Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
ĐƯỢC THẮNG SƯ, BẠN GIÚP ĐỠ MAU ĐƯỢC TẤT ĐỊA
----- PHẦN THỨ NHẤT -----
Bấy giờ Dược Xoa Chủ Kim Cương Thủ( Yaksàdhipati Vajrapàni ) có lòng đại từ thương sót cho đời sau , phóng ra ngàn ánh sáng, rồi nhất tâm an trụ. Lúc đó, Diệu Tý Bồ Tát ( Subàhuh Bodhisatva ) dùng sự trì tụng, nơi tất cả Chân Ngôn Minh được nghĩa thành tựu và nghĩa chẳng thành tựu. Ngài một lòng kính lễ Dược Xoa Chủ Kim Cương Thủ Bồ Tát và hỏi rằng :
“ Thưa Bồ Tát ! Tôi thấy thế gian có người trì tụng, trai giới thanh tịnh, chuyên cần tu hành nơi Chân Ngôn Minh mà chẳng thành tựu.
Thưa Bồ Tát ! Như mặt trời phóng ra ánh sáng thì không chỗ nào không soi chiếu được. Nguyện xin bồ tát xót thương nói về nhân duyên ấy. Do đâu mà người trì tụng Chân Ngôn kia đã quy phục tinh cần tối thượng đệ nhất nơi các Chân Ngôn với Pháp Thượng, Trung, Hạ lại chẳng thể thành tựu được? Do tu nhân gì mà chẳng được quả ? Phải chăng tội chướng chưa được diệt trừ ? Nguyện xin bồ tát nói về các việc khó khăn chướng ngại để cho kẻ tu hành kia được nghĩa thành tựu với nghĩa chẳng thành tựu
Thưa Bồ Tát ! Như Đức Phật đã dạy:“ Ánh sáng của Trí Tuệ hay diệt trừ si ám ” . Nếu si ám chăng diệt trừ thì được còn đâu là Minh Tuệ nữa
Thưa Bồ Tát ! Tại sao trì tụng với Hộ Ma ... để làm sự nghiệp mà các Chân Ngôn Vương với chư Hiền Thánh lại chăng cho thành tựu ? Nguyện xin Bồ Tát mở lòng Đại Bi mỗi mỗi giảng nói khiến cho không còn nghi hoặc
Thưa Bồ Tát ! Vì pháp lực ấy không có khả năng chăng ? Vì tác pháp không đúng thời chăng ? Vì đem Chủng Tính làm Tính chăng ? Vì câu chữ Chân Ngôn thừa thiếu chăng ? Vì tu trì khinh mạn chăng ? Vì cúng dường chẳng đủ chăng ? Nguyện xin Bồ Tát mỗi mỗi mở nói từng loại sự việc với các điều khó khăn chướng ngại để cho các người tu hành đều hiểu thấu rốt ráo. ”
Lúc đó, Kim Cương Thủ Bồ Tát nghe Diệu Tý Bồ Tát nói lời chính tâm lợi ích như thế xong. Ngài liền nhắm mắt hoa sen tỏa sáng lửa lại trong giây lát. Sau khi suy tư quán sát xong ngài liền bảo Diệu Tý Bồ Tát rằng :
“ Này Diệu Tý ! Ông khởi tâm vì lợi ích chúng sinh. Tâm này giống như mặt trăng tròn ban đêm tỏa ánh sáng tinh khiết lại chẳng có mây mù khiến cho các người tu hành chẳng mất chính đạo, được vào cảnh giới Phật và vượt đến bờ bên kia. Việc làm của bồ tát chẳng cầu tự vui, đối với chúng Hữu Tình không có hiềm hại, thấy khổ não của người như khổ nẫo của mình, thấy khoái lạc của người như khoái lạc của mình
Này Diệu Tý ! Tôi thấy ông có ý thương sót chúng Hữu Tình giống như con đỏ mà hỏi nghĩa này. Vậy ông hãy lắng nghe, tôi sẽ vì ông mà nói .
Diệu Tý ! Nay tôi nói y theo lời Đức Phật dạy. Nếu có người tu hành sự nghiệp tối thượng, tu hành chân ngôn để cầu thành tựu thì nên lìa các phiền não, khởi niềm tin thâm sâu phát Tâm Bồ Đề,kính trọng mọi pháp phật, tin tưởng kính trọng Tôi (Kim Cương Thủ) và quy mệnh giòng tộc Đại Kim Cương ( Mahà Vajra Kulàya ), xa lìa mười nghiệp bất thiện của thân khẩu ý. Phàm chỗ hưng khởi thường xa lìa các hạnh ngu mê tà kiến. Nếu cầu quả báo, cần phải có Trí Tuệ ví như người nông đân trồng cấy mùa màng lại gieo cây mạ khô nơi mảnh đất màu mỡ. Tuy người ấy bỏ nhiều công đức kèm với nước mưa thấm ướt tràn trề nhưng vì hạt giống héo khô nên không thể sinh ra quả trái được. Sự ngu mê tà kiến cũng giống như thế.
