Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó.
Kinh Pháp cú
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Phẩm Thân niệm xứ thứ sáu.
Lại nữa, người tu hành tùy thuận quán ngoại thân xem trong mười ngọn núi lớn lại có những sông, ao, dòng nước, hoa quả, chim thú nào? Dùng văn huệ hay thiên nhãn, vị ấy thấy trong núi Tăng Ca Xa, hoa suốt sáu thời của cây Tăng Ca Xa. Ánh sáng của cây này ngày đêm không mất, giống như lửa của ngọn đuốc lớn. Mùi hương của cây này tỏa khắp một do-tuần. Cây cối cõi Diêm Phù Đề chỉ giống nó một phần nhỏ. Như vậy, núi Tăng Ca Xa có bốn rừng lớn:
1- Rừng Thanh Anh
2- Rừng Điểu Âm
3- Rừng Ôn Lương
4- Rừng Hàm Tỳ La
Chú thích: Nếu đến rừng này thì hoa như mây từ trên hư không rơi xuống, hòa hợp tụ tập lại, cho nên gọi là núi Tăng Ca Xa (Tăng-ca-xa là tụ tập).
Rừng Thanh Ảnh là tùy theo có tất cả những loài chim màu trắng sống ở trong này, do năng lực của rừng này giống như màu lưu ly.
Rừng Điểu Âm là rừng mà người nào vào trong rừng này thì như những điều suy nghĩ, chim hót lên âm thanh vi diệu. Người nước Uất Đơn Việt trông thấy phát sanh hoan hỷ, cho nên gọi là rừng Điểu Âm.
Rừng Ôn Lương là rừng mà người nào bị lạnh vào trong rừng này thì sẽ cảm thấy ấm áp. Còn người nào bị nóng, vào trong rừng này thì sẽ mát mẻ. Trong rừng có loài chim Phong-hành, đây là chim Mạng mạng. Do sức lực của chim này nên trong một niệm có thể đi một ngàn do-tuần. Người nào nhìn thấy chim này mà muốn đi thì lúc cỡi chim này, trong một niệm, có thể đi được một ngàn do-tuần. Chim Mạng mạng này có thể hiểu được tiếng nói của loài người trong bốn cõi thiên hạ, cũng có thể nói được, hưởng lạc như người, tham đắm dục lạc như người. Thân chim được trang sức hai cánh bằng thanh bảo, thân thể của chim được trang nghiêm bằng pha lê, xa cừ, xích liên hoa bảo, người thấy đều vui vẻ.
Xem xét núi Tăng Già Xa có rừng thứ hai gọi là Anh-vũ. Chim rừng hoan hỷ, có ao hoa sen, nước suối vọt lên che khắp ở trên. Nếu ngỗng chúa cõi Diêm Phù Đề nóng sốt chết thì sẽ sanh lại trong ao này, như ngỗng chúa cõi Diêm Phù Đề ở trong ao A-na-bà-đạt-đa. Các giống chim ở trong rừng này như ngỗng, vịt, uyên ương, giao thanh, chim Hằng-trà-ma-na-bà-điểu, Hoàng điểu, Cưu cáp, Truân-đầu-hê điểu, Hương điểu, Tam-bà-xà điểu, Cù-da-sa-tra điểu, Thanh hoan hỷ điểu, Lục thời hành điểu, Hỷ nguyệt minh điểu, Nguyệt xuất hoan hỷ điểu, Nhật sắc khổng tước điểu... nếu khi thấy sấm thì phát ra âm thanh. Sanh lạc điểu, Thiểu hoàng sắc điểu, Câu-la-bà điểu, Na-đề-bối điểu, Nê-quân-luân-đà điểu, Đà-bà-ca điểu, Tạp thân điểu, Chúng phong toàn điểu... tiếng các loài chim này vang khắp đến một do-tuần, giống như ong trong rừng cây ở cõi Diêm Phù Đề. Lại có Ô điểu, Sơn vũ điểu, Đệ nhất âm điểu, Khê điểu, Bà la la điểu, Hoa phú thân điểu, Trụ liên hoa điểu, Thanh ưu bát la điểu, Già sa điểu, Tần già hạn điểu, Bàn chu tra điểu, Nhạo sa la điểu, Thường âm thanh điểu, Không hầu âm điểu, Kiến vân hoan hỷ điểu, Tăng ca ma điểu, Kiến đấu hoan hỷ điểu, Bạch vân điểu... Lại có những loại chim khác trông rất đáng ưa. Ly sân nhuế điểu sống ở trong rừng cây, người Uất Đơn Việt trông thấy đều vui vẻ. Quán sát các loài chim sống ở trong rừng rồi, vị ấy biết rõ ràng ngoại thân.
Lại nữa, người tu hành tùy thuận quán ngoại thân xem núi Tăng Già Xa có những cánh rừng nào? Dùng văn huệ hay thiên nhãn, vị ấy thấy ngọn rừng thứ ba tên Hàm-Tỳ-La, cây lá chen nhau, bóng râm mát mẻ dày đặc. Người nước Uất Đơn Việt vào trong rừng này để vui chơi. Rừng có cây Bang Diệp, tiếp theo là cây Long hoa, cây Am-bà-la, cây Câu-bi-đà-la, cây Sa-la, cây Hỷ ái, cây Điểu tức, cây Bà-la-đa-la, cây Xa-ma, cây Ni-sa-ca-tỳ-đà, cây Chu-đa rừng Ca-la, cây Tỳ-la-ca, cây Kỳ-lân-đà, cây Bà-cưu-la, cây Hỷ hương, cây Kiêu lạc, cây Hề-đa-la, cây Đa-ma-la, cây Cưu-la-ca, cây Thanh hình hương, cây Nguyệt luân, cây Diệu Mạnh, cây Thường khai phu, cây Ni-quân-luân, cây Khai, cây A-thấp-ba-tha, cây Chân-thúc-ca, cây Xa-ma-lê, cây Dương liễu, cây Tỳ-la, cây Ca-tỳ, cây Na-lê-chi-la, cây Ba-na-sa, cây Vô giá quả, cây A-thù-na-hoa, cây Ca-đàm-bà-la, cây Nê-chu-la, cây Thiên mộc hương, cây Thừa nhiếp, hoa cây Thủy sanh, hoa cây Mạn-đà-la, hoa cây Câ-xa-da-xá, hoa kim sắc, hoa ngân sắc, cây Tỳ-lưu-ly, cây Khổng tước chỉ tức, cây Dị xứ hành, cây Châu sanh, cây Ca-ly-xa-hợp, cây Bà-xa-ca, cây Hổ tương ánh hậu, cây hoạt, cây Kiên sanh, cây Nhân-đà-la-trường, cây Ngạn sanh, cây Hạn sanh, cây San-hô-sắc, cây Cưu-ma-tu, cây Tùng, cây Ứng thời sanh, cây Yên sắc, cây Đang minh, cây Phong động, cây Ba tiêu, cây Câu-sí-da-lạc, cây Tán hoa, cây Hoa vị phú, cây Khai-ô-di-la, cây Ức niệm, cây Như phạn, cây Ưu-đàm-bát-la, cây Đầu-đầu-ma, cây Phong toàn, cây Phụ phong, cây Lương phong, cây Động diêu, cây Vô ưu, có sáu mươi giống cây như vậy.
