Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn,
ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần,
ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Nghe như vầy: Một thời Đức Phật dạo chơi đến nơi loài nai hay tụ họp, ở khoảng giữa cây Khủng Cụ trong núi Diệu Hoa tại nước Phi Kỳ cùng với chúng Đại Tỳ Khưu đến dự. Tỳ Khưu gồm có năm trăm người là tất cả bậc Hiền Thánh đã đạt Thần Thông và đều là các vị Tỳ Khưu đáng tôn kính.
Các vị ấy tên là: Hiền Giả Liễu Bản Tế (Ājñātakauṇḍinya), Hiền Giả Mã Sư (Aśvajita), Hiền Giả Hòa Ba (Vāṣpa), Hiền Giả Đại Xưng, Hiền Giả Hiền Thiện (Bhadra-jīta), Hiền Giả Ly Cấu (Vimala), Hiền Giả Cụ Túc (Pūrṇa), Hiền Giả Ngưu Thi (?Maitrāyaṇī-putra), Hiền Giả Lộc Cát Tường, Hiền Giả Ưu Vi Ca Diếp (Urubilvā-kāśyapa), Hiền Giả Na Dực Ca Diếp (Gayā-kāśyapa), Hiền Giả Đại Ca Diếp (Mahā-kāśyapa), Hiền Giả Sở Thuyết, Hiền Giả Sở Trước, Hiền Giả Diện Vương (Mukha-rāja), Hiền Giả Nan Đề (Nandi), Hiền Giả Hòa Nan, Hiền Giả La Vân (Rāhula), Hiền Giả A Nan (Ānanda). Nhóm như vậy gồm có năm trăm vị Tỳ Khưu
Lại có Bồ Tát như năm trăm người của nhóm Di Lặc (Maitreya). Các vị ấy tên là: Bồ Tát Tăng Ý, Bồ Tát Kiên Ý, Bồ Tát Biện Tích, Bồ Tát Quang Thế Âm (?Quán Thế Âm), Bồ Tát Đại Thế Chí, Bồ Tát Anh Cát Tường, Bồ Tát Nhuyễn Cát Tường, Bồ Tát Thần Thông Hoa, Bồ Tát Không Vô, Bồ Tát Hỷ Tín Tịnh, Bồ Tát Căn Độ, Bồ Tát Xưng Độ, Bồ Tát Nhu Nhuyễn Âm Hưởng, Bồ Tát Tịnh Thổ, Bồ Tát Sơn Tích, Bồ Tát Cụ Túc, Bồ Tát Căn Cát Tường. Bồ Tát của nhóm như vậy gồm có năm trăm người.
Bấy giờ Bồ Tát Di Lặc từ chỗ ngồi đứng dậy, chỉnh sửa quần áo, quỳ thẳng lưng, chéo bàn tay, bạch Phật rằng: “Con muốn có điều thưa hỏi, nguyện xin Đấng Thiên Trung Thiên lắng nghe thì con mới dám hỏi”.
Đức Phật bảo Bồ Tát Di Lặc: “Ta sẽ lắng nghe điều đã thỉnh hỏi. Ông hãy hỏi điều đã mong muốn, Như Lai sẽ tùy theo điều mong muốn ấy mà phát khiển, khiến cho Tâm vui vẻ”.
Lúc đó Di Lặc được chấp thuận thưa hỏi, nên vui mừng hớn hở, bạch Đức Thế Tôn rằng: “Bồ Tát có bao nhiêu Pháp Hành, đều vứt bỏ các đường ác, chẳng tùy thuận trong Tri Thức ác?”
Đức Phật bảo Bồ Tát Di Lặc: “Lành thay ! Lành thay Di Lặc ! Bồ Tát có nhiều chỗ thương nhớ, nhiều chỗ an ổn, thương xót chư Thiên với con người nên mới phát Ý hỏi Như Lai về nghĩa như thế. Hãy lắng nghe ! Hãy thường suy nghĩ !”
