Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác.
Kinh Pháp cú
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Lúc bấy giờ Bồ Tát Diệu Kiết Tường ở trong nửa đêm, lại vì chúng Bồ Tát tuyên nói pháp môn Bồ Tát Tạng (1), bảo các chúng Bồ Tát rằng:
- Các Đại Sĩ! Cần phải rõ biết pháp môn Bồ Tát Tạng, chưa có một sự vật nào mà không nhiếp về Bồ Tát Tạng , đã có các pháp thế gian và xuất thế gian, hữu vi, vô vi, hoặc thiện, hoặc bất thiện, hữu tướng, vô tướng, các pháp hữu lậu (2), vô lậu đều là Bồ Tát Tạng. Thiện nam tử! vì như ba ngàn đại thiên thế giới (3), trong đó có trăm ức bốn đại châu (4), trăm ức mặt trời mặt trăng, trăm ức núi Tu Di (5), trăm ức biển lớn đều không lìa sự thu nhiếp của ba nghìn đại thiên thế giới. Pháp Bồ Tát Tạng cũng lại như thế. Đã có pháp phàm phu (6), pháp Thanh Văn, Duyên Giác, cho đến pháp chư Phật cũng không xa lìa Bồ Tát Tạng. Vì sao thế? Bởi vì Thanh Văn Thừa, Duyên Giác Thừa, chư Phật thừa đều đồng có một. Cũng như cấy lớn cọng, cành, nhánh, lá, thưa dày, sum sê đều đồng một góc. Bồ Tát Tạng là cội gốc sanh ra pháp tam thừa (7), không sai không khác. Số lượng kia rộng lớn không thể tính toán; vì như biển lớn, bao la không ngằn mé. Giả sử có Vua A Tu La (8), các vị Dược Xoa v.v…cho đến các đại lực sĩ, muốn dò xét biển kia, không bao giờ biết được. Các chúng Thanh Văn, Duyên Giác, tất cả trời, người, v.v…muốn biết pháp Bồ Tát Tạng, không thể cùng tận; các người có trí, muốn biết pháp giới, định, huệ, của Bồ Tát còn không thể biết, chỉ có ai vào Bồ Tát Tạng mới tự mình biết rõ ràng.
- Lại nữa, thiện nam tử! Ví như biển lớn chỗ ở của các loại thủy tộc, chỉ uống nước trong biển cả, không biết mùi vị ở sông suối. Người nào thật hành Bồ Tát thừa chỉ biết pháp Bồ Tát Tạng, không thích con đường Thanh Văn, Duyên Giác.
- Thiện nam tử! trong Bồ Tát Tạng tạm gọi có ba: Thanh Văn, Duyên Giác có khác. Thanh Văn chỉ nghe nghĩa lý bốn diệu đế, cầu chứng Niết Bàn. Ấy gọi là Thanh Văn tạng. Ai chỉ ưa thích lý duyên sinh (10), để cầu chứng Niết Bàn. Ấy gọi là Duyên Giác tạng. Người hành Bồ Tát tạng sẽ chứng đặng Phật nhất thiết trí. Lại nữa, thiện nam tử! nên biết Thanh Văn Tạng, Duyên Giác Tạng, Bồ Tát Tạng bình đẳng không sai khác. Tâm chúng sinh ưa muốn có "tam thừa học", do đó người học cầu Thanh Văn, trí tuệ hẹp hòi, không chỗ dung nạp, sợ khổ luân hồi, đối với pháp tứ diệu đế rất là ham thích, cầu chứng Niết Bàn, cho được yên ổn!
- Người thích cầu quả vị Duyên Giác, tâm có hạn ngại, không thể khắp vì chúng sanh, không đủ tâm đại bi, để thật hành hạnh lợi tha. Chứng Niết Bàn cho là cứu cánh.
Đại Bồ Tát học Bồ Tát Tạng, tâm lượng rộng lớn, không như chỗ so lường của hàng Thanh Văn, Duyên Giác, chỉ có các vị Bồ Tát tu học pháp kia, mới hay rõ biết. Lại nữa! thiện nam tử! Thanh Văn, Duyên Giác chỉ ưa tự thừa, tu các căn lành cầu quả nhị thừa, đối với pháp Bồ Tát, lại không rõ biết. Các Bồ Tát quán pháp Thanh Văn, đối với pháp tứ đế, đều hay chứng biết, khéo hay phân biệt, nhưng không bao giờ ưa chứng quả kia. Quán pháp Duyên Giác ở trong mười hai nhân duyên đều hay chứng biết, khéo hay phân biệt, nhưng không thú chứng quả kia. Bồ Tát viên mãn các hạnh thông suốt tất cả pháp lành; vì như đồ quý báu torng sạch như ngọc lưu ly, đựng các vật dụng, đều đồng một sắc sáng sạch không khác; pháp Duyên Giác, Thanh Văn vào trong Bồ Tát Tạng vốn không khác. Thế nên các Đại Bồ Tát vào Bồ Tát Tạng rồi thất các pháp bình đẳng, không có sai khác, không có pháp tướng (11) của chư Phật, không có pháp tướng Bồ Tát mà cũng không có pháp tướng của nhị thừa, đối với tất cả pháp không có chỗ so đo, nghĩ ngợi, lìa các ngôn ngữ văn tự, không biểu không thị. Vì cớ sao? Vì không tướng trạng, không thể quan sát, vì lìa nghĩa lý, nên không thể suy tư. Học được như thế nhiếp tất cả trí. Thiện nam tử! Ấy gọi là Bồ Tát Tạng, thông suốt như thế, tự tại vô ngại.