Phàm các người tu hành muốn tạo sự nghiệp trước hết, tự Tâm xa lìa các ngu mê tà kiến, hành 10 pháp Thiện không hề lay động cho đến luôn luôn hành tất cả pháp Thiện. Như có các hàng Thiên ma, A tu la cho đến La sát, các loại Thần ăn máu thịt .v.v.. dùng tâm ác độc đi lại trong ba Cõi làm não hại chúng sinh và làm tán loạn chỗ người tu hành. Nếu có người tu hành vui nơi pháp của Tôi, tu trì tụng tập Chân Ngôn Hạnh thì các loài kia nhìn thấy tự nhiên sợ hãi chẳng thể xâm phạm não hại được .
Nếu muốn khiến các loài Đại Lực Thiên Ma, các hàng Tinh Tú cho đến các loài Quỷ Thần chẳng thể gây chứng ngại đồng thời lại giáng phục được thì cần phải đi vào Tam muội gia Đại man đồ la . Do đi vào nơi trú ngụ an ổn của chư Thiên và Thánh chúng Đại Lực mà gọi là Đại Man Đồ La. Cũng lại nên vào Man đồ la tối thắng và các Đại Chân Ngôn của Đại Minh Vương.Do luôn luôn vào các Đại Man Đồ La, là chốn tụ phước của hàng Đại Minh Vương, giòng tộc Đại Kim Cương, chư Phật, Bồ Tát tức là phụng sự chư Phật Bồ Tát với hàng Đại Minh Vương cho nên được các ảnh tượng của chư Phật Bồ Tát ấy che chở giúp đỡ khiến cho các loài Thiên Ma, A Tu La, Dược Xoa và các loài Rồng Quỷ hay gây chướng ngại không thể xâm phạm não hại được. Các loài này khi nhìn thấy nơi cư trú của người trì tụng thì cảm thấy không thể đến gần được mà tự nhiên lui tan chẳng dám gây chướng ngại.
Nếu tu tất cả Chân Ngôn Thế Gian và Xuất Thế Gian của Pháp Thành Tựu tức là luôn luôn vào các Man đồ la với các Tam Muội Gia kia, thụân theo sự gia trì của Thánh Lực mà tự nhiên phá hoại được tất cả tâm ác. Đã có khả năng vào Tam Muội Gia Man Đồ La kia nhưng vẫn nên phát Tâm dũng mãnh, phát Tâm Bồ Đề, chỉ tin nơi Phật chẳng tin các hàng Ngoại Đạo Thiên Ma. Nếu trái với Tâm này mà trì tụng pháp của Tôi thì tự nhiên sẽ bị hủy diệt
Lại nữa người hành trì tụng chưa được thành tựu. Trước hết, cần phải y theo bậc A Xà Lê có giới đức trong sạch không bị khuyết phạm, có phước đức tối thắng. Nếu gặp được vị A Xà lê này bẩm thụ trì tụng lại tự quyết chí dũng mãnh thì sự tu trì dễ được thành tựu mau được linh nghiệm. Ví như hạt lúa gieo trồng nơi đât tốt màu mỡ thì dễ thu hoạch được quả trái. Gặp được Thầy giỏi cũng như thế. Nếu như khó được linh nghiệm thì do nghiệp đời trước. Khi ấy nên tùy theo Thánh Địa này thì dùng cát ấn thành cái Tháp, hoặc lấy đất làm Tháp ,bên trong Tháp đặt Tượng và để Xá Lợi. Xong nên đem các loại hương, hoa, đèn, vật dụng, rèm, phướng, lọng, các loại kỹ nhạc làm pháp cúng dường. Lại chuyên chú chân thành ca ngợi giải bày làm lễ sám hối. Sám hối xong rồi, y như trước chuyên chú trì tụng không được gián đoạn thì chắc chắn được linh nghiệm. Tu hành như vậy là TU CỤ TRỢ BẠN (tu hành có đủ bạn giúp đỡ) Nếu không có bạn giúp thì sự tu trì sẽ bị thiếu sót ví như chiếc xe cần có đủ hai cái bánh, nếu thiếu một cái thì không thể di chuyển được. Tu hành trợ bạn cũng giống như thế. Nếu cầu bạn giúp đỡ thì nên cầu bạn thuộc giòng tộc tôn quý, hình mạo đoan nghiêm, đầy đủ các căn, tâm tính nhu thuận, thích tu pháp lành, Trí Tuệ nhanh sáng, tinh cần dũng mãnh, có Tâm Đại Bi, thường vui bố thí, tín trọng Tam Bảo, phụng sự cúng dường, chẳng hề quy tín các hàng Ngoại Đạo với loài Thiên Ma. Đây là người có đầy đủ công đức giúp đỡ bạn trong đời Hiền Kiếp. Nhờ vậy các người trì tụng mau được thành tựu trong sự tu hành. Các ông nên biết như vậy LỰA CHỌN TÌM NƠI THÙ THẮNG