Di Lặc liền nói: “Dạ vâng ! Bạch Đức Thế Tôn, con xin lắng nghe, nhận sự dạy bảo”
Đức Phật nói: “Này Di Lặc ! Bồ Tát có một Pháp Hành vứt bỏ các đường ác, chẳng tùy thuận trong Tri Thức ác. Thế nào là một ? Ấy là con đường bình đẳng vắng lặng. Đây là một Pháp”.
Đức Phật bảo Bồ Tát Di Lặc: “ Lại có hai Pháp Hành vứt bỏ các đường ác, chẳng tùy thuận trong Tri Thức ác. Nhóm nào là hai?
1_ Trụ ở Định, không có chỗ khởi
2_ Phương tiện phân biệt nơi đã thấy
Đây là hai Pháp”
Đức Phật bảo Di Lặc: “ Bồ Tát lại có ba Pháp Hành vứt bỏ các đường ác, chẳng tùy thuận trong Tri Thức ác. Nhóm nào là ba?
1_ Được Pháp thương yêu lớn (Đại Ai)
2_ Đối với sự trống rỗng (Śūnya: Không) không có chỗ tập nhiễm (vô sở tập)
3_ Điều đã biết không có chỗ ghi nhớ (vô sở niệm)
Đây là ba Pháp.
Đức Phật bảo Di Lặc: “ Bồ Tát lại có bốn Pháp Hành vứt bỏ các đường ác, chẳng tùy thuận trong Tri Thức ác. Nhóm nào là bốn?
1_ Đứng vững ở Giới (Śīla)
2_ Đối với tất cả Pháp, không có chỗ nghi ngờ
3_ Ưa thích ở chốn Nhàn Cư
4_ Đẳng Quán (tất cả bình đẳng quán niệm Lý Sự)
Đây là bốn Pháp”
Đức Phật bảo Di Lặc: “ Bồ Tát lại có năm Pháp Hành vứt bỏ các đường ác, chẳng tùy thuận trong Tri Thức ác. Nhóm nào là năm?
1_ Thường gây dựng Đức Nghĩa
2_ Chẳng tìm kiếm sở trường sở đoản của người khác
3_ Tự kiểm điểm hành động của thân
4_ Thường vui thích nơi Pháp
5_ Chẳng nghĩ về thân mình, thường cứu giúp người khác
Đây là năm Pháp”
Đức Phật bảo Di Lặc: “ Bồ Tát lại có sáu Pháp Hành vứt bỏ các đường ác, chẳng tùy thuận trong Tri Thức ác. Nhóm nào là sáu?
1_ Chẳng tham lam keo kiệt
2_ Trừ bỏ Tâm xấu ác
3_ Không có ngu si
4_ Không có lời nói thô thiển
5_ Ý ấy như hư không
6_ Dùng sự trống rỗng (Śūnya: Không) làm nhà
Đây là sáu Pháp”
Đức Phật bảo Di Lặc: “ Bồ Tát lại có bảy Pháp Hành vứt bỏ các đường ác, chẳng tùy thuận trong Tri Thức ác. Nhóm nào là bảy?
1_ Có Ý khéo léo
2_ Hay phân biệt được các Pháp Bảo
3_ Thường tinh tiến
4_ Thường nên vui thích
5_ Được nơi Tín Nhẫn
6_ Khéo hiểu Định Ý (Tâm định tĩnh)
7_ Gom tóm Trí Tuệ Minh (Prajñā-vidya)
Đây là bảy Pháp”.
Đức Phật bảo Di Lặc: “ Bồ Tát lại có tám Pháp Hành vứt bỏ các đường ác, chẳng tùy thuận trong Tri Thức ác. Nhóm nào là tám?
