên đắm; cái danh thọ, tưởng, hành, thức nên biết, chẳng nên đắm. Nhãn xứ nên biết, chẳng nên đắm; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ nên biết, chẳng nên đắm. Cái danh nhãn xứ nên biết, chẳng nên đắm; cái danh nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ nên biết, chẳng nên đắm. Sắc xứ nên biết, chẳng nên đắm; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ nên biết, chẳng nên đắm. Cái danh sắc xứ nên biết, chẳng nên đắm; cái danh thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ nên biết, chẳng nên đắm. Nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới nên biết, chẳng nên đắm; cái danh nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới nên biết, chẳng nên đắm. Nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới nên biết, chẳng nên đắm; cái danh nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới nên biết, chẳng nên đắm. Tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới nên biết, chẳng nên đắm; cái danh tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới nên biết, chẳng nên đắm. Thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới nên biết, chẳng nên đắm; cái danh thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới nên biết, chẳng nên đắm. Thân giới, xúc giới, thân thức giới nên biết, chẳng nên đắm; cái danh thân giới, xúc giới, thân thức giới nên biết, chẳng nên đắm. Ý giới, pháp giới, ý thức giới nên biết, chẳng nên đắm; cái danh ý giới, pháp giới, ý thức giới nên biết, chẳng nên đắm. Địa giới nên biết, chẳng nên đắm; thủy, hỏa, phong, không, thức giới nên biết, chẳng nên đắm. Cái danh địa giới nên biết, chẳng nên đắm; cái danh thủy, hỏa, phong, không, thức giới nên biết, chẳng nên đắm. Thánh đế khổ nên biết, chẳng nên đắm; thánh đế tập, diệt, đạo nên biết, chẳng nên đắm. Cái danh thánh đế khổ nên biết, chẳng nên đắm; cái danh thánh đế tập, diệt, đạo nên biết, chẳng nên đắm. Vô minh nên biết, chẳng nên đắm; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não nên biết, chẳng nên đắm. Cái danh vô minh nên biết, chẳng nên đắm; cái danh hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não nên biết, chẳng nên đắm. Bốn tịnh lự nên biết, chẳng nên đắm; bốn vô lượng, bốn định vô sắc nên biết, chẳng nên đắm. Cái danh bốn tịnh lự nên biết, chẳng nên đắm; cái danh bốn vô lượng, bốn định vô sắc nên biết, chẳng nên đắm. Năm loại mắt nên biết, chẳng nên đắm; sáu phép thần thông nên biết, chẳng nên đắm. Cái danh năm loại mắt nên biết, chẳng nên đắm; cái danh sáu phép thần thông nên biết, chẳng nên đắm. Bố thí Ba-la-mật-đa nên biết, chẳng nên đắm; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa nên biết, chẳng nên đắm. Cái danh bố thí Ba-la-mật-đa nên biết, chẳng nên đắm; cái danh tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa nên biết, chẳng nên đắm. Bốn niệm trụ nên biết, chẳng nên đắm; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo nên biết, chẳng nên đắm. Cái danh bốn niệm trụ nên biết, chẳng nên đắm; cái danh bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo nên biết, chẳng nên đắm. Mười lực của Phật nên biết, chẳng nên đắm; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng nên biết, chẳng nên đắm. Cái danh mười lực của Phật nên biết, chẳng nên đắm; cái danh bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng nên biết, chẳng nên đắm.
Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa , nên học như thế nầy: Tâm Bồ-đề nên biết, chẳng nên đắm; cái danh tâm Bồ-đề nên biết, chẳng nên đắm. Tâm Vô thượng nên biết, chẳng nên đắm; cái danh tâm Vô thượng nên biết, chẳng nên đắm. Tâm rộng lớn nên biết, chẳng nên đắm; cái danh tâm rộng lớn nên biết, chẳng nên đắm. Vì sao vậy? Vì tâm ấy chẳng phải là thường tâm, vì bản tánh thanh tịnh.
Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện: Vì sao tâm ấy bản tánh thanh tịnh?
Thiện Hiện đáp: Tâm ấy, bản tánh chẳng tương ưng với tham, chẳng phải chẳng tương ưng; chẳng tương ưng với sân, chẳng phải chẳng tương ưng; chẳng tương ưng với si, chẳng phải chẳng tương ưng; chẳng tương ưng với các triền kiết, tùy miên, chẳng phải chẳng tương ưng; chẳng tương ưng với các kiến, thú, lậu, bộc lưu, ách thủ ... chẳng phải chẳng tương ưng; chẳng tương ưng các tâm Thanh-văn, Ðộc-giác, chẳng phải chẳng tương ưng.