---- PHẦN THỨ HAI ---
Lại nữa, người hành trì tụng ! Nếu muốn tu Hạnh Chân Ngôn cầu sự thành tựu, trước hết cầu được pháp do chư Phật giảng nói và cầu tìm được nơi cư ngụ lúc trước của Đức Phật, Bồ Tát, Bích Chi, Thanh Văn vì đấy là Thắng Địa; nơi ấy thường có các hàng Trời, Rồng, A Tu La cung kính thủ hộ cúng dường. Tại sao vậy? Ấy là các bậc Trượng Phu tối thắng trong hàng Trời, Người đã từng ở đấy. Khi được đất này rồi, người hành trì tụng cần phải thanh tịnh thân tâm, đầy đủ luật nghi và thường cư ngụ ở nơi này. Nếu không được phước địa ấy mà chỉ tìm được chỗ bên bờ sông lớn, hoặc bờ sông nhỏ, hoặc cạnh ao suối cho đến khe ở dốc núi có nước trong tràn đầy, không có các loài thủy tộc độc ác ...thì cũng được. Hoặc tìm các chốn có hoa sen, hoa Ô bát la với các hoa thơm cỏ lạ, cỏ mềm phủ khắp. Hoặc các hốc nơi sườn núi hay trong hang núi không có các loài thú đáng sợ như sư tử, thú dữ ... Khi tìm được chốn ấy rồi cần phải đào sâu xuống một khủyu tay, loại bỏ gai góc, gạch ngói, tro than, đất mặn, xương cốt dơ bẩn, lông tóc, các tổ của loài trùng sâu. Nếu đào sâu xuống mà chẳng loại trừ được các thứ trên thì nên bỏ đi tìm đến nơi khác, cũng đào sâu xuóng một khủyu tay như trước rồi lấy đất sạch ở nơi khác lấp bằng hố đấy, xong mới dựng nhà. Cũng dùng đất sạch tán nhỏ thành bùn rồi xoa khắp trong ngoài. Lại dùng Cù ma di xoa lên mặt đất ở ngay chỗ nằm ngồi. Phải thường ở trên mặt đất chẳng được dùng giường phản. Nhà ở chỉ mở cửa hướng về phương Đông, phương Tây hoặc phương Bắc không được hướng về phương Nam. Như vậy dựng nhà xong. Sau đó tùy sự tương ứng dựa theo phương sở của Tôn Tượng mà làm sự nghiệp. Trước hết, dùng các loại diệu hương tô điểm trang sức nơi đặt bày Tôn Tượng. Về Tôn Tượng thì có thể điêu khắc hoặc đúc đắp hoặc vẽ trên vải. Nếu vẽ thì phải tìm sợi vải sạch, lựa bỏ lông tóc rồi đem dệt thành khổ vải, lớn nhỏ dài ngắn tương xứng, không được cắt bỏ sợi vải ở hai đầu. Khi dệt vải xong, dùng nước hương ngâm giặt, căng ra cho thẳng rồi nhờ người vẽ. Người vẽ phải ăn chay, tắm gội sạch sẽ, lại thọ Tám Giới cho trong ngoài thanh tịnh, xong rồi mới vận Tâm vẽ. Phàm sử dụng sắc vẻ thì nên tìm màu sắc đẹp nhất. Tốt nhất không được dùng keo nấu bằng da sinh vật mà dùng keo nấu bằng hương thơm để điều hòa sắc vẻ
Vẽ Tượng xong, tùy theo phương hướng định vị Tượng. Dùng các loại thức ăn uống, hương, hoa, đèn ... làm pháp đại cúng dường. Nếu không đủ khả năng thì tùy theo sức mà cúng dường, cốt yếu là chuyên chú chân thành tín trọng tán thán lễ bái cúng dường. Làm như vậy xong, tụng trì trước mặt Tôn Tượng thì mọi sở cầu sẽ mau thành tựu
Lúc sắp sửa bắt đầu tu trì, trước hét người tụng trì phải cạo tóc, tắm rửa, mặc quần áo mới sạch sẽ, không được dùng áo bằng tơ tằm, cũng không được dùng màu trắng, chỉ có thể dùng vải với vỏ cây hoặc các loại cây cỏ, nên dùng đất đỏ nhuộm vải để phá màu sắc.