1_ Được cái thấy ngay thẳng (trực kiến)
2_ Nghĩ nhớ ngay thẳng (trực niệm)
3_ Nói năng ngay thẳng (trực ngữ)
4_ Sửa trị ngay thẳng (trực trị)
5_ Nghiệp ngay thẳng (trực nghiệp)
6_ Phương tiện ngay thẳng (trực phương tiện)
7_ Ý ngay thẳng (trực ý)
8_ Định ngay thẳng (trực định)
Đây là tám Pháp”
Đức Phật bảo Di Lặc: “ Bồ Tát lại có chín Pháp Hành vứt bỏ các đường ác, chẳng tùy thuận trong Tri Thức ác. Nhóm nào là chín?
1_ Bồ Tát đã thoát nơi ham muốn, xa lìa các Pháp ác chẳng lành, không có sự nhớ tưởng (tưởng niệm), đã được sự vui vẻ của Tịch Định (Samādhi: chỉ Cảnh của Thiền Định, tức là đối với các Pháp chẳng khởi vọng tưởng vọng niệm), thực hành Nhất Tâm thứ nhất.
2_ Đã trừ bỏ sự nhớ tưởng, Ý bên trong (nội ý) được lặng yên, Tâm ấy là một, không có Tưởng (Saṃjñā: Tri giác), không có Hành (Saṃskāra:hoạt động của Tâm Ý), liền được Định Ý, Tâm được vui thích, thực hành Nhất Tâm thứ hai.
3_ Lìa Hoan Hỷ Quán, thường được Tịch Định, Thân được an ổn như các Hiền Thánh. Chỗ nói chỗ Quán, Tâm Ý không có khởi, thực hành Nhất Tâm thứ ba
4_ Cảm giác vui khổ đã được chặt đứt. Sự vui thích, lo lắng thảy đều được chặn đứng. Chỗ Quán không có khổ, không có vui, Ý ấy trong sạch, được Nhất Tâm thứ tư.
5_ Vượt qua nơi Sắc Tưởng (Rūpa-saṃjñā)
6_ Không có nói về Tưởng (Saṃjñā: Tri giác) nữa
7_ Không có nhớ mọi loại Tưởng (Saṃjñā: Tri giác) nữa, đều vào vô ương số Hư Không Tuệ
8_ Đều vượt qua vô ương số Hư Không Tuệ, vào vô lượng Hạnh nhận biết của các Thức (Vijñāna)
9_ Đều vượt qua Tuệ nhận biết của các Thức, không còn Tưởng Có (hữu), Không có (vô) nữa, đều vượt qua Tuệ của các Vô Thức (không có sự nhận biết), liền vào Hạnh của có Tưởng (hữu tưởng), không có Tưởng (vô tưởng), chẳng thấy Tưởng, được Tam Muội Tịch Định.
Đây là chín Pháp”.
Đức Phật bảo Di Lặc: “ Bồ Tát lại có mười Pháp Hành vứt bỏ các đường ác, chẳng tùy thuận trong Tri Thức ác. Nhóm nào là mười?
1_ Được Kim Cương Tam Muội (Vajra- samādhi)
2_ Chỗ cư trú có Sở Tiến Ích Tam Muội
3_ Được Thiện Xảo Giáo Thọ Tam Muội
4_ Được Hữu Niệm Vô Niệm Ngự Độ Tam Muội
5_ Được Phổ Biến Thế Gian Tam Muội
6_ Được Ư Khổ Lạc Bình Đẳng Tam Muội
7_ Được Bảo Nguyệt Tam Muội
8_ Được Nguyệt Minh Tam Muội
9_ Được Chiếu Minh Tam Muội
10_ Được Nhị Tịch Tam Muội, đầy đủ đối với tất cả các Pháp
Này Di Lặc ! Đây là mười Pháp Hành của Bồ Tát, vứt bỏ các nẻo ác, chẳng bị đọa trong Tri Thức ác”
Lúc đó Bồ Tát Di Lặc dùng Kệ khen Đức Phật rằng:
“_ Thế Tôn vốn bố thí (Dāna)
Vợ con, thức ăn uống
Đầu, mắt không luyến tiếc
Phật Đức (Buddha-guṇa) lường không cùng.