Lúc bấy giờ Bồ Tát Diệu Kiết Tường đến lúc gà gáy sáng lại vì các vị Đại Bồ Tát, tuyên nói câu Kim Cương bất thoái chuyển bánh xe Pháp, bảo các vị Bồ Tát rằng:
- Thiện nam tử! nếu Đại Bồ Tát, khéo nói chánh pháp, nghe qua hiểu ngộ, kẻ nói người nghe, tất cả đều được pháp bất thoái chuyển (12), các vị đó không chuyển động, không tan hoại. Thiện nam tử! pháp bất thoái chuyển, hoặc thừa, hoặc cảnh giới của thừa, hoặc Phật, hoặc Pháp hay Tăng, đều là bánh xe không thoái chuyển. Vì cớ sao? Vì bất thoái chuyển, tức là pháp giới, vì không lìa chỗ sanh trong pháp giới, bánh xe kia không tướng chuyển. Ấy gọi là chuyển pháp luân, không hai không khác tức là tự tánh pháp giới vậy.
- Thiện nam tử! thế nên người thật hành các hạnh Bồ Tát, phải biết như thế, liền được giải thoát bánh xe bất thoái chuyển Đại Bồ Tát rõ biết như thế, giải thoát như thế rồi, sẽ chứng đặng quả Như Lai, khắp hay lợi lạc tất cả chúng sanh; đối với cửa giải thoát, không có hai pháp. Như Lai tướng giải thoát, tất cả pháp tướng giải thoát, vì đều không có khác. Tất cả pháp không tướng giải thoát cũng không hai tướng. Vì sao? Vì thân không giải thoát, tâm cũng không giải thoát, hai pháp tự tánh tức là tướng giải thoát vậy. Tất cả sự vật cũng lại như thế. Các Bồ Tát rõ biết như vậy. Ấy tức là bánh xe không thoái chuyển.
- Thiện nam tử! phải biết bánh xe không thoái chuyển, nhưng không chỗ chuyển. Vì sao thế? Vì sắc cùng sắc tự tánh vốn không chỗ chuyển, thọ, tưởng, hành, thức, cũng như vậy, thức tự tánh cũng không chỗ chuyển. Các pháp tự tánh đều không chỗ chuyễn. Ấy tức là bánh xe không thoái chuyển. Bánh xe kia, xưa nay không có đoạn hoại, không tướng đều là tướng chẳng phải 'có sở đắc', chẳng phải 'không sở đắc', chẳng phải nói, chẳng phải là không nói, không danh từ, không trụ trước!
- Lại nữa, 'không, vô tướng, vô nguyện" , tướng giải thoát môn là pháp không thể nào phân biệt được, từ đâu mà có. Tất cả tướng kia cũng như hư không, không chỗ gá nương, tự tánh các pháp, không nương không trụ. Ấy gọi là cấu Kim Cương (13) bánh xe không thoái chuyển. Thiện nam tử! đặc tính các pháp là không, không thể phá hoại, câu Kim Cương kia xa lìa tất cả kiến chấp, phải trụ như thế vào cửa không giải thoát. Câu Kim Cương kia xa lìa các sự phân biệt, phải trụ như thế vào môn tướng giải thoát. Câu Kim Cương kia lìa các nghi hoặc nên trụ như thế vào cửa vô nguyện giải thoát. Câu Kim Cương kia lìa các chấp trước, phải trụ pháp giới như thế. Câu Kim Cương kia lìa các sự vật, không ta đây, không tạo tác, không tham, không trước, an trụ tự tánh, thanh tịnh Niết Bàn. Ấy gọi là câu Kim Cương.
Lúc bấy giờ Bồ Tát Diệu Kiết Tường ở trong suốt đêm, đầu hôm, nửa đêm, gà gáy vì các Bồ Tát nói các pháp yếu rồi. Các Bồ Tát ấy, đều được pháp môn đại định sáng suốt nhiệm mầu. Mỗi vị Bồ Tát ấy toàn thân trong mỗi lỗ chân lông phóng ra trăm nghìn yến sáng, trong mỗi tia sáng, hiện ra trăm ngàn đức Phật, mỗi một đức Phật ở khắp mười phương thế giới, rộng vì chúng sinh ra làm việc Phật.
Khi ấy Vua nước Ma Già Đà, sắm đủ các đồ ăn uống rồi, bình minh xuất hiện, đến chỗ Bồ Tát Diệu Kiết Tường, bạch với Bồ Tát rằng:
- Nay đúng là giờ mời Bồ Tát thọ lãnh đồ cúng dường của tôi. Bồ Tát nhận lời thỉnh của Vua liền đến hoàng cung. Lúc bấy giờ, tôn giả Đại Ca Diếp! gần đến giờ ăn, Ngài đắp y mang bát, cùng 500 tỳ kheo, muốn vào đại thành Vương Xá (14), thứ lớp khất thực, đi nửa đường trong lòng suy nghĩ, chúng ta, này không nên vào trong thành nầy, nên đến chỗ Bồ Tát Diệu Kiết Tường nghe thọ chánh pháp, suy nghĩ như thế rồi, liền cùng chúng tỳ kheo đồng đến chỗ Bồ Tát Diệu Kiết Tường, đến rồi cùng nhau hoan hỷ kính lễ hỏi han, rồi trụ một bên. Giờ phút thiêng liêng ấy, Bồ Tát Diệu Kiết Tường bảo tôn giả Đại Ca Diếp rằng:
- Tôn giả Ca Diếp cớ sao giờ ăn lại mang bình bát đến đây?