Xá Lợi Tử! Tâm ấy, bản tánh thanh tịnh như vậy.
Xá Lợi Tử hỏi: Tâm ấy, bản tánh là tâm hay chẳng phải tâm?
Thiện Hiện đáp: Trong tính chẳng phải tâm có cái tánh vô tánh có thể nắm bắt được chăng?
Xá Lợi tử đáp: Không! Thiện Hiện
Thiện Hiện nói: Trong tính chẳng phải tâm có cái tánh không tánh đã chẳng thể nắm bắt được, thì tại sao có thể nói là tâm ấy, bản tánh là tâm hay chẳng phải tâm?
Xá Lợi Tử hỏi: Những gì gọi là tánh của tâm chẳng phải tâm?
Thiện Hiện đáp: Đối với tất cả các pháp không đổi khác, không phân biệt, gọi đó là cái tánh của tâm chẳng phải tâm.
Xá Lợi Tử hỏi: Như tâm không đổi khác, không phân biệt, sắc cũng không đổi khác, không phân biệt sao?
Thiện Hiện đáp: Đúng vậy!
- Như tâm không đổi khác, không phân biệt, thọ, tưởng, hành, thức cũng không đổi khác, không phân biệt sao?
Ðáp: Đúng vậy!
- Như tâm không đổi khác, không phân biệt, nhãn xứ cũng không đổi khác, không phân biệt sao?
Ðáp: Đúng vậy!
- Như tâm không đổi khác, không phân biệt, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng không đổi khác, không phân biệt sao?
Ðáp: Đúng vậy!
- Như tâm không đổi khác, không phân biệt, sắc xứ cũng không đổi khác, không phân biệt sao?
Ðáp: Đúng vậy!
- Như tâm không đổi khác, không phân biệt, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng không đổi khác, không phân biệt sao?
Ðáp: Đúng vậy!
- Như tâm không đổi khác, không phân biệt, nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới cũng không đổi khác, không phân biệt sao?
Ðáp: Đúng vậy!
- Như tâm không đổi khác, không phân biệt, nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới cũng không đổi khác, không phân biệt sao?
Ðáp: Đúng vậy!
- Như tâm không đổi khác, không phân biệt, tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới cũng không đổi khác, không phân biệt sao?
Ðáp: Đúng vậy!
- Như tâm không đổi khác, không phân biệt, thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới cũng không đổi khác, không phân biệt sao?
Ðáp: Đúng vậy!
- Như tâm không đổi khác, không phân biệt, thân giới, xúc giới, thân thức giới cũng không đổi khác, không phân biệt sao?
Ðáp: Đúng vậy!
- Như tâm không đổi khác, không phân biệt, ý giới, pháp giới, ý thức giới cũng không đổi khác, không phân biệt sao?
Ðáp: Đúng vậy!
- Như tâm không đổi khác, không phân biệt, địa giới cũng không đổi khác, không phân biệt sao?
Ðáp: Đúng vậy!
- Như tâm không đổi khác, không phân biệt, thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng không đổi khác, không phân biệt sao?
Ðáp: Đúng vậy!
- Như tâm không đổi khác, không phân biệt, thánh đế khổ cũng không đổi khác, không phân biệt sao?
Ðáp: Đúng vậy!
- Như tâm không đổi khác, không phân biệt, thánh đế tập, diệt, đạo cũng không đổi khác, không phân biệt sao?
Ðáp: Đúng vậy!
- Như tâm không đổi khác, không phân biệt, vô minh cũng không đổi khác, không phân biệt sao?
Ðáp: Đúng vậy!
- Như tâm không đổi khác, không phân biệt, hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não cũng không đổi khác, không phân biệt sao?
Ðáp: Đúng vậy!
- Như tâm không đổi khác, không phân biệt, bốn tịnh lự cũng không đổi khác, không phân biệt sao?
Ðáp: Đúng vậy!
- Như tâm không đổi khác, không phân biệt, bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng không đổi khác, không phân biệt sao?
Ðáp: Đúng vậy!
- Như tâm không đổi khác, không phân biệt, năm loại mắt cũng không đổi khác, không phân biệt sao?
Ðáp: Đúng vậy!
- Như tâm không đổi khác, không phân biệt, sáu phép thần thông cũng không đổi khác, không phân biệt sao?
Ðáp: Đúng vậy!
- Như tâm không đổi khác, không phân biệt, bố thí Ba-la-mật-đa cũng không đổi khác, không phân biệt sao?