Lại nên thọ trì bình bát khất thực, có thể dùng gỗ cây Sa La, đồ sành sứ, đồng ,thiết, hoặc vỏ trái bầu để làm bình bát. Bình bát phải được giữ gìn nhẵn nhụi sạch sẽ, không được dò rỉ hoặc hư mẻ. sau đó ôm bình bát này đi khất thực
Phàm khất thực thì chỉ có thể ở nơi chẳng gần chẳng xa các làng mạc, nơi có nhiều Thủ Đà( ‘Sùdra ) tín trọng Tam Bảo, nơi có nhiều thức ăn uống và không có ngoại đạo Bà La Môn. Vì hàng Bà la Môn ấy có khuynh hướng chấp tính, vô tàm (không biết xấu hổ), Ngã Mạn. Lại nữa, khi kẻ Ngoại Đạo gặp hành nhân đang ôm bình bát đi khất thực, tụng trì Chân Ngôn, tu theo pháp Phật thì liền sinh sự gây khó khăn chướng ngại như nói là : “ Ngươi vốn là dòng Bà La Môn ( Bràhmanah) có thể tu pháp Bà La Môn như phụng hành sáu pháp, đa văn Tịnh Hạnh, tín trọng chư Thiên, phụng sự vua chúa và lấy vợ để sinh con nối dòng. Nếu ngươi hành các điều này thì sẽ được giải thoát, cần gì phải tụng trì Chân Ngôn của Thích Giáo và tín hành Phật Pháp ? ”
Nếu hành nhân thuộc dòng Sát Đế Lợi ( Ksatriya ) thì lại nói rằng : “ Ngươi là dòng Sát Đế Lợi nên có thể phụng hành Vương Pháp, tiếp nối ngôi Vua . Tại sao lại phụng trì Chân Ngôn Phật Giáo, phản bội Bản Tông để cầu giải thoát ”
Nếu hành nhân thuộc các dòng Tỳ Xá ( Vai’sya ) , Thủ Đà ( ‘Sùdra ) thì kẻ Ngoại Đạo cũng đều nói về việc của Bản Tông là pháp giải thoát và hành nhân chẳng thể hợp với sự tụng trì Chân Ngôn Phật Giáo để cầu giải thóat. Bọn ấy thường dùng lửa Sân đốt Tâm, các loại ỷ ngữ và nhiều phương tiện gây chướng ngại khó khăn để não loạn khiến cho hành nhân sinh tâm thoái lui
Bậc tu hành Chính Đạo thường khất thực y theo thời chẳng y theo kẻ Ngoại Đạo đã quá giờ Ngọ mà vẫn đi khất thực. Phàm nơi khất thực, đừng đến nhà Ngoại Đạo và những nơi có nhiều Ngoại Đạo
Nếu luận bàn về pháp Thiện Ác Nhân Quả thì cần phải biết rằng : Hay làm pháp Thiện sẽ chứng Niết Bàn ( Nirvàna ), nếu tạo nghiệp Ác thì cuối cùng bị đọa vào đường khổ. Sự báo ứng của Thiện Ác chẳng do Dòng Tộc mà có, ấy chỉ do Thế Gian phân biệt hư vọng mà thôi. Lại nữa, chúng sinh từ vô thủy đến nay, thân bị nhơ uế chẳng phải do ăn uống trong sạch mới tịnh được thân tâm , mà cần phải xa lìa các điều ác, thường làm các điều lành và tích tụ các pháp lành thì mới tịnh được thân tâm. Ví như có người bị ung nhọt trên thân thì chỉ tìm kiếm thuốc men diệt trừ ung nhọt chứ chẳng mong muốn điều gì khác. Hành nhân ăn uống chỉ cốt trừ cái đói chứ chẳng vì ưa thích món ngon. Lại có người bị rơi vào xứ đang hạn hán, do sự đói khát áp bức mà người ấy phải giết con để ăn, sự kiện ấy là do muốn trừ cái khổ của sự đói chứ chẳng vì tham mùi vị. Hành nhân ăn uống cũng giống như thế. Pháp ăn uống cũng giống như cái cân, hễ vật chẳng nặng chẳng nhẹ thì cân ngang bằng, hành nhân ăn uống cũng giống như thế, chẳng được ăn quá lượng cũng đừng giảm bớt chỉ cần giữ gìn đừng cho bị tổn thương bởi sự no đói cũng như căn nhà hư nát, phải thay đổi cột kèo để khỏi bị sụp đổ. Hoặc dùng dầu mỡ bôi vào trục xe chỉ cốt cho bánh xe trơn lăn tới trước. Hành nhân ăn uống cũng giống như thế, chỉ cốt giữ gìn sức khỏe chứ chẳng vì mùi vị. Chính vì thế cho nên Đức Phật bảo rằng : “Chúng Hữu Tình trong cõi Dục chỉ y theo thức ăn mà an trú ” Lại nữa hành nhân tuy cần thiết ăn uống để giữ gìn thân thể nhưng luôn luôn quán thân xác này giống như cây chuối không bền chắc và thường dùng điều này để chế ngự Tâm chẳng cho trụ nơi tham ái.
Phàm lúc khất thực thì nên ôm bình bát theo thứ tự tuần hành đi xin, thường suy niệm về cái điều do đức Thế Tôn nói, dùng Trí Tuệ tùy theo phương tiện để điều phục sáu Căn không cho chúng tán loạn. Khi nhìn thấy sắc đẹp với các thứ Trần Cảnh thì hãy xem đó như là cảnh giới của Ma đang muốn mê hoặc lòng người. Do đó nếu phải khởi phương tiện, người tu hành chẳng thà lấy cây sắt nung đỏ đâm vào hai mắt của mình chứ chẳng dùng tâm loạn để tham nhìn sắc đẹp với các cảnh trần hoặc tham nhìn các cảnh lạ thường .