Ca Diếp bạch rằng:
- Chúng tôi muốn vào đại thành Vương Xá khất thực, nhưng trước vào đây
Bồ Tát Diệu Kiết Tường nói:
- Chúng tôi sẽ cúng dường cho Tôn Giả và các tỳ kheo các đồ uống, đồ ăn.
Ca Diếp đáp rằng:
- Bạch Bồ Tát! Không phải như vậy, ngày nay chúng tôi đến đây là để nghe chánh pháp, không phải cầu sự uống ăn.
Diệu Kiết Tường thưa:
- Tôn giả phải biết, các người cầu đạo có hai hạng nhiếp dưỡng: Một là hạng uống ăn; Hai là hạng nghe diệu pháp.
Ca Diếp bạch rằng:
- Đúng vậy Đại Sĩ, chúng hữu tình thế gian, nếu lìa đoạn thực (15) thì không có chỗ nào hòa hiệp, không thể nuôi dưỡng sắc thân, đâu có thể nghe thọ diệu pháp?
Bồ Tát Diệu Kiết Tường nói:
- Tôn Giả nên thọ lãnh đồ ăn uống, tôi sẽ cúng dường; sự cúng dường ấy không khỏi luân hồi, chẳng chứng niết bàn, không thể lìa pháp dị sanh (16), không trụ pháp thánh đạo. Vì cớ sao? Sở thí cúng năng thí, không tăng không giảm, không có pháp gì có thể sanh mà cũng chẳng có pháp gì có thể diệt, không có pháp gì có thể học, cũng không sở đắc. Thế nên tôi phải cúng đồ ăn, đồ uống cho các vị. Ca Diếp bạch với Bồ Tát Diệu Kiết Tường rằng:
- Quý hóa thay, Bồ tát là bậc đại thí chủ. Cúng thí như thế, gọi là chơn bố thí.
Lúc ấy, Bồ Tát Diệu Kiết Tường suy nghĩ như thế nầy:
- Tôi nay vào đại thành Vương Xá, vì Vua nước Ma Già Đà làm Phật sự vĩ đại, nghĩ thế rồi, tức thời vào tất cả đại định thần thông biết hóa. Ở trong đại định nầy, phóng ra hào quang sáng lớn, khắp soi thế giới Ta Bà, thấy ba nghìn đại thiên thế giới, như xem trong bàn tay; nơi nào có địa ngục, bàng sinh và các loại hữu tình, nhờ yến sáng chiếu soi đều được xa lìa sự khổ, không một chúng sinh nào khởi tâm tam độc (17), cũng không có tưởng ganh ghét oán thù, lẫn nhau thương mến, như con như mẹ. Trong ba nghìn đại thiên thế giới, đều có sáu thứ chấn động. Khi ấy, chư thiên tử v.v…ở cõi dục và cõi sắc, đều đến cùng dường Bồ Tát Diệu Kiết Tường, trổi lên trăm nghìn âm nhạc, mưa các hoa trời tươi đẹp, rải cùng đường sá, rất là trang nghiêm. Bồ Tát Diệu Kiết Tường dùng sức thần thông, khiến đường sá kia thật là bằng phẳng, cũng như mặt bàn, đem vô số trân bửu để mà nghiêm sức, rải các hoa tươi, lớn như vừng bánh xe. Ấy là hoa Ưu Bát La (18), hoa Câu Mẩu Đà (19), hoa Bôn Noa Lợi Ca (20) v.v…lại dùng màng lưới báu che khăp ở trên, bủa khắp các trang phan bảo cái đầy cõi hư không, lại hiện đài hoa bảy báu và các loại cây quý báu, trên các cây quý báu đều có ngọc báu lưu ly trở thành hoa quả, dùng các dây báu làm thành hàng rào, mỗi một cây báu đều tỏa ra mùi thơm nhiệm mầu, khắp một do tuần, gần các cây đó lại có những ao quý báu cát toàn bằng vàng rải ở dưới đáy, nước tám công đức (21), đầy nhẩy ở trong, tưới các hoa nhiệm mầu. Như hoa Ưu Bát La, hoa Bát Nạp Ma, hoa Câu Mẩu Na, hoa Bôn Noa Lợi Ca v.v…lại có các loại chim; Uyên ương, phượng hoàng, bạch hạc v.v…bay liện bốn phía. Trong các cây báu, đài báu, đều có mùi thơm vi diệu, ai ngửi qua là hoan hỷ, dưới mỗi cây có 25 thiên nữ, cầm hương chiên đàn (22), dân lên cúng dàng. Bồ Tát Diệu Kiết Tường ở trong thiền định, hiện các việc thù thắng đặc biệt rồi liền xuất định, liền bảo tôn giả Đại Ca Diếp rằng:
- Tôi nay cùng tôn giả đồng đến đại thành Vương Xá, trong cung vua Ma Già Đà, thọ lãnh các đồ cúng dường, ăn uống; đại đức trưởng lão phải đi đến trước, tôi sẽ theo sau.