Ðáp: Đúng vậy!
- Như tâm không đổi khác, không phân biệt, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng không đổi khác, không phân biệt sao?
Ðáp: Đúng vậy!
- Như tâm không đổi khác, không phân biệt, bốn niệm trụ cũng không đổi khác, không phân biệt sao?
Ðáp: Đúng vậy!
- Như tâm không đổi khác, không phân biệt, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo cũng không đổi khác, không phân biệt sao?
Ðáp: Đúng vậy!
- Như tâm không đổi khác, không phân biệt, mười lực của Phật cũng không đổi khác, không phân biệt sao?
Ðáp: Đúng vậy!
- Như tâm không đổi khác, không phân biệt, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng cho đến quả vị Giác ngộ cao tột cũng không đổi khác, không phân biệt sao?
Ðáp: Đúng vậy!
Khi ấy, Xá Lợi Tử khen Thiện Hiện: Hay thay! Hay thay! Thật đúng như đã nói, Ngài là chơn Phật tử, từ tâm Phật sanh, từ miệng Phật sanh, từ pháp Phật sanh, từ pháp hóa sanh, nhận phần pháp Phật, chẳng nhận phần của cải. Ở trong các pháp, thân tự tác chứng, do tuệ nhãn hiện thấy, nên mới có thể nói lên như vậy. Thế Tôn khen Ngài, ở trong chúng Thanh-văn, là người đệ nhất an trú trong định Vô tránh. Như lời Phật dạy, thật đúng, không sai.
Thiện Hiện! Đại Bồ-tát, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên học như vậy. Nếu đại Bồ-tát, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thường học như vậy, thì nên biết đã an trú bậc Bất thối chuyển, chẳng rời Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Thiện Hiện! Người muốn học bậc Thanh-văn, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa nên siêng năng lắng nghe, tu tập, đọc tụng, thọ trì, như lý tư duy, khiến được rốt ráo. Người muốn học bậc Ðộc-giác, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên siêng năng lắng nghe, tu tập, đọc tụng, thọ trì, như lý tư duy, khiến được rốt ráo. Người muốn học bậc Bồ tát, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên siêng năng lắng nghe, tu tập, đọc tụng, thọ trì, như lý tư duy, khiến được rốt ráo. Người muốn học bậc Như Lai, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên siêng năng lắng nghe, tu tập, đọc tụng, thọ trì, như lý tư duy, khiến được rốt ráo. Vì sao vậy? Vì trong Bát-nhã-ba-la-mật-đa như vậy, đã rộng nói, khai thị pháp của ba thừa. Nếu đại Bồ-tát học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, tức là đã học khắp cả ba thừa, và đối với pháp của ba thừa đều được thấu suốt. IX. PHẨM VÔ TRỤ
01
Lúc bấy giờ, Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật : Bạch Thế Tôn! Đối với đại Bồ-tát và đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, con đều chẳng đắc, chẳng thấy, thì tại sao khiến con dùng pháp tương ưng Bát-nhã-ba-la-mật-đa dạy bảo trao truyền cho các đại Bồ-tát? Bạch Thế Tôn! Đối với các pháp, con chẳng đắc, chẳng thấy, hoặc tập hợp, hoặc phân tán; nếu đem pháp ấy dạy bảo, trao truyền cho các đại Bồ-tát, thì có thể có sự hối tiếc. Bạch Thế Tôn! Đối với các pháp, con chẳng đắc, chẳng thấy, hoặc tập hợp, hoặc phân tán, thì tại sao có thể nói đây là đại Bồ-tát; đây là Bát-nhã-ba-la-mật-đa? Bạch Thế Tôn! Cái danh đại Bồ-tát ấy và cái danh Bát-nhã-ba-la-mật-đa ấy đều không có chỗ trụ, cũng chẳng phải chẳng có chỗ trụ. Vì sao vậy? Vì cái nghĩa hai danh ấy đã không có sở hữu, nên hai danh ấy đều không có chỗ trụ, cũng chẳng phải chẳng có chỗ trụ. Bạch Thế Tôn! Đối với sắc, thọ, tưởng, hành, thức, con chẳng đắc, chẳng thấy, hoặc tập hợp, hoặc phân tán, thì tại sao có thể nói đây là sắc, cho đến đây là thức? Bạch Thế Tôn! Cái danh của sắc ấy v.v… đều không có chỗ trụ, cũng chẳng phải chẳng có chỗ trụ. Vì sao vậy? Vì cái nghĩa của cái danh của sắc v.v… đã không có sở hữu, nên cái danh của sắc v.v… đều không có chỗ trụ, cũng chẳng phải chẳng có chỗ trụ.