_ Giữ điều cấm, không phạm
Như chim Trĩ yêu lông
Phụng Giới (Śīla) không ai bằng
Công Đức lường không cùng
_ Đã hiện nơi sức Nhẫn
Đều bằng các khổ, vui
Nhẫn Nhục (Kṣānti) làm thế lớn
Phật Đức lường không cùng
_ Đã rõ sức Tinh Tiến
Đức vô thượng đối hại
Tinh Tiến (Vīrya) làm chí lớn
Phật siêng năng khôn lường
_ Đã chặt tất cả ác
Đạo Sư vui Nhất Tâm
Đại Tuệ Tịch làm sức
Phật thanh tịnh khôn lường
_ Tuệ trong sạch tự tại
Tự nhiên không chỗ khởi
Trí Tuệ (Prajñā) thường đứng nhất
Phật sáng suốt khôn lường
_ Tuệ giáng quan thuộc Ma (Māra)
Dưới cây được Đại Trí (Mahā-jñāna)
Thượng Nghĩa (nghĩa tối cao) lìa các uế
Sức Phật giáng phục Ma
_ Thế Tôn chuyển Pháp Luân (Dharma-cakra)
Thân lớn, Sư Tử rống
Ngoại Đạo sợ, quy phục
Phật Tuệ (Buddha- prajñā) lường Đức ấy
_ Hình sắc không đâu bằng
Giới Đức với Trí Tuệ
Tinh Tiến vượt các bờ
Phật Đạo (Buddha-mārga) hơn mọi Đức
_ Khó có thể ví dụ
Đại Trí Tuệ vô thượng
Thường giảng các Pháp Bảo
Quang Minh Đạo dẫn Chúng (Saṃgha)”
Bấy giờ Hiền Giả A Nan bạch Phật rằng: “Thật chưa từng có ! Bạch Đức Thế Tôn ! Bồ Tát Di Lặc này đã đầy đủ ước nguyện, nói Pháp không có khuyết giảm, giảng Pháp: câu chữ bình đẳng, câu Pháp (Pháp cú) đã nói không có bị cột dính, giảng Kinh rốt ráo không có tán loạn”
Đức Phật nói: “Như vậy ! Như Vậy ! Này A Nan ! Như ông đã nói. Bồ Tát Di Lặc có đầy đủ Biện Tài, Kinh Pháp đã nói không có chỗ khuyết giảm”
Đức Phật bảo: “Này A Nan ! Bồ Tát Di Lặc chẳng phải chỉ dùng riêng một bài Kệ để khen ngợi Ta, vào thời quá khứ cách nay mười vô ương số Kiếp, khi ấy có Đức Phật hiệu là Viêm Quang Cụ Hướng Tác Vương Như Lai , Vô Sở Trước, Đẳng Chính Giác, Kim Hiện Tại Thành Tuệ, Hành An Định, Thế Gian Phụ, Vô Thượng Sĩ, Đạo Ngự Pháp, Thiên Thượng Thiên Hạ Tôn, Phật, Thiên Trung Thiên (Tathāgatāya Arhate Samyaksaṃbuddha Vidyācaraṇasaṃpana Sugata Lokavid Anuttara puruṣadamyasārathi Śāstra-deva-manuṣyanāṃ Buddha Bhagavate)
Bấy giờ có người con của vị Trưởng Giả Phạm Chí (Brāhmaṇa: Bà La Môn) tên là Hiền Hạnh (Bhadra-caryā) từ Viên Quán đi ra, từ xa nhìn thấy Đức Như Lai đang Kinh Hành (Caṅkramana), ánh sáng của thân sắc nhiều vô ương số. Nhìn thấy xong, Tâm nghĩ rằng: “Thật tốt lành chưa từng có vậy! Thân của Đức Như Lai chẳng thể nghĩ bàn, cao vòi vọi. Hào Quang, màu sắc rất sáng đẹp, Uy Thần chiếu sáng như vậy…dùng Đức của Cát Tường để trang sức. Nguyện khiến cho con ở đời đương lai sau này, được thân có đầy đủ hào quang, màu sắc, Uy Thần chiếu sáng như vậy… dùng Đức của Cát Tường để tự trang nghiêm”
Tác Nguyện này xong, liền nép thân xuống đất, Tâm nghĩ kỹ rằng: “Nếu đời đương lai, con được Pháp Thân (Dharma-kāya) như Đấng Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chính Giác (Tathāgatāya arhate samyaksaṃbuddhāya) thì Đức Như Lai sẽ bước qua trên thân của con”
Lúc đó Đức Thế Tôn Viêm Quang Cụ Hướng Tác Vương Như Lai biết điều suy nghĩ trong Tâm của Hiền Hạnh Trưởng Giả Tử Phạm Chí, liền bước qua trên thân vị ấy. (Đức Thế Tôn) vừa bước qua trên thân vị ấy xong thì vị ấy liền được Bất Khởi Pháp Nhẫn (Anutpattika-dharma-kṣānti: Vô Sinh Pháp Nhẫn).