Ca Diếp bạch rằng:
- Không thể như vậy, thưa Bồ Tát! Đại sĩ đầy đủ trí huệ, thần thôn vô lượng, đa văn biện tài, khéo nói các pháp. Đức Thế Tôn thường khen ngợi thế. Chúng sanh ai thấy đại sĩ đều pháp tâm bồ đề, thật hành hạnh nguyện Bồ Tát. Tôi trong hành chúng Thanh Văn, dù được xưng là kỳ cựu, nhưng không đủ khả năng như đại sĩ , đâu dám đi trước, ngồi trước, xin đi theo sau Bồ Tát. Vì cớ sao? Vì tất cả chúng sanh đều phát tâm bồ đề, chúng Thanh Văn, Duyên Giác khó mà bì kịp, huống chi là những người thật hành đạo Bồ Tát đã lâu. Ví như sư tử con, dù mới sanh, nhưng có sứ lớn, mạnh mẽ oai hùng, không có sợ sệt, thân nó tỏa ra mùi thơm, gió thổi khắp nơi các loài thú nghe biết đều là lo sợ! cho đến loài voi lớn, dù có sức mạnh, tất cả thế gian, không thể chế phục; khi nghe mùi hương của sư tử mới sinh cũng sanh tâm sợ hãi. Chúng sanh nếu phát tâm bồ đề, dũng mãnh kiên cố, tất cả tưởng ma, chúng sinh sợ hãi, Thanh Văn, Duyên Giác cũng không bì kịp! Các Đại Bồ Tát nghe Phật nói pháp đại thừa, tâm hồn không động, sanh đại hoan hỷ, thường làm cách như sư tử rống để hàng phục ma chướng. Thế nên ở trong chơn pháp (23), không có tam thừa (24), chỉ dùng tâm bồ đề làm tôn trưởng, vì tất cả pháp lành đều từ tâm bồ đề sanh. Nay Bồ Tát đi trước cũng như tâm bồ đề sinh ra vô lượng pháp lành.
Lúc bấy giờ Bồ Tát Diệu Kiết Tường hoan hỷ đi trước, các đại Bồ Tát tả hữu vây quanh, các chúng Thanh Văn đều đi theo sau lìa chỗ bản trụ, vào thành Vương Xá. Khi ấy trời mưa hoa báu, ở giữa hư kho6g, tấu trăm nghìn thứ nhạc trời, phóng hào quang sáng, khắp soi đại chúng, ở trong ánh sáng, mưa các hoa sen, tất cả nhân dân trong thành Vương Xá, thấy Bồ Tát rồi đều sanh hoan hỷ, cầm các hương hoa để mà cúng dường.
Lúc bấy giờ Vua nước Ma Già Đà nghe Bồ Tát Diệu Kiết Tường cùng tám muôn chúng đại Bồ Tát và năm trăm Thanh Văn, đồng đến phó hội, liền suy nghĩ rằng: chỗ tôi chuẩn bị đồ ăn, thức uống cho năm trăm khẩu phần. Nay đâu các chúng Bồ Tát nhiều hơn số kia, làm sao cúng dường đầy đủ; lại nữa nơi đâu mà dung chứa cho hết!
Nghĩ như thế rồi, Bồ Tát Diệu Kiết Tường, biết được ý Vua mới nói với các thiên vương và đại dạ xoa chúa là Cung Tỳ La, ở trong giây phút hóa hình đồng tử đến trước bệ Vua mà tâu với Vua rằng.
- Đại Vương chớ nên lo nghĩ, Bồ Tát Diệu Kiết Tường có phương tiện lớn, phước đức cùng trí tuệ, không thể nghĩ bàn hay dùng một bữa ăn khắp giúp cho tất cả chúng sinh trong ba nghìn đại thiên thế giới, đều được no đủ, đồ ăn không bao giờ hết. Nay đây tám muôn Bồ Tát, năm trăm Thanh Văn, số kia không có nhiều, tại sao phải lo? Vì cớ sao? Bồ Tát Diệu Kiết Tường! vì phước đức và trí tuệ vốn không cùng tận cho nên vật thực cũng không cùng tận.
Lúc ấy Vua nước Ma Già Đà nghe lời ấy rồi tâm sanh đại hoan hỷ, ưa thích vui sướng, liền đến Bồ Tát Diệu Kiết Tường, khởi tâm cung kính, tôn trọng cho là việc hy hữu, cùng các cung thuộc, mang các thứ hương hoa, hương bột, hương xoa v.v…trổi các bản nhạc, cung nghinh Bồ Tát, gặp Bồ Tát rồi lễ bái hỏi thưa, rải các hoa thơm, đi trước hướng dẫn Bồ Tát vào trong cung Vua rồi. Lúc ấy Bồ Tát Diệu Kiết Tường đến cung Vua rồi, liền bảo Bồ Tát Phổ Chiếu rằng:
- Thiện nam tử! ông phải trang nghiêm đạo tràng nay chính là phải thời.