Người tu hành chỉ nên tùy duyên khất thực và chẳng dính chấp, thường nên dùng sự so sánh để điều phục Tâm rồi an nhiên tuần tự đi khất thực các nhà, không phân biệt thượng trung hạ và luôn luôn xa lìa sự chấp bỏ (thủ xả). Tuy nhiên người tu hành không được ở chỗ có người mới sinh đẻ, nơi có nhiều người uống rượu, nơi có nam nữ say mê ái nhiễm, nơi có nhiều con nít cười vui, nơi có nhiều chúng nam nữ tụ hội, nơi có nhiều nam nữ vui chơi âm nhạc cho đến nơi có nhiều chó dữ. Các nơi như vậy đều không nên cư trú .
Xin được thức ăn rồi, hành nhân ôm bình bát quay về chỗ lúc trước, rửa chân ngồi xuống sau đó mới ăn. Trước khi ăn, chia thực phẩm ra làm ba phần : Một phần đem dâng Bản Tôn để cúng dường, một phần đem bố thí vô ngại, một phần tự mình ăn. Lúc ăn phải đúng theo thời. Ăn xong, súc miệng rửa ráy cho trong sạch, một ngày nên tắm rửa ba lần. Trước tự thanh tịnh, sau đó dùng hương, hoa, đèn, nến, các thứ cúng dường, ca ngợi lễ bái dâng hiến Tôn Phật. Tất cả thực phẩm cần phải trong sạch tinh khiết, xa lìa các thứ Ngũ Tân uế trược . Mỗi khi trì tụng nên ngồi trên cỏ Cát Tường ( Ku’sala ).
Phàm pháp cúng dường, nếu chẳng làm rộng lớn được thì tùy theo khả năng mà phân chia, dâng các hương, hoa như hương Linh Lăng,Át ly già, Quả cát tường, Một lỵ hạ đế, cỏ cát tường kèm với hoa sen hòa hợp cúng dường khiến cho Chư Tôn đẹp ý
Hành nhân trì tụng, hoặc đi hoặc ngồi, cần phải suy niệm thâm sâu, chỉ trừ lúc nằm ngủ thì chẳng hứa niệm. Niệm tụng xong rồi, hành trong sáu Thời, Tâm luôn luôn suy niệm Công Đức không được gián đoạn cho đến lúc viên mãn.
˜ PHÂN BIỆT TRÀNG HẠT_ GIỮ GÌN TÂM XA LÌA CHƯỚNG
---- PHẦN THỨ BA ---
Lại nữa, do sự phiền não của các thứ Tham dục hòa hợp với tâm mà nói là Luân Hồi ( SAMSARA ). Nếu trừ được căn bản phiền não ấy thì giống như ấy PHA CHI CA thanh tịnh nên luân hồi còn được gọi là GIẢI THOÁT ( VIMUKTI ) . Lại như trước vốn trong sạch, trong khoảng Sát Na bị nhiễm bụi bặm thành vẫn đục ; cũng như Nguồn Tâm (TÂM NGUYÊN) của Hữu Tình vốn trong sạch, trong khoảng Sát Na ( Ksana ) bị vướng phiền não thành nhiễm ô.
Tiếp theo nói về Sổ Châu ( Tràng Hạt _ Màlà ) Tràng Hạt có nhiều loại là : Hạt Bồ Đề, hạt Kim Cương, hạt Sen, hạt Mộc Hoạn, Xà Cừ, các thứ báu, thiếc, chì, đồng ... tùy dùng một loại làm thành tràng hạt có 108 hạt. Được như vậy rồi, người hành trì tụng thường trân trọng giữ gìn.
Phàm lúc trì tụng, ở trước mặt Bản Tôn y theo Pháp : ngồi yên, điều phục các Căn, ngồi thẳng thắn không được nghiêng ngả, trì niệm Bản Tôn với Chân Ngôn (Mantra ) Ấn Khế ( Mudra ) , thu nhiếp Tâm Ý không cho tán loạn, dùng tay phải cầm tràng hạt, ngửa tay trái đỡ. Cứ tụng Chân Ngôn một biến thì lần qua một hạt, biến số gia trì thường nên cố định đừng để cho thừa cho thiếu. Pháp trì niệm : chỉ mấp máy môi, đừng phát ra tiếng cũng đừng để lộ răng. Nhất tâm chuyên chú đừng để tán động. Tâm của Phàm Phu trong giới Hữu Tình giống như loài vượn khỉ hay tham dính các cảnh, vui thích chẳng chịu bỏ ví như biển lớn bị gió kích động sinh khởi các sóng chẳng thể tự yên. Phàm phu nhìn cảnh trần cũng giống như thế . Do đó hành giả thường nên thu nhiếp Tâm Ý đừng để tán động, đừng để cho Nguồn Tâm (TÂM NGUYÊN) bị dậy sóng
Người hành trì tụng, nếu bị mõi mệt muốn ngủ gục và sợ bị mất niệm. Lúc ấy, hành giả nên đứng dậy đi kinh hành hoặc quán bốn phương để cho tâm thần thảnh thơi hoặc dùng nước lạnh rửa mặt rửa mắt cho tỉnh táo. Xong, lại ngồi trì tụng
Hành giả nếu sợ lao khổ, Tâm bị chuyển động liền khởi niệm rằng :“ Thân này không có chủ, do nghiệp báo mà có thân, nó không có chỗ dựa, tất cả nơi nơi đều bị nóng lạnh, đói khát, chấy rận, muỗi mòng .. gây điều khổ não ! Biết đến bao giờ mới hết khổ được ? ”
Lại nữa, nếu nhiều tham dục thì nên dùng pháp quán xương trắng với sự hư nát bất tịnh. Nếu nhiều sân nộ thì quán pháp Từ Bi, nếu nhiều về Minh ( Prajnà_ Trí Tuệ) thì quán pháp Duyên Khởi, nếu gặp Oan Gia ( ‘Satru ) thì nên quán kẻ ấy như là người Tri thức thân quen. Hoặc nếu gặp trường hợp người Tri Thức thân quen đột nhiên trở thành kẻ Oan Gia thì hành giả sẽ thấu ngộ được cảnh Oan Gia thân thuộc. Do đó hành giả đừng nên khởi Tâm phân biệt yêu ghét, hãy thường trụ ngay Niệm Bình Đẳng không dính mắc .
