Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại;
giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to!
(Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Nghe như vầy:
Một thuở nọ Đức Phật ở tại khu lâm viên thái tử Kỳ-đà, cấp cô độc thuộcnước Xá-vệ.
Bấy giờ Đức Thế Tôn thấy các vị Sa-môn tâm biếng nhác, chẳng siêng năng, tinh tấn, mớibảo Tôn giả A-nan:
-Tánh biếng nhác, đem lạihậu quả vô cùng tai hại. Nếu người ở đời mà biếng nhác thì cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, tài sản nghiệp nhà không phát triển. Nếu hàng xuất gia mà biếng nhác thì không thể vượt ra khỏibể khổ sinh tử. Do đó nên biếtrằng tấtcả kết quả tốt đẹp đều phát sinh từ hạnh tinh tấn. Nếu người ở đời mà tinh tấn thì cơm ăn, áo mặc đều đầy đủ,dư giả, nhà cửa ngày càng phát đạt, đượckẻ xa ngườigần khen ngợi. Nếu người xuất gia tu hành tinh tấn thì đạo nghiệpsẽ được thành tựu. Muốn được đầy đủ kho tàng pháp ba mươibảy phẩm trợ đạo và các chánh định... cắt đứt dòng sinh tử, đạt đếncảnh giới Niết-bàn vô vi an lạc, thì phải siêng năng tinh tấn.
Nếu biếtlấyhạnh tinh tấn làm nềntảng, thì việc thực hiện các pháp: Sáu độ Ba-la-mật, bốn pháp bình đẳng, bốn ân, bốn vô úy, mườilực, mười tám pháp đặc biệtbấtcộng của Như Lai, sáu thông, ba đạt, thành Nhứt thiết trí, thì cũng không có gì là khó khăn cao xa hết. Ngoài ra muốn đầy đủ ba mươi hai tướng tốt và tám mươivẻ đẹp, giáo hóa chúng sinh để trang nghiêm cõi Phật, cũng đều do tu hạnh tinh tấn này mà thành tựu.
Đức Phậtbảo Tôn giả A-nan:
-Về thuở quá khứ cách đâyvô số kiếp, có năm trăm người con hàng Trưởng giả, thiếtlập đàn tràng bố thí rộng lớn, dựng cờ, đánh trống và bố cáo rằng: Các bậc Sa-môn, Bà-la-môn và những người ăn xin đều được cúng dường cung cấp. Năm trăm người con hàng Trưởng giả đềubỏ ra nhiều loại ngọc ngà châu báu, voi, ngựa,xe cộ, áo quần, mùng mền và các thức ănuống... tùy theo nhu cầucủamỗi người mà cung cấp.
Thời ấycó một người nghèo khổ, tha phương cầu thực ở rất nhiều nước, nay đếnnước này, thấynăm trăm người con hàng Trưởng giả thiết lập đàn tràng, chẨnthí để giúp đỡ người nghèo thiếumột cách chu toàn, trong tâm không có một chút lẫn tiếc, nên hỏi các người con hàng Trưởng giả:
-Quý vịđem công đứcbố thí này cầu mong việc gì?
Năm trăm người con hàng Trưởng giả liền trả lời:
-Đem công đứcbố thí này cầu thành Phật đạo.
Kẻ nghèo khổ lạihỏi:
-Sao gọi là Phật đạo? Và Phật ấy thế nào?
Các người con hàng Trưởng giảđáp:
-Xét về quả vị thì Phậtvượt hai quả vị A-la-hán và Bích-chi-phật, là vị Thầy đặc biệt tôn quý của trời, người trong ba cõi. Ngài có lòng đạiTừ vô lượng, đại Bi vô biên, thương xót chúng sinh trong năm đường giống như mẹ hiền thương con đỏ. Ngài khuyến hóa tấtcả chúng khiến thực hành điều lành để cắt đứt các cảnh khổ trong ba đường ác, vượt qua biển khổ sinh tử, đi đếncảnh giới Niết-bàn an lạc.
Sở dĩ gọi là Phật vì Ngài đãdứtsạch các điều ác, chứatấtcảđiều lành, các phiền não ô nhiễm không còn phát sinh, tâm ái dục đều diệt, đầy đủ sáu độ Ba-la-mật, dùng phương tiện tùy thời giáo hóa không có lúc nào gián đoạn. Có mười thầnlực, bốn vô sở úy, mười tám pháp bấtcộng đặc biệt, ba mươibảy phẩm trợ đạo là kho tàng Phật pháp vô giá. Thân màu vàng tía, đủ ba mươi hai tướng tốt, tám mươivẻ đẹp, sáu phép thần thông thông suốt không bị chướng ngại, biết rõ vô cùng kiếp quá khứ, vô cùng kiếpvị lai và những sự việc trong hiệntại, không có việc gì là không thấu suốt. Ba minh như tấmgương soi sáng vô cùng tận không gian và thời gian, được thể hiện qua mười câu nghĩa. Có đầy đủ những đức như thế gọi là Phật. Sở dĩ các người con hàng Trưởng giả mỗimỗi đều ca ngợi Đức Phậtcó vô lượng đứchạnh là do nguyên nhân như vậy.
Khi đó, kẻ nghèo khổ nghe được công đứccủa Phật, trong tâm tự nghĩ: “Ta nay cũng muốnhọc theo nguyện ấy để rộng độ tấtcả chúng sinh, ngặt vì ta nghèo không có tài sản quý giá, vậy nên đem cái gì làm việcbố thí?”. Trong tâm tự nghĩ sẽđem tấm thân mình dùng vào việcbố thí. Ư nghĩ như vậyrồi, liền thực hành hạnh cao cảấy, đem bùn thoa khắp châu thân, nằm ngoài gò mả, phát nguyện: “Ta nay dùng thân này bố thí cho tấtcả chúng sinh. Như có ai muốn dùng thịt, đầu, mắt, tủy, não, ta đều xin bố thí, nguyện đem công đức này cầu thành Phật đạo, độ khắp chúng sinh”.
Phát nguyện này rồi, liền lúc đó, cả cõi Tam thiên đại thiên thế giới đều chấn động dữ dội, các cung điện cao ngấtcủa chư Thiên bị lay chuyển. Bấy giờ, chư Thiên nơi cõi trời run rNylo sợ. Thích Đề-hoàn Nhân lậptức dùng Thiên nhãn quan sát cõi Diêm-phù-đề, thấymộtBồ¬tát dùng thân bố thí đang nằm ngoài gò mả, liền giáng xuống để thử tâm Bồ-tát này. Thích Đề-hoàn Nhân liền biến hóa làm các loài chó, loài chim, loài thú... cùng nhau bay đuổi muốn đến ăn thịt. Bồ-tát thấy đàn chó vàbầy chim cùng nhau đến ăn thịt mình, tâm ý lại hoan hỷ, không chút lay động, thoái chuyển. Vua trời bèn hiện nguyên hình là Thích Đề hoàn Nhân ca ngợi:
-Lành thay! Lành thay! Rất là đặc biệt, khó ai làm được.
Rồihỏivị Bồ-tát.
-Chẳng biết ngài đem công đứccủahạnh bố thí này cầu mong việc gì? Phải chăng là cầu mong làm vua cõi trời Phạm thiên hay làm vua Chuyển luân?
Bồ-tát đáp:
-Chẳng phải mong cầu làm Chuyển luân thánh vương hay làm vua các cõi trời, Ma vương, Phạmvương, cũng chẳng nguyệncầucảnh vui trong ba cõi. Ta nay chí tâm cầu thành Phật. Vì ta nghèo không có tài sản dùng; vào việcbố thí, nên đem thân này bố thí vớisở nguyệncầu mong thành Phật, độ vô lượng tấtcả chúng sinh.
Vua trời Thích Đề-hoàn Nhân cùng vô số chư Thiên, khác miệng cùng lời đồng nhau ca ngợi:
-Hay thay! Hay thay! Quá đặc biệt, khó ai sánh được!