Khi ấy Đức Phật quay lại bảo Thị Giả (Ante-vāsin) rằng: “Ta đã bước qua trên thân của Hiền Hạnh Trưởng Giả Tử Phạm Chí, tức thời khiến cho vị ấy được Bất Khởi Pháp Nhẫn, con mắt hay nhìn thấu suốt, lỗ tai hay nghe thông suốt, biết điều nghĩ nhớ trong Tâm của người khác, tự biết mình từ đâu sinh đến, thân hay Phi Hành (bay đi), đầy đủ Thần Thông”
Phạm Chí Hiền Hạnh vừa được Đức Phật bước qua trên thân xong, liền đạt mọi Trí, đầy đủ năm Thần Thông, không có chỗ quên mất. Tức dùng Kệ khen ngợi Đức Phật rằng:
_“Qua lại trong đời, đến mười phương
Nhân Trung Tôn không có ai bằng
Chỉ Chí Đạo (Nắm Đạo Lý nhớ kỹ trong Tâm, hoặc có Chí nơi Đạo) hơn hẳn mọi Hạnh
Con Nguyện cúi lạy Giác Đạo Sư (Bậc thầy đã giác ngộ)
_ Hơn hẳn ánh sáng của Thế Gian
Với ánh lửa rực của Ma Ni (Maṇi: viên ngọc Như Ý)
Ánh sáng của Phật là tối thượng
Con Nguyện cúi lậy Giác Đạo Sư
_ Như một tiếng rống của Sư Tử
Các thú nhỏ, thảy đều nép phục
Đức Phật giảng Pháp cũng như vậy
Thảy đều giáng phục các Dị Đạo
_Tướng tại Tam Tinh: trong thấu suốt
Uy vô lượng như gom chứa Tuyết
Ánh sáng ấy chiếu soi ba cõi
Đức Phật ở đời không ai bằng
_ Dưới bàn chân Thánh, sinh Tướng Luân
Luân (bánh xe) ấy có ngàn căm màu nhiệm
Dù đất đai, núi đồi vỡ nát
Chẳng thể lay động Vô Thượng Tôn”
Lúc đó Đức Phật bảo Hiền Giả A Nan: “Nên biết Trưởng Giả Tử Phạm Chí Hiền Hạnh thời ấy, nay chính là Bồ Tát Di Lặc”
Hiền Giả A Nan liền bạch Phật rằng: “Bồ Tát Di Lặc được Bất Khởi Pháp Nhẫn lâu xa như thế. Vì sao chẳng mau chóng nhận lấy Đạo Vô Thượng Chính Chân (Anuttarasamyaksaṃbodhi), thành Tối Chính Giác vậy?”
Đức Phật bảo A Nan: “Bồ Tát do bốn việc mà chẳng nhận lấy Chính Giác. Nhóm nào là bốn?