Bạch Thế Tôn! Đối với nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, con chẳng đắc, chẳng thấy, hoặc tập hợp, hoặc phân tán, thì tại sao có thể nói đây là nhãn xứ, cho đến … đây là ý xứ? Bạch Thế Tôn! Cái danh của nhãn xứ ấy v.v… đều không có chỗ trụ, cũng chẳng phải chẳng có chỗ trụ. Vì sao thế? Vì cái nghĩa của cái danh nhãn xứ v.v… đã không có sở hữu, nên cái danh của nhãn xứ v.v… đều không có chỗ trụ, cũng chẳng phải chẳng có chỗ trụ.
Bạch Thế Tôn! Đối với sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, con chẳng đắc, chẳng thấy, hoặc tập hợp, hoặc phân tán, thì tại sao có thể nói đây là sắc xứ, cho đến … đây là pháp xứ? Bạch Thế Tôn! Cái danh của sắc xứ ấy v.v... đều không có chỗ trụ, cũng chẳng phải chẳng có chỗ trụ. Vì sao thế? Vì cái nghĩa của cái danh sắc xứ v.v... đã không có sở hữu, nên cái danh sắc xứ v.v... đều không có chỗ trụ, cũng chẳng phải chẳng có chỗ trụ.
Bạch Thế Tôn! Đối với nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, con chẳng đắc, chẳng thấy, hoặc tập hợp, hoặc phân tán, thì tại sao có thể nói đây là nhãn giới, cho đến … đây là các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra? Bạch Thế Tôn! Cái danh nhãn giới ấy v.v... đều không có chỗ trụ, cũng chẳng phải chẳng có chỗ trụ. Vì sao thế? Vì cái nghĩa của danh nhãn giới v.v... đã không có sở hữu, nên cái danh nhãn giới v.v... đều không có chỗ trụ, cũng chẳng phải chẳng có chỗ trụ.
Bạch Thế Tôn! Đối với nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, con chẳng đắc, chẳng thấy, hoặc tập hợp, hoặc phân tán, thì tại sao có thể nói đây là nhĩ giới, cho đến … đây là các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra? Bạch Thế Tôn! Cái danh nhĩ giới ấy v.v... đều không có chỗ trụ, cũng chẳng phải chẳng có chỗ trụ. Vì sao thế? Vì cái nghĩa của danh nhĩ giới v.v... đã không có sở hữu, nên cái danh nhĩ giới v.v... đều không có chỗ trụ, cũng chẳng phải chẳng có chỗ trụ.
Bạch Thế Tôn! Đối với tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, con chẳng đắc, chẳng thấy, hoặc tập hợp, hoặc phân tán, thì tại sao có thể nói đây là tỷ giới, cho đến … đây là các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra? Bạch Thế Tôn! Cái danh tỷ giới ấy v.v... đều không có chỗ trụ, cũng chẳng phải chẳng có chỗ trụ. Vì sao thế? Vì cái nghĩa của danh tỷ giới v.v... đã không có sở hữu, nên cái danh tỷ giới v.v... đều không có chỗ trụ, cũng chẳng phải chẳng có chỗ trụ.
Bạch Thế Tôn! Đối với thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, con chẳng đắc, chẳng thấy, hoặc tập hợp, hoặc phân tán, thì tại sao có thể nói đây là thiệt giới, cho đến … đây là các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra? Bạch Thế Tôn! Cái danh thiệt giới ấy v.v... đều không có chỗ trụ, cũng chẳng phải chẳng có chỗ trụ. Vì sao thế? Vì cái nghĩa của danh thiệt giới v.v... đã không có sở hữu, nên cái danh thiệt giới v.v... đều không có chỗ trụ, cũng chẳng phải chẳng có chỗ trụ.
Bạch Thế Tôn! Đối với thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng với các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, con chẳng đắc, chẳng thấy, hoặc tập hợp, hoặc phân tán, thì tại sao có thể nói đây là thân giới, cho đến … đây là các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra? Bạch Thế Tôn! Cái danh thân giới ấy v.v... đều không có chỗ trụ, cũng chẳng phải chẳng có chỗ trụ. Vì sao thế? Vì cái nghĩa của danh thân giới v.v... đã không có sở hữu, nên cái danh thân giới v.v... đều không có chỗ trụ, cũng chẳng phải chẳng có chỗ trụ.