Bèn đọc bài kệ:
Mong cầu đạotối thắng
Chẳng tiếc thân mạng mình
Xả thân như đấtbẨn
Do chấp ngã không còn.
Tài thí tuy là quý
Việc này chẳng phải khó
Dũng mãnh như thế kia Tinh tấn mau thành Phật.
Đọc bài kệ xong, Thích Đề-hoàn Nhân nói vớiBồ-tát:
-Sức đạidũng mãnh, đại tinh tấncủa ngài khó ai sánh bằng, vượt hơnsự tài thí củanăm trămvị Bồ-tát con hàng Trưởng giả,gấphơn trăm ngàn muôn ứclần, không thể kể xiết. Do việc làm ngày hôm nay, ngài sẽ thành Phật trướcnăm trămvị Bồ-tát kia.
Đế Thích và chư Thiên đùng hương hoa trờirải trên mình Bồ-tát, rồi lui về một cách hoan hỷ.
Đức Phậtbảo Tôn giả A-nan:
-Người nghèo cùng đó chính là thân Ta hôm nay, còn năm trăm người con hàng Trưởng giá lúc ấy nay là Di-lặc cùng năm trămvị Bồ-tát. Ta do dũng mãnh tinh tấn, vượt lên trên công đứccủa các vị Bồ-tát kia, nên nay Ta thành Phật trước.
Bồ-tát bố thí như vậy, siêng năng tu hành tinh tấn là việc làm cần thiết trước tiên.
Tôn giả A-nan và chư Tỳ-kheo nghe lời Phật nói, không một ai là không hoan hỷ,tấtcả lễ Phật, mọi người đều tinh tấn, chỉnh đốn đạohạnh của mình.
** *
Nghe như vầy:
Một thuở nọ, Đức Phật ở tại khu lâm viên Kỳ-đàcấp cô độc thuộc nước Xá-vệ. Có mộtvị cư sĩ giàu có, củacải vô số, ngọc ngà châu báu của ông ta nhiềuhơn kho tàng nhà vua, tên là Ma-ha-nam-ma, là người tham lam bỏnsẻn, không dám ănmặc, không biếtbố thí. Khi nào đi đâu thì đánh chiếc xe cũ kỹ,kếtcỏ làm lọng, mặc đồ tồi tàn, ăn thì cơmhNm tầm thường chứ chưatừng nếm thử món ngon vậtlạ, đến giờănlại đóng cửa. Qua cơn đau nặng thành phảibỏ thân, lại không con cái nên vua Ba¬tư-nặc sung công tấtcả tài sản, châu báu ngọc ngà mà chính bản thân ông ta cùng vợ chưatừng dám thọ dụng bao giờ.
Vua Ba-tư-nặc liền đếnnơi Đức Phật đang trụ, cúi đầu đảnh lễ sát chân Phật, rồi trở về chỗ mình thường ngồi, bạch Phật:
-Thưa Đức Thế Tôn, nước con có mộtcư sĩ tên là Ma-ha-nam-ma, ¬là người tham lam bỏnsẻn, không biếtbố thí, không dám ănmặc nay đã chếtrồi, không biết ông ta sinh về cảnh giới nào?
Đức Phậtbảo nhà vua:
-Thần thức ông ta đọa vào địa ngục thú dữ, trải qua ngàn vạnnăm chịumọi đau khổ. Thoát khỏicảnh địa ngụcrồi, lại đọa vào cảnh ngạ quỷ, suốt ngày đêm bịđói khát, thân thường bị lửa đốt, trải qua trăm ngàn năm như vậy, hoàn toàn chưatừng nghe đến danh từ cơmnước.
Nhà vua nghe lời Phậtdạy, lòng quá sợ hãi, chân lông nổi ốc, không dằn được lòng nên buồntủirơilệ.
Đức Phậtbảovới vua:
-Xét về người trí, thường xả bỏ tánh bỏnsẻn tham lam, thực hành hạnh bố thí, hiện đời được nhiều người giúp đỡ, kiếp sau đượchưởng phước giàu sang.
Đức Phậtlạibảo:
-Này đạivương, về thời quá khứ, cõi Diêm-phù-đề nàycó một Hoàng đế trị vì mộtnướclớn tên là Ca-na-ca-bạt-di, là người nhân từ, làm chủ cõi Diêm-phù-đề có támvạnbốn ngàn vua chư hầu, mộtvạn đại thần, haivạn thể nữ và mộtvạn phu nhân, đờisống của dân chúng hếtsức hưng thịnh.
Bỗng nhiên có hỏa tinh xuất hiệnvận hành, quan thái sử tiên đoán: “Sẽ bị đạihạn, trải qua mười hai năm không mưa”. Thái sửđem việc này tâu lên Hoàng đế:
-Hỏa tinh vừa xuất hiện, chắc chắn cõi Diêm-phù-đề sẽ bị đạihạn, trải qua mười hai năm không mưa, nếu không mưa thì ngũ cốc thất thu, muôn dân đói khát, quốc gia sẽ lâm vào cảnh hoang tàn điêu đứng. Ta sẽ làm thế nào bây giờ?
Chúa thượng nghe tâu, lòng rất lo âu phiền muộn, liền ra lệnh quần thần triệutập tám vạnbốn ngàn vua nơi các tiểu quốclậptứcvề tâu chúa thượng, nói rõ chư hầu phải dâng sớ kê khai sổ nhân khNucủanước mình, lạicũng phải kê khai số lượng thực hiện còn nhiều ít, là bao nhiêu đấu, thăng. Bất luận nam nữ, giàu sang, nghèo hèn, lớn nhỏ... Tính số người và số ngày, bình quân cấpmỗi ngườimột ngày là một thăng thóc, không được ăn no.
Quần thần và các vua chư hầurămrắp tuân lệnh, rồimỗi người trở về nơinướccủa mình tuyên đọcsắclệnh của hoàng thượng cho dân chúng nghe, tấtcả từ trên xuống dướimộtmực thi hành.
Từđóvề sau trờihạn không mưa, không có nước gieo trồng, nên không thư hoạch lúa thóc gì cả, do đó dân chúng chết đói rất nhiều.
Quần thần tâu lên Hoàng đế:
-Dân chúng quá đói nên chếtrất nhiều.
Hoàng đế ra lệnh bảo cho các nước chư hầudạy dân của mình tu tập mười điều lành. Tuy thân có chết đi, thần thức sinh lên cõi trờihưởng mọi diệulạctự nhiên.
Quần thần nhậnsắclệnh của hoàng đế rồi, đều ra lệnh cho muôn dân từ lớn đến nhỏ phải tu tậpmười điều lành, ai giữ đượcmười điều lành, sau khi chết sinh lên cõi trời.
Lúc ấy, có một người trí tuệ thông minh, hình dung tuấn tú không ai sánh bằng. Người này thấy gia đình bà Tỳ-xá mẹ con thông dâm, thấy việc như vậyrồi tâm ông không vui, trong ý suy nghĩ: “Tuy mang thân người mà làm việc súc sinh, bị sắcdục khiến cho điên cuồng, con chẳng biếtmẹ,mẹ chẳng biết con, điên đảo không biếtkẻ trên ngườidưới, ở trong sinh tử, thật đáng sợ hãi”. Người ấy liềncạo tóc xuất gia, mặc áo hoạisắc, vào trong thâm sơn hay đếnnơi đầmvắng, thiềntọatư duy, suy nghĩ thế này: “Do có ngu si, tham dục và sân hận mà phát sinh các hành nghiệp, nên chịu quả báo đau khổ sinh tử trong năm đường. Nếu không có ba độc th ìkhông có hành nghiệp, hành nghiệp đã diệt thì không thọ thân căn, đã không có thân thì các khổ liền diệt.”