Bồ Tát Phổ Chiếu nhận lãnh sứ mện rồi, dùng sức thần thông làm cho cung điện nhà Vua bỗng nhiên rộng rãi nghiêm tịnh, các chỗ trang nghiêm, không có chi ngăn ngại cả. Treo các hoa thơm, tràng phan anh lạc, nghiêm sức thứ nhất, thành đạo tràng vĩ đại. Lại bảo Bồ Tát Pháp Thượng rằng:
- Thiện nam tử! ông nên vì tôi trải các toại cụ thượng diệu, để yên trong đại chúng an tọa.
Lúc ấy Bồ Tát Pháp Thượng khảy móng tay để mà triệu tập, ở trong giây phút có tám muôn ba nghìn pháp tòa thượng hạng xuất hiện chốn đạo tràng, các thứ quý báu để mà trang nghiêm. Các pháp tòa chánh giáp khắp chốn đạo tràng không bị ngăn cản. Lúc bấy giờ Bồ Tát Diệu Kiết Tường thăng tòa và khiến các chúng Bồ Tát và Thanh Văn cũng an tọa mỗi pháp tòa. Vua nước Ma Già Đà liền đến trước Bồ Tát Diệu Kiết Tường bạch rằng:
- Cuối mong Bồ Tát cùng đại chúng thương xót chúng tôi, từ việc cúng dường các đồ ăn uống đến những nghi lễ thô sơ.
Lúc bấy giờ, bốn vị đại thiên vương cùng các hàng quyến thuộc đồng đến đạo tràng, kính lễ cúng dường Bồ Tát Diệu Kiết Tường và các đại chúng. Lại có vị chúa Trời Đế Thích cùng các quyến thuộc và bà con của A Tu La v.v… mỗi vị đều mang hương bột chiên đàn, đi đến đạo tràng cúng dường đại chúng. Lại có Đại Phạm Thiên Vương chủ thế giới Ta Bà, biến tướng đồng tử cùng các chúng Phạm Thiên, thị giả hai bên đều mang phát trần (25) quý báu đến chốn đạo tràng, lễ kính Bồ Tát Diệu Kiết Tường rồi đứng qua một bên, các chúng phạm thiên cũng mang phất trần cùng các Bồ Tát và chúng Thanh Văn cùng đứng bên hữu. Lại có Long Vương Vô Nhiệt Não, trên đường đến đạo tràng, trụ giữa hư không, không hiện thân kia mang các chuỗi anh lạc, trong chuỗi anh lạc kia lưu xuất nước tám công đức (26). Tất cả đại chúng dùng nước ấy không cùng tận
Lúc ấy, Vua nước Ma Già Đà liền suy nghĩ rằng: các Bồ Tát nầy đều không bình bát, rồi lấy chi mà ăn? Diệu Kiết Tường Bồ Tát biết ý Vua nghĩ rồi tâu Vua răng:
- Đại Vương chớ suy nghĩ, các vị Bồ Tát nầy tuy không mang theo bình bát, nhưng khi cần dùng, tùy theo mỗi cõi Phật mà bình bát tự nhiên đưa đến.
Đại Vương hoan hỷ! liền bạch với Bồ Tát Diệu Kiết Tường rằng:
- Các Bồ Tát ấy ở cõi Phật nào? Từ đâu đến đây? Tôi muốn biết rõ ràng cõi nước và danh tự.
Diệu Kiết Tường đáp rằng:
- Đại Vương nên biết! Ở phương đông có nước tên là Thường Thanh,đức Phật nước ấy hiệu là Kiết Tường Thanh Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng, Chánh Giác, hiện tại thuyết pháp. Các vị Bồ Tát ấy từ cõi Phật kia đến để thọ lãnh đồ cúng dường của Vương cung, đây là một việc khiến Đại Vương được thấy những việc ít có, đúng theo thời thế giới Thường Thanh, lưu trữ tám muôn ba nghìn bình bát tốt, vì nhờ sức oai thần của đức Phật kia và sức hạnh nguyện của các vì Bồ Tát, các bình bát kia từ hư không đến thế giới (27) Ta Bà nầy, đến ao vô nhiệt não (28), liền khi đó có tám muôn ba ngàn Long nữ, dùng nước tám công đức rửa sạch các bình bát kia, mỗi vị mang bát đến trước các Bồ Tát.
Vua nước Ma Già Đà thấy việc ấy rồi, khen ngợi chưa từng có, không thể nghĩ bàn, tâm rất hoan hỷ. Lúc ấy, Bồ Tát Diệu Kiết Tường tâu với Vua rằng:
- Giờ đây, các vị Bồ Tát đã có bình bát, Vua nên phân bố đồ ăn đồ uống cúng dường toàn chúng.
Đại Vương liền bình đẳng phân chia các thức ăn vào bình bát dâng lên các vị Bồ Tát và đại tăng. Đại chúng trong đạo tràng cảm khích đầy đủ các đồ cúng dường, không có vị nào thiếu thốn cả, quán sát đồ ẩm thực hãy còn không hết. Vua bạch với Bồ Tát Diệu Kiết Tường rằng:
- Đại sĩ! Thật là ít có, tôi chỉ dùng ít phẫm vật để cúng dường đại chúng, thế mà đồ ăn hãy còn lưu lại.