Bạch Thế Tôn! Đối với ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, con chẳng đắc, chẳng thấy, hoặc tập hợp, hoặc phân tán, thì tại sao có thể nói đây là ý giới, cho đến … đây là các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra? Bạch Thế Tôn! Cái danh ý giới ấy v.v... đều không có chỗ trụ, cũng chẳng phải chẳng có chỗ trụ. Vì sao thế? Vì cái nghĩa của danh ý giới v.v... đã không có sở hữu, nên cái danh ý giới v.v... đều không có chỗ trụ, cũng chẳng phải chẳng có chỗ trụ.
Bạch Thế Tôn! Đối với địa, thủy, hỏa, phong, không, thức giới, con chẳng đắc, chẳng thấy, hoặc tập hợp, hoặc phân tán, thì tại sao có thể nói đây là địa giới, cho đến đây là thức giới? Bạch Thế Tôn! Cái danh địa giới ấy v.v... đều không có chỗ trụ, cũng chẳng phải chẳng có chỗ trụ. Vì sao thế? Vì cái nghĩa của danh địa giới v.v... đã không có sở hữu, nên cái danh địa giới v.v... đều không có chỗ trụ, cũng chẳng phải chẳng có chỗ trụ.
Bạch Thế Tôn! Đối với thánh đế khổ, tập, diệt, đạo, con chẳng đắc, chẳng thấy, hoặc tập hợp, hoặc phân tán, thì tại sao có thể nói đây là thánh đế khổ, cho đến đây là thánh đế đạo? Bạch Thế Tôn! Cái danh thánh đế khổ ấy v.v... đều không có chỗ trụ, cũng chẳng phải chẳng có chỗ trụ. Vì sao thế? Vì cái nghĩa của danh thánh đế khổ v.v... đã không có sở hữu, nên cái danh thánh đế khổ v.v... đều không có chỗ trụ, cũng chẳng phải chẳng có chỗ trụ.
Bạch Thế Tôn! Đối với vô minh, hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, con chẳng đắc, chẳng thấy, hoặc tập hợp, hoặc phân tán, thì tại sao có thể nói đây là vô minh, cho đến … đây là lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não? Bạch Thế Tôn! Cái danh vô minh ấy v.v... đều không có chỗ trụ, cũng chẳng phải chẳng có chỗ trụ. Vì sao thế? Vì cái nghĩa của danh vô minh v.v... đã không có sở hữu, nên cái danh vô minh v.v... đều không có chỗ trụ, cũng chẳng phải chẳng có chỗ trụ.
Bạch Thế Tôn! Đối với sự tận diệt của vô minh, cho đến sự tận diệt của lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, con chẳng đắc, chẳng thấy, hoặc tập hợp, hoặc phân tán, thì tại sao có thể nói đây là sự tận diệt của vô minh, cho đến … đây là sự tận diệt của lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não? Bạch Thế Tôn! Cái danh tận diệt vô minh ấy v.v... đều không có chỗ trụ, cũng chẳng phải chẳng có chỗ trụ. Vì sao thế? Vì cái nghĩa của danh tận diệt vô minh v.v... đã không có sở hữu, nên cái danh tận diệt của vô minh v.v... đều không có chỗ trụ, cũng chẳng phải chẳng có chỗ trụ.
Bạch Thế Tôn! Đối với tham, sân, si, tất cả triền kiết, tùy miên, kiến thủ, bất thiện căn v.v... con chẳng đắc, chẳng thấy, hoặc tập hợp, hoặc phân tán, thì tại sao có thể nói đây là tham, cho đến đây là bất thiện căn v.v...? Bạch Thế Tôn! Cái danh tham ấy v.v... đều không có chỗ trụ, cũng chẳng phải chẳng có chỗ trụ. Vì sao thế? Vì cái nghĩa của danh tham v.v... đã không có sở hữu, nên cái danh tham v.v... đều không có chỗ trụ, cũng chẳng phải chẳng có chỗ trụ.
Bạch Thế Tôn! Đối với bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, con chẳng đắc, chẳng thấy, hoặc tập hợp, hoặc phân tán, thì tại sao có thể nói đây là bốn tịnh lự, cho đến đây là bốn định vô sắc? Bạch Thế Tôn! Cái danh bốn định vô sắc ấy v.v... đều không có chỗ trụ, cũng chẳng phải chẳng có chỗ trụ. Vì sao thế? Vì cái nghĩa của danh bốn tịnh lự v.v... đã không có sở hữu, nên cái danh bốn tịnh lự v.v... đều không có chỗ trụ, cũng chẳng phải chẳng có chỗ trụ. Quyển 36
Hết
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.148.115.210 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.