Suy nghĩ như vậy, bỗng nhiên tâm trí được khai ngộ, các sự ham muốntức thì diệthẳn, liền chứng quả Bích-chi-phật, sáu phép thần thông thấu suốt không bị ngăn ngại. Rồilại nghĩ: “Ngày nay ta sẽđi khất thực ở đâu? Quán sát dân chúng trong cõi Diêm-phù-đề đều đói khát, không thể đếnhọ khất thực được, chỉ có đạivương Ca-na-ca-bạt-di là thí chủ duy nhất, ta phải đến đó khất thực”, tức liền bay đếnnội cung của đạivương ấy để khất thực. Đạivương nói: -Thực phẩmcủa ta chỉđủ ănmột ngày nay nữa là hết.
Rồi đạivương thầm nghĩ: “Nếu hôm nay ta ăn phần ăn này rồicũng phải chết, nếu ta không ăn thì cũng phải chết, chi bằng may gặpbậc Thần nhân khó gặp này, ta thà chẳng ăn, đem cúng phần ăncủa ta cho vị Thượng nhân ấy”.
Nghĩ như thế rồi, đạivương đem phần ăncủa mình dâng cúng cho vị Bích-chi-phật.
Bích-chi-phật thọ trai xong rồi, trong ý suy nghĩ: “Sự bố thí hôm nay của đạivương này khó ai sánh bằng,ta sẽ làm cho đạivương tăng thêm lòng hoan hỷ”. Nghĩ như vậyrồi, liền ở trướcmặt đạivương, Bích-chi¬phật bèn bay bổng lên hư không, biến hóa đủ cách: Ẩn phương Đông, hiện phương Tây; Ẩnphương Tây, hiện phương Đông; Ẩnphương Nam, hiện phương Bắc; Ẩnphương Bắc, hiện phương Nam; Ẩnphương dưới, hiện phương trên; Ẩnphương trên, hiện phương dưới. Đi vòng quanh trên hư không, hoặc ngồi, hoặcnằm. Phía trên thân phun ra lửa, phía dưới thân phun ra nước, phía dưới thân phun ra lửa, phía trên thân phun ra nước. Từ một thân phân ra làm trăm ngàn vạn thân cho đến vô số,rồi đemvô số thân hiện làm một thân.
Biến hiện xong rồi, từ hư không giáng xuống đứng trướcmặt đại vương, nói:
-Sự bố thí ngày hôm nay của đạivương khó ai sánh bằng. Đạivương muốncầu nguyện những gì, ta sẽ giúp đỡ cho.
Đạivương cùng quần thần, phu nhân, thể nữ,tấtcả đều vui mừng, đầumặt sát đất đảnh lễ dưới chân Bích-chi-phật, cầu nguyện:
-Nay muôn dân trong nước chúng tôi gặp phải tai họa khốn cùng, đếnnỗimạng sống chỉ còn trong giây lát, nay đem công đứccủabữa ăn cuối cùng cúng dường cho Thượng nhân để cầudứt trừ tai họa đói khát hiện có trong nước này. Đó là niềm ước mong duy nhất.
Bích-chi-phật đáp:
-Ta sẽđáp ứng đúng như sở nguyệncủa các vị.
Nói xong liền bay đimấtdạng. Ngay khi đó, trên bầu trời mây cuồn cuộnnổi lên, gió lớnnổidậy thổisạch những vậtdơ bẨntrên mặt đất, tất cả phNnuế đều biếnmất. Tiếp theo, mưa xuống thực phẩm đủ trăm mùi hương vị khắp cõi Diêm-phù-đề.Kế đến, mưa tuông toàn là ngũ cốc, rồi đến áo quần, mền mùng, cuối cùng là mưa xuống bảy thứ châu báu.
Tấtcả tám vạnbốn ngàn vua chư hầu cùng thần dân trong cõi Diêm¬phù-đề đều vui mừng không kể xiết!
Khi ấy Hoàng đế bảo quần thần ra lệnh cho támvạnbốn ngàn vua chư hầu, mỗi người phảidạytấtcả dân chúng trong nướccủa mình tu hành mười điều lành.
Bấy giờ, toàn cõi Diêm-phù-đề ngũ cốc đềutươitốt, thực phẩm đầy dẫy, muôn dân vui vẻ thực hiện theo mười điều lành, đem tình thương đối xử với nhau như cha, như mẹ, như anh, như em. Tấtcả mạng chung đều sinh về cõi trời, không có một ai đọa vào ba đường dữ.
Đức Phậtbảo đạivương Ba-tư-nặc:
-Hoàng đế Ca-na-ca-bạt-di thời đó là thân Ta ngày nay. Ta lúc ấy chỉđem mộtbữa ăn cúng dường cho mộtvị Bích-chi-phật, hiện đời đó đã được công đức phước báo như thế, do công đức này đưa đến ngày nay Ta thành Phật, tấtcả dân chúng đói khát khổ não trong thời ấy nay đều được chứng đạo, hưởng cảnh an ổn diệulạc cho đến Niết-bàn tịch diệt.
Lúc ấy, tấtcả hàng đệ tử cùng vua quan, thứ dân trong hội đều vui mừng. Đức Phậtbảo đạivương Ba-tư-nặc:
-Tấtcả chúng sinh bị sợi dây tham lam bỏnsẻn trói buộc, bị sự phủ che của tham lam bỏnsẻn ấy nên không biếtbố thí, phải chịulấy quảđau khổ không thể kể xiết. Đức Phật nhớ lạivề thuở quá khứ xa xưa, tại cõi Diêm-phù-đề nàycó một thành tên là Bất-lưu-sa, vị vua trong thành tên là Ba-đàn-ninh, phu nhân tên là Bạt-ma-kiệt-đề. Trong nước nhằm lúc củi quế gạo châu, muôn dân lâm vào cảnh đói khát, lại thêm bệnh tật. Nhà vua cũng bị lâm bệnh, phu nhân tự ýmột mình ra ngoài thành cầu thần linh. Dọc trên đường đi có một gia đình, nhằm lúc người chồng đivắng, ngườivợ lâm bồn mà không có ngườihộ sinh, thêm vào đó khi sinh xong ruột đói như cào, trong nhà không có thực phẩm, sản phụđói lả muốn chết, nên lại thầm nghĩ: “Nay cái chếtcủata sắp đến, toan tính vô phương, chỉ có một cách duy nhất là ăn thịt con mình để tự cứumạng mà thôi”. Nghĩ như thế rồi, tay liềncầm dao sắpsửa giết con mình, nhưng trong lòng cảm động nên cất tiếng khóc òa! Đúng lúc đó phu nhân trên đường đivề cung, tai nghe tiếng khóc củasản phụ rất thảm thiết, lòng càng áo não xót thương, nên dừng chân lắng nghe. Còn ngườisản phụ ngay lúc cầm dao giết con mình trong tâm tự nghĩ: “Sao lại nhẫn tâm ăn thịt con”. Nghĩ như vậyrồi nên cất tiếng kêu khóc.
Phu nhân lậptứcbước vào trong nhà, hỏisản phụ:
-Vì sao kêu khóc? Muốn làm việc gì?
Sản phụ liền đáp:
-Không có thực phẩm để ăn, lại thêm vừamới sinh, thân thể thêm yếu đuốibội phần, ý muốn giết con ăn thịt để cứusống mạng mình.
Phu nhân nghe qua trong lòng xót xa đau đớn, nói:
-Người chớ giết con, đợi tavề cung, sẽđem thịt đến cho người dùng.
Sản phụ nói:
-Phu nhân là bậc tôn quý, hoặclại chậm trễ, hoặclại quên mất. Mà tôi ngày nay mạng sống chỉ còn trong hơi thở không thể dần dà, chi bằng ăn thịt con mình để cứulấymạng.
Phu nhân lạihỏi:
-Người có thểăn những thịt gì?
Sản phụđáp:
-Thịt gì cũng được, miễn sao cứu đượcmạng người, không cần ngon dở.