Hơn những cây kể trên, còn có những cây khác không kể bậc trung, bậc hạ. Rừng Hàm-Tỳ-La dòng suối, ao hoa, rất đáng ưa thích. Người Uất Đơn Việt không có sợ hãi, ưu sầu và bệnh khổ, không có vua, cũng không có nhiệt não, xa lìa oán đối, tai hoạn ganh ghét, vui vẻ hưởng lạc ở trong núi Tăng Ca Xa, rừng Tỳ La hoan hỷ thọ lạc. Quán sát núi Tăng Ca Xa rồi, vị ấy biết ngoại thân rõ ràng.
Lại nữa, người tu hành tùy thuận quán ngoại thân xem cảnh rừng thứ tư ở núi Tăng Xa Ca nước Uất Đơn Việt có tên là Ôn Lương. Dùng văn huệ hay thiên nhãn, vị ấy thấy các loại ao nước mát ở rừng Ôn Lương cũng như trên đã nói. Hoa lá, cây trái, sông suối đầy đủ. Đó là sông Thanh Lương rộng một do-tuần, nước sông rất sâu. Một sông khác tên sông Thanh Tịnh, tiếp nữa là sông Vô Độc, sông Nhũ Thủy, sông Đào Trấp, sông Tô-ma, sông Mỹ-nhũ-nê-bạch-thủy, sông Ức niệm, sông Nga vương, sông Áp, sông Uyên ương, sông Diệu âm thanh, sông Hoa lưu, sông Nhược Dương, sông ĐàoBa Lưu, Sông Quyết lưu thủy lạc, sông Ca-đàm-bà-sí, sông Thù-chủy, sông Nhiêu quy, sông Xích ngư toàn hành, sông Quân-tỳ-la, sông Ngư toàn, sông Hoa lưu, sông Mạt luân, sông Thủy tiên, sông Bình ngạn, sông Vũ thanh, sông Âm khúc lưu, sông Tùy thời chuyển, sông Vô lực, sông Sơn phong, sông Kim sắc thủy, sông Ngân sắc thủy, sông Ngân thạch,, sông Chơn châu sa, sông Sơn lưu, sông Vân chuyển, sông Xa cừ trang nghiêm, sông San hô thọ, sông Xuân hoan hỷ, sông Thu thanh thủy, sông Sơn cốc lưu, sông Phong luân tiếu, sông Tuyết thủy, sông Nhựt bất chiếu, sông Tốc lưu, sông Hồi phục, sông Ni quân luân đà lưu, sông Hương Thủy, sông Khê đa ca hương huân, sông Vũ hoan hỷ, sông Truân đầu ma, sông Chu biến toàn chuyển, sông Vô lượng lưu, sông Tán thủy kiêu ngạn, sông Bà cưu la, sông Giảm thủy, sông Hoan hỷ toàn lưu, sông Hoại sơn, sông Vận hành, sông Ca âm. sông Cổ âm, sông Lôi âm, sông Long nữ hỷ lạc, sông Dạ xoa sở ái, sông Tiên nhơn sở ái. Đó là cánh rừng thứ tự tên Ôn Lương.
Ở núi Tăng Xa Ca có bảy mươi dòng sông lớn, không kể những sông khác, vô số sông nhỏ. Rừng cây, hoa trái, công đức đầy đủ. Quán sát rừng Thanh Lương rồi, vị ấy biết rõ ràng ngoại thân.
Núi Tăng Xa Ca thứ năm tên Chấn Lôi Vân Mạn Long Du Hý Vân Mạn. Đó là Ly Sân Bà Tu Kiết Long Vương, Đức Xoa Ca Long Vương, Sĩ Độc Long chiếu ra ánh điện sáng lớn, nổi đám mây phủ khắp nơi, tùy thuận thực hành theo chánh pháp. Có bảy ngàn rồng lớn như như vậy ở nước Uất Đơn Việt, theo mùa làm mưa thấm nhuần cả đất bằng. Người nước Uất Đơn Việt giống như chư thiên.
Lại nữa, người tu hành tùy thuận quán ngoại thân như trước đã nói, hoặc cây, hoặc hoa, hoặc trái, hoặc quả, hoặc sông, hoặc hang đá, hoặc chỗ ở, hoặc bãi cỏ, hoặc thung lũng núi, hoặc hang núi... Những nơi chốn như vậy không biết bao nhiêu chỗ ở của chúng sanh, không nơi nào không sanh, không chết, không lùi lại, không hiện ra, trở đi trở lại trăm ngàn lần tất cả những ái lạc. Các loài chúng sanh đều bị phá hoại, ân ái chia lìa, tâm não loạn hối tiếc. Trong đời ai cũng có kẻ oán người thân, vô số nơi sanh, trăm lần sanh, ngàn lần sanh, hoặc là sanh trong nước, hoặc sanh trên đất liền, hoặc đi trong hư không. Ở trong loài súc sanh, không một chúng sanh nào không nhai nuốt lẫn nhau, không tàn hại lẫn nhau, không một chúng sanh nào không kết oán. Như thân này của ta, đã từng sanh ra khắp nơi. Như vậy, này Tỳ kheo! không thấy một vùng đất nhỏ như cây kim nào chẳng phải là chỗ ta đã từng sống chết, như trước đã nói. Quán sát núi Tăng Ca Xa rồi, vị ấy biết ngoại thân rõ ràng.
Lại nữa, người tu hành tùy thuận quán ngoại thân xem lại có những núi rừng thù thắng vi diệu nào? Dùng văn huệ hay thiên nhãn, vị ấy thấy ngọn núi thứ hai tên Bình Đẳng Phong, giống như vườn Hoan Hỷ trên trời. Rừng cây,hoa trái và ao hồ, sông suối ở núi Bình Đẳng Phong giống như trong núi Tăng Ca Xa. Nói rõ hơn, núi này lại có những sự thù thắng nào nữa? - Núi Bình Đẳng Phong có ba trăm đỉnh núi vàng, sáng chói như mặt trời, năm trăm đỉnh núi bạc, như trước đã nói, công đức lớn hơn núi trước.