1_ Cõi nước (quốc độ) trong sạch
2_ Giữ gìn cõi nước
3_ Trong sạch tất cả
4_ Giữ gìn tất cả
Khi Bồ Tát Di Lặc cầu thành Phật thời, do bốn việc này nên chẳng nhận lấy Phật Quả”
Đức Phật nói: “Này A Nan ! Chính Ta khi cầu thành Phật thời cũng muốn cõi nước trong sạch, cũng muốn trong sạch tất cả, cũng muốn gìn giữ cõi nước, cũng muốn giữ gìn tất cả. Di Lặc phát Ý trước Ta bốn mươi hai Kiếp, sau này Ta mới phát Đạo Ý, ở đời Hiền Kiếp (Bhadra-kalpa) đo Đại Tinh Tiến, vượt qua chín Kiếp được Đạo Vô Thượng Chính Chân (Anuttarasamyaksaṃbodhi), thành Tối Chính Giác (Abhisambuddha)”
Đức Phật bảo Hiền Giả A Nan: “Ta dùng mười việc được đến Tối Chính Giác. Nhóm nào là mười?
1_ Hết thảy không có chỗ luyến tiếc
2_ Vợ chồng
3_ Con cái
4_ Đầu, mắt
5_ Tay, chân
6_ Cõi nước
7_ Châu báu, tài vật
8_ Tủy, não
9_ Máu, thịt
10_ Chẳng tiếc thân mệnh
Này A Nan ! Ta do mười việc này, nên mau được Phật Đạo”
Đức Phật bảo A Nan: “Lại có mười việc mau được Phật Đạo. Nhóm nào là mười?
1_ Dùng Pháp tạo dựng nơi Giới Đức
2_ Thường thực hành Nhẫn Nhục
3_ Thường thực hành Tinh Tiến
4_ Thường giữ Nhất Tâm
5_ Thường thực hành Trí Tuệ vượt qua nơi Vô Cực
6_ Chẳng buông bỏ tất cả
7_ Do được Tâm Nhẫn ngang bằng với tất cả
8_ Chẳng tập Trống Rỗng (Śūnya: Không)
9_ Được Không Pháp Nhẫn (Śūnya-dharma-kṣānti)
10_ Được Pháp không có Tưởng (Asaṃjñā)
Này A Nan ! Ta do mười việc này nên tự mình đến được Phật Đạo”
Đức Phật bảo Hiền Giả A Nan: “Khi Ta cầu Phật Đạo thời siêng năng cực khổ vô số mà được Đạo Chính Chân Vô Thượng, chứ chẳng phải chỉ có một việc ấy”
Đức Phật bảo: “Này A Nan ! Khi ở đời quá khứ thời có vị Thái Tử của vua, hiệu là Nhất Thiết Hiện Nghĩa, đoan chính xinh đẹp, từ Viên Quán bước ra, trên đường đi nhìn thấy một người bị bệnh tật khốn khổ, nên khởi Tâm buồn thương, liền hỏi người bệnh rằng: “Dùng thuốc nào mới chữa trị cho khỏi bệnh vậy ?”
Người bệnh đáp rằng: “Chỉ dùng máu của vua mới chữa trị được bệnh của tôi”
Khi ấy Thái Tử liền dùng con dao bén đâm vào thân cho máu chảy, rồi đem cho người bệnh, chí Tâm ban cho không có ý hối hận”
Đức Phật bảo A Nan: “ Thái Tử Hiện Nghĩa ở thời ấy, tức là thân của Ta vậy.
Này A Nan ! Nước của bốn biển lớn còn có thể đong lường, chứ máu của Thân Ta đã đem cho thì chẳng thể nói hạn lượng được. Tại sao như thế ? Vì cầu Chính Giác vậy”
Đức Phật bảo Hiền Giả A Nan: “Ở đời quá khứ có vị Thái Tử của vua, hiệu là Liên Hoa Vương (Padama-rāja), đoan chính xinh đẹp, Uy Thần cao vòi vọi, từ Viên Quán bước ra, trên đường nhìn thấy một người bị cùi hủi, nên khởi Tâm thương xót, liền hỏi người bệnh rằng: “Dùng thuốc nào mới chữa được bệnh của ngươi ?”