LúC ấy, phu nhân liềncầm dao tự cắtvú của mình và tự nguyện:
-Ta nay đem thịt vú này dùng vào việcbố thí để cứu nguy ách cho người ấy. Chẳng cầu làm Chuyển luân thánh vương, Thiên đế,Ma vương, Phạmvương... mà chỉđem công đức này nguyện thành tựu đạo quả Vô thượng Chánh chân.
Nguyệnrồi đemvú của mình đưa cho sản phụ. Ngay lúc phu nhân cầm dao tự cắt vú, cả cõi Tam thiên đại thiên thế giới hiện đủ sáu thứ chấn động, các cung điệncủa chư Thiên đềubị rung chuyển. Trời Đế Thích dùng Thiên nhãn quán sát thế gian, thấy phu nhân tự cắt vú của mình để cứumạng sống cho sản phụ. Lúc đó, trời Đế Thích cùng vô số chư Thiên liền bay xuống trụ trong hư không, đều buồn khóc, nướcmắt tuôn rơi như trậnmưalớn. Đế Thích hiện xuống, đứng trướcmặt phu nhân, hỏi:
-Sự bố thí ngày nay của phu nhân không ai sánh bằng, không biết phu nhân đem công đức ấycầu nguyện việc gì?
Phu nhân đáp:
-Nguyện đem công đức này cầu thành tựu đạo Vô thượng Chánh chân, để độ cho tấtcả chúng sinh thoát khỏi các khổ ách.
Đế Thích hỏi:
-Sở nguyện ấylấy gì làm bằng chứng?
Phu nhân lậplời thề:
-Nếu công đứcbố thí ngày nay của ta chắc chắn thành tựu đạo
Chánh giác thì cái vú bị cắtcủa ta lậptức bình phục như cũ.
Dứtlời thệ nguyện, thìvú của phu nhân bình phụclại như xưa.
Đế Thích ca ngợi:
-Lành thay! Lành thay! Đúng như sở nguyện, nhứt định không bao
lâu ngài sẽ thành Phật.
Nhà vua, quần thần cùng muôn dân hếtsức ca ngợi, cho làviệc hy hữu, vui mừng không kể xiết. Sau đó, bệnh tật trong nước được tiêu trừ, lúa gạodồi dào, muôn dân hưởng cảnh thái bình an lạc. Chẳng bao lâu,
nhà vua băng hà, quần thần nhóm họp, bàn luận tìm ngườikế vị.
Trời Đế Thích bèn giáng hạ,bảo quần thần:
-Phu nhân Bạt-ma-kiệt-đề ngày nay đã biến thành thân nam tử,lại
thêm phước đứchơn người, vậy nên thỉnh người lên ngôi quốcvương. Tấtcả quần thần vô cùng hoan hỷ, liền làm lễ đăng quang cho phu nhân.
Tròng thờikỳ phu nhân làm vua, quốc gia hưng thịnh, dân chúng giàu có, hưởng cảnh thái bình no ấm. Đức Phậtbảo đạivương Ba-tư-nặc:
-Phu nhân Bạt-ma-kiệt-đề lúc ấytức là thân Ta ngày nay. Ta không tiếc thân mạng, bố thí như vậy, nên hiện đờibấy giờ hưởng quả báo thân nữ biến thành thân nam, lạinối nghiệp đế vương. Cũng nhân công đức đó nên ngày nay thành Phật, hóa độ khắptấtcả chúng sinh.
Bồ-tát bố thí không còn chấptướng và dũng mãnh như thế. Thánh chúng đệ tử, vua, quan, muôn dân... nghe lời Đức Phật nói ai ai cũng đều hoan hỷ,lễ Phật mà lui về. ** *
Nghe như vầy:
Một thuở nọ Đức Phật ở tại khu lâm viên Kỳ-đàcấp cô độc thuộc nước Xá-vệ.
Trong thành có một Bà-la-môn, một hôm ra ngoài thành lập đàn cúng tế, bày tiệc ănuống. Cúng tếănuống xong rồi, vị Bà-la-môn ấy thỉnh các Bà-la-môn khác vào thành. Nhân lúc ấy Đức Phật vào thành khât thực.
Trên con đường vào thành, Bà-la-môn trông thấy Đức Phật dung mạo oai nghiêm, hào quang rựcrỡ, nên trong lòng hớnhở vui mừng, đi nhiễu quanh Phậtmột vòng, đảnh lễ rồi đi. Đức Phậtmỉmcười, hào quang từ miệng Phật chiếu khắpmười phương, trên tỏa đến cõi trời Ba mươi ba, dưới soi tớimười tám địa ngụclớn. Các loài ngạ quỷ nói chung, cảnh giớinơinăm đường không một ai là không hưởng sự mầu nhiệmcủa ánh quang minh này. Ngườibệnh thì được lành, cảnh xiềng xích giam cầm trong lao ngục, tấtcả đều được phóng thích. Còn chư Thiên, muôn dân, trông thấy hào quang của Đức Phậttấtcả đều vui mừng, liền đitới chỗ Đức Phật, dùng bao nhiêu là hương hoa để cúng dường Đức Thế Tôn.Tôn giả A-nan quỳ mọp trước Đức Phật, bạch:
-Nụ cười hân hoan của Đức Phật hôm nay nhiệmmầu như vậy, không biếtnụ cười ấy có ý nghĩa như thế nào mong Phật chỉ giáo cho.
Đức Phậtbảo Tôn giả A-nan:
-Tôn giả có thấy ông Bà-la-môn lúc nãy đi nhiễu quanh Phậtmột vòng hay không?
Tôn giả A-nan đáp:
-Dạ vâng, con có thấy.
Đức Phật nói:
-Người Bà-la-môn ấy thấy Phật hoan hỷ, dùng ý thanh tịnh cung kính đi nhiễu quanh Phậtmột vòng. Do công đức này, Bà-la-môn đótừ nay trở về sau, trải qua hai mươilăm kiếp không đọa vào trong ba đường ác. Ngượclại, sinh vào loài người hay trên cõi trời, nơi nào cũng hưởng an lạc vô cùng. Mãn hai mươilăm kiếprồisẽ chứng quả Bích-chi-phật hiệu là Đặc-sấn-na-kỳ-lê.
Tôn giả A-nan và tấtcả đại chúng nghe lời Đức Phật nói, thân tâm đều được thanh tịnh.Có vị chứng quả Tu-đà-hoàn, có người chứng quả Tu-đà-hàm, có người chứng quả A-na-hàm, A-la-hán, hoặc có người phát tâm cầu đạo quả Vô thượng Chánh chân.
Chúng hội vui mừng, nhiễu quanh bên phảirồilễ Phật lui về.
** *
Nghe như vầy:
Một thuở nọ Đức Phật ở tạinướcUất-đơn-la-diên. Đức Phật cùng vớimột ngàn hai trămnămmươivị Sa-môn đi vào trong xóm làng. Sắc tướng của Như Lai, với ba mươi hai tướng tốt và tám mươivẻ đẹptỏa hào quang rựcrỡ chiếu sáng cả trời đất, không có mộtnơi nào là không sáng tỏ,cũng như ánh sáng vằng vặccủa trăng đêm rằm giữa những đám sao nhấp nháy.
Ngài du hành gặp lúc trờinắng oi bức mà lại không có một bóng râm mát nào. Lúc ấy, có một người chăn dê thấy hào quang của Phật trong tâm tự nghĩ: “Như Lai Thế Tôn là Bậc ĐạoSư trong ba cõi, đi trong nắng oi ả thế này mà không có bóng râm mát.” Ông liềnbệncỏ làm dù đi theo sau che trên đầu Đức Phật. Đi đượcmột khoảng đường, cách bầy dê quá xa, anh tabèn bỏ cỏ dù xuống đất, lật đật chạyvề coi dê.