Người cõi Uất Đơn Việt thân thể sáng chói, giống như trăng tròn, xa lìa sự sợ hãi, đích thực họ không còn sợ hãi nên gọi là không có sợ hãi. Người cõi Uất Đơn Việt sống trong núi này vui vẻ hưởng lạc giống như Tứ Thiên Vương. Vào bốn tháng mùa hạ, ở trong vườn Hoan Hỷ thọ hưởng ngũ dục lạc. Có những sự thù thắng nào? - Trời Tứ Thiên vương không có xương, không có thịt, không có mồ hôi bẩn. Người nước Uất Đơn Việt không thể sánh bằng. Người nước Uất Đơn Việt xa lìa sợ hãi hơn hẳn Tứ Thiên vương. Trời Tứ Thiên vương sống trong cung điện trên đỉnh núi cao vẫn còn ôm lòng sợ hãi. Người Uất Đơn Việt không có cung điện, nhà cửa, không có lòng chấp ngã, ngã sở cho nên không có sợ hãi. Người cõi Uất Đơn Việt khi chết được sanh lên cõi trên, vì thế không có sợ hãi. Trời Tứ Thiên vương không được như vậy. Người nước Uất Đơn Việt lại có những thắng pháp xa lìa sợ hãi hơn hẳn Tứ Thiên vương. Cây cối trong núi ngang nhau như mặt trời thứ hai xa lìa sự sợ hãi con người. Tùy theo ý nghĩ muốn gì thì từ trong cây đều mọc ra. Áo không có sớ vải, chuỗi anh lạc trang nghiêm. Hoặc nghĩ đến thức ăn thì trăm ngàn sông thức ăn, thức uống chảy tràn. Tiếng chim hót khả ái như trước đã nói. Vô số trăm ngàn ngỗng, vịt, uyên ương cánh vàng, tỳ-lưu-ly xanh. Vô số loài nai thân bằng vàng ròng, sừng bằng san hô, mắt bằng xa cừ, móng vuốt bằng ngọc xanh và vô số giống thú khác sống ở trong núi, cành cây che mát, mọc xen lẫn nhau như lưới chơn châu. Chim Câu-sí-la, âm thanh vi diệu của Khổng tước, trăm ngàn dòng nước, vô số bờ sông trang nghiêm núi này. Tất cả sông suối đều đầy đủ tám công đức, là:
1- Đầy đủ mùi vị
2- Trong sạch
3- Thơm tho thanh khiết
4-Trừ được sự nóng khát
5- Mát mẻ
6- Uống vào không chán
7- Không có nhơ nhớp
8- Uống vào không có bệnh tật.
Không có cá dữ bơi qua khu vực núi này. Có các loại ao như là: ao hoa Quảng Bác sơn, ao hoa Chúng Sa, ao hoa Ngũ thọ, ao hoa Uyên ương ngạn, ao hoa Nga thủy, ao hoa Phiến sí, ao hoa Nhiêu bách điểu, ao hoa Đại san hô, ao hoa Trúc thọ, ao hoa Thâm, ao hoa Nguyệt ái, ao hoa Thượng hữu, ao hoa Tạp thủy, ao hoa Hồi phục, ao hoa Trúc lâm, ao hoa Tiêm ái, ao hoa Ngư toàn, ao hoa Tam-ba-đà-ngư-trá, ao hoa Phong trung, ao hoa Trì man, ao hoa Toàn chuyển, ao hoa Tịnh thủy, ao hoa Nguyệt Quang, ao hoa Nguyệt luân, ao hoa Ly-cấu, ao hoa Nhũ thủy trang nghiêm, ao hoa Thanh lương, ao hoa Nguyệt ái, ao hoa Pha lê toàn, ao hoa Tốc toàn, ao hoa Trừng tịnh, ao hoa Bất động, ao hoa Thiên ái, ao hoa Hoan hỷ, ao hoa Thiện vị, ao hoa Như ý vị, ao hoa Lạc, ao hoa Kê châu bà, ao hoa Cam lồ thượng lưu, ao hoa Long, ao hoa Lạc, ao hoa a thù ma. Đỉnh núi Bình Đẳng có bốn mươi bảy ao hoa như vậy. Núi Bình Đẳng rất là thù thắng, ao trong núi đều có nước tám công đức như trên đã nói. Núi này cao vọt như đâm thẳng vào hư không. Do núi cao cho nên có vườn rừng tốt đẹp, công đức đầy đủ.
Đó là rừng Thanh Lương, sắc trắng như mặt trăng, rộng một trăm do-tuần, có nhiều cây bạc, màu sắc trắng như tuyết. Trong rừng này có ao hoa sen tên là Ly-thủy-y-hoa-trì. Kế nữa có ao hoa Phong phú, ao hoa Cụ sắc, ao hoa Thường thủy, ao hoa Bình kiến, ao hoa Hoan hỷ, ao hoa Ca-đam-bà-bồ-đề-ca, ao hoa Nga sí, ao hoa Du hý, ao hoa Khả ái, ao hoa Kiến phong, ao hoa Lạc du hý, ao hoa Thường lạc, ao hoa Thường kiến, ao hoa Thường hoan hỷ, ao hoa Tuyết... Đây là mười sáu ao hoa tốt đẹp thứ nhất. Ngoài ra còn có vô lượng trăm ngàn ao bậc trung, bậc hạ không tên khác. Tất cả ao hoa đều thanh tịnh, không có bùn, nước đục, cũng không có dơ bẩn. Ngỗng, vịt, uyên ương có tiếng kêu khả ái, làm cho người cõi Uất Đơn Việt thường được vui vẻ. Khổng tước, Mạng mạng sống ở trong vườn rừng này hót rất hay. Người tu hành quán sát núi Bình Đẳng rồi, biết ngoại thân rõ ràng.