Người bệnh đáp rằng: “Được Tủy trên thân của Vua, đem bôi lên thân thể của tôi thì bệnh ấy mới khỏi”
Lúc đó Thái Tử liền chẻ xương trên thân, lấy tủy chữa trị cho người bệnh, vui vẻ Huệ Thí, Tâm không có hối hận. Vị Thái Tử ở thời ấy tức là thân của Ta vậy”
Đức Phật bảoA Nan: “Nước của bốn biển lớn còn có thể đong lường, chứ Tủy của Thân Ta đã bố thí thì chẳng thể xưng đếm được”.
Đức Phật bảo Hiền Giả A Nan: “Ở đời quá khứ có vị vua, hiệu là Nguyệt Minh, đoan chính xinh đẹp, Uy Thần cao vòi vọi, từ cung điện bước ra, trên đường đi nhìn thấy một người mù nghèo túng đói khát, lần theo đường đi xin ăn, đến chỗ của nhà vua rồi thưa rằng: “Một mình đức Vua đuợc tôn quý an ổn, còn tôi thì đơn chiếc nghèo túng, lại bị mù mắt”
Khi ấy vua Nguyệt Minh nhìn thấy người mù, nên buồn thương rơi nước mắt, hỏi người mù rằng: “Có thuốc nào chữa trị được bệnh của Khanh đây? “
Người mù đáp rằng: “Chỉ được con mắt của vua, mới có thể chữa được bệnh của tôi, có con mắt thì được nhìn thấy”
Lúc đó vua Nguyệt Minh tự móc hai con mắt của mình đem cho người mù mà Tâm của Ngài thản nhiên, không có một Ý hối hận. Đức Vua Nguyệt Minh tức là thân của Ta vậy”.
Đức Phật bảoA Nan: “Núi Tu Di còn có thể cân lường, chứ con mắt của Ta đã bố thí thì chẳng thể xưng đếm được”.
Đức Phật bảo Hiền Giả A Nan: “Khi Bồ Tát Di Lặc cầu Đạo thời chẳng đem: lỗ tai, lỗ mũi, cái đầu, con mắt, bàn tay, bàn chân, thân mệnh, châu báu, thành ấp, vợ con với đem cõi nước… bố thí cho người, để thành Phật Đạo mà chỉ dùng phương tiện Thiện Quyền, Hạnh an vui để được Đạo Vô Thượng Chính Chân (Anuttarasamyaksaṃbodhi)
A Nan bạch Phật rằng: “Bồ Tát Di Lặc dùng sự khéo léo nào để được đến Phật Đạo ?”
Đức Phật bảo A Nan: “Bồ Tát Di Lặc ngày đêm đều dùng ba cái áo chính quấn buộc thân thể, chéo bàn tay, quỳ gối sát đất, hướng về mười phương, nói lời Kệ này:
“Con sám hối mọi lỗi
Khuyến trợ mọi Đạo Đức
Quy mệnh lễ chư Phật
Khiến được Tuệ vô thượng”
Đức Phật bảo Hiền Giả A Nan: “Bồ Tát Di Lặc dùng sự khéo léo đó nên được Đạo Vô Thượng Chính Chân, thành Tối Chính Giác
Này A Nan ! Khi Bồ Tát Di Lặc cầu Đạo đã có Bản Nguyện là: “Nếu khi tôi thành Phật thời người dân trong nước của tôi không có các sự nhơ nhuốc, lầm lỗi, dơ bẩn. Đối với sự dâm dục, giận dữ, si mê chẳng vướng sâu nặng, ân cần phụng hành mười điều Thiện…thì tôi mới nhận lấy Vô Thượng Chính Giác’
Đức Phật bảo A Nan: “Đời đương lai sau này, người dân không có nhơ nhuốc dơ bẩn, phụng hành mười điều Thiện, đối với sự dâm dục, giận dữ, si mê chẳng dùng Tâm lưu lại. Đúng ngay thời ấy, Di Lặc sẽ được Đạo Vô Thượng Chính Chân, thành Tối Chính Giác. Tại sao như thế ? Vì Bản Nguyện của Bồ Tát Di Lặc đã dẫn đến điều này vậy”