Đức Phật liềnmỉmcười. Nụ cườivừa chớmnở thì nơi kim khNucủa Đức Thế Tôn phóng ra ngàn vạn đạo hào quang màu vàng rựcrỡ lạ thường. Trong mỗi đạo hào quang lại phát ra trăm ngàn tia sáng chiếu khắpcả mười phương, trên cho đến cõi trời thứ Ba mươi ba, dưới thì đến mười tám địa ngụclớn, ngạ quỷ, súc sinh... không mộtnơi nào là khổng sáng chói.
Người và chư Thiên trong ba cõi thấy ánh quang minh của Đức Phật, lậptức liền đến chỗ Phật, tấtcả dân chúng và các loài Rồng, A-tu-la, vô số chúng hộihếtsức vui mừng, đem tấtcả hoa hương và đủ thứ âm nhạc cúng dường Đức Như Lai.
Tôn giả A-nan quỳ mọp trước Đức Phật, bạch:
-Nụ cườicủa Phật không phải chỉ là cười suông, ắt có lý do. Xin Đức Phật nói rõ về ý nghĩacủanụ cười ấy.
Đức Phậtbảo Tôn giả A-nan: -Tôn giả có thấy người chăn dê khi nãy không?
Tôn giả A-nan thưa:
-Dạ, con có thấy!
Đức Phậtbảo:
-Người chăn dê ấy đem tâm cung kính, bệncỏ làm dù để che trên đầu Đức Phật. Do công đức này, trong mười ba kiếptới đây, bất luận sinh lên cõi trời hay tạinơi thế gian, cuộc đời luôn luôn giàu sang phú quý, thường có chiếcdù bằng bảy thứ ngọc quý tự nhiên che trên đầu. Sau khi mạng chung không đọa vào ba đường ác.Mãn mười ba kiếprồi, xuất gia hành đạo thành Bích-chi-phật hiệu là A-nậu-bà-đạt.
Tấtcả đại chúng nghe Phật nói việc này rồi, có kẻ chứng các quả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm hay A-la-hán, hoặc thành Bích-chi¬phật, hoặc phát tâm cầu đạo quả Vô thượng Chánh đẳng giác, hoặc chứng quả vị Bất thoái chuyển.
Chúng hội vui mừng lễ Phật lui về.
** *
Nghe như vầy:
Một thuở nọ, Đức Phật ở tại khu lâm viên Kỳ-đàcấp cô độc, thuộc nước Xá-vệ. Đệ tử lớncủa Phật là Xá-lợi-phất, ngày đêm sáu thời thường dùng đạo nhãn quán sát tấtcả chúng sinh, xem căn tánh ai có thể độ được, liền đến hóa độ.
Bấy giờ, vua Ba-tư-nặc có một đại thần tên là Sư Chất, giàu có tài sản vô lượng, lạicó cơ duyên đáng được hóa độ, nên Tôn giả Xá-lợi-phât sáng sớm hôm sau, đắp y, mang bình bát đi thẳng đến nhà đại thần kia để khất thực.
Đại thầnSư Chấtvừa thấy Tôn giả Xá-lợi-phất liền cung kính lễ bái, mời vào trong nhà ngồi trên tòa, hỏi thămsức khỏe, rồi đại thần dâng đủ các thức ăn.
Sau khi Tôn giả thọ trai xong, rửa tay súc miệng, rồi vì đại thầnSư Chất mà thuyết pháp.
Tôn giả nói:
-Phú quý, địavị,bổng lộc là nguyên nhân của các đau khổ. Nhà cửa, ân ái cũng nhưở trong chốn lao ngục. Tấtcả mọisở hữu đều là vô thường. Tấtcả sự tôn quý trong ba cõi cũng như sự biến hóa của trò ảo thuật. Thân hình lưu chuyển theo sinh tử trong năm cõi đều không có chủ tể.
Đại thầnSư Chất nghe Tôn giả Xá-lợi-phất thuyết pháp như vậy, trong tâm lo sợ không còn ham thích địavị giàu sang, chẳng màng ân ái. Xem nhà ở như chốn gò mả, nên đem tấtcả gia nghiệpvợ con giao lại cho người em ruột mình, rồicạobỏ râu tóc, thân mặc áo hoạisắc vào trong thâm sơn, thiềntọa hành đạo.
Lúc ấy, ngườivợ của đại thầnSư Chấtcứưusầu áo não, vẫnmơ tưởng Sư Chất, không chịu ân ái với người em chồng.
Người emSư Chất nói:
-Nhà cửa, tài sản châu báu rất nhiều, nào có gì thiếu thốn mà lại luôn luôn buồn phiền chẳng vui?
Ngườivợ của đại thầnSư Chất đáp:
-Ta nhớ đến đại thầnSư Chất,là người chồng cũ của ta, do đó ta buồnrầu.
Người emcủa đại thầnSư Chất nói:
-Nay nàng cùng ta đã tác thành vợ chồng, tại sao ngày đêm vẫnmơ tưởng đến ngườicũ làm gì?
Ngườivợ của đại thầnSư Chấtlại đáp:
-Người chồng cũ của ta tâm địatốt đẹp không ai sánh bằng. Do vậy ta luôn mơ tưởng.
Người emcủa đại thầnSư Chất thấy chị dâu luôn luôn mơ tưởng tới người anh mình, nên e rằng người anh nếu không may thoái chí bỏ tu hoàn tục, trở về sẽđoạtlại gia nghiệpvợ con. Nghĩ như thế rồi, anh ta bèn tính mộtkế, liềngọimộttướng cướp đếnbảo:
-Ta thuê ngươinăm trăm tiền vàng, đi chặt đầu Sa-môn Sư Chất đem vềđây.
Tướng cướp nhận tiền thuê, rồi đi vào trong núi gặp Sa-môn Sư Chất. Sa-môn Sư Chất nói:
-Ta chỉ có một chiếcycũ xấu này, ngoài ra không có tài sản gì nữa. Ngườivìlý do gì mà đến đây?
Tướng cướp đáp:
-Em ông thuê ta đến đây để giết ông.
Sa-môn Sư Chất nghe qua thì hoảng sợ, nói vớitướng cướp.
-Ta là ngườimới xuất gia hành đạo, lại chưagặp Đức Phật, cũng chưatỏ ngộ giáo pháp, xin dừng tay giết ta, đợi khi ta gặp Đức Phật, hiểu ít giáo pháp rồi, chừng ấysẽ giếtcũng chẳng muộn.
Tướng cướpmộtmực nói rằng ta nhứt định giết ông, không thể trì hoãn.
Sa-môn Sư Chất liền dang một cánh tay ra nói vớitướng cướp:
-Người có thể chặtmột cánh tay ta, còn thân tàn này để ta gặp Đức Phật được chăng?
Tướng cướp liền chặtmột cánh tay của Sa-môn Sư Chất đem về giao cho người em.
Sa-môn Sư Chất sau đó tìm đường đếngặp Đức Phật. Khi gặp Đức Phậtrồi, làmlễ, lui về chỗ ngồi.
Đức Phật vì Sa-môn Sư Chất mà thuyết pháp:
-Ông từ vô số kiếp xa xưa đến nay đãtừng giếthại bao nhiêu người. Lượng máu chảy ra do ông chặtlấy tay, chân, đầu người ấy nhiềuhơn nướcnơibốn biển. Xương người do ông sát hại chất cao hơn núi Tu-di. Nướcmắt đau khổ của người do ông tạo ra nhiềuhơnnướcnơibốn sông to. Sữamẹ ông bú nhiềuhơnnước sông bể. Ngày nay ông bị chặt tay là do quả báo từ vô lượng kiếp đến nay, chẳng phải nhân quả chỉ trong một đời này.
Tấtcả chúng sinh có thọ thân thì đều chịu các quả báo đau khổ.Tất cả các quảđau khổ đềutừ nơi nhân tập mà phát sinh. Do tập nhân nơi ân ái mà có các khổ lụy này. Nếu si mê, ân ái dứtsạch thì nghiệpnơitập nhân không còn. Hành nghiệp theo tập nhân không còn thì không thọ thân căn. Đã không có các thân căn thì các khổ liền tiêu diệt. Ông phảitư duy tu tập bát Chánh đạo.