Lại nữa, người tu hành tùy thuận quán ngoại thân, tin hiểu Tứ thánh đế, xem xét núi Bình Đẳng có một nơi gọi là thường còn bất biến, hoặc lạc, hoặc ngã, hoặc là bất không, như trước đã nói. Tất cả chúng sanh bị thu nhiếp bởi sanh tử, làm sao không chết, không sanh, tất cả sự yêu thương không bị chia lìa, không cách biệt và không phá hoại? Người tu hành xem xét đỉnh núi Bình Đẳng không thấy một nơi nào thường hằng không biến động. Nào là ngã, nào là lạc, là bất không... tất cả chúng sanh ở không nơi nào không có sống chết, yêu thương đều xa lìa và phá hoại như vậy. Tất cả đều sanh tử vô thường. Chúng sanh không có chỗ nào không sanh, không chết, không phát sanh,không hoại diệt, nhớ nghĩ Tứ thánh đế. Quán sát đỉnh núi Bình Đẳng ở cõi Uất Đơn Việt rồi, vị ấy biết ngoại thân rõ ràng.
Lại nữa, người tu hành quán sát cõi Uất Đơn Việt xem lại có những nơi nào khả ái? Dùng văn huệ hay thiên nhãn, vị ấy thấy núi thứ ba tên là Vật Lực Già, đầy đủ trang nghiêm như trước đã nói. Núi Tăng Ca Xa, núi Bình Đẳng đầy đủ sự trang nghiêm, núi này lại hơn hẳn. Núi Vật Lực Già có suối nước đầy đủ, sông nước đường mật, cây như ý đầy đủ như là cây vàng, trong sáu thời hoa quả phô trương, xum xuê tươi tốt, sáng chói như mặt trời. Núi Vật Lực Già có rừng Quang Minh, rừng Kim Quang Toàn, rừng Ngân Tụ, rừng Phổ Sơn, rừng Nhu nhuyến.
Rừng Kim Quang Toàn rộng một trăm do-tuần, cây rừng bằng vàng ròng, có rất nhiều ong. Kế đến là rừng Ngân Tụ, ngang rộng ba trăm do-tuần, có vô số cây bạc. Rừng này sáng chói như trăm ngàn mặt trăng, có nhiều sư tử và vô số loài chim thường hoan hỷ vui vẻ, như trước đã nói.
Núi Vật Lực Già có cánh rừng thứ ba gọi là rừng Thường Lạc. Trong rừng này có loài chim Thường Du Hý, hoan hỷ hưởng lạc. Nước này có người tên Giải thoát, vui vẻ tự tại, sống trong rừng Thường Lạc, tùy ý đi chơi vui vẻ, không có ai ngăn trở, như các chúng trời mà hưởng sự vui sướng.
Núi Vật Lực Già có cánh rừng thứ tư tên là Nhu Nhuyến, có nhiều cây vàng, cây bạc và cây san hô, có rất nhiều giống chim tên là Giải Thoát. Rừng này ngang rộng năm trăm do-tuần. Người thường có nhiều ham muốn sống ở rừng này. Vùng đất này mềm mại như bông vải mịn, cây hoa quả và ao hoa sen, vô lượng trăm ngàn con ong vây quanh.
Người tu hành quán sát ngọn núi thứ ba Vật Lực Già rồi, biết ngoại thân rõ ràng như trước đã nói.
Lại nữa, người tu hành tùy thuận quán ngoại thân xem nước Uất Đơn Việt lại có những nơi nào đáng ưa khác? Dùng văn huệ hay thiên nhãn, vị ấy thấy ngọn núi thứ tư tên Bạch Vân Trì, rộng một ngàn do-tuần, hoàn toàn do bạch ngân trong suốt tạo thành, sáng chói hơn cả mặt trăng; như mặt trăng tròn xuất hiện ở cõi Diêm Phù Đề, làm mất ánh sáng của những ngôi sao, núi Bạch Vân Trì cũng lại như vậy. Người nước Uất Đơn Việt sống ở trong rừng này tên Thường Phát Dục, ưa thích dạo chơi trên núi Bạch Vân Trì, dùng hoa sen trang sức, không có sợ hãi, ưu sầu, buồn bã, cực nhọc, nóng lạnh, đói khát. Thường yêu thích ca nhạc, cười đùa, vui chơi hưởng lạc trong ao hoa sen, vui vẻ dạo chơi trong núi cùng với các thể nữ. Thường thường làm việc ái dục, không có ưu sầu buồn bã.
Núi Bạch Vân Trì có các vườn rừng như: rừng Cổ Âm Thanh, rừng Ức niệm, rừng Thủy Thanh.
Chú thích: Rừng Cổ Âm là rừng chúng trời Man Trì đánh trống trời phát ra những âm thanh hùng hồn vi diệu, thí như các loại đàn không hầu, sênh sáo hòa hợp phát ra âm thanh, đánh lên tiếng trống trời vang vọng qua khỏi núi này, âm thanh cõi Diêm Phù Đề không thể sánh bằng một phần mười sáu.
Vườn rừng Điểu Thú, vùng đất ao hoa, sông vàng, suối bạc, công đức như vậy, âm thanh trống trời như trước đã nói. Người Thường Phát Dục nghe tiếng trống trời thường thọ hưởng ái, sắc, thanh, hương, vị và xúc như trời Ca Lâu Túc ở trong vườn Hoan Hỷ hưởng thọ thú vui cõi trời.
Khu rừng thứ hai tên Áp Âm Thanh, ao hoa trong rừng này có đến trăm ngàn loại, không thể kể hết. Rừng Áp Âm Thanh có các nai báu: nai Bi-na-sa, nai Bảo trang nghiêm, nai Điều phục, nai Nhạo âm thanh, nai Hỏa sắc, nai Xa la, nai Đăng đầu nham, nai Sơn phong hành, nai Giá ba la, nai Phổ nhãn, nai Ca chi đa na bảo, nai Kim giác, nai Ngân trắc, nai Phong lực, nai Thực thọ diệp, nai Trụ thủy âm thanh, nai Hành lâm, nai San hô, nao Ao khiếm, nai Tế yêu, nai Hắc bì, nai Xa luân đa na, nai Nhựt quang minh, nai Nhu nhuyến, nai Bạch, có hai mươi lăm loài nai như vậy. Người Thường Dục Lạc vui đùa vùng với nai. Tùy theo nghiệp của từng người, ở trong núi Bạch Trân Trì hưởng thọ niềm vui tương tợ.
Lại nữa, khu rừng Ức Niệm thứ ba, người gọi tên Lạc Dục. Nếu họ có suy nghĩ gì thì trên cây mọc ra liền. Tất cả vườn rừng xinh đẹp, khả ái cũng như trước đã nói.