Lại nữa, chẳng nên nói chuyện với người LẠI CÁI (bán nam bán nữ) và người nữ . Trong trường hợp nhìn thấy hay va chạm với cảnh đại tiểu tiện thì nên dùng nước tắm rửa cho sạch sẽ hoặc dâng hương hoa, đèn sáp tán thán cúng dường cho đến giữ Giới tinh tiến trì tụng, tu hành tất cả Pháp Lành ( Ku’sala Dharma ) đồng thời đem tất cả Công Đức có được hồi hướng đến A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề (Quả Vị Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác) ví như mọi con sông đều chảy về biển, khi vào trong biển rồi đều trở thành một Vị. Cũng vậy, khi gom tất cả Nhân Lành đều hướng đến Quả Phật thì vô lượng Phước Đức ( Punya) sẽ tự nhiên tương tùy tụ lại. Ví như có người làm ruộng trồng lúa chỉ mong hạt chín chẳng bị hao tán, lúc được nhiều hạt lúa chín thì rơm rạ tự nhiên mà có. Cầu đến Quả Phật cũng giống như thế, tất cả Phước Lạc chẳng cầu ắt tự đến
Lại nữa, người trì tụng chẳng nên vì điều nhỏ mà làm hại điều lớn. Ví như có người đến thỉnh mời thì nên trả lời rằng : “ Chờ tôi tự trường thọ, đầy đủ tất cả niềm vui và tâm này được mãn túc. Lúc ấy tôi mới có thể làm thỏa mãn tất cả nguyện của Hữu Tình ”
Lại nữa, hành nhân nên xa lìa tám PhápThế Gian ( Asta Loka Dharma ) là: Xứng thiện ( Ya’sa_ Vinh ), xứng ác ( Aya’sa_ Nhục ) ,được lợi ( Làbha_ Lợi ) , mất lợi (Alàbha_ Suy ), ca ngợi ( Pra’sansa_ Dự ), hủy báng ( Nindà _ Hủy ) , khổ ( Duhkha_ Khổ ), vui ( Sukha_ Lạc ) đồng thời chẳng giữ các Pháp ấy trong Tâm cũng như biển lớn không giữ xác chết qua một đêm cho đến mỗi sát na chẳng chịu ở chung với xác chết. lại như trong phòng đốt đèn thì phải ngăn ngừa gió, do đó nếu để đèn chập chờn sẽ dễ tắt, ngược lại nếu giữ đèn đứng yên thì tỏa ánh sáng rực rỡ. Người trì tụng cũng vậy, nên trì tụng cần phải dũng mãnh gia hành như ngọn đèn đứng yên thì Thiện Pháp sẽ tăng trưởng .
Lại nữa, người trì tụng cần phải nhiếp Tâm Ý chẳng được vui đùa, ca múa, kiêu mạn, tà kiến, tà nhiễm, ganh gét, trễ nãi, lười biếng, mê ngủ, tham gia các cuộc hội vui, say mê tà luận với vô nghĩa luận, giận dữ, nói ác, nói hai lưỡi ... các điều như vậy cần phải xa lánh
Lại nữa, hành nhân chẳng được ăn thực phẩm dư thừa sau khi đã cúng dường, hoặc thực phẩm dư thừa của Quỷ Thần mà chỉ dùng được Tam Bạch (Sữa, Lạc,Gạo tẻ) với trái cây, rau, sữa bơ, lúa mạch, miến, bánh, cặn bã dầu mè và các loại cháo nhừ.