Lúc ấy, Sa-môn Sư Chất nghe lời Đức Phậtdạy như vậy, tâm trí bỗng nhiên sáng suốt, liền ở trước Đức Phật chứng quả A-la-hán, rồixả bỏ thân mạng nhập Niết-bàn.
Nói về tướng cướp, đem cánh tay của Sa-môn Sư Chấtvề giao cho người em. Người em liền đặt cánh tay của anh mình trước chị dâu, rồi nói:
-Nàng thường nói mình luôn mơ tưởng đến người chồng cũ. Đây là cánh tay của ông ấy.
Người chị dâu thấyvậy, càng đau đớn nên buồn khóc nứcnở, trong lòng rấtbất bình, liền đem sự vụ tâu lên nhà vua. Nhà vua cho người điều tra, thấy đúng như sự thật nàng đã khai báo. Vua liền ralệnh xử trảm người em.
Chư Tỳ-kheo nghi ngờ về trường hợpcủa Sa-môn Sư Chất,nên bạch Đức Phật:
-Sa-môn này đời trước đãtạo nhiều điều ác gì mà ngày nay phải chịu quả báo bị chặt cánh tay? Rồi do đãtạo phước đức gì, nên đượcgặp Phật, lại chứng đạo quả A-la-hán? Xin Đức Phật thương xót chỉ dạy cho.
Đức Phậtbảo đại chúng:
-Vào thời quá khứ lâu xa, tạinước Ba-la-nại có vị vua tên là Bà-la¬đạt. Lúc ấy, nhà vua cùng quần thần du hành sănbắn, vì vua mãi mê đuổi theo con thú vào tậnrừng sâu nên quên mất đường về.Lại thêm cây lá um tùm che khuất ánh sáng mặt trời, dù nghĩ đủ trăm cách nhưng không tài nào tìm đượclối ra, nên càng hoảng hốtlo sợ. May đâu lúc ấy thấy phía trước đường có mộtvị Bích-chi-phật, nhà vua liền tiến đến, thưa:
-Quả nhân vì mãi đuổi theo con thú nên lạc đường không biếtlối ra, hiện giờ không biết quần thần, quân lính, xe ngựa ở tại phương nào?
Do hai cánh tay củavị Bích-chi-phậtbị ung độc nhức nhối vô cùng, nên không thể cử động để chỉ lối được, bèn dùng chân chỉ lối đi cho nhà vua.
Nhà vua tức giận, bắttội khi quân, nói:
-Người là dân của ta, gặp ta đã không đứng dậy thủ lễ, còn lại khinh khi lấy chân chỉ lối cho ta.
Nhà vua nói xong liền rút gươm chặt đứtmột cánh tay của Bích-chi¬phật.
Bích-chi-phậttự nghĩ: “Nhà vua nếu không biết sám hối việc làm của mình vừarồi, thìsẽ thọ quả báo trọng tội không có thờikỳ chấmdứt” Lúc ấy Bích-chi-phật ở trước nhà vua liền dùng thần túc thông bay thẳng lên hư không, biến hóa đủ cách. Nhà vua thấyvậy, rồi gieo năm vóc sát đất, lớn tiếng cầu xin sám hốitạ tội:
-Cúi mong Phật thương xót, giáng hạ xuống mặt đất thọ sự sám hối của con.
Bích-chi-phật liềnhạ xuống đất, nhậnsự sám hốicủa nhà vua. Nhà vua gieo năm vóc xuống sát chân Bích-chi-phật, làm lễ sám hôi, tự bày tỏ:
-Cúi mong ngài xót thương thọ nhậnsự sám hốicủa con, để con khỏi phải thọ quả khổ lâu dài.
Lúc ấy, Bích-chi-phậtxả thân nhập vào Niết-bàn vô dư. Nhà vua thu hài cốt, xây tháp để thờ linh cốtcủa ngài. Nhà vua ở trướcbảo tháp luôn dùng hoa hương cúng dường cầu xin sám hối. Do đó, nay thoát khỏi vòng sinh tử.
Đức Phậtbảo đại chúng:
-Nhà vua lúc ấy nay là vị Sa-môn Sư Chất này. Do chặt cánh tay của Bích-chi-phật nên bị quả báo trong năm trăm đờibị chặt cánh tay mà chết, cho đến việc thọ báo ngày hôm nay cũng vậy. Do sự sám hối nên không bị đọa địa ngục, mà được trí tuệ sáng tỏ, thoát khỏi sinh tử thành bậc A-la-hán.
Đức Phậtbảo các vị Tỳ-kheo:
-Tấtcả những nghiệp nhân, họa hay phước đều không mất đi đâu cả. Tấtcả đại chúng nghe lời Đức Phậtdạy, không ai là không kinh sợ, đồng gieo năm vóc sát đấtlễ Phật.
** *
Thuở xưa, Đức Phật ở tại ao A-nậu-đạtbảonăm trămvị A-la-hán:
-Mỗi ngườitự nêu bày việc làm ở thời quá khứ của mình, mà do đó nay được chứng đạo.
Các vị A-la-hán theo lờidạycủa Đức Phật, mỗivị đều nói về công đứccủa các việc làm trong quá khứ của mình.
Lúc đó, có A-la-hán tên là Bà-đa-kiệt-lê tự nêu bày:
-Về thời quá khứ vô số kiếp, có Đức Phật ra đời hiệu là Định Quang Như Lai, Chí Chân, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành, Vi Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, giàu lòng đạitừ bi, xót thương giúp đỡ tấtcả, làm nơinương tựa che chở cho chúng sinh, xuất hiện ở đời giáo hóa trời người khiến, họ đắc đạorồimới nhập Niết-bàn. Xá-lợi được phân chia, xây tháp an trí cúng dường.
Vào thờikỳ giáo pháp của Đức Phật này sắp diệttận,tôi làngười bần cùng không kế sinh nhai, nên đi đây đó đốncủi độ nhật. Bỗng từ xa trông thấymột ngôi tháp đồ sộ, nguy nga, nằmcạnh một cái đầmlớn. Khi mắt trông thấy thì tâm rất đỗi vui mừng, không sao kể xiết. Vội vàng rảo bước đến đó chiêm ngưỡng, lễ bái, trong người lâng lâng thoải mái. Thấy các loài chồn, cáo, chim chóc... nằm ngủ trong đó, chung quanh cây cỏ um tùm, gai góc chằng chịt và đầydẫy phân chim, thú. Tuyệt nhiên không có người quản thủ và cũng không có mộtdấuvếtcủa người đilại chiêm ngưỡng cúng dường.
Tôi thấycảnh hoang vắng như vậy, trong lòng lấy làm xót xa vô cùng. Không biết pháp công đứcnơi thầnlựccủa Như Lai như thế nào, mà đã khiến tâm tôi hớnhở dốcsức chặt phát cỏ cây và quét dọnsạch sẽ những phân củacầm thú, chim chóc, chồn cáo... Quét dọn xong, trong tâm càng vui vẻ, chí thành nhiễu quanh tháp tám vòng, chắp tay đảnh lễ rồi lui về.
Do công đức này, sau khi mạng chung được sinh lên tầng trời thứ mườilăm là cõi Quang âm, dùng các thứ ngọc quý trang sứcnơi cung điện nên hào quang rựcrỡ, trang nghiêm tráng lệ, vô cùng tươi đẹp, vượt hẳn các cung điệncủa chư Thiên khác. Thọ mạng ở cõi trời xong, lạimột trăm đời làm Chuyển luân thánh vương trị vì bốn châu thiên hạ,bảy báu tự nhiên tùy theo ý muốn. Mãn kiếpsố làm Chuyển luân thánh vương, lại thường sinh vào nhà Trưởng giả, dòng họ tôn quý của hoàng tộc, giàu có vô cùng, dung mạo đẹp đẽ, không có người thứ hai sánh bằng, hễ ai trông thấy tôi đều sinh tâm hoan hỷ kính mến. Khi muốn ra đi, đường sá tự nhiên sạch sẽ, chư Thiên ở trên không rải hoa tỏ lòng cung kính. Bấtcứ sống ở chỗ nào cũng được như vậy.