Núi Bạch Vân Trì có cánh rừng thứ tư tên là Thủy Âm Thanh. Các vị Tiên nhơn sống trong rừng này dạo chơi hưởng lạc, như: khi nóng bức họ nhảy vào trong ao nước tắm mát thỏa thích. Có các vị tiên nhơ như là: Tiên nhơn Vô Ngại, tiên nhơn Lực, tiên nhơn Từ Hành, tiên nhơn Hư Không Hành Lực, tiên nhơn Xuyên Vân Hành, tiên nhơn Hành Nhựt Đạo, tiên nhơn Hành Lượng, tiên nhơn Bạch Sắc, tiên nhơn San Na Đa, tiên nhơn Cưu Thi Ca, tiên nhơn Sơn Vô Ngại, tiên nhơn Thường Lạc, tiên nhơn Càn Đà La,tiên nhơn Hành Hư Không, tiên nhơn Phú Vật, tiên nhơn Nội Trú, tiên nhơn Xà Quật, tiên nhơn Thường Lực, tiên nhơn Nga Điện, tiên nhơn Long Điện, tiên nhơn Phóng Điện Quang, tiên nhơn Trụ Ma La Da, tiên nhơn Kê Đa Ca Man, tiên nhơn Lạc Thể Nữ, tiên nhơn Lạc Tửu, tiên nhơn Trụ Di Lâu Sơn, tiên nhơn Tam Xa Na, tiên nhơn Thường Du Hý, tiên nhơn Thường Hoan Hỷ, tiên nhơn Thùy Trang Nghiêm, tiên nhơn Phi Hành, tiên nhơn Phú Tạng. Đây là ba mươi vị tiên nhơn sống trong núi Bạch Vân Trì, các thứ trang nghiêm dạo chơi, hát múa vui cười trong ao Thủy Âm Thanh, tùy theo nghiệp của mình. Tùy nghiệp lực của mình, các tiên nhơn cùng các thể nữ tương tợ dạo chơi hưởng lạc.
Như vậy, xem khắp các cây rừng trong núi Bạch Vân Trì rồi, vị ấy biết rõ ngoại thân. Núi Bạch Vân Trì nếu có một phép thường không chuyển động, không thay đổi, không hoại diệt thì phép ấy thuộc về Niết-bàn.
Như vậy, Tỳ kheo không thấy pháp nào là thường, lạc, không chuyển động, không biến đổi, không phá hoại. Tất cả các pháp đều vô thường, phá hoại và biến đổi, giống như ánh sáng mặt trời phá tan bóng đêm tăm tối. Thế gian vô thường trước vui sau khổ, chìm đắm không thoát ra được. Quả ái không như quả Yêm-ba-ca, như chất độc, như dao, khi được thì rất vui, chỉ vui trong nháy mắt, như ánh chớp không dừng lại, như dòng nước chảy mạnh không dừng, như thành Càn-thát-bà mê hoặc lừa dối con người. Tất cả người tham lam như trái chín cây, đều phải rơi rụng, như thức ăn và chất độc lộn xộn, khi tiêu hóa bị khổ sở vô cùng, giống như lưỡi dao bôi mật, cũng như mũi kích bén, nó mê hoặc, dối gạt vô số trăm ngàn chúng sanh, giống như cây đại thọ mọc chỗ hiểm bên bờ sông. Các dục vô thường cũng lại như vậy.
Người tu hành quán sát rõ ràng về dục rồi, sanh lòng nhàm chán xa lìa, chánh niệm quán sát diệt trừ trần cấu.
Lại nữa, người tu hành tùy thuận quán ngoại thân xem cõi Uất Đơn Việt lại có những sông, núi hùng vĩ nào? Dùng văn huệ hay thiên nhãn, vị ấy thấy ngọn núi thứ năm tên Cao Sơn, ngang dọc một trăm do-tuần, ánh sáng chiếu khắp, cây vàng ròng thì lá bằng tỳ-lưu-ly, cây bạch ngân thì lá bằng san hô, cây bằng tỳ lưu ly thì lá bằng vàng ròng, chiếu sáng như đèn.
Lại có vô số các loại cây khác, ao hoa sen, những vườn rừng để dạo chơi. Các giống hươu nai, các loại đỉnh núi như trước đã nói. Những chúng trời Man Trì, chúng trời Tam Không Hầu sống trong núi Tu Di Sơn, đi đến núi Cao Sơn này dạo chơi hưởng lạc. Đỉnh núi Cao Sơn này đều do các thứ báu tạo thành, có năm đỉnh núi lớn, mỗi đỉnh núi cao năm mươi do-tuần, rộng hai trăm do-tuần. Ở trong hang đỉnh núi vàng thứ nhất phát sanh tất cả những thứ báu như là: tỳ lưu ly, san hô, xa cừ, pha lê, ca bảo, xích liên hoa bảo, nhu nhuyến bảo, thanh nhân đà bảo, đại thanh bảo vương, y trời tự nhiên.
Đỉnh núi bạc thứ hai có đầy đủ cây bạc. Trên đỉnh núi có rất nhiều Ngưu đầu chiên đàn. Nếu khi các chúng trời chiến đấu với A-tu-la, ai bị dao làm thương tổn thì dùng Ngưu đầu chiên đàn này bôi lên sẽ lành ngay. Vì đỉnh núi này hình dáng tựa như đầu bò nên loại cây chiên đàn mọc trong núi này gọi là Ngưu đầu chiên đàn.
Đỉnh núi thứ ba tên là Thiên Nữ Lạc, có vàng, bạc, lưu ly dùng làm vườn rừng, đất trong núi này mềm mại, người vui vẻ dạo chơi. Kẻ phàm phu ngu si bị ái dục mê hoặc, không nghe chánh pháp, thường ham thích dục lạc.
Đỉnh núi thứ tư tên là Sanh Sắc. Trời Tứ Đại Thiên Vương ở trong vườn Bồ Đào dạo chơi hưởng lạc. Tất cả cầm thú, dạ xoa, tiên nhơn, người nước Uất Đơn Việt thảy đều hưởng lực. Sông rượu Bồ-đào chảy tràn khắp, mùi vị như mật, cũng có mùi vịnhư đường phèn, hoặc có vị cay, hoặc có những vị xen lẫn. Bên bờ sông đỉnh núi này nhiều cảnh sinh động như là trâu, bò, dê, heo, chó, cáo hoang, voi, ngựa, lạc đà, lừa, hổ, gấu, sư tử, báo như vậy vô số sắc đẹp. Đỉnh núi có tên Sanh Sắc, vì ở đó phát sanh những cảnh sắc sinh động.