Lại nữa, người trì tụng cần phải tinh cần ngày đêm trì tụng y theo pháp; thường ở trước Phật, Pháp, Tăng với Thân Xá Lợi lưu lại mà cung kính tín phụng, trân trọng thành tâm Sám Hối, nguyện tất cả tội lỗi ngày trước đều được tiêu diệt. Mỗi lúc trì tụng, trước hết phải y theo pháp Thỉnh Triệu. Khi trì tụng xong, phải y theo pháp Hồi Hướng phát nguyện rồi sau đó mời Chư Tôn về Bản Cung. Hoặc lúc nửa đêm , sau khi sắp sửa đi ngủ thì nên ở cạnh Bản Tôn, chẳng gần chẳng xa , rải cỏ Cát Tường lên mặt đất rồi nằm hoặc ngồi trên cỏ . Sau khi ngồi Định, nên khởi tâm lợi lạc đến tất cả chúng Hữu Tình, tác quán Từ ( Maitri ) , Bi ( Karuna ), Hỷ ( Mudità ), Xả( Upeksa )... xong rồi mới đi ngủ. NÓI VỀ CHÀY KIM CƯƠNG - TẦN NA DẠ CA
---- PHẦN THỨ TƯ ---
Nay tôi phân biệt nói về các lượng của Bạt Chiết La ( Vajra_Chày Kim ) có chiều dài bằng 8 ngón tay, 10 ngón tay, 12 ngón tay, 16 ngón tay, hoặc dài nhất cũng không hơn 20 ngón tay. Như vậy, cả 5 loại cũng không dài quá. tùy theo sở cầu mà làm các loại Bạt Chiết La khác nhau như : vàng, gỗ ...
Nếu muốn cầu thành tựu Chân Ngôn Minh ( Mantra Vidya ) của Phật Pháp thì dùng cây Bồ Đề làm Bạt Chiết La
Nếu muốn giáng phục Địa Thiên ( Prthiviye Deva ) với Trì Minh Thiên (Vidyadhàra Deva ) thì nên dùng vàng làm Bạt Chiết La
Nếu muốn cầu đại phú quý thì dùng Thược thạch (đá quý) làm Bạt Chiết La
Nếu muốn giáng phục Rồng ( Nàga ) thì dùng đồng đã tôi luyện làm Bạt Chiết La
Nếu muốn giáng phục Tu La ( Asura ) hoặc vào hang Tu La thì dùng đá báu làm Bạt Chiết La
Nếu muốn thành tựu tất cả pháp thì có thể hòa chung vàng, bạc, đồng để làm Bạt Chiết La
Nếu muốn thành tựu trường mệnh cát tường (sống lâu an lành) không bị bệnh hoạn, có nhiều tài bảo cho đến giáng phục các hàng Tinh Tú thì có thể dùng cây Khư Nễ La
Nếu muốn giáng phục loài Dạ xoa nữ ( Yaksì ) thì có thể dùng cây Mạt Độ
Nếu muốn giáng phục kẻ oan gia ( ‘Satru ) thì có thể dùng loại cây có gai
Nếu muốn giáng phục kẻ Oán Địch cực ác thì có thể dùng xương người
Nếu muốn thành kẻ ảo thuật thì có thể dùng báu pha lê
Nếu muốn giáng phục người hiềm khích thì dùng cây Soan
Nếu muốn hưng binh đấu địch hoặc giáng phục Quỷ Thần thì dùng cây Phệ-Tuy-Da-Ca
Nếu muốn thành tựu pháp : Dọa xoa ( Yaksa ), Càn thát bà ( Gandharva ) , A tu la (Asura ) thì có dùng cây Bách, cây Thông
Nếu muốn thành người được Long nữ ( Nàgì ) yêu trọng thì dùng Long Mộc
Nếu muốn thành tựu là người biết Biến Hình thì có thể dùng đất với bạc để làm Bạt Chiết La
Nếu muốn cầu tiền bạc thì dùng cây Vô Ưu
Nếu muốn thành tựu là người đắc thắng trong khi đối địch thì có thể dùng cây Cát Tường, cây A Tổ Nẵng, cây Liễu.
Nếu muốn thành tựu mọi điều thích ý thì có thể dùng cây Xích Đàn , cây Bạch Đàn.
Như trên đã nói về cách làm Bạt Chiết La, tất cả đều nên làm chày Ngũ Cổ (Chày có năm chấu) chẳng được giảm thiếu. Chày cần phải sạch sẽ, bóng loáng, thù diệu, đoan nghiêm, khả ái ... Nếu chày hơi bị sứt mẻ thì pháp chẳng thành tựu được.
Nếu niệm tụng, dâng đồ hương với diệu hương hoa ... làm lễ cúng dường. Sau đó phát tâm từ bi rộng lớn. Tay cầm Bạt Chiết La y theo pháp chuyên chú trì Chân Ngôn của Bản Bộ, phải đúng theo biến số chẳng được thừa thiếu. Sau khi y theo thời, trì tụng đủ biến số rồi nên đặt Bạt Chiết La dưới chân Bản Tôn, lại dùng các diệu hương hoa, đồ hương ... làm lễ cúng dường. Nếu lúc trì tụng, tay không cầm Bạt Chiết La thì cuối cùng Pháp chẳng thành tựu. Nếu lại trì tụng, cứ làm theo thứ tự trước chẳng được thiếu sót. Lại nữa, nếu vật dụng cúng dường các việc pháp có sự thiếu sót thì mỗi mỗi tác Ấn để cúng dường sau đó hãy tụng niệm
Phàm pháp thành tựu có nhiều loại vật như Hùng Hoàng, Thư Hoàng, Ngưu Hoàng, Hoàng Đan với Nhãn Dược ( Thuốc xoa mắt ) , Xương Bồ Dược ... lại có y phục, giáp trụ, thương kiếm, dây lụa, Tam cổ xoa,các thứ khí trượng ... Các pháp thành tựu của các loại như vậy có ba đẳng nghiệm đã được nói trong Nghi Quỹ Chân Ngôn của Bản Tôn cho đến Pháp Thành Tựu trong các Chân Ngôn cũng chẳng vượt qua được điều này.
