Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình.
Kinh Pháp cú
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay.
Kinh Bốn mươi hai chương
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Nghe như vầy. Một thời Đức Bà Già Bà (Bhagavaṃ: Thế Tôn) ngự trong vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc (Jeṭavaṇe’nāthapiṇḍadasyārāma) tại nước Xá-Vệ (Śrāvastya).
Bấy giờ đức Thế-Tôn bảo các vị Tỳ Khưu: “Nay Ta sẽ nói tám Quan Trai (Aṣṭāṅga-samanvāgatopavāsa:Bát Quan Trai là tên gọi khác của 8 Trai Giới) của bậc Thánh (Ārya). Hãy lắng nghe ! Hãy nghe cho kỹ ! Hãy khéo nghĩ nhớ ! Nay Ta sẽ nói”
Thưa rằng: “Bạch Đức Thế Tôn ! Hãy như thế !”
Khi ấy, Tỳ Khưu kia liền theo Đức Phật thọ nhận sự dạy bảo
Đức Thế Tôn bảo rằng: “Lúc đó, này các Tỳ-Khưu ! Nếu Tộc Tính Tử (Kula-putra:Thiện Nam Tử),Tộc Tính Nữ (Thiện nữ nhân) có niềm tin, muốn biết tám Quan Trai của bậc Thánh, liền dạy bảo người ấy, nên nói lời này:
_ Giống như A La Hán (Arhat), suốt đời (tận hình thọ) chẳng sát sinh, cũng chẳng dạy bảo người sát sinh, không có Tâm oán hận, nên ôm giữ Tàm (Hrī:Tâm tôn kính các Công Đức với người có Đức), Quý (Apatrāpya:Tâm ghê sợ tội lỗi), có Tâm Từ (Maitra-citta: Tâm yêu thương trợ giúp) thương lo cho tất cả chúng sinh.
Tôi, tên tự là…tên gọi là…được sự dạy bảo của bậc A La Hán. Từ hôm nay, bắtđầu tùy theo Ý mong muốn, chẳng sát sinh nữa, không có Tâm oán hận, thường ôm giữ Tàm Quý, có Tâm Từ, thương lo cho tất cả chúng sinh.
_ Giống như A La Hán (Arhat), suốt đời (tận hình thọ) chẳng trộm cắp, ưa bố thí cũng chẳng dạy bảo người trộm cắp, thường thích ở chốn Nhàn Cư (nơi thanh tịnh).
Như vậy, Tôi, tên tự là…tên gọi là…được sự dạy bảo của bậc A La Hán. Tùytheo Ý mong muốn, chẳng trộm cắp nữa, thường ôm giữ Huệ Thí (bố thí, ban ân), thích ở chốn Nhàn Cư
_ Giống như A La Hán (Arhat), suốt đời (tận hình thọ) chẳng huân tập Hạnh Bất Tịnh (hạnh chẳng trong sạch), thường tu Phạm Hạnh (Brahma-caryā), trong sạch không dơ mà tự vui thích.
Như vậy, Tôi, tên tự là…tên gọi là…được sự dạy bảo của bậc A La Hán. Từ nay về sau, chẳng dâm dật nữa, trong sạch không dơ.
_ Giống như A La Hán (Arhat), suốt đời (tận hình thọ) chẳng nói dối, thường thực hành Thẩm Đế (cẩn thận kín đáo, xem xét kỹ lưỡng, chuẩn bị rõ ràng) rất đáng tôn trọng, rất đáng quý trọng. Các bậc Tôn Trưởng là nơi được đời quý trọng.
Như vậy, Tôi, tên tự là…tên gọi là…được sự dạy bảo của bậc A La Hán. Từ nay về sau, chẳng nói dối nữa, cũng chẳng dạy bảo người khiến cho họ huân tập nói dối, nên thực hành Thẩm Đế, vì bậc Tôn Trưởng ở đời chẳng thực hành nói dối.
_ Giống như A La Hán (Arhat), cũng chẳng uống rượu.
Như vậy, Tôi, tên tự là…tên gọi là…từ nay về sau, tùy theo Ý mong muốn cũng chẳng uống rượu, cũng chẳng dạy bảo người, khiến cho họ uống rượu.
_ Giống như A La Hán (Arhat), suốt đời (tận hình thọ) chẳng Phạm Trai,tùy theo Thời mà ăn.
Như vậy, Tôi, tên tự là…tên gọi là…Hôm nay, một ngày một đêm tùy theo Ý mong muốn cũng chẳng Phạm Trai, cũng chẳng dạy bảo người khiến cho họ Phạm Trai, tùy theo Thời mà ăn.
_ Giống như A La Hán (Arhat), suốt đời (tận hình thọ) chẳng ngồi ở trên giường cao đẹp.
Như vậy, Tôi, tên tự là…tên gọi là…Hôm nay, một ngày một đêm chẳng ngồi ở trên giường cao đẹp, cũng chẳng dạy bảo người khiến cho họ ngồi.
_ Giống như A La Hán (Arhat), suốt đời (tận hình thọ) chẳng huân tập ca múa, vui đùa, cũng chẳng dùng vật trang sức có hoa văn với hương thơm xông ướp xoa bôi thân.
(Như vậy, Tôi, tên tự là…tên gọi là…). Hôm nay, một ngày một đêm chẳng huân tập ca múa, vui đùa, cũng chẳng dùng vật trang sức có hoa văn với hương thơm xông ướp xoa bôi thân.
Như vậy tu hành tám Quan Trai của bậc Thánh.
_ Công Đức ở trong tám Quan Trai này chẳng thể hạn định số lượng được. Nói có ngần ấy Phước, ngần ấy Công Đức, ngần ấy Phước Báo. Như vậy rất nhiều Phước chẳng thể xưng tính được.
Này các Tỳ Khưu ! Ví như năm dòng nước lớn cũng đều cùng ở một chỗ là: Hằng Già (Gaṅgā), Dao Bà Nô (Yamunā, nay là sông Jumuna), Tân Đầu (Sarayu, nay là sông Ghagra), A Chi Da Bà Đề (Airāvati, nay là sông Rapti), Ma Khí (Mahī, nay là sông Kusi) thì nơi chốn mà dòng nước ấy đã chảy đến chẳng thể hạn định số lượng được. Nói ngần ấy nước của các dòng nước… có ngần ấy bình nước, có ngần ấy ngàn bình nước, trăm ngàn bình nước….
Như vậy Phước của tám Quan Trai của bậc Thánh chẳng thể xưng lường được. Nói có ngần ấy Phước, ngần ấy Công Đức, ngần ấy Quả Báo. Phước lớn này chẳng thể xưng tính được”.
Bấy giờ các Tỳ Khưu nghe điều Đức Phật đã nói, đều vui vẻ phụng hành. PHẬT NÓI KINH BÁT QUAN TRAI _Hết_
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.226.34.78 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.