Đỉnh núi thứ năm là cánh rừng Tỳ Lưu Ly, có những ao hoa sen thân bằng Tỳ-lưu-ly, hoa của nó mềm mại. Như là ao Thiếu mãn liên hoa, ao Chúng đa liên hoa, ao Chuyển hành liên hoa, ao Hoa phú liên hoa, ao Nhựt chiếu liên hoa, ao Nhu nhuyến ngạn liên hoa, ao Mật lâm liên hoa, ao Hương phong liên hoa, ao Thường thủy liên hoa, ao Thập chủng hoa. Ở trong núi này lại có sông lớn chảy tràn khắp nơi, đầy đủ sáu vị. Cây Nhứt thiết ý dùng để trang trí. Những cây hoa, trái, sông, ao đầy đủ như trước đã nói. Quán sát đỉnh núi thứ năm rồi, vị Tỳ kheo ấy biết ngoại thân rõ ràng.
Lại nữa, người tu hành tùy thuận quán núi Cao Sơn, biết nghiệp pháp quả báo, biết quả báo và nghiệp của chúng sanh. Chúng sanh do nghiệp của bản thân bị lưu chuyển, do nghiệp của bản thân mà sanh trên núi này. Khi thiện nghiệp hết, do không có thiện nghiệp nên đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Nếu có thiện nghiệp, được sanh trong cõi trời, cõi người. Người ở quanh bốn phía núi Cao Sơn tên là Lạc Thiện Lạc, thường mong ước, ham muốn không chán. Như vậy, Tỳ kheo nói kệ rằng:
Thí như lửa bắt củi
Như biển nhận các sông
Ái dục khó nhàm chán
Thế nên phải xa lìa.
Như vậy, vị Tỳ kheo tu hành dùng nhãn căn thanh tịnh quán sát thấy chúng sanh này ở trong sự độc hại, lo sầu, buồn rầu lớn nhưng vẫn vui vẻ cười đùa. Chúng sanh không biết tất cả đều khổ, vô ngã, vô thường, tất cả pháp không, tất cả tối tăm, tất cả sanh tử, không có thường vui, chẳng phải vắng lặng thanh tịnh, chẳng phải tịch diệt. Tất cả của cải nhất định bị phá hoại, pháp này không thật, cuối cùng rơi vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Thí như mặt trời mọc thì phải có lặn, tất cả chúng sanh cũng lại như thế, có sanh ra ắt phải bị chết đi. Thí như vào mùa Xuân, khắp mặt đất cây rừng, cỏ thuốc um tùm. Đến mùa Thu, mặt đất, rừng cây. cỏ thuốc, rừng rậm, vũng nước, ao hoa... tất cả đều suy tàn, biến đổi. Tuổi thiếu niên giống như mùa Xuân, già cả như mùa Thu. Người Uất Đơn Việt không thể hiểu biết được rằng: tất cả thiếu niên cường tráng đều phải đến lúc suy yếu, già nua. Thí như vào mùa Hạ, trời đổ mưa lớn, sông có bờ đê, các dòng nước chảy về tràn đầy lai láng, đến đây hết thảy đều giảm bớt. Sự giàu có vui vẻ đầy đủ giống như mùa Hạ. Sự giàu có vui vẻ bị phá hoại giống như đầu mùa Đông. Thí như hoa sen tươi tốt đầy ắp, các loài ong thích thú vui vẻ hưởng lạc. Sương tuyết rơi xuống thì hoa sen héo tàn, các loài ong bay đi. Loài người cũng như vậy, nếu không bị bệnh buồn bực thì giống như hoa mới nở, nhưng đến khi suy kém bệnh hoạn thì giống như hoa héo tàn. Các loài ong vây quanh giống như sự giàu có vui vẻ, bà con tụ họp đến. Chúng sanh như vậy bị ái dục mê hoặc, không hiểu đó là đang tự suy tàn.
Như vậy, Tỳ kheo xem xét vườn rừng, cây cối, hoa cỏ, sông suối, ao hồ, tiên nhơn, cầm thú, hang núi... trên núi Cao Sơn rồi, vị ấy biết ngoại thân rõ ràng.
Lại nữa, người tu hành tùy thuận quán ngoại thân. Dùng văn huệ hay thiên nhãn, vị ấy xem nước Uất Đơn Việt lại có những ngọn núi đáng ưa nào nữa? Dùng văn huệ hay thiên nhãn, vị ấy thấy ngọn núi thứ sáu tên Man Trang Nghiêm. Trong núi này có đủ thứ xinh đẹp, có những thứ cây đủ màu sắc: đỏ, lục, xanh, vàng như tạp hoa lâm thọ. Lại có cây hoa tên là Vô Ưu. Lại có các cây hoa khác như Kim Diệp, Chi phú, cây A đề mục đa ca thân vàng, lá vàng, gió thổi làm giao động trong nước. Lại có cây Ni Quân Lân Đà, lá bằng Tỳ lưu ly, cây Ba trêu lá bằng san hô, thấy mặt trời thì trỗi dậy. Lại có cây Đề La Ca, khi thấy ánh sáng mặt trời thì liền nở ra. Lại có cây hoa Câu Mâu Đà, lúc không có mặt trời thì nở ra. Lại có cây hoa tên Bán Nguyệt Hỷ. Lại có cây hoa tên Na La Ca La. Lại có cây hoa tên Tam Hoan Hỷ. Lại có cây hoa tên Bàn Đầu Thời Bà. Lại có cây hoa gặp khói liền tăng trưởng. Lại có cây hoa tên Vô Ưu, nếu người nữ đụng vào hoa liền rơi rụng. Lại có cây hoa tên là Quân Đà, đặc tính mềm mại. Lại có cây hoa Thi Lợi Ca, nếu được chân người dẫm lên thì liền được tăng trưởng. Lại có cây hoa Đa Bà, ấm áp thì có hương thơm. Lại có cây hoa Cưu Ma lưu chuyển qua nước khác. Lại có cây hoa Kiến Kiết. Lại có hoa sen tên Thiện Ý, người trời đều yêu thích. Lại có hoa sen tên Thanh Ưu Bát La sanh ra trong nước. Lại có hoa sen tên Thường Khai Phu. Lại có hoa sen tên Sư tử Ca Đàm Bát La. Lại có hoa sen tên Thủy Tiếu, bước chân dẫm nhẹ lên thì liền sanh ra. Lại có cây hoa Vô Ưu đỏ, nếu người nữ dẫm chân lên thì do có sắc, hương, vị, xúc của người nữ, hoa liền mọc ra. Lại có hoa A Tra Ca. Như vậy, có hai mươi hai loại cây hoa dùng làm vòng hoa để trang sức. Hoặc có hoa màu vàng, màu lưu ly, hoặc có hoa màu bạch ngân, hoặc có hoa thân màu vàng, hoặc có hoa màu lục, hoặc hoa tạp sắc, hoặc là ở trong ao, hoặc dưới gốc cây, hoặc ở trong rừng rậm, hoặc có khắp tất cả mọi nơi.