Chín mươi kiếp xoay vần trong một A-tăng-kỳ, khi thì sinh lên cõi trời, khi thì sinh trong nhân gian, lúc nào cũng hưởng cảnh phú quý tự nhiên, không rơi vào ba đường ác.
Tôi nhớđâylà sự việc quan trọng trong các sự việc đặc biệtcủa đời tôi về quá khứ. Ngày nay, phước báo cuối cùng của tôi đã viên mãn, đã gặp đượcbậc Thầyhọ Thích, Bậc Đại Hùng trong ba cõi, được vào trong giáo pháp của Ngài, thành bậc Sa-môn, chứng được sáu phép thần thông, không việc gì làm ngăn ngại, dứtsạch các tham dục, thành bậc A-la-hán. Lại không bị các việclạnh nóng và ấm làm bựcdọc, tâm được thanh tịnh, hếtsức an vui.
Nếu đốivới Tam bảo, tạo đượcmảy may điềulợi ích gì, bấtcứở cảnh giới nào cũng được phước báo vô cùng to lớn.
Tôi nghĩ nhớ đứchạnh đãtạo trong quá khứ như vậy, nên nay được quả báo như thế này.
Bà-đa-kiệt-lê ở trước Phật trình bày việc làm về thời quá khứ của mình, rồilễ Phật lui ra đứng qua một bên.
** *
Khi Đức Phậtmới thành đạo, quán xét căn tánh của chúng sinh do ngu si điên đảo, nên ương bướng khó giáo hóa. Như Lai dầu có thuyết pháp thì ai là người chịu nghe theo, chi bằng Ngài nhập vào Niết-bàn, vả lạicũng không có người đến thỉnh Phật thuyết pháp.
Vua trời Phạm thiên biết được Đức Phậtcó ý muốn nhập Niết-bàn, liền cùng vớivô số chư Thiên cõi Phạm thiên chỉ trong khoảng khắc như lựcsĩ duỗi cánh tay, liền đến trước Đức Phật, đầumặtlễ sát đất, nhiễu quanh Đức Phật ba vòng, rồi chắp tay quỳ mọp trước Phật, bạch:
-Chúng sinh nơi ba cõi sống trong cảnh mờ tối đã quá lâu, nay mới có Bậc Đại Thánh xuất hiện. Cúi mong Đức Thế Tôn dũ lòng đạitừ đại bi vô lượng, thương xót chúng sinh, mong Ngài nhậnlời thưa thỉnh này, hết sức mong Ngài nhậnlời thưa thỉnh của chúng con, khai diễn kho tàng Phật pháp để bố" thí ánh sáng trí tuệ.
Đức Phậtbảo Phạm thiên:
-Chúng sinh khó giác ngộ,do mê lầm điên đảo. Dầu Ta có nói giáo pháp, ai là người chịu nghe theo, chi bằng Ta sớm nhập vào Niết-bàn.
Lúc ấy, Phạm thiên lậplạilời thỉnh:
-Chúng sinh trong ba cõi, đãtừ lâu sống trong cảnh giớitốităm, trải qua trăm ngàn vạn ức kiếpmớigặp Đức Phật ra đời. Như hoa Ưu-đàm¬bát rất lâu mớinở,cũng như chư Phật khó gặp. Cúi xin Đức Như Lai tăng thêm lòng đại bi, nguyện nói giáo pháp để khai ngộ kẻ ngu si.
Phạm thiên nói tiếp:
-Đức Thế Tôn từ vô số kiếp đến nay đãtừng xả bỏ thân mạng, đầu, mắt, tủy, não, da, thịt, xương, máu, quốc gia, vợ con.. bố thí cho tấtcả, vì chúng sinh phát nguyệnrộng lớn, sẽ vì chúng sinh làm ánh quang minh rựcrỡ.
Lạinữa, về thời quá khứ cách đâyvô số kiếp, lúc ấytại cõi Diêm¬phù-đề có vị vua cai trị mộtnướclớn, tên là Độ-xà-na-tạ-lê, là người nhân từ,dũng mãnh, đoan chánh tộtbực, thống lãnh tám muôn bốn ngàn các chư hầu, nước nhà hưng thạnh, dân chúng an lạc. Một hôm nọ, đại vương ngồitĩnh tọatư duy nơi cung điện, suy nghĩ: “Xét người ở đời đượcsự tôn vinh, hưởng cảnh giàu sang phú quý an lạctự nhiên đều do đời trước đã trồng căn lành, trau dồi trí tuệ. Vì lý do đó nên hôm nay mới được như vậy. Đã đượchưởng cảnh tôn vinh, phú quý, an lạctự nhiên rồi, trở lại đammê sắcdục, không nghĩ đếncơn vô thường, lại không biết vun trồng thiệncăn để tiếpnối phước báo cho đời sau. Cũng như loài súc sinh, suốt ngày ăn no nê không biếtdụng công tu tỉnh. Phàm là người có trí cần phải trau dồi trí tuệ, để chánh pháp ngày đượcmở mang”.
Nhà vua suy nghĩ như vậyrồi, liềnbảo các cận thần:
-Ta muốn nghe chánh pháp, các khanh truyềnlệnh cung thỉnh bậc trí tuệ vì ta mà thuyết pháp.
Quần thần nhậnlệnh, rồi sai đi khắp các nước trong bốn phương tuyên lệnh của đạivương, cầu thỉnh các bậc đại trí thông minh.
Bấy giờ, có một người thuộc dòng Bà-la-môn, họcvấn quảng bác, trí tuệ siêu quần, đến nhậnlệnh của nhà vua. Quần thần tâu lên đạivương:
-Nay có một người Bà-la-môn là bậc thông minh trí tuệ,học thức uyên bác, đang đứng chờ lệnh ngoài ngõ.
Nhà vua vừa nghe qua trong lòng hớnhở, bèn đích thân ra tận ngọ môn cung kính đón rước vào nội cung, mời ngồi lên tòa làm bằng ngọc
quý, rồi đầumặtlễ sát đất, dâng lên các món cao lương mỹ vị. Bà-la-môn ăn xong, rửa tay súc miệng, rồi nhà vua mới thưa thỉnh:
-Từ lâu đã nghe danh nhân giả là bậc Hiền đức, naytừ xa đến đây, cúi xin đại Tiên vì tôi nói pháp.
Bà-la-môn nói:
-Ta tu họcbấy lâu, trải qua nhiềunămcực khổ, mà nay đạivương muốn nghe pháp liền đâu được.
Nhà vua thưa:
-Nhân giả cần dùng quốc thành, ngọc ngà, châu báu..., tôi sẽ xin cung cấptấtcả theo ý muốn.
Bà-la-môn đáp:
-Ta không cần quốc thành, vợ con, ngọc ngà, châu báu, voi ngựa... Này đạivương, nếu có thể khoét thịt trên thân vua làm thành một ngàn ngọn đèn, nếu đượcvậyta sẽ thuyết pháp cho nghe, còn không được như thế thì kinh pháp không dễ gì được nghe.
Nhà vua tự nghĩ: “Từ vô số kiếp đến nay, ta bỏ thân mạng không kể xiết, nhưng chưa có lần nào vì pháp mà bỏ thân mạng. Hôm nay vì pháp, đem thân làm đèn là việc làm hếtsức vui sướng vàtốt đẹp.” Nhà vua nghĩ như vậyrồi, hoan hỷ thưavới Bà-la-môn:-Theo như lời nhân giảđãdạy, tôi sẽ tuân hành, không dám trái ý.
Bà-la-môn nói:
-Nếu đượcvậy thì tốtlắm! Và chừng nào sẽ thực hiện?