Bồ Tát bảo rằng:
- Pháp chân thật của Đại Vương không cùng tận, nên phẩm vật mà đại vương cúng cũng không cùng tận.
Chư Bồ Tát và đại chúng, độ ngọ đã xong, phóng bình bát giữa hư không mà trụ, không bị lay động, Đại Vương bạch với Bồ Tát rằng:
- Bát ấy trụ ở nơi nào?
Bồ Tát đáp:
- Đại Vương! Pháp chân thật có trụ chỗ nào không?
Vua bạch:
- Pháp chân thật không trụ chỗ não cả.
Bồ Tát nói:
- Đại Vương nên biết, chân pháp không chỗ trụ. Bát nầy cũng không chỗ trụ. Bát nếu không chỗ trụ, các pháp cũng lại như vậy. Đại Vương phải biết, pháp tánh vốn không, nên như thế mà trụ.
Lúc bấy giờ, Vua nước Ma Già Đà cúng dường Bồ Tát Diệu Kiết Tường và đại chúng xong, đứng trước Bồ Tát, sanh lòng khát ngưỡng, muốn nghe chân pháp kia, liền bạch với Bồ Tát Diệu Kiết Tường rằng:
- Bồ Tát mở lòng đại từ, vì tôi cùng chúng sinh giảng nói giáo pháp hy hữu.
Bồ Tát bảo rằng:
- Đại Vương! Giáo pháp hy hữu, giả sử trải qua nhiều kiếp số như cát sông Hằng, các đức Phật Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, trải qua trăm nghìn đời, nói cũng không hết.
Đại Vương nghe qua tâm sinh sợ hãi, mê muội không vui. Khi ấy tôn giả Đại Ca Diếp tâu với Đại Vương rằng;
- Chớ nên nghĩ các đức Phật nhiều như số cát sông Hằng, không thể tuyên nói giáo pháp hy hữu. Bồ Tát Diệu Kiết Tường cũng không thể nói hết. Chỉ vì giáo pháp của Phật, nói không cùng tận, không thể dùng ngôn thuyết mà diễn tả được. Đại Vương chỉ theo ý thích ưa muốn nghe giáo pháp gì?
Lời hỏi phớt qua của Bồ Tát Diệu Kiết Tường, nhưng vị Đại Sĩ nầy có sức phương tiện (29) thiện xảo vô lượng, quyết hay vì Vua thuyết pháp ít có, nghe lời ấy rồi,tâm liển tỉnh ngộ, liền bạch với tôn giả rằng:
- Tôi mới nghe qua Bồ Tát nói, tâm sanh nghi hoặc, nhưng nhờ tôn giả giải thích tỉ mỉ, tôi được tỉnh ngộ, liền đến trước Bồ Tát Diệu Kiết Tường bạch rằng:
- Bồ Tát như thế nào? Các Đức Phật nhiều như số cát sông Hằng cũng không thể tuyên nói pháp hy hữu, tôi nghe lời ấy, tâm không bị lầm; cúi mong Bồ Tát giải quyết mối nghi cho tôi.
Bồ Tát Diệu Kiết Tường bảo rằng:
- Đại Vương! Chư Phật số nhiều như cát sông Hằng đều hay tuyên nói pháp hy hữu. Pháp mà không thể nói ấy là pháp hy hữu, Đại Vương! Phải đối với tất cả pháp, tâm không bao giờ trụ trước. Pháp kia không thể nói. Các đức Phật Như Lai cũng không thể nói. Đại Vương! Đối với các đức Phật Thế Tôn, có thấy tướng được không?
- Chẳng phải vậy. Vua đáp.
Lại hỏi thêm:
- Pháp hữu vi (30), pháp vô vi (31), pháp chân thật, pháp hư vọng đều có thể thấy được không?
Vua đáp:
- Đều không thể thấy.
Bồ Tát nói:
- Đối với tất cả pháp có chỗ xem tướng không? Đối với tất cả pháp có chỗ nào nói được kh ông?
Vua đáp:
- Không thể được.
Diệu Kiết Tường nói:
- Đại Vương! Vì do nghĩa nầy, nên tôi mới nói pháp ít có, chư Phật nhiều như số cát sông Hằng, không thể nào tuyên nói cho hết.
Lại nữa, Đại Vương! Hư không không hình tướng, cũng không động chuyển; khói mây bụi mù, không thể dính mắc. Hư không bản tánh thanh tịnh, không pháp gì có thể nhiễm, không pháp gì có thể tịnh, chư Phật Như Lai rõ biết tất cả pháp cùng hư không v.v…do nghĩa nầy nên các Phật số nhiều như cát sông Hằng, nói không thể cùng tận.