Lại có các loài chim vàng ròng làm thân, bạch ngân làm cánh; hoặc có loài chim thân bạch ngân, cánh bằng vàng ; hoặc có loài chim thân bằng san hô, cánh bằn vàng ròng. Hoặc có những loài chim bảy báu làm thân, như là Thanh bảo vương, Ma giá la bảo, pha lê ca bảo, xa cừ, san hô, ma tô sưu lưu ma lợi bảo, xích liên hoa bảo. Như vậy, do nghiệp báo của mỗi loài mà những con chim có đủ thứ màu sắc, đủ loại âm thanh, vô lượng loại thân. Người nước Uất Đơn Việt do nghiệp của mỗi người mà có vô lượng cây rừng tạp sắc, núi, sông, ao, hoa vô cùng đáng ưa và vui thích. Như ý niệm trong tâm họ được các thứ báu xinh đẹp, do nghiệp lành đời trước, hóa ra thức ăn thức uống, sông suối, ao hồ, rừng cây trang nghiêm khắp nơi. Bất cứ nơi nào ở trong núi Man Trang Nghiêm, người Uất Đơn Việt cũng hưởng lạc. Người ở trong núi này tên là Thường Du Hý. Người Thường Du Hý giống như chư thiên, vào bốn tháng mùa Hạ, tụ tập dưới gốc cây Pha-lê-da-đa-câu-tiên-dà vui vẻ hưởng lạc, chỉ trừ bà con thân thuộc, thân có xương thịt và các chất nước dơ bẩn. Ngoài ra cũng đều như vậy.
Lại nữa, người tu hành xem xét pháp nghiệp quả ba loại: kiêu mạn phóng dật và không làm nghiệp lành của chúng sanh. Ba loại đó là:
- Một: ỷ vào sắc đẹp mà sanh lòng kiêu mạn.
- Hai: ỷ vào tuổi thiếu niên mà sanh lòng kiêu mạn.
- Ba: ỷ vào mạng sống mà sanh lòng kiêu mạn.
Thân không làm nghiệp lành, miệng không tạo nghiệp lành, ý không nghĩ nghiệp lành. Nhưng nhờ vào nghiệp lành thù thắng mà được sanh lên cõi trời, rồi từ trên cõi trời lại bị đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Ái dục trong cõi người giống như mật ngọt, một chất tạp độc là phải chịu khổ sở lớn, sự trói buộc lớn nhất, nơi chốn xấu ác nhất. Ái dục trói buộc chúng sanh nhưng chúng sanh không biết nó sanh ra từ đâu và đi về nơi nào. Tất cả các dục giống như quả Chân-ba-ca, ban đầu có ngọt nhưng về sau đắng vô cùng, giống như lưới che lấp chúng sanh, làm chúng sanh không biết đang rơi xuống triền núi hiểm trở. Ái dục chia biệt là nỗi khổ lớn, như lửa thiêu đốt. Sức cường tráng không dừng lại, như nước từ trên núi cao chảy mãi không dừng nghỉ, biến đổi, suy hoại. Trong năm đường ác, không một nơi nào không bị gió ác nghiệp thổi xoay vần trong các kiếp, nhưng chúng sanh vẫn không nhàm chán sanh tử. Quán sát giống người Thường Du Hý trên núi Man Trang Nghiêm rồi, vị ấy như thật biết ngoại thân.
Lại nữa, người tu hành tùy thuận quán ngoại thân xem nước Uất Đơn Việt lại có những núi, sông, ao hoa... đáng ưa nào? Dùng văn huệ hay thiên nhãn, vị ấy thấy nước Uất Đơn Việt có một núi lớn tên là Thời Lạc, rộng một ngàn do-tuần, cao ba mươi do-tuần, sáu thời thường tươi tốt:
Một là đầu mùa Đông
Hai là cuối mùa Đông
Ba là đầu mùa Xuân
Bốn là cuối mùa Xuân
Năm là đầu mùa Hạ
Sáu là cuối mùa Hạ.
Vào thời kỳ thứ nhất có những loại hoa nào? Đầu mùa Đông có cây thường nở hoa, gọi là hoa Bất hợp. Kế nữa có hoa Kiên, hoa Đống, hoa Phong phú, hoa Bà khiếp la, hoa Thiện hương, hoa Vô nha, hoa Áp âm, hoa Đệ nhất, hoa Khả ái, hoa Lương lãnh cụ túc, hoa Thâm sanh, hoa Dạ khai, hoa Đệ nhất liên, hoa Mặt trời. Đây là mười lăm loại hoa sanh ra trên núi Thời Lạc vào đầu mùa Đông giá lạnh.
Thời kỳ thứ hai vào cuối mùa Đông lại có hoa sen xanh trên núi Thời Lạc, nước Uất Đơn Việt. Do nghiệp lành nên hoa A Đề Mục Ca theo từng niệm rơi rụng. Đó là hoa Cưu la bà ca, hoa Bát đầu ma, hoa Bát ma la, hoa Cứu la bà ca, hoa Đa hương, hoa Phong toàn, hoa Tam ma chá, hoa Vô ưu, hoa Chân thúc ca, hoa Vô ưu xanh, hoa Bất hợp, hoa Hương câu vật đà, hoa A di trà ca, hoa Quật sanh, hoa Hà ngạn sanh, hoa Ni chi lam, hoa đỏ, hoa Bà na đế, hoa Điểu ái, hoa Thường khai, hoa Bách diệp. Có hai mươi loại hoa như vậy sanh ra vào cuối mùa Đông.
Và đến đầu mùa Xuân như hoa A mục la..v.v... trải qua hai mùa trên núi Thời Lạc, ở nước Uất Đơn Việt.
Lại có các loại hoa sanh vào cuối mùa Xuân như là: hoa Chiêm bặc, hoa Tô ma na, hoa Thiện sắc tập, hoa Đồ ma la, hoa Hương, hoa Phong liên, hoa Trừ cơ hương, hoa Thi lợi sa, hoa đỏ, hoa Đẳng hương, hoa Thường hương, hoa Đàm bà la vị, hoa Phong nuy, hoa Bách diệp, hoa Úy nhật, hoa Chư lan đế, hoa Hộ sắc, hoa Đồ trí la. Trong núi Thời Lạc có hai mươi giống hoa như vậy sanh ra vào cuối mùa Xuân.