Đức Phật bảo Hiền Giả A Nan: “Khi Ta cầu Đạo Bồ Tát thời muốn hộ giúp tất cả khiến cho được trong sạch mà ở trong năm Trược, Dâm, Nộ , Si…yêu thích ở chốn sinh tử. Tại sao như thế ? Vì các người dân đó, phần lớn làm việc Phi Pháp, đem sự chẳng đúng làm điều đúng, phụng hành Tà Đạo, giết hại lẫn nhau, chẳng hiếu thảo với cha mẹ, Tâm thường nghĩ đến điều ác. Hướng Ý ác đến anh em, vợ con, quyến thuộc với người khác. Khinh dễ bậc Thầy, Hòa Thượng. Thường phạm vào sự nhơ nhuốc,
vẩn đục của người Nam… ăn nuốt lẫn nhau, nên Ta nguyện thành Phật ở trong thời thế đó.
Hoặc người ở quận, nước, gó đống, huyện, ấp chỉ nói mọi điều ác, giết hại lẫn nhau, dùng gạch đá ném nhau, dùng gậy gộc đánh nhau, liền cùng tụ họp mắng chủi lẫn nhau. Tự mình quay về nhà, bày trí cơm với thức ăn rồi bỏ chất độc vào trong đó muốn hại người khác. Khởi Tưởng nhơ nhuốc vẩn đục, chê bai lẫn nhau. Lại phơi bày lỗi lầm xấu ác đã che dấu của nhau, không có Ý phục thiện”
Đức Phật bảo A Nan: “Ta dùng lòng yêu thương rộng lớn, nghĩ nhớ đến khắp tất cả, vì nhóm người này, giảng nói Kinh Pháp”
Hiền Giả A Nan nghe Đức Phật nói điều này, liền bạch Phật rằng: “Thật chưa từng có ! Đấng Thiên Trung Thiên, Như Lai, Đẳng Chính Giác hay dốc sức siêng năng cực khổ, mở rộng khắp Ý to lớn, điều hòa sửa trị sự tệ ác khiến cho được thành tựu, trừ bỏ gánh nặng, đầy đủ Pháp Bảo…Vì nhóm người này, nói Kinh Pháp ấy”
Đức Phật nói: “Như vậy A Nan ! Như ông đã nói ! Đức Phật hay kham nhẫn được việc này, ông nên làm theo Đấng Như Lai Đẳng Chính Giác giáo hóa kẻ cương cường để trừ bỏ mọi sự mê mờ, dùng đầy đủ Đức của Phật Pháp…vì người này nói Kinh Pháp ấy”
A Nan bạch Phật rằng: “Con nghe Đức Như Lai dùng Tâm bền chắc sâu nặng tinh tiến bình đẳng như vậy …mà dựng đứng lông tóc ! Kinh này có tên gọi gì ? Phụng hành như thế nào ?”.
Đức Phật bảo A Nan: “Kinh này tên là Bản Nguyện, nên gìn giữ. Bản Hạnh của Từ Thị, Di Lặc thưa hỏi…Nên khéo gìn giữ”
Đức Phật nói Kinh xong thời Bồ Tát Di Lặc, Hiền Giả A Nan, Hiền Giả Đại Ca Diếp, các vị Đại Đệ Tử với chúng Bồ Tát, tất cả Hội Chúng, chư Thiên, Rồng, Thần, Kiền Đạo Hòa, Người của Thế Gian…nghe Kinh đều vui vẻ, tiến lên phía trước đỉnh lễ Đức Phật. KINH BỒ TÁT DI LẶC THƯA HỎI VỀ BẢN NGUYỆN
_Hết_
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.12.34.96 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.