Lại nữa Đại Vương! Chư Phật Như Lai ở trong tướng vô trụ, ngưng nhiên không động, dụng công nhưng thường vắng lặng. Vì sao? Vì pháp không thể dời, vì nó "ly" xứ nhưng "phy" xứ; pháp không thể đặng vì lìa các chấp tướng. Đại Vương nên biết! Các pháp chẳng sinh, cũng chẳng phải không sanh, chẳng lớn, chẳng nhỏ, không chân thật, không chẳng chân thật, chẳng phải hữu tưởng, chẳng phải vô tưởng, không chỗ tạo tác, chẳng phải không tạo tác, không trí không ngu, không chấp tướng, chẳng phải không chấp tướng, không tập hợp, không tan mất, không lại, không đi, chẳng điên đảo, chẳng lìa điên đảo, không tức phiền não, không ly phiền não, chẳng phải tự nhiên sanh, chẳng phải do người khác sanh. Đại Vương! Các pháp như hư không vì không động chuyển, các pháp không so sánh vì lìa bạn lữ; các pháp không hai tướng vì không sai biệt; các pháp không có biên giới, vì không thể thấy; các pháp không có hạn lượng vì không lớn nhỏ; các pháp không cùng tận vì thường bị chuyển; các pháp rộng lớn vì nó không trong, ngoài và chính giữa; các pháp không phân biệt vì nó xa lìa vọng tưởng; các pháp là thường vì không chuyển biến; các pháp là lạc vì không khổ não; các pháp có chủ tể vì lìa vọng chấp; các pháp là thanh tịnh vì không cấu nhiễm; các pháp tịch tĩnh vì thường trạm nhiên; các pháp vộ sở đắc vì lìa ngã tướng (32); các pháp không đáng vui vì tướng giải thoát; các pháp không bỉ thử vì lìa ngã thủ (33); các pháp không phá hoại vì lìa các thứ cháp tướng; các pháp nhất vị vì đồng tánh giải thoát; các pháp một tướng vì xa lìa các tướng khác; các pháp đều không vì lìa các kiến chấp; các pháp vô tướng vì tướng nó thanh tịnh; các pháp vô nguyện vì xa lìa ba đời; các pháp không bị nhiếp trong ba đời vì quá khứ, hiện tại và vị lai không thể đặng, sanh tử, niết bàn vốn bình đẳng; các pháp đều bình đẳng; Đại Vương! Các pháp đã như thế, phiền não, nghi hoặc có thể sanh được không?
- Không thể. Vua đáp. Các pháp đều không, phiền não, nghi hoặc làm sao mà có được!
Bồ Tát Diệu Kiết Tường nói:
- Phiền não không sanh, pháp cũng không nói, phiền não tánh không, các pháp bình đẳng; sanh tử; niết bàn vốn bình đẳng, phiền não, bồ đề cũng bình đẳng. Chú thích:
1. Bồ Tát Tạng: Bodhisattvayana là tạng của Bồ Tát. Bồ Tát Tạng có đủ tam tu tịnh giới là nhiếp luật nghi giới, nhiếp thiện pháp giới và nhiều ích hữu tình giới.
2. Hữu lậu, vô lậu: Lậu tức là phiền não, mê dục. Sáu căn đối với sáu trần còn lậu tiết, còn rĩ ra, còn cảm xúc, còn lưu thông, nên gọi là lậu. Hữu lậu tức là cón lưu chuyển trong vòng phiền não, tham, sân, si, còn vấn vương trong ba cõi, sáu đường. Trái lại là vô lậu.
3. Ba nghìn đại thiên thế giới: Tức là một thế giới lớn như Ta Bà thế giới. 1000 thế giới nhỏ hiệp thành 1 tiểu thiên thế giới, thêm vô 1.000 thể giới nữa thành 1 trung thiên thể giới, thêm vô 1.000 thế giới nữa thành 1 đại thiên thế giới (1.000 = tiểu thie6nl 1.000.000 = trung thiên; 1.000.000.000 = đại thiên). Thế thì 1 tam thiên đại thiên thế giới hay 1 đại thiên thế giới có một ngàn triệu thế giới (1.000.000.000)
4. Bốn đại châu: Bốn châu lớn:
1)Châu Nam Thiên Bộ
2) Châu Đông Thắng Thần
3) Châu Tây Ngưu Hóa
4) Châu Bắc Câu Lư
Ấy là 4 cõi đại lục tại bốn phương núi Tu Di.
5. Núi Tu Di: Sumeru. Quả núi lớn nhất ở trung tâm vũ trụ. Ấy là hòn núi của tiên thánh, mỗi ngày các ngôi tinh tú xoay chung quanh quả núi này…
6. Pháp phàm phu: Prthagjana: là pháp tầm thường, pháp thiếu đạo đức và ưa nhạo báng, pháp phàm phu đối với pháp thánh nhơn.
7. Pháp tam thừa: Giáo pháp của Thanh Văn, giáo pháp của Duyên Giác, và giáo pháp của Bồ Tát.
8. Vua A Tu La: Là vị Vua ưa làm phước nhưng hay giận tức. Có nhiều loại vua A Tu La; Vua A Tu La ở cõi trời, vua A Tu La ở cõi người, vua A Tu La ở cõi quỷ và vua A Tu La ở cõi súc v.v…
9. Dược Xoa: Yaksas, cũng dịch Dạ Xoa, một loại trong tám loai chúng sinh (xem tám bộ chúng); Hạng quỷ thần thường hãm hại người, súc.
10. Lý duyên sinh: Các pháp do nhân duyên sinh la lối tu quán của Duyên Giác Thừa, quán cây rơi lá rụng, quán pháp sanh diệt, nhận chân lý duyên sinh.
11. Pháp tướng: Tướng trạng của pháp, các pháp tức các sự vật đều đồng một tánh, nhưng khác tướng. Các tướng đều sai biệt nhau. Pháp tướng của chư Phật không thể nghĩ bàn.