Do sức nghiệp lành của người dân nước Uất Đơn Việt nên vào đầu mùa Hạ ở trong núi Thời Lạc lại có các thứ hoa tên là Chi đa ca, hoa Cưu tra xà, hoa Xa đa bà hi nị, Ca đàm bà, hoa Ni chu la, hoa Do đề ca, hoa Tô ma na, hoa Long thiệt, hoa Vô gián Âu lạc, hoa Thiện vị, hoa Thiên hương, hoa Phổ diệp, hoa Nhứt thiết nhiếp thủ, hoa Chuyển, hoa Tỷ cảnh giới, hoa Ngũ diệp, hoa Ái vũ, hoa Ái quan, hoa Đồ ma, hoa Thủy lưu, hoa Tuyết sắc. Có hao mươi giống hoa như vậy sanh ra trong núi Thời Lạc vào đầu mùa Hạ.
Do nghiệp báo lành của người Uất Đơn Việt, nên trong núi Thời Lạc vào cuối mùa Hạ lại có các loại hoa khác, đó là hoa Tiếu, hoa Tô ma na, hoa Thường chiêm bặc, hoa Lâm sanh, hoa Hư không chuyển, hoa Dạ khả ái, hoa Nhất thiết phương, hoa Lưu, hoa Du hý địa, hoa Lạc, hoa Sơn Cốc, hoa Lục sanh, hoa Ca đàm bà, hoa Tỳ dương già, hoa Nga truyền, hoa Tu lưu tỳ, hoa Đa ma la bà, hoa Thủy, hoa Nguyệt, hoa Hiểm ngạn thượng. Có hai mươi giống hoa như vậy sanh ra vào cuối mùa Hạ.
Trong núi Thời Lạc, nước Uất Đơn Việt, cây cối, hoa quả, ao hồ, hoa sen thường thay đổi phổ biến. Núi Thời Lạc này thường có tất cả hoa quả như các núi khác. Người sống trong núi Thời Lạc gọi là Đà Lợi Chi Ma.
Lại nữa, người tu hành biết được nghiệp quả báo tại sao chúng sanh nghiệp trước đã hết, không tạo nghiệp mới, mà không biết đối với thời tiết thay đổi, chúng sanh ăn nuôi mạng sống thường như lửa lớn thiêu đốt củi, như trận mưa đá tàn ác phá gẫy cây non màu mỡ, như sư tử nuốt hại người và thú, như sông chảy mãi, cuốn người và cây cối trôi nổi đến một nơi khác. Hết thảy cách chết đều không thể tránh khỏi, tại sao chúng sanh không hiểu biết và không thấy sự già - bệnh - chết đùa bỡn, phá hoại hết thảy sự cường tráng niên thiếu, và tất cả dục phá hoại tất cả sức lực? Sự khinh thường cười cợt của tất cả mọi người chính là gốc rễ sự gầy gò ốm yếu hay phá diệt nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, nước dãi, nước mũi chảy tràn, thân cong lại không ngay thẳng. Răng, hàm, đầu lâu, xương cốt, gân mạch đều bủn rủn rã rời, không thể đi lại tắm gội. Bị những người nhỏ tuổi khinh chê hủy phạm, sắp vào cõi chết, mất hết khí lực, không nơi an ổn, là vùng đất bất thiện, luôn luôn đại tiểu tiện, thích ngủ nghỉ nhiều. Tại sao chúng sanh không thấy được sự già yếu này, mà lại ham phóng dật? Do phóng dật nên không thấy cuối cùng chắc chắn phải có bệnh tật. Do bệnh tật nên bốn đại không điều hòa, các căn không vui thích. Tất cả thớ thịt, da, máu, mỡ, cho đến tinh tủy đều khô kiệt, ghét tất cả mùi vị, không thể ngồi xuống đứng lên, nhớ nghĩ thầy thuốc để cầu sự an ổn. Tấtcả sự ăn uống vào miệng đều khó chịu, mỏi mệt, cực nhọc vô cùng, không thể đi đứng, muốn ngủ nghỉ nhiều, thân thể gầy ốm, chỉ còn da bọc xương, tất cả thân tộc và con cái đều xa lánh như cái chết đáng sợ. Nhưng những chúng sanh này không hiểu biết. Người tu hành quán sát sự phóng dật của chúng sanh rồi sanh thương xót. Do lòng thương xót nên tu bốn phạm hạnh: từ, bi, hỷ, xả.
Người tu hành quán sát người nước Uất Đơn Việt như vậy, có lòng thương xót, xem xét như giặc không khác. Thân như bọt nước, các thức như huyễn, sự giàu có vui vẻ y như giấc mộng. Quán sát như vậy rồi, vị ấy sanh lòng nhàm chán.
Lại nữa, người tu hành tùy thuận quán ngoại thân xem cõi Uất Đơn Việt lại có những núi rừng, sông hồ thù thắng, khả ái nào nữa? Dùng văn huệ hay thiên nhãn, vị ấy thấy nước Uất Đơn Việt có một núi lớn tên là Hoan Hỷ Trì. Núi này có rừng cây tên là Chu Biến, ngang dọc năm trăm do-tuần, được trang sức bằng tất cả những chất quý báu như là: chất vàng, chất bạc, chất đồng, chất báu, chất rượu, chất mật, chất của sáu vị và các chất khác. Khắp rừng này, hoa Tỳ lưu ly bò lan, quấn quanh hoa sen cánh vàng, cọng bằng bạch ngân, hoa vàng, lá bạc, thân tỳ lưu ly. Hoa sen tròn trịa như mặt trời mới mọc, có những gióng chim làm ao này thêm sinh động như là: vịt trời, ngỗng, chim nông, chim Bà ca, chim vàng, chim bạch hầu, chim Già sa, chim Ma đầu cầu, chim Uyên ương, chim Ba bà, chim Hạc, chim A ta, chim Sa la sa, chim Đề dila, chim Bà cầu, chim Thời, chim Úy phiệt, chim Dạ hành, chim Lạc bát đầu ma hoa bộn. chim Hạnh đầu ba, chim Trụ thủy ba. Có hai mươi giống chim như vậy ở trong ao hoa sen.
Qua khỏi rừng Phổ Biến, núi Hoan Hỷ Trì, ngay giữa núi năm trăm do-tuần lại có năm trăm do-tuần tên là Trúc Ngạn, có người sống trong núi này. Núi này có cây Quân Trì phát ra âm thanh hay, thiên nữ nghe thấy đều từ trong hư không lắng nghe. Vườn, rừng, sông, hồ, ao hoa sen... thảy đều đầy đủ như trước đã nói.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.16.70.218 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.