Lại nữa thế gian có người hành Trì Minh, trì tụng chân ngôn, cầu nơi thành tựu, liền có loài Tần Na Dạ Ca ( Vinàyaka ) gây chướng ngại, tùy theo hành nhân tìm lúc thuận tiện nhập vào thân khiến cho tâm của người trì tụng như mê say và phát các bệnh ... Như vậy, chúng tìm đủ mọi cách để gây chướng ngại để gây khó khăn. Loài tác chướng kia có bốn bộ. Một là TỒI HOẠI, hai là DẠ CAN, ba là NHẤT NHA, bốn là LONG TƯỢNG, bốn bộ này đều có vô lượng loài Tần Na Dạ Ca làm quyến thuộc, tùy theo mỗi nơi trong địa đại mà gây chướng ngại
Thứ nhất là bộ TỒI HOẠI, bộ chủ tên là VÔ ƯU với quyến thuộc có 7 Câu chi, chuyên gây chướng ngại cho người trì tụng Chân Ngôn do 4 vị Thiên Vương Hộ Thế (Caturmahà Ràjika Deva ) nói
Thứ hai là bộ DẠ CA, bộ chủ tên là TƯỢNG ĐẦU với 18 câu chi quyến thuộc, chuyên gây chướng ngại cho người trì tụng Chân Ngôn do Trời Đại Tự Tại (Mahe’svara) nói
Thứ ba là bộ NHẤT NHA, bộ chủ tên là THÙY KẾ với 60 câu chi quyến thuộc chuyên gây chướng ngại cho người trì tụng Chân Ngôn do các Trời : Đại Phạm Thiên (Mahà Bràhma ), Đế Thích Thiên (Indra Deva), Nhật Thiên(Aditya Deva), Nguyệt Thiên(Candra Deva ) Phong Thiên ( Vàyu Deva ), Na La Diên Thiên ( Nàrayana Deva) nói .
Thứ tư là bộ LONG TƯỢNG, bộ chủ tên là MẪU LY ĐẠT TRA CA với câu chi na do tha thiên ba đầu ma quyến thuộc, chuyên gây chướng ngại cho người trì tụng Chân Ngôn do Phật Giáo nói.
Lại có con của HA LỢI ĐẾ ( Hàrìti ) tên là ÁI TỬ ( Pingala- Băng Yết La) chuyên gây chướng ngại cho người trì tụng Chân Ngôn do BAN CHI CA ( Pancika _Mật Chủ )nói.
Lại có con của tướng MA LY HIỀN tên là MÃN HIỀN ( Purna Bhadra) chuyên gây chướng ngại cho người trì tụng Chân Ngôn do TỰ BỘ nói.
Các loài Tần Na Dạ Ca của các nhóm như vậy đều ở trong Bản Bộ của mình mà gây chướng nạn chẳng chẳng muốn cho hành nhân được thành tựu. Hoặc có lúc chúng biến hóa thành Chủ của các Bản Chân Ngôn đi đến chỗ người tu hành mà nhận sự cúng dường. Khi Chủ của Bản Chân Ngôn kia đến Đạo Trường nhìn thấy sự việc như thế liền quay trở lại Bản Cung và suy nghĩ rằng : “ Tại sao Đức Như Lai có những sở nguyện như thế lại chẳng chịu trừ bỏ đẳng loại này, cứ lặng yên cho người tu hành phải chịu nhiều phiền não và công phu trì tụng chẳng được thành tựu ? ! ...”
Chính vì Phạm Vương, Đế Thích, Chư Thiên, chư Long chẳng thể phá được lời thề gây chướng nạn của loài Tần Na Dạ Ca, chỉ riêng Đại Minh Chân Ngôn ( Mahà Vidya Mantra ) mới có công lực lớn đủ để lui được các loài Tần Na Dạ Ca gây chướng nạn này thôi. Các người tu hành nên y theo pháp trì tụng cho đủ biến số thì tự nhiên sẽ thành tựu Diệu Man Đồ La ( Sumandala )và dùng Pháp Hộ Ma( Homa ) khiến cho loài Tần Na Dạ Ca gây chướng nạn phải thoái tán xa lìa không dám hại người tu hành. DIỆU TÝ BỒ TÁT SỞ VẤN KINH
QUYỂN 1 ( Hết )
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.221.234.179 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.