Nhà vua lại đáp:
-Bảy ngày sau mới thực hiện.
Nhà vua bảo quần thần ra lệnh cho các chư hầu:
-Bảy ngày nữa, đạivương sẽ vì pháp mà dùng thân mình làm một
ngàn ngọn đèn. Ai muốn thăm đạivương, tấtcả tậphợpvề kinh đô.
Quần thần nhậnlệnh đạivương, đều sai sứđi đến tám muôn bốn ngàn nước chư hầu tuyên lệnh:
-Đạivương trong bảy ngày nữasẽđem thân khoét thành một ngàn ngọn đèn, chư hầu thần dân ai muốn thăm đạivương thì mau mau tậphợp về đại quốc.
Tấtcả vua chư hầu, dân chúng nghe được tin ấy đềuhếtsức ngạc nhiên, như nghe tin cha mẹ qua đời, nên buồnrầu khóc lóc, cảm động cả cõi Diêm-phù-đề.Tấtcả chư hầu, thần dân đềutập trung về đại quốc.
Đạivương bảo các quan cận thần:
-Tìm một chỗ đấtbằng phẳng, rộng rãi, thiếtlập tòa ngồi.
Quần thần phụng lệnh, tìm một chỗ đấtbằng phẳng rộng rãi và thiết lậpmột tòa ngồi.
Khi đạivương ănuống xong, cùng chư vị phu nhân, hai ngàn thể nữ, một ngàn đại thần thứ lớp đi theo nhau. Đạivương bước lên ngồi chính giữa tòa.
Các vị phu nhân, thế nữ, các vị chư hầu, quần thần, dân chúng, ở trướcmặt đạivương,ai ai cũng đau lòng, đồng thanh tâu trình:
-Cúi xin đạivương đem lòng đạitừ, đại bi vô lượng thương xót thần dân, vì chúng tôi, đạivương chớđem thân đốt thành một ngàn ngọn đèn.
Đạivương nói với chư hầu, quần thần, muôn dân, phu nhân, thế nữ:
-Ta từ vô số kiếp đến nay, sinh tử trong năm đường bỏ thân vô số, nhưng chưatừng vì pháp mà xả bỏ thân mạngẵ. Nay vì pháp khoét thân làm đèn, xin đem công đức này hồihướng về Phật đạo, vì vô lượng chúng sinh khắpmười phương thế giới làm ánh sáng quang minh phá tan bóng tốicủa ba độc tham, sân, si. Khi ta thành Phật, sẽ vì các ông đem ánh sáng trí tuệ chiếu soi đoạn trừ sinh tử,mở cửa Niết-bàn để vào căn nhà an ổn là Phật pháp. Các người chớ khuyên ta thoái chuyển tâm Vô thượng đạo.
Khi ấy, tấtcả chúng hội đềulặng thinh.
Rồi đạivương cầm dao đưa cho quan hầucận, bảo khoét trên thân một ngàn chỗ để làm một ngàn ngọn đèn, thịt múc trong thân ra mỗilỗ sâu bằng một đồng tiềnlớn, đem dầu rót vào và đặtmột ngàn ngọn tim làm thành một ngàn ngọn đèn. Làm vừa xong, đạivương thưavới Bà-la¬môn: -Xin nhân giả thuyết pháp trước, rồi sau đómới đốt đèn.
Nhưng vị Bà-la-môn vì đạivương chỉ nói vỏnvẹnmột bài kệ:
Đã có thì không
Đã thành thì hoại
Có hiệp có ly
Có sinh có diệt.
Đạivương nghe kệ rồi thì vui mừng không kể xiết, bảo chư thần, phu nhân, thể nữ đọctụng ghi nhớ, liền truyềnlệnh mọi người viết bài kệ dán nơi các cửa ra vào, ngã tư đường cái và những cổng làng. Lại cùng ra lệnh cho tấtcả dân chúng trong đại quốccũng chư hầu thần dân cả cõi Diêm-phù-đề đều đọctụng.
Khi ấy đạivương thưavới Bà-la-môn:
-Giờđây nên châm lửa đốt đèn.
Rồi vua lậplời thệ nguyện:
-Ngày nay vì pháp đem thân làm đèn, tôi không cầu ngôi vị Chuyển luân thánh vương, trên cho đến Thiên đế, Thiên vương và các thứ lạc thú vinh hiển ở đời, cũng không cầu chứng quả của Nhị thừa. Nguyện đem công đức này cầu đạo Vô thượng Chánh chân. Vì tấtcả chúng sinh trong năm đường làm ngọn đèn đại pháp chiếu phá các bóng tối vô minh.
Khi đạivương phát nguyện như vậyrồi, tức thì cả cõi Tam thiên đại thiên thế giới hiện đủ sáu thứ chấn động, trên cho đến cõi trời Thủ-đà-hội, tấtcả cung điện đều rung rinh, khiến chư Thiên thảy hoảng sợ, không biết lý do gìkhiến quả đất biến động dữ dội như vậy, liền dùng Thiên nhãn quán sát khấp cõi Diêm-phù-đề, thấycó mộtvị Bồ-tát vì cầu pháp nên đem thân đốt thành một ngàn ngọn đèn và phát đại nguyện. Vì lý do đó nên đại địa chấn động dữ dội.
Lúc đó, chư Thiên đồng giáng hạ xuống cõi Diêm-phù-đề, thấy rõ một ngàn ngọn đèn đang cháy sáng trên thân Bồ-tát. Vô số chư Thiên thương khóc, nướcmắt như mưa. Trời Đế Thích đứng trướcmặt đại vương cangợi:
-Lành thay! Lành thay! Do quyếtcầu pháp nên không tiếc thân mạng. Đạivương làm như vậy để cầu mong việc gì?
Bồ-tát đáp:
-Tôi chẳng cầu ngôi vị Chuyển luân thánh vương, Thiên đế, Ma vương, Phạmvương và thú vui theo ngũ trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc... cũng không cầu đạo quả Bích-chi-phật hay A-la-hán. Nguyện đem công đức này cầu quả Vô thượng Chánh chân, vì vô lượng chúng sinh khắp mười phương thế giới làm ngọn đèn trí tuệ để chiếu phá bóng tốicủa ba độc: tham, sân, si, khiến lìa các khổ, chứng cảnh an lạcnơi Nê-hoàn.
Trời Đế Thích lạihỏi:
-Thân đốt thành một ngàn ngọn đèn, đạivương có lấy làm đau khổ, sinh tâm hốihận chăng?
Vua đáp:
-Không lấy làm đau khổ,cũng không sinh tâm hốihận.
Thiên đế lạihỏi:
-Đạivương không sinh tâm hốihận, lấy gì làm bằng chứng.
Vua liềnlậplời thề:
-Ta ngày nay vì cầu pháp, đem thân làm thành một ngàn ngọn đèn, nguyện đem công đức này hồihướng về đạo quả Vô thượng Chánh chân. Như quả thật thành Phật thì xin những vết khoét củamột ngàn ngọn đèn này trong tức khắc được lành, thân liền bình phục không còn vếtsẹo.
Đạivương phát lời thệ nguyện ấyrồi, thì toàn thân liền bình phục như cũ, không còn mộtvếtsẹo nào, lại đoan nghiêm tốt đẹplạ thường, vượthơn thân hình lúc trước.Bấy giờ trời Đế Thích cùng vô số chư Thiên, các vua chư hầu, quần thần, phu nhân, thể nữ,vô lượng thứ dân đồng thanh ca ngợi: -Lành thay! Lành thay! Thật chưatừng có!
Tấtcả đều vô cùng hoan hỷ, cùng vâng lời tu hành mười điều lành.
Đức Phậtbảo:
-Đạivương lúc ấy là thân Ta ngày nay, Bà-la-môn lúc ấy nay là Điều-đạt.
Bồ-tát cầu pháp tu tập trí tuệ luôn tinh tấn như vậy.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.220.200.33 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.