12. Bất thoái chuyển: Avaivarkita: Chẳng quay gót trở lại. Kêu tất cả là bất thối. Việc tu hành về công đức, thiện căn, trí huệ càng ngày càng phát triển, chớ không thoái thất.
13. Câu Kim Cương: Câu xưng tụng thập hiệu. Mười danh hiệu của Phật; lại có những câu kệ, những câu ca ngợi, phúng vịnh xưng tán công đức của Phật. Cũng gọi là Kim Cang cú.
14. Đại thành Vương Xá: (S) Rajagrihha (P) Raijagaha: Kinh đô nước Ma Kiệt Đà (Magadha) vua Tần Bà Sa La (Bimbisara) trị vì lúc đức Phật giáng sanh. Sau khi đắc đạo, đức Phật thường thuyết pháp tại thành này để hóa độ Vua và hoàng tộc.
15. Đoàn thực: Một cách ăn trong bốn cách ăn. Đoằn thực nghĩa là vo tròn miếng ăn bỏ vào miệng. Cũng gọi là đoạn thực, miếng ăn cắt ra từng đoạn. Đoàn thực là cách ăn thông thường của người đời.
16. Pháp dị sanh: tức là chúng sanh pháp. Prthagjana là loài khác hơn động vật thường.
17. Tâm tam độc: tâm tham lam, tâm giận tức và tâm si mê.
18. Hoa Ưu Bát La: Udambara, dịch là Linh Thụy Hoa. Cây linh nầy mấy nghìn năm mới trổ hoa, khi hoa nở thì có bực Luân Vương xuất thế, hay có Phật ra đời.
19. Hoa Câu Mẫu Đà: Kusuma, một loại hoa thơm bát ngát, đẹp tuyệt vời, hương sắc đầy đủ.
20. Hoa Bôn Noa Lợi Ca: Pundarika: Hoa sen trắng
21. Nước tám công đức: Eau ayant les huit bonnes qualites. Nước có 8 công đức, 8 đức tánh; ấy là: lắng sạch, trong, mát, ngọt ngon, nhẹ dịu, nhuần trơn, an hòa, lúc uống trứ được đói khát, và vô số sự lầm lỗi lo âu và uống rồi bổ khỏe các căn về thân thể và về tinh thần.
22. Hương chiên đàn: Mùi thơm của cây chiên đàn. Người ta dùng mùi thơm ấy để cúng Phật và luôn tiện khử trược.
23. Chơn pháp: tức là chơn lý, giáo pháp chơn chánh.
24. Tam thừa: Triyana ba cổ xe dùng để chuyên chở. Thanh Văn Thừa, Duyên Giác thừa và Bồ Tát thừa.
25. Phất trần: Cây kết bởi sợ, gai, v.v…có cái cán. Các vị tu hành thường cầm để tiêu biểu cho sự đập giữ các bụi trần phiền não, thân tâm được tự tại.
26. Nước tám công đức: Eau ayant huit bones qualites. Nước có 8 công đức, 8 đức tánh: ấy là: lắng sạch, trong mát, ngọt ngon, nhẹ dịu, nhuần trơn, an hòa, lúc uống trừ được đói khát, và vô số sự lầm lỗi lo âu và uống rồi bổ khỏe các căn về thân thể và về tinh thần.
27. Thế giới Ta Bà: Saha. Cõi kham nhẫn. Thế giới Tam Thiên Đại Thiên do đức Thích Ca làm hóa chủ. Thế giới Ta Bà dịch là nhẫn độ. Nơi ấy người tu hành phải kham nhẫn, chịu sự nhẫn nhục, vì cõi nầy có đủ các sự trược ác mà chúng sanh phải chịu. Ta Bà thế giới cũng gọi là đại nhẫn thế giới, vì ở cõi nầy rất khó mà tu học và ai tu học được thì có phước đức nhiều hơn ở cõi Tịnh Độ.
28. Vô Nhiệt Não: Manasarovara. Đây là cái ao không nóng bức, không phiền muộn. Cái ao rất là trong mát yên vui, tự chủ và mọi việc được như ý nguyện.
29. Phương tiện thiện xảo: Upaya; Monyen habilete dans l'emploi des monyens. Theo phương tiện khéo léo mà làm việc, tùy cảnh ngộ giúp ích chúng sanh về vật chất hay về tinh thần. Cũng gọi là quyền phương tiện là một đức độ lớn của Bồ Tát khi ra đời độ sanh.
30. Pháp hữu vi: Sự vật có tạo tác, cố ý tạo tác, chớ không chìu theo cái tự nhiên. Trái với pháp vô vi, những gì có sắc thì thuộc hữu vi. Hữu vi thì có tánh bất thường, vô thường. Hữu vi tức là hữu lậu, còn phiền não, trìu mến.
31. Pháp vô vi: trái lại với nghĩa pháp hữu vi.
32. Ngã tướng: tướng của ta, chúng sanh đối với pháp ngũ uẫn là hòa hiệp một cách giả tạm, thế mà họ kể bậy là có thân mình, cái thiệt mà mình có. Đó gọi là ngã tướng.
33. Ngã thủ: Bảo thủ cái ta, chấp chặc thân ta là có thiệt, là hằng còn, bảo thủ tối đa về cái ngã tướng.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.141.45.33 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.